Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thời Thanh Niên Của Bác Hồ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 7 - Đồng Chí
A
nh Nguyễn sống trọn vẹn trong môi trường Đảng cộng sản và giai cấp công nhân Pháp. Tư tưởng, tình cảm và hạnh động của anh tập trung về một điểm duy nhất: chủ nghĩa Lê-nin. Tình thương yêu giai cấp, tấm lòng quốc tế vô sản cao đẹp và đằm thắm, trong sáng như nước trong nguồn mới chảy ra. Anh nhớ một buổi mít-tinh giữa Pa-ri để quyên tiền ủng hộ cách mạng Nga, những người lên diễn thuyết là Xu-va-rin, các đồng chí Ca-sanh và Cu-tuya-ri-ê. Khi nghe nói đến đóng góp tiền cho cách mạng thì toàn thể hội trường trăm người như một trong túi có bao nhiêu trút ra hết, không ai đến xem mình quyên ít hay nhiều. Một đồng chí công nhân già làm ở nhà máy điện Pa-ri thường cùng anh Nguyễn đi dự các cuộc mít tinh ở Pa-ri và chơi thân với anh. Một hôm khi cùng nhau từ cuộc họp về nhà, đồng chí công nhân ấy thủ thỉ với anh Nguyễn: “Chú này! mình suốt đời lao động, có dành dụm được chút ít tiền. Mình không vợ không con, bao giờ mình nhắm mắt, mình để lại số tiền đó giúp chú làm cách mạng”.
Anh Nguyễn hoạt động công đoàn với An-phrê Cô-xtơ, thư ký công đoàn kim khí và là Ủy viên Bộ chính trị Đảng cộng sản Pháp.
Cô-xtơ mến đức tính giản dị, trung thực của anh thường đưa anh về nhà chơi. Có khi anh Nguyễn ngủ lại ở nhà Cô-xtơ, hai người nói chuyện với nhau về cách mạng, về phong trào công nhân đến khuya. Anh Nguyễn đem đến cho gia đình Cô-xtơ không khí vui vẻ và thân mật, và anh cũng sắn tay áo làm việc này việc khác như người nhà. Cháu bé Giắc-cơ-lin, con anh chị Cô-xtơ, quấn quýt với chú Nguyễn, còn bà mẹ của Cô-xtơ thì khen anh Nguyễn là hiểu biết nhiều nhưng rất khiêm tốn và lịch sự. Bà cụ ví anh Nguyễn tài giỏi như Mác-sen Ca-sanh vậy.
Lần ấy, Cô-xtơ dẫn anh Nguyễn đến trụ sở công đoàn quận 17, phố La-giăng-đrơ, một phố hẹp nhưng đông vui, ít cửa hiệu lớn nhưng có cái đầm ấm của nhân dân lao động. Cô-xtơ giới thiệu với Hăng-ri Phra-đanh, thư ký công đoàn quận 17, cùng toàn thể cuộc họp hàng tuần vào ngày thứ hai của công đoàn quận:
– Hôm nay, đồng chí cho phép tôi giới thiệu đây là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đoàn viên công đoàn ngành kim khí từ nay tham gia công việc của Ủy ban liên công đoàn với chúng ta.
Anh Nguyễn tham gia thảo luận mọi vấn đề: Tiền lương, đời sống đắt đỏ, tai nạn lao động và anh giới thiệu phong trào công đoàn của anh: “cuộc đấu tranh cho 100 xu”, nghĩa là đòi bọn chủ trả lương 100 xu một ngày. Anh Nguyễn nói bình tĩnh, rõ ràng, ngắn gọn và khi tranh luận anh dùng một lối phân tích có lý, có lẽ.
