Chương 7 - Nguyễn Trường Tộ Với Vấn Đề Sinh Tài
iền tài là huyết mạch của một nước cũng như của một nhà. Muốn cho nước cường, dân mạnh, trước hết phải lo đến vấn đề sinh tài. Vì thế ông Nguyễn Trường Tộ lưu tâm đến việc ấy hơn cả. Ông viết: ‘’Tiền của mà nhiều, lương thực sẽ đủ, khí giới sẽ tinh, thành trì sẽ bền, của kho sẽ thừa thãi; bao nhiêu sự lợi đếu tiến lần lần, bao nhiêu sự hại đều giảm bớt đi. Khi gặp sự đại biến, chỉ lấy trong kho ra mà dùng, khỏi phiền nhiễu đến dân, ích lợi kể không xiết được’’ (Điều Trần về Lục lợi, tháng 5 năm Tự Đức thứ 17-1864).
Vả lại muốn dạy dân nhân, nghĩa, lễ, trí, tín phải lo cho họ cơm no áo ấm đã. ‘’gặp cơn đói khó cứu khỏi chết còn chưa kịp. còn nói gì đến lễ nghĩa. Cho nên xưa kia thày Mạnh nói điều nhân, thường phải, dựa vào ‘’hằng sản’’, Đức Khổng Tử nói điều tín cũng cho ấm no đã. Xét đến chân lý thì thâm ý của hai bậc thánh hiền đều cho sự giàu có đứng trước sự giáo hóa’’. (Điều trần về việc học tập, ngày 23 tháng 7 năm Tự Đức thứ 19-1855).
Nhưng muốn giàu thì phải dùng phương pháp gì? Theo ý ông, dân có giàu nước mới thực giàu. Vậy làm giàu chỉ là nhân cái lợi tự nhiên của trời đất rồi mở mang ra, nghĩa là nhà nước phải tìm cách khuyết trương canh nông, kỹ nghệ và thương mại.
Về canh nông, ông đặt ra một chương trình rất chu đáo xin nói riêng ở mục sau.
Về kỹ nghệ, ông nghiệm thấy ở nước ta còn kém sút quá. Chỉ vì người mình vẫn có cái thành kiến cho nghề làm thợ là một nghề hèn, cho nên cùng lắm người ta mới chịu học công nghệ. Thành kiến đó phần nhiều do ở phái nhà nho mà ra. Ông buồn rầu nhận thấy rằng các nhà nho học sách mà không hiểu nghĩa sách, vì theo kinh, sử thì các bậc đại thánh cũng rất trọng thực dụng chứ không chuyên về văn chương. Như các Vua Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế bày ra đồ khí dụng, Vua Nghiêu Vua Thuấn bày ra trăm nghề và chỉnh đốn sáu kho. Thế mà người mình thì chỉ đổ xô vào từ chương thi phú mà thôi.
Bởi thế, muốn mở mang kỹ nghệ trong nước, trước hết ông mong Triều Đình tỏ cho dân biết rằng nhà nước không những chỉ trọng đãi hạng học trò mà còn quý cả mọi nghề. Bất cứ làm nghề gì mà có tài cũng được nhà nước khuyến khích, tưởng lệ, như thế mọi người mới đua nhau học nghề để theo sở đắc của mình và làm giàu cho nước.
Nhưng học nghề cần phải có trường, có thày, có sách. Trong tờ điều trần ngày 12 tháng 2 năm Tự Đức thứ 21, ông có bàn đến cách tổ chức một trường kỹ nghệ và việc mượn thày ngoại quốc dạy học trò. Còn sách thì ông xin ‘’tìm trong sách nho có những chỗ nào nói về cơ xảo, dù một câu một chữ cũng lấy cho hết mà đính chính lại và lựa các sách Tây nói về các việc nhật dụng thường hành rồi góp nhặt mà phiên dịch ra’’. (Tế cấp bát điều, điều thứ tư khoản, thứ ba).
