Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Rừng Khuya
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 8
N
hững tia sáng nhạt, xuyên qua khe liếp nứa, xoi thẳng vào Mai Kham.
Chàng cựa mình, vươn vai, ngáp và ngồi nhỏm dậy. Loạng choạng đến gần bếp lửa. Mai Kham vơ cặp bới những hòn than vùi lấp dưới tro, nhóm củi đoạn cầm ống thổi.
Mấy hòn than gần vạc bùng lên. Củi khô nổ lắc rắc, vặn vẹo, thổi khói rồi lửa bắt sáng trưng. Con lợn lang giật mình hé mắt, ủn ỉn đòi ăn.
Mai Kham đặt nồi "máo cỏa" lên bếp, chụm thêm củi, lửa bốc ngùn ngụt, "máo cỏa" chốc lát chín nhừ. Người đầy tớ già, lúc ấy đã dậy, đang loay hoay so đũa và bày bát ra mâm.
Mai Kham nhắc nồi cháo ngô xuống. Hai thầy trò cùng ngồi ăn lót dạ.
Bữa xong, Mai Kham thắt dao đoạn mở liếp xuống sân. Trong tầu, đàn ngựa thồ và các đồ hàng đem bán chợ đã sẵn sàng.
Mai Kham thắng yên gỗ lên lưng ngựa, và cho lên yên ngựa những giỏ mây đựng gạo muối ăn đường, những nồi niêu bát đĩa lẫn với những lâm sản đem bán như: Mật gấu, huyết lình, sừng nai, xương hổ. Chàng lại xếp đè lên lớp cỏ mây những cuốn da trâu, bò khô nom đen sì như những khẩu súng lớn của một đoàn pháo binh đi tập trận.
Trong lúc Mai Kham bận với đàn ngựa thì lão già tháo ngăn nứa xua đàn lợn ra ngoài, lấy dây buộc tai con nọ với con kia để ngáng đường chúng khỏi phá ngang hay lạc vào rừng mất.
Mọi việc sắp đặt xong, Mai Kham dắt con ngựa đầu đàn cổ đeo chuông đồng lớn ra trước. Con ngựa này đã già nhưng quen việc. Thân hình nó bé và gầy. Bộ lông màu đất xác xơ vương đầy những quả ké dại trong rừng. Cổ nó ngẳng và mỏng. Khuất dưới bộ mao rối như mớ bòng bong đã gần như không cất nổi bộ xương đầu. Trong hốc xương sâu hoẳm, cặp mắt nó lờ đờ tuôn nhử. Da mũi nó rúm lại như cái vỏ thị khô, thủng hai lỗ ướt lầy nhầy. Môi dưới nó xễ xuống, trơ ra mấy cái răng vàng khấp khểnh.
Mông nó thụt xuống. Dưới làn da, bộ xương hông trồi lên như cái tam sơn. Đuôi nó dài lượt thượt, bê bết những bùn khô. Trừ đầu, đuôi và bốn chân khẳng khiu, cả cái mình nó bị khuất dưới thồ hàng.
Thấy chủ vỗ vào mông giục, con ngựa già ngẩng đầu, vẫy đuôi, hằm hè mấy tiếng rồi chệnh choạng bước đi. Những con khác theo sau cũng lách chách và cũng bị ngụp dưới đống hàng. Nối đuôi với đàn ngựa là hơn chục con lợn béo mũm mĩm, giống này khác hẳn giống lợn xuôi: Mình dài, đuôi cao, da bụng không bao giờ sát đất, mõm dài và nhọn, tai to như lá đa, sắc lông mốc, nom có dáng tợn và lanh trai. Bị rúm tai lại với nhau, chúng rên rỉ bực bội nên thỉnh thoảng lại vặc nhau kêu chí chóe.
Người và vật xuống đến chân núi thì trời đã sáng bảnh. Xa xa về phía đông, sắc mây trắng nhoáng màu bạc làm nổi bật những chỏm rừng cây xanh tốt. Giò lau, bụi sậy dưới lòng thung như lội trong đám sương mờ. Mặt đường rải rác những vũng nước nhỏ lộn bóng trời mây nom như những mảnh gương nát vụn. Trên động, một vài làn khói nghi ngút, vẽ lên bức tranh lạnh nhạt mấy nét vẩn vơ buồn.
