Chương 8 -
hư phòng không rộng lắm, chỉ đủ đặt một bàn viết, một bộ ghế salon và một tủ sách tựa vào tường. Sự đơn sơ làm cho gian phòng sáng sủa Những quyển sách ngăn nắp nằm thành hàng tạo cho người ta cái ấn tượng chủ nhân nó phải là người thích chơi sách.
Sách nhiều thật, Phục ngồi xuống ghét. Bà Cao sau khi mang trà vào đã bước ra ngoài khelp cửa lại. Gian phòng rơi và yên lặng. Bên ngoài khung kính, dưới ánh trăng. lung linh những bóng cây. Ông Châu đi lại trong phòng không yên, rồi đứng lại trước mặt Phục, kéo quyển An-na-si xuống, ngồi xuống ghế, lấy hộp thuốc ra mời Phục. Phục rút một điếu, không khí như cô động. Hai người chìm lặng trong khói thuốc. Phục chờ đợi trong khi ông Châu không biết phải bắt đầu câu chuyện từ đâu. Một lúc, sau khi hít một hơi thuốc dài ông bắt đầu:
- Ông Phục, ông là người thích đo, thích viết lách thế ông có nhận thấy sách vở thường có ảnh hưởng tại hại cho người đọc hay không?
- Vâng, Phục khẽ cười, - lâu lắm rồi tối có xem một cuiốn phim giả tưởng, trong đó diễn tả cảnh sách vở được coi như những vậy nguy hiểm cấm lưu hành sau này và nhiệm vụ của đội cứu hỏa không còn là để chữa cháy mà là để đốt sách. Sách là độc dược làm phiền nhiễu mê hoặc trí não con người.
Ông Châu có vẻ tươi tỉnh trở lại:
- Thật vậy, sách vở là vật lạ lùng, không có nó, loài người ngu xuẩn cuộc sống vô vị. Khi có nó mầm mống kiến thức, tư tưởng phát triển, nhưng đồng thời những phiền nhiễu và lo âu cũng bắt đầu được cấy vào óc.
Phục nhả một làn khói thuốc tư lự nhìn ông Châu:
- Nó mâu thuẫn như vậy. Gần như vậy. Gần như bất cứ một sự vật gì do loài người sáng tạo ra đều chứa đựng mâu thuẫn. có bề tốt phải có bề xấu, không nhất thiết ở sách vở mà tất cả những vật chất văn minh hiện nay đều như vậy cả. Ngừng lại một lúc, Phục tiếp - Nếu sách mà ông chỉ đây là sách văn học thì tôi nghĩ rằng quả thật đấy là xa xỉ phẩm của con người.
- Tại sao vậy?
- Vì phải rảnh rỗi ăn không ngồi rồi. Phải có cả một thời gian dài trống rỗng để suy nghĩ và lục lọi thì ta mới bước vào lãnh vực văn học được Nhưng thử hỏi có bao nhiều người làm vậy được? Rồi Phục lắc đầu - Nói là vậy, nhưng thế giới bên trong quyển sách nó cũng có đủ mùi chua cay của nó, đọc nó anh như bước qua được bao nhiêu cuộc đời.
- Nhưng kinh nghiệm thu được từ sách có tốt hay không chứ?
Phục mỉm cười chăm chú nhìn ông Châu:
- Giống như quyển sách nó cũng có tốt mà cũng xấu tùy người đọc cảm nhận.
- Điềi anh vừa nêu ra có vẻ mâu thuẫn đấy!
- À! Phục ngưng lại, chàng vụt cười xòa - Vâng, nhưng chúng ta vẫn còn thảo luân về sách cơ mà!
- Đúng vậy! Ông Châu thở dài - Tôi nghĩ rằng con Hồng nhà tôi đã bị sách vở làm hại.
- Sao lạ vậy? tôi thấy cô ấy hay lắm chứ? Cô ấy đã thu thập được những tinh hoa của sách vở. Đời sống có chiều sâu và hiểu biết như vậy thì có gì đâu là hại.
- Anh chỉ nhìn được mặt tốt còn mặt kia? Suốt cuộc đời con Hồng nhà tôi nó yêu thơ, yêu những ảo tưởng lúc nào cũng ưa mộng vẩn vơ đa cảm đa sầu.
