Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Giờ Xấu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 7
M
atêô đê Axit định bụng căn cứ theo tiếng gà gáy để đoán giờ. Cuca cùng anh tỉnh hẳn và không biết đích xác đã mấy giờ.
- Mấy giờ rồi nhỉ?
Nôra đê Hacôp vươn dài cánh tay trong bóng tối vớ lấy chiếc đồng hồ dạ quang ở trên bàn ngủ. Câu trả lời của bà cho thấy vẫn chưa tỉnh ngủ hẳn.
- Bốn rưỡi rồi – bà nói.
- Của khỉ!
Matêô đê Axit vùng dậy khỏi giường. Nhưng cơn đau đầu, cơn khát khô họng, đã buộc anh phải từ từ đứng dậy. Anh quơ chân tìm đôi giày.
- Trời sáng bạch mất rồi và anh làm sao ra về được. Rõ khổ.
- Hay quá đi mất! – Nôra nói. Bà thắp đèn và thấy mình đang trần như nhộng. – Có lẽ anh phải ẩn trong phòng này đợi đến ngày mai.
Nôra đang khỏa thân hoàn toàn. Bộ phận sinh dục hầu như được che kín nhờ tấm ga trải giường. Ngay cả tiếng nói của bà cũng loãng ra cùng với ánh đèn tờ mờ.
Matêô đê Axit đang đi giày. Anh to cao, lực lưỡng. Nôra đê Hacôp, vốn tiếp anh thường xuyên như thế này từ hai năm nay, bỗng thấy đau khổ trước nỗi bất hạnh vì có quan hệ vụng trộm với một người đàn ông mà đáng lẽ ra phải là nơi nương tựa của mình.
- Nếu không cẩn thận anh sẽ béo ra đấy – bà nói.
- Đó là cuộc sống sung sướng mà em. – Anh cãi lại bà để lẩn tránh nỗi chán chường của lòng mình. Anh cười rồi nói: Hình như anh có thai.
- Để xem – Bà nói – Nếu đàn ông các anh mà đẻ con thì ít bị điều tiếng hơn.
Matêô đê Axit cúi xuống sàn nhặt chiếc quần đùi, đi vào nhà tắm rồi ngâm mình trong chậu tắm. Sau đó anh lau người cố không thở mạnh vì bất cứ mùi nào vào buổi sáng cũng là mùi của bà ta. Khi trở ra phòng anh đã thấy bà ta ngồi trên giường.
- Một ngày nào đó – Nôra đê Hacôp nói – em sẽ chán ngấy cái trò vụng trộm này và em sẽ kể hết cho mọi người nghe.
Anh chưa nhìn bà chừng nào chưa mặc xong quần áo. Nôra đê Hacôp có ý thức về đôi vú đã sệ của mình và thế là trong lúc miệng nói tay bà vớ lấy chiếc ga trải giường che kín tận cổ.
- Em chẳng nhìn thấy cái giờ trong đó chúng ta cùng ăn cơm trên giường và ở lại đây cho đến tận chiều. Em đủ khả năng viết một tờ rơi về chính chuyện vụng trộm của hai ta.
Matêô đê Axit cười vang, nói:
- Lão già Benhamin sẽ chết mất, em ạ – anh nói – Chuyện ấy sẽ xảy ra như thế nào nhỉ?
- Anh nên nhớ rằng em đang trông đợi lão Nêxto đê Hacôp chết đấy.
Nôra đê Hacôp nhìn thấy anh đứng từ cửa chìa tay ra tạm biệt mình. “Đêm Nôen tới, anh cố đến nhà nghe” bà nói với anh. Matêô đê Axit hứa với bà. Anh kiễng chân nhẹ nhàng đi qua sân rồi qua cổng anh bước ra đường cái. Một giọt sương đêm rơi xuống lạnh buốt làn da anh. Khi đến quảng trường, bỗng vang lên tiếng thét:
- Đứng lại, giơ tay lên!
Ánh đèn pin dọi thẳng vào mắt anh. Anh vội che mặt ngay.
- À, của khỉ! – Xã trưởng nói – Hãy xem kìa, hãy xem cho kỹ điều chúng ta bắt gặp. Cậu đi hay về đấy hả?
Xã trưởng tắt đèn pin. Matêô đê Axit nhìn ngài và ba người cùng đi. Ngài có gương mặt tươi tỉnh, hàm râu đã được cạo nhẵn và đeo một khẩu súng liên thanh.
- Tôi về nhà. – Matêô đê Axit nói.
Xã trưởng đến gần cột đèn đường để xem giờ. Còn kém mười phút đúng năm giờ sáng. Bằng điệu bộ, ngài ra hiệu cho những người dưới quyền kết thúc giờ giới nghiêm. Ngài đứng yên chờ cho hết tiếng kèn đồng vốn vang lên buồn bã trong buổi mai. Sau đó, ngài chia tay với những người dưới quyền và cùng với Matêô đê Axit đi qua quảng trường.
- Câu chuyện những tờ rơi đến đây là kết thúc – ngài nói.
Còn hơn cả niềm sung sướng, giọng nói của ngài đầy mệt mỏi.
- Đã bắt được kẻ viết tờ rơi rồi phải không?
- Chưa! – Xã trưởng nói – Nhưng tôi vừa kết thúc chuyến đi tuần đêm và tôi có thể bảo đảm rằng, lần đầu tiên ngày hôm nay làng ta thức dậy không có một tờ rơi. Đó là vấn đề phải thắt quần cho chặt.
Khi đi đến cổng, Matêô vượt lên trước để xích đàn chó lại. Những người đàn bà làm công vội vàng biến khỏi nhà bếp. Khi xã trưởng bước vào chỉ được đón tiếp bởi đàn chó bị xích nhốn nháo đang lồng lộn muốn đớp cho ngài một miếng. Lát sau đàn chò trở nên hiền lành mặc cho ngài ngồi uống cà phê. Bà quả phụ bắt gặp hai người đang ngồi trong bếp uống cà phê. Trời đã sáng rõ.
- Đàn ông mà thức qua đêm, vợ người thì ôm ấp vợ mình thì mặc thây – bà quả phụ nhận xét.
Bất chấp cái giọng nói hài hước, gương mặt cụ lộ rõ nỗi bực mình vì phải căng thẳng theo dõi con trai. Xã trưởng chào đáp lại cụ. Ngài lượm khẩu liên thanh đeo lên vai.
- Thiếu úy, xin ngài tự nhiên dùng cà phê cho. – bà quả phụ nói – Nhưng xin ngài chớ mang súng ống vào nhà.
- Ngược lại hoàn toàn, thưa mẹ – Matêô đê Axit cười và nói – Mẹ nên mượn khẩu súng của ngài để đi nhà thờ dự lễ Misa. Thế nào, liệu có được không ngài xã trưởng?
- Ta chẳng cần những thứ vũ khí ấy để tự vệ
- Bà quả phụ nói – Đấng Toàn Năng đứng về phía chúng ta. Những Axit nhà ta bao giờ cũng đứng đắn và hiền lành. Chúng ta từng là con của Chúa trước khi vùng này có cha cố.
Xã trưởng đứng dậy ra về. “Anh hãy đi ngủ đi”, bà quả phụ nhắc con trai. “Đó chẳng phải là cuộc sống của chiên lành, con ạ”. Matêô đê Axit rẽ lối đi giữa gà, ngan, vịt đang đứng chật cả sân nhà. Bà quả phụ đuổi đám gia cầm. Matêô đê Axit vào phòng ngủ, đi tắm rồi mặc quần áo sau đó thắng yên lừa. Các ông anh đã ra đi từ lúc trời tảng sáng.
Bà quả phụ đang chăm nom các chuồng chim của mình. Con trai cụ bước ra sân.
- Con ơi, hãy nhớ kỹ lời mẹ dặn: cần phải giữ lấy thân mình và cần biết chọn bạn mà chơi
- Ông ta vào nhà chỉ cốt xin uống một tách cà phê thôi, mẹ ạ – Matêô nói với mẹ – Trên đường về nhà, ngẫu nhiên con gặp ông ta và thế là chúng con vừa đi vừa nói chuyện.
Matêô đê Axit đứng ở đầu hiên bên kia nhìn mẹ nhưng bà quả phụ chẳng nói thêm nữa. Dường như cụ đang tập trung chăm nom bầy chim trong lồng. “Mẹ chỉ nhắc con thế thôi”, bà quả phụ nói. “Con chẳng nên rước cái quân giết người ấy về nhà”. Làm xong công việc chăm nom bầy chim, cụ quay mặt về phía con trai:
- Thế đêm qua con ở đâu, hả?
Buổi sáng ấy, pháp quan Accađiô tưởng rằng mình phát hiện được những dấu hiệu bất hạnh trong những câu chuyện nhỏ nhặt mà cuộc sống thường ngày tạo nên. “Chỉ tổ đau đầu thôi”, ông ta nói, cố tìm cách giải thích cho cô vợ hiểu cái điều chưa sáng tỏ: Đó là một buổi sáng rực rỡ nắng vàng. Lần đầu tiên trong nhiều tuần nay, con sông đã bắt đầu bớt vẻ hung bạo và cái mùi da thối của nó. Pháp quan Accađiô đến hiệu cắt tóc.
