Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Rebecca (Tiếng Việt)
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 7.1
C
húng tôi đến Manderley vào đầu tháng năm, như Maxim nói: với những con chim én đầu mùa và những cây dạ hương. Đó là thời kỳ tốt đẹp nhất trước mùa hạ huy hoàng. Trong thung lũng, những cây azarée toả ngát hương thơm và những cây phượng máu sắp nở hoa.
Chúng tôi từ giã London trên xe hơi, dưới một trận mưa rào, vào buổi sáng để tới được Manderley năm giờ chiều kịp bữa trà. Tôi còn nhớ, tôi mặc quần áo như thường lệ, mặc dù là vợ mới cưới được bảy tuần, một chiếc áo váy dài jersey màu be, một tấm khăn lông nhỏ quàng cổ, và ra ngoài tất cả các chiếc áo mưa quá lớn đối với tôi, kéo xuống đến tận gót chân. Tôi nghĩ rằng như vậy hài hòa với thời tiết, và chiếc áo dài làm tôi lớn thêm chút nữa. Tay tôi đi găng và mang một túi da lớn. Lúc ra đi Maxim bảo tôi:
- Đây là trận mưa London. Đợi một lát nữa mặt trời sẽ chiếu sáng lúc chúng ta tới Manderley.
Chàng nói đúng, bởi vì lúc chúng tôi ra khỏi Exeter mây đã cuộn lại đằng sau chúng tôi để trên đầu một bầu trời xanh ngắt và trươc mặt một con đường trắng xoá.
Tôi sung sướng được thấy mặt trời, bởi vì một ý nghĩ mê tín đã làm tôi coi mưa là một điềm xấu và bầu trời xàm xì của London đã làm tôi trầm lặng.
- Tốt rồi chứ? – Maxim hỏi.
Và tôi mỉm cười cầm lấy tay chàng, nghĩ rằng trở về nàh đối với chàng dễ dàng biết bao, được đi qua hàng hiên lấy thư từ, được rung chuông gọi trà. Và tôi tự hỏi chàng đoán đến độ nào sự kích động của tôi, và câu hỏi: “Tốt rồi chứ” tỏ rõ chàng hiểu. Chàng hỏi tiếp:
- Không sao đâu, chúng ta sắp đến rồi. Hẳn là em cần uống trà lắm.
Chàng nói và buông tay tôi ra vì chúng tôi đang đi vào chỗ rẽ phải đi chậm lại. thế là tôi hiểu, thấy tôi im lặng, chàng tưởng là tôi mệt, và chàng không nghi ngờ là tôi e ngại đến Manderley cũng như tôi mong đến đó về mặt lý thuyết.
- Chỉ còn hai km nữa thôi, - Maxim nói. – Em có nhìn thấy lùm cây to kia trên ngọn đồi cúi xuống thung lũng, đằng sau là bể? Đó là Manderley. Còn đây là rừng.
Tôi cố mỉm cười và không trả lời, tôi đang bị một cơn kinh hoàng, một sự bần thần không thể chịu được. Niềm vui, niềm kiêu hãnh của tôi tan biến hết rồi. Tôi như một đứa trẻ người ta mang đến trường lần đầu tiên, hoặc một cô hầu gái nhỏ chưa có kinh nghiệm, chưa bao giờ ra khỏi nhà, đang đi tìm một chỗ làm. Tất cả niềm tin mà tôi có được trong bẩy tuần lễ thành hôn vừa qua, chỉ còn là một miếng giẻ rách phấp phơ trước gió. Tôi thấy như tôi không biết cả đến những nét sơ đẳng nhất của cách sống, đến bên nào là phải là trái, đến đứng hay ngồi, đến bữa ăn trưa dùng thìa nào, dĩa nào.
