Trang chủ
Đăng nhập
Nhật kỳ....
Trợ giúp
Truyện
Truyện Tranh
Sách Nói
Thơ
Lời Nhạc
Sưu Tầm
Chat
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Lấp Con Sông Máu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Lẽ Sống Của Người Bịnh
A
nh đã nằm nhà thương lần nào chưa?
Nếu chưa, anh hẳn không biết được những mẩu chuyện hay hay và lạ tai của cái xã hội người bịnh ấy. Những chuyện này xảy ra rất thường trong khu nhà có dấu hồng thập tự ấy, song bên ngoài, nếu anh chỉ là kẻ qua đường thì anh không thể biết được.
Tôi là một công dân rất trung thành của xã hội nhà thương bởi vì da mặt tôi lúc nào cũng tái mét, bởi vì bộ ngực của tôi nó thiểu nảo quá, không phồng hơn chiếc đồng hồ quả quít Oméga. Một năm có bốn mùa, có lẽ tôi đau đến tám chứng bệnh...
Nếu người mạnh các anh ưỡn ngực đi ngoài đường với một chút tự hào trong lòng rằng «ta là một thanh niên khỏe» thì tôi, thằng tôi ốm yếu này, trái lại, có thể tự hào rằng với cái thân hình còm cõi của tôi, tôi đã biết được nhiều chuyện mà hạng người mạnh các anh không được biết.
Tôi bảo rằng, đây là một món lãi tinh thần của bọn người đau yếu.
Anh thử vào ngủ một đêm trên chiếc giường sắc nhỏ hẹp của nhà thường xem! Tôi không hứa với anh những hứng thú thi vị đâu. Nhưng tôi chắc, nếu có một sự quan sát tế nhị, anh sẽ có được nhiều cảm giác lạ.
Đã bao giờ anh ăn cơm ngon lành cạnh một người cùi chưa? Nếu anh đến với tôi ngay khi tôi đang viết bài này, tôi sẽ đãi anh một bữa cơm với cái khung cảnh ấy. Chung phòng tôi, ở giường bên cạnh, có một người đàn bà Cao miên bị lựu đạn nổ gẫy cánh tay. Chổ thịt nhầy nhụa ấy hôm nay bắt đầu thúi. Nó tiết ra, giữa hơi canh-ky-dốt nặc nồng, một mùi hinh hỉnh nặc nồng hơn. Anh không thở thì anh sẽ chết ngạt, ngay đến cuốn vệ sinh lớp đồng ấu cũng đã dạy ta thế, còn nếu anh để cho buồng phổi làm việc điều hòa thì anh sẽ được ngửi liên tiếp cái mùi ghê tởm ấy! Tôi không biết tả thế nào, hình dung thế nào, cho màu sắc gì để diễn ta hết năng lực của nó, chỉ có thể nói rằng đó là cái mùi thường tiết ra ở những thây ma chương phình trôi trên mặt sông...
Ấy thế mà quen đi, phải quen đi, thở hít nó, và một ngày hai bữa ngồi ăn cơm bên cạnh nó. Và cấm than phiền, vì phép lịch sự ở đây. Người ta sẽ nói nặng ngay vào mặt anh, nếu anh tỏ ra phiền hà:
- Thầy trả tiền, tôi cũng trả tiền để nằm đây!
Anh đã ngủ bên cạnh xác chết lần nào chưa? Tôi không tả hết được cảm giác của tôi trong cái đêm mà ông lão nằm chung phòng với tôi, hấp hối phều phào thở hắc mãi ra, để rồi chết lịm đi luôn trong một cơn ho rũ rượi, dưới ánh đèn chập chờn... Tôi còn nhớ rằng ngay lúc ấy ý nghĩ chán đời đến giục tôi nên đi tìm một bộ áo cà sa!
Vài lần như thế, cũng quen đi.
Có những đêm, vào khoảng ba bốn giờ khuya, bốn bề im phăng phắc, bổng nhiên giấc ngủ của tôi bị phá dậy bởi những tràng ho liên tiếp, rồi những tiếng ụa mửa nghẹn ngào, hay những hơi thở phập phều bi đát của một thân hình sắp tan rã. Cố nhiên từ đấy đến sáng tôi không thể nhắm mắt được nữa. Thức để mà nghe những tiếng động nảo nề ấy, anh ạ, nó là cả một cực hình. Các anh đã chả bảo rằng, trong những giờ phút kích thích như thế người ta mới thật sống, mới có được những cảm giác lạ làm tiến hóa cho đời sống... mới có thể làm nên một «cái gì»!
