Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Còn Chút Gì Để Nhớ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 8/31
L
ần đầu tiên qua nhà bác Tám, tôi không dám đi một mình. Dì tôi phải dắt tôi qua. Ði theo hộ tống tôi, còn có nhỏ Lan Anh.
Bác Tám trai lớn tuổi hơn dượng tôi. Dượng tôi kêu bác bằng anh. Bác Tám gái lớn tuổi hơn dì tôi. Dì tôi kêu bác bằng chị.
Bác trai làm nghề mộc, đi làm thuê cho người ta là chính, nét mặt rắn rỏi, tay chân gân guốc. Bác trai ít gần gủi với con cái bằng gác gái. Bác gái lo bán buôn, chợ búa. Phần bếp núc giao cho Trâm và Quỳnh. Thằng Tạo còn nhỏ, được đi chơi thả dàn. Chị Kim đi làm, được miễn việc nhà, khi rảnh rỗi được quyền nằm đọc tiểu thuyết. Sự phân công trong nhà đại khái như vậy.
Hôm tôi qua, bác trai và bác gái tiếp đón niềm nở và thân mật. Sau khi hỏi chuyện học tập của tôi, và dặn tôi "thường xuyên qua chơi, muốn qua lúc nào cũng được", hai bác quay qua nói chuyện với dì tôi.
Chính thức đón tiếp tôi là những nhân vật bằng vai phải lứa. Ngồi quanh cái bàn bày sẵn kẹo đậu phộng là chị Kim, Trâm, Quỳnh và tôi. Lan Anh và thằng Tạo thì chạy tới chạy lui trong nhà, thỉnh thoảng xề lại gần bàn nhón một miếng kẹo, miếng nào miếng nấy thật to, trông phát tức.
Dòm ba chị em, tôi âm thầm xếp hạng: Quỳnh số một, chị Kim số hai, Trâm số ba. Ðó là căn cứ theo bề ngoài, còn bề trong thì tôi chưa biết. Nhưng theo nhận định "khách quan" của tôi, có lẽ Quỳnh vẫn chiếm số một. Tôi nhớ lại buổi trưa hôm trước, Trâm trù ẻo tôi thi rớt, còn Quỳnh bênh tôi chằm chặp. Vả lại, người có nụ cười dễ thương như Quỳnh thì xét bề trong bề ngoài, tứ bề tám hướng, bề nào cũng nhất.
Chị Kim hỏi tôi:
_ Chương vô đây, tính thi vào trường nào chưa ?
_ Dạ, em tính thi vào sư phạm.
_ Chà, tính làm ông giáo hén! Chừng nào ra trường em về quê chị dạy đi! Quê chị thiếu thầy giáo dữ lắm!
Cái "quê chị" ở đây tức là Mỹ Tho, nơi bác gái vẫn đi đi về về buôn hột vịt. Gia đình bác Tám trước ở dưới, mới dời lên Sài Gòn được mười mấy năm nay. Họ hàng của bác ở Mỹ Tho còn khá đông.
Chị Kim kêu tôi về dưới quê chị dạy học, chắc là thuận miệng nói chơi thôi nhưng tôi lại nghĩ khác. Tôi nghĩ "sâu sắc hơn: về Mỹ Tho dạy học, đương nhiên là phải "làm rể" ở đó! Chứ tôi quê ngoài Trung tự nhiên đâm đầu xuống Mỹ Tho làm chi! Sung sướng với viễn cảnh đó, tôi gật đầu liền:
_ Dạ, ra trường xong là em về đó liền!
Trâm ngồi bên cạnh tôi tằng hắng một tiếng làm tôi hết hồn. Tôi tưởng nó định nói "Chắc gì thằng chả thi đậu" như bữa trước. Nhưng không, lần này nó nói nhẹ hơn:
_ Tướng anh làm thầy giáo, học trò sức mấy mà sợ!
Quỳnh từ nãy đến giờ lo ăn kẹo, không nói tiếng nào, thỉnh thoảng cười với tôi một cái bằng... mắt, bây giờ thấy tính mạng tôi đang bị đe dọa, liền lên tiếng:
_ Học trò dữ như chị mới không sợ thầy chứ học trò nào lại không sợ!
Trâm cười tỉnh:
_ Mày đừng có nói oan cho tao! Tao mà dữ! Tao hiền thấy mồ!
