Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Nam Tước Trên Cây
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 8
N
hững ngày ấy, Cosimo thường thách đấu với mọi người ở dưới đất, thách bắn trúng đích, thách tài nghệ thao tác, cũng là để thử lại xem các khả năng của mình, toàn bộ những gì mình có thể thực hiện được ở đỉnh cao trên kia. Anh thách lũ trẻ chơi đánh đáo. Đó là ở những chỗ gần Cổng Capperi, giữa những mái nhà tranh vách nát của người nghèo và của kẻ phiêu bạt tứ xứ. Từ trên một cây sồi xanh nửa khô cằn nửa trơ trụi, trong lúc đang chơi đánh đáo, Cosimo trông thấy một người đàn ông, cao, hơi khòm, cuốn mình trong chiếc áo măng tô đen, cưỡi ngựa, tiến đến gần. Anh nhận ra đó là bố. Lũ trẻ tản đi; một số phụ nữ thì đứng nhìn bên ngưỡng cửa của các túp nhà ấy.
Nam tước Arminio phi ngựa đến gốc cây. Hoàng hôn đỏ rực. Cosimo đang ở giữa những cành cây trụi lá. Hai người nhìn nhau. Đây là lần đầu tiên, sau buổi cơm trưa ốc sên, họ lại ở trong tình trạng như thế, mặt đối mặt. Nhiều ngày đã trôi qua, người này lẫn người kia biết rằng giờ đây ốc sên không can dự chi nữa, sự vâng lời của con cái hay thẩm quyền của cha chú cũng thế; rằng có biết bao điều hợp với lô gích và có ý nghĩa mà họ có thể nói, tất cả ắt đều không đúng chỗ; tuy nhiên, cũng phải thốt lên gì chứ.
– Cậu có màn trình diễn tuyệt vời về mình đấy! – bố cay đắng mở đầu – quả không hổ danh một công tử quyền quý!
(Bố gọi Cosimo là Cậu, như cách xưng hô trong những vụ trách mắng trầm trọng nhất, song lúc này thì sự sử dụng ấy mang một ý nghĩa xa xôi, giữ khoảng cách).
– Một công tử quyền quý, thưa bố, chân đạp đất hay đầu đội vòm cây, thì cũng y như nhau.
Cosimo trả lời, và nói thêm ngay sau đó:
– Nếu chàng công tử ấy ứng xử chính đáng.
– Câu nói hay đấy.
Vị Nam tước thừa nhận một cách trịnh trọng.
– Cái anh chàng công tử mà, mới vừa đây thôi, đã hái trộm mận của một người thuê đất.
Thật thế. Anh tôi đã bị bắt gặp tại trận. Trả lời thế nào đây? Anh mỉm cười, không ngạo mạn cũng không khinh mạn: một nụ cười bẽn lẽn, và mặt anh đỏ bừng.
Bố cũng mỉm cười, một nụ cười buồn rầu, chẳng hiểu tại sao bố cũng đỏ mặt. Sau đó bố nói:
– Giờ thì cậu còn kết bè kết đảng với những đứa cứng đầu cứng cổ và du côn du kề nhất.
Cosimo nói, cương quyết:
– Không phải, thưa bố, con có chuyện của con, mỗi người có chuyện của mình.
Bằng một giọng nói điềm tĩnh, hầu như dịu nhẹ, vị Nam tước bảo:
– Tôi mời cậu tụt xuống đất, nhận lại bổn phận dành cho địa vị của mình.
– Thưa bố, con không có ý định tuân lời bố, và con rất đau lòng về chuyện này, anh tôi nói.
Cả hai cùng ngượng ngùng, ngán ngẩm. Mỗi người biết người kia ắt sẽ nói gì.
– Thế thì chuyện học hành, chuyện phụng ngưỡng Kitô giáo của anh thì sao? Cậu định lớn lên như một kẻ hoang dã của những xứ Mỹ châu à? người bố nói.
Cosimo im lặng. Đó là những sự suy nghĩ mà anh chưa và không muốn đặt ra cho mình. Rồi anh bảo:
– Thế thì bố tin rằng chỉ vì vài mét trên cao này mà những lời dạy dỗ cao đẹp không tới được với con à?