- Thần công lý tuy bị mù nhưng đã đến – người thợ cạo vui vẻ đón pháp quan Accađiô.
Sàn nhà láng trơn dầu hoả. Các tấm gương mờ vì hơi ẩm. Người thợ cạo lấy giẻ lau các tấm gương trong khi pháp quan Accađiô ngồi lên chiếc ghế.
- Không nên có các ngày thứ hai – pháp quan nói.
Người thợ cạo bắt đầu công việc cắt tóc.
- Đó là khuyết điểm của ngày Chủ nhật – người thợ cạo nói – Nếu không có ngày Chủ nhật thì cũng chẳng có ngày thứ hai.
Pháp quan Accađiô nhắm hai mắt lại. Lần này, sau mười giờ ngủ ngon giấc, sau một cuộc ân ái nồng say với vợ, và sau một cú tắm sáng kéo dài, ông chẳng có lý do gì để xỉ mắng ngày Chủ nhật. Nhưng hôm nay lại là một ngày thứ hai căng thẳng. Khi đồng hồ trên tháp chuông nhà thờ điểm chín giờ và tiếp đó, thay cho tiếng chuông đổ hồi là tiếng động rào rào của chiếc máy may nổi lên từ nhà bên cạnh thì ngày hôm nay có một dấu hiệu nào đó khiến pháp quan phải rùng mình. Đó là sự im ắng ở ngoài đường cái.
- Làng này là một làng quái đản – pháp quan nói.
- Chính các ngài từng mong muốn nó như thế – người thợ cạo nói. – Trước đây, một ngày thứ hai vào đúng giờ này ít nhất tôi đã cắt được năm cái tóc rồi. Hôm nay, xin thề trước Thượng đế, ông là người đầu tiên tôi được vinh dự phục vụ đấy.
Pháp quan Accađiô mở mắt và nhìn ảnh con sông ở trong gương. Pháp quan đai lại: “Các ngài” rồi hỏi: – Những ai là chúng tôi hả?
- Các ngài – người thợ cạo tỏ ra lúng túng. – Trước khi các ngài cầm quyền, làng này là một làng cứt đái nhưng bây giờ nó là làng đốn mạt nhất trong tất cả các làng.
- Ông nói với tôi những chuyện này là vì ông thừa biết tôi chẳng liên quan tới chúng – pháp quan nói, – Vậy ông có dám nói với thiếu úy những chuyện này không?
Người thợ cạo gật đầu thừa nhận điều pháp quan vừa nói.
- Ngài không biết chứ trước đây cứ mỗi sáng thức dậy chúng ta đinh ninh rằng đêm qua có một người bị giết. Mười năm ròng người ta giết người như ngóe ấy.
- Tôi không biết và tôi cũng không muốn biết nữa – pháp quan nói.
- Ngài hãy gắng làm điều có thể làm – người thợ cạo nói.
Pháp quan gục đầu xuống. Sau một lúc im lặng khá lâu, pháp quan hỏi: “Guarđiôla này, ông có biết chuyện này không?” Không chờ câu trả lời. Ông kể ngay: “Thiếu úy hiện nay đang chìm nghỉm trong cái làng này. Càng ngày thiếu úy càng chìm sâu hơn vì ông ta đã tìm thấy một niềm vui mà ông ta không muốn từ bỏ. Ấy là việc ông ta cứ ngày một giàu có, giàu có mà không hề ồn ĩ”. Vì người thợ cạo cứ lặng thinh nghe nói, pháp quan hỏi:
- Tôi đánh cuộc với ông đấy: từ nay trở đi, theo tính toán của thiếu úy, lần này sẽ không có người bị giết nữa.
- Ngài tin thế à?
- Tôi cá một trăm ăn một đấy – pháp quan Accađiô nói. – Đối với thiếu úy, trong thời gian này, chỉ có hòa bình là một cú buôn bán tốt nhất mà thôi.
Người thợ cạo cắt xong tóc, ngả chiếc ghế về phía sau, thay tấm khăn quàng và trong lúc làm những việc ấy ông ta không nói lấy một lời. Khi ông nói trong giọng nói của ông có vẻ hoang mang:
- Ngài là người nói điều đó và hơn nữa lại nói với tôi, thế mới lạ chứ – người thợ cạo nói.
Được thể, pháp quan Accađiô nhún vai nói:
- Đây chẳng phải là lần đầu tiên tôi nói chuyện đó.
- Thiếu úy là người bạn tốt nhất của ông.
Người thợ cạo nói nhưng lần này giọng nói của ông khẽ khàng tin tưởng. Do tập trung trong công việc của mình, người thợ cạo có chính lập trường của những người không có thói quen viết lách.
- Guarđiôla này, hãy làm ơn nói cho tôi biết: ông nghĩ như thế nào về tôi? – Với vẻ trịnh trọng, pháp quan hỏi.
Người thợ cạo bắt đầu cạo mặt cho pháp quan. Trước khi trả lời, ông ta suy nghĩ một lát.
- Cho đến bây giờ – ông ta nói – tôi vẫn nghĩ rằng ngài là người biết mình sẽ ra đi và đang muốn ra đi.
- Hay lắm, ông cứ việc nghĩ như thế – pháp quan mỉm cười nói.
Pháp quan để cho người thợ cạo cạo mặt cho mình với thái độ ngoan ngoãn của kẻ sẵn sàng chịu để cho kẻ khác cắt tiết mình. Pháp quan nhắm mắt trong lúc người thợ cạo chải bộ râu, thoa phấn rồi dùng bàn chải mềm quét tóc con trên mặt mình. Khi cởi chiếc khăn quàng cổ, người thợ cạo khéo léo nhét tờ truyền đơn vào túi áo pháp quan.
- Pháp quan ạ, ngài chỉ nhầm lẫn trong một trường hợp mà thôi – người thợ cạo nói. – ở nước này rồi sẽ có chuyện chẳng lành.
Pháp quan Accađiô khẳng định rằng những tờ truyền đơn này vẫn tiếp tục có mặt ở hiệu cắt tóc. Nắng gay gắt hơn, tiếng máy may chạy đều đều ở nhà bên trong không khí thanh tĩnh lúc chín giờ rưỡi của ngày thứ hai không thể nhầm lẫn được, tất cả những thứ ấy như nói với ngài một điều nữa: dường như là chỉ có hai người ở trong làng này. Thế là ngài rút tờ giấy ở trong túi áo ra và đọc.
Người thợ cạo quay lưng lại để xếp đặt các thứ trên bàn cho gọn gàng. “Hai năm đã qua”, ông đọc thuộc lòng. “Nhưng vẫn là tình trạng giới nghiêm, vẫn là sự kiểm duyệt báo chí, vẫn chính là những quan chức ấy”. Khi nhìn trong gương thấy pháp quan đã đọc xong, ông liền nói:
- Hãy chuyển cho người khác cùng đọc.
Pháp quan cất tờ truyền đơn vào túi ngực.
- Ông dũng cảm đấy. Pháp quan nói.
- Nếu nhầm lẫn với bất kỳ người nào thì cách đây mấy năm tôi đã xơi kẹo chì rồi – người thợ cạo nói, sau đó nhấn mạnh thêm: Xin ngài nhớ cho là đây chẳng phải chuyện của riêng ai.
Khi ra khỏi hiệu cắt tóc, pháp quan Accađiô cảm thấy cổ họng khát khô. Ngài bước vào tiệm chơi bi-a gọi bốn cốc rượu đầy và sau khi uống chúng, cốc nọ sau cốc kia, ngài hiểu rằng mình còn rất nhiều thời giờ để kết thúc. Hồi ở trường Đại học, một ngày thứ bảy vinh quang, ngài định chữa cho mình căn bệnh huyễn tưởng bằng phương thuốc chữa cho lừa, ngài đã bước vào nhà tiêu một tiệm rượu, nhét thuốc nổ vào đế guốc rồi châm lửa cho nổ tung.
Vào lúc uống đến cốc rượu thứ tư, đôn Rôkê đã kìm cuộc uống rượu của pháp quan. “Cứ theo cái đà này – đôn cười – người ta sẽ phải túm lấy vai anh ta lôi đi như lôi đám võ sĩ đấu bò tót”. Pháp quan cũng nhếch mép mỉm cười với đôn Rôkê, nhưng hai mắt ngài vẫn nhắm lại. Nửa giờ sau, pháp quan vào nhà tiểu. Ngài tiểu tiện xong, ném tờ truyền đơn vào hố đại tiện rồi đi ra.
Khi trở lại quầy bán hàng, pháp quan lấy chai rượu để cạnh một chiếc cốc: Chai rượu vơi nhưng đã được đánh dấu bằng một vết mực ngang với số rượu còn lại trong chai”. Toàn bộ số rượu này phần cho ngài đấy”, đôn Rôkê nói với ngài trong lúc tay phe phẩy chiếc quạt: Chỉ có hai người trong tiệm rượu. Pháp quan tự rót cho mình một cốc rượu và thong thả uống. “Đôn có biết chuyện gì không?”, pháp quan hỏi. Vì đôn Rô kê tỏ ra chưa hiểu, ngài nói:
- Sẽ có chuyện chẳng lành.