Các anh sẽ có được «những cái gì» nếu ở cảnh tôi, tôi cũng tin vậy, vì ở chính trái tim tôi, tôi cũng cảm thấy đau nhoi nhói, tôi cũng muốn vươn lên, muốn phá vở không khí để làm một cái gì to lớn... Song tôi chẳng làm được, vì, rất dể hiểu, tôi là một bịnh nhơn lưu niên...
*
* *
Sáng hôm qua, người ta mới phát giác một cái thay ma trong bể chứa nước của nhà thương. Bịnh nhơn uống nước vào, cảm thấy cái mùi hinh hỉnh của thịt thúi vương mãi ở lỗ mũi, họ báo động lên ngay! Một giờ sau, có sự phát giác ấy mà người ta xì xào là một vụ tự tử. Kẻ xấu số là một anh cu ly chuyên xách nước trong nhà thương, nghe đâu mới tuần trước, vợ anh đã cuốn cả cái gia tài nho nhỏ của anh để theo một gã đàn ông trẻ hơn anh.
Bây giờ thịt anh đã lữa ra trong bể nước, có lẽ anh đã nằm trong ấy cả ba bốn ngày rồi.
Chiều hôm qua, cùng một ngày, lại có một vụ tự tử nữa. Nó hơi kỳ dị một chút đối với các anh. Một Huê kiều đã uống nguyên chai nước tro để tìm cái chết. Vì một cớ rất buồn cười.
Sáng ngày, anh ta vào nhà thương rọi kiếng. Thầy thuốc bảo rằng anh bị bịnh phổi. Về nhà, chẳng biết nghĩ thế nào, lo đến thế nào, sợ vi trùng lao đến đổi nào, và thất vọng đến độ nào mà anh lại tự tử.
Không biết có phải anh nghĩ rằng chết bây giờ còn sướng hơn chết dần chết mòn về sau?
Tôi chịu không thể triết lý một câu trước hai vụ tự tử này? Xin nhường cho các anh. Tôi nhớ đến một câu chuyện cũ, đã hơi xa xôi rồi, câu chuyện của những người bịnh. Chuyện sau này kể ra để các anh cùng nghe.
*
* *
Gia đình ông Phán Cảnh bên cạnh nhà tôi, là một gia đình phong phú. Ông bà đều hiền lành, mà không biết quả báo từ cái kiếp luân hồi xa lắc xa lơ nào, con cái đều tật bịnh.
Hà, cô con gái đầu lòng của ông mang một cái bịnh đoạn trường đau khổ nhứt của đàn bà, cái bịnh xấu xí. Tuổi dậy thì đã qua vèo như gió bên song cửa, thân hình cô cứ choắt cheo lại. Khuôn mặt lệch lạc, đôi môi to như trái chuối cơm, lưỡng quyền dồ lên thi với cái trán hơi xói. Tốc đỏ quách như màu râu tôm càng làm cho cái đầu cô to thêm ra. Thêm vào khuôn mặt xấu thậm tệ ấy, cái bướu mọc lù lù trên lưng như đè đẹp cả cái đời cô xuống tối đen. Chỉ còn có cặp mắt thôi. Cặp mắt ấy mi dài, nó tiết ra một ánh sáng ngời, biểu lộ sự thông minh! Con người tàn tật ấy, thật ra đã chết tất cả, chỉ có cặp mặt sống thôi.
Trái lại, Ngân, em trai cô, là một thanh niên tuấn tú khôi ngô. Ngân đẹp trai, mặt đều đặn, người mảnh khảnh. Tất cả cái đẹp mỹ miều, cậu cướp hết và ngược lại, bao nhiêu xấu xí cậu trút cả về phần chị. Ngân đẹp trai thật. Nước da anh lúc nào cũng trắng như trứng gà bóc, trắng bóng. Anh có dáng điệu ẻo lã của một văn sinh trói gà không chặt. Nhưng, hỡi ôi, trong cái bề ngoài khả ái ấy, có con ma trụy lạc nấp sẵn để tàn phá một đời thanh niên.
Tôi nhiều hơn Hà hai tuổi. Nàng coi tôi như một người anh. Tôi thường qua nhà ông Phán chơi. Trong những lúc ấy, tôi để ý thấy nét mặt rầu rầu của người con gái xấu số ấy, bật lên vài ánh sáng vui vui.