Dạo này anh ít đi Câu lạc bộ Phô-bua. Anh đến dự buổi nói chuyện của Xê-ma, thư ký công đoàn ngành đường sắt, về đề tài «quyền bãi công của công nhân”, và anh gặp tại đây nhiều nhân vật: An-be Lơ-bơ-roong, nhà hoạt động chính trị Pháp; bá tước Phê-lích Ka-lô-rích, nước Hung-ga-ri; bác sĩ Bi-tông, nước Cô-lôm-bi; A-lét-xăng Đờ-ri, nước Chi-lê; Na-tết, xứ Rê-na-ni; đại vương Na-ha-ra-gia Đờ Các-pu-ta-la, nước An-ba-ni. Anh Nguyễn không muốn mất nhiều thởi giờ vào những cuộc tranh luận ít thiết thực. Anh muốn hành động và phải có hành động cách mạng cụ thể. Là người cộng sản, một thành viên của quốc tế cộng sản, một người yêu nước, một chiến sĩ đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng nhân dân các thuộc địa, anh cống hiến tất cả sức lực và tâm hồn cho cách mạng. Gánh vác những trách nhiệm ấy không phải là dễ dàng giữa đất Pa-ri.
Lê-nin khi còn ở Pa-ri nhận xét rất đúng: “Đối với người ít tiền thì sống ở Pa-ri rất chật vật và cũng rất mệt. Nhưng nếu đến chơi vài ngày, đi thăm nó một vòng thì không có thành phố nào đẹp hơn và vui hơn”. Anh Nguyễn không phải là người du lịch. Anh là người lao động và người hoạt động cách mạng giữa Pa-ri. Ở đại hội Mác-xây về, anh được chủ hiệu Le-nê cho biết cảnh sát đến cửa hàng làm rầy rà luôn vì đã thuê mướn anh là một người “cộng sản quấy rối”. Le-nê bao3a phải đi xin được giấy căn cước thì cửa hiệu mới dám tiếp tục thuê, và trong khi chờ đợi, hạ lương anh từ 120 phrăng xuống còn 80 phrăng một tháng.
Đây là thủ đoạn của nhà cầm quyền hòng gây khó khăn cho anh. Chúng thấy anh là cái gai lớn đối với chúng, là sự đe dọa ghê gớm nền thống trị của chúng ở các thuộc địa. Chúng muốn tìm cớ bắt giam anh nhưng chúng còn sợ dư luận. Anh Nguyễn đã trở thành một nhân vật có tên tuổi trong Đảng cộng sản Pháp. Bên cạnh anh là cả một lực luợng công nhân Pháp hùng hậu, là rất nhiều trí thức nghị sĩ nổi tiếng của Pháp, là những tòa soạn báo Pa-ri hết lòng ủng hộ và bên vực anh. Anh còn có một hậu thuẫn rất lớn là Đoàn thanh niên cộng sản Pháp mà anh thường đến thăm, nói chuyện và gửi tới những tình cảm triều mến của nguời cùng lứa tuổi đồng thời là người cán bộ từng trải đã góp phần khai sinh Đảng cộng sản. Lần Trung ương Đoàn họp hội nghị cán bộ toàn quốc mở rộng ở phòng Lơ-gia-ri-te, phố Săm-brơ-ê Mơ-dơ thuộc Pa-ri, cả hội truờng đầy sức trẻ ấy đứng lên vỗ tay hồi lâu chào đón anh Nguyễn Ái Quốc. Bằng lối nói dễ hiểu với những hình ảnh sinh động, thực trạng nhân dân thuộc địa và lịch sử đấu tranh của đồng bào anh.
Vào lúc này, bộ trưởng thuộc địa Pháp gửi điện mật cho toàn quyền Pháp ở Đông Dương cho biết chính phủ Pháp có ý định bắt giữ Nguyễn Ái Quốc rồi đưa về Việt Nam vì Nguyễn còn ở Pháp thì còn ảnh huởng lớn đến tình hình các thuộc địa. Viên toàn quyền Đông Dương giẫy nẩy lên, điện trả lời không đồng ý, cho rằng cứ để Nguyễn Ái Quốc ở Pháp là thượng sách, đưa về Việt Nam thì càng lôi thôi to. Bộ thuộc địa lại gợi ý nên chăng đưa Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu Văn, một nhượng địa của Pháp ở Trung Quốc. Toàn quyền Đông Dương cũng không tán thành, sợ Nguyễn Ái Quốc sẽ từ đó càng dễ chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước. Chính quyền Pháp đau đầu với vấn đề Nguyễn Ái Quốc.