Đôn Xabat đang nghĩ tới bữa cơm trưa của mình thì có người báo cho đôn biết rằng ngài Carmichaen xin gặp một lần nữa. “Hãy nói với ông ta rằng tôi đang ngủ”, đôn nói nhỏ vào tai vợ mình. Đúng thế, mười phút sau đôn đã ngủ thật. Khi đôn tỉnh dậy, không khí trở nên khô khốc và ngôi nhà ngừng trệ mọi hoạt động vì oi bức. Đã quá mười hai giờ trưa.
- Ông có mơ thấy gì không? – bà vợ hỏi.
- Không. Không mơ mộng gì hết.
Bà vợ từng đợi đôn thức dậy mà không cần phải đánh thức. Sau đó một lát, bà vợ luộc kim tiêm và đôn Xabat tiêm một mũi thuốc vào bắp đùi.
- Chừng đã ba năm nay, ông không mơ nữa – với vẻ không vui bà vợ nói.
- Con tiều, mơ với chẳng mộng – đôn quát – Bây giờ bà muốn gì nào? Người ta không thể cứ cố mà mơ mộng được, bà hiểu chưa.
Mấy năm trước, trong một giấc ngủ trưa, đôn Xabat mơ thấy một cây hoa, trái lại nở toàn lưỡi dao cạo. Bà vợ đoán mộng và ngày hôm sau họ được bạc trong một cuộc xổ số.
- Nếu không hôm nay, có lẽ ngày mai. – bà vợ nói.
- Không hôm nay cũng chẳng ngày mai. – đôn Xabat cãi lại – Tôi sẽ không nằm mơ chỉ để cho bà làm những chuyện dớ dẩn.
Ngài lại nằm xuống giường trong lúc bà vợ dọn dẹp căn phòng. Các thứ dụng cụ, nào kéo, nào kim bừa bộn cả căn phòng. Nửa giờ đã qua đi, đôn Xabat vài lần ngồi dậy. Vốn không muốn hoạt động, nhưng không hiểu vì sao đôn Xabat lại đi mặc quần áo.
- Carmichaen nói gì hả – đôn hỏi.
- Ông ta bảo rằng sẽ quay lại sau.
Hai vợ chồng không nói chuyện chừng nào họ chưa ngồi vào bàn. Đôn Xabat nhấm nháp khẩu phần kiêng khem của người ốm. Bà vợ dọn lên bàn một bữa trưa đầy đủ mà cứ thoạt nhìn thấy ngay nó quá thừa so với cái cơ thể gầy gò của đôn. Bà Xabat đã suy tính rất nhiều trước khi hỏi:
- Carmichaen cần gì thế?
Đôn Xabat không ngẩng đầu, trả lời:
- Bạc chứ còn cái gì nữa.
- “Tôi cũng nghĩ thế”, bà thở dài. Tiếp đó bà nói giọng não nề: “Ôi, Carmichaen thật đáng thương: trong nhiều năm những con sông tiền chảy qua tay mà để đến nỗi bây giờ sống bằng của bố thí”. Đang lúc nói, bà không muốn ăn nữa.
- Xabat thân yêu, mình hãy cho ông ta đi. Thượng đế sẽ trả công cho ông mà – bà lấy lồng bàn đậy mâm cơm lại rồi thân thiết hỏi: – Ông ta cần bao nhiêu?
- Hai trăm pêxô.
- Những hai trăm!
- Bà cứ tưởng tượng mà xem.
Khác với ngày chủ nhật vốn là ngày bận rộn nhất trong cả tuần, ngày thứ hai đôn Xabat có cả một buổi chiều rảnh rỗi. Đôn có thể ngồi lỳ ở văn phòng nhiều giờ, ngồi mà ngủ gật trước quạt điện chạy vù vù, trong khi đó gia súc cứ lớn lên béo ra, sinh con đẻ cái trong cái bãi cỏ. Nhưng buổi chiều ấy đôn không có lấy một phút thảnh thơi.
- Chẳng qua là tại oi nóng đấy – bà vợ nói.
Đôn Xabat để lộ ánh mắt thất vọng trong đôi mắt già. Tại văn phòng chật chội này chỉ có một chiếc bàn làm việc, bốn chiếc ghế bọc da xếp trong cái xó, rèm cửa được hạ xuống khép kín, dĩ nhiên không khí căn phòng phải mát mẻ dễ chịu.
- Có thể lắm – đôn nói. – Chưa bao giờ quá oi nóng như thế này trong tháng mười.
- Mười lăm năm trước đây, cũng oi nóng như thế này và đã có động đất – bà vợ nói. – Ông có nhớ không nhỉ?
- Tôi không nhớ – đôn Xabat nói vẻ hờ hững.
- Bà thừa biết rằng chẳng bao giờ tôi nhớ cái gì hết. Ngoài ra – đôn nhấn mạnh với vẻ bực dọc: – Chiều nay tôi không thích nói tới chuyện bất hạnh mà, bà nghe chưa.
Nói xong, đôn nhắm mắt lại, hai tay để trên bụng, giả vờ ngủ. “Nếu Carmichaen đến thì bảo rằng tôi đi vắng”. Trên gương mặt của bà vợ thoáng một nỗi lo.
- Ông thay đổi nhiều quá đấy – bà nói.
Nhưng đôn Xabat không nói thêm. Bà vợ ra khỏi văn phòng mà không hề gây một tiếng động nhỏ khi khép cánh cửa lại. Gần chiều sau một giấc ngủ thực sự, đôn Xabat mở mắt và nhìn thấy trước mặt mình là xã trưởng đang ngồi đợi cho đến khi mình tỉnh giấc.
- Một người đàn ông như ngài không nên ngủ mà không đóng cửa lại – xã trưởng mỉm cười nói.
Đôn Xabat không hề có một biểu hiện nào chứng tỏ mình hoang mang. “Riêng đối với thiếu úy, cửa nhà này lúc nào cũng rộng mở”. Đôn nói trong lúc vươn cánh tay ra định ấn nút chuông nhưng xã trưởng kịp thời ngăn lại bằng một điệu bộ.
- Không thích uống cà phê sao? – Đôn Xabat hỏi.
- Bây giờ thì không. – xã trưởng nói trong lúc đưa con mắt buồn buồn quan sát căn phòng. – Trong lúc ngài ngủ tôi cảm thấy rất dễ chịu, y như thể tôi đang ở một làng khác.
Đôn Xabat lấy tay dụi mắt.
- Mấy giờ rồi nhỉ?
Xã trưởng nhìn đồng hồ, nói: “Sắp năm giờ chiều”. Sau đó thay đổi tư thế ngồi trên ghế, ngài bắt đầu nói rõ mục đích của mình. – Bây giờ, chúng ta nói chuyện với nhau nhé? – Xã trưởng hỏi.
- Theo tôi, tôi không thể làm việc gì khéo hơn.
- “Chẳng sao cả”, xã trưởng nói. “Tóm lại, đây chẳng phải là chuyện bí mật đối với ai cả”. Rồi vẫn với vẻ bình tĩnh ấy, lúc nào cũng nhã nhặn, thiếu úy nhấn mạnh:
- Đôn Xabat hãy nói cho tôi biết: Kể từ khi bà quả phụ Môngtiên định bán gia súc cho ngài, ngài đã bắt trộm và đóng dấu lên lưng bao nhiêu con?
Đôn Xabat nhún vai:
- Tôi không hề có ý định ấy.
- Ngài hãy nhớ cho rằng hành động ấy có tội danh của nó đấy.
- Tội ăn trộm gia súc.
- Đúng thế – xã trưởng gật gù khẳng định. – Chúng tôi cho rằng trong ba ngày ngài đã bắt trộm được hai trăm súc vật.
- A hả – đôn Xabat thốt lên.
- Vậy là hai trăm con – xã trưởng nói. – Ngài đã biết rõ điều kiện rồi: cứ mỗi đầu gia súc phải nộp năm mươi đồng pêxô.
- Bốn mươi thôi.
- Năm mươi đấy.
Đôn Xabat phải chịu lép. Dựa lưng vào tấm tựa chiếc ghế lò xo, đôn xoay xoay chiếc nhẫn mặt đá đen trên ngón tay, hai mắt chăm chăm nhìn vào bàn cờ đam tưởng tượng.
Xã trưởng quan sát đôn Xabat bằng con mắt hoàn toàn không có lòng thương hại. “Lần này, sẽ chưa dừng ở đây đâu”, xã trưởng tiếp tục nói. “Kể từ giờ phút này trở đi, ở bất chỗ nào toàn bộ số gia súc của Hôsê Môngtiên đã ở dưới quyền bảo hộ của Hội đồng Quản hạt”. Sau khi đợi phản ứng của đối phương mà không thấy, xã trưởng giải thích:
- Như ngài biết, bà góa tội nghiệp ấy hiện đã bị điên hoàn toàn.
- Thế còn Carmichaen thì sao?
- Carmichaen đã bị quản thúc được hai giờ rồi – xã trưởng tuyên bố.
Đôn Xabat lặng lẽ quan sát xã trưởng. Rồi không một lời phản đối, đôn gục người xuống bàn viết. Một tiếng cười bên trong, tiếng cười sâu lắng làm rung toàn bộ tấm thân mềm nhũn của đôn.
- Ôi, thật là tuyệt, thiếu úy ạ – đôn Xabat nói.
