Duyên Anh Và Tôi epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 8
háng 11, 1994, Duyên Anh gọi cho tôi lúc sáng sớm, lúc tôi còn đang ngủ. Anh để lời nhắn lại trong máy. Vừa thức dậy, tôi gọi ngay cho anh. Duyên Anh nói:
- Tháng sau, nhất định anh sẽ sang bên ấy. Em giữ kín, đừng cho đứa nào biết anh sắp sang. Lần này, thì chắc chắn anh sẽ ở lâu. Anh sẽ xuất bản một lúc sáu cuốn. Anh làm vậy để thách thức cộng sản Hà nội và những thằng đã viết về ca dao tục ngữ. Mấy cuốn này, đọc xong, em sẽ thích thú lắm. Em sẽ thấy tinh thần chửi bới của anh vẫn còn nguyên. Anh vẫn chưa hết bất mãn với những cái nhố nhăng chung quanh đâu. Mấy mươi năm nay, dân tộc mình vẫn loay hoay và khổ sở với bốn thứ chủ nghĩa: thứ nhất là tam dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên, thứ nhì là đệ tam quốc tế của Hồ Chí Minh, thứ ba là đệ tứ quốc tế của Tạ Thu Thâu, và thứ tư là tư bản chủ nghĩa bắt đầu xâm nhập từ thời Ngô Đình Diệm.
- Anh sẽ nhờ ai xuất bản?
- Làm lấy thôi. Anh sẽ cho sống lại Nhà Xuất Bản Tuổi Ngọc và tạp chí Người. Tờ này sẽ gồm hai phần: phần đầu góp ý, xây dựng; phần thứ nhì dành cho những đứa không muốn làm người, mình phải cho chúng nó xuống hàng ngợm. Em hãy chuẩn bị đi, để giúp anh phần đầu, mà anh gọi là chính văn…
- Chính văn?
- Nghĩa là bất cứ cái gì liên quan đến quê hương, đất nước, và tình tự dân tộc. Còn những thứ gì lai căng, vay mượn của Tây của Mỹ để làm dáng, mình đá ra ngoài hết. Điều đáng buồn bây giờ là có rất ít người quan tâm đến chính văn. Họ cứ loanh quanh luẩn quẩn ở những cái gì hời hợt, phù phiếm thôi.
- Sang Mỹ, anh sẽ tới đâu?
- Anh sẽ sang Dallas. Đến đấy, anh sẽ gọi cho em …Thôi nhé.
Mâáy tuần sau, Duyên Anh gọi sang, cho tôi số điện thoại nơi anh ở, thuộc area code 214. Tôi hỏi anh đang ở nhà ai, Duyên Anh nói “Nhà anh Côn.” Anh kêu mệt, muốn năèm nghỉ. Tôi hẹn anh, vài hôm nữa, tôi sẽ gọi sang nói chuyện nhiều.
Tuần sau, tôi hỏi:
- Bữa nay anh khá chưa?
- Vẫn còn mệt nhiều.
- Anh viết lại chưa?
- Chưa. Viết nhiều rồi. Nghỉ ngơi một thời gian đã. Có lẽ, anh sẽ nghỉ tới đâàu năm, mới viết lại. Mới mấy hôm nay, mà đã bốn năm thằng gọi đến rủ anh làm báo rồi.
- Anh trả lời họ làm sao?
- Anh bảo không. Anh nói sẽ không làm báo nữa. Bây giờ, anh có viết gì, thì là cho báo của mình thôi. Dĩ nhiên, anh đâu có cho đứa nào biết ý định làm tờ Người của mình. Mà muốn làm tờ này, anh dự trù phải có vốn đã. Anh thấy, ít nhất mình phải để dành sẵn hai mươi ngàn đôn…
Mấy tháng trước đó, không có sự ưng thuận của Duyên Anh, một số người đã thu băng các bản nhạc của anh, và bày bán ở vùng Orange County. Tôi đã gọi sang Pháp, cho anh biết việc này. Tôi nhắc Duyên Anh:
- Từ hôm sang đây, anh đã liên lạc với những người đó để đòi tác quyền chưa?
Duyên Anh cười:
- Chả đòi chó gì cả. Nhạc mình làm ra, anh coi như một thứ đồ chơi ấy mà. Chúng nó có tử tế, thì gửi cho mình ít tiền, còn nếu muốn lờ đi, thì mình cũng kệ chúng nó thôi. Ở xứ Mỹ này, muốn ăn cắp cái gì thì ăn cắp thôi à.
Tôi hỏi:
- Cuốn phim Poussières de Vie, khi nào họ trình chiếu?
- Chúng nó bảo anh, 19 tháng giêng năm 95. Chúng nó trách anh tại sao đi sang Mỹ làm gì, không ở lại chờ dự buổi trình chiếu đầu tiên. Chúng nó bảo “chúng tôi sẽ mời ông lên télévision để họ phỏng vấn ông”, anh trả lời “tôi đ. cần; việc của tôi phải sang Mỹ, tôi cứ đi”. Với lại, chúng nó làm bậy làm bạ, chán lắm cơ!
- Phim này họ quay ở đâu? Có cảnh nào ở Việt nam không?
- Không. Hoàn toàn quay ở Mã lai thôi. Diễn viên cũng là người Mã lai. Lẽ ra, chúng nó quay ở Việt nam. Nhưng mấy anh Việt cộng bắt chúng nó phải sửa đổi cốt truyện, không được mô tả cái xấu, cái ác của chế độ. Chúng nó không bằng lòng đổi. Thành thử, phải sang Mã lai.
- Anh đã xem thử đoạn nào chưa?