Một buổi trưa, đi làm về, bà già giữ nhà đưa cho anh Nguyễn một bức thư. Đấy là thư của bộ trưởng thuộc địa Pháp An-be Xa-rô mời anh đến gặp. Vài hôm sau, anh Nguyễn đến phố U-đi-nô, nơi đóng cơ quan Bộ thuộc địa. Một khu nhà chạy dọc ba mặt phố, tường xám mốc, lính gác oai vệ dưới vòm cửa nặng nề, qua cái sân lát đá thì bước vào phòng khách của Bộ. Anh Nguyễn vửa đến thì một viên tùy phái mặt áo đuôi tôm đen, mang xiềng bạc lủng lẳng trước ngực ra đón mời vào. Trong gian phòng rộng, lộng lẫy, bầy nhiều đồ quý lấy từ các thuộc địa về, Xa-rô đầu hói nhẵn bóng, mang kính trắng một mắt, đang ngồi bên một cái bàn to. Thấy anh Nguyễn vào, y đứng dậy bắt tay và mời ngồi với một sự lễ độ giả dối.
Trước mặt anh Nguyễn là một tên trùm thực dân thét ra lửa, thống trị nhiều thuộc địa gồm bốn triệu ki-lô-mét vuông và 60 triệu dân, nói hơn 20 thứ tiếng khác nhau. Y nắm trong tay tiền của, vàng bạc, binh lính, cảnh sát, mật thám, tòa án, trại giam… ở tất cả những nước đó. Còn anh Nguyễn, anh chỉ là một thanh niên yêu nước, một người trong số hàng chục triệu nguời bị Pháp bắt làm nô lệ. Xa-rô, chúa tể các thuộc địa, có thể bắt giải anh Nguyễn về Việt Nam, gán cho cái tội tuyên truyền cộng sản rồi đưa anh lên máy chém. Anh Nguyễn thì chỉ dựa vào chính nghĩa và cảm tình của giai cấp công nhân Pa-ri và toàn nước Pháp. Hai giai cấp, hai chế độ, hai thế giới quan ngồi đối diện mặt nhau. Thế nhưng anh Nguyễn cảm thấy Xa-rô sợ anh và sợ cách mạng.
Xa-rô nhìn anh Nguyễn chằm chằm, vừa lấy tay vẽ trên bàn vừa nói hùng hổ:
– Hiện nay có những kẻ ngông cuồng ở Pháp. Họ liên lạc với bọn bôn-sê-vích ở Nga. Từ Nga họ liên lạc với Quảng Đông. Và từ Quảng Đông họ liên lạc với Việt Nam. Chính phủ Pháp biết rõ hết những dây liên lạc đó. Họ âm mưu phá rối trật tự an ở Đông Dương và chống đối lại nước bảo hộ. Nước Mẹ Đại Pháp rất khoan hồng, nhưng sẽ không tha thứ những kẻ gây rối loạn… Chúng tôi đủ sức để bẻ gẫy họ, như thế này…
Nói đến đó, Xa-rô nét mặt hầm hầm, hai tay nắm lại và làm như đang bẻ một vật gì rất cứng rắn. Anh Nguyễn bình tĩnh, ung dung, mỉm cười để mặc y nói. Cái mỉm cười ấy làm cho Xa-rô vừa bực vừa sợ. Khi y dứt lời, anh Nguyễn hỏi:
– Ông nói xong rồi chứ?
Thấy dọa nạt không được, Xa-rô liền đổi giọng và nói ôn tồn:
– Tôi rất thích những thanh niên có chí khí như ông. Có chí khí là tốt nhưng, còn phải “thức thời” mới được. Ồ này! Khi nào ông cần gì, tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ ông. Từ nay, chúng ta đã quen biết nhau, ông không nên khách sáo…
Anh Nguyễn nói:
– Cảm ơn ông! Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do. Tổ quốc tôi được độc lập. Ông ở lại, tôi xin phép về.