- Đối với ngài, chuyện này y như thể một giấc mơ ấy, dấu ấn thật sâu sắc trong nỗi nhớ của con người.
Khi chiều buông, bác sĩ Hiranđô đã ý thức được mình đã đi được khá nhiều đường đất, những cây bàng ngoài quảng trường lại bị bụi phủ. Một mùa đông mới đang qua đi nhưng để lại những dấu ấn thật sâu sắc trong nỗi nhớ của con người.
Cha Anghen đi dạo buổi chiều trở về, đã bắt gặp bác sĩ đang loay hoay mở khóa phòng khám bệnh.
- Bác sĩ thấy chưa nào, ngay đến cả việc mở khóa cũng phải cần tới Thượng đế phù hộ – cha nói và mỉm cười.
- Hay là sự phù hộ của một chiếc đèn pin, thưa cha.
Bác sĩ vặn được chìa khóa trong ổ khóa và sau đó hoàn toàn để tâm đến cha Anghen. Ông thấy cha xanh xám và mệt mỏi trong ánh hoàng hôn. “Xin cha đợi cho một lát”, ông nói. “Con nghĩ cha không được khỏe. Có lẽ gan cha có vấn đề”. Ông nắm lấy cánh tay giữ cha lại.
- Cha có tin con không?
Bác sĩ thắp sáng ngọn đèn và chăm chú quan sát gương mặt cha đạo. Ông làm việc này với tình thương. Sau đó ông mở cánh cửa có lưới sắt và bước vào phòng khám.
- Thưa cha, con chỉ xin cha năm phút để kiểm tra lục phủ ngũ tạng xem sao. Chúng ta thử xem huyết áp thế nào.
Cha Anghen đang vội. Nhưng trước thái độ nài nỉ của bác sĩ cha bước vào phòng khám, vén tay áo lên chuẩn bị đo huyết áp.
- Trong thời đại của tôi – cha nói – không có những dụng cụ này.
Bác sĩ Hiranđô kê chiếc ghế trước mặt mình rồi ngồi xuống chuẩn bị đo huyết áp cho cha.
- Thời đại của cha là những thứ này đấy, cha ạ – ông cười.
Trong lúc bác sĩ chăm chú nhìn đồng hồ đo, cha sứ quan sát căn phòng với vẻ tò mò. Trên các bức tường có treo một tấm văn bằng đã ố vàng, một bức tranh vẽ bé gái bị gián nhấm thủng nơi má và một bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu giữa thầy thuốc với tử thần để tranh nhau một phụ nữ khỏa thân. Phía trong cùng, đằng sau chiếc giường sắt sơn trắng, là một tủ đựng các chai lọ. Bên cạnh cửa sổ là một tủ kính đựng các dụng cụ, hai giá sách. Mùi duy nhất rõ nét là mùi cồn ngự trị trong căn phòng.
Khi kết thúc công việc đo huyết áp, vẻ mặt bác sĩ Hiranđô vẫn thản nhiên.
- Trong phòng này còn thiếu một bức tượng thánh – cha nói.
Bác sĩ nhìn các bức tường phòng. “Không chỉ riêng ở đây. Bác sĩ nói. “Cả trong làng cũng thiếu”. Bác sĩ bỏ huyết áp kế vào chiếc túi da rồi kéo mạnh khóa phécmơtuya. Ông nói:
- Cha có biết không: huyết áp của cha rất tốt.
- Biết rồi mà – cha nói – Ta cảm thấy mình khỏe vào tháng mười.
Cha từ từ tháo ống tay áo. Áo rách, giày rách, bàn tay nhăn nheo mà những móng tay của nó giống như sừng sần sùi, tất cả những thứ đó thể hiện rõ tư chất con người cha: một người nghèo cùng cực.
- Tuy nhiên, con rất lo cho cha đấy. cần phải thừa nhận rằng cái cách sống của cha chỉ phù hợp với một tháng mười như cái tháng mười này.
- Thượng đế của chúng ta là trên hết – cha nói.
Bác sĩ quay lưng lại phía cha để qua cửa sổ nhìn con sông đen sẫm. “Mình tự hỏi lòng, cha sẽ chịu đựng đến mức nào nhỉ?”, bác sĩ nghĩ. “Không phải là chuyện của Chúa Trời cái công việc dùng áo giáp cố tình che đậy nguyện vọng bức xúc của nhân dân không biết trong bao năm và trong khi làm bọn họ ý thức rõ ràng rằng: chẳng có gì thay đổi ở bên dưới”. Sau một lúc im lặng, bác sĩ hỏi.
- Trong những ngày gần đây nhất cha vẫn chưa cảm thấy rằng cái công việc kiên cường của mình đã bắt đầu hỏng rồi sao?
- Suốt cả cuộc đời ta, đêm nào cũng vậy, ta đều nhận thấy như vậy – cha Anghen nói – Chính vì thế mà ta biết rằng ta cần phải nỗ lực hơn trong ngày hôm sau. Cha đứng dậy. “Sáu giờ đến nơi rồi”, cha nói, chuẩn bị ra về. Vẫn đứng ở cửa sổ, bác sĩ Hiranđô chìa tay ra cản đường cha để nói rằng:
- Thưa cha, một đêm nào đó, xin cha hãy đặt bàn tay lên trái tim mình và tự hỏi có phải chính cha đang lấy vải thưa cố tình che giấu đạo đức đi không.
Cha Anghen không thể ghìm được cơn giận ngấm ngầm trong lòng mình. “Vào giờ con nhắm mắt xuôi tay – cha nói – hẳn sẽ biết những lời này nặng nề như thế nào, bác sĩ ạ”. Cha cất tiếng chào tạm biệt. Khi ra ngoài phòng cha nhẹ nhàng khép kín cánh cửa lại.
Trong lúc cầu kinh, cha không tài nào tập trung tư tưởng được. Khi cha đóng cửa nhà thờ, Mina đến gần cha trình cha rằng trong hai ngày chỉ có một con chuột rơi xuống bể nước thánh. Cha có cảm tưởng rằng trong khi Trinidat vắng mặt, chuột đã sinh sôi nẩy nở vô kể đến mức đe dọa làm sập nhà thờ. Thực ra, Mina đã đặt bẫy, đã đánh bả, đã tìm ra lối đi của bầy chuột và đã dùng vữa trát kín các hang ổ của chuột. Nhưng thảy đều vô hiệu.
- Con hãy tin tưởng vào công việc của mình – cha khuyên – và đám chuột sẽ ngoan ngoãn như những con cừu, cứ thế rúc đầu vào bẫy mà chịu chết.
Trước khi ngủ, cha trằn trọc hoài trên chiếc chiếu sờn. Trong lúc trăn trở như vậy cha đã ý thức được thật sáng tỏ về tình cảm đen tối trước sự thất bại mà bác sĩ Hiranđô đã khảm vào trái tim mình. Nỗi lo lắng ấy, và sau đó tiếng chuột rúc trong nhà thờ, tình trạng tê liệt đáng sợ trong giờ giới nghiêm, tất cả dường như muốn nói với cha rằng một sức mạnh mù quáng đã lôi cha tới dòng chảy sôi trào của một kí ức đáng sợ hơn cả:
Vừa đến làng cha liền bị dựng dậy ngay lúc nửa đêm để nghe những lời van xin cuối cùng của Nôra đê Hacôp. Cha tiếp một cuộc xưng tội bị thương, được trình bày theo hình thức bình tĩnh mộc mạc và chi tiết, trong một căn phòng được chuẩn bị để đón nhận thần chết, một căn phòng chỉ có một cây thánh giá để đầu giường, rất nhiều ghế trống dựa lưng vào tường. Người phụ nữ hấp hối thú nhận với cha rằng Nexto Hacôp, chồng mình, không phải là cha của bé gái vừa mới sinh. Cha Anghen đã đặt điều kiện cho sự xoá tội là buổi xưng tội này phải được làm lại và buổi lễ xám hối sẽ kết thúc trong sự hiện diện của người chồng.
Tuân theo mệnh lệnh nhịp nhàng của chủ rạp xiếc, các điệu vũ trong phòng cùng một lúc bùng nổ, và rạp xiếc rung chuyển trong một thảm họa với tiếng gầm rít tựa như tiếng gió rít trên những ngọn cây. Vào lúc trời hửng sáng, rạp đã được gấp lại, trẻ con và đàn bà ăn sáng trên những chiếc hòm trong khi bọn đàn ông lo đưa bầy thú lên ca nô. Khi ca nô kéo còi lần đầu, những dấu vết còn lại trong các bếp bị bỏ hoang là những dấu hiệu chứng tỏ rằng một con vật thời tiền sử đã đi qua làng này.
Xã trưởng không ngủ được. Sau khi từ ban công quan sát gánh xiếc lên ca nô, xã trưởng liền trà trộn trong đám huyên náo nơi bến cảng. Ngài vận đồng phục quân nhân, đôi mắt vẫn đỏ vì mất ngủ, và gương mặt khó đăm đăm bởi bộ râu đã hai ngày không cạo. Từ trên nóc ca nô, chủ gánh xiếc nhận ra xã trưởng.
- Thiếu úy, chúc ngài mạnh khỏe – ông ta gào. – Ta để lại vương quốc của ngài cho ngài đấy.
