Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hiệu Hạnh Phúc Các Bà
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 8
7
.
Cả một dãy xe ngựa ngăn cô rời bờ hè của hiệu Hạnh phúc các bà. Khi cô liều qua được, lọt giữa những bánh xe, cô đi ngang qua quảng trường Gaillon, như thể muốn tới phố Louis le Grand; nhưng rồi cô đổi ý xuôi theo phố Saint Roch. Nhưng cô vẫn chưa có ý định gì, vì cô dừng lai ở gốc phố Neuve des Petits Champs và cuối cùng đi theo phố này sau khi lưỡng lự nhìn xung quanh. Đến đường Choiseul, cô đi theo tới phố Monsigny, rồi không biết thế nào lại rơi vào phố Neuve Saint Augustin. Trong đầu cô ù ù, cô chợt nghĩ đến chiếc hòm khi trông thấy một người làm thuê; nhưng cho mang nó về nhà ai, và tại sao phải lo chuyện đó, mới một giờ trước đó, cô còn có một chiếc giường để ngủ đêm?
Bây giờ, ngước mắt nhìn các nhà, cô ngắm nghía những cửa sổ. Những bảng yết thị diễu qua. Cô nhìn chúng một cách mơ hồ, luôn luôn trở lại mối lay động bên trong làm cô hoàn toàn bị xáo lộn. Có thể thế được chăng? Phút chốc trở thành cô đơn, bơ vơ giữa cái thành phố lớn, xa lạ này, không chỗ nương tựa, vô kế khả thi! Thế mà vẫn phải ăn, phải ngủ. Phố này kế tiếp phố khác, phố Moulin, phố Sainte Anne. Cô đi khắp khu phố, đi loanh quanh, rút cục lại trở lại ngã tư duy nhất mà cô biết rõ. Đột nhiên, cô ngỡ ngàng, lại thấy mình đứng trước hiệu Hạnh phúc các bà; và, để thoát khỏi sự ám ảnh đó, cô lao vào phố La Michodière.
May mà Baudu không đứng ở cửa hiệu Vieil Elbeuf dường như chết đằng sau những tủ kính đen ngòm. Cô không bao giờ dám bén mảng đến nhà ông chú, vì ông ta làm vẻ không thừa nhận cô nữa, và cô chẳng muốn nhờ vả ông, trong cơn bất hạnh mà ông ta đã báo trước cho cô. Lúc đó, phía bên kia phố, một bảng yết thị khiến cô dừng lại. Buồng có đồ đạc cho thuê. Đây là bảng đầu tiên không làm cô sợ hãi, vì ngôi nhà trông thật tiều tụy. Rồi cô nhận ra nó, với hai tầng gác thấp, bề mặt màu gỉ, kẹt vào giữa hiệu Hạnh phúc các bà và nhà khách sạn cũ Duvillard. Ở ngưỡng cửa hiệu bán ô, lão Bourras tóc xù và râu rậm như bậc tiên tri, kính đặt trên mũi, đang xem xét một cuốn can bằng ngà. Lão thuê cả nhà, nhưng kê đồ và cho thuê lại hai tầng gác, để đỡ tiền.
- Thưa cụ, cụ có buồng cho thuê? - Denise nghe theo bản năng, hỏi.
Lão ngước đôi mắt rậm, ngạc nhiên trông thấy cô. Tất cả các cô ấy, lão đều biết. Và lão trả lời, sau khi nhìn chiếc áo mỏng sạch sẽ, dáng vẻ lương thiện của cố:
- Đó chẳng phải để cho cô đâu.
- Thế bao nhiêu ạ! - Denise lại hỏi.
- Mỗi tháng mười lăm phrăng.
Thế là cô muốn lên thăm. Trong cửa hiệu chật chội, thấy lão vẫn ngạc nhiên nhìn cô chằm chằm, cô mới kể chuyện cô thôi việc ở cửa hàng và ý cô không muốn làm phiền ông chú. Cuối cùng, ông già đi tìm chìa khóa để trên mảnh ván phía sau cửa hàng, một gian tối tăm, ở đó lão nấu ăn và ngủ; Phía xa, đằng sau một lớp kính bụi bậm, người ta bắt gặp ánh ngày xanh nhạt của một mảnh sân trong, rộng không đầy hai thước.
- Để tôi đi trước, kẻo cô ngã. - Bourras nói trong lối đi ẩm thấp dọc theo cửa hàng.
Lão vấp vào một bậc thang, vừa leo vừa luôn luôn nhắc. Cẩn thận! Thang đâm vào tường, chỗ ngoặt có một lỗ hở, đôi khi người thuê nhà vẫn để thùng rác. Trong bóng tối om, Denise không phân biệt được gì hết, chỉ cảm thấy hơi lạnh của tường cũ ẩm. Tuy nhiên, ở gác một, một lỗ cửa vuông nhỏ nhìn ra sân cho phép trông thấy lờ mờ, như dưới đáy một lần nước tù đọng, chiếc cầu thang uốn cong, những bức tường bẩn cáu ghét, những cửa ra vào nứt nẻ và tróc sơn.
- Nếu một trong hai buồng này bỏ không! - Bourras lại nói - Cô ở thì tốt... Nhưng vẫn còn mấy bà đang ở.
Ở gác hai sáng hơn, ánh ngày nhợt nhạt sống sượng soi cảnh tiêu điều của căn nhà. Một anh dịch vụ làm bánh chiếm buồng thứ nhất; còn buồng kia, phía trong cùng, chưa có ai ở. Khi Bourras mở cửa, lão phải đứng ngoài đầu cầu thang để cho Denise có thể vào xem thoải mái. Chiếc giường, trong góc cửa ra vào, để chừa ra vừa đủ lối cho mọi người. Ở đầu kia có một tủ ngắn nhỏ bằng gỗ hồ đào, một chiếc bàn gỗ bách sơn đen và hai ghế. Người thuê nhà muốn nấu ăn chút ít thì phải quỳ xuống trước lò sưởi, ở đó để một chiếc bếp lò bằng đất.
- Trời, - Ông già nói - không sang trọng gì, nhưng cửa sổ vui, nhìn thấy người qua phố.
Và, khi Denise ngạc nhiên nhìn lên gác trần bên trên chiếc giường, ở đó một bà ngủ trọ đã ghi bằng khói nến tên mình: Ernestine, lão nói thêm một cách thật thà.
- Nếu sửa sang lại thì chẳng kiếm đâu mà bù vào... Thôi thì, tất cả tôi chỉ có thế.
- Tôi ở đây rất tiện. - Cô gái tuyên bố.
Cô trả trước một tháng tiền thuê, hỏi lấy khăn trải, có một đôi khăn trải giường và hai chiếc khăn mặt, cô dọn giường ngay không chờ, vui mừng, yên tâm biết có nơi ngủ đêm. Một giờ sau, cô thuê người đi lấy hòm, thế là cô có chỗ ở.
Bắt đầu là hai tháng thiếu thốn kinh khủng. Vì không trả được tiền trọ cho Pépé nữa, cô mang nó về và cho nó ngủ trên một chiếc ghế nệm mà lão Bourras cho mượn. Nhất thiết phải có ba mươi xu mỗi ngày, kể cả tiền thuê nhà, riêng cô dành ăn bánh không, để dành ít thịt cho đứa bé. Mười lăm ngày đầu còn khả trợ: cô bắt đầu ở riêng với mười phrăng, rồi may tìm thấy người thâu nơ cà vạt, họ trả cho số tiền mười tám phrăng ba mươi. Nhưng sau đó thì trần như nhộng. Cô mất công toi đi kiếm việc ở các cửa hàng. Quảng trường Clichy, Bon Marché, Louvre mùa chết khô thì ở đâu việc cũng đình lại, người ta hẹn đến mùa thu, hơn năm nghìn nhân viên thương nghiệp, bị đuổi như cô, lê giày trên đường phố, không có chỗ làm. Bấy giờ cô cố tìm những công việc vặt, nhưng vì lạ Paris, cô không biết gõ cửa ở đâu, nhận những công việc chẳng ra gì, thậm chí có lúc không đòi được tiền. Có những buổi tối, cô cho Pépé ăn một mình, một bát xúp, và bảo nó rằng cô đã ăn ở bên ngoài rồi; và cô lên giường nằm, tai ù ù thay bữa ăn bằng cơn sốt, hai bàn tay nóng giãy. Khi Jean rơi vào giữa cảnh nghèo nàn đó, hắn tự mắng mình là đồ súc sinh, hắn vật vã thất vọng đến nỗi cô phải nói dối, đôi khi cô còn kiếm cách giúi cho hắn một đồng bốn mươi xu, để chứng tỏ rằng cô có tiền để dành. Không bao giờ cô khóc trước hai đứa trẻ. Chủ nhật nào quỳ trên gạch nấu được một miếng thịt bê ở lò sưởi, thì gian buồng hẹp vang tiếng vui cười của trẻ con, vô lo trước cuộc sống. Rồi, khi Jean trở về nhà chủ, Pépé đã ngủ: cô qua một đêm ghê gớm, lo sợ cho ngày mai.
