Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Những Ngõ Phố
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 8
T
hư đứng lại trước một tòa nhà ba tầng ở cuối đường Lý Thường Kiệt. Đấy là một trường học cũ có những vòm cửa cuốn đồ sộ. Bây giờ, một bộ phận của cơ quan giáo dục thành phố đóng. Tòa nhà uy nghiêm, lạnh lẽo. Đến lúc trông thấy đằng góc sân có những luống rau cải, những giàn dưa chuột, người ta mới nhớ ra đấy là cơ quan của ta, chỗ nào thừa đất, mọi người cũng chịu khó tăng gia.
Thư đến chỗ Trử. Nhưng rụt rè không dám vào. Chị đi qua một lần nữa, vòng đằng kia. Bờ rào ô rô xanh kịt phía tay trái kéo dài trước mặt, tiếp theo cái tường gạch lởm chởm. Vào mùa này, trời mưa như rây bụi. Những đám mây tưởng như ở đầu mái nhà cao ùn lên, tan mờ bàng bạc trên những làn dây điện chăng ngang. Mưa bụi dai dẳng, không ra cơn, không ra lúc - ngày lại ngày.
Chợt nghe tiếng cười khanh khách trong bờ rào ô rô. Tiếng thằng Lâm. Chị Thư giật mình. Chị nhìn ghé qua búi ô rô rậm rịt lởm nhởm gai, trông thấy Trử và Lâm. Hai cậu cháu loay hoay trên luống rau cải cuối vụ, mải làm đến cởi cả áo, treo lên giàn dưa.
Lâm mặc may ô mới tinh - chắc cậu mới mua cho. Mắt nó cười ánh lên, thật vui. Chị Thư cảm thấy ấm áp hẳn trong lòng. Bấy lâu, mẹ con chỉ giày vò nhau, lúc khóc lóc, lúc đánh đập, không khi nào yên. Làm sao thấy được lại cái vui như ngày Lâm còn bé. Nghĩ vậy, chị Thư muốn khóc.
Chị Thư nghe cả tiếng nhổ cây cải, bẻ những tàu lá to, ngồng cải gãy cục cục. Những tiếng ấy quen thuộc đối với bàn tay bếp núc và người thạo vườn ruộng như chị Thư, nhưng chị Thư nghe lúc này sao nó lạ tai. Có lẽ bởi đấy là con mình đương làm. Thằng bé, từ thuở lọt lòng, chỉ những quấy nũng, mẹ càng chiều càng hư, mẹ buồn quá rồi mẹ lại đánh nó, rồi mẹ khóc mà không biết làm thế nào.
Tiếng ríu rít cười nói đã xa luống rau. Hai cậu cháu xách áo, ôm cải đương đi vào trong nhà. Chị Thư không còn thấy rụt rè như lúc nãy. Chị Thư theo bờ tường, đi thẳng vào cổng. Rồi nhìn xuống dãy nhà cuối sân, thấy cậu cháu Lâm đương hí húi rửa tay chân chỗ vòi nước.
Trử ngẩng đầu, thấy chị Thư. Trử nhận ngay ra. Chị vẫn như xưa. Chỉ có vóc người gầy nhỏ hẳn đi.
Trử cười, nói to, tự nhiên như đã gặp chị - vẫn gặp chị thường ngày.
– Em biết chị thế nào cũng đến được đây mà.
Trong khi, Lâm đứng trân trân nhìn mẹ. Ở cậu bé, điều gì vừa lạ, vừa hý hửng, vừa lo. Những mới lạ, những niềm vui tỉnh táo đầu óc mấy hôm nay khiến Lâm như cái cây được tưới nước. Bỗng mẹ Lâm hiện ra. Lâm thương mẹ. Nhưng nghĩ đến cái khóa, cái roi, Lâm lại rờn rợn, thấy tủi nhục. Lâm cúi đầu, không muốn nhìn.
Trử giục:
– Lâm kìa, chào mẹ nào.
Lâm ấp úng, lí nhí trong miệng. Chị Thư cười như mếu, mắt rơm rớm.
Chị Thư hỏi:
– Cậu ở đây à?
– Vâng. Mời chị vào.
Thư theo Trử vào gian phòng nhỏ, cuối dãy. Mọi người xúm lại, nhặt rau, làm cơm trưa. Bữa cơm canh cải nấu gừng, thêm bát muối vừng. Chỉ thế thôi, nhưng Thư cũng không để ý. Thư chỉ cảm thấy lâu lắm mới lại được ấm áp gia đình như thế.
Thư ở đến tận tối. Một ngày chủ nhật đầy đủ, quây quần của chị em Thư. Còn cả cơ quan thì vắng tanh. Ngày chủ nhật các cơ quan xuống đường phố tham gia công tác.
Hai chị em ngồi trông ra khoảng sân rộng trước mặt. Đã dứt mưa từ lâu. Bấy giờ chiều, nắng nhạt lốm đốm đuổi bóng lá xà cừ trên khoảng đất mịn. Người đi ngoài đường phố kéo xuống Bờ Hờ, càng chiều càng đông.