Đây cũng là một câu trả lời khôn khéo, song như thể nó đã làm giảm thiểu tầm mức của cái thái độ của anh, vì thế: một tín hiệu của sự yếu đuối.
Người bố nhận ra điều đó và tăng thêm áp lực:
– Sự nổi loạn không đo bằng mét. Có những chuyến xê dịch tưởng như chỉ vài gang tay thôi, ấy thế mà không có ngày về đấy.
Lúc ấy anh tôi hẳn có thể đưa ra một lời đối đáp cao cả nào đó, một câu cách ngôn tiếng La tinh chẳng hạn, mà hồi đó chúng tôi thuộc nằm lòng nhiều câu, song ngay lúc này thì tôi chẳng nghĩ ra được câu nào. Vậy mà anh đã ngán ngẩm, đứng đó, vẻ đĩnh đạc, chặc lưỡi, hét lên:
– Nhưng từ trên cành cây này con tiểu ra xa hơn!
Một câu nói không hàm nghĩa gì nhiều, nhưng phạt ngang vấn đề.
Như thể câu hét đã được nghe ra, từ phía Cổng Capperi nổi lên tiếng hò reo của lũ trẻ. Con ngựa của Nam tước xứ Rondo khựng lại, người chủ kềm cương, quấn lại áo choàng, chực sửa soạn rời vó. Song ông ngoảnh mặt lại, rút một cánh tay ra khỏi áo choàng, chỉ lên bầu trời, lúc đó mây đen đã nhanh chóng phủ đầy, rồi kêu lên:
– Coi chừng đấy, quý tử, có Ai đó có thể tiểu lên tất cả chúng ta!
Rồi thúc ngựa chạy đi.
Cơn mưa, mà đồng ruộng chờ đợi từ lâu, bắt đầu nặng hạt. Từ những túp nhà tranh vách lá, những đứa trẻ, đầu đội túi, túa ra, miệng ca vang:
– Ciêuve! Ciêuve! L’aiga va pe êuve!14
Cosimo víu cành biến mất trong đám lá đầm đìa nước, chỉ cần chạm vào là sẽ bị hắt nước xuống đầu.
Vừa biết là trời mưa, tôi đã khổ giùm anh. Tôi mường tượng ra anh đang co ro, dán sát người vào một thân cây mà vẫn không thể tránh được những làn mưa rơi chéo. Và tôi còn biết, một cơn bão cũng không đủ để thổi anh về. Tôi chạy lại mẹ:
– Trời mưa! Mẹ ơi, anh Cosimo sẽ ra sao?
Bà Nữ tướng gạt tấm màn cửa, nhìn mưa. Bà bình tĩnh.
– Sự bất tiện nhất của trời mưa là đất bùn lầy. Ở trên đó anh con không bị tác động.
– Nhưng cây cối có đủ che cho anh con không?
– Anh con sẽ rút về những đại bản doanh của mình.
– Đại bản doanh nào, thưa mẹ?
– Anh con hẳn đã suy nghĩ rất lung để sửa soạn ra những chỗ ấy trước.
– Thế mẹ có nghĩ rằng con nên đi tìm và đưa cho anh con một cây dù hay không?
Như thể đột nhiên chữ “dù” đã chộp bà Nữ tướng từ cái tháp quan sát, rồi thả tõm bà về lại với mối lo lắng mẫu tử, bà thốt lên:
– Ja, ganz gewiss!15. Một chai mật ong, thật nóng, quấn trong đôi tất len! Một tấm vải bạt, chống ẩm, để trải trên gỗ… Nhưng giờ này nó ở đâu, thật đáng thương… Hy vọng con sẽ tìm ra được anh con…
Nặng trĩu những gói đồ, cầm cây dù to tướng màu xanh, và kẹp một cây khác chưa mở dưới nách để đưa cho Cosimo, tôi bước ra trời mưa.