Xã trưởng đến gần bờ sông. “Tôi lấy làm tiếc, tướng quân ạ”, xã trưởng cũng với giọng bông lơn gào lên. “Tôi chờ đợi tướng quân với lòng danh dự nói cho biết vì sao bỏ đi chứ”. Ngài quay lại với đám đông, nói to để phân trần với mọi người:
- Chả là vì tôi đã đình chỉ buổi biểu diễn cho trẻ em không lấy tiền của ông ta mà.
Hồi còi cuối cùng của ca nô trước khi rời bến cùng tiếng máy rền vang át đi câu trả lời của chủ gánh xiếc. Nước sông phả ra mùi bùn bị khuấy động. Chủ gánh xiếc chờ cho đến khi ca nô quay vòng ở ngoài giữa sông, liền úp hai bàn tay làm loa, lấy hết sức bình sinh gọi với vào bờ:
- Vĩnh biệt nhé, bớ tên cảnh sát chó đẻ.
Xã trưởng không hề bối rối. Hai tay đút túi quần, ngài đợi cho đến khi tiếng động cơ tắt lịm trên sông. Sau đó ngài tươi cười rẽ lối đám đông rồi bước vào cửa hiệu cụ Moixét.
Sắp tám giờ. Cụ già Xiri đang thu dọn các thứ hàng bày bán cất đi.
- Vậy là cụ cũng bỏ làng ra đi – xã trưởng nói.
- Sắp, – Cụ già nói, ngước mắt lên nhìn trời. – Sẽ mưa đấy.
- Không đời nào thứ tư lại mưa, cụ ạ – xã trưởng khẳng định.
Chống khuỷu tay lên quầy bán hàng, xã trưởng lặng lẽ nhìn những đám mây đen dầy đang bay ở ngoài sông cho đến khi cụ già người Xiri thu dọn xong hàng hóa và bảo vợ mang cà phê đãi xã trưởng.
- Cứ theo cái đà này làng ta trở nên hoang vắng – cụ già nói. – Có lẽ ta lại phải mời dân các làng khác đến cư ngụ thôi.
Xã trưởng thong thả uống từng ngụm cà phê. Thêm ba gia đình nữa đã bỏ làng ra đi. Theo tính toán của cụ già Moixét, thì trong tuần lễ vừa qua đã có năm gia đình bỏ làng rồi.
- Sớm hay muộn, họ sẽ trở lại – xã trưởng nói. – Bất kỳ nơi nào họ đến họ sẽ nhớ rằng mình đã chôn nhau cắt rốn ở cái làng này, cụ ạ.
Xã trưởng muốn ra đi lắm nhưng buộc phải ở lại cửa hàng này chờ cho qua đi trận mưa rào phũ phàng mà chỉ trong chốc lát đã dìm làng trong nạn đại hồng thuỷ. Sau đó xã trưởng đến đồn cảnh sát, ngài bắt gặp Carmichaen đang ngồi trên chiếc ghế băng ở ngoài sân, người ướt sũng bởi trận mưa rào vừa qua.
Xã trưởng không hề bận tâm đến ngài Carmichaen. Ngài đi thẳng. Sau khi nhận báo cáo của lính gác, ngài ra lệnh mở cửa phòng giam Pêpê Amađô. Ngài thấy Pêpê Amađô nằm sấp mặt trên nền nhà lát gạch dường như đang ngủ say. Ngài lấy chân hất ngược anh ta lại và mủi lòng nhìn gương mặt xây sát, sưng vù chẳng còn hình thù vì bị tra tấn.
- Nó chưa được ăn từ bao giờ hả? – Ngài hỏi.
- Từ đêm kia.
Ngài ra lệnh vực anh ta dậy. Ba lính cảnh sát xốc nách lôi thân xác anh ta qua xà lim rồi đặt anh ta nằm trên tấm ván ghép chắc chắn vào tường cách mặt đất chừng nửa mét: đó là giường nằm.
Trong lúc hai lính giữ cho anh ta ngồi, một lính túm lấy tóc kéo cho đầu ngẩng lên. Có thể nghĩ rằng anh ta đã chết, trừ hơi thở khó nhọc và kiệt sức biểu hiện rõ trên làn môi.
Khi bọn cảnh sát buông anh và đi ra ngoài, Pêpê Amađô đỏ mắt rồi sờ soạng nắm lấy mép giường gỗ. Sau đó anh nằm sấp rên rỉ.
Xã trưởng ra khỏi phòng giam, ra lệnh cho cảnh sát đem cơm cho Pêpê và để yên cho anh ngủ một lát. “Sau đó các anh phải làm việc cho đến khi nào nó khai ra những gì đã biết”. Từ bên ban công, một lần nữa xã trưởng nhìn thấy ngài Carmichaen ở ngoài sân, ngồi co ro trên ghế hai bàn tay bưng lấy mặt.
- Rôvira đâu! – Ngài gọi. – Hãy chạy đến nhà Carmichaen bảo bà vợ mang đến cho y quần áo. Sau đó dẫn y đến văn phòng.
Gục đầu trên bàn viết, xã trưởng vừa thiếp ngủ một lúc thì có tiếng gọi cửa. Đó là ngài Carmichaen. Bây giờ ngài đã vận bộ đồ trắng và hoàn toàn khô ngoại trừ đôi giày vẫn ướt sũng nước trương phình như giày của kẻ chết đuối. Trước khi tiếp chuyện ngài Carmichaen, xã trưởng ra lệnh cho lính chạy đến nhà lấy giày khô cho ngài.
Ngài Carmichaen giơ cánh tay về phía tên lính. “Cứ để tôi như thế này”, Carmichaen nói. Sau đó ngài đưa ánh mắt bình tĩnh và cao thượng nhìn xã trưởng và giải thích rằng:
- Đây là đôi duy nhất tôi có.
Xã trưởng bảo ngài ngồi. Hai mươi tư giờ trước, ngài Carmichaen bị dẫn đến văn phòng và bị hỏi về số tài sản của Môngtiên. Ngài đã trả lời cặn kẽ. Cuối cùng, khi xã trưởng tỏ ý muốn mua toàn bộ số tài sản thừa kế theo giá của Hội đồng quản hạt đặt thì ngài Carmichaen đã tuyên bố thái độ dứt khoát của mình là sẽ không bán chừng nào chưa huỷ bỏ quyền thừa kế của Hôxe Môngtiên.
Buổi chiều ấy, sau hai ngày bị bỏ đói và bị đầy ải ngoài mưa gió, câu trả lời của ngài Carmichaen vẫn thể hiện thái độ kiên quyết của ngài.
- Carmichaen ạ, ông là một con lừa – xã trưởng nói. – Nếu ông đợi cho đến khi huỷ bỏ quyền thừa kế thì cái lão buôn lậu Xabat ấy sẽ dùng con dấu sắt của mình đóng dấu lên mông toàn bộ số gia súc của Môngtiên mất.
Ngài Carmichaen chỉ nhún vai không nói gì.
- Được thôi – xã trưởng nói sau một lát ngừng khá lâu – Người ta biết rõ rằng ông là người đứng đắn. Nhưng ông hãy nhớ cho rằng từ năm năm nay, đôn Xabat từng giao cho Hôxê Môngtiên một danh sách những người có liên hệ với quân du kích. Chính nhờ thế, Xabat là người lãnh đạo duy nhất của phe đối lập được ở lại làng này.
- Người khác cũng ở lại, đó là nhà trồng răng – ngài Carmichaen nói.
Xã trưởng không thèm chấp hành động ngắt ngang lời mình nói. Ông ta nói tiếp:
- Ông tin rằng một con người từng bán rẻ đồng đội mình như thế đang để cho ông phải chịu đói và chịu đầy ải ngoài trời mưa trong hai mươi bốn giờ phải không?
Ngài Carmichaen cúi đầu và nhìn các móng tay của mình. Xã trưởng ngồi lên bàn làm việc.
- Ngoài ra, ông hãy nghĩ đến các con mình – với giọng nhẹ nhàng, xã trưởng khuyên ngài.
Ngài Carmichaen không biết rằng bà vợ và hai đứa con lớn của mình đêm qua đã đến gặp xã trưởng và ngài đã hứa với họ rằng trong vòng hai mươi tư giờ ngài Carmichaen sẽ được trả lại tự do.
- Xin xã trưởng chẳng phải bận tâm – ngài Carmichaen nói – Họ biết phải làm gì để tự vệ rồi.
Carmichaen chưa ngẩng đầu lên chừng nào chưa nghe thấy xã trưởng đi đi lại lại từ đầu này sang đầu kia của căn phòng. Carmichaen thở dài và nói: “Thiếu úy ạ, ngài vẫn còn giải pháp khác đấy”. Trước khi nói tiếp, với ánh mắt dịu dàng nhìn xã trưởng:
- Hãy cho tôi một phát súng là xong chuyện.
Carmichaen không thấy xã trưởng nói gì. Một lát sau, xã trưởng đã ngủ say trong phòng, còn ngài Carmichaen trở lại chịu đầy ải ở ngoài sân, lặng lẽ ngồi trên chiếc ghế băng.
