Quốc Ước Hội Nghị: Giai Đoạn Tương Tàn Phe Phái
ũng vào ngày 20-9-1792, Quốc hội lập pháp tuyên bố tự giải tán. Đồng thời với sự giải tán Quốc hội lập pháp, bản hiến pháp 1791 cũng không còn được áp dụng. Quốc hội lập pháp sẽ nhường chỗ cho Quốc ước hội nghị, bầu theo phổ thông đầu phiếu. Từ đây trở đi, nhà vua đã đổ, và hiểm họa xâm lăng cũng bớt tính cách cấp bách. Nhưng cùng từ đây, một kỷ nguyên tương tàn khốc liệt giữa các phái sẽ mở màn. Thần tượng cũ đã đổ, nhưng các vị thiên thần mới, say sưa bởi quyền lực mới chiếm đoạt, đã trở thành ngày càng khát máu. Tương tàn giữa phái Gironde và phái Montague, rồi tương tàn ở ngay trong nội bộ phái Montague, giữa phe Danton và phe Robespierre. Đến nỗi dần dần, hầu hết các lãnh tụ lừng danh đều lần lượt theo nhau lên pháp trường. Thời Quốc ước hội nghị quả là một thời xung đột phe phái lừng danh nhất tại nước Pháp, thời của bạo lực và killing, mà sau này, nhiều tay lãnh tụ Sô viết vẫn tự nhận là người tiếp tục truyền thống... Nhưng cũng phải nhận rằng, dưới thời đó, quân cách mạng Pháp đã đánh bại hầu hết các nước Âu châu và mang lá cờ cách mạng cắm tại nhiều nước lân cận.
Muốn hiểu rò những biến chuyên sau đây, thiết tưởng cần trình bầy ít nhiều chi tiết về Quốc ước hội nghị, cùng tâm tính những tay lãnh tụ nổi danh của các phe phái. Quốc ước hội nghị được bầu ngay trong tháng 9 ấy, theo thể thức phổ thông đầu phiếu, và gồm 740 đại biểu, vẫn có hai phái trội trong Quốc ước hội nghị: Gironde và Montague. Các lãnh tụ Montagne đều là những ứng cử viên của Paris Công xã đưa ra, và do dân chúng Paris bầu lên: Robespierre, Danton, Desmoulins. Fabre d'Eglantine, Saint-Just, Couthon... Những lãnh tụ của phái Gironde vẫn là những người cũ: Brissot, Vergniaud, Rolland, Pétion... Trong khi dân Paris bầu cho phái Montague, thì phần lớn dân chúng các tỉnh lại bầu cho phải Gironde, có thể nói rằng phái Gironde đều là những tay trí thức tượng trưng tư sản đô thị. Còn phái Montagne cùng gồm một số trí thức, nhưng say mê tư tưởng cách mạng, đã gần như rời bỏ tầng lớp của mình để tranh đấu cho những tầng lớp nghèo khó. Trong giai đoạn đầu của cách mạng, toàn thể các đại biểu đều chấp nhận tính cách thiêng liêng của quyền tư hữu. Nhưng về sau, nhiều lãnh tụ Montagne đã muốn chủ trương triệt bỏ quyền tư hữu. Đôi khi, họ còn bộc lộ ý chí đi tới một thứ cộng sản chủ nghĩa có tính cách vô chính phủ. Giữa hai phe đó, vẫn có một phái khác, phái Bình nguyèn, gồm chừng 400 đại biểu, lúc ngả bên này, lúc ngả bên kia. Đặc điểm của phải Gironde là tài hùng biện, nhưng họ kém về hành động, nên về sau, phái Gironde đã thua Montagne. Phái Montagne cũng gồm những tay đại hùng hiện, nhưng họ quả quyết hơn, tin tưởng hơn, và dám làm hơn. Nhưng họ cũng có sự chia rẽ nội bộ. Khuynh hướng của phái Gironde có tinh cách dân chủ hơn, theo ý nghĩa hiện thời của chữ dân chủ tại Tây phương. Khuynh hướng của phái Montague là một khuynh hướng độc đảng, có tính cách hội nghị chuyên chính, hơi tương tự như chủ trương của Marx và Lenine sau này, Chính Marx đã xây dựng chủ nghĩa chính trị của minh, sau khi nghiên cứu nhiều về Paris Công xã trong những năm 1793 và 1871.