- Nếu anh là em, anh sẽ cởi bỏ chiếc áo mưa này ra, - Chàng nhìn tôi nói. - Ở đây có mưa đâu. Và quàng chiếc khăn vào cổ. Tội nghiệp em tôi, anh bận quá, lẽ ra anh phải đưa em đi sắm sửa áo quần ở London rồi.
- Em thấy cũng chả cần thiết một khi anh không để ý đến.
- Đại bộ phận các bà là chỉ nghĩ đến cách ăn mặc, - Chàng lững lờ nói.
Xe đi vòng và chúng tôi đến một ngã tư, từ đó bắt đầu một bức tường lớn.
- Chúng ta đến rồi! – Chàng nói giọng vui vẻ một cách khác, còn tôi phải bám hai tay vào đệm xe.
Con đường uốn cong và trước mặt cúng tôi, bên trái, cạnh một căn nhà nhỏ của người gác, hai cánh cổng lớn của một hàng rào mở ra trươc một lối đi dài. Trên đường đi, tôi trông thấy những bộ mặt theo dõi chúng tôi qua cửa kính căn nhà, và một em bé chạy ra thóc mách nhìn. Tôi lùi lại trên ghế, tim tôi đập dồn dập bởi vì tôi biết tại sao lại như vậy.
Người ta muốn biết tôi ra sao. Tôi tưởng tượng lúc này họ đang sôi nổi nói với nhau: “Tôi chỉ nom thấy cái vành mũ! Bà ta không muốn lộ mặt. Rồi ngày mai chúng ta sẽ biết. Người trong nhà thể nào chả nói cho chúng ta hay”
Có lẽ chàng cũng đoán được chút ít rụt rè của tôi vì chàng cầm lấy, hôn tay tôi và cười nói:
- Nếu người ta tò mò thì cũng chẳng thành vấn đề gì. Ai mà chả muốn biết em ra sao. Chắc là họ đã kháo nhau từ nhiều tuần nay. Em chỉ cần tỏ ra là em, mọi người sẽ mến em ngay. Và em chẳng cần phải lo lắng đến việc nhà, bà Danvers lo liệu tất cả. Em cứ giao phó hết cho bà ta. Lúc đầu thế nào bà ta cũng cứng nhắc với em. Anh cần phải nói đó là một con người đặc biệt, nhưng không nên vì thế mà băn khoăn. Đó là cách của bà ta, có thể thôi. Em có trông thấy những bụi cây kia không? Đó là một bức tường thiên nhiên dài khi mà những cây Hydrangéa trổ hoa.
Tôi không đáp lời, bởi vì tôi nghĩ đến cô bé đã mua một tấm bưu ảnh trong một cửa hiệu làng, và đi ra giữa ánh mặt trời sáng chói, tay đung đưa bức ảnh và hài lòng nói: “Ta sẽ gài vào quyển album. Manderley, cái tên đẹp quá!” Và bây giờ nó là nhà tôi. Tôi sẽ viết thư cho mọi người: “Chúng ta sẽ nghỉ hè ở Manderley. Hãy đến thăm chúng tôi nhé!” Và tôi sẽ bước đi trên con đường kỳ lạ và mới mẻ này, bây giờ là của tôi, với một sự hiểu biết hoàn toàn, ý thức được mỗi con đường, mỗi chỗ rẽ, quan sát và tán thưởng công việc của người làm vườn: chỗ này hàng bụi cây phải thẳng, chỗ kia cắt đi một cành. Tôi sẽ đi vào trong chòi, lúc đi qua, sẽ nói: “Thế nào! Cái chân ra sao rồi?”, trong lúc bà già không còn làm cho tôi phải tò mò nữa, mời tôi vào trong bếp. Tôi thèm được như Maxim, vô tư, thoải mái và nụ cười nhỏ trên môi nói lên hạnh phúc của chàng được trở về nàh mình.
