Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Lời Ai Điếu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 4 - Đời Sinh Viên
C
uộc đời thật trớ trêu, nhờ “thi trượt” mà tôi được biết thầy Tuất, hiệu phó nhà trường và sau đó trở thành “cháu” của thầy! Ngày ấy tôi thường mang thông tin, thư từ của chú Bẩy Trân đến thầy Tuất và được thầy yêu mến. Là một trí thức miền Nam tây học, tính tình thầy hiền hòa, cởi mở. Còn gì “oai” bằng ở một trường đại học hàng ngàn sinh viên, tôi được xem là “cháu” của thầy hiệu phó. Thực chất, thầy điều hành như hiệu trưởng vì GS Phạm Huy Thông đứng danh hiệu trưởng như không bao giờ về trường cả, trừ khi có khách quốc tế đến thăm trường là nguyên thủ quốc gia.
Như đã kể trên đây, vì bắt buộc phải nộp đơn thi vào khoa Nga cho dễ đỗ, nên khi được vô học, tôi phải học tiếng Nga. Tôi học rất dốt môn ngoại ngữ này, điểm kiểm tra thường là điểm 1 và 2. Vì thế lớp phân công nữ sinh viên tên là Ngọc kèm cặp giúp đỡ, phụ đạo tôi hàng ngày. Tôi rất tự ái, nghĩ mình “đường đường một đấng anh hào” mà lại bị một bạn gái giúp đỡ thì thật là… mất cái sĩ diện! Vì thế tôi lên xin thầy Tuất cho tôi chuyển sang học khoa văn. Thầy Tuất ôn tồn bảo tôi: Khải ơi, bây giờ sắp thi học kỳ rồi, cậu sang khoa văn làm sao mà thi nỗi, người ta học được nửa năm rồi. Tôi nghe thế, đưa thầy xem học bạ phổ thông với điểm tổng kết 5 môn văn để thuyết phục và hứa với thầy tôi sẽ thi học kỳ với điểm số xuất sắc. Là dân Nam Bộ tính tình phóng khoáng, thầy xé mảnh giấy nhỏ, ghi mấy chữ (giống hệt như chú Bẩy Trân đã làm cho tôi trước đây) để tôi đem sang phòng tổ chức khoa văn để nhập học. Anh cán bộ phòng tổ chức xem giấy xong lắc đầu, nhìn tôi. Có lẽ trong bụng anh nghĩ tôi có quan hệ thế nào với thầy Tuất mà được phá lệ thế này. Nhưng cái giấy của ông hiệu phó cũng là mệnh lệnh, đố ai dám cản trở. Tôi được nhận vào học khoa văn.
Sang khoa văn học được ít ngày là thi học kỳ năm thứ nhất. Học khoa văn là cả một núi sách phải đọc. Nhưng các sinh viên xuất thân ở nông thôn thì lấy đâu sách ra mà đọc, vì thế tôi có ưu thế hơn hẳn các bạn. Tôi đã đọc các tác phẩm văn học này từ hồi còn là học sinh phổ thông ở các cấp. Vì thế, tôi chỉ phải đọc các sách lý luận, sách nghiên cứu, các giáo trình và không phải chúi đầu đọc tác phẩm như các bạn tôi. Tôi học rất nhàn và có chất lượng. Khi thi học kỳ, môn văn học nước ngoài là văn học Trung Quốc. Đề thi là phân tích nhân vật Tào Tháo trong tiểu thuyết trường thiên Tam Quốc. Tôi được điểm 9/10, đứng đầu khoa về môn văn học nước ngoài. Ở đây xin mở ngoặc, lên đại học điểm tính theo hệ thống 10/10. Với môn văn học nước ngoài, năm thứ nhất học văn học Trung Quốc, năm thứ hai là văn học Nga-Xô viết, năm thứ ba văn học phương tây. Được điểm 9/10 môn văn học Trung Quốc, tôi được cử làm cán sự bộ môn văn học nước ngoài của lớp. Cán sự có nhiệm vụ liên hệ với thầy giáo bộ môn để nhận các câu hỏi, bài vở, tài liệu hướng dẫn của thầy và phụ đạo các bạn cùng lớp có điểm kém môn học đó. Như đã hứa, tôi đem kết quả thi học kỳ một lên cho thầy Tuất xem và thầy rất hài lòng.