Có những mối lo sợ khác khiến cô phải thức. Hai bà ở gác một tiếp khách rất khuya, và đôi khi một một người đàn ông lầm nhà, lên đấm cửa buồng cô. Bourras đã thản nhiên dặn cô đừng có trả lời, nên cô chúi đầu vào gối để khỏi nghe tiếng chửi rủa. Rổi anh láng giềng, gã làm bánh, muốn chọc ghẹo; hắn sáng sớm mới về, rình cô khi cô đi xách nước; thậm chí hắn đục vách để nhòm cô tắm rửa, khiến cô phải dăng quần áo ra dọc tường. Nhưng cô còn khổ hơn vì những nỗi dày vò ở ngoài phố, cuộc ám ảnh thường xuyên của người qua lại. Mỗi lần xuống mua một cây nến, trên những bờ hè nhớp bùn lẩn quất sự trụy lạc của những khu phố cũ, cô liền nghe thấy đằng sau có một hơi thở nóng bỏng, những lời lẽ sống sượng vì thèm muốn; và những gã đàn ông theo đuổi cô đến tận cuối ngõ phố tối đen, chúng càng được thể vì thấy vẻ tiều tụy của căn nhà. Thế thì tại sao cô không có một nhân tình? Điều đó khiến người ta lấy làm lạ, có vẻ nực cười. Thế nào cũng có ngày cô ngã. Chính bản thân cô cũng không thể giải thích làm thế nào mà cô cưỡng lại được khi cái đói de dọa, và không khí xung quanh cô rạo rực những thèm muốn dâm dật.
Một tối, Denise không kiếm được cả bánh nấu xúp cho Pépé, trong khi đó một ông đeo huy chương đi theo cô. Trước ngõ phố, hắn đâm ra tàn nhẫn, thế là trong một cuộc chống cự vì ghê tởm, cô đẩy ập cửa vào mặt hắn. Rồi lên trên gác, cô ngồi hai tay run lên. Thằng bé đang ngủ. Cô sẽ trả lời nó ra sao, nếu nó thức dậy và đòi ăn? Thế mà, chỉ có việc là cô bằng lòng. Nghèo khổ sẽ chấm dứt, cô sẽ có tiền, có quần áo, một căn buồng đẹp. Điều đó dễ thôi, người ta bảo cô nào thì cũng phải tới chỗ đó, là vì một người phụ nữ ở Paris, không thể sống bằng lao động của mình lao động được. Nhưng cả con người cô bừng bừng phản kháng, cô không giận gì người khác, nhưng chỉ là ghê tởm trước những chuyện bẩn thỉu và phi lý. Cô tự tạo cho mình một ý niệm lôgich, khôn ngoan và can đảm về cuộc sống.
Nhiều lần, Denise tự hỏi như vậy. Một tình ca xưa vang lên trong trí nhớ của cô, vị hôn thê của một thủy thủ, nhờ tình yêu tránh được những sóng gió của đợi chờ. Ở Valognes, cô vừa thầm hát điệp khúc tâm tình vừa nhìn phố vắng. Phải chăng cô cũng vậy, cô có niềm thương trong lòng để có thể dũng cảm như thế? Cô vẫn nghĩ tới Hutin, đầy lòng khó chịu. Hàng ngày cô trông thấy hắn đi qua dưới cửa sổ. Bây giờ hắn đã là gian hàng phó, hắn đi một mình, trước sự kính cẩn của những nhân viên bán hàng thường. Không bao giờ hắn ngẩng đầu, cô tưởng như đau khổ vì tính tự phụ của anh chàng đó, mắt nhìn theo hắn, không sợ bị bắt chợt. Và, hễ có bắt gặp Mouret, chiều nào anh cũng đi qua, cô run người lên cô lập tức trốn mau, ngực đập mạnh. Anh chẳng cần biết cô ở đâu; mà rồi cô xấu hổ với cửa hàng, cô đau đớn với điều anh có thể nghĩ về cô, dù hai người có thể sẽ không bao giờ gặp nhau nữa.
Vả chăng, Denise vẫn sống trong cơn lay động của hiệu Hạnh phúc các bà. Chỉ một bức tường ngắn cách buồng cô với gian hàng cũ của cô; và, ngay từ sáng, cô bắt đầu sống những ngày của cô, cô cảm thấy người đến một lúc một đông, tiếng bán hàng mỗi lúc càng lan rộng. Chỉ tiếng động nhỏ cũng rung chuyển căn nhà nát dính chặt vào sườn tòa nhà khổng lồ: ngực cô đập theo mạch đập lớn lao. Ngoài ra, Denise không thể tránh được vài cuộc gặp gỡ. Hai lần, cô giáp mặt với Pauline, người đã từng giúp cô, buồn rầu, vì biết cô khổ sở, thậm chí cô phải nói dối để tránh tiếp bạn hay tới thăm bạn, một ngày Chủ nhật, ở nhà Baugé. Nhưng cô khó tránh hơn trước lòng thương mến vô vọng của Deloche; hắn rình cô, không một lo lắng nào của cô mà hắn không biết, hắn đợi cô ở cửa; một buổi tối, hắn đã muốn cho cô vay ba mươi phrăng, hắn đỏ nhừ mặt nói là tiền tiết kiệm của một người anh em. Và những cuộc gặp gỡ đó kéo cô lại nỗi luyến tiếc cửa hàng thường xuyên, làm cô bận tâm tới cuộc sống bên trong của mọi người ở đó, cứ như cô chưa bao giờ rời nó.
Chẳng ai lên nhà Denise. Một bữa quá trưa, cô ngạc niên nghe thấy tiếng gõ cửa. Đó là Colomban. Cô đứng để tiếp khách. Hắn rất lúng túng, bắt đầu ấp úng, hỏi thăm cô, nói chuyện về hiệu Vieil Elbeuf. Có lẽ, ông chủ Baudu sai hắn đến, hối hận vì đã nghiêm khắc quá, là vì ông ta tiếp tục thậm chí không chào cháu gái, tuy ông không thể không biết cô đang khốn khổ thế nào. Nhưng khi cô hỏi rõ viên thư ký, thì anh ta có vẻ càng bối rối hơn; cuối cùng hắn gọi tên Clara ra, hắn chỉ là muốn nói chuyện về Clara. Dần dần hắn mạnh dạn lên, hỏi ý kiến cô, với ý nghĩ rằng Denise có thể giúp ích cho hắn bên cạnh cô bạn cũ. Cô mất công khuyên hắn thôi đi về trách nhiệm hắn vì một cô gái vô tình mà làm đau khổ Geneviève. Một hôm khác hắn lại tới, hắn đâm quen tới thăm cô. Điều đó cũng đủ cho mối tình nhút nhát của hắn, luôn luôn hắn bất giác trở lại câu chuyện đó, vui mừng đến run lên vì được ngồi cùng với người đàn bà đã ở gần Clara. Và, thế là, Denise càng sống trở lại cuộc sống ở hiệu Hạnh phúc các bà.
Vào khoảng những ngày cuối tháng chín thì cô gái trải qua cảnh khổ đen tối nhất. Pépé bị cảm nặng đáng ngại. Đáng lẽ phải cho nó ăn canh, nhưng đến bánh cô cũng chẳng có. Một buổi tối, cô đang thất vọng, nức nở khóc, trong một cơn tai họa thảm khốc thường ném các cô gái ra rãnh nước hay xuống sông Seine, thì lão Bourras lên khẽ gõ cửa. Lão mang cho một cái bánh và một hộp sữa cũ đựng đầy canh.
- Đây! Cho cháu bé - Lão nói một cách cộc lốc - Đừng khóc to thế, làm phiền những người thuê nhà.
Và, khi cô vừa cám ơn, vừa lại òa ra khóc.
- Thì cô im đi!... Mai gặp tôi, tôi có việc cho cô làm.
Từ khi Bourras bị hiệu Hạnh phức các bà giáng cho một đòn ghê gớm bằng việc mở ra một gian hàng ô và dù, thì lão không mướn thợ gái nữa. Lão tự làm lấy tất, để giảm chi phí: lau chùi, mạng, khâu. Vả lại khách hàng của lão giảm đến mức đôi khi lão thiếu việc. Vì vậy, hôm sau lão phải bày đặt ra công việc, khi lão đặt Denise vào một góc cửa hàng. Lão không thể để thiên hạ chết ở nhà lão được.
- Mỗi ngày cô được bốn mươi xu - Lão nói - Khi nào cô kiếm được khá hơn thì cô sẽ thôi làm cho tôi.
Cô sợ lão, cô làm công việc gấp đến nỗi lão lúng túng không tìm được ra công việc khác cho cô. Đó là những khổ lụa để khâu đăng-ten để sửa. Những ngày đầu, cô không dám ngẩng đầu lên, bối rối cảm thấy lão ở xung quanh, với cái bờm sư tử già, cái mũi khoằm và đôi mắt sắc, dưới những đám lông mày rễ tre của lão. Lão có giọng cục cằn, những cử chỉ điên dại, và các bà mẹ trong khu phố nhát con bằng cách dọa cho đi tìm lão, như người ta cho đi tìm sen đầm. Thế nhưng, lũ nhãi không bao giờ đi qua trước mặt nhà lão mà không réo vào tai lão một lời thô tục mà lão giả như không nghe thấy. Tất cả lòng căm giận cuồng dại của lão là đổ vào bọn khốn kiếp làm nhục nghề của lão bằng cách bán rẻ, bán đồ vứt đi, những hàng, mà lão nói, đến chó cũng không thèm dùng.
Denise run lên, khi lão tức giận la với cô:
- Nghệ thuật là hết thời rồi, cô nghe không!... Không còn lấy một chiếc cán ra trò. Họ đẽo gậy, chứ như cán, thì hết rồi!... Cô cứ kiếm được cho tôi một chiếc cán, tôi biếu cô ngay hai mươi phrăng!