Tôi thấy như còn xa, xa lắm, lúc mà tôi cũng được mỉm cười và cảm thấy thoải mái, và tôi mong chóng đến lúc đó, được là một bà già với bộ tóc bạc và bước chân chậm chạp, sống tại đây đã nhiều năm. Tất cả còn hơn là con người ngốc nghếch rụt rè như tôi lúc này.
Cánh cổng đóng lại đằng sau chúng tôi, con đường cái lớn đầy bụi đã biến mất và tôi nhận thấy lối đi này không phải là lối đi mà tôi đã tưởng tượng khi nghĩ đến Manderley: không phải là một lối đi rộng rải đá sỏi hai bên viền, vỉa hè sạch sẽ.
Lối đi lượn vòng eo như một cn rắn, thỉnh thoảng có chỗ rộng hơn con đường hẻm, và một hàng cây lớn dựng lên trên đầu chúng tôi, đan vào nhau những cành có khấc làm thành một cái vòm nhà thờ. Ngay cả ánh nắng mặt trời buổi trưa cũng không lọt ra được tùm lá xanh ấy, chúng rầm rì và xen kẽ vào nhau. Chỉ một mình những chấm sáng của ánh nắng có thể luồn xuống được thành những làn sóng gián đoạn rắc vàng xuống mặt đường đi. Cảnh rất im lặng, rất thanh tịnh. Ngoài đường cái lớn, một ngọn gió tây thổi vào mặt tôi, làm nhảy nhót những ngọn cỏ trên thảm cỏ, nhưng ở đây không có gió. Ngay cả động cơ của xe hơi tiếng nổ cũng khác, nhỏ hơn và nhẹ hơn, chúng tôi vượt một chiếc cầu nhỏ bắc qua một dòng suối hẹp, và lối đi đó không phải là một lối đi, vẫn tiếp tục lượn sóng như một dải thần kỳ qua những khu rừng thầm lặng và tối, vẫn cứ đi xa hơn nữa, có lẽ vào đến tận trung tâm khu rừng mà vẫn không có vết tích gì của bìa rừng, không có chỗ cho một ngôi nhà…
Bỗng nhiên tôi trông thấy ánh sáng trước mặt chúng tôi, ở đầu lối đi tối và một chân trời. Một lúc nữa cây cối thưa hơn, các bụi rậm không còn nữa, và phía hai bên chúng tôi, một bức tường màu đỏ dựng lên cao hơn chúng tôi nhiều. Chúng tôi đang ở giữa những câu sơn lựu. Có vấn đề gì hãi hùng, khó chịu trong cách xuất hiện đột ngột của nó. Tôi không được chuẩn bị trước với rừng. Chúng đập vào mắt tôi với những bộ mặt đỏ tía, chồng chất lên nhau, trong một cảnh hỗn độn không thể tưởng được, không để cho trông thấy lá cành, chỉ thấy màu đỏ chói lọi, sặc sỡ, kỳ dị, không giống một cây sơn lựu nào mà tôi thấy từ trước đến nay.
Tôi nhìn Maxim, chàng mỉm cười, và nói:
- Em có thích không?
- Có! - Tôi nói hơi bị áp chế, không hiểu tôi nói thật hay không, bởi vì đối với tôi một cây sơn lựu là một cây gia đình, một sợi dây giao kết, màu hoa cà hoặc hồng, thành hàng một cách rất khéo xung quanh một khối. Nhưng những cây này là những quái dị vươn lên trời, chất đống như một tiểu đoàn, tôi nghĩ, quá đẹp, quá khoẻ, không còn là cây cối nữa.