- Có, trước khi đi, anh có xem rồi. Nói chung, mình không được hài lòng tí nào cả. Trước đây ở Việt nam, mấy tiểu thuyết Nhà Tôi, Điệu Ru Nước Mắt, Trần Thị Diễm Châu, Vết Thù Hằn Trên Lưng Con Ngựa Hoang của anh, khi làm phim, các anh đạo diễn thay đổi tình tiết chút ít, mình đã không hài lòng rồi. Bây giờ, cuốn Đồi Fanta, chúng nó còn đổi tàn bạo hơn nhiều. Thí dụ, anh có cho nhân vật tiểu thuyết của anh chống Mỹ đâu, mà trong phim này, nó chống Mỹ. Buồn cười lắm! Cuốn Những Đứa Trẻ Thái Bình, nếu chúng nó có làm phim, thì anh sẽ phải góp ý, để chúng nó làm cẩn thận hơn. Bởi vì đây là tiểu thuyết lịch sử mà.
Tôi hỏi:
- Lúc này, anh có viết cái gì mới không?
- Có. Anh mới viết xong một loạt bài độc đáo lắm. Anh đặt tựa là Văn Chương Bình Dân Cực Tả.
- Cực Tả nghĩa là gì?
- Nghĩa là lối diễn tả chân phương, không mầu mè, che đậy, của người bình dân Việt nam. Họ không cần phải dùng sáo ngữ; cứ nghĩ sao, nói vậy thôi.
- Anh thử đưa ra một vài thí dụ xem.
Duyên Anh cười:
- Thế này nhé, người bình dân muốn nói về cái l., cái b., thì họ cứ gọi nó là cái l., cái b. Anh sẽ dùng văn chương đứng đắn của mình để nói về vấn đề này. Những chuyện l. và c. đầy dẫy trong ca dao và tiếu lâm của mình đó. Anh so sánh cái mồm với cái l., và kết luận cái l. đáng yêu hơn cái mồm. Nhất là, cái l. sacïh hơn cái mồm nhiều. Cái mồm chuyên xuyên tạc, vu khống, làm đủ mọi chuyện làm cho người ta chết lên chết xuống. Cái l. có làm cho ai khổ đâu? Mẹ, cái l. hay lắm, hiểu chưa? Anh sẽ nói về lịch sử cái l., từ thời tổ tiên của mình. Để anh gửi bài này sang để em xem trước. Em mà nhìn thấy chồng bản thảo anh viết trong năm 94 này, em sẽ ngất ngây luôn. Chính anh cũng phải phục anh sao viết được nhiều như thế. Nhất là lúc viết mấy cuốn về ca dao. Anh viết một mạch luôn.
- Anh có dựa vào một tài liệu nào khi bàn về ca dao không?
- Không. Anh hoàn toàn dùng trí nhớ của mình thôi. Có đến hàng mấy trăm câu ca dao, mình cứ nhớ ra dần dần.
- Như vậy, là trí nhớ anh kể như hoàn toàn phục hồi rồi còn gì?
- Ừ, anh cũng thấy vậy. Tụi bác sĩ Tây phục anh lắm. Chúng nó bảo “Ông không ngớ ngẩn, đã là chuyện lạ rồi. Ông lại còn biết nói, và biết viết nữa. Thật là phép lạ!” Anh cũng tin việc anh phục hồi nhanh chóng là một phép lạ.
- Anh còn giữ miếng đá đen không?
- Có. Đi đâu, anh cũng đem theo hết.
Tôi khen:
- Giọng nói anh rõ gần được chín phần mười khi trước rồi.
- Ừ, có vẻ như thế. Tiếng Anh và tiếng Pháp cũng từ từ trở lại rồi. Anh đang muốn học đàm thoại Anh văn. Chỉ cần nói sơ sơ một ít thôi, để chúng nó đừng tưởng mình câm, là được rồi. Em có biết phương pháp nào không?
- Em sẽ gửi anh mấy cuốn cassette đàm thoại. Anh chỉ cần nghe câu nào, nhắc đi nhắc lại thật nhiều lần, là tự nhiên nó thâám vào trong trí mình ngay. Anh mở nghe suốt ngày, ngay cả lúc đi ngủ, cũng nghe nữa…
- Anh thì vẫn khoái ôn lại cuốn L’anglais Vivant, l’édition bleu. Trong đó, có nhiều chữ anh biết rồi. À, thôi, cám ơn em gọi nhé. Thế nào đến tháng ba, anh cũng sang ở với em hai tuần đấy. Anh sẽ nói hết cho em nghe cái thủ thuật viết lách của anh. Rồi em sẽ phải lấy giấy bút ra mà ghi, em sẽ viết được như anh thôi.
Trước khi từ giã, Duyên Anh nói:
- Hiền ơi, anh quên chưa nói điều này với em “Mình phải làm sao để cho cuộc sống của mình được thoải mái.” Chỉ có vậy thôi. Em nên suy nghĩ điều anh vừa nói nhé.
- “Mình phải làm sao cho cuộc sống mình được thoải mái”. Vâng, em sẽ nhớ lời anh dặn.
- Em phải quên những chuyện vớ vẩn đi. Đừng có vì chúng mà chán nản. Lúc nào cũng phải vươn lên. Và tiếp tục làm việc. Làm việc, làm việc, và sáng tạo một cái gì lâu dài, là cách thức hay nhất để trả lời người ta. Em nhớ nhé.
- Vâng, em sẽ nghe lời anh.
- Thôi nhé. Ừ…
Bao giờ Duyên Anh cũng chấm dứt cuộc nói chuyện điện thoại bằng ba chữ “Thôi nhé…Ừ” ấy, kèm theo tiếng cười dòn tan của anh. Thời gian ấy là lúc tôi gặp nhiều đau đớn, thất vọng, chán chường nhất. Qua điện thoại, và những lá thư, Duyên Anh đã an ủi, khuyến khích, và nâng đỡ tâm hồn tôi rất nhiều.
Mãi mãi, tôi nhớ và biết ơn anh.