Đó là lòng tự kiêu nghệ sĩ, không một người thợ nào ở Paris có khả năng tạo được một cán ô giống như của lão, nhẹ mà chắc. Đặc biệt lão chạm cái nuốm với một óc tưởng tượng thú vị, bao giờ cũng đổi mới đề tài, hoa, trái, động vật, những cái đầu, xử lý một cách sinh động và phóng khoáng. Lão chỉ dùng một mũi dao con, người ta thấy lão cả ngày, đeo kính, lục lọi gỗ hoàng dương hay gỗ mun.
- Một lũ dốt. - Lão nói - Chúng đành lòng dán lụa lên gọng! Chúng mua buôn những cán, cán làm sẵn... Và muốn gì bán nấy! Cô nghe không, nghệ thuật là hết thời rồi!
Cuối cùng, Denise trở nên yên tâm. Lão muốn cho Pépé xuống chơi ở cửa hàng, vì lão yêu trẻ con. Khi đứa bé bò ra thì không có chỗ mà tựa, cô ngồi trong một xó để vá, lão thì ở trước tủ kính khoét gỗ bằng con dao díp. Bây giờ, mỗi ngày trở lại vẫn những công việc ấy, câu chuyện ấy. Khi làm, lão bao giờ cũng lại nhè vào hiệu Hạnh phúc các bà, lão giải thích không mệt mỏi cuộc đấu tranh tay đôi ghê gớm đã tới đâu. Từ năm 1845, lão chiếm ngôi nhà mà lão có hợp đồng thuê ba mươi năm, với số tiền thuê là nghìn tám trăm phrăng, và, vì lão lấy lại được nghìn phrăng cho thuê bốn gian buồng có đồ đạc, lão chỉ phải trả có tám trăm phrăng tiền cửa hàng. Thật ít, lão chẳng phải chi phí gì, lão còn đứng được lâu. Cứ nghe lão thì lão thắng là chắc chắn, lão sẽ xơi con quái vật.
Đột nhiên, lão tự ngắt lời:
- Liệu chúng có những đầu chó như thế này không?
Và lão nháy mắt sau đôi kính để ngắm nghía cái đầu chó mà lão chạm, cái môi cong lên, nanh chìa ra, như đang gầm gừ một cách sống động. Pépé, khoái trí với con chó, nhổm lên, tì hai cánh tay nhỏ vào đầu gối ông già.
- Miễn là tôi kiếm đủ tiêu, tôi cóc cần mọi chuyện - Lão lại vừa nói vừa lấy mũi nhọn dao díp khéo gọt cái lưỡi - Bọn xỏ lá đã cắt lời lãi của tôi, nhưng nếu tôi không lãi nữa, tôi vẫn chưa lỗ, hay chẳng có gì đáng kể. Và, cô xem, tôi nhất quyết bỏ xác lại đây chứ không nhượng bộ.
Lão giơ đồ nghề lên, tóc bạc lão phất phơ vì cơn giận dữ.
- Nhưng mà, - Denise dịu dàng liền nói, mà không ngẩng mặt lên khỏi cây kim - nếu họ trả cụ một số tiền phải chăng, có lẽ cứ nhận là khôn ngoan hơn.
Thế là, sự ngoan cố hung dữ của lão nổ ra.
- Không bao giờ!... Dù kề dao lên đầu, tôi sẽ nói không, trời đánh!... Tôi còn mười năm hợp đồng, chúng không lấy được nhà trước mười năm, khi nào tôi phải chết đói giữa bốn bức tường không... Đã hai lần, chúng đến dỗ ngon dỗ ngọt tôi, chúng trả tôi mười hai nghìn về cửa hàng, và những năm thuê theo hợp đồng, mười tám nghìn phrăng, cả thảy ba mươi nghìn. Dù năm mươi nghìn cũng được! Tôi nắm thóp chúng tôi muốn, chúng liếm đất trước mặt tôi!
- Ba mươi nghìn phrăng, tươm đấy! - Denise nói -Cụ có thể di trú nơi khác... Mà, nếu họ mua ngôi nhà?
Bourras, gọt xong cái lưỡi chó, mê mải một chút, với nụ cười trẻ thơ phảng phất trên bộ mặt trắng như tuyết kiểu đáng chí tôn của lão. Rồi lão lại nói:
- Ngôi nhà, không can chi!... Chúng nói mua năm ngoái, chúng trả tám mươi nghìn phrăng, gấp đôi giá hiện nay. Nhưng lão chủ nhà, một tay bán trái cây cũ, cũng là một tên vô lại như chúng, muốn để cho chúng lên giọng. Mà, vả lại chúng gờm tôi, chúng biết rõ ràng tôi cũng không nhượng bộ... Không! Không! Tôi sống ở đây, tôi ở lại đây. Dù hoàng đế chĩa súng vào, cũng không đánh bật tôi ra được.
Denise không dám hé miệng nữa. Cô tiếp tục rút kim trong khi ông già thoát ra vài câu ngắt đoạn, giữa hai mũi dao nhíp: cái đó mới là chớm đầu, rồi sau này người ta sẽ thấy những sự kỳ lạ, lão có ý nghĩ quét sạch quầy hàng bán ô của chúng, và dưới đáy sự ngoan cố của lão, gầm gào sự phản kháng của người chế tạo nhỏ riêng lẻ, chống lại sự lấn chiếm của những hàng tạp hóa tầm thường.
Bây giờ, rốt cuộc Pépé leo lên đầu gối Bourras. Hắn sốt ruột giơ tay về phía cái đầu chó.
- Ông cho cháu.
- Lát nữa, cháu ạ - Ông già trả lời, giọng dịu lại -Nó chưa có mắt, bây giờ phải làm cho nó đôi mắt đây.
Và, vừa tỉ mỉ khắc cái mắt, lão lại nói với Denise:
- Cô có nghe thấy chúng không?... Chúng còn làm ồn ào ở bên cạnh, cái đó khiến tôi bực mình nhất, lời danh dự! Chúng không ngớt như đấm vào lưng với bản nhạc đầu xe lửa chết tiệt của chúng.
Chiếc bàn nhỏ của lão run lên, lão nói. Cả cửa hàng chuyển động, lao qua những buổi chiều vắng khách, trong khi đám đông rầm rập xô lấn nhau ở hiệu Hạnh phúc các bà. Đó là đề tài nhai đi nhai lại mãi. Tại một ngày tốt đẹp, họ đập thình thịch ở bên kia tường gian tơ lụa chắc đã làm tới mười nghìn phrăng, hay là lão mừng thầm, bức tường vẫn lạnh ngắt, một trận mưa đã giết doanh thu. Và mỗi tiếng ồn, mỗi hơi thở dù yếu ớt đến đâu cũng khiến lão bình phẩm không ngớt lời.
- Này, có kẻ trượt chân. A ha! Cứ cho chúng gãy sườn cả lũ.... Cái tang này, cô ạ, là các bà ấy cãi nhau. Cho chết! Cho chết!... Có nghe tiếng những gối hàng rơi xuống hầm, hả? Thật là tởm!...
Denise chẳng bàn cãi những lời giải thích của lão làm gì, vì lão sẽ cay đắng nhắc lại chuyện người ta đã đuổi cô một cách hèn hạ. Rồi thì, cô phải kể cho lão nghe, đến hàng trăm lần, chuyện cô vào làm ở gian hàng may sẵn những đau khổ buổi đầu, những buồng nhỏ uế tạp, ăn uống tồi tệ, vật lộn liên tục giữa nhân viên bán hàng, và cả hai người từ sáng đến chiều, chỉ nói về cửa hàng đó, như nhấm nháp nó từng giờ ngay trong không khí họ hít thở.
- Ông cho cháu đi. - Pépé hăng hái nhắc lại, hai tay vẫn giơ ra.
Cái đầu chó làm xong Bourras kéo nó lùi lại, đưa nó ra trước với niềm vui ồn ào.
- Cẩn thận, không nó cắn cháu đấy... Ra kia mà nghịch nhưng khéo đừng làm gẫy nó.
Rồi, trở lại với cái ý cố định, giơ nắm tay về phía bức tường:
- Các anh phí công xô đẩy cho ngôi nhà này sụp... Các anh không lấy được nó đâu, dù các anh có lấn chiếm được cả phố!
Bây giờ Denise có bánh ăn hàng ngày. Cô rất biết ơn ông già buôn bán, mà cô cảm thấy lòng tốt, dưới vẻ hung dữ kỳ quặc. Nhưng ý muốn tha thiết của cô là tìm việc làm ở nơi khác, vì cô thấy rõ ông già bày đặt ra những công việc vặt, cô hiểu rằng ông ta không cần đến thợ làm trong việc buôn bán đang xuống dốc của ông và ông mượn cô làm chỉ hoàn toàn do lòng từ thiện. Sáu tháng qua rồi, người ta lại vừa rơi vào mùa đông chết cứng. Cô không hy vọng kiếm được việc trước tháng Ba thì một buổi chiều tháng Giêng, Deloche đứng rình cô ở dưới cửa, khuyên cô một lời. Tại sao cô không đến cửa hàng của Robineau ở đó có thể người ta đang cần người?