Chúng tôi tới gần ngôi nhà, tôi trông thấy lối đi mở rộng ra về phía chỗ vòng mà tôi chờ đợi, vẫn cứ kèm giữa hai bức tường đỏ thẫm, chúng tôi vòng góc cuối cùng và trông thấy Manderley. Phải, đúng là Manderley mà chúng tôi chờ đợi, Manderley trong bức ảnh trươc kia của tôi. Một kiểu kiến trúc duyên dáng và đẹp đẽ, tuyệt diệu không khiếm khuyết, mê hồn hơn tôi đã mơ thấy nó, ở giữa những đồng cỏ dịu dàng và những sườn dốc đầy rêu; những hàng hiên đi xuống các khu vườn, và những khu vườn trải ra đến tận biển. Lúc chúng tôi đi về phía thềm rộng và dừng lại trước cửa mở rộng, tôi trông thấy qua các tấm kính nhỏ của một cửa sổ, trong phòng có rất nhiều người và tôi nghe tiếng Maxim rủa khẽ: “Mụ già chết tiệt. Mụ biết rất rõ là ta vốn ghê tởm kiểu cách này”, và chàng dừng xe đột ngột.
- Gì thế này? – Tôi hỏi. - Những người này là ai?
- Em cần phải đi theo lối này, - Chàng nói giọng bực tức. – Bà Danvers tưởng là không ngoan đã tập trung được tất cả mọi người trong nhà tại đây để chào mừng chúng ta. Được thôi, em sẽ chẳng cần pảhi nói gì, cứ để mặc anh.
Tôi dò dẫm tìm quả đấm cánh cửa xe. Tôi hơi lạnh và thấy đau ngực qua cuộc hành trình dài này. Trong lúc tôi đang đánh vật với nắm cửa, ông quản gia đi xuống, theo sau có người đầy tớ và mở cửa xe cho tôi.
Ông ta đã già, bộ mặt phúc hậu, tôi mỉm cười với ông và đưa tay ra. Nhưng tôi cho là ông không trông thấy vì hcỉ thấy ông cầm lấy chiếc vali nhỏ của tôi, và quay lại Maxim đang giúp tôi xuống xe.
- Frith, thế là chúng tôi đã về tới đây! – Maxim nói và tháo găng tay ra. – Lúc chúng tôi rời London, trời mưa. Hình như ở đây không mưa thì phải. Mọi người khỏe cả chứ?
- Thư ông vâng, cám ơn ông! Ở đây trời khô hanh đã một tháng nay. Tôi mong rằng ông vẫn khỏe và cả bà nữa.
- Vâng, cám ơn Frith. Đi đường hơi mệt một chút. Chúng tôi đang muốn được dùng trà ngay. Tôi không ưa kiểu như thế này, - Maxim nói và hất đầu về phía buồng.
- Đấy là theo lệnh của bà Danvers! – Ông già nói, bộ mặt rắn đanh.
- Tôi cũng ngờ như vậy, - Maxim nói và quay lại phía tôi, - Ta đi, cũng không lâu đâu, sau đó chúng ta sẽ dùng trà.
Chúng tôi cùng bước lên thềm, theo sau là Frith và người đầy tớ mang cái áo mưa và vali nhỏ của tôi, và tôi cảm thấy đau nhói trong lòng và nơi cổ họng hơi nghẹn.
Hôm nay tôi có thể nhắm mắt và nhìn về đằng sau, tôi thấy tôi đứng trên ngưỡng cửa nhà, cái bóng mảnh mai vụng về trong bộ áo jersey, tay nắm đôi găng. Tôi lại trông thấy hành lang rộng lớn bằng đá, các cửa mở rộng vào thư viện, chiếc cầu thang xinh xắn dẫn đến hàng hiên, ở đó xếp thành hàng mờ ảo tràn ngập cả ra hành lang đá và vào trong buồng ăn, những bộ mặt miệng há hốc, cặp mắt tò mò, nhìn tôi như một đám đông xung quanh miệng đầu đài, tôi là nạn nhân hai tay bị trói. Có người nào đó tách ra, từ biển người, cao lớn và gầy gò, mặc bộ đồ đen xỉn, hai gò má cao, hai con mắt to sâu làm cho người ta tưởng như đầu người chết trắng bệch.
