Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hai Vạn Dặm Dưới Biển
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 8 - mobilis in mobile
C
uộc bắt cóc trắng trợn đã diễn ra trong nháy mắt. Chúng tôi mãi không hoàn hồn. Tôi chẳng biết hai người kia cảm thấy gì trong cái nhà tù này, nhưng tôi thì sởn gai ốc. Những người trong tàu này là ai? Hẳn đây là bọn phỉ kiểu mới đang hoành hành ngoài biển theo cách chúng mới nghĩ ra. Cái nắp tàu vừa sập xuống thì tôi chìm ngay trong bóng tối như mực. Mắt đang quen với ánh sáng ban ngày nên chẳng nhìn thấy gì xung quanh. Hai bàn chân không giày của tôi dò dẫm trên những bậc thang sắt. Nét Len và Công-xây bị giải đi sau tôi. Dưới chân thang là một cái cửa. Nó mở rộng cho chúng tôi qua rồi đóng sập lại. Còn lại ba chúng tôi. Chúng tôi đang ở đâu thế này? Tôi chẳng hình dung nổi. Tất cả đều chìm đắm trong bóng tối, một thứ bóng tối dày đặc đến nỗi mấy phút sau vẫn không thấy một tia sáng le lói nào. Nét Len nổi giận vì bị đối xử thô bạo. Anh ta bộc lộ tất cả sự phẫn nộ của mình và hét lên:
-Đồ quỷ! Quân này đã vượt cả bọn man rợ về sự mến khách! Chỉ còn thiếu điều ăn thịt người nữa thôi. Tao chẳng lạ gì cái trò ấy đâu, nhưng tao tuyên bố trước là ăn thịt được tao còn mệt!
-Đủ rồi, ông bạn Nét ơi! Đủ rồi! Đừng vội nóng nảy! Chưa sao đâu!
-Sắp tử cả nút rồi còn chưa sao à? Và tối như bưng thế này nữa. Cũng may là tôi còn con dao găm, và chẳng cần nhiều ánh sáng lắm mới sử dụng được nó! Tên cướp nào cứ thử chạm vào tôi xem... Tôi bảo Nét:
-Đừng bực mình, ông Nét ạ. Đừng nóng nảy mà lâm vào thế bất lợi. Biết đâu chẳng có người đang nghe trộm chúng ta. Tốt hơn hết là cố tìm hiểu xem chúng ta ở đâu.
Tôi bắt đầu dò dẫm. Đi được năm bước, tôi vấp phải một bức tường bọc sắt. Lần theo tường, tôi chạm phải một cái bàn gỗ và mấy chiếc ghế dài. Sàn được trải chiếu dày để đi cho êm. Xung quanh tường không thấy dấu vết gì của cửa sổ và cửa ra vào cả. Công-xây đi vòng về phía bên kia và cuối cùng gặp tôi. Chúng tôi cũng ra giữa căn phòng dài chừng sáu mét, rộng chừng ba mét. Còn chiều cao thì ngay Nét Len cũng không với tới trần được. Nửa tiếng đồng hồ đã qua mà mọi sự vẫn như cũ. Nhưng mắt chúng tôi đang quen với bóng tối bỗng bị lóa đi trong ánh sáng chói lọi. Tôi nhận ra ngay cái ánh sáng trắng rực rỡ trong đêm khủng khiếp ấy đã chiếu sáng tất cả khoảng không gian xung quanh chiếc tầu ngầm, cái ánh sáng mà chúng tôi lầm tưởng là hiện tượng lân tinh hóa của các sinh vật biển! Khi mở mắt ra, tôi thấy nguồn ánh sáng sinh động đó phát ra từ một cái đèn điện hình bán cầu gắn trên trần.
-Sáng rồi, có thế chứ!
-Nét Len reo lên rồi đứng ở tư thế tự vệ, dao cầm trong tay.
-Nhưng tình hình chúng ta chưa sáng sủa ra chút nào!
-Tôi trả lời.