Vào tháng Chín, Robineau quyết định mua cửa hàng của Vinçard mà vẫn sợ làm hao hụt số tiền sáu mươi nghìn phrăng của vợ. Anh ta đã trả bốn mươi nghìn phrăng khoản lụa đặc sản, còn hai mươi nghìn thì để triển khai. Thế là ít, nhưng đằng sau anh có Gaujean nâng đỡ bằng cho vay dài hạn. Từ lúc bất hòa với hiệu Hạnh phúc các bà, anh này mơ ước gây ra cho gã khổng lồ những mối cạnh tranh, anh ta chắc thắng nếu dựng lên xung quanh nó nhiều hiệu đặc sản, ở đó khách hàng có thể chọn nhiều hàng rất đa dạng. Duy chỉ có những nhà chế tạo giàu có ở Lyon, như Dumonteil, có thể chấp nhận những yêu sách của các cửa hàng lớn; họ đành dựa vào những cơ sở này để nuôi máy dệt của họ, rồi họ sẽ kiếm lãi bằng cách bán hàng cho những cửa hàng kém quan trọng. Nhưng Gaujean còn xa mới cứng cựa được như Dumonteil. Trong bao lâu chỉ làm mại bản, mãi năm sáu năm gần đây anh ta mới có máy riêng, mà anh vẫn còn cho làm gia công nhiều, anh cung cấp cho người ta vật tư và trả cho họ mỗi mét là bao nhiêu đó. Cũng chính vì cơ chế đó mà giá thành của anh cao, không cho phép anh cạnh tranh được với Dumonteil để cung cấp lụa Paris Hạnh phúc. Anh ta căm ở chỗ đó, và xem Robineau như một công cụ cho một cuộc chiến đấu quyết định đánh vào những cửa hàng bách hóa mà anh kết tội là làm phá sản ngành chế tạo Pháp.
Khi Denise tới thì chỉ thấy một mình bà Robineau. Là con gái một viên đốc công cầu cống, hoàn toàn không tiết gì về thương nghiệp, bà ta vẫn còn giữ vẻ vụng về duyên dáng của một cô học trò được nuôi dạy trong một tu viện ở Blois. Bà tóc nâu xẫm, người rất đẹp, tính dịu dàng vui tươi đem lại cho bà vẻ kiều diễm cực kỳ. Thêm điều, bà rất yêu chồng và chỉ sống bằng tình yêu đó. Denise đang định ghi tên để lại thì Robineau về, và anh ta nhận cô vào làm ngay lập tức vì đúng lúc một trong hai cô bán hàng thôi việc hôm trước để vào hiệu Hạnh phúc các bà.
- Họ chẳng để cho mình một người làm tốt - Anh ta nói - Song, với cô thì tôi yên tâm, vì cô cũng như tôi, cô chẳng thể thương họ được. Mai cô tới đây.
Buổi tối, Denise bối rối khi báo tin cho Bourras biết cô từ biệt lão. Quả nhiên, lão giận dữ bảo cô ta là vô ơn, rồi khi cô khóc, tự bào chữa, cho lão biết rằng cô không phải không biết lão vì từ thiện mà nhận cô, thì lão cũng đâm xúc động, lắp bắp rằng lão đang có nhiều công việc, và cô thôi đúng vào lúc lão sắp cho ra loại ô theo sáng kiến của lão.
- Thế còn Pépé? - Lão nói.
Đứa bé là mối quan tâm lớn của Denise, cô không dám lại đem gửi nó ở nhà bà Gras, nhưng cũng không thể nhốt nó trong buồng từ sáng đến tối.
- Thôi được, tôi giữ cháu, - Lão lại nói - thằng bé nó ở cửa hàng này hợp... Hai ông cháu ăn chung.
Nhưng cô sợ làm phiền lão nên từ chối, lão liền nói:
- Trời đánh! Cô không tin tôi... Tôi chẳng ăn thịt mất nó đâu!
Denise ở nhà Robineau sung sướng hơn. Anh ta trả lương ít sáu mươi phrăng mỗi tháng, và chỉ được nuôi ăn không được lời vào bán hàng, y như ở những cửa hàng cũ. Nhưng cô được đối xử rất tử tế, nhất là bà Robineau, bao giờ cũng tươi cười ở quầy hàng. Anh ta thì nóng nảy, day dứt, đôi khi có những cái sỗ sàng. Chỉ một tháng, Denise đã trở thành người trong gia đình, cũng như cô bán hàng kia, một thiếu phụ bé nhỏ, đau ngực và lặng lẽ. Người ta không giữ gìn trước hai cô nữa, người ta bàn công việc ở bàn ăn buồng sau cửa hàng, nhìn ra một cái sân lớn. Và chính ở đó, một buổi tối, người ta quyết định khai chiến với hiệu Hạnh phúc các bà.
Gaujean đến ăn cơm chiều. Ngay lúc ăn món thịt quay một đùi cừu ra trò, anh ta bắt đầu vấn đề, với giọng nói không âm sắc của dân Lyon, nặng vì sương mù sông Rhône.
- Đã đến mức không thể chịu được - Anh ta nhắc -Họ đến hãng Dumonteil, phải không nào? Họ giành quyền sở hữu về một mẫu hoa, đùng một cái họ lấy ba trăm tấm và yêu cầu giảm năm mươi xăngtim mỗi mét; thêm vào đó, vì họ trả tiền ngay, họ lại được hưởng chiết khấu mười tám phần trăm... Thường khi Dumonteil không lãi tới hai mươi xăngtim. Hắn làm để có việc cho máy, vì máy nào thất nghiệp là máy chết... Thế thì, ông tính làm thế nào mà chúng tôi với thiết bị hạn chế hơn, và nhất là những người nhận gia công của chúng tôi, chúng tôi có thể đương đầu được trong cuộc đấu tranh?
Robineau mơ màng quên cả ăn.
- Ba trăm tấm - Anh ta lấm bẩm - Tôi, thì tôi run khi lấy mười hai tấm, tới hạn chín mươi ngày... Họ có thể quảng cáo bán một frăng, hai frăng rẻ hơn chúng tôi. Chúng tôi đã tính trên danh mục hàng của họ, hạ giá ít ra mười lăm phần trăm, so với giá của chúng tôi... Chính cái đó giết thương nghiệp nhỏ.
Anh đang lúc chán nản. Vợ anh lo lắng, nhìn anh một cách trìu mến. Chị chẳng hiểu gì về công việc kinh doanh, vỡ đầu vì những con số, không biết sao người ta phải khổ đến thế, khi mà vui cười và yêu nhau thật dễ dàng. Tuy nhiên, chỉ cần chồng chị muốn thắng: chị say mê với anh, và có thể chết ở quầy hàng.
- Nhưng tại sao các nhà chế tạo không thống nhất với nhau? - Robineau lại hăng hái nói - Họ sẽ bắt chúng phải theo chứ không phải đi theo chúng.
Gaujean hỏi lấy thêm một lát đồi cừu, nhai thủng thẳng.
- Chà! Tại sao, tại sao. - Thì tôi đã bảo máy phải làm việc. Khi người ta có xưởng dệt ở hầu khắp nơi, chung quanh Lyon, vùng sông Gard, vùng Isère, người ta không thể thất nghiệp một ngày mà không bị thiệt hại lớn... Rồi thì bọn chúng tôi đôi khi dùng người gia công, họ có mươi mười lăm máy, chúng tôi làm chủ sản xuất được hơn về mặt trữ hàng; chứ như những nhà chế tạo lớn, họ bắt buộc phải có nơi tiêu thụ thường xuyên, rộng rãi nhất và càng mau càng tốt... Vì vậy, họ phải quỳ gối trước những cửa hàng lớn. Tôi biết ba bốn nhà chế tạo giành nhau hãng buôn bằng lòng chịu lỗ để được chúng ra lệnh. Và họ kéo lại với những cửa hàng nhỏ như của ông. Thật đấy nếu họ tồn tại chờ chúng thì họ kiếm lãi nhờ các ông... Cuộc khủng hoảng có trời biết sẽ chấm dứt ra thế nào!
- Thật khả ố! - Robineau kết luận, lòng nguôi đi vì lời kêu căm giận đó.
Denise im lặng lắng nghe. Trong thâm tâm có ngả về phía những hãng buôn lớn, với lòng hướng tự nhiên về cái lôgich và cuộc sống. Mọi người lặng im người ta ăn đậu cô-ve đóng hộp và cuối cùng làm vẻ vui đùa liền nói một câu:
- Công chúng thì họ không kêu ca!
Bà Robineau không kìm được thoảng một nụ cười làm ông chồng và Gaujean bực mình. Cố nhiên khách hàng hài lòng vì tựu trung là khách hàng được hưởng giá hạ. Tuy nhiên, ai cũng phải sống; sẽ đi tới đâu nếu, lấy cớ vì hạnh phúc chung, người tiêu thụ được vỗ béo để làm hại người sản xuất. Và cuộc tranh luận nổ ra. Denise làm vẻ bông đùa, mà đưa ra những lý lẽ vững chãi, sẽ không còn những kẻ trung gian, nào đại lý sản xuất, nào đại diện thương mại, nào mại bản, phần lớn nhờ đó mà hàng rẻ đi; vả chăng, các nhà chế tạo cũng không thể sống được nếu không có hãng buôn lớn, là vì khi mà một trong số họ mất khách hàng, sẽ không tránh được vỡ nợ; sau hết, đây là một tiến trình tự nhiên của thương nghiệp, người ta không thể ngăn cản sự vật tiến lên như nó phải tiến, khi mọi người đều tác động vào nó, muốn hay không muốn.