Vào đại học, quy định của nhà trường là phải ăn ở nội trú. Do gia đình có điều kiện hơn các bạn cùng lớp nên tôi được trang bị khá tốt. Mẹ tôi cho tiền mua chiếc xe đạp Sputnik do Liên Xô sản xuất, được chú Năm tôi cho một cái va li cũ, đặc biệt chú Hai cho tôi cái cặp da “mác” Thượng Hải màu đen rất sang. Đó là chiếc cặp Thủ tướng Chu Ân Lai tặng các thành viên đoàn Việt Nam đi dự hội nghị Geneve năm 1954 tại Thụy Sĩ. Một sinh viên đi học đại học thời đó mà được trang bị như thế là sang lắm rồi. Tôi nhớ, cứ mỗi lần tôi đạp xe vào trường chiều chủ nhật là đã có các bạn đứng ở cổng chờ, mượn tôi xe đạp để đạp ra phố chơi. Vì thế chẳng bao lâu, chiếc xe đã cũ nát. Còn chiếc cặp da đen “mác” Thượng Hải thì tôi cũng không bao giờ quên về số phận của nó. Cái cặp da đen ấy có thể được xem là sang nhất trường, ngay cả thầy Tuất cũng không có, vì thế các bạn của tôi hay mượn để xách cho oai! Có lần anh Đình, bạn cùng lớp với tôi, quê ở Thái Bình hỏi mượn tôi cả xe đạp, cả cặp da để đạp ra phố chơi vì chiều hôm đó là chiều tự học. Anh đi đến gần tối mới về, từ trên sân thượng của ký túc xá, tôi nhìn xuống thấy anh một tay đi xe, một tay xách cái cặp đen nhưng nó to đùng như cái thùng. Hóa ra anh mua một quả dưa hấu và cố nhét vào cặp để xách về. Thế là cái cặp da đen kiểu cặp ngoại giao, có hai ngăn gấp vào nhau, có khóa và quai đỡ ở bên dưới bị đứt tung khóa. Tôi phải đem về Hà Nội chữa. Cái cặp đen “ngoại giao” đó còn biết bao nhiêu kỷ niệm ly kỳ nữa. Đó là năm học thứ ba, trường sơ tán ở Yên Mỹ, Hưng Yên. Tôi ở trọ trong một gia đình nông dân rất nghèo. Bà chủ nhà có cái màn (trong Nam kêu là mùng) bằng vải xô rách đến mức phải dùng giấy báo dán chằng chịt. Bà chủ nhờ tôi mua giúp một chiếc màn mới. Hồi đó (1966) muốn mua một cái màn là rất khó, phải có phiếu vải mới mua được. Nếu dùng phiếu vải để mua màn thì cả năm không còn tiêu chuẩn mua vải may quần áo vì màn rất rộng. Tôi nhờ có bà chị ruột là cửa hàng trưởng một cửa hàng mậu dịch Hà Nội nên mua được cho bà chủ một cái màn mới mà không cần đến tem phiếu. Có màn, cả gia đình bà mừng lắm. Cuối tuần tôi về Hà Nội, bà chủ nhà muốn gửi biếu chị tôi chút quà nhưng nhà nghèo quá, biết lấy gì đền ơn. Người nông dân vốn tình nghĩa đôn hậu như vậy. Vì thế, từ sáng sớm bà đã đi mò cua và đến chiều bà đã có 10 xóc cua để nhờ tôi đem về Hà Nội biếu chị tôi làm quà. Tôi để 10 xóc cua đó vào chiếc cặp đen, mỗi ngăn 5 xóc rồi gấp lại. Chưa hết, tôi cẩn thận cài khóa bên dưới rồi xách đi.
Về Hà Nội, lúc đến Bờ Hồ, tôi đi xe điện tuyến chợ Mơ để về nhà. Lúc ngồi trên xe điện, những chú cua còn sống cứ ngọ nguậy nghe rào rào như một tín hiệu gì đó, thế là anh bán vé xe điện hỏi tôi: Cái gì ở trong cặp của cậu? Tôi không thèm trả lời, thấy vậy anh ta càng nghi ngờ và lớn tiếng: Tôi hỏi cậu, cái gì ở trong cặp của cậu? Có lẽ anh đã nghi ngờ tôi có máy phát sóng điện… Hồi đó có khẩu hiệu “mỗi người dân là một chiến sĩ công an” nên người ta thường hay nghi ngờ lung tung. Nhìn đâu cũng thấy địch. Thấy tôi giả vờ lúng túng, anh ta chắc mẫm đã phát hiện được tên gián điệp đang mang máy phát sóng báo tín hiệu cho máy bay oanh tạc tàu điện của anh ta(!). Những tiếng quát lại vang lên: Yêu cầu cậu mở cặp ra cho tôi kiểm tra. Tôi quát lại: Anh không có quyền đó. Thế là cả tàu điện nhốn nháo. Có ai đó thông báo cho lái tàu để dừng lại. Cả người lái tàu cũng đến mặt hằm hằm yêu cầu tôi mở cặp. Tôi nói: Các anh phải có biên bản cuộc khám xét này. Nếu tôi mở ra chỉ có mấy con cua đồng thì sao. Tôi sẽ kiện các anh về xí nghiệp xe điện. Nghe thấy có cua đồng trong cặp, mọi người đều sửng sốt. Có người quát: Nói bậy. Lúc đó tôi mới từ từ mở chiếc cặp đen “ngoại giao” của tôi ra, lần lượt lôi ra 10 xóc cua đồng còn sống, chân cua vẫn ngọ nguậy. Thế là mọi người phá lên cười. Anh bán vé và người lái tàu biến mất… Có lẽ trên hành tinh này, không ở đâu người ta sử dụng chiếc cặp da đen sang trọng dùng trong ngoại giao để đựng dưa hấu và cua đồng như chiếc cặp của tôi!
