Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Người Thổi Thủy Tinh Xứ Murano
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 6: Chiếc Gương
N
ora nhìn hình phản chiếu của mình và biết cô vừa phạm một sai lầm khủng khiếp. Cô lẽ ra đã không bao giờ đến đây. Không có một sự kiên quyết nào trong ánh mắt trước đó đã ở đấy.
Mình thấy chân dung một kẻ ngốc đang nháy mắt.
Đó là ngày thứ hai của cô ở Venice và cô đang trong một chuyến đi đến Murano do khách sạn tổ chức. Mỗi năm hàng ngàn du khách được đưa bằng thuyền qua Murano, máy chụp hình trong tay. Có vẻ là họ đã đến để làm một vòng quanh các xưởng thủy tinh và trầm trồ thán phục tài nghệ của thợ thổi thủy tinh. Thực ra, những chuyến tàu như vậy đối với người Mỹ và người Nhật giàu có chỉ hơn một vòng mua sắm một chút. Trọng tâm chuyến đi của Nora đã có trước đó – một vòng năm phút quanh tầng xưởng. Cô nhìn những người đàn ông làm việc, thổi và nặn hình thủy tinh. Một sổ họ có ý định nghiêm túc, một số có kiểu bộ tịch làm hài lòng đám đông. Cô nhìn tòa nhà và những lò lửa, và biết chúng hầu như không đổi suốt bốn trăm năm. Cô rất muốn là một phần của nó, biết mình có thể làm một chút cái mà những người đàn ông này làm. Cô đứng, say sưa, bị một đám đông người Đức sốt ruột háo hức chen lấn, để đến được cửa hàng.
Để họ có thể mua một thứ làm đề tài trò chuyện bên bàn ăn tối ở Hamburg của họ, và nói với Helpmanns trong giờ cà phê, ‘Phải, chúng tôi đã mua thứ này ở Venice, thủy tinh Murano thổi chính hiệu đấy, các anh biết không’.
Đây là mục đích của họ - khu vực mua sắm rộng lớn này, sáng trưng, trắng tinh sạch sẽ, và rực rỡ thủy tinh đủ loại. Những chiếc cốc đứng thành hàng trên kệ, hàng lối thứ tự của chúng bị những chuỗi đường xoắn ốc đủ màu sắc quanh chân chúng đảo ngược. Đèn chum và những giá nến có chi tiết Ba-rốc thật kinh ngạc treo thòng trên trần nhà, chen nhau như cành cây trong một khu rừng kì ảo nào đó. Chim muông dường như được nặn ra phún thạch với đủ sắc thái của hai màu cam và đỏ. Những vật tinh xảo có độ sáng và bề mặt băng rạn chen chúc cùng những món đồ thế kỷ mười chín xấu xí kinh khủng. Những con chim núng nính mãi hoài chẳng phải hót trong mấy cái lồng mắt cáo. Còn trên các bức tường treo đầy gương soi, đủ kích cỡ, như một bộ sưu tập tranh chân dung chỉ làm nổi bật kẻ chiêm ngưỡng chúng mà thôi. Ta sẽ đóng khung gương mặt của ngươi, là lời hứa không đổi của chúng. Ngươi là đối thể của ta. Ta sẽ làm cho ngươi xinh đẹp. Cho đến khi ngươi đi qua ta và gương mặt khác nhìn chăm chăm vào sâu thẳm của ta. Bấy giờ chỉ nét mặt đó mới là cái ta quan tâm.
Giờ đây Nora đang nhìn vào một cái như thế.
Thảo nào một cái gương được gọi là gương soi. Chúng ta tất cả đều tìm kiếm cái gì đó khi ta nhìn chăm chăm vào một tấm gương. Nhưng hôm nay mình không nhìn mình, mà nhìn chính thủy tinh. Thủy tinh, thủy tinh mới là vấn đề.