-Xin giáo sư cứ yên tâm
Công-xây bình thản nói. Nhờ ánh sáng điện nên có thể quan sát mọi chi tiết nhỏ nhất trong phòng. Đồ đạc gồm một cái bàn và năm ghế dài. Cánh cửa bí mật đã đóng vào rất khít. Không một tiếng động nào bên ngoài lọt được vào chỗ chúng tôi. Hình như mọi vật đều đã chết trong con tàu này. Chẳng biết tàu đang chạy trên mặt biển hay đã lặn xuống đáy? Không thể đoán ra được. Nhưng quả cầu kia bật sáng chẳng phải vô cớ. Trong lòng tôi lóe lên một tia hy vọng là sẽ có người trong tàu xuất hiện. Vì nếu họ muốn quên chúng tôi đi thì còn bật đèn lên làm gì ở cái phòng này? Tôi đã không lầm. Có tiếng then cửa lách cách, cánh cửa mở ra, hai người bước vào. Một người tầm thước nhưng lực lưỡng, vai rộng, đầu to bộ tóc đen rối bù, có ria mép, đôi mắt sắc sảo. Tất cả cái vẻ ngoài linh lợi ấy làm anh ta giống một người xứ Prô-văng-xơ ở miền nam nước Pháp. Tôi có cảm tưởng là ngôn ngữ của anh ta nhiều màu sắc, giàu thành ngữ, giàu hình ảnh và độc đáo. Nhưng đó chỉ là cảm tưởng, vì trước mặt chúng tôi họ nói một thứ tiếng rất lạ tai mà tôi chưa hề biết. Người thứ hai đáng được miêu tả kỹ hơn. Tôi có thể khẳng định ngay những nét chủ yếu của tính cách ông ta: lòng tự tin biểu lộ ở cái nhìn quả quyết và lạnh lùng của đôi mắt đen, sự bình tĩnh, tự chủ biểu lộ ở nước da mai mái, ý chí kiên cường biểu lộ ở đôi lông mày nhíu lại, và cuối cùng là lòng dũng cảm được thể hiện rõ trong hơi thở sâu đầy sức sống. Xin thêm rằng đó là một người kiêu hãnh có cái nhìn kiên nghị và bình thản như toát lên sự suy nghĩ cao đẹp. Tất cả cái vẻ ngoài, phong thái, cử chỉ, nét mặt của ông ta, nếu có thể tin ở cái tài quan sát của người xem tướng, nói rõ bản chất thẳng thắn, cương trực của ông ta. Có ông ta, tôi "bất giác" cảm thấy mình được an toàn. Cuộc gặp gỡ này báo trước số phận của chúng tôi sẽ được giải quyết tốt đẹp. ạng ta bao nhiêu tuổi?
Có thể đoán là ba mươi lăm, hay năm mươi cũng được. ạng ta cao, hai hàm răng rất đẹp, hai bàn tay thon dài, tất cả đều biểu lộ sự say mê, cao quý. Tóm lại, ông ta là mẫu mực hoàn hảo của vẻ đẹp đàn ông mà tôi chưa từng gặp. Còn một đặc điểm nữa của khuôn mặt: đó là đôi mắt cách xa nhau có thể bao quát cả một phần tư chân trời! Khả năng ấy, sau này tôi mới biết, kết hợp với sự tinh tường, còn vượt xa Nét Len. Khi chăm chú nhìn ai, ông ta nhíu mày, mắt hơi nheo lại. ại cái nhìn có thể thấu ruột gan người khác, xuyên qua những lớp nước biển mà mắt ta không thể qua được, có thể khám phá ra những bí mật của đáy biển!... Cả hai người đều đội bê-rê bằng da rái cá, đi giày cao cổ bằng da hải báo. Quần áo may bằng một loại vải đặc biệt bó lấy thân nhưng không cản trở hoạt động. Người cao cao -hẳn là thuyền trưởng -ngắm nhìn chúng tôi hết sức chăm chú, nhưng chẳng nói một lời. Sau đó quay về phía người cùng đi, ông ta nói bằng một thứ tiếng nghe êm tai, mềm mại, nhấn mạnh ở nguyên âm. Người kia gật đầu và nói mấy lời cũng bằng thứ tiếng đó. Rồi anh ta nhìn tôi có ý hỏi. Tôi trả lời bằng tiếng Pháp rất rõ ràng là không hiểu anh ta hỏi gì. Nhưng anh ta cũng chẳng hiểu tôi. Tình hình trở nên khá khó khăn. Công-xây đáp:
-Dù sao giáo sư cũng nên kể cho họ nghe câu chuyện của chúng ta. Biết đâu các ngài ấy lại chẳng hiểu được đôi lời! Tôi bắt đầu kể về những chuyện phiêu lưu của chúng tôi. Tôi nói rõ từng vần từng chữ, không bỏ sót một chi tiết nào. Theo đúng phép lịch sự, tôi tự giới thiệu là giáo sư A-rô-nắc, sau đó giới thiệu người giúp việc là Công-xây và Nét Len, thợ săn cá voi. Người có đôi mắt hiền từ, đẹp đẽ nghe tôi một cách bình tĩnh, thậm chí có lễ độ và hết sức chăm chú, nhưng tôi chẳng thấy nét mặt ông ta thể hiện là có hiểu chút gì về câu chuyện của tôi hay không. Tôi đã kể xong mà ông ta chẳng hề nói một lời. Còn lại khả năng trình bày với hai người này bằng tiếng Anh. Có lẽ họ cũng nói được thứ tiếng hầu như ai cũng biết này. Tôi đọc thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Đức, nhưng nói thì không thạo. Mà ở đây đòi hỏi trước hết phải trình bày một cách rõ ràng. Tôi bảo Nét Len:
-Nào, giờ đến lượt ông, ông Nét ạ. Mời ông bước vào đàm phán bằng thứ tiếng Anh chuẩn mực nhất. Biết đâu ông sẽ may mắn hơn tôi! Nét chẳng đợi phải yêu cầu. Anh ta nhắc lại câu chuyện tôi vừa kể bằng tiếng Anh. Nói đúng hơn, anh ta truyền đạt lại cốt chuyện, còn hình thức thì khác hẳn. Anh chàng Ca-na-đa tính khí nóng nảy này đã nói một cách sôi nổi hơn. Anh ta dùng những lời lẽ rất mạnh để phản đối việc cầm tù chúng tôi, vi phạm rõ ràng quyền sống của con người! Anh ta hỏi họ dựa vào luật lệ nào mà được phép giam giữ người trong cái phao nổi này. Anh ta căn cứ vào sắc luật về quyền bất khả xâm phạm của con người do nghị viện Anh ban bố năm 1679 để dọa sẽ truy tố trước tòa án những kẻ đã cướp đoạt tự do của chúng tôi. Anh ta nổi khùng, vung tay quát tháo và cuối cùng thì cho họ biết rằng chúng tôi sắp chết đói.