- Thế cô đứng về phía những kẻ đã tống cố cô ra khỏi cửa à? - Gaujean hỏi.
Denise đỏ bừng mặt. Bản thân cô cũng ngạc nhiên thấy mình hăng hái bênh vực. Cô có điều gì trong lòng khiến cô nồng nhiệt đến như thế?
- Trời! Không - Cô đáp - Có lẽ tôi sai, vì ông có đủ tư cách hơn. Nhưng, tôi nghĩ thế nào thì mới nói thế. Giá cả không phải như xưa do năm chục nhà hàng quyết định, mà bây giờ do bốn năm nhà, hạ giá được là nhờ vốn họ lớn và khách hàng đông... Càng hay cho công chúng, thế thôi!
Robineau không bực. Anh ta trở nên nghiêm nghị, anh nhìn cái khăn trải bàn. Thường khi anh cảm thấy luồng gió đó trong thương nghiệp mới, cái tiến trình mà cô gái nói: và, vào những lúc nhìn tỉnh táo anh vẫn tự hỏi tại sao mình muốn cưỡng lại một xu trào manh như thế, nó sẽ lôi cuốn hết thảy. Ngay bà Robineau, thấy chồng tư lự, cũng đồng tình nhìn Denise, cô lại khiêm tốn ngồi im.
- Thôi, - Gaujean nói tiếp để cắt đứt - tất cả cái đó là lý thuyết... Hãy nói chuyện công việc của ta.
Sau pho mát, người hầu vừa đem ra mứt và lê. Anh ta lấy mứt ăn bằng thìa, với vẻ háu ăn vô tình của con người to lớn ưa của ngọt.
- Đấy, ông phải đánh bại lụa Paris Hạnh phúc của họ đã bán chạy năm vừa qua... Tôi đã nhất trí với nhiều đồng nghiệp của tôi ở Lyon, tôi cung ứng đặc biệt cho ông một mẫu lụa đen, lụa phay, mà ông có thể bán năm phrăng, năm mươi. Họ bán lụa của họ năm phrăng sáu mươi phải không? Như vậy là hạ hơn hai xu, thế là đủ, ông sẽ bán chạy.
Mắt Robineau lại sáng lên. Trong tâm thần luôn luôn bối rối, anh ta thường nhảy từ lo sợ đến hy vọng như vậy.
- Ông có một mẫu hàng đó không? - Anh hỏi.
Và khi Gaujean rút từ trong ví ra một mảnh lụa vuông thì anh hoàn toàn phấn khởi, kêu lên:
- Mà nó đẹp hơn Paris - Hạnh phúc! Dù sao nó đẹp mắt hơn, to cát hơn... Ông nói phải đấy, phải chơi một đòn. A ha! Được, lần này, tôi bắt chúng quỳ dưới chân, hay tôi đành chịu.
Bà Robineau cũng phấn khởi theo, tuyên bố cái lụa này tuyệt vời. Denise cũng tin sẽ thành công. Bữa ăn thế là kết thúc rất vui vẻ. Người ta nói mạnh, dường như hiệu Hạnh phúc các bà hấp hối đến nơi. Gaujean vừa vét hết lọ mứt vừa giải thích những hy sinh lớn lao mà anh ta và các đồng nghiệp sẽ phải chịu để đưa thứ vải như vậy ra với giá rẻ thế; nhưng chẳng thà họ phá sản, họ đã thề giết chết những cửa hàng lớn. Khi người ta đem cà-phê ra thì niềm vui càng tăng vì Vinçard đến. Anh ta nhân đi qua tạt vào để chào hỏi người kế nghiệp của anh.
- Cứ lắm! - Anh ta la lên, tay mân mê mẫu lụa - Bán sẽ chạy, tôi cam đoan!... Ông nợ tôi lớn lắm đấy nhé! Tôi đã bảo mà, đây là chuyện hốt ra vàng! Còn anh ta thì vừa mua một khách sạn ở Vincennes.. Đó là một ước mơ cũ, âm thầm nung nấu khi còn vật lộn với tơ lụa, anh ta chỉ lo không bán được cửa hàng trước khi tai hoa đến. Thề với mình sẽ đặt cái vốn khổ sở vào một ngành thương nghiệp, ở đó dễ xoay. Cái chủ trương làm khách sạn đến với anh ta sau đám cưới của một người anh em họ, cái mồm thì gì cũng chạy, người ta đã chém họ mười phrăng để đưa ra một ít nước rửa bát lõng bõng như bột. Và, trước vợ chồng Robineau, niềm vui trút được lên vai họ một công việc chẳng ra gì mà anh ta lo không giữ được, khiến anh ta nở thêm bộ mặt với đôi mắt tròn xoe và cái miệng rộng thật thà, tràn trề sức khỏe.
- Thế độ này ông còn đau không? - Bà Robineau ân cần hỏi.
- Tôi đau, hả? - Hắn ngạc nhiên lẩm bẩm.
- Vâng, thì ở đây ông vẫn kêu đau xương mà.
Hắn nhớ ra, hơi đỏ mặt:
- Ồ! Tôi vẫn cứ đau... Nhưng mà, không khí thôn quê, bà biết không... Dù sao, việc kinh doanh của bà là phất lắm đây. Nếu tôi không bị thấp thì chỉ mười năm là rút lui với mười nghìn phrăng thực lợi... lời danh dự!
Mười lăm hôm sau, cuộc đấu tranh mở ra giữa Robineau và hiệu Hạnh phúc các bà. Nó có tiếng vang và được cả thị trường Paris quan tâm trong một thời gian. Robineau, sử dụng vũ khí của đối phương, đăng quảng cáo trên các báo. Ngoài ra, anh ta chăm nom cách bầy hàng, chất ở tủ kính hàng chồng tướng thứ lụa cừ khôi, rao lên những bảng trắng lớn, với những chữ số khổng lồ yết giá năm frăng năm mươi. Chính con số đó làm các bà đảo điên: rẻ hơn hiệu Hạnh phúc các bà hai xu, và lụa lại có vẻ bền hơn. Ngay từ những ngày đầu khách hàng đổ xô đến: bà Marty, kiếm cớ tỏ ra mình tiết kiệm, mua một áo mà bà ta không cần đến, bà Bourdelais thấy vải đẹp, nhưng bà ưng đợi đã, chắc hẳn bà đánh hơi thấy chuyện sẽ xảy ra. Quả nhiên, tuần sao Mouret hạ phắt giá lụa Paris-Hạnh phúc xuống hai mươi xăngtim, bán năm phrăng bốn mươi; anh đã cùng với Bourdoncle và mọi người hữu quan tranh luận sôi nổi để thuyết phục họ phải chấp nhận cuộc đấu tranh, dù có phải chịu lỗ vào giá mua hai mươi xăngtim đó là mất không vì họ đã bán theo nguyên giá rồi. Thật là đòn nặng với Robineau, anh ta không ngờ rằng đối phương sẽ hạ giá, vì những kiểu tự sát trong cạnh tranh như thế, những cuộc bán lỗ như thế chưa bao giờ xảy ra, thế là khách hàng, tuân theo giá rẻ, đổ xô trở lại hiệu phố Neuve Saint Augustin để cho hiệu phố Neuve des Petits Champs vắng đi, Gaujean từ Lyon chạy lên, có những cuộc họp bí mật hoảng hốt, cuối cùng người ta đi tới một quyết định dũng cảm: hạ giá lụa, bán năm phrăng ba mươi, cái giá mà không ai có thể điên rồ xuống hơn được nữa. Hôm sau, Mouret bán lụa của mình năm phrăng hai mươi. Và, từ bấy giờ thì là một cuộc vật lộn điên cuồng. Robineau đáp lại với năm phrăng mười lăm, Mouret yết năm phrăng mười. Hai bên chỉ còn quật lại nhau từng xu, họ mất những món tiền lớn mỗi khi làm quà cho công chúng như vậy. Khách hàng cười thích thú vì cuộc đấu, xúc động vì những đòn ghê gớm mà hai nhà giáng lẫn nhau, để họ mua vui. Cuối cùng Mouret cả gan xuống con số năm phrăng ở cửa hàng anh, nhân viên tái mặt, lạnh gáy vì một cuộc thách thức với tài sản như vậy. Robineau kinh hoảng, hết lợi, cũng dừng lại ở năm phrăng, không có can đảm hạ hơn nữa. Họ nằm phục trên vị trí của họ, mặt đối mặt với cuộc vơ vét hàng hóa của họ ở xung quanh.
Song, nếu danh dự đôi bên được nguyên vẹn, thì Robineau lâm nguy. Hiệu Hạnh phúc các bà có những phản ứng trước và một số khách hàng cho phép nó cân bằng lời lãi; còn anh ta thì, chỉ được mỗi mình Gaujean hỗ trợ không thể lấy lại bằng hàng hóa khác, đâm ra kiệt sức, mỗi ngày trôi dần xuống cái dốc vỡ nợ, chết vì liều mạng, mặc dầu những diễn biến của cuộc đấu tranh đã đem lại cho anh một số khách hàng đông. Một trong những day dứt âm thầm của anh ta là thấy khách hàng đó bỏ anh dần dần quay trở lại hiệu Hạnh phúc các bà, sau khi mất tiền và bỏ ra bao nhiều cố gắng để chinh phục họ.