Tôi huýt vang tiếng huýt sáo của chúng tôi, nhưng chỉ có tiếng mưa rì rào không ngớt trên trên cây lá đáp lời. Trời tối đen; ra khỏi vườn, không biết đi đâu, tôi dọ dẫm bước để tránh những viên đá trơn trợt, những đám cỏ nhẽo ướt, những vũng nước, và tiếp tục huýt sáo. Để tiếng huýt có thể bay cao, tôi ngả người ra khỏi tầm dù, thế là nước mưa đập lên mặt và làm tịt mất tiếng huýt trên môi. Tôi muốn đi về phía những khu rừng công nhiều cây cao, nơi tựu trung, tôi nghĩ, có thể được anh dùng làm chỗ ẩn náu, song tôi bị lạc trong bóng tối. Tôi đứng ngây ra đó, cầm dù và ôm chặt những gói đồ, chỉ nhận được chút hơi ấm từ đôi tất len quấn quanh lọ mật.
Cho tới lúc, kìa! tôi nhìn thấy một đốm sáng giữa cây lá trên cao tối đen, nó không thể là ánh trăng hay ánh sao. Tôi có cảm tưởng là tiếng huýt của mình đã được đón nhận.
– Cosimooo!
– Biagiooo! tiếng cất giọng giữa mưa, từ trên cao đó.
– Anh ở đâu vậy?
– Ở đây…! Anh đang tới gặp chú mày, nhanh lên, không thì anh ướt hết!
Chúng tôi gặp lại nhau. Bọc trong một cái chăn, anh tụt xuống một chạng cây liễu, ở dưới thấp, để chỉ cho tôi lối trèo, băng qua những cành nhánh trổ chìa quanh co phức tạp, tới tận một chạng cây sồi to, nơi cái đốm sáng xuất phát. Tôi đưa ngay cho anh chiếc dù và vài gói đồ, chúng tôi tìm cách leo bám trong lúc dù để mở, song không thể được, thế là vẫn bị ướt. Cuối cùng, trèo tới chỗ anh hướng dẫn; tôi không thấy gì cả ngoài cái vệt sáng giống như một khe cửa lều.
Cosimo vén một bên vạt, tôi chui vào. Dưới ánh sáng của cây đèn xách, tôi thấy mình đang ở trong một gian phòng nhỏ, bạt và thảm che khép tứ phía, với cái sàn nhỏ kết bằng cọc, bắc ngang từ thân cây sồi, toàn thể được trụ đỡ bởi những cành cây lớn. Thoạt tiên, tôi cảm thấy nó như là một cung điện, song ngay sau đó, tôi buộc phải nhận ra rằng nó hết sức chênh vênh, chỉ thêm một người thứ hai bên trong là nó đã xiêu vẹo, thế là Cosimo phải nỗ lực chỉnh sửa lại ngay lập tức những chỗ lung lay và xộc xệch. Anh nhặt cả hai chiếc dù tôi mang đến, mở ra, và che vào hai lỗ hổng trên nóc; nhưng nước tiếp tục nhỏ xuống từ nhiều chỗ khác, cả hai chúng tôi đều bị ướt, thế là vẫn đẫm lạnh như khi ở bên ngoài. Tuy nhiên, với một lượng bạt và thảm chồng chất trùm phủ nhiều như thế, chúng tôi có thể bị vùi bên dưới mà chỉ còn ló ra hai mái đầu. Chiếc đèn xách tỏa ra một thứ ánh sáng ngập ngừng, lập lòe, và rọi chiếu lên trần vách của cái công trình lạ lùng ấy những bóng hình cành lá rối rắm. Cosimo hớp từng ngụm mật ong, xuýt xoa:
– Puah! Puah!
– Một ngôi nhà đẹp, tôi nói.
– Ồ, chỉ là tạm thời thôi, anh vội vã đáp lại. Anh phải nghiên cứu kỹ hơn.
– Toàn bộ đã được một mình anh dựng nên à?
– Thế chú mày bảo với ai? Chỗ này là bí mật.
– Em có thể tới đây được không?
– Không được, chú mày sẽ lộ cho người khác biết lối đến.
– Bố đã bảo là sẽ không sai người đi tìm anh nữa.