Anh ra khỏi Bộ thuộc địa, xuống ga xe điện ngầm Đuya-rốc ở ngay cạnh đó hơn trăm mét, cuời trong bụng thủ đoạn của tên cáo già thực dân.
Anh Nguyễn đến quận cảnh sát 17, Pa-ri, xin giấy căn cước mới. Người ta đòi anh nộp nhiều thứ giấy tờ phức tạp và khai đầy đủ lý lịch cùng mọi hoạt động của anh từ khi rời Tổ quốc. Đây chì là âm mưu không cấp cho anh giấy căn cước để anh sẽ không thể đi lại dễ dàng trên đất Pháp. Viện lý anh không đủ giấy tờ hợp lệ và anh mắc bệnh đau phổi, chủ hiệu Le-nê không thuê anh làm nữa.
Sẵn nghề trong tay anh mở hiệu ảnh tư. Gọi là cửa hiệu, thật ra vẫn là căn buồng trọ tồi tàn của anh trong nhà số 9, ngõ Công-poanh, sắm thêm ít đồ chụp ảnh và rửa ảnh. Người ta đọc nhiều loại quảng cáo của anh đăng trên một số báo của Pa-ri hồi đó, như: “Ảnh chân dung nghệ thuật, từ 20 phrăng trở lên, có khung từ 40 phrăng, Nguyễn Ái Quốc, nhà số 9, ngõ Công-poanh, quận 17, Pa-ri. Đối với các tỉnh và thuộc địa: khách hàng chịu tiền đóng gói và cước gửi bưu kiện”. Hoặc: “Nếu bạn muốn giữ kỉ niệm sinh động về người thân và bạn bè của mình, hãy phóng đại ảnh tại nhà Nguyễn Ái Quốc, số 9, ngõ Công-poanh, quận 17. Ảnh chân dung tốt khung ảnh đẹp từ 45 phrăng trở lên”.
45 phrăng cả khung, theo thời giá, là quá rẻ, và người thợ ảnh phải lao động vất vả, tự làm lấy cả khung, cưa, bào, ghép lấy gổ mới giữ được giá đó.
Nghề ảnh không đủ sống, anh Nguyễn phải làm thêm nghề vẻ thuê trên quạt giấy, chụp đèn, vẻ giả đồ cổ Trung Quốc hoặc kẻ chử biển hàng cho những nhà bán than trong quận, một loại cửa hàng khá phát triển sau chiến tranh. Mật thám Pháp theo dõi anh, báo cáo cấp trên và thông báo cho mật thám Đông Dương như sau: “Làm những nghề nói trên, Nguyễn Ái Quốc được trả tiền công rất tồi. Nguyễn sống cực khổ”. Mùa rét anh vẫn chỉ có viên gạch nung để sưởi. Nhiều ngày, anh tự kho cá để ăn dần. Anh còn hăng hái giúp đỡ một số kiều bào ta không có chỗ ăn đến ở chung tạm với anh ít ngày tại nhà số 9. Nhường giường, nhường cơm cho đồng bào, đồng chí, anh luôn vui vẻ, với tình thuơng yêu, đùm bọc chân thành, no đói, vui buồn có nhau. Những người ở nhờ anh thời gian tuơng đối lâu có: Trần Xuân Hộ, Tạ Đình Cao. Và anh lại dắt cả một lớp người mới theo anh đi hoạt động cách mạng, vào hội Hội những Việt Nam yêu nước và một số được anh tuyên truyền, tổ chức đưa vào Đảng cộng sản Pháp. Có cả những kiều bào ở tình xa đến thăm anh, hỏi ý kiến anh như Nguyễn Văn Gị, tức đồng chí Bùi Lâm, ở nhà số 35 phố Ét-xti-man-vin, thành phố Lơ Ha-vrơ: Nguyễn Văn Liên, nấu bếp cho viên quan Ba Ru ở thành phố Tua; Nguyễn Duyên, thợ ảnh ở Ca-xtơ-rơ, những nguời sau này về nước truyền bá rộng rãi tư tưởng và lời kêu gọi đấu tranh của anh Nguyễn, kể lại cho đồng bào trong nước nghe những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của anh.