Thậm chí một hôm anh ta mất bình tĩnh. Một bà khách, bà De Boves, đến cửa hàng anh xem áo măng-tô, vì anh đã mở thêm quầy hàng may sẵn bên chuyên ngành tơ lụa của anh. Bà ta do dự, phàn nàn về phẩm chất vải. Cuối cùng bà nói.
- Lụa Paris - Hạnh phúc của họ bền hơn.
Robineau cố nén mình, theo cách lịch sự của người bán hàng, quả quyết rằng bà ta lầm, anh cố làm vẻ kính cẩn hơn vì sợ sự phản kháng của mình bật ra.
- Thì ông hãy xem lụa chiếc măng-tô tròn này! - Bà ta lại nói - Có khác gì tơ nhện... ông muốn nói gì thì nói, ông ạ, lụa năm phrăng của họ bền như da, so với thứ này.
Anh ta không đáp nữa, máu dồn lên mặt, môi mím chặt. Thì chính là anh đã nghĩ ra cách láu cá mua lụa ở cửa hàng đối phương về may thành áo sẵn. Như thế, Mouret chứ không phải anh chịu lỗ vào lụa. Anh chỉ có việc cắt bỏ mép vải đi thôi.
- Bà thấy lụa Paris-Hạnh phúc dày hơn thật à? - Anh khẽ nói.
- Ồ! Gấp trăm lần - Bà De Boves nói - Không thể so sánh được.
Sự bất công của bà khách, dù sao cũng làm giảm giá trị hàng, khiến anh bất bình. Và, bà cứ quay đi quay lại mãi chiếc áo ra vẻ chê bai, thì một mẫu mép vải màu lơ và bạc, mà keo bỏ sót, thò ra dưới lần lót. Thế là, không tự kềm chế hơn được nữa, chẳng kể gì, anh thú thật:
- Thế thì, thưa bà, lụa này là lụa Paris-Hạnh phúc chính tay tôi mua, thật đấy!... Bà hãy xem mép vải.
Bà De Boves phật ý bỏ đi. Câu chuyện lan đi, nhiều bà không đến cửa hàng anh nữa. Và, trong cuộc phá sản đó, khi đâm hoảng vì ngày mai, anh ta chỉ lo cho vợ, lớn lên trong cảnh bình yên sung sướng, không chịu được khổ. Chị sẽ ra sao, nếu một tai họa ném họ ra đường phố, với nợ nần? Đó là lỗi tại anh, đáng lẽ không bao giờ anh nên đụng đến số tiền sáu mươi nghìn phrăng. Thế là chị lại phải an ủi anh. Số tiền đó chẳng phải là của anh cũng như như của chị sao? Anh rất yêu chị, chị không đòi hỏi gì hơn, chị hiến cho anh hết, trái tim và cuộc đời. Phía sau cửa hàng, người ta nghe tiếng họ ôm hôn nhau. Dần dần cửa hàng được điều hòa; mỗi tháng lỗ tăng lên theo tỷ lệ chậm, đẩy lùi được bước nguy nan. Hy vọng bền bỉ khiến họ đứng được, họ vẫn báo trước cuộc suy sụp nay mai của hiệu Hạnh phúc các bà.
- Chao ơi! - Anh ta nói - Bọn chúng tôi, chúng tôi cũng trẻ trung... Tương lai thuộc về chúng tôi.
- Mà rồi, cũng chẳng sao? Nếu anh đã làm theo ý muốn của anh - Chị nói tiếp - Miễn là anh vừa lòng, em cũng vừa lòng, anh yêu mến ạ.
Denise đâm mến họ khi thấy họ thương nhau. Cô lo sợ, cô cảm thấy bước suy sụp là không tránh được, nhưng cô không dám can thiệp nữa. Chính ở nơi đây cô hiểu được trọn vẹn sức mạnh của thương nghiệp mới và cô say mê vì cái sức mạnh đó đang biến đổi Paris. Tư tưởng cô trưởng thành, một nét duyên dáng phụ nữ, ở cô, thoát ra từ cô bé hoang dại của Valognes. Vả chăng, cuộc sống của cô đã khá êm, mặc dù mệt mỏi và ít tiền. Khi cô đã đứng suốt ngày, cô lại phải về thật mau, chăm sóc Pépé mà may mắn lão Bourras khăng khăng vẫn nuôi ăn; nhưng còn phải lo chuyện khác, giặt áo sơ-mi, và áo bludơ, không kể là đứa bé làm ồn đến nhức óc. Không bao giờ cô được ngủ trước nửa đêm. Ngày Chủ nhật là ngày lao động vất vả: cô lau buồng, vá quần áo của mình, bận rộn đến nỗi thường đến năm giờ mới chải được đầu. Tuy nhiên, đôi khi cô cũng thấy cần ra phố, mang theo đứa bé, cho nó đi bộ một thôi dài, về phía Neuilly; và thú vui của họ là uống một tách sữa ở đó, tại nhà một người nấu ăn trọ, người ta để họ ngồi ngoài sân. Jean coi khinh những cuộc vui đó; hắn thỉnh thoảng mới ló mặt, những buổi chiều cuối tuần, rồi biến mất, lấy cớ đi thăm nơi này nơi khác; hắn không hỏi tiền nữa, nhưng hắn đến với vẻ ỉu xìu đến nỗi cô chị lo lắng, bao giờ cũng dành cho em một đồng trăm xu. Cái sang của hắn là ở đó.
- Trăm xu! - Mỗi lần hắn lại kêu lên - Thánh thế! Chị tốt quá!... Đúng lúc, có vợ anh hàng giấy...
- Im đi! - Denise ngắt lời - Chị chẳng cần biết.
Nhưng hắn tưởng chị trách hắn khoe khoang:
- Thì em bảo đó là vợ anh bán giấy mà!... Ồ! Thật là tuyệt!
Ba tháng trôi qua. Mùa xuân lại đến. Denise từ chối không đi Joinville với Pauline và Baugé. Thỉnh thoảng cô gặp họ ở phố Saint Roch, khi ở nhà Robineau ra. Trong một cuộc gặp gỡ đó, Pauline cho cô biết có lẽ cô ta sắp kết hôn với người yêu; chỉ một điều làm cô ta còn do dự, ở hiệu Hạnh phúc các bà người ta chẳng ưa những cô bán hàng có chồng. Cái ý kết hôn ấy khiến Denise ngạc nhiên, cô không dám khuyên bạn. Một hôm Colomban đang giữ cô lại ở gần bể nước để nói về Clara thì vừa lúc cô này đi qua quảng trường; và cô gái phải tìm cách thoát vì hắn nằn nì nhờ cô đánh tiếng với cô bạn cũ hỏi xem có bằng lòng lấy hắn. Họ làm sao nhỉ? Tại sao mà phải tự dằn vặt đến thế? Cô cho rằng mình rất sung sướng là chẳng yêu ai.
- Cô có biết tin không? - Một buổi chiều lão bán ô thấy cô về thì hỏi cô.
- Không, cụ Bourras ạ.
- Thì đấy, lũ khốn kiếp, chúng đã tậu khách sạn Duvillard... Tôi bị bao vây!
Lão vung hai cánh tay lớn, trong một cơn tức giận làm dựng lên bờm tóc trắng của lão.
- Một sự móc ngoặc không thể hiểu được! - Lão lại nói - Hình như khách sạn thuộc về Ngân hàng bất động sản, mà chủ tịch là nam tước Hartmann, vừa nhượng lại cho Mouret trứ danh của chúng ta... Bây giờ chúng nắm tôi phía bên phải, phía bên trái, phía đằng sau, thế này này! Cô xem, y như tôi nắm cái nuốm can này trong tay tôi!
Sự thật là vậy, đâu như người ta ký giấy nhượng hôm trước. Ngôi nhà nhỏ của Bourras, kẹp vào giữa hiệu Hạnh phúc các bà và khách sạn Duvillard, treo ở đó như một tổ chim én trong kẽ một bức tường, có vẻ sắp bị bóp nghiến đến nơi, khi cửa hàng lấn sang khách sạn; mà cái ngày đó đã tới, gã khổng lồ đi quành cái trở ngại nhỏ, bao vây nó bằng hàng hóa chất đống, để nhận chìm nó, ngốn nuốt nó duy bởi cái tham vọng to lớn mãnh liệt. Bourras cảm thấy thấm thía vòng vây thít chặt sẽ làm nát vụn cửa hàng của lão. Lão tưởng như trông thấy nó xẹp đi, lão sợ rồi đến bản thân lão cũng bị nuốt chửng, phải nhảy sang phía bên kia với những can và ô của lão, vì cỗ máy ghê gớm giờ đây đang gầm gừ.
- Có nghe thấy chúng nó, hả? - Lão kêu lên - Cứ như chúng nhai nghiến cả tường! Mà trong hầm nhà tôi, trong buồng kho chỗ nào cũng nghe tiếng như cưa xẻ gạch vữa... Mặc xác! Có lẽ chúng nó không thể bóp gì tôi như con gián được [1]. Tôi sẽ trụ ở đây, khi chúng làm vỡ mái nhà tôi và trời mưa trút nước xuống giường tôi nằm!
Và lúc đó Mouret bịt miệng Bourras bằng những đề nghị mới: họ tăng con số lên, họ mua cửa hàng của lão và cả quyền thuê nhà của lão năm mươi nghìn phrăng. Đề nghị đó lại càng làm cho ông già tức giận, lão vừa từ chối vừa chửi. Lẽ nào bọn vô lại ấy ăn cắp của thiên hạ để trả cho lão năm mươi nghìn phrăng một vật không đáng giá mười nghìn. Và lão bảo vệ cửa hàng của lão như một cô gái lương thiện bảo vệ đức hạnh của mình, vì danh dự, vì tự trọng.