Nhân lúc bấy giờ nhà nước sắp cho phái bộ qua Pháp về việc ba tỉnh phía Đông, ông khuyên nên cho mua những thứ máy móc ‘’rẻ tiền và có thể đem về làm kiểu mẫu được’’ (Điều trần ngày 27 tháng 6 năm Tự Đức thứ 19-1866).
Vả lại khi ông còn ở Pháp, ông có đi xem cẩn thận nhiều nhà máy, ông có mua mấy quyển sách dày và ông có trực tiếp giao thiệp với một người chủ xưởng làm đồ sắt, con một người có thế lực ở Thứ dân nghị viện. ‘’Chúng tôi trọ tại nhà công tử ấy đúng một tuần lễ, đã tỏ cho y biết rằng: Nước ta rất muốn chung sự ích lợi với nước Pháp, y nghe lời lấy làm thích lắm. Tôi lại nói với y rằng: ‘’Đợi khi về nước, tôi sẽ đem những công cuộc trong xưởng của ông mà tâu với Triều Đình, để có cần mua món gì thì nhờ ông bán cho như khi bán cho Nhật Bản và Xiêm La; hoặc có dịp tiện thì lại nhờ ông gửi vài người qua nước Nam để lập những lò sắt y như các lò xưởng của ông. Nhưng việc này tôi còn bẩm với Triều Đình, mau chậm chưa biết được’’. Nghe thế y bằng lòng đảm nhận lấy cả, nếu Triều Đình ưng thuận như lời tôi nói với y’’ (Điều trần ngày 23 tháng 2 năm Tự Đức thứ 21-1868).
Cái hoài bão lớn lao của ông Nguyễn Trường Tộ rút cục không được Triều Đình lưu tâm đến, mà bao nhiêu công lo liệu của ông về việc mở mang kỹ nghệ cũng chỉ là công uổng mà thôi.
Về thương mại ông cũng có những ý tưởng rành mạch và rộng rãi. Ở thời ông, việc buôn bán trong nước ta còn thô sơ quá; ngoài những người đàn bà buôn thúng bán mẹt, quanh quẩn ở những quán chợ lụp sụp, sự giao dịch trong nước đều ngưng trệ, bế tắc; còn nói gì đến cuộc thông thường với ngoại quốc!
Trước hết, ông nghĩ đến việc giao thông trong nước: Hồi ấy chưa có xe lửa, việc vận tải tất nhiên phải theo đường thủy. Thế mà từ Kinh Đô ra Bắc Hà chỉ có thể đi đường bể được thôi, chứ không có một con sông đào nào nối liền các tỉnh trong nội địa. Thành thử thuyền bè đi lại một là bị đắm chìm vì những cơn giông tố, hai là bị giặc tầu ô cướp bóc hãm hại. Cho nên ông xin tự đứng trông nom công việc đào một con sông lớn từ Hải Dương đến Kinh Thành Thuận Hóa. Ông cam đoan làm việc ấy được trọn vẹn vì ông đã xét kỹ càng địa thế mọi nơi và đã học cách đào sông. (Chính nhờ có ông giúp mà ông Tổng Đốc An Tĩnh Hoàng Tá Viêm mới có thể đào xong cái kênh Sắt ở Nghệ An năm Tự Đức thứ 19-1866). Cái kênh ấy nghe nói Cao Biền đã phải bỏ dở mà Nhà Hồ cũng đã chịu khoanh tay, ấy thế mà khi nhận được thư của ông Hoàng Tá Viên khẩn khoản nhờ ông chỉ bảo, ông đứng trông nom có ít lâu, công việc hoàn thánh một cách mỹ mãn.
Ông rất tin ở tài nghệ của ông, nên ông nói: ‘’Làm cho đúng cách thì núi cũng đào được!’’ Ông lại xin nắm lại cho thẳng những khúc sông cong queo để tiện việc chở hàng.
Trên những con sông ấy, muốn có thuyền vận tải, ông nhận tự chế ra mẫu thuyền theo cách thức ở Âu Tây, thuyền bé mà chở được nhiều.