Bờ hồ Hoàn Kiếm, nơi hò hẹn và gặp gỡ của một thành phố còn ngổn ngang bề bộn. Người các cơ quan từ chiến khu về, chủ nhật mới có thì giờ để đi xem ngắm đường phố. Những cán bộ miền Nam tập kết, chưa đến Hà Nội bao giờ, thích hẹn gặp nhau ở Bờ Hồ. Cứ đi quanh vài vòng hồ, thế nào cũng gặp người quen. Quảng Nam, Bình Định, Sài Gòn, Bến Tre... Ngày chủ nhật, bờ hồ đông ghê người từ sớm tới khuya.
Trử ý tứ, không hỏi hoàn cảnh chị. Trử cũng không kể lại chuyện cái khóa xích mà hôm cõng Lâm về nhà anh Bốn. Chắc lão Ba Tê đã nói tất rồi. Có thể, chị đã hỏi thăm cả My Lan. Có thế mới tìm được tới đây.
Trử nói:
– Cháu Lâm nó biết nghe lắm. Phải giảng giải cho cháu nghe ra... Làm cho cháu hiểu, chị ạ.
Trử tránh không nói đến đánh mắng, roi vọt, nhưng Thư trạnh nghĩ, mủi lòng.
– Cậu ơi!
– Em biết chị thương cháu...
Trử nhìn chị, rồi thong thả nói:
– Chị Thư ạ, bây giờ em sắp đặt thế này. Em đã xin học cho cháu. Cháu Lâm sẽ đi học. Đừng để cháu lêu lổng nữa.
Chị Thư thẫn thờ:
– Nó cũng được đi học a?
Trử hiểu câu chị hỏi, càng thương.
Trử nói:
– Trẻ con đến tuổi đi học thì được đi học, em nào cũng thế.
Chị Thư vẫn ngạc nhiên, nhưng bây giờ thật thà hỏi:
– Người ta bảo nó là...
Trử cười:
– Ối chà, vớ vẩn. Trẻ con đương tuổi ăn học, phải được ăn học. Còn chị nữa.
Chị Thư cúi mặt, rồi ngẩng lên, nhìn em:
– Tôi, tôi sao?
– Chị cũng phải thu xếp đi làm.
– Cậu bảo tôi làm gì bây giờ?
– Chạy hàng chợ giời là tạm bợ thôi. Bây giờ thành phố đương xây dựng, khối việc làm, việc này việc khác, chẳng thiếu. Em cũng đã có đơn xin công tác cho cô My Lan.
– My Lan?
– Còn đương xin, chị ạ.
– Cái cô My Lan ấy...
– Vâng, My Lan.
– Không phải người đứng đắn đâu.
– Hoàn cảnh cũ của con người đấy thôi.
– Cậu đã có thế nào với nhà cô ta?
– Chị đừng hỏi em thế.
Trử nghiêm mặt. Thư biết Trử không bằng lòng. Thư nói lại việc lúc nãy:
– Ừ cậu cứ tìm cho chị việc làm. Chị không muốn chạy vạy thế này đâu. Nhưng tôi sợ chẳng ai nhìn nhận mẹ con tôi. Người ta bỏ tù mẹ con nhà mày. Có người bảo thế. Chị sợ, chị tủi, không dám dàn mặt cả với cậu. Cái thân chị bây giờ...
Trử an ủi:
– Em hứa với chị rồi.
Thành phố đã lên đèn. Những tiếng ồn ào ngoài đường vọng lại đằng cuối sân. Thư hồi tưởng lại như ngày còn tấm bé, còn ở vùng hồ ao trên Ngọc Hà. Mẹ chết ở cái lều tranh đầu đầm nước. Còn lại hai chị em. Những năm tháng cay đắng ấy để lại trong chị em biết bao thương cảm - đột nhiên, giữa buổi chiều êm đềm này, lại trở lại, lặng lẽ tưởng như vẫn ngày nào, càng thân thiết hơn. Thư nghĩ đến rồi thằng Lâm được đi học, mình được đi làm việc, rồi một ngày kia...
Thư hỏi Trử:
– Còn cậu, cậu định thu xếp cho cậu thế nào?
Trử cười to:
– Em a? Em thu xếp rồi. Em phải lo cho em trước tiên chứ.
Thư cười mỉm.
– Mới ngày nào mà chóng thật...
– Mấy năm sau em đi làm liên lạc cho bộ đội. Rồi em được đi học văn hóa.
– Công tác của cậu thì chị biết là thế này rồi. Chị hỏi cậu thu xếp việc nhà kia.
Trử cười to hơn.
– Em cũng thu xếp rồi.
– Cậu có mợ ấy ở ngoài hậu phương rồi a?
– Chưa, chị ạ.
– Thế là thế nào?
– Thế là thế này. Em chưa nghĩ đến việc lập gia đình.
Rồi Trử cười to.
Tiếng còi tàu rộn rã xa xa. Chuyến tàu Nam lên, xuyên ngang bóng đêm thành phố rung rinh ánh điện. Loa phóng thanh mắc trên lưng cây nhội ngoài đầu đường, đương phát tin tình hình vùng bắc Quảng Nam.
Trử đứng dậy, chăm chú nghe.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Những Ngõ Phố
Tô Hoài
Những Ngõ Phố - Tô Hoài
https://isach.info/story.php?story=nhung_ngo_pho__to_hoai