Denise thấy Bourras bận tâm trong mười lăm ngày. Lão ra vào bồn chồn, đo tường căn nhà, ra giữa phố để ngắm nghía như một kiến trúc sư. Rồi một buổi sáng, thợ thuyền tới. Đó là trận dánh quyết định, lão có ý nghĩ táo bạo đánh hiệu Hạnh phúc các bà ngay trên miếng đất của nó, bằng cách nhượng bộ với cái xa hoa hiện đại. Những khách hàng đã trách lão về nỗi cửa hàng tối tăm, chắc chắn sẽ trở lại khi họ thấy nó sáng rực, mới toanh. Trước hết, họ lấp những kẽ nứt và quét vôi phía trước mặt; sau đó họ sơn lại khung gỗ trước cửa hàng màu ve sáng; thậm chí họ sơn vàng biển hiệu cho được lộng lấy. Ba nghìn phrăng mà Bourras để dành như một dự trữ tối khẩn bị ngóm vào đấy. Thế nhưng khu phố xôn xao cả lên; người ta đến ngắm lão giữa những xa hoa đó, bàng hoàng, mất cả những thói quen của lão. Lão hình như không phải ở nhà mình, trong khung cảnh hào nhoáng, trên cái nền tươi thắm đó, hoảng hốt với bộ râu rậm và bộ tóc của lão. Bây giờ, ở bờ hè bên kia, người qua lại lấy làm lạ khi nhìn lão vung tay và khắc những cán ô. Và lão thì bừng bừng như sốt, lão sợ làm dây bẩn, lão càng chìm đắm trong cách buôn bán xa hoa, mà lão chẳng hiểu gì hết.
Bấy giờ, như ở cửa hàng Robineau, cuộc chiến đấu với hiệu Hạnh phúc các bà được triển khai ở cửa hàng Bourras. Lão vừa ném ra sáng chế của lão, ô có đĩa [2] loại này về sau được phổ biến. Nhưng, hiệu Hạnh phúc các bà lập tức cải tiến sáng chế đó. Thế là cuộc đấu tranh xoay sang phía giá cả. Lão có một mẫu ô một phrăng chín nhăm, băng lụa zanella, gọng thép không gỉ, như nhãn hàng ghi. Nhưng đặc biệt, lão muốn đánh bại đối thủ, bằng những cán ô, cán bằng tre, bằng gỗ dương đào, gỗ ô-liu, gỗ sim, bằng mây, để mọi kiểu cán. Hiệu Hạnh phúc kém phần nghệ thuật thì nhè vào vải lợp, quảng cáo những alpaga và mohair, sergé và taffeta, và nó thắng. Ông già thất vọng, lặp lại rằng nghệ thuật hết thời rồi, và lão trơ ra chỉ gọt cán vì thích thú, không hy vọng bán được.
- Đó là lỗi ở tôi! - Lão la lên với Denise - Đáng lẽ tôi phải giữ những đồ bẩn thỉu ở giá một phrăng chín nhăm chăng?... Những ý mới có thể dẫn tới chỗ như thế đó. Tôi đã muốn theo gương bọn kẻ cướp, tôi có chết cũng là đáng đời!
Tháng Bảy thật là nóng bức. Denise khổ sở trong gian buồng chật chội, dưới ngói đá đen. Vì vậy, khi đi làm về, cô kiếm Pépé ở chỗ Bourras, rồi, không lên buồng ngay, cô ra thả một chút ở vườn Tuileries, cho đến khi hàng rào sắt đóng lại. Một buổi tối, cô đang đi về hướng những cây dẻ, thì cô chợt sững lại: cách vài bước, cô tưởng như nhận ra Hutin đi thẳng lại chỗ cô. Rồi trống ngực đập dữ dội. Đó là Mouret, anh đã ăn chiều ở tả ngạn và bây giờ đi bộ gấp về nhà bà Desforges. Cô gái hấp tấp để tránh anh thì anh nhìn thấy cô. Trời đã tối, nhưng anh vẫn nhận ra cô.
- Cô đấy à?
Cô không đáp, luống cuống vì anh hạ cố dừng chân. Anh thì tươi cười, giấu sự lúng túng dưới vẻ che chở hòa nhã.
- Cô vẫn ở Paris à?
- Vâng, thưa ông. - Cuối cùng cô nói.
Cô thong thả lùi lại, tìm cách chào, để tiếp tục đi dạo. Nhưng tự anh quay trở lại, đi theo cô dưới bóng đen của những cây dẻ lớn. Một làn gió thoảng tới, trẻ con cười và đánh vòng ở phía xa.
- Em ở đây phải không? - Anh lại hỏi, mắt nhìn Pépé.
Đứa bé sợ vì thấy cái ông xuất hiện một cách kỳ lạ, nó nghiêm trang đi bên cạnh để chị dắt tay.
- Vâng, thưa ông. - Chị lại đáp.
Cô đỏ mặt lên, nhớ đến những chuyện bịa đặt của Marguerite và Clara. Chắc hẳn Mouret hiểu tại sao cô đỏ mặt, vì anh vội vàng nói thêm.
- Cô nghe tôi, thưa cô, tôi phải xin lỗi cô... Thật vậy, giá như được vui lòng nói sớm hơn với cô rằng tôi rất lấy làm tiếc về điều sai lầm mắc phải. Người ta đã sơ xuất đổ cho cô một tội... Nhưng thôi, điều sai đã phạm, tôi chỉ muốn bảo để cô biết rằng mọi người trong cửa hàng chúng tôi bây giờ điều biết cô rất yêu thương các em cô...
Anh tiếp tục nói với thái độ lễ phép kính cẩn mà các cô bán hàng ở hiệu Hạnh phúc các bà chẳng quen nghe thấy ở anh. Denise càng bối rối, nhưng lòng cô tràn ngập vui mừng. Thế là anh đã biết cô chẳng trao mình cho ai? Hai người im lặng, anh đi bên cạnh cô bước theo nhịp bước ngắn của đứa bé, và những tiếng động xa xa của Paris hầu tắt dưới bóng đen của những cây lớn.
- Tôi chỉ còn mỗi điều để chuộc lại, thưa cô - Anh lại nói - Tất nhiên, nếu cô muốn trở lại cửa hàng chúng tôi...
Cô ngắt lời anh, cô từ chối một cách vội vã nóng nảy.
- Thưa ông, tôi không thể... Dù sao tôi cũng xin cảm ơn ông, vì tôi đã kiếm được ở chỗ khác.
Anh đã biết, mới gần đây người ta cho anh biết cô cửa hàng Robineau. Và, thản nhiên, với thái độ bình đẳng hòa nhã, anh nói về anh này, mà anh tỏ ra công bằng: một chàng trai rất thông minh, chỉ tội quá nóng nảy. Anh ta sẽ đi đến tai họa; Gaujean đã làm sụn vai anh ta vì một công việc quá nặng nề, mà cả hai người đều mắc kẹt vào đấy. Bấy giờ, Denise, bị lây vì cách nói thân tình, tự bộc lộ hơn, cô cho anh biết cô đứng về phía những cửa hàng lớn, trong cuộc đấu tranh giữa họ và thương nghiệp nhỏ; cô hăng lên, dẫn những thí dụ, tỏ ra am hiểu vấn đề, thậm chí có nhiều ý kiến mới ra rộng rãi. Anh phấn chấn, sửng sốt lắng nghe. Anh quay lại, cố nhận ra nét mặt cô, trong bóng đêm đang xuống mạnh. Dường như cô vẫn thế, bận chiếc áo giản dị, mặt dịu dàng, những từ vẻ nép mình khiêm tốn đó, dâng lên một hương vị thắm đượm khuất phục anh. Hẳn là cô gái này thích ứng với không khí Paris, giờ đây cô đã là người đàn bà trưởng thành, và, rất đỗi phải chăng, cô làm xao xuyến với làn tóc đẹp, đằm thắm của cô.
- Thế cô đã ở phía chúng tôi, - Anh vừa nói vừa cười - thì tại sao cô vẫn ở lại cửa hàng đối địch với chúng tôi?... Mà nghe người ta cũng nói rằng cô ở tại nhà Bourras, phải không?
- Một con người rất có tư cách. - Cô khẽ nói.
- Không đâu, cô ạ! Một lão già hâm, một cha điên bắt buộc tôi phải làm cạn tàu, khi mà tôi muốn dùng tiền của để loại trừ hắn!... Trước hết, chỗ của cô chẳng phải là ở nhà lão, nhà lão có tai tiếng, những kẻ thuê nhà lão...
Nhưng anh cảm thấy cô gái ngượng, anh vội nói thêm:
- Ở đâu thì người ta vẫn có thể lương thiện, và như thế lại càng đáng khen, khi người ta không giàu có.
Họ lại đi mấy bước im lặng. Pépé hình như nghe với vẻ chăm chú của đứa trẻ sớm thông minh. Thỉnh thoảng nó lại ngước mắt nhìn chị, mà bàn tay nóng bỏng và giần giật khiến nó ngạc nhiên.
