Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thằng Luyến
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 8
C
húng đứng trong hành lang, nhịp cầu thứ ba, trông xuôi về phía cống Đậu, gió thổi mát rượi và đôi mắt chớp mau. Còn một tháng nữa hết mùa hạ, bên kia cầu Bo sẽ dâng hoa quả làng mình cho dân chúng đi qua. Làng Bo cũng như cầu Bo, tiếng tăm nhờ trái ổi. ổi Bo ngon nhất miền Bắc. Giống hệt trái lê, vỏ dầy, ruột ít, ổi Bo kén đất sống khôn tả. Cùng ở Thái Bình, người ta đem hạt giống ổi Bo qua Kỳ Bá, An Tập trồng trọt, săn sóc kỹ lưỡng, ổi Bo mọc lớn, nhưng trái bé nhỏ, thiếu hẳn mùi Bo. Ngay Bồ Xuyên, cách làng Bo một con đường mòn, vẫn không thích hợp với ổi Bo, nữa là. ổi Bo chung thủy với làng mình. Tâm sự của nó giống hệt người Việt Nam du sơn du thủy, lâu rồi chán nản, tìm về làng mình và xao xuyến nói: Chỗ quê hương là đẹp hơn cả. Nơi nào con người cũng biến đổi tâm hồn, sống sinh cõi tạm, tựa kiếp phù du, chả muốn nghĩ đến tương lai vời vợi. Quê hương mình mới là chỗ bất diệt, những khi oan khiên, đau khổ; những lúc vui tươi, hạnh phúc. Người ta biết chết cho ai, sống vì ai. ổi làng Bo, chẳng hạn.
Ngày xưa, đến mùa ổi, người từ Hải Phòng về Nam Định, người từ Nam Định sang Hải Phòng, đều bắt xe hàng ngừng lại ở bên kia cầu Bo để mua ổi làm quà. Sáng và đêm, ổi Bo thức và ngủ với cầu Bo. Ngày xưa, thích thật. Dân thị xã ngủ cả đêm, trong hành lang, trên cầu Bo. Dạo ấy, không có giới nghiêm, không có cấm đoán một ai tới vùng bất khả xâm phạm. Vùng nào là vùng bất khả xâm phạm, thời thái bình? Thời thái bình, nhà thường bỏ ngỏ. Người ta thường tụ tập trên cầu Bo, tránh oi nồng mùa hạ.
Vẫn trên cầu Bo, người ta lo sợ con nước lũ chẩy xiết dưới chân cầu. Đêm khuya, nghe tiếng giận dữ của nước xiết, trái tim người ta muốn đứt tung. Nước lũ đỏ ối, tự rừng xa xôi, vượt suối về đồng bằng, đe dọa lụt lội. Người ta kinh hoàng lụt lội sẽ phá tan bao nhiêu mộmg ước đã vun trồng. Và, người ta hướng những cặp mắt xuống cây cột sắt dưới sông báo hiệu mức nước lên. Gần ngập đê sông Trà Lý. Ở trên cầu Bo, nghe tiếng trống canh đê ban đêm như nghe tiếng trái tim xúc động mãnh liệt. Từ xa vọng lại, tiếng trống ngũ liên dồn dập hai bên đê. Trống im là đê đã vỡ. Đê vỡ thì người ta không còn gì.
Bây giờ đến mùa ổi, xe Hải Phòng-Nam Định, Nam Định-Hải Phòng, vì chiến tranh, không qua cầu Bo nữa, ổi Bo không nhiều người ăn với lòng ngưỡng mộ, đâm ra hờ hững, buồn tẻ. Dân thị xã chỉ được đứng trên cầu Bo, từ 8 giờ sáng, đến 7 giờ tối. Ai đến sớm hơn, về lâu hơn, sẽ bị lính Bảo chính gác cầu bắt giữ. Bây giờ, cầu Bo nhạt nước vôi, nhạt phếch, nhiều nhịp rêu đã xanh um, người ta hết cảm hứng đứng trên cầu mơ mộng. Cầu Bo là cây cầu lịch sử, làm chứng cho dân Thái Bình, sống với nó, chết với nó, gửi bao nhiêu kỷ niệm vào nó, ném bao nhiêu ước nguyện vào nó, hạnh phúc vì nó, thống khổ vì nó, tự ngày xây dựng nó lên. Cầu Bo nằm giữa hai miền phủ huyện, có quê hương Trần Lãm, Lê Quý Đôn, Phạm Thái sang sông Trà Lý, sẽ đi vào trường giang tiểu thuyết của văn sĩ lỗi lạc, ngày mai.