Đời sinh viên của chúng tôi ngày ấy lắm chuyện vui buồn như thế. Trong ba năm học, từ 1963 đến 1966 mỗi năm chúng tôi học ở một nơi. Một năm học ở Cầu Giấy Hà Nội, một năm sơ tán lên Đại Từ, Thái Nguyên (lúc đó gọi là Bắc Thái). Một năm quay về vùng quê nghèo Yên Mỹ, Hưng Yên. Năm thứ hai ở Đại Từ để lại những kỷ niệm thật khó quên: Đói khổ và thơ mộng. Đói là vì xa Hà Nội. Mọi thứ tiêu chuẩn của sinh viên phải mua theo tem phiếu ở Hà Nội vì hộ khẩu ở đó. Ngày đó đến rau muống cũng phải xếp hàng mua của mậu dịch theo tiêu chuẩn. Vì thế, đi sơ tán xa các nhu yếu phẩm này không chuyển lên được. Đến kỳ, chúng tôi phải đi bộ ra phố Đu ở Thái Nguyên, cách nơi sơ tán 20 km để gánh lương thực về. Sinh viên lúc đó ở nhờ nhà dân nhưng lớp học thì phải tự làm lấy. Vì không có rau nên các quả đồi, cánh rừng quanh đó có măng nứa, măng tre đều bị vặt trụi để nấu canh. Một tháng chúng tôi chỉ được ăn thịt 1 hoặc 2 lần mua theo tem phiếu chở từ Hà Nội lên. Thịt phải mua từ chiều hôm trước đến hôm sau mới lên tới nơi mà không có xe lạnh bảo quản như bây giờ nên thối hết, bốc mùi ôi. Nhưng các chị nuôi vẫn tiếc rẻ, lấy dao cắt phần thối đi, phần còn lại nấu măng làm “súp” cho sinh viên ăn với bột mì luộc hoặc cơm. Phần thịt được đem nấu đã thâm lại, khi ăn chúng tôi phải vừa bịt mũi vừa ăn vì nó có mùi thum thủm. Nhưng vì thèm thịt quá nên vẫn cứ phải ăn!
Đói khổ như thế nhưng chúng tôi vẫn tập văn nghệ và còn biểu diễn văn nghệ cho bà con dân tộc xem. Ngoài ra còn tổ chức thi hùng biện nữa. Tôi đã được giải trong một cuộc thi hùng biện do lớp tổ chức. Cuộc sống ngày ấy gian khổ nhưng vẫn vui tươi có lẽ một phần do tuổi trẻ yêu đời, một phần vì thiên nhiên Việt Bắc vô cùng thi vị, nâng đỡ tâm hồn con người. Thời kháng chiến chống Pháp, tôi đã được sống ba năm có lẻ ở vùng núi trung du Phú Thọ, thời sinh viên tôi lại được sống ở vùng rừng Thái Nguyên, Việt Bắc gần năm trời quả là một diễm phúc trong một đời người để biết được đất nước mình tươi đẹp và nên thơ đến nhường nào để thêm yêu tổ quốc mình. Vùng Đại Từ Thái Nguyên là vùng rừng núi hoàn toàn nhưng không khắc nghiệt, cheo leo như vùng công viên đá Đồng Văn, Hà Giang hoặc như vùng rừng núi trùng điệp như Lai Châu, Điện Biên. Núi rừng ở Đại Từ xen kẽ những thung lũng nhỏ có thể trồng lúa nên cuộc sống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở đây rất dễ chịu và nên thơ. Đàn ông quanh năm đi săn bắn và chặt gỗ làm nhà. Cứ vài, ba nếp nhà sàn ở gần nhau làm thành một xóm nhỏ. Đi cả cây số nữa mới bắt gặp một xóm như thế. Từ xóm này đến xóm kia là những cây cầu bắc cheo leo qua suối, là những con đường nhỏ luồn lách trong rừng. Đất ở đây đa phần là đất đỏ, đất đá tổ ông rất hợp với tre, nứa, vầu… Nhiều cây vầu, một loại tre rất to đường kính đến hơn gang tay và có thể cao đến 20 mét. Vậy mà có gia đình sở hữu đến cả rừng vầu. Ngày đó, nói cho đúng