Đó là một sự thật hoàn toàn, nhưng chúng tôi hầu như đã quên mất. Thật hết sức ngạc nhiên là anh chàng Nét này cũng chẳng thành công hơn tôi. Hai người kia vẫn mặt lạnh như tiền. Tôi nản lòng vì thất bại. Sau khi đã dùng hết cái vốn ngữ văn, tôi chẳng biết làm gì nữa. Nhưng Công-xây bảo tôi:
-Nếu giáo sư cho phép, tôi sẽ nói chuyện với họ bằng tiếng Đức.
-Sao, anh nói được tiếng Đức à?
-Tôi reo lên.
-Thưa giáo sư.
-Tôi nói như bất kỳ người Đức nào.
-Thế thì tốt lắm! Anh nói đi, anh bạn! Công-xây liền kể lại câu chuyện lần thứ ba. Nhưng mặc dù anh ta dùng nhiều cách nói trau chuốt và phát âm tuyệt vời, tiếng Đức cũng chẳng đem lại kết quả gì. Cuối cùng, bí quá, tôi đành khôi phục lại trong trí nhớ những tri thức thời niên thiếu và trình bày câu chuyện bằng tiếng La-tinh, Xi-xê-rô nếu còn sống thì hẳn phải bịt tai lại và tống cổ tôi ra khỏi cửa, nhưng tôi cũng kể được đến hết. Kết quả lần này cũng hết sức ngán ngẩm. Hai người đó trao đổi với nhau vài lời bằng thứ tiếng không ai hiểu rồi bỏ đi, chẳng để lại cho chúng tôi chút hy vọng nào! Cánh cửa đóng sập lại.
-Đồ khốn kiếp!
-Nét Len nổi nóng có lẽ đã hai mươi lần.
-Người ta đã nói với chúng bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng La-tinh, thế mà bọn đểu cáng ấy không thèm hé răng ra nói một lời!
-Hãy bình tĩnh, ông Nét, -tôi nói.
-La hét có giải quyết được việc gì đâu!
-Nhưng giáo sư thử nghĩ xem chúng ta có thể chết đói trong cái lồng sắt này ấy chứ!
-Chẳng sao!
-Công-xây triết lý.
-Chúng ta còn sống lâu!
-Các bạn của tôi ơi, -tôi nói, -không nên tuyệt vọng. Tình hình trước kia còn xấu hơn. Xin các bạn đừng vội kết luận về thuyền trưởng và thủy thủ của tàu này. Nét trả lời:
-Tôi có ý kiến dứt khoát rằng chúng là những quân vô lại mạt hạng...
-Được! Thế họ là người nước nào?
-Nước vô lại!
-ạng Nét thân mến ơi, -tôi nói, -nước ấy chưa có trên bản đồ đâu! Tôi xin thú thực rằng rất khó xác định quốc tịch của hai người này. Có thể đoán chắc rằng họ không phải là người Pháp, người Anh hay người Đức. Tuy vậy, tôi vẫn cảm thấy rằng họ là người miền nam. Nhưng họ là ai? Người Tây Ban Nha, người Thổ Nhĩ Kỳ, người A-rập hay người ấn Độ? Vẻ ngoài của họ không đủ để xác định quốc tịch của họ. Còn về tiếng nói thì hoàn toàn không thể giải thích được nguồn gốc.
-Không biết tất cả các thứ tiếng quả là một thiếu sót lớn!
-Công-xây nhận xét.
