Trang chủ
Đăng nhập
Nhật kỳ....
Trợ giúp
Truyện
Truyện Tranh
Sách Nói
Thơ
Lời Nhạc
Sưu Tầm
Chat
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Tấm Lòng Vàng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 8: Thầy Trò
Đ
ức ngồi ở nhà thầy giáo, ngắm nghía các đồ đạc. Nhà thầy cũng vẫn không bày biện, trang hoàng, bẳng một thứ gì quý giá cả. Ngày trước, Đức chưa biết nhận ra như thế, Đức càng cảm động.
Độ gần mười một giờ, ông giáo Chính về.
Đức vui vẻ đứng dậy, chạy ra đón. Đức thấy ngoài cửa, đến hàng ba bốn chục học trò bé ngấp nghé nhìn vào, chỉ trỏ và nói nhỏ với nhau.
Thầy giáo mời Đức vào và gọi người nhà đưa nước.
Đức nói:
- Bẩm thầy, con xin phép thầy cho con chào cô con.
Ông giáo cười, lắc đầu, đáp:
- Thôi, không cần, nhà tôi không dám.
Nhưng Đức cố nói, nên ông giáo cho mời bà giáo ở trong nhà ra. Đức chắp tay, vái chào:
- Lạy cô ạ.
- Không dám, lạy quan lớn.
- Bẩm cô, con là học trò cũ của thầy con đây ạ.
Bà giáo ngạc nhiên, nhìn ông giáo. Ông giáo gật đầu, đáp:
- Phải, quan huyện trước học tôi, nay đã đỗ đạt, làm nên, bây giờ ngài về chơi với tôi.
Bà giáo cười, đáp:
- Vâng. Thế thì quý hóa quá.
Rồi nói vởi Đức:
- Xin quan lớn miễn trách, ban nãy chúng tôi không dám ra chào quan lớn, vì chúng tôi tưởng là khách lạ.
- Bẩm cô, con đã được thầy con vẫn coi con là học trò, vậy con xin cô cũng cứ gọi con bằng anh cho con được hả dạ. Con là thằng Đức, ngày trước được thầy con nuôi đấy ạ.
Bà giáo bẽn lẽn, không hiểu:
- Thế ạ?
Đức nói:
- Bẩm thầy cô, nhờ ơn thầy cô, nay con được bổ tri huyện ở Hà Đông. Con mới tiếp nghị định hôm qua. Mai con phải đi làm việc. Nên con vội về đây chào mừng thầy cô, vì con sợ sau này con bận việc không về được thì con ân hận.
Bà giáo lễ phép, vui vẻ đáp:
- Tôi mừng quan lớn.
Nói xong, bà giáo đi vào. Đức hỏi thầy:
- Bẩm thầy, cô con có biết chuyện con không ạ?
Ông giáo cười, lắc đầu:
- Không, mà tôi vẫn yên trí rằng ông cũng không biết.
Đức cảm động, suýt rơi nước mắt:
- Nếu vậy, thầy thật là một người ít có. Con không biết lấy gì báo đáp công thầy được. Xin thầy gọi con là anh để con vẫn được thầy nhận là học trò.
Thầy nhũn nhặn, nói ngượng nghịu:
- Có gì! Công anh học tập nhiều chứ.
Rồi Đức kể rõ câu chuyện từ khi xa cách thầy đến nay, những khi viết thư đi các nơi để hỏi thăm tin thầy, cùng là một hôm xem mục "Bá cáo việc riêng".
Đức vừa nói đến đấy, thì mâm cơm dọn ra ghế ngựa. Thầy giáo giơ tay mời Đức rồi thở dài:
- Tôi thấy anh được như thế này, tôi lại buồn cho tôi, và giận thằng Phú nhà tôi quá.
Đức nói:
- Bẩm thầy, con định về hầu thầy, và nhân tiện, muốn biết anh con bây giờ ở đâu?
Bà giáo xới cơm xong, Đức bắc ghế ngồi dưới. Ông giáo mời Đức lên trên, nhưng Đức nhất định không dám ngồi ngang với thầy.
Ông giáo lại thở dài, nói:
- Tôi không ngờ đâu nó hư, anh ạ.
- Dạ, bẩm thầy, ngày con học thầy thì anh con học lớp nào ạ.
- Không, nó theo chú nó, học ở Nam Định, thỉnh thoảng mới về đây. Nó ở trường Cao đẳng tiểu học đỗ ra thì vào học ban Mỹ thuật trên Hà Nội.
- Tiếc rằng con không biết mặt anh con.
Bà giáo nhanh nhẩu đứng dậy, lấy tấm ảnh treo ở tường, đưa cho Đức và nói:
- Đây, nó đây.
Đức ngắm tấm ảnh chụp cả gia đình nhà thầy giáo. Đức muốn xin để làm kỷ niệm, nhưng ngặt vì trong ảnh ấy có cả một người con gái, nên Đức giữ ý, không dám nói. Thầy giáo bảo:
- Con bé này là em nó, tên là con Mai, hiện nay học năm thứ tư trường nữ Sư phạm. Tôi chỉ được có hai em thôi.
- Dạ, bẩm thầy, hiện nay anh con ở đâu ạ?
- Nào tôi biết đâu!
Bà giáo cảm động, chép môi, nói:
- Có con hư, thật là xấu hổ!
Ông giáo buồn rầu, tiếp:
- Phải, vả tôi có muốn đăng báo như thế làm gì! Nhưng vì những chỗ quen biết tôi, họ nể tôi, nên cứ cho vay mượn nhiều quá. Tôi sợ nó quá dại dột không biết nghĩ, rồi để mãi tai vạ cho tôi. Thế mới biết bạn bè làm ích cho nhau thì khó, chứ làm hại nhau rất dễ. Nó hư vì bạn đấy, anh ạ.