Một câu thần chú để cô can đảm trở lại. Cô nhìn qua khung gương tìm sự trấn an. Kết quanh nó là những bông hoa thủy tinh với vẻ tinh tế, sắc màu làm cô cảm thấy như mình có thể ngắt ra một bông hoa và ngửi hương thơm của nó. Kỹ xảo như thế đã thuyết phục cô – không đi tiếp nữa, mà trở về.
Mình thật điên rồ. Mình sẽ xem quanh chút nữa và rồi về thẳng một mạch về nhà, về London. Mình hẳn đã điên rồ mới nghĩ là mình có thể đến đây và mong chờ một quyền gia nhập vào một trong những nghề cổ xưa nhất và khéo léo nhất ở Venice. Chỉ dựa vào tên của mình và những tài vặt của riêng mình.
Cô nắm chặt bìa hồ sơ đen khổ A4 mà cô đã mang bên mình. Nó cất những tấm hình láng bóng chụp tác phẩm thủy tinh cô đã triển lãm ở phố Cork. Cô đã tự hào về nó, cho đến khi cô nhìn thấy căn phòng này.
Điên rồ, mình sẽ đi.
"Cái gương này thật đẹp: thủy tinh Fiorato. Cô có muốn xem danh sách tất cả các mặt hàng không?"
Tiếng nói vẳng gần lại bên tai cô, làm cô choàng tỉnh khỏi giấc mộng mị buồn nản. Tiếng nói là từ một trong những quý ông nhẵn nhụi, ăn mặc tử tế đang giúp khách mua hàng. Ông ta có vẻ lớn tuổi, như chủ, tử tế. Ông có thể thấy là mình đã làm cô ngạc nhiên, và trông hối tiếc.
"Xin lỗi, cô là người Ý?"
Nora mỉm cười, xin lỗi vì phản ứng của mình.
"Không, không phải người Ý". Giờ không phải lúc giải thích phả hệ của cô. "Là người Anh".
"Tôi xin lỗi", quý ông nói bằng tiếng Anh chuẩn xác. "Nhưng quả là cô có cái vẻ người Ý. Một Botticelli", ông mỉm cười cực kỳ quyến rũ. "Cô có muốn xem catalogue và bảng giá của chúng tôi?"
Nora thu hết sự quả quyết sau cùng của mình. Chuyện ông nhìn cô ra một người Ý dường như là lời mời đến một cơ hội cuối cùng. "Thật ra, tôi muốn hỏi thăm về một việc làm".
Tức thì thái độ của người đàn ông thay đổi. Nora đã tuột, trong mắt ông, từ một khách hàng giàu có xuống thành một tây ba lô không ra gì. Ông nhận được những hỏi thăm tìm việc làm trong cửa hàng như thế mỗi ngày. Sao tất cả bọn họ lại không đến Tuscany mà hái nho? "Thưa cô, tôi lấy rất làm tiếc nhưng chúng tôi không nhận người nước ngoài làm việc trong cửa hiệu".
Ông ra ý bỏ cô lại đấy. Cô nói, tuyệt vọng, "Tôi không có ý là ở cửa hiệu. Tôi muốn làm việc ở xưởng. Như một người thổi thủy tinh".
Cô không rõ lời yêu cầu nghe có vẻ lố bịch hơn bằng tiếng Anh hay tiếng Ý.
Người đàn ông giễu cợt. "Điều cô gợi ý là không thể được. Công việc ấy đòi hỏi nhiều năm đào tạo. Đó là một nghề kỷ xảo cao. Một nghề của Venice. Và," cái này là với bím tóc vàng của cô, "nghề của đàn ông". Ông quay đi khỏi cô sang một cặp người Đức đang tranh luận to tiếng về một bộ cốc nhỏ.