Ở Pa-ri xuất hiện một số tổ chức Việt kiều được thực dân Pháp nuôi duỡng hòng chia rẽ phong trào Việt kiều yêu nước và tranh giành quần chúng với Hội những Việt Nam yêu nước của anh Nguyễn. Đấy là “Hội tuơng tế những người Đông Dương” ở phố Xom-mơ-ra và hội “Ái hữu những nguời lao động chân tay Đông Dương” ở phố Phơ-dăng-đơ-ri. Anh Nguyễn cùng anh em đồng chí dành thời giờ đi tuyên truyền, chỉ ra cho những kiều bào trong hai tổ chức nói trên thấy rỏ âm mưu thâm độc của thực dân và vận động họ gia nhập tổ chức chân chính của những kiều bào yêu nước tại Pháp.
Ngày nào cũng thế, từ sáng đến trưa anh Nguyễn làm nghề ảnh, từ chiều đến tối đêm đi thư viện đọc sách, đi hoạt động cách mạng, đi họp, đi dự mít tinh và đến dự các buổi nói chuyện chính trị, hoạt đến các tòa báo cách mạng. Người thanh niên ấy, khi giác ngộ chủ nghĩa Lê-nin hăm hở lao vào quần chúng, vào cuộc đấu tranh, đem đường lối mà mình tin là tuyệt đối truyền tới quần chúng và nhẫn nại từng ngày xây dựng lực lượng cách mạng. Những ngày tháng này rất quý giá đối với anh, giúp anh học được cách tổ chức một Đảng và một phong trào tổ chức cho những nguời cùng chí hướng đấu tranh cho một mục đích chung. Ở con người anh toát lên sự say mê lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và giải phóng nhân dân, cùng với hòa bão nồng cháy được thực hiện cuộc cách mạng trên toàn thế giới. Từ lời nói đến việc làm, từ đời sống riêng đến công việc chung, từ tình bạn đến quan hệ đồng chí, tất cả ở anh là tinh thần quên mình cống hiến tất cả cho lý tưởng và niềm tin lạc quan phơi phới ở thắng lợi cuối cùng, gạt sang bên mọi ham muốn vật chất và mọi tính toán cá nhân.
Buổi nói chuyện của anh ở Hội bác học nhà số 8, phố Đăng-tông, nơi Lê-nin từng năm lần đến diễn thuyết, đã thu hút hàng trăm người nghe. Anh nói về sự tàn ác của bọn thực dân ở Đông Dương, giới thiệu cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, tả tỉ mỉ những hành động khát máu của tên công sứ Đác-lơ và anh kết luận: “Tình hình này đã quá kéo dài và nó phải chấm dứt. Chúng ta có đủ cách để chấm dứt nó và chúng ta tin tưởng sẽ chấm dứt được nó bằng cuộc cách mạng của chúng ta”.