- Anh em mình ở đây, đến trưa mới về nhà, em cứ kể chuyện Ba Chừ, xem nó có đi vào tiểu thuyết được chăng?
- Anh ngắm kỹ, hai thanh sắt ngang của nhịp cầu thứ hai đi.
Luyến thả mắt trông nhịp cầu Khoa nói. Hai thanh sắt bị cưa gẫy, bẻ gục về một bên. Người đàn ông to lớn có thể chui qua, rơi xuống sông.
- Pháp bẻ hai thanh cầu làm gì?
- Pháp đâu có bẻ.
- Vậy ai?
- Đệ tử của Ba Chừ, làm theo lệnh ông ấy!
- Ba Chừ là người thế nào?
Khoan đứng sát Luyến, nói đủ nghe. Ba Chừ là đại úy Bảo Chính Đoàn, quân đội nòng cốt của chính phủ Bảo Hoàng. Trước đây, Vương Văn Chừ thuộc lính khố xanh, đeo lon thượng sĩ. Cách mạng nổi lên, dùng nhiều lính khố xanh lắm. Đưa họ vào bộ đội. Vương Văn Chừ không theo cách mạng. Đợi tới năm 1947, ông đi phò Pháp tại Hà Nội. Pháp cho ông lên cấp bậc trung úy ngay. Ông đã đóng quân ở Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, tỏ ra mẫn cán. Được lên đại úy. Hết cấp bậc cho Bảo Chính Đoàn. Chứ không, Vương Văn Chừ đã leo lên tá. Và, tương lai thành tướng.
Vương Văn Chừ cưỡng bức một thiếu nữ, lấy làm vợ bé trong cuộc hành quân Hưng Yên. Chẳng hiểu sao, ông oán ghét cách mạng đến trời xanh. Đâu có Việt Minh, đó có Ba Chừ mài dao giết. Việt Minh thật, Việt Minh giả, cũng là Việt Minh. Ông sang Thái Bình làm mưa làm gió với người Việt Nam, đồng bào của ông. Pháp chỉ bắt tù binh cách mạng chiến đấu giữa mặt trận. Còn thộp cổ cách mạng chung quanh thị xã là quyền của công an, Bảo Chính, mỗi nơi một nhà tù riêng biệt, bí mật.
Vương Văn Chừ có thằng đệ tử tên Woòng A Tâm, người Thổ, khát máu giống hệt sư phụ của mình. Trông thấy Woòng A Tâm, nên cúi đầu mà đi, kẻo nhìn đôi mắt đỏ ngầu long lanh thù hận lúc mào cũng muốn thọc cổ người ta, sẽ chết ngất.
Luôn luôn, Woòng A Tâm gần Vương Văn Chừ, cả khi tra tấn đến lúc thủ tiêu cách mạng. Hầu như, ngày nào cũng xẩy ra. Vương Văn Chừ có thủ đoạn giết người lừng lẫy trong quân đội Bảo Hoàng. Mặc kệ nước sông Trà Lý trong hay đục, lớn hay cạn, Vương Văn Chừ cứ sai Woòng A Tâm dẫn cách mạng ra cầu Bo, đẩy nó xuống. Không phải chôn lấp lôi thôi. Theo lệnh sư phụ, Woòng A Tâm sáng tạo chỗ giết người rùng rợn. Bẻ hai thanh sắt, trong hành lang một nhịp cầu, Woòng A Tâm nửa khuya lấy xe jeep chở cách mạng Thái Bình lên cầu Bo. Nó bắt người ta ngồi dựa lưng vào hành lang, trói hai tay vào song sắt. Rồi, nó nhét đầu người ta chui qua, gối cổ trên một thanh sắt hụt hẫng. Nó đấm một trái quyết liệt. Người ta hét lên đau đớn. Đó, đúng lúc, nó đâm dao găm vô họng người ta. Nó rút thuốc lá Cotab, châm lửa, rít một hơi đẫy đà. Người ta rên siết, muốn chết ngay mà không được chết. Nó cắm đầu điếu thuốc còn cháy vào mồm người ta. Người ta giẫy giụa và ú ớ. Nó cắt đứt hai sợi dây trói tay, rút dao găm trong miệng người ta, cầm đôi chân, đẩy người ta xuống sông. Một tiếng kêu dưới nước, nó cười, lau dao găm đầy máu và lên xe jeep về ngủ.
- Câu chuyện đệ tử của Vương Văn Chừ đó, anh.
- Dã man không tưởng tượng nổi.