° ° °
Tháng 7, 1995, từ Wichita, Kansas Duyên Anh gọi cho tôi. Tôi xin anh số điện thoại, và gọi ngay lại cho anh. Mấy tuần vừa qua, anh sống với hai chàng giang hồ độc thân, Khôi và Kiểng, qua sự quen biết, giới thiệu của anh Lê Hồng Long. Duyên Anh cho biết thời tiết bên đó rất nóng, hai chàng độc thân vừa khiêng về chiếc máy lạnh, gắn ở phòng của anh.
Tôi hỏi:
- Anh ở Pháp sang bao giờ?
- Không phải từ Pháp. Anh sang Cambridge, ở chơi với ông Trần Kim Tuyến một tháng. Ông Tuyến đích thân mua vé máy bay cho anh sang Dallas. Anh ở đó vài ngày rồi vù sang đây.
- Anh không ở đó để in sách với anh Côn sao?
- Không. Ông Côn với anh không như trước nữa…
Duyên Anh ngập ngừng vài giây rồi nói vội:
- Chuyện dài lắm. Để hôm nào sang đó, anh sẽ kể cho em nghe.
- Anh ở đấy có vui không?
- Ở đâu cũng thế, buồn bỏ mẹ! Nhưng thỉnh thoảng, bạn bè đến chở mình đi chơi lòng vòng, cũng vui. Nhưng có lẽ vài hôm nữa, anh sẽ đi Denver, chuẩn bị in sách.
- Ở bên âáy, anh quen ai?
- Có một thằng em tên là Nguyễn Ngọc Bích. Nó làm báo. Không phải là ông tiến sĩ ấm ớ ở Washington đâu.
- Mấy cuốn sách đó đại khái như thế nào?
- Có ba cuốn về cái hay cái đẹp trong ca dao Việt nam; những món ăn thuần túy Việt nam mà ca dao nhắc tới. Và một cuốn tiểu thuyết về mấy đứa trẻ Mỹ lai.
- Mấy cuốn đó còn là bản thảo, hay đã đánh máy xong rồi?
- Đánh máy rồi. Đặng Xuân Côn đánh hộ. Lẽ ra, đã in hồi tháng tư rồi. Anh gửi ông Côn một ít tiền, nhờ ông ấy giữ hộ để in sách. Không hiểu sao, ông ấy tiêu mất rồi. Thành ra anh chán, quay về Paris. Về đến nhà được mấy tuần, lại cãi nhau. Buồn quá, anh bỏ đi. Sang Anh, anh đến ở với Trần Kim Tuyến một tháng. Đến khi anh bảo muốn sang Mỹ, ông Tuyến mua vé cho anh đi. Anh ghé Dallas mấy hôm, rồi tìm đường sang Wichita.
- Sang Luân Đôn, anh có gặp Vĩnh Phúc không?
- Chỉ gặp có một lần thôi. Sau hôm gặp anh, Vĩnh Phúc phải về Việt nam công tác. Đài BBC cử đi.
- Còn Trần Kim Tuyến? Ông ấy là người như thế nào?
- Nhỏ con, ăn mặc giản dị, nói năng nhỏ nhẹ, tác phong rất bình dân. Hồi xưa, một đám văn nghệ sĩ, trong đó có Cung Trầm Tưởng, đi dạo chơi phố Lê Lợi, gặp lúc ông Tuyến mặc sơ mi ngắn tay, mang dép lẹp xẹp, đang ngồi ăn chè đậu bên lề đường, ngay nhà sách Khai Trí. Nhìn bề ngoài, phải nói ông ấy hơi quê mùa. Nhưng rất tốt bụng. Rất hiền lành. Anh đã phải nói với ông ấy “Em hỏi anh, anh có biết tại sao chế độ ông Diệm sụp đổ không? Một phần là tại anh đấy. Anh làm trùm mật vụ, mà anh hiền quá, chỉ muốn kết bạn thôi, chẳng muốn tạo kẻ thù.” Nghe anh nói, ông ấy cũng chỉ cười thôi. Ông ấy là người chí tình. Em chỉ cần gặp ông ấy một lần, nghe giọng nói của ông ấy không thôi, là cũng đủ yêu mến ông ấy rồi.
- Ông ấy kể cho anh nghe nhiều chuyện không?
- Nhiều lắm. Có những chuyện bí ẩn, ông ấy chưa từng nói với ai cả.
- Anh có hỏi, tại sao ông ấy không viết hồi ký không?
- Ông ấy đã định viết, nhưng sợ động chạm…Nghe ông ấy kể, mình mới thấy bọn làm chính trị, một số thằng hiện còn sống ở Mỹ, ở Pháp, có rất nhiều thằng khốn nạn. Anh mà viết lại, bọn chúng nó chỉ có nước chết thôi. Nhưng càng nghe ông Tuyến nói về thời trước 1963, anh càng thương ông Diệm hơn. Thời ấy, mình nhận viện trợ Mỹ có bao nhiêu đâu. Tự lực cánh sinh nhiều hơn. Dĩ nhiên, ông Diệm có một số khuyết điểm. Nhưng ông Diệm đã làm được rất nhiều việc tốt đẹp cho đất nước. Ông Nhu cũng vậy. Ông ấy có hút thuốc phiện bao giờ đâu? Thiên hạ chỉ toàn đồn láo cả thôi. Ông Nhu làm cố vấn, đâu có lương lậu gì. Ông Diệm phải lấy trong quỹ đen, đưa tiền cho người bếp mua thức ăn nấu nướng cho gia đình ông Nhu đấy chứ.