Bà đó đi đến tôi, tôi giơ tay ra và thèm cái cung cách của bà, nhưng khi bà ta cầm lấy tay tôi, tôi nhận thấy tay bà mềm và nặng, lạnh như của người chết và đặt lên ngón tay tôi như một vật bất động. Maxim cất tiếng:
- Giới thiệu với em đây là bà Danvers!
Và bà ta bắt đầu nói, vẫn cứ để bàn tay chết tróc ấy trog tay tôi, cặp mắt quầng của bà không rời tôi và một lúc sau tôi muốn bỏ trốn, tới lúc đó tôi mới thấy bàn tay bà cử động, sự sống đã trở lại và tôi có một cảm giác khó chịu và xấu hổ.
Hôm nay tôi không thể nhớ được bà nói những câu gì, nhưng tôi biết là bà ta chúc mừng tôi đến Manderley nhân danh cá nhân và các nhân viên trong nhà. Sau khi bà phát biểu xong bài diễn văn ngắn chẳng tình nghĩa, bà đợi tôi trả lời và tôi nhớ là tôi đã đỏ nhừ mặt và lắp bắp mấy câu cám ơn và lúng túng thế nào để rơi cả đôi găng. Bà cúi xuống nhặt và lúc trao cho tôi, tôi thấy một nụ cười khinh khỉnh trên môi và lập tức tôi hiểu ngay là bà thấy tôi không ở tầm cỡ địa vị tôi. Có một thứ gì trong vẻ mặt bà làm tôi có cảm giác lo ngại, và ngay cả khi bà trở về chỗ cùng với những người khác, tôi vân tiếp tục xét đoán cái bóng đen ấy trong số đông và, mặc dù bà ta im lặng, tôi biết là mắt bà không rời tôi. Maxim cầm tay tôi và phát biểu mấy câu cám ơn một cách thoải mái, tự nhiên, rồi chàng dẫn tôi vào thư viện rồi đóng cửa lại và chúng tôi chỉ còn một mình.
Hai con chó con rời lò sưởi ra đón chúng tôi… Tôi cảm thấy dễ chịu hơn sau khi bỏ mũ và cái khăn quàng cổ lông khốn khổ của tôi. Căn buồng cao và đầy đủ tiện nghi với những quyển sách sắp thành hàng dọc theo các bức tường lên đến tận trần, mấy chiếc ghế bành đồ sộ cạnh lò sưởi lớn và hai cái giỏ cho hai con chó, nhưng chắc chúng chả vào nằm đấy vì thấy trên đệm ghế còn hằn vết chúng. Các cửa sổ rộng nhìn xuống thảm cỏ và đằng sau thảm cỏ người ta nhận thấy xa xa lấp lánh mặt nước biển.
Trong phòng có mùi cũ và bình thản, như thể không khí không được thay đổi luôn, mặc dù có mùi thơm của hoa hồng và tử đinh hương tràn vào. Dù cho không khí vào trong buồng là từ biển hay từ vườn, nó cũng mất mùi tươi tắn ban đầu, nó hòa vào không khí trong buồng với những cuốn sách mốc meo như không bao giờ đọc đến, với mùi của trần có vẽ huy hiệu, những đồ gỗ ảm đảm và của những tấm thảm nặng nề.
Bữa trà được phục vụ ngay, một nghi lễ nhỏ do Frith và một người đầy tớ trẻ nữa thực hiện và tôi không đóng vai trò gì cho đến khi họ rút lui. Rồi trong khi Maxim xem xét chồng thư, tôi nhấm hai mẩu bánh, bóp nát hai mẩu hồng trong ngón tay và uống một chén trà nóng.