- Nhưng đó đâu hẳn hoàn toàn lỗi tại sách? Ông quên rằng cô ấy là con gái, mà đã làm con gái làm sao tránh được những bệnh trên?
- Ông có thấy Tâm Hà không? có bao giờ nó làm cho tôi phải khổ tâm như vậy đâu?
- Nhưng ông đừng đòi hỏi tất cả con cái mình phải cùng cá tính.
- Thôi được rồi, xếp chuyện ấy sang bên đi, chúng ta hãy bước vào vấn đề chính. Ông Châu bối rối, hít một hơi thuốc - Nãy giờ chúng ta đã đi lạc đề hơi xa.
Phục tựa lưng vào ghế chàng không nói gì, yên lặng hút thuốc đợi ông Châu bắt đầu.
- Tối này, anh đã nhìn thấy bà lão trong núi. giọng ông Châu trầm và nặng - Anh biết không bà ấy rất bình thường, bình thường như bao nhiêu người đàn bà khác chớ không điên như anh tưởng.
Tuy không hấp thụ nền giáo dục của bậc cao đẳng, nhưng thuở trước bà đẹp và biết trọng lễ nghi. Bà sống với hai người con trai ở ngoai ô từ sau ngày chồng chết. Với một nông trại, vài công đất ruộng, bà ta đã ở vậy mười mấy năm, vàsống bằng nghề may mướn để kiếm tiền nuôi con lên đại học. Đất ruộng lần lượt bán đi chỉ vì con, kết quả là gia đình càng lúc càng túng quẫn. Hai đức con trai đó, đứa lớn tên là Lư Vân Phi và đứa nhỏ là Lư Vân Dương. Chúng rất đẹp trai và học giỏil. Vì ở cách Vườn Sa Mù của chúng tôi không xa, nên đôi lúc gặp nhau chúng tôi cũng thường chào hỏi. Mối liên lạc mật thiết giữa hai gia đình chỉ mới bắt đầu từ bốn năm nay thôi.
Ông Châu ngưng lại một lúc, búng tàn thuốc vào gạt tàn, rồi lại châm thêm một điếukhác. Đôi mắt khắc khổ buồn bã ông tiếp:
- Bốn năm trước, khi Phi vừa tốt nghiệp huấn luyện quân sự xong, hắn đến đây thăm tôi. Ông cũng biết lúc đó công ty thực phẩm của chúng tôi đang hồi phát đạt, năng suất thương mãi càng lúc càng gia tăng. Phi đến đây với thái độ từ tốn, lễ phép và hiên hòa, hắn yêu cầu tôi giúp đỡ cho hắn được vào công ty làm việc. Phi thành thật trình bày với tôi hoàn cảNh gia đình và mong mỏi được một khoản lương bổng khá giả hầu đền đáp ơn sâu của me.
Dáng dấp cậu trai trẻ làm tôi xúc động. Anh cũng hiểu tôi là người nhiều tình cảm nên chấp nhận ngay. Biết được Phi hoc môn ngoại ngữ, tôi cho ngay chức bí thơ phòng mãi dịch. Lúc đầu nắn rất siêng năng chỉ ba tháng sau tôi nâng ngay Phi lên chức chủ sự ban nghiệp vu. Nửa năm sau, lại cho thăng lên chức phó giám đốc mãi dịch quốc ngoại. Tất cả những việc giao dịch với nước ngoài hầu như đều trong tay Phi.
Như vậy hai cậu con trai nhà họ Lư đã có dịp ra vô thường trực Vườn Sa Mù của chúng tôi.
- Nhưng... Phục tự chủ không được cắt ngang lời ông Châu - Tâm Hồng bảo là không hề quen biết mẹ con cậu Dương kia mà...