Một trong những tay lãnh tụ cừ khôi nhất của phái Montagne là Danton. Xuất thân trong một gia dinh thẩm phán ở một vùng gần Paris, cháu một vị biện lý, Danton trong thời tiền cách mạng đã theo nghề luật sư. Ông có vóc người tương tự như Mirabeau, cao lớn, xấu xí, nhưng rất hùng mạnh. Ông là người có thực tài, am hiểu tình thế, và trong những lúc tình thế biến chuyển, biết tìm những biện pháp thích hợp. Đặc điểm nhất của ông là tài hùng biện. Có lẽ Danton là tay hùng biện nhất của thời cách mạng Pháp. Giọng nói hùng mạnh và thấm thía của ông đã lôi cuốn dân chúng Paris. Ông cũng là một người sống không thành kiến, nhiều khi ăn chơi xài tiền như rác. Ồng lên pháp trường năm 31 tuổi, và lúc đó đương có một người vợ 17 tuổi. Bản chất ông vốn ưa khoái lạc. Nlurng ông lại là con người hào hiệp, lúc nào cũng mở rộng tâm não dễ tiếp đón các lý tưởng. Từ lý tưởng cách mạng cứu dân độ thế, cho đến tình thương thông thường như tình bằng hữu, tình trai gái, tình thương người nghèo. Ông thường nói: "Sự căm hờn là một điều tôi không hề biết!". Ông thường có những cơn phẫn nộ ghê gớm, nhưng tuyệt nhiên không có căm hờn. Ông không căm hờn cả với những kẻ đã âm mưu giết mình, như phái Robespierre. Ông dấn thân vào cách mạng vì tình thương nhân loại, vì nhân đạo, không phải vì căm hờn và ý chí quyền lực. Cùng vì thiẽu căm hờn và ý chí quyền lực, má về sau, ông đã để ngỡ ngàng khiến bị phái Robespierre đánh đổ. Thất trận không phải vì bất tài, mà chính vì có tâm trạng anh hùng thấm mệt, không thèm chống cự. Trong đời tư của ông, ông sống không thành kiến. Thích hào hiệp và hay tiêu xài, ông nhận tiền có lẽ của nhiều người. Nhận của nhà vua Louis XVI, nhận của quận công d'Orlèans, và có lẽ nhận cả của thủ tướng Pitt nước Anh. Nhưng tuy ông nhận tiền, vẫn không có kẻ nào có thể nói rằng đã mua chuộc được Danton. Bản lĩnh của ông, cá tính của ông mên mang mạnh mẽ, nên tiền tài cũng chẳng giới hạn được nào! Tình yêu nước của ông cũng tương tự như một thứ tình yêu dàdn bà, tha thiết và cụ thể. Nên vận nước càng khó khăn bao nhiêu, súng càng nổ, ông lại càng tìm được những câu nói tha thiết bấy nhiêu để thuyết phục kẻ khác, và hoạch định những biện pháp cứu quốc. Tóm lại, mặc dầu có nhiều nhược điểm, Danton chính là người, trong nhiều giờ phút, đáng là hiện thân của cách mạng và của nước Pháp!