Thỉnh thoảng chàng lại ngước mắt lên và mỉm cười với tôi, rồi lại quay về với chồng thư có lẽ đã tập trung từ nhiều tháng nay, và tôi nghĩ là tôi biết rất ít về sinh hoạt của chàng ở Manderley, về những người mà chàng biết, về những bạn bè của chàng, đàn ông và đàn bà, về những hóa đơn mà chàng phải thanh toán, về những lệnh mà chàng ban hành trong nhà. Những tuần lễ cuối cùng vừa qua đã trôi đi rất nhanh, và tôi đã ngồi trong xe bên cạnh chàng qua nước Pháp và nước Ý, chỉ nghĩ đến tình yêu của tôi đối với chàng, nhìn Vơnizơ qua cặp mắt chàng, nhắc lại những câu chàng nói, không đặt những câu hỏi về quá khứ cùng như về tương lai, sung sướng trong niềm hân hoan của hiện tại nhỏ bé và sống động.
Bởi vì chàng vui vẻ, dịu dàng hơn tôi tưởng, nhiệt tình và tươi trẻ hàng trăm kiểu, không còn là Maxim nagỳ tôi gặp đầu tiên, không còn là người lạ ngồi một mình ở bàn ăn khách sạn, nhìn thẳng trước mặt, bao bọc trong vũ trụ thầm kín của mình. Maxim của tôi cười và hát, ném những hòn đá sỏi xuống nước, nắm tay tôi, không còn những vết nhăn giữa những đôi lông mày, không còn gánh nặng trên vai. Tôi biết chàng như một người tình, như một người bạn, và trong những tuần lễ ấy, tôi đã quên mất chàng có cuộc sống kỷ cương, cuộc sống cần phải lập lại, phải tiếp tục như quá khứ, và trải qua mấy tuần lễ đó chỉ như những vụ nghỉ thoảng qua.
Tôi nhìn chàng đọc thư, sa sầm ở bức này, mỉm cười ở bức kia, ném đi bức tiếp theo, và tôi nghĩ rằng nếu không được Chúa phù hộ, cũng có thể bức thư của tôi nằm trong đó, viết từ New York, và chàng cũng thản nhiên đọc nó, hơi băn khoăn bởi chữ ký, rồi đẩy nó đi với một cái ngáp như những bức khác để uống trà. Ý nghĩ đó làm tôi lạnh toát, may mắn nào đã đến với tôi, mặc dù chỉ nhỏ nhoi, nếu không chàng cũng cứ ngồi như thế này trước bữa trà nhưng không nghĩ đến tôi, cũng chẳng luyến tiếc, trong khi tôi ở New York chơi bài lá vơi bà Van Hopper, hàng ngày tôi đợi một bức thu mà không bao giờ đến.
Tôi ngồi tựa lưng vào ghế bành, nhìn khắp xung quanh buồng, cố tạo cho mình một tin tưởng nào đó là thực sự mình có ở đây, ở Manderley, ngôi nhà của tấm bưu ảnh, và tất cả những thứ này đều là của tôi vì tôi đã lấy Maxim.
Chúng tôi sẽ sống với nhau đến già, chúng tôi sẽ uống trà với nhau như hai người già, Maxim và tôi, với những con chó khác kế tục những con này và thư viện cũng có mùi đóng kín và mốc như lúc này. Nó đã qua một thời gian vẻ vang mất trật tự của tuổi thanh niên - những đứa con của chúng tôi – mà tôi thấy chúng nằm trên ghế đi văng với những đôi giầy cao cổ đầy bùn, kéo theo cả một chiến lợi phẩm dây dợ, kiếm gỗ, dao và cung tên.
Trên cái bàn kia, bây giờ sạch sẽ và nhắn bóng sẽ có một chiếc hộp xấu xí đựng những con bướm, và một chiếc khác đầy những chứng chim.”Mẹ không thích có những thứ linh tinh này ở đây, các con hãy mang đi chỗ khác” Và chúng chạy ra, cười nói, gọi nhau, nhưng đứa thứ nhất sẽ ở lại đây chơi một mình, không ồn ào như những đứa khác.