Ông Châu đưa tay lên ngăn lại:
- Đừng gấp, từ từ tôi sẽ nói rõ cho nghe. Uống một ngụm trà, đôi mắt ông Châu trở lại mơ màng - Vâng từ đó anh em nhà họ Lư trở thành khách thường xuyên của VưỜn Sa Mù. Lúc đầu tôi cũng quên việc mình có hai đứa con gái đang lớn. Hà bấy giờ con nhỏ, nhưng Tâm Hồng thì đang học năm thứ ba đại học. Tuổi trẻ thường dễ mốc nối tình cảm, nên Phi và Hồng chẳng bao lâu đã khắng khít. Chúng nó thường rủ nhau rong chơi trong thung lũng, trên núi hay vùng nông trại; mỗi lần đi suốt mấy tiếng đồng hồ. Thái độ tôi, anh biết rất tự nhiên vì tôi nghĩ Phi ngoài một gia thế kém cỏi, còn các phương diện khác đều hơn người, đúng là mẫu thanh niên lý tưởng.
Nhưng tôi cũng trong lúc ấy, trong công ty của tôi xảy ra một trục trặc nhỏ ở tại phòng mãi dịch ngoại thương. Tôi phát giác có sự thâm thủng tại phòng này, cũng chưa biết ai là thủ phạm. Thế là tôi cho điều tra và kết quả thật không ngờ là Lư Vân Phi chính là thủ phạm. Và tôi bắt đầu rút bớt quyền lực của Phi, ngầm cho hắn biết là tôi đã bắt đầu lưu ý đến việc làm của hắn. Thế mà hắn chẳng chút sửa đổi. Nhận hối lộ, thao túng, ăn cắp ngân quỹ... Và sau cùng tôi lại khám phá ra là hắn sửa đổi hóa đơn, chương mục để lấy tiền công ty tiêu xài.
Sự kiện trên làm tôi giận dữ. Tôi cho gọi Phi đến trách cứ. Hắn hoảng sợ chối biến tất cả những hành động pham pháp và bảo rằng ơn tôi đối với gia đình hắn cao tựa núi, làm sao hắn dám có hành động bội phản như thế được? Điều hắn nói, tôi nghĩ cũng có lý. Vả lại, tổ chức của công ty rộng lớn như vậy, biết đâu tôi chẳng lầm lẫn nghi oan hắn? Vì vậy một mặt tiếp tục để hắn giữ chức vụ cũ, một mặt cho người bám sát dò lạ, kể cả đời sống riêng tư của Phi.
Ngay lúc đó, tình cảm giữa Phi và Tâm Hồng đột nhiên tiến mạnh. Hồng là đứa con gái sống nhiều cho ảo tưởng, thích đọc tiểu thuyết ngâm thơ. Đối với nó tình yêu là một cái gì cao cả, vì vậy vừa ngã vào vũng yêu lànó yêu nhiệt thành, say đắm. Đến lúc tôi hay định ngăn chận thì chẳng kịp rồi. Hồng hoàn toàn tin tưởng và say đắm Phi. Nếu đuổi Phi là đánh mất đi đời sống của nó. Ngay khi tôi tỏ ý khôing tán thành mối tình cảm của chúng thì Tâm Hồng đau khổ vô cùng. Nó cho rằng tôi là người chỉ nghĩ đến lợi lộc, thực tế chẳng bao giờ chịu tìm hiểu con cái là con người không tình cảm... Nói lại còn dọa tôi là nó thà chết chớ không bao giờ chịu xa Phi.
Đã vậy hành động của Phi càng ngày càng tỏ ra lắm thủ đoạn, dần dần bộ mặt thật của nó lộ ra. Nó chỉ là một thanh niên tham vọng, không từ nan bất cứ một thủ đoạn nào để đạt mục đích. Tôi không dám tin tình yêu của hắn đối với con gái tôi là thật lòng và nghi ngờ hết mọi việc nó làm. Thế là tôi bắt đầu ngăn chận mối tình thủ đoạng, vì tôi muốn cứu con Hồng.
Những ngày tháng đó thật đen tối với gia đình tôi. Hồnglúc nào cũng muốn trốn lánh, cha con cả tuần không nói chuyện nhau. Tôi đã ngăn cấm không cho Phi vào Vườn Sa Mù nên nó vẫn tiếp tục gặp Phi ở nông trại hay trên núi. Tôi nhất định chấm dứt công việc của Phi tại công ty và bảo hắn nếu thật tình yêu Hồng thì hãy tự tìm lấymột tương lai mới dâng cho nàng, chớ đừng có lợi dụng công ty của tôi mà làm những điều xằng bậy. Chính câu nói này đã đánh trúng nhược điểm của Phị, thế là hắn nổi nóng trả treo những lời thô lỗ không có vẻ gì là một người có giáo dục Rồi nó phủi áo đi ra và trước khi hắn còn dọa là sẽ dẫn theo cả Tâm Hồng.