Cách đồn cảnh sát hai ngã tư phố, viên thư ký tòa án đang rất hạnh phúc. Cả buổi sáng, ông ta chỉ ngủ gà ngủ gật trong văn phòng, tuy nhiên, vẫn nhìn thấy cặp vú mơn mởn của Rêbecca đê Axit. Nhanh như ánh chớp giữa lúc đang trưa, ông ta lướt vào nhà tắm mở toang cánh cửa. Người phụ nữ giật thót vội vàng kêu lên một tiếng và đóng ngay cửa sổ lại.
Suốt nửa giờ, viên thư ký sống trong tâm trạng rạo rực trước hình ảnh ngoạn mục kia mà lấy làm tiếc. Sắp đến mười hai giờ trưa, viên thư ký chèn thanh chắn cửa và đi kiếm cái ăn.
Khi đi qua bưu điện, trưởng bưu cục ra hiệu cho ông ta dừng lại. “Chúng ta sẽ có một vị linh mục mới đấy – trưởng bưu cục nói – Bà quả phụ Axit đã viết một bức thư gửi lên đức giám mục…” Viên thư ký liền gạt ngay đi không chịu nghe thêm nữa:
- Đức tính quí báu nhất của một người đàn ông là biết giữ kín điều bí mật – Viên thư ký nói.
Ngay ở ngã tư phố ăn thông với quảng trường, viên thư ký gặp Benhamin, người đang lưỡng lự trước khi nhảy qua những vũng bùn đọng trước cửa hàng của mình. “Thưa ngài Benhamin nếu ngài biết…”, viên thư ký mở đầu câu chuyện.
- Gì thế hả? – Ông Benhamin hỏi.
- Dạ, không. – Viên thư ký nói. – Tôi sẽ mang điều bí mật này xuống mồ.
Ông Benhamin nhún vai tỏ ý không hiểu. Ông nhìn viên thư ký nhảy qua vũng nước thật nhanh nhẹn y như ông ta đã lao vào cú mạo hiểm vừa rồi.
Trong lúc ông vắng nhà, ai đó đã để sẵn ở nhà một mâm cơm và chiếc khăn ăn. Benhamin trải tấm khăn ăn lên bàn và sắp xếp thức ăn để ăn trưa. Thoạt đầu, ông ăn thứ súp vàng nổi váng mỡ có khúc xương. Sau đó ông ăn cơm gạo trắng với thịt kho và một vài lát sắn chiên. Trời bắt đầu nóng nhưng Benhamin không quan tâm đến thời tiết nóng hay lạnh. Ăn xong ông lại thu dọn bát đĩa để đúng vào vị trí rồi đi uống nước. Sắp căng võng, ông nghe tiếng chân người đang vào nhà.
Một giọng nói mơ màng cất tiếng hỏi:
- Ngài Benhamin có nhà không?
Ông thò đầu ra và nhìn thấy một người đàn bà vận đồ đen, đầu đội một tấm khăn tắm, nước da chì. Đó là bà mẹ của Pêpê Amađô.
- Đi vắng rồi. – Benhamin trả lời.
- À, đúng ngài có nhà rồi.
- Tôi biết bà tìm tôi vì cái gì rồi – ông nói. Người đàn bà đang lởn vởn ngoài cửa trong lúc Benhamin sắp căng xong võng.
- Bà không nên ở đây – Benhamin sẵng giọng nói. – Hãy về đi.
Người đàn bà ngồi xuống cái ghế kê trước bàn và cất tiếng khóc nức nở.
- Xin lỗi bà – ông nói. – Bà cần phải biết rằng tôi đã hứa là mình sẽ ngồi ở đấy trước con mắt toàn thiên hạ.
Bà mẹ của Pêpê Amađô cởi khăn rồi lấy khăn lau nước mắt. Theo thói quen khi căng võng xong, Benhamin ấn võng mạnh mấy cái liền để thử dây võng. Sau đó ông tiếp chuyện bà ta.
- Vậy là bà muốn tôi viết hộ một lá đơn phải không?
- Đúng thế – người đàn bà gật đầu nói.
- Thế đấy – ông nói – Bà vẫn tin vào đơn từ. Ở thời đại này công lý không được thực thi bằng giấy tờ mà bằng súng.
- Vâng, cả thiên hạ đều nói thế. Nhưng tôi lại là người có một đứa con trai độc nhất và nó đang ở trong nhà giam.
Trong khi nói bà cởi nút chiếc khăn nắm trong lòng bàn tay và lôi ra mấy tờ giấy bạc: tám đồng pêxô. Bà trao cho ông rồi nói:
- Đó là toàn bộ số tiền tôi có.
Benhamin nhìn số tiền, ông vươn vai, cầm lấy mấy tờ giấy bạc và đặt chúng lên bàn. “Tôi biết là vô ích”, ông nói. “Nhưng tôi vẫn làm để chứng tỏ trước Thượng đế rằng tôi là kẻ ương bướng”. Người đàn bà cảm tạ ông rồi lại nức nở khóc.
- Tốt hơn hết – Benhamin khuyên – là bà tìm mọi cách xin xã trưởng cho vào thăm cậu ấy và khuyên giải cậu ấy khai ra hết. Ngoài việc ấy ra, có làm đơn thì cũng chỉ để cái loài lợn ngu xuẩn đọc thôi.
Người đàn bà lấy khăn lau nước mắt rồi lấy khăn trùm lên đầu. Bà ra về không quay mặt lại.
Benhamin ngủ trưa cho đến tận bốn giờ chiều. Khi ông ra sân rửa mặt, trời quang đãng nhưng kiến cánh bay hàng đàn. Sau khi mặc xong quần áo và chải món tóc còn lại lưa thưa mấy cái. Ông ra bưu điện để mua một tờ giấy có dán tem sẵn.
Ông trở về cửa hàng để viết lá đơn và lúc đó hiểu rằng trong làng đã xảy ra việc dữ rồi. Ông nghe thấy những tiếng la thét. Ông nhìn thấy một đám nhóc con đang đi qua trước cửa hàng. Ông hỏi chúng có việc gì thế thì chúng cho biết tin nhưng không chịu dừng lại. Vậy là ông lại ra bưu điện, trả lại tờ giấy ấy.
- Không dùng đến nữa – ông nói – Người ta vừa giết Pêpê Amađô rồi.
Vẫn còn ngái ngủ, xã trưởng vội vàng xuống cầu thang, một tay xách thắt lưng còn tay kia đóng cúc quần. Màu sắc ánh sáng ngọn đèn khiến ngài không có cảm giác đúng về thời gian. Trước khi biết chuyện gì xảy ra, xã trưởng vẫn hiểu rằng mình cần phải đi đến đồn cảnh sát.
Xã trưởng đi đến đâu, cửa sổ các nhà dọc theo hè phố liền đóng cửa lại. Có một người đàn bà hai tay dang ra đang chạy đến gần ngài. Kiến cánh hay vù vù trong không trung, vẫn chưa biết chuyện gì xảy ra nhưng xã trưởng rút súng ngắn ra và bỏ chạy.
Một toán phụ nữ đang cố sức đẩy cánh cửa nhà giam. Một vài người đàn ông đang ra sức ngăn cản các bà. Xã trưởng rẽ đám đông bằng những cú đấm và đứng quay lưng về phía nhà giam chắn lấy cửa, đồng thời lăm lăm chĩa nòng súng về phía đám đông:
- Bất kể ai dám bước lên dù chỉ một bước ta sẽ bắn bỏ ngay.
Một lính cảnh sát vốn đứng ở bên trong để giữ cửa liền mở cửa cho xã trưởng. Tay y cầm súng miệng y thổi còi. Hai lính cảnh sát chạy ra ban công, bắn súng chỉ thiên. Đám đông ồn ào chạy về phía đầu đường. Chính lúc ấy, một người đàn bà xuất hiện ở ngã tư phố miệng kêu la như một con chó, xã trưởng nhận ra đó là bà mẹ của Pêpê Amađô. Ngài liền nhảy đại một cái biến vào trong trại lính, ra lệnh cho một lính cảnh sát.
- Ta giao người đàn bà kia cho anh đấy.
Bên trong trại lính, một khung cảnh lặng như tờ bao trùm hết thảy. Thực ra, xã trưởng chưa biết chuyện gì xảy ra một khi chưa gạt mấy tên cảnh sát đang đứng chắn lối vào phòng giam. Ngài thấy Pêpê Amađô nằm trên nền nhà, người co quắp, hai tay ôm lấy đùi. Da anh ta tái xanh nhưng không có vết máu.
Sau khi yên tâm rằng trên thi thể người thanh niên không có vết thương, xã trưởng liền lật cho người chết nằm ngửa, nhét vạt áo vào trong quần rồi cởi cúc quần, cuối cùng cởi thắt lưng.
Khi đứng dậy xã trưởng đã lấy lại bình tĩnh nhưng vẻ mặt lại để lộ nỗi chán chường đầu tiên của mình.
- Ai giết nó hả?
- Tất cả chúng tôi – tên lính tóc hung to cao trả lời. – Nó định chạy trốn.
Với vẻ suy tư xã trưởng nhìn y. Sau đó ít phút ngài hiểu rằng chẳng còn gì để mà nói. “Nói thế không ai có thể ngửi được”. Ngài nói rồi tiến lại gần tên lính tóc hung, chìa bàn tay ra nói:
- Hãy đưa súng lục cho ta.
