Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Người Cha Im Lặng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 8: Xưng Tôi
X
ưng “tôi”.
Ðó là kiểu của “bọn Tây”, cha mẹ tôi vẫn bảo chúng tôi như thế.
Ðại từ nhân xưng này khiến tôi bối rối. Tôi ước gì có thể xóa đi cái từ “tôi” trơ trẽn kia, cái từ tuy thế mà lại xác định rằng tôi là con gái của cha tôi. Tôi muốn kể về cha tôi, kể về những người thân của tôi mà chưa gì tôi đã lủi mất. Tôi trốn sau đại từ “chúng tôi”, chúng tôi, gia đình tôi, anh chị em tôi.
Tôi tên là “Ðoàn Bùi” nhưng trên thực tế còn bốn Ðoàn Bùi nữa trong nhà tôi. Theo văn hóa Việt Nam, tên riêng là thứ phụ. Căn cước cá nhân luôn bị chối bỏ vì họ đứng trước tên – trong trường hợp của tôi là họ Bùi – để thông báo rằng người này thuộc về một thị tộc. Họ và tên của tôi: Bùi Ðoàn Thùy. Ðoàn: Họ của mẹ tôi. Thùy: Tên thật của tôi, tên tiếng Việt của tôi.
Ở trong nhà, khi nói tiếng Việt cha mẹ tôi gọi tôi là Thùy. Hoặc “con”. Ở trường tiểu học và trung học, tên riêng trong giấy tờ của tôi là Doan Thuy. Và khi tôi 20, bước vào tuổi trưởng thành, tôi cắt tên riêng thành hai. Tôi trở thành Doan. Như là vừa qua một lễ rửa tội. Và cái tên riêng này ở lại với tôi cho tới bây giờ. Trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày, với phần lớn bạn bè. Doan Bui: Chữ ký này hợp nhất họ cha và họ mẹ tôi và xóa đi cái tên riêng “Thùy” của tôi. “Doan” là để cho người Pháp, “Thùy” là để cho người Việt, “Doan” là để cho xã hội, “Thùy” là để cho gia đình, “Doan” là tôi người lớn, “Thùy” là tôi trẻ con. Giống như rất nhiều trẻ con di dân, tôi đổi tên riêng, cũng như những mặt nạ.
“Doan” có thuận lợi là một nơi để ẩn náu. Một bộ quần áo ngụy trang. Thực ra, tôi có tên y hệt các chị em gái của tôi. Tất cả tên riêng của chúng tôi đều được đặt theo cách này: Doan, rồi thêm một từ gì đó. Các chị em gái tôi cũng bị gọi là Doan. Nên không chỉ tôi là Doan Bui, mà tất cả chúng tôi là Doan Bui.
Doan, cái tên riêng giả này, chúng tôi muốn chia sẻ cùng nhau. Nhờ vậy mà ngày trước chúng tôi thường xuyên dùng lẫn của nhau chứng minh thư, vé tháng giao thông công cộng, vé tàu hỏa, vé máy bay, vì tất cả đều ghi tên “Doan Bui”. Không ai phát hiện cả, với họ, dân Á châu đều giống nhau. Ðể trả thù cho tất cả những lần người ta nhầm tôi với một đứa nhỏ gốc Á nào đó, cho nỗi buồn phiền hàng ngày khi tôi nhận ra rằng khuôn mặt tôi quá ư nhạt nhòa, có thể lẫn với bao người khác, một khuôn mặt Á châu trước khi được coi là khuôn mặt của tôi.
Ở trong nhà chúng tôi, tên riêng chẳng để làm gì. Tiếng Việt bỏ quên từ “tôi”. Mỗi người được gọi phụ thuộc vào quan hệ với kẻ đối thoại. Khi nói với các em tôi, thì tôi là “chị”, chúng nó là “em”. Còn với cha mẹ tôi, tôi sẽ là “con”. Ở nhà chúng tôi, theo thứ tự sinh nhật mà chị em tôi được đặt tên. “Hai tới ngồi cạnh Tư!”. Tôi chưa bao giờ nghe thấy cha mẹ tôi gọi tên riêng của từng đứa chúng tôi. Cũng như giữa họ với nhau, họ gọi nhau là “anh” và “em”. Vừa là anh trai, em gái, vừa là anh yêu, em yêu.
Những từ này tạo nên một sự gần gũi tức thì. Ngôn ngữ đẽo thành hình, ngôn từ tạo, nặn, vẽ một lối tư duy. Cha mẹ tôi thay đổi khi nói tiếng Pháp. Trong giọng nói, kiểu cười, cách ngẩng đầu. Nói tiếng Việt, đó là quên từ “tôi”. Hạ thấp trước tập thể: Gia đình, làng xóm, đất nước. Chuyển qua tiếng Pháp, thế cũng đã là làm một cuộc cách mạng rồi. Khẳng định một cá nhân con người.
Tư duy theo kiểu Việt Nam vừa khiến người ta ngộp thở lại vừa khiến người ta yên tâm. Con người sinh ra, lớn lên, đẻ con, già đi, nhưng trong tiếng Việt, những quan hệ “thứ bậc” bao giờ cũng giữ nguyên. Ðương nhiên, chúng sẽ khác đi cùng với cái chết. Với tôi, chúng sẽ thay đổi ngày mà tôi trở thành mồ côi. Tôi sẽ chẳng còn ai để xưng là “con”. Tang tóc cũng ghi dấu ấn trong ngôn ngữ, với sự mất đi của cái đại từ nhân xưng bé nhỏ này.
Ấy vậy mà, chẳng gì khiến tôi chao đảo hơn thế khi tôi nghe mẹ tôi xưng “con” với những bà con họ hàng lớn tuổi của mẹ. Như thể hồn ma bà ngoại với đôi má bầu bĩnh và mềm mại đột nhiên hiện ra. Và lúc ấy, mẹ tôi tự nhiên trở thành một cô gái nhỏ.
Tuy nhiên, vẫn hiện diện trong tiếng Việt đại từ nhân xưng “tôi”. Nhưng từ “tôi” ấy, được dạy trong sách Assimil dạy tiếng Việt thì chẳng ai sử dụng. Người Việt tự nói về mình ở ngôi thứ ba. Một nhà chuyên môn gốc Việt đã giải thích cho tôi nguồn gốc của từ “tôi”: Nó được đưa vào từ thời Pháp đô hộ Việt Nam. Các trí thức Việt bắt đầu nghiên cứu Victor Hugo, Lamartine. Họ say mê chủ nghĩa lãng mạn cực đoan, và mong muốn tìm một từ để diễn tả tính cá nhân, diễn tả cái tôi của mình. Từ “tôi” đã ra đời như thế.
Nói “tôi”: là kiểu nói của người Pháp.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Người Cha Im Lặng
Doan Bui
Người Cha Im Lặng - Doan Bui
https://isach.info/story.php?story=nguoi_cha_im_lang__doan_bui