Thế là tôi bắt nhốt Tâm Hồng lại. Câu chuyện này xảy ra trước đây một năm, lúc đó con gái tôi đã ra trường và đang đảm nhận chức vụ giáo sư tại một trường trung học. Vì muốn cứu con, tôi mới cấm không cho Hồng bước ra khỏi cửa, và cho người luân phiên canh chừng nó. Nhưng rồi một đêm nọ, nó vẫn thoát thân.
Nó trốn đi đâu tôi không biết, đến tìm Phi thì Phi cũng biệt tăm, chỉ mẹ của Phi và Vân Dương cũng đang tìm kiếm chúng. Toi cho người đi khắp nơi dò la cũng không gặp. Trong phút tuyệt vọng thì thật lạ lùng Tâm Hồng lại đột ngột trở về sau mười mấy ngày mất tích. Trông nó tiều tụy, mệt mỏi, xanh mét. Khi bước vào nhà, nó chỉ nói với tôi một câu:
- Cha ơi, con về đây rồi, cha có còn cho con vào nhà chăng?
Tôi xúc động ôm chầm lấy nó:
- Lúc nào cha cũng thương con, con ạ.
Nó khóc lớn chạy vội vào phòng và tự giam mình trong ấy không muốn nhìn thấy mặt ai nữa. Đến bây giờ, tôi cũng không biết mười mấy ngày, con tôi gặp chuyện gì nhưng nhìn vẻ tủi nhục, buồn bã gần như tuyệt vọng của nó chúng tôi ai cũng không muốn khơi hỏi một điều gì chỉ mong rằng thời gian sẽ dịu vợi tâm hồn nó.
Sau ba ngày tự nhốt mình trong phòng chỉ có bà Cao và Tâm Hà liên lạc được. Cũng cần nói rõ anh biết, bà Cao đây là người giúp việc trong gia đình chúng tôi từ lúc Tâm Hồng con nhỏ, vì vậy đối với bà ta, Hồng khắng khít hơn cả mẹ Còn Tâm Hà là em ruột nên tình cảm giữa hai đứa dễ cảm thông. Chúng tôi vui mừng vì Hồng không còn vẻ khô héo như ngày mới trở về. Nhưng rồi tới đêm thứ ba, hôm ấy một chuyện kinh hoàng lại xảy ra.
Ông Châu ngưng lai, mắt đăm đăm nhìn tàu thuốc cháy đỏ. Điếu thuốc đã cháy đến tận tay cầ. m. Ông dụi tắt rồi ngẩng đầu lên, hướng về phía Phục. Phục vẫn tựa lưng vào ghế nệm, nết mặt xúc động đang lắng nghe.
- Tối thứ ba ấy, trong lúc tôi đang ngồi trong thư phòng thì Tâm Hà và bà Cao với nét mặt kinh hoàng bước vào. Hà lắp bắp:
- Thưa cha, chị Hồng đi bốn tiếng đồng hồ rồi mà chưa thấy về. chúng ta đi tìm đi!
Tôi hoảng hốt đứng bật lên, Hà và Bà Cao cho biết là Tâm Hồng đi cách đây bốn tiếng. Trước khi đi nó có bảo cho cả hai biết là nó phải đến nông trại bây giờ anh ở đó, để gặp Phi lần cuối và hai giờ sau sẽ trở lại ngay. Nghe xong tôi đoán ngay là có lẽ Hà cũng như bà Cao đã giúp Phi chuyện thơ hẹn Tâm Hồng. Tôi có trực giác không hay xảy đến cho con gái tôi. Tuy thế nhưng cũng không ngờ chuyện không lành đó lại có thể ngoài sức tưởng tượng của tôi.