Ảo tưởng của tôi tan biến khi có tiếng mở cửa, Frith cùng với người đầy tớ bước vào để dọn đi bữa trà.
- Bà Danvers hỏi bà chủ có muốn xem buồng riêng không ạ? – Frith hỏi tôi.
Maxim ngước mắt lên khỏi các bức thư và hỏi:
- Bên cánh đông người ta đã làm gì?
- Thưa ông, theo ý kiến tôi rất đẹp ạ! Thợ người ta đã để lộ thiên tất cả và bà Danvers đã lo là không làm xong kịp. Nhưng thứ hai tuần trước họ đã ra về cả rồi. Ông bà mà ở bên ấy thì đẹp lắm, phía nhà bên ấy rất vui.
- Anh đã thay đổi àh? – tôi hỏi.
- Anh chỉ bảo trang trí lại và quét voi khu bên đông mà anh muốn dành cho chúng ta. Như Frith nói, bên ấy vui lắm, nhìn xuống vườn hồng rất đẹp. Đó là phía các buồng bạn bè hồi còn mẹ anh. Anh đọc thư xong sẽ đi với em. Đây là một cơ hội tốt đẻ em sang bên đó làm quen với bà Danvers. Đi ngay đi em!
Tôi từ từ đứng lên, lại thấy rụt rè, và tôi bước ra hàng hiên. Tôi muốn đợi chàng và nắm tay chàng đi thăm các buồng. tôi không muốn đi một mình với bà Danvers. Lúc này hàng hiên không có người, trông nó sao mà lớn thế! Tiếng bước chân tôi vang lên trên sàn và trần nhà lại dội chúng xuống và tôi thấy khó chịu đã gây ra nhiều tiếng động quá, như trong nhà thờ. Chân tôi bước phát ra một tiếng động ngốc nghếch và tôi nghĩ là ông Frith với đôi giầy đế dạ sẽ xét sai về tôi.
- Lớn quá ông nhỉ! – tôi nói với thứ nhiệt liệt bắt buộc của học sinh, nhưng ông ta trả lời một cách rất nghi thức.
- Thưa bà vâng, Manderley là một ngôi nhà lớn. Hành lang này trước kia dùng để tiệc tùng. Những buổi lễ khác người ta cũng bày nhiều bàn lớn, hoặc tổ chức những buổi khiêu vũ. Và công chúng có thể được vào mỗi tuần một lần.
Một cái bóng đen đợi tôi ở trên cao cầu thang và cặp mắt quầng nhìn tôi mãnh liệt từ trong đáy chiếc đầu lâu. Theo bản năng, tôi tìm ông Frith khỏe mạnh, nhưng ông ta đã biến đâu mất từ đầu hành lang phía đằng kia.
Một mình tôi với bà Danvers. Tôi theo các bậc cầu thang lớn lên gặp bà, trong lúc đó bà đứng đợi tôi, lặng lẽ, hai tay khoanh trước ngực, cặp mắt nhìn trừng trừng vào tôi. Tôi cố gắng mỉm cười với bà mà bà không cười đáp lại, và tôi cũng chẳng muốn nữa, nụ cười của tôi không lý do, ngốc nghếch, quá rộng và không tự nhiên. Tôi nói:
- Mong rằng tôi không làm bà phải chờ lâu.
- Tôi xin phục vụ bà.
Bà Danvers nói rồi tiến lên đi phía trươc tôi về phía hành lang tiếp theo. Chúng tôi đi qua một bậc đầu cầu thang rộng và trải thảm, rồi rẽ sang trái và đi qua một cánh cửa bằng gỗ sên, đi xuống một cầu thang hẹp, lại đi lên một cái nữa đến một cái cửa, bà mở ra và đứng né cho tôi vào. Bên trong là một thứ phòng khách có một đi văng, mấy chiếc ghế bành và một bàn giấy. Nó mở vào một buồng lớn có hai giường với những cửa sổ rộng và một phòng tắm tiếp giáp. Tôi đi thẳng đến cửa sổ và nhìn ra ngoài. Vườn hồng trải ra ngay dưới chân tôi và cũng lá cánh đông của sân thượng. Bên kia vườn hồng, một bãi cỏ xanh dịu chạy đến tận khu rừng.