- À! - Mouret vui vẻ nói tiếp - Cô có muốn làm sứ giả cho tôi không? Ngày mai, tôi có ý nâng số tiền đề nghị với Bourras lên tám mươi nghìn phrăng.. Cô cứ nói trước với lão, cô hãy bảo lão rằng lão đang tự sát. Có lẽ lão sẽ nghe cô, vì lão có cảm tình với cô, và như thế là cô giúp cho lão thật sự.
- Được! - Denise cũng tươi cười đáp - Tôi nhận làm việc này, nhưng tôi không chắc sẽ thành công.
Họ lại im lặng, cả hai người chẳng còn gì để nói với nhau. Có lúc anh định nói chuyện về ông chú Baudu, nhưng rồi anh phải im khi thấy cô có vẻ khó chịu. Trong khi đó, họ vẫn đi dạo bên nhau, cuối cùng, khoảng phố Rivoli, họ tới một lối đi còn sáng. Ra khỏi bóng đêm của cây cối, dường như sực tỉnh. Anh hiểu rằng không thể giữ cô lâu nữa.
- Chào cô.
- Chào ông.
Nhưng anh chưa bỏ đi. Ngước mắt lên thoáng nhìn, anh vừa nhận ra trước mặt anh, ở góc phố Alger, những cửa sổ sáng đèn ở nhà bà Desforges, bà đang đợi anh. Và anh quay lại nhìn Denise, nhìn rõ trong ánh mờ của hoàng hôn, trông cô thật yếu ớt so với Henriette, thế thì tại sao cô khiến lòng anh rạo rực như vậy. Hẳn là một chuyện thất thường vớ vẩn.
- Chú bé nay mệt rồi đây - Anh lại nói cho có chuyện - Mà cô nhớ rõ nhé, hiệu chúng tôi lúc nào cũng mở rộng để đón cô. Cô chỉ việc gõ cửa, tôi sẽ đền bù cho cô tất cả mọi khoản... Chào cô.
- Chào ông.
Khi Mouret đi rồi, Denise trở lại dưới bóng tối những cây dẻ. Rất lâu, cô đi không mục đích, giữa thân cây to lớn, máu xông lên mặt, đầu râm ran những ý nghĩ mơ hồ. Pépé vẫn níu tay cô, những bước ngắn xoải ra để theo cô. Cô quên mất nó. Cuối cùng nó nói:
- Mẹ đi nhanh quá, mẹ xíu ạ.
Cô liền ngồi xuống một chiếc ghế dài, và chú bé, mệt quá nằm ngang trên đầu gối cô mà ngủ. Cô giữ nó, siết nó chặt vào bộ ngực trinh nữ của cô, mắt đắm vào bóng tối sâu thẳm. Một giờ sau, khi cô cùng với nó nhẹ nhàng trở về, phố La Michodière, mặt cô trở lại vẻ bình thản của cô gái đúng mực.
- Trời đánh! - Bourras la lên với cô, ngay từ xa khi nhìn thấy cô - Thế là nó nện rồi... Cái thằng chó má Mouret nó vừa mua đứt ngôi nhà này rồi.
Lão phát điên, đánh nhau một mình giữa cửa hàng, vung văng loạn xạ, xuýt đập vỡ cả tủ kính.
- Chà! Đồ chó đẻ!... Chính lão bán trái cây viết thư cho tôi, mà cô có biết hắn bán ngôi nhà này bao nhiêu không? Trăm năm mươi nghìn phrăng, gấp bốn giá nhà này! Thằng này nữa, lại thêm một thằng ăn cắp!... Cô có tưởng tượng nó tính cả những công trình làm đẹp nhà của tôi; thật đấy, nó kêu ngôi nhà vừa được sửa chữa mới ra... sắp tới chúng nó cho tôi ra rìa chắc?...
Nghĩ đến tay bán trái cây đã lợi dụng được cả tiền của lão tiêu vào việc quét vôi sơn cửa, lão càng nổi khùng. Thế là bây giờ Mouret trở thành chủ nhà của lão: lão phải trả tiền nhà cho hắn! Thế là từ nay lão ở nhà của hắn, ở nhà kẻ đối thủ kinh tởm đó. Đến ý nghĩ đó thì lão hoàn toàn phẫn nộ.
- Tôi đã nghe thấy rõ chúng đục tường... Vào giờ này mà chúng có mặt ở đây, có khác gì chúng ăn vào đĩa của tôi!
Và quả đấm của lão giáng xuống quầy hàng, làm rung chuyển cửa hàng, làm vung tán tàn, cả ô với dù.
Denise, hoang mang, chẳng xen được một lời. Cô đứng yên, chờ cho lão nguôi, trong khi đó Pépé, mệt lả, ngủ trên một chiếc giá. Cuối cùng, khi Bourras bình tĩnh lại một chút, cô quyết làm công việc Mouret nhờ cô; tất nhiên là ông già cáu tiết, nhưng có thể chính vì tức giận thái quá, và vì hoàn cảnh của lão, bế tắc mà lão đột ngột chấp nhận.
- Ngay vừa rồi tôi đã gặp một người - Cô bắt đầu nói - Vâng, một người của hiệu Hạnh phúc các bà, và thạo tin lắm... Dường như, ngày mai, họ sẽ đề nghị với cụ tám mươi nghìn phrăng...
Lão bật lên tiếng thật ghê gớm, ngắt lời cô:
- Tám mươi nghìn phrăng! Tám mươi nghìn phrăng!... Bây giờ thì một triệu cũng không được.
Cô định khuyên can lão. Nhưng cửa lúc đó mở ra và cô lùi lại lập tức, câm lặng và tái mặt. Đó là ông chú Baudu, với bộ mặt vàng và vẻ già đi. Bourras nắm lấy tay áo bành tô của ông bạn cùng xóm, thét vào mặt ông ta, không để cho ông nói một lời, do sự có mặt của ông ta mà lão càng bị kích thích.
- Bác xem chúng có đáo để không? Chúng đề nghị với tôi tám mươi nghìn phrăng! Đến nước ấy, bọn kẻ cướp, chúng tưởng tôi sẽ bán mình như một con đĩ... A ha! Chúng đã mua ngôi nhà và chúng nghĩ nắm được tôi! Thế thì, hết rồi, chúng sẽ không được gì hết. Có thể tôi sẽ nhượng bộ, nhưng vì bây giờ nhà là của chúng, thì chúng cứ thử chiếm mà xem.
- Thế ra cái tin đó là đúng à? - Baudu thủng thẳng nói - Người ta vừa quả quyết với tôi, tôi đến để biết.
- Tám mươi nghìn phrăng! - Bourras nhắc lại - Sao lại chẳng một trăm nghìn? Chính cái số tiền đó mới làm tôi bất bình. Có lẽ chúng tưởng, với tiền của chúng, chúng khiến tôi làm trò đểu chăng?... Trời đánh! Chúng sẽ không có nhà! Không bao giờ, không bao giờ, bác nghe không?
Denise bây giờ mới hé miệng, cô bình tĩnh nói:
- Chín năm nữa họ sẽ có, khi hợp đồng thuê nhà của cụ hết hạn.
Và, mặc dù ông chú ở đó, cô khẩn khoản khuyên ông già nên nhận. Đấu tranh là không thể được, ông cụ không thể chọi với một thế lực lớn hơn, trừ phi là điên, cụ không thể từ chối cái tài sản lù lù tước mắt. Nhưng lão vẫn trả lời không. Chín năm nữa, lão mong lúc bấy giờ lão đã chết rồi, để khỏi nhìn thấy chuyện đó.
- Bác nghe thấy không, bác Baudu? - Lão lại nói -Cháu gái bác đứng về phía chúng, chính chúng nhờ cô ấy lung lạc tôi. Cô ấy đi với bọn ăn cướp, lời danh dự.
Ông chú, cho tới lúc đó, làm vẻ không nhìn thấy Denise. Ông ta ngẩng đầu lên, với cái vẻ quàu quặu mà ông làm ra mỗi khi cô đi qua cửa nhà ông. Nhưng thủng thẳng, ông quay đầu lại, nhìn cô. Cặp môi dày của ông ta run lên.
- Tôi biết rồi. - Ông ta nói nhỏ đáp.
Và ông ta tiếp tục nhìn Denise, cô bị xúc động đến chảy nước mắt, trông thấy ông thay đổi quá nhiều vì phiền não. Còn ông thì, âm thầm hối hận đã bỏ rơi cháu, có lẽ nghĩ tới cuộc sống khổ cực mà cô vừa trải qua. Rồi, trông thấy Pépé ngủ trên ghế, giữa những tiếng la hét tranh cãi, hình như ông mủi lòng.
Cô đỏ nhừ mặt, cô ôm hôn chú, Và, khi ông đi rồi, Bourras vui mừng thấy hai chú cháu làm lành với nhau, còn la với ông.
- Rèn dạy cô ấy, cô ấy có chỗ tốt... Còn tôi thì ngôi nhà này có thể sụp đổ, người ta sẽ bới xác tôi dưới đống gạch.
- Nhà chúng tôi đã sụp rồi, ông bạn hàng xóm ạ! -Baudu nói với vẻ thảm thiết - Cả nhà chúng tôi chốt lại ở đó.
--------------------------------
[1] Nguyên văn: như một tờ giấy.
[2] Nguyên văn: parapluie à godet.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hiệu Hạnh Phúc Các Bà
Emile Zola
Hiệu Hạnh Phúc Các Bà - Emile Zola
https://isach.info/story.php?story=hieu_hanh_phuc_cac_ba__emile_zola