Duyên Anh hẹn tôi cứ mỗi sáng chúa nhật, chúng tôi lại nói chuyện với nhau. Trước khi cúp máy, Duyên Anh nói:
- Em chuẩn bị đón anh nhé. Lần này, sang Cali, có lẽ anh sẽ ở luôn bên đó… À, anh tính lại rồi. Việc in bốn cuốn sách, anh sẽ nhờ em thôi. Chờ anh sang, anh em mình sẽ bàn thêm chi tiết…
° ° °
Tôi chuẩn bị dọn dẹp căn phòng nhỏ của thằng con trai tôi. Thằng nhỏ đang trọ học ở San Diego, rất ít khi về nhà. Tôi thay khăn trải giường, bao gối, và giặt tấm chăn. Tôi lau chùi bên trong chiếc tủ lạnh nhỏ, đặt trên bàn cuối chân giường, bên cạnh chiếc quạt máy. Cạnh lối đi sát giường kê một tủ bốn ngăn, còn trống, để đựng quần áo, bên trên đặt chiếc TV nhỏ. Phòng có hai cửa sổ, cửa bên hông nhìn ra vườn sau. Sát bên trên cửa sổ là giàn xu xu rậm mát.
Buổi sáng Duyên Anh rời Denver sang Los Angeles, tôi gọi điện thoại hỏi thăm anh Khôi, về thời gian Duyên Anh sống ở đó, anh có những thói quen, sở thích như thế nào. Tôi muốn biết những chi tiết này, để việc đón tiếp anh được chu đáo hơn. Anh Khôi cho tôi biết, Duyên Anh lúc này kén ăn lắm. Thứ nhất, anh không thích ăn cá. Bữa cơm nào có cá là anh không vui cho lắm. Thịt thì phải là thịt nạc lưng, kho mặn. Nhưng món ăn nào cũng chỉ ăn vài bữa thôi, rồi phải đổi món khác. Buổi sáng, anh có thói quen uống cà phê phin với sữa đặc có đường. Bữa trưa và chiều, anh thích tráng miệng một ly sữa pha với kem. Tôi hỏi về thuốc lá. Anh Khôi nói:
- Thuốc lá thì ông ấy hút liên miên, một hai gói mỗi ngày là chuyện thường.
- Anh ấy còn hút Marlboro không?
- Tôi thấy ông ta hút ba số 5… Mà anh định đón ông ta bao lâu?
Tôi cười:
- Bao lâu cũng được, anh ạ. Anh Duyên Anh nói với anh thế nào?
- Ông ta nói chỉ đi vài tuần thôi, in sách xong lại về ở với chúng tôi.
- Thưa anh, thế còn trà?
- Ồ, trà thì ông ấy lại không thích. Tôi với ông Duyên Anh như hai thái cực. Tôi thì uống trà cả ngày. Tôi chỉ hút thuốc lá lai rai thôi, chứ không đốt thuốc cả ngày như ông ấy. Cà phê, thỉnh thoảng tôi mới uống. Mà cà phê loại instant của Mỹ thôi. Để pha cho nó nhanh, nó tiện. Ông ấy, thì cà phê bắt buộc phải dùng phin mới được.
- Buổi trưa, anh nói Duyên Anh hay uống sữa pha với kem. Sữa đây là sữa đặc có đường hay là sữa bình 1 gallon của Mỹ?
- Sữa bình.
- Low fat hay loại bình thường?
- Ồ, ông ấy ghét thứ low fat lắm. Anh cứ mua loại bên ngoài có ghi sữa chứa Vitamin A và D đó.
- Thế còn trái cây thì sao?
- Thỉnh thoảng chúng tôi mua chuối hay xoài, thì ông ấy cũng ăn. Nhưng mà có cũng được, không có cũng chẳng sao. Ông ấy chẳng đòi hỏi gì cả.
- Trong lúc ở với hai anh, anh Duyên Anh có xem phim, hay làm gì để giải trí không?
- Không, ông ấy hầu như ở nhà suốt ngày. Thỉnh thoảng mới có bạn đến chở ông ấy đi ăn, hay đi uống cà phê. Thi sĩ Vũ Băng Đình là một trong mấy ông bạn này. Mà tôi dặn anh điều này nhé, có lẽ vì bị thương tật, ông ấy vui buồn bất chợt lắm.
- Anh Khôi yên trí, tôi cũng khá quen tính của anh ấy rồi…
° ° °
Tôi đón Duyên Anh ở cửa số 32, Los Angeles International Airport sáng thứ bảy 12 tháng 8, 1995. Anh ngồi trên xe lăn. Người phụ nữ Mỹ, gốc Mễ, nhân viên hãng hàng không, khỏe mạnh như một cầu thủ bóng tròn, đẩy chiếc xe lăn phăng phăng từ hành lang phía trong ra khu thân nhân hành khách chờ đợi. Duyên Anh tươi cười bắt tay tôi. Bằng tay trái. Tôi theo xe xuống khu vực nhận hành lý ở tầng dưới, vừa đi vừa nói chuyện với anh:
- Anh dự tính ở đây lâu không?
- Có lẽ, cũng phải mấy tháng. Anh sẽ nhờ em xuất bản bốn cuốn sách mới viết xong của anh.
Qua những lần nói chuyện điện thoại với Duyên Anh khi anh còn ở Wichita và Denver, tôi đã nghe anh nói sơ qua về mấy quyển sách này. Về dự tính thành lập nhà xuất bản, chúng tôi cũng đã bàn sơ qua đôi lần. Nay, chắc đã đến lúc bắt tay vào việc. Tôi thú thật, mình chẳng có kinh nghiệm gì trong lãnh vực này. Duyên Anh trấn an tôi:
- Em đừng lo gì cả. Cứ làm đi, rồi tự mình sẽ biết ra thôi.
Tôi nghĩ bụng, trước đây ở quê nhà, chỉ biết làm quen với bảng đen, sách vở; sang đến Mỹ, có bao giờ tôi tưởng mình sẽ trở thành một người thợ chữa máy photocopy đâu. Thế mà tôi cũng, suốt ba năm, tay xách va li đồ nghề, vai khoác máy hút bụi, đi khắp hai hạt Los Angeles, Orange County, sửa chữa, bảo trì đủ các loại máy SHARP. Nay, nếu có phải học thêm nghề xuất bản sách nữa, thì chắc cũng được thôi.