Cách mạng, đó là điều nhân dân đang mong chờ, nhưng phải làm rất nhiều việc để mọi người hiểu được, như anh đã trình bày tại Đại hội Đảng ở Mác-xây, rằng muốn giải phóng mình, mỗi dân tộc phải trông vào sức mình là chính và tự mình tổ chức lấy cuộc vùng lên. Công cuộc này vô cùng khó khăn và hơn bất cứ ai, bằng cuộc khảo sát rộng lớn và những kinh nghiệm phong phú của mình, anh thấy được tất cả những trở ngại. Bọn thực dân Pháp là những tay lão luyện trong nghề đàn áp dã man và tạo ra môt chế độ kìm kẹp rất tinh vi đối với dân thuộc địa. Một câu nói cách mạng, một tờ báo cách mạng đều là cái cớ để chúng tống giam. Một chiến sĩ cách mạng nào định giáo dục đồng bào mình cũng dễ sa vào nanh vuốt quân thù. Nhân dân bị kìm hãm bởi chính sách ngu dân, tuy có tinh thần bất khuất, muốn độc lập, tự do, nhưng chưa hiểu biết nhiều. Diện tích các thuộc địa rất rộng, giữa xứ này với xứ khác trình độ văn hóa, kinh tế và chính trị khác nhau, trừ sự cùng khổ. Giai cấp vô sản ở chính quốc nói chung còn thờ ơ đối với vấn đề thuộc địa là gì và mọi khía cạnh của chủ nghĩa thực dân. Chủ nghĩa đế quốc tạo ra sự nghi kỵ lẫn nhau giữa giai cấp vô sản ở chính quốc và nhân dân cùng vô sản ở thuộc địa.
Anh Nguyễn đến làm việc ở ban nghiên cứu thuộc địa cùng nhóm phụ trách hoàn thành lời kêu gọi tháng 1-1922 gửi nhân dân thuộc địa:
“Chúng tôi hiểu nỗi đau khổ của các bạn, nhưng các bạn chưa hiểu nổi đau khổ của chúng tôi. Có lẽ các bạn cho rằng tất cả mọi người ở Pháp đều có quyền hành và ai cũng muốn giữ các bạn trong vòng nô lệ.
Thật ra những người gây ra sự lầm than cho các bạn và giữ các bạn trong cảnh khổ đó để lợi dụng chỉ là một số ít, chúng có quyền hành vì chúng giàu. Chúng tôi là số đông và đang đấu tranh chống lại chúng vì chúng tôi cũng như các bạn là nạn nhân sự tàn bạo của chúng. Các anh em người bản xứ thấy rõ chúng tôi cùng với anh em có chung một kẻ thù là bọn chủ của chúng toi. Chúng tôi thanh lập ở đây một chính đảng lớn đấu tranh để giải phóng những người bản xứ ở thuộc địa bị bắt làm nô lệ.
Chúng tôi yêu cầu các bạn giúp đỡ chúng tôi trong nhiệm vụ đó, vì, các bạn và chúng tôi, chúng ta cùng chung một lợi ích. Chúng tôi yêu cầu các bạn coi chúng tôi như bạn và anh em của các bạn. Chúng tôi sát cánh với các bạn trong cuộc kháng chiến và đấu tranh của các bạn chống sự tham tàn của bọn thực dân, sự hung bạo của bọn cai trị và binh lính, bọn này có những tên đồng lõa là bọn quan lại bản xứ.
Ngày mà chúng ta sẽ được tự do nhờ ở thành công của sự thay đổi mà chúng ta đang chuẩn bị đây, sự lầm than khổ cực của các bạn sẽ chấm dứt. Lúc đó các bạn sẽ có thể tự điều khiến lấy công việc của mình và kết quả lao động của các bạn sẽ thuộc về các bạn. Mối quan hệ giữa chúng tôi với các bạn sẽ là những mối quan hệ đoàn kết và liên minh”.
Anh Nguyễn đã làm việc nhiều cho sự hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân và vô sản thuộc địa và nhân dân cùng vô sản chính quốc. Chính anh là người đã tạo ra trong Đảng cộng sản Pháp những nhận thức đúng đắn và mối quan tâm sâu sắc hơn đối với vấn đề thuộc địa.
Trong phiên họp của Ban thường vụ Hội liên hiệp thuộc địa gồm Nguyễn Ái Quốc, phụ trách Đông Dương, luật sư Bác-kít-xô, phụ trách đảo Rê-uy-ni-ông, luật sư Blông-cua, phụ trách Đa-hô-mây, Giăng Báp-ti-xtơ, phụ trách Gu-a-đơ-lúp, Mô-ranh-đơ, phụ trách quần đảo Ăng-ti, Ô-nô-ri-ơ, phụ trách Guy-an, Môn-nec-vin, phụ trách Mác-ti-ních, mọi người sung sướng vỗ tay nghe Blông-cua báo cáo:
– Ở tất cả các thuộc địa Pháp đều đã có cơ sở của Hội liên hiệp thuộc địa.