Ngay khi đó, tôi gọi ông Cao lấy áo mưa - vì lúc đó mưa lâm râm. Chúng tôi vội chạy ngay đến nông trại tìm Tâm Hồng. Hà và Bà Cao cũng theo sau. Lúc bấy giờ ai cũng đoan chắc rằng mình sẽ không thể gặp được Hồng nữa, vì có lẽ nó lại theo thằng lưu manh đó đi mất rồi.
Đến nông trại, bước vào nhà trong, nhà ngoài gọi to tên Tâm Hồng nhưng không có tiếng đạp lai. Lục lọi khắp nơi cũng không có dáng dấp của nó. Thời tiết lúc bấy giờ cũng tương tự như hiện nay, trận mưa to liên miên gió thổi mạnh, rừng núi ẩm thấp... Xách đèn bấm xục xạo khắp nơi, bỗng chúng tôi nghe tiếng thét to vọng lại từ khu rừng phong. Chúng tôi chạy ngay đến và thấy Tâm Hồng nằm sóng xoài trong bùn cạnh hàng lan can, hàng lan can sau mấy năm không sửa chữa đã gãy một khúc. Vừa chạy đến, tôi vội bế Tâm Hồng lên. Lúc đầu tôi tưởng nó đã chết, vì dáng dấp nó thật thảm hại. Trên mặt trên tay đầy những vết bầm, quần áo tả tơi, thân thể lạnh ngắt. Tôi dùng áo mưa choàng lên người nó và đưa ngay về Vườn Sa Mù. Nhưng cái lỗ hổng của lan can làm tôi lo lắng, tôi bảo ông Cao đi theo dốc đá xem bên dưới có chi lạ không vì tôi không trông thấy Phi đâu cả. Khi ông Cao chạy đi, chúng tôi đêm Tâm Hồng về nhà, xoa bóp, sưởi ấm... cho nó, nhưng thật lâu vẫn không thấy nó tỉnh.
Điều tôi lo lắng đã thành sự thật. Ông Cao trở về thở hổn hển cho hay tử thi của Vân Phi nằm vắt giữa đám cỏ rối và đá tảng bên đáy vực.
Ông Châu ngừng lại để thở, rồi ông kết luận:
- Đấy là tất cả câu chuyện về Tâm Hồng, cũng như tất cả thảm kịch đã xảy ra tại nông trại. Sau khi Tâm Hồng trở về nhà, nó lâm vào trạng thái mê man suốt ba tháng. Chúng tôi đưa nó vào bện viện nhưng nhiệt độ vẫn không giảm.
Có lúc chúng tôi tưởng nó đã chết. Nhưng sau cùng nó vẫn sống được, vẫn ăn nói và nhìn được mọi người. Nhưng khi chúng tôi muốn tìm hiểu câu chuyện xảy ra trong đêm kinh hoàng đó thì chúng mới biết nó đã mất tất cả ký ức về quá khứ. Nó không nhớ Lư Vân Phi là ai? Kể cả mối tình đầu sóng gió cũng tiêu tan. Lúc đầu tôi còn nghĩ là nó thất tình, nhưng sau đó càng lúc càng thấy Tâm Hồng ngẩn ngẩn ngơ ngơ, dễ bị xúc động và hay xa lánh người lạ mặt. Thế là chúng tôi đem Tâm Hồng đến vị bác sĩ y khoa chuyên về thần kinh điều tri. Cả nửa năm dài mới ra khỏi dưỡng đường. Theo lời y sĩ thì nó bị xúc động quá mạnh nên mất cả trí nhớ. Vân Phi hay Vân Dương gì cũng không còn nhớ là ai, ngay chính tiềm thức của Hồng cũng không muốn ghi lấy câu chuyện đau thương đó. Vì vậy, trạng thái mất trí kia chẳng qua chỉ là một hình thức tạm thời, rồi có ngày Hồng sẽ khôi phục lại được ký ức, cho nên hãy để tự nhiên như thế, đừng gây thêm xúc động có hại.
Phục ngồi xích qua một bên, nhả khói:
- Nhưng tại sao cô ấy vẫn ghi nhớ được những sự việc xảy ra thuở bé, vẫn nhớ được nông trại đã trồng hoa cỏ gì... Cũng như nhớ hết cả sách đọc.