Nghe tôi thắc mắc vấn đề phải có văn phòng, nhà in, kho chứa sách, Duyên Anh phì cười:
- Em đừng ngại. Ở bên Tây, anh đến thăm mấy nhà xuất bản của tụi Pháp. Chúng nó chỉ có một vài văn phòng dùng làm chỗ tiếp khách. Mọi công việc in ấn, làm ở chỗ khác. Nhà kho thì ở đâu chẳng được. Anh em mình cũng vậy. Bài bản, ông Côn đã đánh hộ anh rồi. Mình chỉ còn lo tìm nhà in, và nhờ thằng nào làm cho mấy cái bìa thôi…
Chúng tôi băng qua đường, tiến về phía khu đậu xe. Tôi đi trước, dẫn lối. Tới chỗ đậu, tôi mở cửa xe, xách chiếc va li nhỏ ở chân Duyên Anh, bỏ vào băng sau. Tôi toan đỡ anh ngồi vào băng trước, nhưng Duyên Anh không cho:
- Đừng. Để anh tự đứng dậy được rồi.
Và anh chống chiếc gậy sắt, đứng dậy, khập khiễng bước lại xe, ngồi xuống.
Tôi đưa cho người phụ nữ $ 5, và cám ơn bà ta. Duyên Anh cũng móc túi, rút ra tờ 5 đồng, tươi cười trao cho bà ta. Người đàn bà cám ơn một lần nữa, trước khi quay xe trở lại phi trường. Duyên Anh nói:
- Mình phải làm thế, cho Mỹ nó nể mình.
Thay vì về nhà, Duyên Anh bảo tôi cho anh xuống khu Westminster.
Tôi cho xe xuống phía Nam Sepulveda, vào 105, rồi qua 405. Để tốc độ tự động, giữ lane số 1, tôi hỏi Duyên Anh:
- Mùa hè vừa rồi, anh đi sang Anh có vui không?
- Cũng được thôi. Nhưng trước đó, anh có ghé nhà chị Bích Thuận ít hôm.
- Bích Thuận chuyên đóng vai Lữ Bố đó hả?
- Ừ. Cải lương chỉ có một Bích Thuận thôi.
- Chỗ ở có tiện không? Nhà chị ấy có rộng không? Chị ấy ở với ai?
- Đó là một apartment. Không rộng cho lắm. Phải nói là hơi hẹp thì đúng hơn. Chị ấy ở với chồng, anh Emile Hiếu.
- Ông này là anh em gì của ông Ngô Trọng Hiếu phải không?
- Ừ. Ngô Trọng Hiếu là anh.
- Anh ở đấy thoải mái chứ?
- Dĩ nhiên. Ít nhất cũng đỡ khổ. Apartment chỉ có một phòng ngủ, nên anh nằm phòng khách. Anh Hiếu và chị Bích Thuận coi anh như em ruột. Chị Bích Thuận cũng họ Vũ. Nên nhận thằng Vũ Mộng Long làm em, cũng hợp lý thôi.
- Anh ăn ngủ luôn ở đó?
- Ừ. Chị Bích Thuận hay làm món Bắc đãi anh. Anh Hiếu ít nói, nhưng quý mến anh lắm. Rất tiếc, không hiềåu sao, bà vợ anh biết anh ở đó. Bà ấy gọi lại, chửi chị Bích Thuận tơi bời…
- Vì thế, anh phải đi ngay, để khỏi gây thêm phiền lụy cho anh chị ấy?
- Ừ, anh sang Luân Đôn, gặp Vĩnh Phúc, rồi tới Cambridge ở với Trần Kim Tuyến một tháng…
- Lúc đó, ông ấy làm gì?
- Ông ấy mở một nhà trọ nhỏ, loại bình dân. Mấy người ở đấy, đa số là sinh viên nghèo. Ông ấy nấu cho họ ăn luôn.
- Anh có dịp nói chuyện nhiều với ông ấy không?
- Nói nhiều lắm. Ông ấy tiết lộ với anh nhiều điều bí ẩn lắm…
- Anh có ghi lại không? Anh có xin ông ấy cho thu băng không?
Duyên Anh lắc đầu, rồi chỉ tay lên trán:
- Không cần. Tất cả những gì ông ấy nói với anh, đều ở trong này rồi….
- Như vậy, chắc anh sẽ viết một cuốn sách về Trần Kim Tuyến?
- Chắc chắn như vậy rồi. Trần Kim Tuyến là con người lạ lùng lắm. Xuề xòa, chân thành, và rất tình cảm. Nhưng lại chịu nhiều nỗi oan khiên nhất. Cuốn sách anh viết, sẽ ca tụng Trần Kim Tuyến, như một chiến sĩ quốc gia ngoại hạng, và giải oan cho ông ta.
Mấy hôm trước, khi tôi gọi sang Wichita, báo tin ông Trần Kim Tuyến qua đời, Duyên Anh ngậm ngùi:
- Tội nghiệp, một người tài giỏi, trong sạch và đức độ! Anh thương ông ấy lắm. Anh nghĩ, chẳng ai gặp Trần Kim Tuyến mà lại ghét ông ấy được. Hồi mất Saigon, chính Phạm Xuân Ẩn là người đưa ông Tuyến ra khỏi Việt nam.
- Kể cũng lạ. Một anh Việt Cộng đưa một anh chống Cộng đi Mỹ!