Anh Nguyễn đi với các đồng chí của mình trên hè phố Pa-ri với niềm vui mới nhưng anh đã nghĩ đến những công việc tiếp theo của tư tưởng cách mạng thấm sâu hơn vào quần chúng. Pa-ri với nét đặc biệt lâu đời là có nhiều quán cà phê, mọc lên ở bất cứ ngõ phố nào. Từ thời Von-te và cách mạng phá ngục Ba-xti, quán cà phê Pa-ri không chỉ là cái quày hàng cao cao, khách hàng ngồi trên những cái ghế lênh khênh để nhấp tách cà phê đặc sánh hoặc ly rượu mạnh. Nhiều khi những quán cà phê Pa-ri ấy còn đón khách là những nhà tư tưởng, nghị sĩ, văn hào và những nhà cách mạng. Và ở đây đã diễn ra những cuộc họp đã đi tới những quyết định làm đảo lộn và thúc đẩy sự tiến lên của thế giới. Lê-nin những năm sống ở Pa-ri hầu như ngày nào cũng ra quán cà phê, ở đấy Người gặp những đồng chí của mình ở Pháp hoặc từ nước Nga tới để bàn về cách mạng Nga. Đi trên phố A-ra-gô rộng và yên tĩnh, có hàng cây dẻ cao to um tùm, có bờ tường chạy dài của nhà tù La Xăng-tê, người ta thấy bên dãy nhà số chẵn một quán cà phê nhỏ. Đấy là quán cà phê “Hợp tác” mang biển số nhà 28. Ở đây, ngày 19-1-1922, anh Nguyễn Ái Quốc và Ban thường vụ Hội liên hiệp thuộc địa họp quyết định lập ra Hội hợp tác Người cùng khổ nhằm mục đích xuất bản tờ báo Người cùng khổ. Anh Nguyễn học được ở Lê-nin cách sử dụng một vũ khí vô cùng sắc bén và quan trọng là báo chí và anh thấy đã đến lúc phải ra báo để làm công tác tuyên truyền, giáo dục và tổ chức tập thể trong nhân dân các thuộc địa.
Với thói quen làm việc gì đều có chuẩn bị, có nguyên tắc, chế độ, kỷ luật rõ ràng, tiếp thụ được từ nền sản xuất đại công nghiệp, anh Nguyễn trình bày Điều lệ của hội hợp tác Người cùng khổ, được Ban thường vụ thông qua. Bản điều lệ gồm 25 điều khoản nêu rõ Hội hợp tác này là hội kinh doanh sản xuấ, mỗi cổ phần đóng 100 phrăng, hùn vốn 15.000 phrăng để ra tờ báo Người cùng khổ, cơ quan bảo vệ các dận tộc thuộc địa Pháp, trụ sở đóng ở Pa-ri. Bản điều lệ còn định rõ tổ chức, quyền hạn, lề lối làm việc của ban nghị sự, ban kiểm soát, đại hội đồng, việc phân bố tiền lãi kinh doanh.
Anh Nguyễn cùng Xtéc-pha-ni, hội viên Hội liên hiệp thuộc địa, viết bản kêu gọi sau đây::
“Pa-ri, ngày 1-12-1922.
Đồng chí thân mến
Đồng chí đã hoặc sẽ nhận được một bản điều lệ của Hội hợp tác Người cùng khổ, Hội này đang được thành lập và sẽ xuất bản một tờ báo cùng tên.
... Các bạn ở chính quốc! Các đồng chí ở thuộc địa!
