N
ăm Tân Mão,Hùng Vương sai bề tôi của mình xưng họ là việt thường (việt thường thị ) dâng chim trĩ trắng cho nhà Chu.Do ngôn ngữ bất đồng,Chu Công (1)sai phiên dịch ba lớp,sau đó mới vào.Chu Công hỏi:"Giao Chỉ cắt tóc ngắn,xăm lên thân mình,để đầu trần,đi chân đất,đốt nương làm rẫy,ăn trầu,nhuộm răng đen,làm sao lại như vậy?"
Sứ giả đáp:"cắt tóc ngắn để vào rừng núi cho tiện,xăm mình giống như hình dạng Long Quân để bơi lội trong nước,giao long không dám làm hại,đốt nương làm rẫy để tránh nóng bức,ăn trầu để trừ ô uế,nên thành răng đen ".
Chu Công nói;"Ân đức không ban thì người quân tử không hưởng lễ,Chính lệnh không tới thì người quân tử không nhận người nơi đó làm bề tôi,". Và,ghi lời thề của Hoàng Đế:"Giao long không được phạm!",rồi trọng thưởng cho sứ giả và cho về.Sứ giả trở về,bị lạc đường.Chu Công ban cho năm cỗ biền xa,đều có kim chỉ nam.sứ giả lên xe,từ bờ biển Phù nam,Lâm ấp,đi một năm thì về đến nước mình.vì thế,xe chỉ nam thường làm hướng đaọ.cho nên Khổng Tử viết sách Xuân thu thấy nước Văn lang không rõ phong hóa,không tường trị loạn,không truyền ở triều,nên bỏ đi mà không chép.
(1)Chu Công tên là Đản,người có công lao làm cho văn minhTrung Hoa tiến nhanh.Khổng Tử phục ông gần bằng Nghiêu,Thuấn.Sách xuân thu viết về lịch sử nước Lỗ,quê hương của Khổng Tử.