- Chỗ giết người ở nhịp cầu thứ hai, bên phải.
- Vương Văn Chừ đáng tội.
- Em tưởng Woòng A Tâm.
- Woòng A Tâm chỉ là tay sai của Vương Văn Chừ.
- Vương Văn Chù là tay sai của ai?
- Bảo Đại.
- Bảo Đại cũng là Bảo Hoàng à?
- Ừ, Bảo Đại làm quốc trưởng chính phủ Bảo Hoàng.
- Bảo Đại dã man.
- Lịch sủ sẽ ghi tội lỗi của ông ta.
- Nếu lịch sử không biết chuyện giết người trên cầu Bo?
- Thì tiểu thuyết sẽ viết truyện cầu Bo.
- Ai sẽ viết tiểu thuyết ấy?
- Em hay anh, chẳng hạn.
- Tiểu thuyết khó lắm. Em không viết được đâu.
- Ai mà biết tương lai của mình. À, sao em biết chuyện này?
- Anh thượng sĩ, phòng 2 Bảo Chính Đoàn, uất ức Vương Văn Chừ và Woòng A Tâm giết người tàn nhẫn. Anh ta kể với bạn anh ta. Bạn anh ta kể với bố em.
- Bố em kể với em, hả?
- Vâng.
- Anh thượng sĩ đâu rồi.
- Dào ngũ lên Hà Nội.
- Anh ta muốn làm người, một người đầy tâm hồn, trong thời lửa đạn.
Chuyện Khoa vừa kể khiến Luyến lại ưu tư. Thái Bình nằm dọc sông Trà Lý, cả đôi bờ, chẩy tới tận cửa biển, vốn xưa thật hiền lành, chất phác. Có lẽ thù hận đến Thái Bình từ năm 1945. Nhật nó xui Thái Bình căm hờn Pháp. Nó lại đảo chính hất chân Pháp. Ở với Nhật ít tháng, Thái Bình nhận thấy Nhật tồi tệ gấp ngàn lần Pháp. Dễ hiểu thôi, Nhật da vàng, mũi tẹt. Da vàng, mũi tẹt có yêu nhau bao giờ. Tổng khởi nghĩa cách mạng đuổi Nhật và ve vuốt Thái Bình căm thù Nhật. Pháp trở lại xâm lăng Việt Nam, cách mạng muốn Thái Bình vùng lên căm thù Pháp. Căm hờn, căm thù, căm phẫn, riết rồi chỉ thấy thống khổ bủa xuống Thái Bình. Cách mạng thù hận Pháp. Pháp hận thù cách mạng. Tưởng chỉ có căm thù hai phía.
Bây giờ, thù hận nhiều phía. Bảo Hoàng hận thù cách mạng. Cách mạng thù hận Bảo Hoàng. Bùi Chu - Phát Diệm hận thù cách mạng. Cách mạng hận thù Bùi Chu - Phát Diệm. Những thù hận dội lên đầu Thái Bình oan uổng. Biết thù hận quanh mình đã khốn nạn, chịu thù hận, mang no thù hận đời mình thì khốn nạn đến kiếp nào? Thị xã trốn tránh cái thù hận bên ngoài, lại gặp cái thù hận bên trong. Thù hận bên ngoài nó lãng đãng, mơ hồ; thù hận bên trong nó in đậm, rõ nét. Như nạn Vương Văn Chừ, Woòng A Tâm, chẳng hạn.
Tự thâm tâm, Luyến hiểu rằng, mình chả làm gì để xoá tan thù hận, kể cả thù hận vô duyên cớ. Đã theo thời đại, Luyến cũng đành để thời đại nó xoay vần. Luyến tin, thời đại sẽ xoay vần đến thời kỳ rực rỡ, thanh bình. Lúc ấy, ta sẽ ôn lại những thù hận đã qua với tấm lòng vị tha của ngưòi viết sử. Luyến không ôm mộng viết lịch sử. Vừa nói với Khoa, mình sẽ viết tiểu thuyết, và một tiểu thuyết duy nhất mà thôi. Tự nhiên, Luyến yêu cây cầu Bo bắc ngang sông Trà Lý ở thị xã Thái Bình. Cầu Bo đã chứng kiến nhiều nghịch cảnh của thời đại. Nó sẽ là nhân chứng của những ai muốn biết Thái Bình trải qua một trăm năm.
- Anh Luyến, trưa rồi, về chứ?
- Về thì về.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thằng Luyến
Duyên Anh
Thằng Luyến - Duyên Anh
https://isach.info/story.php?story=thang_luyen__duyen_anh