- Phạm Xuân Ẩn là một thứ Việt Cộng tài tử thôi. Ông Tuyến bảo anh “Tôi cũng không ngờ Phạm Xuân Ẩn tốt với tôi như vậy. Không có anh ta, chắc chắn tôi đã kẹt lại rồi” Ông Tuyến này cũng lạ lắm. Cho đến lúc cuối đời, ông ấy không biết lái xe hơi. Đi đâu, cũng phải nhờ người chở đi, hoặc dùng xe lửa, métro. Thời gian anh ở Cambridge, ông Tuyến có cái thú ngồi xe hơi, về miền quê ngắm cảnh. Có một người làm việc cộng đồng tên là Hoàng Gia Thìn thường đến chở ông ááy đi chơi như vậy; anh cũng có đi theo ông ấy vài lần. Dĩ nhiên, ông Tuyến chịu tiền xăng, và ăn uống dọc đường.
- Anh quen Trần Kim Tuyến từ hồi nào?
- Lâu rồi. Từ hồi anh còn làm ở Xây Dựng. Sau đó, thỉnh thoảng ông ấy ghé tòa soạn Con Ong chơi với anh. Ông ấy nghèo lắm. Sau khi ông Diệm đổ, bọn tướng đảo chính bắt nhốt ông ấy. Đến thời Nguyễn Văn Thiệu, hắn cũng ra lệnh tìm bắt ông Tuyến. Đến nỗi bác sĩ Nguyễn Tiến Hỷ, một người Đại Việt, phải nói với đại sứ Nguyễn Văn Kiểu, anh của Thiệu “Trước đây, thời anh Tuyến còn có quyền hành, anh ấy tốt với anh em Đại Việt của mình lắm mà. Tại sao bây giờ lại đối xử với anh ấy như vậy?” Chắc ông Kiểu đã nói lại, Thiệu mới bỏ ý định bắt giam. Chỉ cho người theo dõi, như một cách giam lỏng ông ấy thôi. Ông Tuyến phải viết báo Chính Luận kiếm sống. Bà Tuyến dạy học ở trường Taberd. Khi mới sang Pháp, anh có gọi điện thoại thăm ông Tuyến, ông ááy bảo “sang đây chơi với tôi đi, tôi nhớ cậu lắm”; nhưng anh cứ lần lữa mãi. Rồi anh bị đánh. Khỏi rồi, lại liên lạc với ông ấy.
- Anh có định viết một bài tưởng niệm Trần Kim Tuyến không?
- Lúc mới nghe tin ông ấy qua đời, anh cũng định viết ngay. Nhưng anh nghĩ lại, để chờ xem những đứa quen biết, nhờ vả ông ấy xưa kia có viết gì không đã. Bởi vì thiên hạ, chẳng ai biết anh quen Trần Kim Tuyến cả. Mình viết ngay, họ lại nói thế này, thế nọ. Để xem các anh SM ĐTT và NVC sẽ viết thế nào về ông Tuyến đây.
- Trong những chuyện ông ấy kể, có chuyện nào đặc biệt không?
- Có. Ông ấy nói với anh như thế này “Lúc lực lượng Hòa Hảo sát nhập vào quân đội quốc gia, S. được đồng hóa cấp bậc trung úy. Chỉ huy của S. là ông Nguyễn Giác Ngộ thì được đeo thiếu tướng. Cả hai cùng được làm việc trong tổng tham mưu. Khi ông Diệm tổ chức bầu cử quốc hội đầu tiên, ông Ngộ dẫn S. vào gặp tôi, để xin chính phủ ủng hộ cho S. vào quốc hội. Ông tướng Ngộ vừa ra khỏi phòng, S. nói nhỏ với tôi “Thưa bác sĩ, nếu em được làm dân biểu, em sẽ báo cáo lên bác sĩ tất cả những ai đã đến gặp, và nói cái gì với thiếu tướng”. Nghe đến đó, tôi chán quá, muốn bợp tai cho S. mấy cái, rồi đá đít anh ta ra khỏi phòng. Nhưng tôi chỉ cười, nói “được, được” thôi. Thực ra, sau đó, chính phủ không ủng hộ gì S. cả. Mới mở miệng nói mấy câu, đã cho thấy mình là quân lừa thầy phản bạn rồi!”
- Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ có bao giờ nhờ vả gì Trần Kim Tuyến không?
- Không. Lúc ông Tuyến còn có quyền, hai tay này còn ở bên quân đội. Nhưng ông Tuyến thì cứ thắc mắc “ Tại sao ông Thiệu ông ấy ghét tôi như thế. Tôi có làm gì ông ấy đâu, mà cho người tìm bắt tôi?” Trong đám cưới con một cựu nhân viên ngoại giao VNCH- ông Tuyến không đi dự đám cưới này-, vợ Thiệu có đến gặp bà Tuyến, nói đại khái “Ngày xưa, chuyện nhà tôi đối xử với anh như thế nào, nay cũng đã qua rồi. Mong anh chị bỏ qua đi.”
- Như vậy, tuy cùng ở bên Anh, không bao giờ ông Tuyến và Nguyễn Văn Thiệu gặp nhau?
- Không. Không chơi thì gặp nhau làm chó gì?
- Tưởng Nguyễn Văn Thiệu cũng đến xin lỗi ông ấy chứ.
- Không, thằng ấy nó hỗn lắm. Anh bị chúng nó đánh cũng tại vì anh biết nhiều chuyện, lại còn biết trước những gì sẽ xảy ra. Và chỉ có anh là dám viết ra những điều ấy. Thí dụ, anh đã viết từ 1987 rằng chúng nó quyên góp trái phép, thế nào cũng bị Mỹ nó khện cho. Lúc ấy, chúng nó còn mạnh, đâu có ai tin anh. Viết như vậy, chúng nó ghét mình thôi. Nhưng sự thật, là chỉ sau đó bảy năm, bọn Mỹ lôi chúng nó ra, điều tra vụ tiền bạc. Em chờ xem Tuổi Bướm Sầu trọn bộ, để thấy anh kết tội chúng nó như thế nào. Cuốn này, dịch sang tiếng Pháp rồi.