Robespierre cũng làm luật sư. Ông sinh ở vùng Arras, con thứ của một luật sư. Nhưng cha của Robespierre vốn chè rượu chơi bời, nên đã đóng cửa văn phòng luật sư để di theo một người đàn bà, bỏ lại mấy đứa con bơ vơ. Ngay từ nhỏ. Robespierre đành phải sống nhờ hết nhà nhà cô này tới nhà ông cậu khác. Sống một cuộc đời tẻ nhạt, thiếu tình đầm ấm. Nên từ nhỏ đến lớn, Robepierre mang nặng mặc cảm một đứa trẻ vô gia đình, một con người bị đầy ải. Ông là đứa học trò rất siêng năng, thường đứng đầu lớp, nhưng ít nói và không có bạn. Tâm tình của một con người sớm cô độc, nhiều mặc cảm và tự ái, dễ có căm hờn. Có lẽ sau này, trong cuộc cách mạng, thái độ nghiêm khắc và đa sát của Robepierre cũng là do những căm hờn tủi hờn tích luỹ từ lúc nhỏ. Lớn lên, học luật, ra làm luật sư tại vùng Arras, nhưng cũng không thành công lắm. Có lẽ vì ông là người quả giao, ít niềm nở, và tâm trí còn mường tượng những chuyện gì xa xôi hơn là chuyện tiếp đãi khách hàng, ông là một đệ tử sùng tín của Rousseau, thường đặt lý tưởng cách mạng trên một bình diện thuần túy cao vời. Vốn là thứ người thuần tuý, ông hay đòi hỏi ở người khác tính chất thần túy ấy. Vốn là con người đơn phương, ông không thể chấp nhận cá tính đa biên ở người khác, nhất là về phương diện trụy lạc sa ngã. Cũng vì thế mà sau này, ông xung đột với Danton. Năm 1789, cuộc bầu cử Quốc dân Đại biểu đã khiến Robespierre được đặt gót tới điện Versailles. Từ đó, ngày càng lôi cuốn bởi cách mạng, để rồi trở thành một tay độc tài khét tiếng. Vóc người nhỏ bỏ, đôi mắt sắc bóé trong bộ mặt không râu và hơi dài, Robespierre có vẻ mặt hết sức nghiêm nghị. Lúc nào quần áo cũng chỉnh tề, không sai một nếp, nhưng không làm đỏm. Những lời khen ngợi, dụ dỗ, xu nịnh, cũng như tiền nong và đàn bà, ông đều không màng tới. Chỉ có lòng tự ái là dễ bị thương tốn nhất trong người ông. Khi tới Paris, ông được một người thợ mộc vào bậc trung lưu tên là Duplay đón ông về nhà. Duplay có người vợ và mấy cô coin gái đến tuổi cập kê. Cả gia đình đều săn sóc và chiều chuộng Robespierre. Tại gia đình đó, lần đầu tiên Robespierre được nếm phong vị đầm thắm của gia đình, và sự chăm chút của tình người. Bình sinh, Robespierre có lẽ chỉ mến mấy người đó. Và có lẽ lý tưởng chính trị của ông là muốn phục vụ cho tầng lớp người như Duplav, sống mực sống thước giữa tư sản và dân nghèo. Lúc làm cách mạng, đặc tính của ông là đa nghi. Giữa một thời nhiễu loạn, vàng thau lẫn lộn, tính đã nghi của ông đã khiến nhiều kẻ khiếp sợ. Đặc tính thứ nhì là sự trong sạch. Đặc tính thứ ba là một mặc cảm tuẫn đạo: ông vẫn tự cho mình là một nô lệ của lý tưởng tự do - một thứ tuẫn đạo của cách mạng. Tóm lại. ông là tu sĩ của một giáo hội mới: giáo hội của một hàng ngũ cách mạng thuần túy và cực đoan. Trong hoài vọng thuần tuý, ông muốn quét sạch trên mặt đất hết mọi tàn tích phong kiến, và trong lòng người, hết mọi dơ bẩn. Nhưng có lẽ vì con người không bao giờ hết được dơ bẩn, nên Robespierre đã phải chém giết. Sự tàn sát của ông được căn cứ trên một hoài vọng thuần tuý. Ông là người đã mở màn cho một tấn thảm-kịch đầy máu, trong đó, ở pha sau cùng có pha trộn cả giòng máu của ông!