thì ai muốn nhận quả đồi nào, quả núi nào là của nhà mình thì cứ mặc sức. Vì đi cả cây số mới gặp vài nếp nhà thì nhận cả rừng tre, nứa, vầu là của nhà mình cũng chẳng ai nói gì. Ở dưới xuôi thì cây tre cây vầu có thể dựng làm cột cái xây nhà rất quý, nhưng ở Đại Từ thì cho cả trăm cây tre một lúc cũng không ai lấy cả, vì lấy để làm gì? Có gia đình đắp đất ngăn một khe núi thế là thành một cái ao. Cuối năm tháo nước ra, bắt cá để ăn tết. Nước từ trên suối được dẫn xuống ruộng để cấy lúa. Nhà ở là nhà sàn. Nhà nào cũng có một bếp lửa to ngay lối cầu thang lên. Mồi lửa là một cây gổ dài, một đầu đưa vào bếp cháy âm ỉ quanh năm. Ra khỏi nhà ai cũng đeo một con dao dài bên thắt lưng, lúc trở về là một bó củi nứa, củi tre mà mấy tháng trước người ta đã phạt cho đứt, đợi đến khi cây khô lấy về làm củi đun. Cao dao đeo bên hông của đồng bào Tày, Nùng lúc nào cũng sáng quắc khiến ta nhớ đến câu thơ trong bài Việt Bắc: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Chiều đến trâu thả rông đeo mõ được lùa về. Đêm đến nghe tiếng chày nước giã gão lại nhớ hai câu thơ:
“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”
Có lẽ, tôi phải chú thích ngay để các bạn sống ở thành thị sau này, chưa một lần sống ở núi rừng Việt Bắc hiểu thế nào là “chày đêm nện cối đều đều suối xa”. Sự thể thế này: Bà con miền núi lợi dụng suối nước chảy ngày đêm trong rừng nên làm một cái chầy là một cây gỗ lớn, bên dưới là cái cối đựng gạo chưa giã còn dính cám. Ở giữa cây gỗ, đục ngang thân gắn một cái trục, hai đầu trục được cố định xuống đất. Cây gỗ trở thành một cái đòn bẩy mà đầu kia được khoét thành cái máng cho nước suối chảy vô. Khi máng đầy nước vì nặng, nó sẽ chìm xuống khiến đầu kia của cây gỗ lại được tự động nâng lên. Nước sẽ bị đổ ra và đầu cây gỗ lại được nâng lên khiến đầu kia lại rơi xuống làm cho cái chày gắn ở đầu nó “giã” vào cối gạo. Cứ thế, vài phút nó “giã” được một cái nhưng rất đều đặn. Vì thế mới “đều đều suối xa”. Có điều đáng nhớ là, cối gạo ấy ở giữa rừng, vài hôm sau chủ nhà mới ra lấy gạo đã được nước “giã” đem về. Cuộc sống như thế có khác gì thời Nghiêu-Thuấn, không ai lấy của ai.
Mùa đông chúng tôi ngồi học bài trên bếp lửa nhà sàn bập bùng rồi lăm ra ngủ ngay trên bếp lửa. Sáng ra đứa nào đứa nấy quần áo cứ nhọ đen như thợ lò đi làm về. Đến mùa gặt lúa vào cuối tháng 10 ta, nhà nào cũng giã gạo non làm cốm. Tiếng chầy thình thịch núi rừng. Gần cuối năm, giáp tết bà con lại lập những lò nấu mật ngay trên ruộng. Lò có trâu kéo đi vòng quanh một cái cối ép mía để lấy nước nấu mật. Khói lò mía bay lên chờn vờn trong áng chiều, mùi nước mía nấu mật thơm ngào ngạt. Sẵn củi, nước vài củ sắn (khoai mì) giòn tan, chấm với mật mía vừa ra lò thì ngon vô cùng. Đứng từ trên đồi cao nhìn xuống những nhà chòi nấu mật khói lam chiều bay lên chờn vờn mái lá, thấy cuộc sống nơi đây thanh bình biết bao.