Có lẽ nàng hiểu rằng tôi đối với nàng nhiều thương xót. Ngoài vuông cửa sổ kia, người ta mãi vui với những thân hình mỹ miều, có ai ngó vào tận lòng một cô gái gù quanh năm chỉ làm bạn với mấy cuốn sách giữa một thư trai vắng và lạnh, như chứa cả mùa đông! Đời vô tình đã hắt hủi con người tật nguyền đau khổ ấy!
Có một lần, dưới ánh trăng sửa chảy mênh mang trên cảnh vật, Hà bảo tôi ngâm thơ Hàn Mặc Tử cho nàng nghe... Nàng hỏi tôi rất nhiều, rất tỷ mỹ về thân thế của nhà thi sỉ phong cùi ấy... Bữa đó, nàng bẽn lẻn trao cho tôi hai bài thơ nhờ sửa và phê bình.
Cũng như họ Hàn đã điên cuồng lên dưới ánh trăng và làm nên những vần thơ thấm thiết, Hà vẽ trên mặt giấy nỗi lòng đau khổ u uẩn của một thanh nữ thiếu sắc đẹp để hưởng hương vị của cuộc đời hoa mộng. Nàng diển tả tâm sự của kẻ tật nguyền ra, tuy thơ không điêu luyện, song nghe cũng thê thiết lắm.
Tôi lại càng ngậm ngùi cho số phận nàng, và cứ mỗi lần qua chơi, tôi lại đến an ủi nàng vài câu, khích lệ nàng trên đường nghệ thuật.
- Như thân tôi, sống làm gì, anh nhỉ?
Vừa khi ấy, có một người ăn xin đui mù lê cây gậy lộc cộc đến cất miệng xin tiền.
Tôi bảo:
- Người đui mù kia, ánh sáng đã hoàn toàn khép lại với đời họ rồi, thế mà họ vẫn sống đấy. Đói rách hàng ngày họ vẫn sống.
Bữa nay họ đói, song trong trí họ lúc nào cũng chồm lên một hy vọng ngày mai sẽ đẹp, sẽ đem lại no ấm thỏa thuê... Bíu vào hy vọng ấy họ sống, ngày lại ngày... Họ có mầm hy vọng leo lét ấy làm thỏa mãn lẽ sống, còn Hà, Hà hơn họ ở đức thông minh, ở tầm trí thức, Hà hãy sống tất cả cho tâm hồn đi, hãy đem nghệ thuật thỏa mãn tâm hồn đi... Đời sẽ đẹp lên và đáng sống...
Từ ấy, nàng không than với tôi nữa, và làm thơ nhiều hơn. Thơ nàng trở nên điêu luyện và có câu rất trác tuyệt.
Người ăn mày đui ngày hai bữa lê lộc cộc cây gậy trên hè phố này, đã thành một người bạn của Hà. Hắn quen lệ ghé vào đây, nhận một chén cơm, một cái bánh hay một đồng tiền. Dần dần hắn hồng hào lên, đi thẳng lưng, và trên nét mặt đau khổ thỉnh thoảng đã có nở những nụ cười tươi êm đẹp.
Hắn vui, và Hà cũng vui. Đôi bạn tàn tật hình như đã cảm thấy đời hướng lên...
Ngân hình như sinh ra để ăn chơi. Cái đẹp trai của anh đã giúp ích cho anh không ít trong công tác trăng gió. Cắp sách đến trường, hết lớp này qua lớp kia, hết năm này qua năm nọ, nhưng anh học chữ rất ít. Mới một tí tuổi đầu đã ăn mặc trai lơ, chưng diện như một ông Hoàng nho nhỏ. Ông bà Phán chiều con, quên mất con đường dốc đang đưa Ngân về vực thẳm...
Tôi sống gần gia đình ấy gần hai năm, rồi có chuyện phải đi xa. Hà quyến luyến tôi lắm. Lấy tư cách một người anh, tôi bảo nàng trong lúc chia tay:
- Đời lúc nào cũng đang sống, nếu ta biết tìm lẽ sống. Hà nên nhớ lời anh.
Rồi từ ấy tôi đi biền biệt trên đường phiêu linh. Hà hẹn viết thư cho tôi, nhưng tôi có ở đâu lâu mà có một địa chỉ!
Bẵng đi mấy năm. Rồi khói lửa nổi lên. Tôi nghe phong phanh rằng Hà đang mang một dấu chữ thập đỏ trên trán để làm cái việc hàn gắn vết thương cho loài người, cho những kẻ đau khổ...