Tên lính cởi thắt lưng trao cho ngài. Hai băng đạn bắn hết đã được thay đạn mới, xã trưởng rút chúng ra cất đi rồi trao khẩu súng lục cho một tên lính khác. Tên lính tóc hung, mà dường như y được chiếu sáng bởi một tinh thần lành mạnh, để cho người khác dẫn mình vào phòng giam ở bên cạnh. Tại đây, y cởi quần áo đồng phục rồi trao cho xã trưởng. Các hành động đó được làm rất thong thả bởi vì mỗi người đều thuộc lòng chúng. Cuối cùng, xã trưởng khóa trái phòng giam kẻ bị chết rồi bước ra hành lang nhìn ra sân trại lính. Ngài Carmichaen vẫn ngồi trên ghế băng ngoài trời.
Ngài Carmichaen bị dẫn vào văn phòng, không đáp lại lời mời ngồi xuống ghế của xã trưởng. Ngài đứng trước bàn làm việc, người vẫn ướt sũng nước mưa và hầu như không ngúc ngắc đầu khi xã trưởng hỏi liệu ngài đã biết hết chưa.
- Như vậy là tốt – xã trưởng nói – Tôi vẫn chưa có thời gian để nghĩ xem mình nên làm gì và cũng chưa biết mình nên làm gì. Nhưng bất kỳ tôi làm việc gì, ông nên nhớ rằng dù muốn dù không ông đã nằm trong tay tôi rồi.
Ngài Carmichaen vẫn đứng lặng thinh trước bàn làm việc với quần áo ướt bết lấy người, với một mùi hôi thối đầu tiên trên da thịt ngài bắt đầu phả ra. Xã trưởng đợi xem ngài phản ứng như thế nào nhưng vô hiệu.
- Vậy là, hãy hiểu ra hoàn cảnh mới đi, Carmichaen. Bây giờ tôi với ông đều là chỗ bè bạn mà.
Ngài nói giọng nghiêm chỉnh. Nhưng não bộ của ngài Carmichaen hầu như vẫn không có phản ứng gì trước những lời ấy. Ngài vẫn đứng lặng thinh trước bàn làm việc, người trương phình vẻ buồn bã, ngay cả sau khi cánh cửa sắt được khép lại.
Ngay trước cửa trại lính, hai lính cảnh sát cầm lấy cổ tay bà mẹ của Pêpê Amađô. Ba người lính khác hình như đang đứng nghỉ lấy sức. Người đàn bà thở đều đều, hai mắt ráo hoảnh. Nhưng khi xã trưởng xuất hiện ở cửa trại lính, thì bà ta liền tru lên với giọng khản đặc và điên cuồng vùng vẫy đến mức một lính cảnh sát phải buông tay ra còn người kia ghìm bà ta xuống đất bằng một chiếc khóa.
Xã trưởng không nhìn bà. Ngài bảo một số lính hộ tống cho mình đi qua đám đông đang đứng ở ngã tư phố xem cuộc vật lộn giữa đám lính với một bà mẹ bất hạnh. Ngài đi mà không đặc biệt để ý tới ai. Trong lúc đi ngài nòi bâng quơ rằng:
- Bất kỳ ai trong số các ông bà, nếu muốn yên thân thì hãy đưa người đàn bà kia về nhà.
Luôn luôn được lính đi hộ tống, xã trưởng rẽ lối đám đông và tới trụ sở tòa án. Ngài chẳng gặp ai cả. Thế là ngài đi đến nhà của pháp quan Accađiô. Không gõ cửa, ngài đẩy cho cánh cửa mở toang và gào to:
- Pháp quan đâu rồi.
Vợ pháp quan, đang mệt vì bụng mang dạ chửa, từ trong nhà trả lời:
- Đi rồi.
Xã trưởng vẫn đứng nguyên ngoài bậc cửa hỏi:
- Đi đâu?
- Đến nơi thích đến. Đến với một con điếm dơ dáy rồi.
Xã trưởng ra hiệu cho lính cảnh sát theo mình. Bọn họ đi khắp nhà cùng với vợ pháp quan. Sau khi lục buồng ngủ và biết rằng không còn đồ đạc của đàn ông trong nhà, bọn họ trở lại phòng khách.
- Đi từ bao giờ?
- Hồi đêm rồi.
Xã trưởng im lặng hồi lâu để suy nghĩ.
- Đồ đểu giả – xã trưởng gào lên – Hắn có thể chui sâu xuống lòng đất năm mươi mét; hắn có thể lại chui vào bụng mẹ mình, ở đâu chúng ta cũng sẽ lôi cổ hắn ra cho dù hắn đã chết. Nên nhớ rằng chính phủ có cánh tay rất dài.
Người đàn bà thở dài.
- Có Chúa chứng giám, thiếu úy ạ.
Trời bắt đầu tối. Ngay ở đầu phố có trại lính, vẫn còn dân chúng tụ tập thành từng nhóm bất chấp cảnh sát đứng gác. Người ta đã đưa bà mẹ của Pêpê Amađô về nhà và làng trở lại yên tĩnh hơn.
Xã trưởng đi thẳng đến phòng giam có người chết. Ngài bảo mang đến một tấm bạt. Được lính giúp đỡ, ngài đội mũ và đeo kính cho tử thi, rồi liệm tử thi trong tấm bạt. Sau đó ngài tìm thấy mẩu dây da và dây thép vương vãi ở các xó xỉnh rồi buộc chặt tử thi từ cổ cho đến mắt cá chân. Khi làm xong, người ngài đầm đìa mồ hôi nhưng vẻ mặt thanh thản hơn cứ như thể ngài vừa trút bỏ sức nặng của tử thi trên vai mình.
Chỉ lúc ấy ngài mới cho bật đèn sáng trong phòng giam. “Hãy tìm đòn khiêng, cuốc xẻng và một cây đèn”, ngài ra lệnh cho tên lính. “Sau đó gọi Gôngxalêt và hai người ra sân sau đào một chiếc huyệt cho sâu vào. Đào ở chỗ khô ráo nhất, nghe chưa”. Sau đó ngài kết thúc:
- Hãy nhớ trong cả cuộc đời anh rằng: gã thanh niên này không chết. Sống thì để bụng chết thì mang theo mồ điều ta vừa căn dặn, nghe chưa.
Hai giờ sau vẫn chưa đào xong huyệt. Từ trên ban công, xã trưởng biết rằng ngoài những lính cảnh sát đang gác, ngoài đường vắng không một bóng người. Ngài thắp sáng ngọn đèn ở cầu thang, rồi ngồi xuống ở một xó tối nhất trong phòng để nghỉ ngơi và từ đấy ngài nghe thấy tiếng vạc kêu ở phía xa xa.
Tiếng nói của cha Anghen làm ngừng suy nghĩ của xã trưởng. Thoạt đầu ngài nghe thấy cha nói với tên lính gác sau đó với người cùng đi và cuối cùng ngài nghe thấy tiếng nói của người cùng đi với cha. Ngài ngồi yên hơi cúi lưng về phía trước trên chiếc ghế dựa lưng vào tường. Ngài cứ ngồi yên như thế cho đến khi lại nghe thấy tiếng nói lúc nãy đã ở trong trại lính và nghe rõ tiếng bước chân đầu tiên dẫn lên cầu thang gác. Thế là ngài vớ lấy khẩu súng các bin.
Khi nhìn thấy xã trưởng xuất hiện trên cầu thang cha Anghen đứng lại. Sau cha chừng hai bậc là bác sĩ Hiranđô, người khoác chiếc áo măng tô ngắn, màu trắng được là cẩn thận, tay xách túi thuốc.
- Tôi phiền lòng lắm, thiếu úy ạ – bác sĩ nói với giọng vui vẻ. – Cả chiều nay tôi ngồi đợi ngài cho người đến gọi đi làm xét nghiệm tử thi.
Cha Anghen đưa ánh mắt trong sáng và hiền hòa nhìn bác sĩ sau đó nhìn xã trưởng. Xã trưởng cũng mỉm cười.
- Không có xét nghiệm tử thi – ngài nói – Vì không có người chết.
- Chúng tôi muốn vào thăm Pêpê Amađô – cha nói.
Tay cầm khẩu súng các bin chĩa nòng xuống phía dưới xã trưởng vẫn theo dõi bác sĩ. “Tôi cũng muốn nhìn thấy nó đấy”, ngài nói “Nhưng chẳng có gì để mà làm cả”. Khi nói với bác sĩ, ngài nghiêm sắc mặt:
- Nó trốn rồi.
Cha Anghen bước lên một bậc cầu thang. Xã trưởng giương nòng súng về phía cha. “Hãy đứng yên, cha yêu quý ạ”, ngài nói. Về phần mình, bác sĩ cũng tiến lên một bậc.
- Thiếu úy ạ, ở làng này không ai giữ kín được gì hết – bác sĩ nói, vẫn mỉm cười. – Từ bốn giờ chiều đến giờ cả thiên hạ đều biết rõ rằng người ta đã đối xử với cậu thanh niên ấy như đôn Xabat từng đối xử với những con lừa ngài bán đi,
- Nó trốn rồi – xã trưởng nhắc lại.