- Anh cho in Tuổi Bướm Sầu trên Ngày Nay rồi mà?
- Đúng rồi. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ thôi. Đăng một thời gian, Lê Hồng Long rét quá, không dám cho đăng nữa.
- Anh có dự tính cho xuất bản cuốn này không?
- Có. Thế nào cũng phải cho ra chứ. Lúc này, anh có mấy thằng bạn cũ, bạn đồng chí Duy Dân ấy mà. Chúng nó sẵn sàng ủng hộ anh, bất cứ lúc nào, bất cứ chuyện gì. Anh cần tiền, gọi một tiếng là chúng nó gửi cho ngay. Có đứa còn mua vé máy bay, mời anh sang chơi nhà nó. Hôm nọ, thằng Truyền ở Atlanta gửi cho anh một nghìn. Thằng Phùng Ngọc Chiêu mới tặng anh năm trăm. Những thằng như vậy, mình mới hỏi. Còn loại mấy thằng B. và N., anh không bao giờ mở miệng hỏi chúng nó.
- In sách xong, mình có nhờ chỗ nào phát hành không?
- Không, anh sẽ đem theo các nơi, tự bán lấy thôi. Gửi tụi phát hành, chúng nó hay quịt của mình lắm. Bán cũng dễ thôi. Ở Wichita, Denver, Atlanta, anh bán mỗi nơi cũng sẽ được mấy trăm cuốn. Đi đến đâu, cũng có người quen biết anh. Có người gặp anh tuần trước, bảo anh “Sao ông trẻ thế. Trông ông chỉ chừng ngoài bốn mươi thôi.”
Duyên Anh cười ngất, nói tiếp:
- Bạn bè thấy anh hớt tóc, khen “ mày kẻng trai quá!” anh đùa “ Vậy thì chúng mày kiếm vợ cho ông đi”. Thằng nào cũng hứa hết, nhưng chẳng thấy gì cả. Có một em bên Cali bảo “anh sang đây đi, em sẽ lấy anh.” Anh nghĩ bụng “Lấy thế chó nào được? Chơi cho vui thì chơi thôi chứ. Mình đã khổ vì một con đàn bà rồi. Lấy thêm đứa nữa để mà khổ thêm à?”
- Nghĩa là, hễ tôi thích thì tôi ở, hết thích thì tôi đi?
- Và bên kia cũng vậy. Em chán anh rồi, chỉ cần nói một tiếng. Anh sẽ ra đi ngay. Mà đàn bà, đối với anh, họ cũng không cần nói nữa. Chỉ một cái nhìn, một cử chỉ nhỏ, là anh đủ hiểu rồi.
° ° °
Xe đã vào địa phận Little Saigon. Hỏi Duyên Anh ăn gì chưa, anh bảo trên máy bay, người ta cho ăn, nhưng anh không thích đồ Mỹ, nên không buồn nếm thử, bây giờ cũng hơi đói rồi. Tôi quẹo vào phở Nguyễn Huệ, tiệm ăn anh ưa ghé nhất, mỗi lần về Orange County.
Xong bữa, tôi cho xe chạy dọc phố Bolsa, xuống Euclid, vào khu công viên Mile Square. Tìm chỗ có bóng mát, tôi đậu xe lại. Mở cửa sau chiếc station wagon cho gió lùa vào, gắn mấy tấm màn che nắng phía trước và hai bên cửa sổ, tôi cho ghế dựa ngả ra phía sau. Chúng tôi vừa nghỉ trưa, vừa nói chuyện. Gió hiu hiu mát, chúng tôi ngủ lúc nào không biết.
Buổi chiều, tôi đưa Duyên Anh lại thăm Đặng Văn Thạnh, giám đốc nhà xuất bản Tú Quỳnh, ở kho sách của anh, gần góc đường Wesminster, Euclid. Đặng Văn Thạnh đưa cho Duyên Anh xem bài xã luận anh vừa viết cho tờ báo KBC của anh, nhờ Duyên Anh góp ý. Duyên Anh đọc xong, khen hay, và đề nghị Đặng Văn Thạnh sửa lại vài chỗ dùng dấu chấm, dấu phẩy, cho gọn gàng hơn. Đặng Văn Thạnh vui vẻ đồng ý, và sửa lại như Duyên Anh đã góp ý. Ngồi chơi chừng một tiếng, Đặng Văn Thạnh rủ chúng tôi ra quán Anh Thy nhậu chơi. Anh cũng bốc điện thoại gọi Du Tử Lê, Mai Thảo, Julie….
Duyên Anh, Đặng Văn Thạnh và tôi đến nơi, ngồi vào bàn một lát, mấy người kia đều tới. Có cả Nguyễn Đức An, một người em văn nghệ của Duyên Anh. An dẫn theo một người bạn; mà theo An, rất mến mộ Duyên Anh. Người bạn này, Nguyễn Kim Dung, vốn là một đoàn viên rất hăng say của mặt trận Hoàng Cơ Minh. Lần đầu tiên nghe An nói Dung ao ước gặp Duyên Anh, tôi bảo:
- Cẩn thận đó! Có lẽ Dung chưa bao giờ đọc Tuổi Bướm Sầu và những bài Duyên Anh viết về Hoàng Cơ Minh và Mặt Trận trên tờ Ngày Nay đâu.
Nguyễn Đức An nói:
- Anh đừng lo. Em bảo đảm là không có chuyện gì đâu. Thằng bạn em nó say mê văn chương Duyên Anh lắm. Ngay từ hồi còn ở Saigon lận.
Và hôm đó, Nguyễn Đức An dẫn Nguyễn Kim Dung tới quán Anh Thy.
Để lần đầu tiên, gặp Duyên Anh.