Đức ngậm ngùi, im lặng nhìn thầy cô mà ái ngại thay.
Ông giáo nói:
- Khi em Phú nó học ở Hà Nội, thì nó bị chúng bạn rủ rê đi đánh bạc, rồi thành ra ham, Thua nhiều, lại mong gỡ, thành ra càng ngày nó càng gỡ vào! Nó không biết nghĩ. Tôi làm giáo học, lương hậu có được là bao, mà nó đánh đu với một lũ bạn con nhà giàu, rồi đua nhau chơi bời dại dột.
- Bẩm thầy, hẳn anh con đã biết hối?
- Nào tôi có biết đâu. Nguyên trước nó giấu diếm tôi. Nó đi vay những chỗ bà con quen thuộc, nơi năm chục, nơi một trăm. Tôi ở xa, không rõ. Rồi sau có người nói đến tai tôi. Tôi tra hỏi thì vỡ lở ra, tôi mới biết nó nợ nhiều quá. Tôi đã phải lấy nguyên một bát họ một nghìn để trả cho nó, mà vẫn còn thiếu tám trăm nữa.
- Bẩm thầy, rồi làm thế nào ạ?
- Giá tôi như người ta thì tôi cứ để mặc nó. Nó có thân thì nó lo. Để những chủ nợ làm tình làm tội cho nó biết thân. Nhưng tôi không nỡ. Vả những người ấy bảo rằng nó nói dối là vay cho tôi, và vì tôi mà tin nó, nên họ cứ đưa tiền cho nó một cách dễ dãi. Bởi thế, tôi càng không muốn phụ bụng những người ấy. Cho nên tôi nhận hết tất cả những món lặt vặt chưa trả được, tính ra vừa tám trăm đồng nữa.
Đức thở dài:
- Bẩm, rồi sau thế nào?
- Rồi sau tôi phải viết văn tự vay hẳn một người một món là tám trăm để lấy tiền trang trải các món lặt vặt. Như thế, tức là tôi chỉ nợ một người mà thôi.
- Bẩm, thầy vay từ bao giờ ạ?
- Từ mùng một tháng Sáu tây vừa rồi. Tính đến mùng một tháng Sáu tây sang năm, vừa đúng một năm, lãi hai phân, thì thành ra chỉ kém vài đồng là đúng một nghìn.
- Bẩm, thầy hẹn bao giờ thì trả?
- Một năm.
Đức lẩm bẩm:
- Tám trăm vốn. Lãi hai phân một tháng. Mỗi trăm hai đồng lãi, thì tám trăm là mười sáu đồng lãi một tháng. Miười hai tháng thì tám trăm phải chịu một trăm chín mươi hai đồng?
Rồi nói:
- Bẩm, thế là chín trăm chín mươi hai đồng.
- Phải, tôi đã chịu nhận cho nó từng ấy nợ. Song nó có biết thương tôi đâu. Nó vẫn chứng nào tật ấy. Bất đắc dĩ, tôi mới phải đăng báo.
- Bẩm, có lẽ anh con còn nợ nữa chứ chẳng những tám trăm ấy mà thôi?
- Chắc thế.
- Hôm nay là mồng sáu tháng Chín tây. Vậy ra hơn tám tháng nữa, thầy lại phải lo một nghìn nợ nữa.
Thầy giáo thở dài:
- Tôi viết liều thế, chứ chắc gì tôi lo được, vì tôi còn phải đóng họ để trả cho nó một nghìn rồi.
Đức im lặng ngẫm nghĩ, rồi nói:
- Bẩm thầy cô, thầy cô cho phép con nói một câu. Hôm nay, may con về hầu thầy cô, con lại được thầy cô nói chuyện anh cho con nghe. Vậy con xin thầy cô một điều, là nếu thầy cô coi con như con, thì con xin thầy cô đừng nghĩ ngợi gì đến món nợ ấy nữa. Con xin hết sức thu xếp cho ổn thỏa.
Ông giáo xua tay, lắc đầu, nói:
- Không, không. Anh không nên thế.
Đức nhăn nhó, nói:
- Thầy cho con được gọi là chút ít đền ơn thầy.
- Không, tôi biết bụng anh rồi. Mai anh đi làm, mà hôm nay, vì nhớ đến tôi, anh về đây chơi. Thế là anh làm cho tôi vui sướng, còn như chuyện nhà tôi thì tôi có bổn phận lo liệu lấy. Vả anh cũng có họ hàng thân thuộc, anh nên noi gương tôi mà cưu mang những người nghèo.
Đức nằn nì đến thế nào, thầy giáo cũng nhất định từ chối. Đức buồn bực quá, đến nỗi chảy nước mắt.
Đến chiều, sau khi Đức ra ga, ông giáo Chính nhớ đến con mà tủi thân, ngồi gục mặt một mình trước bàn giấy. Bà giáo cũng ngậm ngùi than thở, rồi sùi sụt khóc.
Rồi, muốn cho khuây khỏa, ông giáo bèn kể lại chuyện Đức. Bà giáo ngẩn người ra nghe, và hỏi:
- Anh ta thật là tử tế. Chẳng hay đi lấy vợ chưa?
Ông giáo cười, đáp:
- Chắc rằng chưa.
- Giá trời se cho anh ấy lấy con Mai nhà này thì phải.
Ông giáo lắc đầu, thong thả đáp:
- Người ta là quan huyện, thiếu gì nhà giàu gọi gả con. Ai thèm để ý đến con nhà mình! Nghĩ làm gì chuyện ấy...
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tấm Lòng Vàng
Nguyễn Công Hoan
Tấm Lòng Vàng - Nguyễn Công Hoan
https://isach.info/story.php?story=tam_long_vang__nguyen_cong_hoan