– Cũng vẫn phải giữ bí mật.
– Với cái băng trộm trái cây à? Thế chúng nó không phải là bạn anh ư?
– Lúc là bạn, lúc không.
– Thế còn tiểu thư cưỡi chú ngựa con?
– Sao chú mày lại quan tâm?
– Em muốn nói tiểu thư ấy có là bạn, có cùng chơi với anh không?
– Lúc thì có, lúc thì không.
– Sao lại lúc thì không?
– Bởi lẽ, hoặc là anh không muốn, hoặc là nàng không muốn.
– Thế nàng ấy, anh có dẫn nàng ấy leo lên đó không?
Cosimo, mặt sa sầm, tìm cách trải chiếc chiếu vắt trên một cành cây.
– … Nếu nàng tới, anh mày sẽ cho nàng lên
Anh trịnh trọng nói.
– Thế nàng không muốn à?
Cosimo nằm nhoài xuống.
– Nàng đã đi rồi.
– Nói cho em nghe đi anh, tôi nói nhỏ. Thế anh và nàng đã cặp bồ với nhau chưa?
– Chưa!
Anh trả lời, rồi chìm sâu trong im lặng.
Sáng hôm sau trời đẹp, và một quyết định được đưa ra: Cosimo sẽ tiếp tục học với thầy Trùm CắtTiệtHoa. Không biết là bằng cách nào. Đơn giản và có phần đột ngột, vị Nam tước nhờ thầy Trùm (“Thầy ơi! thay vì đứng đó mà đuổi ruồi…”) tìm ra nơi anh đang có mặt, và bảo anh dịch một ít Virgilio. Thế rồi ngại rằng mình sẽ đẩy thầy vào một tình thế quá lúng túng, bố tìm cách dễ dàng hóa nhiệm vụ của thầy mà bảo tôi:
– Con ra bảo anh con nửa tiếng nữa hãy có mặt trong vườn để học tiếng La tinh.
Bố nói với một giọng nói tự nhiên nhất có thể, cái giọng nói mà bố muốn duy trì từ giờ về sau: cùng với việc Cosimo ở trên cây, mọi sự cần tiếp tục như trước.
Thế là buổi học đã diễn ra. Anh tôi cưỡi một cành cây du, chân thả đong đưa; thầy Trùm, ở bãi cỏ phía dưới, ngồi trên một chiếc ghế đẩu, hai người đồng thanh lập đi lập lại những bài thơ sáu âm tiết. Tôi chạy chơi xung quanh và khuất xa họ một lúc; khi tôi quay lại, chính thầy Trùm cũng ở trên cây; đôi chân còm nhom mang vớ đen đang tìm cách quờ bám vào một chạng cây, Cosimo thì đang giữ cái khuỷu tay thầy để hỗ trợ. Tìm ra một chỗ thuận lợi cho người lớn tuổi, cả hai, cắm cúi với quyển sách, cùng nhau giải đáp âm tiết của một đoạn thơ khó. Anh tôi dường như tỏ ra mình hết sức chuyên cần.
Sau đó, tôi không biết chuyện gì đã xảy ra, bằng cách nào mà cậu học trò đã biến, có lẽ do thầy Trùm trên đó đã đễnh đãng, đã ì ra đó mà lóng ngóng nhìn vào khoảng không như mọi khi; vì sự thể là: rúc giữa cành lá bấy giờ chỉ còn vị linh mục già áo đen, với quyển sách trên đầu gối, miệng há hốc, dõi nhìn một cánh bướm trắng đang bay. Khi con bướm mất dạng, thầy Trùm nhận ra là mình đang ở trên đỉnh cây, bắt đầu run sợ. Thầy ôm chặt thân cây, bắt đầu hét lên:
– Au secours! Au secours!16
Chỉ tới lúc dân chúng kéo đến với một cái thang, thì từ từ thầy mới điềm tĩnh trở lại, và leo xuống.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Nam Tước Trên Cây
Italo Calvino
Nam Tước Trên Cây - Italo Calvino
https://isach.info/story.php?story=nam_tuoc_tren_cay__italo_calvino