Rồi Trâm quay qua tôi:
_ Phải không anh Chương ?
Nó hỏi kiểu đó, tôi đành phải gật đầu.
Trâm ngó Quỳnh, cười hích hích:
_ Thấy chưa!
Chị Kim nói:
_ Con Trâm bắt chẹt người ta trắng trợn quá! Em phải cảnh giác với nó nghe Chương!
Tôi ngồi cười cười, không nói gì. Xa nhà, nhớ mẹ, nhớ quê, nhớ bạn bè, bây giờ ngồi giữa một gia đình ấm cúng, nhìn mấy chị em cười đùa vui vẻ, lòng tôi cũng đỡ cô đơn.
Tôi ngồi nói chuyện với ba chị em Quỳnh khá lâu. Ðến khi mấy dĩa bánh trên bàn đã hết sạch, cả bình trà cũng không còn một giọt, tôi đứng dậy cáo từ. Lúc này ba mẹ Quỳnh đã đi ngủ. Dì tôi và Lan Anh cũng đã về tự hồi nào.
Trâm và Quỳnh tiễn tôi ra tới tận chỗ cửa lưới. Khi Trâm vừa quay vào, Quỳnh đột ngột dúi vào tay tôi một gói giấy nhỏ:
_ Cho anh đó !
Tôi sững sờ chưa kịp hỏi thì Quỳnh chạy vụt vào nhà. Có lẽ trong một thoáng, cô bé cảm thấy mắc cỡ về hành động của mình.
Gói giấy nóng hổi trong lòng tay tôi như một con chim non. Tôi đứng lặng trước hiên có đến mười phút để tận hưởng niềm vui bất ngờ đó.
Vào nhà, tôi rón rén trèo lên gác và hồi hộp mở gói giấy ra. Một chiếc bánh. Một chiếc bánh xinh xắn. Chắc là hồi chiều đi ăn giỗ, Quỳnh đã thó chiếc bánh để dành tặng tôi.
Chiếc bánh xanh xanh đỏ đỏ nom thật hấp dẫn, nửa khuya đói bụng, tôi đã tính "giải quyết" gọn cho rồi nhưng cuối cùng tôi dằn lòng được. Ðằng nào đây cũng là tặng vật của Quỳnh, cô bé phải cất công mang từ "phương xa" về cho tôi. Tôi phải coi nó như một món ăn... tình cảm chứ đâu có thể xơi tái nó như chiếc bánh mua ngoài chợ được.
Nghĩ vậy, tôi đành nuốt nước bọt đặt chiếc bánh trên giá sách, chỗ trang trọng nhất. Tôi sẽ không ăn, tôi sẽ bảo quản nó như bảo quản trái tim tôi, để mỗi ngày nhìn thấy nó, tôi sẽ nhớ đến Quỳnh và nhớ rằng Quỳnh luôn nghĩ đến tôi, kể cả lúc... ăn giỗ. Chiếc bánh sẽ nằm ở đó, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, trang trọng và thiêng liêng, bất diệt và gợi nhớ như một biểu tượng đầy ý nghĩa.
Tôi ngồi chiêm ngưỡng "món ăn tình cảm" của mình một cách ngây ngất, đầu óc tưởng tượng lung tung rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Sáng hôm sau, vừa mở mắt ra tôi đã ngóc đầu dậy dòm lên giá sách. "Kỷ vật" của Quỳnh chuột tha mất tiêu.
Tôi thẫn thờ suốt cả buổi sáng, trong lòng giận mấy con chuột kinh khủng. Nỡ nào thừa lúc tôi ngủ bọn chúng lại xơi mất "món ăn tình cảm" của tôi. Phải chi tôi có thể hóa thành mèo, tôi sẽ thộp cổ cái bọn vô giáo dục đó, dạy cho chúng biết rằng bánh không phải lúc nào cũng dùng để ăn mà có khi còn dùng để biểu lộ một tình cảm khó nói nào đó. Có phải vậy không Quỳnh ?
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Còn Chút Gì Để Nhớ
Nguyễn Nhật Ánh
Còn Chút Gì Để Nhớ - Nguyễn Nhật Ánh
https://isach.info/story.php?story=con_chut_gi_de_nho__nguyen_nhat_anh