"Khoan đã", Nora nói bằng tiếng Ý. Cô biết mình phải đi, nhưng không thích chuyện này. Không, khi một người đàn ông cho cô là một kẻ ngốc, một sự khó chịu. Cô không thể bị xua đuổi kiểu này. "Tôi muốn mua cái gương này". Cô muốn có cái gương hoa để mang về London. Cô đã nhìn chăm chăm vào nó trong khi giấc mơ của cô đã chết và những bông hoa sẽ nhắc nhở cô nó đã từng là một giấc mơ đẹp ra sao.
Liền một mạch, người đàn ông lại đổi cung cách. Với sự quyến rũ mượt mà, ông ra lệnh cho người ta gói chiếc gương lại và dẫn Nora xuống dưới lầu đến bàn gửi hàng. Ông hỏi một địa chỉ ở Anh và Nora, bất thần không suy nghĩ, đã cho địa chỉ của mẹ cô. Chiếc gương có thể ở lại với Elinor cho đến khi Nora tự thu xếp ổn thỏa bản thân mình. Cô nản lòng ghi ra các chi tiết và ký vào tờ phiếu thẻ tín dụng Amex trong khi người đàn ông liếc nhanh kiểm tra chữ ký của cô.
Cô thậm chí đã bước xuống cầu thang rồi, người đàn ông gọi cô lại.
"Thưa cô?"
Cô quay lại bàn, giờ đã mệt mỏi vì chuyến đi. Giờ đây cô chỉ muốn mỗi một thứ là có thể ra về, trở lại thuyền với tất cả khách du lịch còn lại. Vì đó là nơi giờ đây cô thuộc về.
"Có sự cố gì sao?" cô hỏi.
Người đàn ông nhìn vào địa chỉ của mẹ cô, rồi nhìn sang tờ phiếu Amex của cô.
"Manin?" ông nói. "Tên cô là Manin?"
"Vâng".
Ông gỡ cặp kính hình bán nguyệt ra như thể bị quáng mắt. Bằng tiếng Ý, như thể không còn có thể cân nhắc tiếng Anh của mình được nữa, ông nói. "Cô có phải là – cô có biết… cô đã bao giờ nghe tên Corrado Manin, còn được biết là Corradino?"
"Có, ông ấy là ông tổ trực hệ của tôi. Ông ấy là lý do mà tôi muốn đến đây, và học nghề thủy tinh". Cô bỗng thấy cay cay trong mắt. Cô là một kẻ thất bại khốn khổ, một phụ nữ không có khả năng làm mẹ, một người vợ không thành, một kẻ mạo hiểm thua cuộc vào một việc vô ích. Cô muốn bỏ đi, trước khi cô khóc trước mặt người đàn ông này. Nhưng, thật ngạc nhiên, ông ta chìa bàn tay ra ngăn cô lại. "Tôi là Adelino della Vigna. Đến đây với tôi một lát, tôi chỉ muốn kiểm tra chút xíu".
Nora để ông nắm cùi trỏ dắt mình đi, không phải xuống cầu thang chính mà qua một cửa hông trông nguy hiểm, có ghi "Privato". Mấy người Đức đứng nhìn quan sát, chắc chắn là ả độc thân đó bị tóm vì tội cắp vặt.
Nora theo Adelino xuống một cầu thang sắt, cho đến khi mùi và sức nóng cho cô biết là họ đang đi đến gần tầng xưởng. Ông dẫn cô qua một cánh cửa kéo nặng. Chất liệu của nó ấm vì nhiệt độ bên trong. Lần đầu tiên cô cảm thấy sức nóng hừng hực của lò nấu thủy tinh.
Giống như ngày 5 tháng Mười một khi trước người ta ấm lên vì lửa trại nhưng lưng ta vẫn lạnh.