Vì lợi ích của công lý, sự thật và tiến bộ, cần xóa bỏ khoảng cách giả tạo chia rẽ các bạn. Người cùng khổ là tờ báo đầu tiên có mục đích thực hiện nhiệm vụ không dễ dàng đó. Để có thể thành công trong việc này, chúng tôi kêu gọi sự tận tình của các đồng chí mà chúng tôi biết là luôn luộn vượt lên trên mọi thử thách.
Hãy gia nhập Hội hợp tác Người cùng khổ của chúng tôi hoặc ngay từ hôm nay gửi mua dài hạn báo Người cùng khổ của chúng tôi, hoặc tốt hơn, nếu có thể, đồng chí làm cả hai việc một lúc.
Thành công của chúng tôi tùy thuộc ở sự tận tình của đồng chí và tương lai các thuộc địa tùy thuộc ở sự thành công đó, chúng tôi không ngần ngại mà khẳng định như thế.
Cố gắng lên một chút để giúp chúng tôi, các bạn và các đồng chí sẽ đi theo sự nghiệp hòa bình của nhân loại”.
Tiếc rằng số người đóng cổ phần không đủ và cuối cùng Hội hợp tác Người cùng khổ không thành lập được. Anh Nguyễn quyết định vẫn cứ ra báo Người cùng khổ bằng cáh quyên góp tiền trong số các hội viên Hội liên hiệp thuộc địa. Công việc chuẩn bị hết sức khẩn trương. Luật sư Blông-cua lo các vấn đề pháp lý của tờ báo, Xtê-pha-ni đi khảo giá các nhà in và cuối cùng nhà in Lê-măng-xi-pa-tơ-ri-xơ có giá rẻ hơn cả. Anh Nguyễn lo tổ chức bộ biên tập, tòa soạn và anh mời được đại văn hào Hăng-ri Bác-buýt đỡ đầu cho báo Người cùng khổ. Lúc đó Bác-buýt phụ trách hội Clác-tê, một hội quốc tế các nhà văn tiến bộ mà có lần Lê-nin gửi thư chào mừng. Bác-buýt là bạn thân của anh Nguyễn đã hăng hái nhường anh đóng trụ sở báo Người cùng khổ ngay trong cơ quan của hội Clác-tê, số nhà 16 Giắc-cơ Ca-lô.
Đúng ngày 1-4-1922, số đầu tiên báo Người cùng khổ ra mắt bạn đọc với lời chào như sau:
“Thật vậy, trong lịch sử của quần chúng bản xứ các thuộc địa Pháp chưa có một tờ báo nào lập ra để kêu tôi sự thống khổ và sự nghèo nàn chung của họ, không phân biệt xứ sở và chủng tộc. Báo Người cùng khổ ra đời do sự thông cảm chung của các đồng chí Bắc Phi, Trung phi và Tây phi thuộc Pháp, ở Ma-đa-ga-xca, ở Đông Dương, Ăng-ti và Guy-an.
Báo Người cùng khổ tố cáo sự lạm quyền về chính trị, độc đoán về hành chính, bóc lột về kinh tế mà nhân dân trên các lãnh thổ rộng lớn ở hải ngoại là nạn nhân. Báo kêu gọi họ đoàn kết lại để đấu tranh cho sự tiến bộ về vật chất và tinh thần chính họ, hô hào họ tổ chức lại nhắm mục đích đòi giải phóng những người bị áp bức khỏi những lực lượng thống trị, thực hiện tình yêu thương và hữu nghị.
Báo Người cùng khổ là vũ khí để chiến đấu, sứ mạng của nó đã rõ ràng: giải phóng con người”.
5.000 tờ báo đầu tiên được đưa về tòa soạn và anh Nguyễn tự tay gấp báo, dán băng, đề địa chỉ lên 200 số gửi về Việt Nam.
Đấy là tờ báo đầu tiên tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác – Lê-nin và chủ nghĩa yêu nước chân chính ở nước ta và các thuộc địa.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thời Thanh Niên Của Bác Hồ
Hồng Hà
Thời Thanh Niên Của Bác Hồ - Hồng Hà
https://isach.info/story.php?story=thoi_thanh_nien_cua_bac_ho__hong_ha