Sau này, đi đó đây tôi có dịp được thấy những lâu đài nguy nga ở các đô thị lớn như Matxcơva, Paris, thấy những nhà chọc trời ở Thẩm Quyến, Hồng Kông, Singapore… nhưng chẳng để lại gì nhiều trong tâm trí mình vẻ đẹp nào như vẻ đẹp của những nếp nhà sàn, những chòi nấu mật giữa rừng núi Đại Từ Việt Bắc.
Là cán sự một môn văn học nước ngoài nên tôi thường được đến nghe thầy bộ môn Nguyễn Đức Nam bồi dưỡng kiến thức, hướng dẫn đọc sách để về truyền đạt lại cho lớp. Thường các chủ nhật, tôi đến căn nhà sàn của thầy Nam và ở đó nghe thầy giảng giải cho đến tối. Vì ở giữa núi rừng cũng chẳng biết đi đâu vào ngày nghỉ. Thầy mới ngoài 30 tuổi, đậu phó tiến sĩ về văn học phương tây ở Nga về. Thầy có mái tóc bồng bềnh, đôi mắt nheo cười hóm hỉnh, giọng Nghệ đã pha trộn các ngôn ngữ Âu Châu nên du dương trầm bổng. Thầy đặc biệt tài hoa và uyên bác, có thể giảng Shakespear bằng tiếng Anh, Moliere bằng tiếng Pháp, Puskin bằng tiếng Nga rất trôi chảy. Tiếc rằng sinh viên chúng tôi dạo ấy dốt ngoại ngữ quá nên thầy phải giảng về các văn hào của Anh, Pháp, Nga bằng tiếng Việt. Sau ngày đất nước thống nhất, thầy vào thỉnh giảng cho các lớp văn khoa năm cuối cùng cho các sinh viên Sài Gòn. Thầy giảng Shakespear bằng tiếng Anh. Giờ văn học tiếng Pháp thầy giảng Victor Hugo bằng tiếng Pháp, thầy còn hỏi có lớp nào hiểu tiếng Nga để thầy giảng Gô-gôn Sê Khốp bằng tiếng Nga. Các sinh viên Sài Gòn lấy làm ngạc nhiên và dành cho thầy Nam nhiều kính trọng. Có lần tôi đến thăm thầy ở nhà riêng 30 Phan Đình Phùng Hà Nội lúc đó thầy mới đi thỉnh giảng ở Sài Gòn về. Thầy đưa tôi coi một tập luận văn viết về Shakespear bằng tiếng Anh, một tập luận văn viết về Maupassant bằng tiếng Pháp của sinh viên năm thứ tư văn khoa mà thầy đang chấm, rồi than phiền: So về trình độ thì các cậu không kém sinh viên Sài Gòn, nhưng viết luận văn văn học nước ngoài bằng tiếng Việt thì … yếu quá!
Những lần đến “thọ giáo” thầy Nam về văn học nước ngoài, tôi được thầy giảng rất kỹ về kịch của Shakespear. Thấy cho biết, ở Liên Xô có cả một khoa Shakespear họ, chuyên nghiên cứu về kịch của văn hào. Chính thầy Nam của chúng tôi cũng được bạn phong là nhà Shakespear học. Khi lên lớp, thầy đóng lại những cảnh độc thoại của hoàng tử Hamlet rất sinh động. Các nữ sinh khóa tôi đều phải thú nhận rằng, mỗi khi thầy Nam lên lớp thì sau đó họ không nhớ thầy đã nói gì vì mải… ngắm thầy là chính!
Tôi đã được thầy Nam giảng cho hiểu là vì sao người ta lại định nghĩa “Shakespear” là Trái Đất, vì văn hào đã đưa cả loài người lúc đó… lên sân khấu. Ngồi nghe thầy vừa nói vừa diễn đạt bằng ngôn ngữ sân khấu nhân vật Hamlet, tôi có cảm tưởng rằng thầy chính là “cánh tay của chàng hiệp sĩ, con mắt của nhà thông thái, miệng lưỡi của kẻ hào hoa” như chính hoàng từ Hamlet đang đứng trước mặt tôi giữa núi rừng Việt Bắc vậy!
Nếu Shakespear sống lại ông không thể hình dung ra người ta đang giảng giải, đang diễn vai Hamlet của ông giữa một cánh rừng châu Á xa xôi, cách quê hương của vị hoàng tử nước Đan Mạch cả vạn cây số.
Đói khổ và thơ mộng thời sinh viên chúng tôi là như thế!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Lời Ai Điếu
Lê Phú Khải
Lời Ai Điếu - Lê Phú Khải
https://isach.info/story.php?story=loi_ai_dieu__le_phu_khai