- Ở đây không trông thấy rừng àh? – Tôi hỏi.
- Ở cánh bên này thì không, - Bà Danvers đáp. Người ta cũng không nghe thấy nữa. Người ta không ngờ là nó ở rất gần đây.
Bà nhấn mạnh đặc biệt đến “cánh này” để xen vào đấy ý muốn nói là khu nhà chúng tôi đang đứng có vẻ gì kém hơn.
- Đáng tiếc! – Tôi lại thích biển.
Bà ta không trả lời mà cứ tiếp tục nhìn tôi, hai tay chắp trươc ngực. Tôi nói tiếp:
- Nhưng đây là một căn phòng rất đẹp và tôi tin là tôi sẽ thích lắm. Hình như nó được sắp xếp lại để đón chúng tôi. Lúc trươc nó thế nào?
- Giấy dán tường của nó màu hoa cà và những tấm rèm khác. Ông Winter không thích nó lắm nên trươc kia chỉ được dùng làm phòng tiềp khách. NHưng ông Winter lại viết thư về bảo chúng tôi dọn dẹp để đón tiếp bầ.
- Trước đây ông chủ không ngủ trong căn buồng này àh?
- Thưa bà không. Ông không bao giờ ở bên cánh này.
- Ôi! – Tôi không hiểu.
Tôi đến bàn trang điểm và chải bộ tóc. Hành trang của tôi đã được mở ra, bàn chải của tôi đã để trên bàn. Tôi vui lòng là Maxim đã tặng tôi hòm chải đầu này và thấy nó ở đây bầy ra trước mắt bà Danvers. Nó còn mới và giá đắt, tôi chẳng phải xấu hổ về nó.
- Chị Alice đã dỡ hành trang của bà. Chị ấy là nữ hầu và sẽ phục vụ bà trong khi chờ đợi người hầu phòng của bà tới.
- Tôi không có hầu phòng, - Tôi ngượng nghịu nói. – Nhưng tôi tin chắc là chị Alice sẽ phục vụ tốt.
Bà ta có cái vẻ mà tôi đã thấy lúc tôi làm rơi đôi găng một cách vụng về.
- Tôi e rằng như vậy không được lâu. Thông thường một người ở địa vị bà phải có hầu phòng.
Tôi đỏ mặt. Tôi đoán rõ điểm che giấu dưới mấy câu nói đó, tôi nói:
- Nếu bà thấy là cần thiết, bà có thể tìm cho tôi một người, một thiếu nữ nào đó vào tập sự.
- Tùyý bà!
Sau đó là im lặng. Tôi rất muốn bà ra đi. Tôi tự hỏi bà đứng đó làm gì để rình mò tôi, hai tay chắp trước ngực?
- Hẳn bà đã đến Manderley từ lâu rồi, - Tôi nói để cố nối lại câu chuyện, - lâu hơn bất kỳ ai ở đây?
- Không bằng Frith. Frith đã ở từ thời còn cụ cố. Lúc đó ông Winter đây còn bé.
- À! … vậy là sau đó bà mới đến?
- Vâng, sau đó. Tôi đến lúc cưới bà De Winter thứ nhất! – bà nói và giọng của bà vẫn âm thầm giờ đây sôi nổi hẳn lên một cách đột ngột và cặp má gầy của bà hơi nhuốm màu.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Rebecca (Tiếng Việt)
Daphné Du Maurier
Rebecca (Tiếng Việt) - Daphné Du Maurier
https://isach.info/story.php?story=rebecca_tieng_viet__daphne_du_maurier