- Vâng, ngoài câu chuyện thương tâm có liên hệ đến Phi, cái gì Hồng cũng nhớ. Đây là chứng bệnh mất trí định kỳ. Mẹ của Phi nó cũng không nhớ, nhưng với những người khác thì nó đều nhớ tên rõ kể cả bác nông phu ngoài nông ruộng... có lẽ... thật ra thì... Ông Châu đắn đo một lúc rồi thở dài - Trạng thái của con Hồng thật đáng thương, thật chua xót. Vì vậy chúng tôi phải xóa mất đi nhiều vết tích liên hệ đến Phi, gồm cả thư từ, hình ảnh mà Phi viết hay gửi tặng nó. Nói ra thật mâu thuẫn chúng tôi vừa muốn Hồng khôi phục trí nhớ để trở lại bình thường, nhưng cũng lại sợ khi nó hồi phục được ký ức nó sẽ đau khổ.
- Thế chính cô Hồng có biết mình đã mất một phần trí nhớ không?
- Chắc nó biết, nên lúc nào cũng cố gắng tìm tồi quá khứ của mình, nhưng mỗi khi bắt gặp hoàn cảnh gần gũi thì lại ngất xỉu. Sự ngất xỉu đó, ánh có biết chăng, nó biểu thị sự đối kháng của tiềm thức và ký ức.
Phục suy nghĩ một lúc hỏi:
- Thế đến bây giờ ông cũng chưa biết sự thật câu chuyện xảy ra ở rừng phong hôm đó ra sao à?
- Chúng tôi không ai biết được bi kịch xảy ra thế nào. Cảnh sát đến điều tra mười mấy lần, thế mà vẫn không tìm ra. Lan can bằng gỗ, bao năm mưa gió nên đã mục. Lời kết luận sau cùng của cảnh sát là sự vô ý té ngã. Vụ án đã được dẹp qua một bên nhưng... Ông Châu lắc đầu, hớp một ngụm trà, xong thở dài - Trên phương diện pháp lý, vụ án được xếp lại. Còn ở đây, ai cũng biết tôi là người đã cản ngăn mối tình của Tâm Hồng và Phi. Ai cũng biết chính tôi là người đuổi Phi ra khỏi công ty và cũng biết chuyện Phi và Hồng bỏ trốn. Vì vậy, người xung quanh đây họ rỉ tai với nhau những điều thật hàm hồ. Người cho chính tôi giết Phi, người bảo Hồng giết và đôi lúc họ còn đồn rầm lên cả là nhà tôi xúm nhau lại giết rồi đẩy xuống vực phi tang. Suốt một năm nay, gia đình chúng tôi như bị cô lập hẳn với chợ quận... Thêm bà mẹ của Phi, một con người đáng thương, ở vậy nuôi con suốt mười mấy năm trời để rồi gặp xúc động mạnh như vậy hóa điên. Tôi xuất tiền cho bà ấy nằm bệnh viện gần một năm trời, và mới xuất viện tháng vừa qua. Không phải bà ấy lúc nào cũng hung dữ đâu. Bình thường bà ta rất ôn hòa, nhỏ nhẹ nhưng khi bệnh phát ra là lại la lối bảo Tâm Hồng chính là thủ phạm giết con bà, nên lúc nào bà cũng muốn báo thù. Với Phi tôi không thương xót, nhưng với lão bà tôi không khỏi xót thương. Không phải đối với lão bà thôi, ngay cả với Vân Dương cũng vậy. Cậu này quả thật là người có tư cách, từ khi thảm kịch xảy ra xong, nhiều lần tôi gọi đến cho tiền nhưng vẫn cự tuyệt. Nó chỉ nhận món tiền tài trợ cho bà mẹ nằm bệnh viện mà thôi. Không hiểu Dương nghĩ thế nào, nhưng tôi biết bản tính nó hoàn toàn khác anh nó. Đôi lần tôi có đề cập đến việc đưa nó vào công ty làm nhưng nó trả lời là:
- Nếu tôi muốn làm việc gì, muốn gầy dựng tương lai của tôi, tôi sẽ xử dụng đôi bàn tay trắng gầy, chớ không cần ai cứu giúp. Cái gương sáng của anh tôi vẫn còn trước mắt làm sao tôi quên được
Tôi không hiểu nó có dụng ý gì, nhưng tôi biết nó rất hận tôi. Dương học kiến trúc, bây giờ đang làm cho hãng thầu. Nghe nói nó cũng siêng năng lắm.