Tôi ngồi phía tay trái Duyên Anh. Cạnh tôi là Nguyễn Kim Dung và Nguyễn Đức An. Trước mặt tôi, Du Tử Lê, Mai Thảo, Julie và Đặng Văn Thạnh. Julie ngồi chừng mười lăm phút, nửa giờ, là đứng dậy đi khỏi quán một lúc lâu, mới trở lại. Ngồi một lát, lại xin lỗi, đi nữa.
Đặng Văn Thạnh xách theo chai rượu mạnh, đãi chúng tôi uống với soda. Đặc biệt, Du Tử Lê không uống chút rượu nào, chỉ thong thả thưởng thức đĩa cơm gà, và ngồi nghe thiên hạ nói chuyện. Anh chỉ nói, nói rất ít, khi có ai hỏi câu nào. Mai Thảo hoàn toàn không đụng đũa bất cứ món gì. Răng anh đã rụng gần hết. Anh chỉ uống, và thỉnh thoảng, nhấm nháp mẩu bánh phồng tôm, vài hột đậu phộng. Duyên Anh ăn rất ít, uống rượu nhiều ngang ngửa Mai Thảo. Đặng Văn Thạnh nói ít, nhưng cười suốt buổi. Khuôn mặt anh rạng rỡ, đỏ ửng, một phần vì men rượu, một phần, có lẽ vì niềm vui được dịp bày tỏ lòng hào sảng của anh đối với văn nghệ sĩ.
Mai Thảo nói về tập Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền, và đọc mấy câu thơ trong bài Chỗ Đặt nổi tiếng của anh “ Đặt tay vào chỗ không thể đặt, Thế mà đặt được, chẳng làm sao….”
Duyên Anh cho Mai Thảo biết, từ nay anh sẽ không còn chửi ai nữa. Nghe Duyên Anh nói, Mai Thảo lớn tiếng:
- Đấy, mọi người nghe nhé. Thằng Duyên Anh vừa bảo với tôi, nó sẽ không còn chửi bới nữa đấy.
Nhân lúc mọi người yên lặng, Nguyễn Kim Dung nói một hơi, mở đầu bằng nhận xét một vài tác phẩm của Nguyễn Mạnh Côn, và kết thúc bằng những lời tán tụng Duyên Anh hết mình. Mai Thảo bất ngờ quát lớn:
- Nói in ít chứ! Cậu làm ơn im cái miệng cậu đi cho tôi nhờ một tí!
Mọi người im bặt. Không khí bàn tiệc ngột ngạt. Tôi liếc qua bên trái. Mặt Dung đanh lại, hai bàn tay nắm chặt. Tôi từng nghe Nguyễn Đức An kể, một vài năm trước đó, cũng trong một quán ăn, có người nói xúc phạm đến Mặt Trận, trước mặt Nguyễn Kim Dung. Suýt nữa đã xảy ra cuộc ẩu đả giữa Dung và người này.
Tôi vội nắm tay Dung, nói sát vào tai:
- Thôi, em nhịn ông ta đi. Ông ta cũng gần xuống lỗ rồi.
Duyên Anh giảng hòa bằng cách vừa cười, vừa nói lớn tiếng:
- Anh Mai Thảo là người lớn tuổi nhất ở đây. Chúng ta phải nghe lời anh ấy.
Tôi nghĩ, có lẽ Mai Thảo bực mình vì giữa ba nhà văn nghệ tên tuổi cùng
ngồi chung bàn, độc giả chỉ ca ngợi mỗi một Duyên Anh thôi.
Từ lúc ấy, câu chuyện trong bàn trở nên gượng gạo. Một lát sau, Mai Thảo nói “Tao buồn ngủ rồi. Thôi tao về ngủ đây.” Duyên Anh nhờ tôi đưa Mai Thảo về, rồi trở lại đón anh sau. Tôi lái xe, đưa Mai Thảo về căn gác trong khu cư xá cao niên. Tôi cho xe chạy chầm chậm, hỏi anh còn nhớ những lời giới thiệu đọc trước các bài hát trong chương trình Tiếng Nhạc Tâm Tình của Anh Ngọc không. Anh bảo tôi, “Cậu đọc thử xem”, và tôi đọc “ Mùa thu Paris, những pho tượng lạnh đứng trầm tư trong vườn Lục Xâm Bảo, nhìn xuống một người tình ngồi đợi một người tình, nhưng chỉ thấy mênh mông lạnh ngắt mùa thu xanh…Thu Paris có mưa bay, là lệ ngọc của trời. Thu Paris có chia ly, là nỗi chết của người…”
Mai Thảo có vẻ thú vị. Anh gật gù:
- Ừ, tôi viết đấy. Chỉ viết cho mỗi chương trình của Anh Ngọc thôi. Mà sao cậu còn nhớ được?
- Những câu văn như vậy, phải nhớ chứ anh?
Tôi hỏi:
- Anh ở một mình, khi cần gì, có ai giúp đỡ anh không?
Mai Thảo lừng khừng:
- Tôi cũng chẳng cần gì. Thỉnh thoảng, bạn bè có tới thăm…
- Chị Thái Thanh có bao giờ lại thăm anh không?
- Có. Thỉnh thoảng cô ấy cũng có thăm tôi.
Tôi đậu xe sát cầu thang, vòng qua bên phải, mở cửa đỡ Mai Thảo bước xuống. Anh chỉ cho tôi dìu anh đến bên cầu thang. Thân mình anh nhẹ tênh, chỉ toàn xương xẩu. Khi tôi đề nghị đưa anh lên tận phòng, Mai Thảo từ chối:
- Thôi, cám ơn cậu. Tôi vịn thang, lên một mình được rồi.
Tôi nhìn bóng Mai Thảo chậm chạp, khó nhọc mò mẫm từng bậc thang.
Đây là lần cuối cùng, tôi gặp Mai Thảo.
Duyên Anh Và Tôi Duyên Anh Và Tôi - Vũ Trung Hiền Duyên Anh Và Tôi