Ở hai bên bờ sông, ông xin cho đắp đường ‘’bắt bò và ngựa vận tải để giảm bớt sức người’’ (Khoản thứ ba trong ba khoản phụ vào ‘’Tế cấp bát điều’’.
Đấy là việc giao thông trong nước. Còn về việc thông thương với nước ngoài, ông có trình bày rõ ràng cách thức mua hỏa thuyền để đem hàng hóa ra hải ngoại:
‘’Cứ tính chung hỏa thuyền của các nước, thân tầu rất tốt và giá rất rẻ, thì chỉ ở nước Hoa Kỳ, nhưng xưởng đóng tầu nhiều nhất thì ở nước Anh. Hỏa thuyền của nước Pháp một nửa mua ở nước ấy. Các nước ở Âu Tây cũng nhiều nước mua ở đó. Nếu ta muốn mua tầu, tất nhiên cũng phải theo họ. Lại phải chọn người đã hơi biết các thứ máy móc, lựa được thứ nào tốt xấu, chứ cứ tin theo lời nói của nhà buôn thì e có tệ hại mà ta không rõ. Tôi trộm nghĩ hiện nay người Nam ta hơi biết máy móc, biết sức mạnh của hơi nước và biết các lẽ sửa sang, e không có ai hơn tôi được’’ (Điều trần về việc mua hỏa thuyền ngày tháng không rõ).
Không những ông muốn nhà nước mua tầu, lại còn muốn lập xưởng đóng tầu, lại còn muốn lập xưởng đóng tầu ngay ở trong nước nữa: ‘’Lúc đầu mới làm chưa chắc được tinh xảo. Lúc đầu mới làm chưa chắc được tinh xảo, trước vụng sau khéo, trước thô sau tinh, lâu ngày rồi cũng có thể thông hiểu cái nguyên lý. Họ là người bậc nào? Lúc đầu chẳng qua cũng như ta đó thôi. Cốt sao có khí cụ làm khuôn mẫu, rồi nhân đó mà cải cách ra, làm khuôn mẫu, rồi nhân đó mà cải cách ra, làm những thứ cơ xảo khác’’.
Cơ quan giao thông đã có đủ rồi thì việc buôn bán với nước ngoài có thể một ngày một bành trướng.
Nước ta vẫn có nhiều hải lợi, lâm lợi, thổ lợi, khoáng lợi, đem bán ra ngoại quốc chắc được nhiều lãi: ‘’như đồng và thiếc ở Bắc kỳ vốn chỉ có một quan, mà đem bán cho người ngoài thì đến tám quan. Ngoài ra những tơ, gai, cá, muối cũng được lợi như vậy’’.
Ông nghĩ cả đến việc đem tơ Vân Nam ra bán ở nước ngoài nữa, khác nào kiểu thống quá giao dịch ngày nay.
Về việc nhập cảng, ông mong nhà nước theo phương pháp bảo hộ mậu dịch, để bên vực cho các sản vật trong nước: ‘’Ở Âu Tây phàm những hàng hóa ngoại quốc, bất luận hàng gì đều tùy theo giá đắt rẻ mà đánh thuế gấp đôi các hàng hóa trong nước. Đến những xa xỉ phẩm không quan thiết đến sinh mệnh của dân gian thì họ đánh thuế gấp bội lên (Tế cấp bát điều, điều thứ ba).
Muốn việc buôn bán được phát đạt, ông xin Triều Đình hậu thưởng ‘’những người thương hộ nào biết hợp cổ đi buôn mà tiền vốn được trên trăm vạn’’.
Những điều đề nghị của ông về vấn đề sinh tài, nếu được lọt tai nhà cầm quyền từ ngày ấy, thì mỗi ngày một mở mang thêm, dân ta đâu đến nỗi còn nghèo!
Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Trường Tộ - Nguyễn Lân Nguyễn Trường Tộ