Bỗng một hôm, tình cờ mở đến một tờ tuần báo, tôi được đọc bài thơ của Hà làm từ ngày ở gần tôi. Tôi bắt đầu chú ý đến cái tên Ngân-Hà ký dưới mấy bài thơ có tôn chỉ xã hội.
Và, tết năm ngoái tôi về tỉnh cũ, gặp Hà trong căn nhà xưa.
Hà gầy đi nhiều, càng choắt cheo lại. Tôi có cảm tưởng như đứng trước một bà già gần xuống mồ. Nhưng khi Hà nhếch miệng cười, thì những nét buồn thảm ấy đều bay hết.
Nàng kể chuyện nhà cho tôi nghe. Ông Phán bà Phán đã chết rồi. Ngân thì sanh ra hư hỏng chơi bời quá độ đến bây giờ mắc bịnh lao trầm trọng, đang chờ chết ở một nhà thương kia...
- Còn Hà? Tôi hỏi – Hình như Hà đã làm được nhiều việc hữu ích cho đời hơn cả bọn trai chúng tôi?
Hà nhìn vào đồng tử tôi, nói:
- Em nhớ câu dặn lúc ra đi của anh làm châm ngôn. Và em cố gắng làm theo lời của anh.
Nàng dơ cho tôi coi mấy vết thẹo to tướng ở bắp chân và nói:
- May mà băng bó lành lặn, thiếu một chút chiến tranh đã tặng thêm cho em một tật nữa...
Nàng ngập ngừng tiếp:
- Nhưng dù sao, em cũng vẫn sống, sống mãi đến khi trời bắt chết, vì em đã tìm thấy lẽ sống rồi anh ạ!
*
* *
Này các anh, người con gái tật nguyền ấy đã băng bó cho hơn ba trăm chiến sĩ đất nước bị thương. Bây giờ nàng sống chung quanh một lũ hơn 20 đứa bé tàn tật nạn nhân của chiến tranh. Nàng nuôi chúng, và thành người mẹ nuôi hiền từ âu yếm nhứt trong các người mẹ...
Những bài thơ, những câu chuyện ngắn của nàng hứa hẹn rất nhiều cái hay cái đẹp cho văn hóa nước ta...
Người con gái tàn tật ấy đang vui sống như những thanh niên khỏe các anh và có lẽ đã làm được nhiều ích lợi hơn chúng ta.
Còn cậu Ngân, xinh trai mạnh khỏe kia đã đốt cả cái xinh trai, đã hoang phí cả cái mạnh khỏe trời cho ấy vào cuộc sống tối đen để đến nỗi ngày nay thành thân tàn ma dại đấy!
Các anh nghĩ thế nào?
Tôi thì tôi có thể khinh ngay ra mặt những thằng người mạnh khỏe như Ngân.
Đối với những chú chệt uống nước tro tự tử vì sợ bịnh phổi, hay anh cu ly đâm đầu vào bể nước vì mất tình yêu, tôi thương hại cho họ.
Tôi kính phục cái đức sống cao đẹp của những cô Hà tàn tật đã biết quên cái tàn tật của mình để hàn gắn những tàn tật của người khác. Tôi cũng phải kính phục cả cái đức nhẫn nại của những bịnh nhơn – tôi không bào chữa cho tôi đâu anh ạ – cố vật lộn với đau khổ bịnh tật mà sống, có can đảm sống bên cạnh cái chết để hy vọng ngày mai sáng sủa dâng ánh nắng tươi lên, chớ không chết uổng một cách đen tối vô nghĩa như những Ngân, những chú chệt, những anh cu ly trên kia...
Có lẽ cái quan niệm cuối cùng này hơi trái tai các anh đấy nhỉ? Phải, vì các anh chưa sống trong nhà thương!
Bữa nay gần Tết rồi đấy. Rộn rịp lắm, cái xã hội người mạnh các anh rộn rịp lắm!
Còn con bịnh chúng tôi vẫn kiên nhẫn. Xuân năm nay mình đau yếu thì ráng tỉnh dưỡng để chờ Xuân khác.
Trong biển khổ, thế nào cũng có ngày nở lên những đóa hoa sen chói hào quang, miễn mình có lòng trong sạch và đừng nản chí là được.
Các anh ăn một cái Tết vui vẻ nhe, vui để làm những chuyện hữu ích mà bọn bịnh chúng tôi chưa làm được...
(Đêm 30-12-49)
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Lấp Con Sông Máu
Nguyễn Xuân Mỹ
Lấp Con Sông Máu - Nguyễn Xuân Mỹ
https://isach.info/story.php?story=lap_con_song_mau__nguyen_xuan_my