-Nếu tạo ra được một thứ tiếng chung thì có lẽ giản tiện hơn.
-Thế cũng chẳng ăn thua!
-Nét Len phản đối.
-Anh không thấy là bọn này nói một thứ tiếng do chúng bịa ra để làm cho những người tử tế đang bị đói phải nổi khùng lên à? ở tất cả các nước trên thế giới, ai cũng phải hiểu rằng khi một người nào đó há mồm ra chóp chép là muốn bảo:
“Tôi đang đói đây! Cho tôi ăn đi!".
-‰, ê, -Công-xây nói, -cũng có những người chậm hiểu!... Công-xây chưa nói hết câu thì cánh cửa mở ra. Một người phục vụ bước vào, mang cho chúng tôi quần áo may bằng thứ vải kỳ lạ. Tôi vội mặc ngay vào, Công-xây và Nét cũng làm theo tôi. Trong khi đó, người phục vụ -một người câm, có khi điếc nữa -trải khăn bàn và bày ba bộ đồ ăn. Công-xây nói:
-Tình hình đang rẽ sang một bước ngoặt quan trọng. Bắt đầu như vậy là đáng phấn khởi.
-Thôi đi!
-Nét phản đối.
-Món ăn của chúng thì ra quái gì! Chắc là sẽ có món gan rùa, thịt thăn cá mập và bí-tết thịt chó biển chứ gì!
-Lát nữa sẽ rõ!
-Công-xây nói. Các món ăn được đậy bằng những lồng bàn nhỏ bằng bạc và bày ngay ngắn trên bàn trải khăn tươm tất. Chúng tôi ngồi vào bàn. Đúng là chúng tôi đang tiếp xúc với những con người văn minh. Nếu như không có ánh điện thì có thể tưởng tượng rằng mình đang ngồi trong khách sạn A-đen-phi ở Li-vớc-pun hay khách sạn Grăng ạ-tel ở Pa-ri. Nhưng họ không cho chúng tôi bánh mỳ và rượu vang. Nước uống trong và mát nhưng dù sao vẫn là nước tráng. Điều đó làm cho Nét Len chẳng hài lòng chút nào. Trong số những thức ăn mang đến, tôi thấy có mấy món cá quen thuộc nấu rất khéo. Nhưng mấy món khác thì tôi đành chịu không xác định được là chế biến từ động vật hay thực vật. Các bộ đồ ăn được trình bày rất mỹ thuật và sang trọng. Trên thìa, dĩa, dao, đĩa đều khắc mấy chữ in hình vòng cung, nguyên văn như sau: MOBILIS IN MOBILE N Nghĩa là: Linh hoạt trong môi trường linh hoạt! Phương châm thích hợp một cách kỳ lạ với chiếc tàu ngầm này. Chữ N hẳn là chữ đầu của tên con người đang làm chủ biển sâu! Nét và Công-xây không suy nghĩ như vậy. Họ lao vào ăn uống và tôi cũng theo gương họ. Giờ đây tôi đã yên tâm về số phận của ba người. Tôi cảm thấy rõ rằng những người chủ nhà của chúng tôi sẽ không để chúng tôi chết đói. Mọi sự trên đời này đều trôi qua, đều có kết thúc, ngay cái đói của những người suốt mười lăm tiếng đồng hồ không có gì vào bụng! †n no rồi chúng tôi thấy buồn ngủ díp mắt. Phản ứng đó là hoàn toàn tự nhiên sau cuộc vật lộn với thần chết trong cái đêm dài vô tận ấy.
-Chà chà, tôi buồn ngủ quá!
-Công-xây nói.
-Mình thì đã ngủ rồi, -Nét Len trả lời. Thế là hai bạn tôi nằm thẳng cẳng trên chiếc chiếu trải dưới sàn và thiếp đi ngay. Nhưng tôi chẳng dễ ngủ như vậy. Hàng ngàn ý nghĩ vấn vương trong lòng, hàng ngàn câu hỏi chưa được giải đáp đang đặt ra với tôi, hàng ngàn hình ảnh không cho tôi chợp mắt! Chúng tôi đang ở đâu? Sức mạnh nào đang cuốn chúng tôi đi? Tôi cảm thấy tàu đang lặn xuống những lớp biển sâu nhất. Những cơn ác mộng ám ảnh tôi. Từ đáy biển huyền bí hiện lên từng đàn cá kỳ lạ, hình như cùng loại với con tàu, cũng linh hoạt và dữ dội như thế!... Trạng thái hưng phấn của não dịu dần đi, mộng mị cũng biến mất. Tôi thiếp đi trong giấc ngủ nặng nề.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hai Vạn Dặm Dưới Biển
Jules Verne
Hai Vạn Dặm Dưới Biển - Jules Verne
https://isach.info/story.php?story=hai_van_dam_duoi_bien__jules_verne