Adelino dẫn cô đến lò lửa, đáp lại vắn tắt bằng tiếng Ý những tiếng huýt sáo và chòng ghẹo của các thợ cả có những nhận xét có thể đoán trước được về chuyện ông già Adelino bước vào cùng một cô gái trẻ tóc vàng. Ông già cởi áo khoác ra và cầm lên một cái ống thổi. Nora bắt đầu giới thiệu cặp hồ sơ của mình, nhưng Adelino hất đi. "Cô ném cái ấy vào lửa thì hơn. Ở đây ta bắt đầu lại cả". Ông ấn ống thổi vào lửa, trộn than cho đến khi than bắn lên. "Tôi điều hành nơi này. Tất cả những gì tôi lo liệu lúc này là cửa hàng và gửi hàng, nhưng tôi đã từng thổi thủy tinh, trước khi phổi tôi chẳng còn. Cho tôi thấy cô có thể làm gì với thứ này".
Nora cởi áo khoác rồi liệng nó ra sau một đống xô. Cô rón rén cầm lấy cái que, biết là mình chỉ có một cơ hội.
Hãy giúp con, Corradino.
Nora gom thủy tinh nấu chảy trong lò ra và bắt đầu, nhẹ nhàng, thổi thủy tinh. Cô lăn nó, nung nóng lại, nặn và thổi, nín hơi cho đến khi bong bóng thành hình. Chỉ khi đã hài lòng rồi cô mới hít vào lại. Corradino đã nghe thấy cô. Thật hoàn hảo.
Nora uống tách trà espresso khó chịu, đen đặc mà Adelino rót cho cô trong khi ông lục lọi cái bàn bừa bộn tìm cây bút.
"Tôi sẽ nhận cô vào học việc, trong một tháng, thử việc. Lương thấp, và co sẽ chỉ là người giúp việc cho thợ cả. Không có thành phẩm. Cô hiểu chứ?"
Nora gật đầu, hoài nghi. Ông đưa cho cô một tờ đơn đầy chữ viết mực nguệch ngoạc.
"Cầm cái này đến Questura – Sở cảnh sát ở Castello. Nó ở Fondamenta San Lorenzo ấy. Cô cần phải kiếm một giấy phép cư trú và một giấy phép làm việc. Việc này sẽ mất chút thời gian, nhưng sẽ được việc bởi cha cô là dân thành phố, và cô đã chào đời ở đây". Vì lúc này Nora đã kể tiểu sử của mình cho ông nghe. "Tạm thời thì đưa tờ đơn này đi cho họ đóng dấu và cô có thể làm việc ở đây trong khi việc giấy tờ được xúc tiến". Ông nhún vai một cách biểu cảm. "Đây là Venezia, và nàng ta thong thả thời gian ngọt ngào của nàng".
Nora rón rén để cái tách xuống bàn, sợ rằng bất kỳ cử động đường đột nào cũng có thể làm vỡ tan bùa mê; rằng cô sẽ tỉnh dậy và thấy mình trong Gương Soi lần nữa, nhìn chăm chăm hình phản chiếu của mình trong cửa hiệu. Adelino bắt gặp ánh mắt của cô.
"Hãy hiểu điều này. Cô có chút tài năng cho việc này, vốn có thể phát triển. Nhưng tôi thuê cô chỉ vì họ của cô, và lòng tôn trọng của tôi đối với nghệ thuật của Corradino. Cố mà sống xứng đáng với ông ấy". Ông đứng lên để giải tán. "Hãy có mặt ở đây đúng 6 giờ sáng thứ Hai. Không đến trễ. Nếu không, cô sẽ bị sa thải trước khi cô được thuê". Ông tự cho phép mình một nụ cười vì câu nói dí dỏm làm dịu bớt vẻ cộc cằn trong lời nói. "Giờ tôi phải trở lại cửa hiệu đây".
Nora loạng choạng bước ra ngoài ánh sáng ban ngày, choáng váng vì ngờ vực. Cô nhìn tòa nhà màu đỏ thấp và dài là nơi làm việc mới của cô, những dãy nhà nhỏ màu đỏ gần con kênh, và cái bảng chỉ đường mờ mịt trên tường. Cô nhìn ngây.