Thầy trò Mai Kham ra tới đầu lối rẽ thì, trên một bãi đất phẳng, hàng động đã tụ họp rất đông. Tiếng người tiếng vật ồn ào như buổi chợ. Đàn bà con trẻ tiễn chân cha chú, chồng, anh ríu ra ríu rít, nào dặn dò mua bán, nào chúc nhau lành mạnh để mau chóng quay về...
Riêng phần Mai Kham chỉ có một người đầy tớ già đưa chân. Mai Kham ngoảnh lại dặn qua loa mấy câu rồi thầy trò chia tay. Trong đám ồn ào, Mai Kham thành ra một anh chàng cô độc.
Thốt nhiên, thoáng nở một nụ cười sung sướng: Dua Phăn! Nàng, lộng lẫy trong bộ áo thâm mới có lẽ mặc để tiễn đưa chàng, khẽ gật đầu chào Mai Kham. Chàng đỏ mặt, cúi đầu, yên lặng nghe trái tim đập mạnh dưới lần áo xanh.
Một hồi krèng bỗng nổi lên. Đám đông khởi hành, bọn trai trẻ xua đàn ngựa thồ đi trước. Bao nhiêu lợn dồn vào khoảng giữa. Sau cùng đến những cặp chân to, nặng nề, chậm chạp, giao cho mấy ông già sức yếu. Mãi lúc đấy Mai Kham còn nghe Dua Phăn chạy theo Tsina, anh nàng, để dặn anh nhớ mua cho một bộ dây quả đào có kèm con dao cạo nhỏ xíu, vật nàng mơ tưởng bấy lâu.
Mai Kham vừa đi vừa nghĩ, chốc chốc đoái nhìn trở lại. Bóng ai lẫn trong bọn đàn bà con trẻ đứng tron von giữa đỉnh gò mỗi lúc một lùi xa thì hai chân Mai Kham càng thấy nặng nề khó bước. Trên bãi đồng hoang lúc này, Mai Kham như còn để vương lại một phần hồn.
- Sao anh buồn thế?
Một câu hỏi bằng cái giọng oang oang như lệnh vỡ theo sau cái vỗ vai mạnh. Khiến Mai Kham giật mình ngoảnh lại, Tsinèng!
Mai Kham lắc đầu:
- Tôi có buồn đâu.
Tsinèng cười gằn:
- Có, tôi biết.
- Ông Chánh biết thế nào? Tôi chẳng buồn gì cả. Tsinèng cau mày nhìn Mai Kham một cách giễu cợt khinh bỉ. Hắn lảng đi chỗ khác nhưng miệng vẫn càu nhàu tức giận.
Mai Kham nhìn theo, lo lắng và buồn bực. Cảnh vật thiên nhiên hôm ấy lại là một cảnh không vui. Rộc núi kéo dài, san sát những lau già sậy úa thỉnh thoảng bị gió lạnh xô xát, khua lên những tiếng rền rĩ thảm thê.
Rải rác hai bên đường đi, những bụi xương cây trụi lá, cằn cỗi, vặn vẹo, trơ những cành ngẳng nghiu dưới nền trời thấp, nom có vẻ rét mướt buồn rầu. Đứng dựng lên chân mây là đồi lau xơ xác, những chỏm rừng tối đen, thỉnh thoảng hiện ra một dòng suối, nước lờ đờ như mực loãng, chảy róc rách trên lòng đá xanh rêu. Đàn sáo kêu chéo choẹt, thấy động bay tung, chấm lên cảnh vật những điểm đen buồn. Gió thổi gào thét, dán quần áo vào người. Những giọt mưa bay hắt vào mặt.
Đàn ngựa gục đầu thất thểu, chốc chốc nhìn quanh ngơ ngác. Những con lợn quen thả rông, tức vì bị trói buộc, lại khổ vì nỗi đường xa, kêu rống lên. Bọn trâu lắm tiếng cũng hình như lo nghĩ băn khoăn.