Vì phải dè chừng đối với bác sĩ, ngài xã trưởng hầu như không có thời gian để canh chừng người khác, chính vì thế cha Anghen đã bước lên thêm hai bậc nữa trong điệu bộ hai tay giơ lên cao.
Xã trưởng liền bật chốt an toàn, hai chân đứng chạng ra:
- Giơ tay lên! – xã trưởng thét.
Bác sĩ vội kéo tay áo thụng của cha xứ. Cha Anghen ho.
- Chúng ta làm việc đứng đắn đấy, thiếu úy ạ – bác sĩ nói. Trong nhiều năm nay, đây là lần đầu tiên giọng của ông nghiêm khắc – Cần phải tiến hành khám nghiệm tử thi. Bây giờ chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều bí mật trong nhà giam này: vì sao những người tù thường bị ngất xỉu đi.
- Bác sĩ hãy nghe đây – xã trưởng nói: – Nếu ông nhúc nhích tôi sẽ bắn bỏ – sau đó liếc vội mắt nhìn cha xứ. – Cả cha nữa, cũng vậy.
Cả ba người đều đứng im.
- Ngoài ra – xã trưởng tiếp tục nói với cha, – cha cũng nên lấy làm vui lòng vì cái thằng cha ấy chính là kẻ viết những tờ rơi.
- Vì tình thương của Thượng đế – cha Anghen nói.
Cơn ho ngăn không cho cha nói hết câu. Xã trưởng chờ cho cha qua cơn ho, nói:
- Các ngài nghe đây: tôi sẽ đếm. Khi đếm đến ba, tôi nhắm mắt bắn bừa vào cửa ra vào trại lính – rồi xã trưởng răn đe bác sĩ: – Những lời bỡn cợt dông dài nay đã qua rồi. Chúng ta đang ở trong tình trạng có chiến tranh, bác sĩ ạ.
Bác sĩ kéo ống tay áo thụng của cha xứ. Cả hai người bắt đầu xuống cầu thang và bỗng nhiên bác sĩ cười rõ vang:
- Tướng quân ạ, tôi thích như vậy đấy. Đúng là bây giờ chúng ta hiểu nhau rồi.
- Một… – xã trưởng đếm.
Bác sĩ và cha Anghen không nghe số tiếp theo. Khi hai người dừng chân ở ngã tư phố, cha Anghen mệt nhũn người và cha phải vuốt mặt vì hai mắt ràn rụa lệ. Bác sĩ Hiranđô vỗ nhẹ lên vai cha miệng vẫn cười hoài. “Xin cha đừng ngạc nhiên” bác sĩ nói. “Thế mới đúng là cuộc đời, cha ạ”. Khi rẽ về phố nhà mình, bác sĩ nhìn thấy đồng hồ đường chỉ tám giờ kém mười lăm.
Cha Anghen không thể ăn được. Sau khi kèn giới nghiêm vang lên, cha ngồi viết một bức thư. Cha ngồi khom lưng bên bàn viết cho đến quá nửa đêm. Trong lúc đó ở bên ngoài mưa phùn xóa đi thế giới bao quanh cha. Cha ngồi viết thật háo hức. Cha viết bức thư rất đam mê đến nỗi không chấm mực. Chỉ khi viết liền hai từ không hiện mực lúc đó cha mới biết bút hết mực từ bao giờ.
Ngày hôm sau, sau lễ misa, cha bỏ thư vào thùng bất kể đến ngày thứ sáu người ta mới mở thùng thư. Cả buổi sáng hôm ấy trời âm u nhưng đến trưa trời quang đãng. Ở ngoài sân, có một con chim lạc đàn và trong suốt nửa giờ đồng hồ nó cứ nhảy nhót trên những cây cam tùng. Nó hót, ngày càng hót to hơn cho đến khi người ta buộc phải chú ý đến mình.
Trong chuyến dạo chơi lúc buổi chiều, cha Anghen nhận ra rằng cả buổi chiều ấy, hương mùa thu cứ đuổi miết theo mình. Tại nhà Trinidat, cha gắng gỏi theo đuổi buổi nói chuyện buồn bã về những bệnh tật xảy ra trong tháng mười. Trong khi nói chuyện cha tưởng rằng mình nhận ra chính cái mùi mà Rêbecca đê Axit phả ra trong nhà mình vào một buổi đêm.
Khi trở về, cha ghé thăm gia đình ngài Carmichaen. Bà vợ và cô con gái cả rất đau buồn, lúc nào cũng nhắc đến người bị tù. Nhưng đám trẻ nhỏ đang vui chơi vì không có người cha nghiêm khắc ở bên cạnh. Chúng đang chơi trò cho đôi vợ chồng thỏ uống nước. Đó là những đồ chơi của bà góa Môngtiên tặng. Bỗng cha Anghen ngừng câu chuyện, giơ tay lên không trung vẽ hình rồi nói:
- Ta biết rồi: đó là cây phụ tử.
Nhưng không phải là cây phụ tử.
Chẳng ai nói đến những tờ rơi. Trong những sự kiện mới đây nhất chúng hầu như chỉ còn là một giai thoại về thời đã qua. Cha Anghen hiểu ra điều đó trong lúc đi dạo buổi chiều. Sau buổi cầu kinh, cha ngồi nói chuyện với một nhóm các bà mộ đạo.
Khi chỉ còn lại một mình, cha thấy đói bụng. Cha đi rán mấy lát chuối, pha cà phê sữa rồi ăn chúng cùng với một mẩu bơ. Dạ dày no nê khiến cha quên cái mùi như mùi của Rêbecca đê Axit. Trong lúc cởi quần áo, cũng như khi đã nằm trong màn, cũng như khi tiêu diệt những con muỗi còn sống sót sau khi bị hun khói, cha ợ liên tục mấy cái đến to. Cha sót ruột nhưng tinh thần thanh thản.
Cha ngủ như một vị thánh. Trong đêm yên tĩnh do bị giới nghiêm, cha nghe thấy những lời thầm thì đầy cảm kinh, nghe thấy bài hát của thời xưa. Vào lúc năm giờ kém mười cha biết mình vẫn còn sống. Cha ngồi dậy trong điệu bộ trịnh trọng, tay dụi mắt và nghĩ rằng: “Thứ sáu ngày hai mươi mốt tháng mười”. Rồi cha nhớ ra và nói to “Ngày Thánh Hiraiông”.
Cha mặc quần áo mà không cầu kinh cũng chẳng rửa mặt. Cha cài ngay ngắn hàng cúc chiếc áo thụng, đi đôi giày thường dùng mà đế của chúng đã long. Khi mở cửa ăn thông ra sân có những cây cam tùng cha nhớ lời một bài hát:
“Em sẽ ở lại trong giấc mơ anh cho đến khi chết.”
Mina đẩy cửa nhà thờ trong lúc cha kéo chuông. Cô ta đi đến bể chứa nước thánh thấy bơ vẫn còn nguyên và những chiếc bẫy chuột không bị sập. Cha Anghen mở cửa nhà thờ ăn thông ra quảng trường.
- Thật là xúi quẩy – Mina nói trong lúc lúc lắc chiếc hộp không – Hôm nay không có một con chuột nào sa bẫy.
Nhưng cha Anghen không để ý đến Mina. Một ngày mới ló ra rạng rỡ với không khí dịu dàng như thể báo tin rằng tháng mười một sẽ về đúng hẹn bất chấp tất cả. Chưa bao giờ cha cảm nhận rõ ràng đến như thế sự thiếu vắng của Paxto.
- Đêm qua có tấu nhạc tỏ tình, – cha nói.
- Ngược lại chỉ có súng nổ – Mina khẳng định – Súng nổ suốt đêm. Vừa rồi mới ngưng đấy cha ạ.
Lần đầu tiên cha nhìn cô. Mina xanh mét, cũng như bà mình, quàng chiếc khăn xanh lam của giáo đoàn thế tục. Nhưng khác với Trinidat, vốn là người con gái có dáng vẻ đùa cợt của người đàn ông, ở Mina đang nở rộ một người đàn bà.
- Ở đâu hả? – cha hỏi.
- Khắp nơi. Dường như họ lại điên cuồng đi lùng kiếm truyền đơn. Người ta bảo rằng cảnh sát lật ván lát sàn nhà của người thợ cạo và tìm thấy súng. Nhà tù chật ních người, nhưng người ta đồn rằng đàn ông trai tráng đã lên rừng làm du kích rồi.
Cha Anghen thở dài.
- Thế mà cha chẳng hay biết gì – cha nói. Cha đi vào cuối nhà thờ. Mina theo cha đến tận bàn thờ.
- Cái ấy chưa là gì – Mina nói tiếp. – Đêm qua bất chấp lệnh giới nghiêm, bất chấp súng nổ…
Cha Anghen dừng lại. Cha đưa ánh mắt xanh ngây thơ và hiền hậu nhìn cô. Mina cũng dừng lại, chiếc hộp không cắp nách, mỉm một nụ cười bẽn lẽn trước khi nói hết câu.
Dịch xong ngày 25 tháng 10 năm 1988
HẾT.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Giờ Xấu
Gabriel José García Márquez
Giờ Xấu - Gabriel José García Márquez
https://isach.info/story.php?story=gio_xau__gabriel_jose_garcia_marquez