Fondamenta Manin. Đường Manin. Con đường chính ở Murano được đăt tên theo Corradino. Tên Daniele. Tên mình.
Xa xa, những chop nhà thờ San Marco vươn lên, một cái mũ miện với vẻ đẹp sắc sảo đội trên phá. Nora chưa từng nhìn thấy Venice từ góc độ đó trước đây. Cô nhảy cẫng lên cao hết mức và thét lên sung sướng, rồi nhập bọn với đám người Đức ngạc nhiên trên con thuyền đang chờ.
Từ cửa sổ văn phòng mình, Adelino nhìn theo cô, và nheo nheo cặp mắt đăm chiêu với một vẻ khó hiểu mà người vợ quá cố của ông có thể nhận ra là một dấu hiệu nguy hiểm. Cái nhìn đăm đăm của ông sáng lên nới chính cái bảng tên đường mà Nora vừa nhìn thấy. Fondamenta Manin. Toàn bộ nơi này đã được đặt theo họ của cô ta. Dòng họ của cô ta thổi thủy tinh, thời xa xưa. Cô ta có tài – tài năng sẽ nhanh chóng phát triển. Cô ta có Corradino vĩ đại trong phe mình. Và cô ta rõ ràng là xinh đẹp.
Ông xoay lưng lại cửa sổ và nhìn thẳng văn phòng mình và thực tại. Đây không phải là thế kỷ thứ mười bảy. Xưởng này, hay thành phố này, không còn nắm độc quyền làm thủy tinh nữa. Murano và San Marco đầy những xưởng thủy tinh và cửa hiệu quà lưu niệm bán mấy thứ lòe loẹt và kẹo thủy tinh, bánh kẹo cho du khách mua về nhà. Sự cạnh tranh để giành sự lui tới của khách du lịch giàu có hơn, những người Mỹ và người Nhật có thể chi tiền cho một thứ lớn hơn ấy, rất khốc liệt. Adenino buộc phải đưa ra những đề nghị bất lợi với các khách sạn độc quyền hơn để tổ chức các tour thủy tinh. Và dạo này du khách thường chụp hình và trở về tàu mà không đặt mua gì ở cửa hiệu của ông cả.
Ông nặng nề ngồi xuống bên bàn. Việc kinh doanh của ông đang gặp khó khăn, vậy sao ông vừa mới thuê một cô gái non nớt, người ông sẽ phải trả lương? Sao đầu ngón tay ông ẩm ướt mồ hôi rịn ra? Sao tim ông đập nhanh thế? Adelino bắt đầu thấy háo hức, khi những con nước mậu dịch già nua đang lên xuống trong huyết quản của ông. Một cô gái đáng yêu, một ông tổ thiên tài nổi tiếng, và xưởng thủy tinh đang phải gắng gỏi của chính ông. Tất cả chúng hợp lại thành một từ: cơ hội. Đó là một trong những thứ ưa thích của ông.
Bốn ngày sau, Elinor Manin nhận được một bưu phẩm gói cẩn thận tại nhà bà ở Islington. Đó là một chiếc gương thủy tinh Venice tuyệt mĩ, điểm xuyết bằng những bông hoa thủy tinh thanh tú đến như hoa thật. Không có mẩu thư nào, Elinor ngồi nơi bàn bếp, nhìn gương mặt sáu mươi tuổi của mình qua cái gương tựa trên giấy gói. Bà bắt đầu khóc, những giọt nước mắt nóng hổi bắn lên thủy tinh lạnh.
Bà cảm thấy như thể không hiểu vì sao, từ thế giới bên kia, tấm gương là của Bruno.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Người Thổi Thủy Tinh Xứ Murano
Marina Fiorato
Người Thổi Thủy Tinh Xứ Murano - Marina Fiorato
https://isach.info/story.php?story=nguoi_thoi_thuy_tinh_xu_murano__marina_fiorato