Bọn trai trẻ đi đầu, muốn quên sự nhọc mệt và xua đuổi cái buồn tẻ dọc đường, cùng nhau thổi "krèng" vang lên. Nhưng bị gió bạt đi, tiếng "krèng" vui thành ra đứt nối như một khúc bận sầu.
Vào khoảng gần trưa, đám đông đứng lại bên bờ một con suối nhỏ để nghỉ ngơi và ăn bữa sáng, trâu, ngựa thả tung ra quanh đấy, họ cắt những người già xem đàn lợn, còn trai trẻ thì vo gạo nấu cơm hoặc vào rừng hái củi, chỉ giây lát cơm chín. Họ ngồi xúm quanh đống lửa, vừa ăn vừa nói chuyện rất vui.
Ăn xong, ai nấy lại sửa soạn lên đường. Được chặt bụng người và vật đều hăng hái nhanh nhẩu lạ.
Ngày mùa đông, thời giờ qua như chớp. Dưới nền mây thấp sắc chì, thoáng cái chỉ còn ghi chút ánh đỏ lờ mờ trên đỉnh non tây.
Gió mỗi lúc một mạnh và ẩm hơi sương. Đàn ngựa thồ vẫn cố gượng nhưng mỗi bước như muốn oằn lưng dưới đống hàng nặng trĩu. Rét cắt da mà con nào, con nấy mồ hôi nhễ nhại, những chỗ da cọ vào yên, bọt sùi trắng như bọt xà phòng. Lỗ mũi căng ra, chúng thở hồng hộc như bễ lò. Đàn lợn càng nhũng hơn, lắm con giật đứt cả dây, mẻ cả tai để được tự do hơn.
Tuy vậy, cả đoàn vẫn gắng đi thêm một quãng nữa, mãi khi gần nhọ mặt người họ mới cùng nhau dừng bước trên một cánh đồng hoang ai mới bỏ.
Những anh trai trẻ tản vào rừng đẵn cây để dựng lều và quây lợn. Đến việc này, dân đường rừng thạo lắm. Vài cái cọc nhọn đầu cắm xuống đất, trên gác nhì nhằng dăm đoạn nứa với thêm mười tàu lá chuối phủ mái và trải nằm là đã thành một cái lều để ngủ tạm qua một đêm dài. Bốn hàng cọc ngắn, lên ba lượt gióng ngang đã quây xong đàn lợn. Trâu, ngựa thì cứ vài con một gốc to. Xong chỗ ở, họ xoay vào miếng ăn. Củi rừng sẵn đây, tha hồ chất lên đốt, vừa át được hơi lạnh, vừa cho hùm beo không dám lại gần. Cơm no mấy ông già đã mang thuốc sái quây nhau bên mấy chiếc khay đèn. Bọn trẻ túm năm, tụm ba nói chuyện làm ăn, chuyện chợ búa rồi cũng như trăm nghìn đám trai trẻ khác quay đến chuyện tình ái nồng nàn. Anh nào cũng góp được một câu. Anh thì khéo sắm cho tình nương bộ vòng cổ, hay đôi nụ tai. Anh thì nhất quyết sẽ mua tặng bạn yêu đương chiếc ô máy lụa. Có anh khen ngợi cô nàng của mình không như ai thích trang điểm lòe loẹt, chỉ ham mải việc cấy trồng, nhưng kết cuộc, anh vẫn định bụng khi ở chợ về sẽ tặng ai một chiếc dây lưng nhiễu quan lục hay nhất phẩm hồng. Câu chuyện cứ thế mà nở như gạo rang, điểm thêm những tiếng cười đắc chí, những cái nháy mắt tinh ranh, hay những vẻ mơ màng êm ái. Có anh đang nói dở câu chuyện, vùng chạy ra một xó, ôm kèn thổi một khúc tự tình, như muốn đem cả bầu tâm sự gửi theo làn gió thoảng tặng ai xa.