- Tôi hiểu, ông đã ngầm giúp hắn. Phục nói.
Ông Châu thành thật nhìn Phục:
- Không, tôi phục ý chí của nó nên không chen vào. Dưới đôi mắt hận thù của Dương, nếu tôi có ngầm giúp mà vỡ ra nó hiểu lầm là tôi vạ nhục nó thì sao?
Phục gật gù. Ông Châu hít mạnh mộthơi dài:
- Bây giờ anh đã biết rõ câu chuyện rồi chứ? Cái chết của một gã con trai làm hai người đàn bà điên loạn. Cái chết này vẫn còn bí mật. Anh là một nhà văn, vậy anh thử tìm cái gút của câu chuyện xem có gì lạ không?
- Ông có thật tình muốn vén màn bí mật không? Phục hỏi ngược lại.
- Anh hỏi tôi nói thật, tôi nửa muốn vén lên nhưng nữa muốn dấu kín đi. Hồng là đứa con gái quá khích, nó vui nhanh nhưng giận cũng dễ dàng.
- Tôi đoan chắc với ông là Hồng chẳng hại ai được
- Mong rằng điều anh vừa nghĩ là đúng, có lẽ đây là trường hợp ngoại lệ. Ông Châu đứng lên bước đến cửa sổ nhìn ra ngoài khung kính, gió lay bóng cây chập chờn. - Ông lập lại - Có lẽ là trường hợp ngoại lệ.
- Thế ông không nghĩ là bà lão cần phải tĩnh dưỡng thêm một thời gian ở bệnh viện à? Để bà ấy đi lung tung trong sơn cốc, không sợ có hại cho Tâm Hồng sao? Phục hỏi.
- Cũng sợ chứ. Nhưng lúc bình thường bà ấy cũng không có gì đáng ngại, nếu gặp anh sẽ thấy, vì vậy không ai nỡ để bà ấy ở mãi trong nhà thương điên.
- À! Phục mặc nhiên thở dài. Chàng bước về khung kính lớn, nhìn vườn hoa dưới ánh trăng. Bao câu chuyện của loài người là bấy nhiêu bi kịch!! Phục lẩm bẩm, chàng nhớ lại cảnh vừa cấu xé vừa la hét của bà lão, vừa nghĩ lại khuôn mặt chua xót của gã thanh niên, rồi dáng dấp yếu đuối kinh hoàng của Hồng... Phục nghĩ mình đã từng viết bao nhiêu câu chuyện nhưng chưa hề tưởng tượng ra được hoàn cảnh tương tự. Ngẫm nghĩ lại câu chuyện ông Châu vừa kể, chàng thấy câu chuyện thật thê lương xót xa. Giọng ông Châu lại vang lên nhè nhẹ như tự nói với chính mình:
- Hồng là đứa con gái yếu đuối nho nhã, lúc chưa xảy ra câu chuyện này, nếu anh gặp anh sẽ thấy nó dễ thương đến thế nào.
- Tôi cũng nghĩ thế. Phục nói khẽ, chàng định nói thêm: ngay bây giờ vẻ kiều diễm pha lẫn sợ sệt của Hồng cũng chẳng dễ thương ư? Sự hốt hoảng và lo lắng lúc nào cũng như hằn lên khuôn mặt khiến người trông thấy là phải tội nghiệp.
- Đêm khuya rồi! Ông Châu nói
Đêm đã khuya, gió rút rít trong màu sương đục, vây lấy thung lũng buồn. Tiếng chim cô độc kêu than. Loài chim gì đây? Từ phương nào đến đây? Than thở điều chỉ? Hay là oan hồn cô độc đang trở về réo gọi?
Khói Lam Cuộc Tình Khói Lam Cuộc Tình - Quỳnh Dao