Trong bọn duy Mai Kham kín tiếng vì, thực ra, Mai Kham chẳng có chuyện gì đáng kể.
Lẳng lặng ngồi nghe, Mai Kham mừng rằng không ai đả động xa xôi chi đến Dua Phăn. Nghĩ vẩn vơ đến bộ dây quả đào mà Dua Phăn, lúc sáng đã căn dặn anh mua, Mai Kham nảy ra ý tưởng sẽ tặng nàng vật yêu quý ấy. Tsinèng, ngồi khuất trong xó tối nhìn trộm Mai Kham, chốc chốc lại mỉm cười...
Dần dần, tiếng nói chuyện mỗi lúc một thưa, tiếng cười giòn đã chen lẫn nhiều tiếng ngáp. Đám đông càng lâu càng vãn, ai nấy đều tìm chỗ đi nằm.
Lui vào một góc lều khuất nẻo, Mai Kham ngả mình trên đống lá chuối tươi lạnh. Nhắm nghiền hai mắt lại, chàng đưa mộng hồn về tận cõi xa xa.
Mai Kham mơ tưởng như thế không biết đã bao lâu thì bỗng dưng, chàng mở mắt choàng dậy.
Cạnh chỗ Mai Kham nằm, Tsinèng đang cúi nhìn chàng một cách gở lạ.
Mai Kham ngạc nhiên hỏi:
- Ông Chánh đứng làm gì đấy?
Tsinèng lúng túng:
- Tôi nhìn vẩn vơ chơi.
Nói đoạn hắn lảng đi chỗ khác, Mai Kham nhìn theo ngờ vực.
Quanh mình chàng, sương tỏa mù mịt, nhấp nhô mấy chòm cây vươn ra ngoài bức màn trắng như tò mò nhìn lửa cháy. Gần xa tiếng suối ẩn hình chảy róc rách, sương rỏ nặng nề, gió vụt cành cây, hươu băng rừng thẳm, cùng như tiếng ma quỷ hiện hồn, Mai Kham, chẳng thể nào ngủ được nữa, đành ngồi thức chong chờ thời khắc qua đi...
Màn sương mờ trắng khép kín sau đám người, vật ồn ào, cánh đồng hoang mỗi lúc một lùi sau trong cái đìu hiu hoang lạnh...
Nếu như theo mãi bọn này ra đến chợ tưởng cũng xa và cũng nản, vả dọc đường cũng không có chuyện gì xảy ra. Chỉ biết rằng đi ròng rã thế mất bốn hôm mới về đến chợ tỉnh. Cuối năm gần tết, các chủ hiệu dù trả rẻ họ cũng phải bán liều để lấy tiền sắm các vận dụng hay muối đem về. Xong đâu đấy, họ thồ tuốt lên lưng ngựa rồi lên đường. Trong động người ta cứ tính đúng ngày kéo nhau ra đón. Khi bóng ngựa hiện ra, những tiếng reo mừng của đàn bà con trẻ vụt vang động.
- Mau lên! Mau lên!
Ai nấy gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, nào hỏi việc mua bán, nào thăm chuyện dọc đường. Trẻ con được chiếc bánh khách, nhảy nhót tựa hồ được của báu.
Tsina, tính vốn ham mê cờ bạc, bán được hàng trừ số dầu, muối cần phải mua, còn tiền bao nhiêu mang vào sòng nướng hết. Bộ dây bạc của Dua Phăn chỉ là ảo mộng nên Mai Kham biết vậy, chàng đã lén mua cho nàng.
Dua Phăn, cảm động vì cái ý nghĩ của Mai Kham, đã toan nhận thì Tsinèng chợt đi qua. Hắn giằng phắt bộ dây ném xuống đất, nói một giọng căm tức.
- Ta không ưng cho như thế! Dua Phăn chớ nên mó đến cái này. Đồ nó chỉ khéo đem tài hóa mua chuộc lòng kẻ khờ dại!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Rừng Khuya
Lan Khai
Rừng Khuya - Lan Khai
https://isach.info/story.php?story=rung_khuya__lan_khai