Một đệ tử trung thành và tài ba hạng nhất của Robespierre là Saint-Just. Cũng một lòng hoài vọng thuần túy ấy, cũng một trái tim sắt đá ấy. Tuy trẻ hơn Robespierre gần 10 tuổi (Saint-Just mới 20 tuổi), nhưng Saint-Just đáng kể là khuôn mặt lạ lùng nhất của thời cách mạng Pháp, lạ lùng hơn cả Robespierre và Danton. Ông có bộ mặt đẹp như một vị thiên thần, đẹp như mặt đàn bà, có bộ tóc mầu vàng. Nhưng miệng ông không cười bao giờ, và mỗi lời nói đều sắt đá chi chi như một câu ngạn ngữ. Vẽ mặt được đúc ra hình như để yêu thương và hưỏng thụ cuộc đời. Nhưng trái lại, tim gan ông không muốn biết tình thương và không thèm hưởng thụ. Không thương người cũng nlur không thèm thương mình. Mỗi bài diễn thuyết của ông thường đòi hỏi sự treo cổ một người hay một số người. Ông sẽ là người đầu tiên đứng lên đòi án tử hình đối với vua Louis XVI. Ông cũng sẽ là người đầu tiên đọc bản cáo trạng lật đổ Danton. Nhưng phải nhận rằng ngay tới khi bước lên đoạn đầu đài, Saint-Just vẫn thản nhiên lạnh lùng. Trong khi Robespierre còn kêu la một hai câu, Saint-Just không thèm nói nửa lời! Cuộc đời ngắn ngủi của ông thực tương tự như một ngôi sao chói lóe bay qua vòm trời bốc khói của cách mạng, đốt cháy, rồi vụt tắt giữa chừng, Ngày nay, ông cũng như Robespierre, cũng như Danton, đã yên nghỉ dưới những nấm mộ xanh tại nghĩa địa gần Paris, và trên mỗi nấm mộ đều có ghi chữ" "An giác ngàn thu".
Sau Saint-Just, càn phải kể tới một tín đồ nữa của Robespierre: Couthon. Ông nhiều tuổi hơn Robespierre, hai chân lại tê liệt. Đi phải dùng một cỗ xe con, và mỗi khi lên diễn đàn, phải có người bồng lên. Bộ mặt có vẻ hiền lành đầy đau khổ. Nhưng cũng như Robespierre và Saint-Just, Couthon là một giáo sĩ của giáo hội tôn sùng lý tưởng cách mạng cực đoan, và luôn luôn mớ miệng đòi hỏi diệ trừ những kẻ thù của cách mạng. Sau này, ông đã đóng vai một đặc phái viên trung ương mớ những chiến dịch tàn sát lụi các tỉnh.
Còn một tay nữa cần phải nói tới: Marat.
Thực ra, Marat không ở phái Montagne, nhưng nhiều khi, chủ trương của ông giống phái Montagne. Ông là một chiến sĩ đơn thương độc mã, không đứng hẳn ở phái nào hết. Trước kia, ông làm báo (tờ Bạn Dân), sau được dân Paris bầu vào Quốc ước hội nghị. Trong nghị trường, ông ngồi một mình nơi thượng đỉnh bên tả, gần phái Montagne. Người đứng tuổi, bộ mặt nhem nhuốc xấu xí, đầu lúc nào cũng quấn một chiếc khăn len lớn, chân tay hhẻ lở, hai mũi phập phồng, miệng hầm hè, Marat là tượng trưng của một vị hung thần dữ tợn và khát máu, sở trường của ông là viết báo. Lợi khí của ông là biết tiếp nhận những điểm bất bình của dân chúng để châm ngòi và khai thác! Nhưng Marat là một kẻ hay lầm lẫn công lý với những cơn cáu giận của mình, và luôn luôn tưởng rằng cơn cáu giận của mình là tượng trưng cho sự bất bình dân chúng. Trước bất cứ một vấn đề nào, Maral chỉ cổ xúy một giải pháp: Đưa lên đoạn đầu đài! Tóm lại, một tâm hồn bệnh hoạu, đục ngầu và khát máu, trong đó không le tới một tia sáng nhân đạo! Mộng của ông là mộng chuyên chế bạo tàn, để cốt xả hơi cho những mặc cảm xấu xa vì thể chất của ông. Rốt cuộc, Marat đã bị Charlotte Corday, một cô gái có bộ mặt thơ ngây, cầm dao đâm chết trong bồn tắm.
Về phái Girondins, thiết tưởng không cần trình bầy dài giòng. Những lãnh tụ của phái đó như Vergniaud, Brissot đều là những ngưởi có lý tưởng cách mạng, có tài hùng hiện. Nhưng ưu du chủ nghĩa, thiếu bản lĩnh, không có chính kiến rõ rệt. Nên đôi khi, lắt lay nghiêng ngả. Hành động cũng kém, nên sau này đã bị phái Montagne lật đổ...
Quốc ước hội nghị nhóm họp vào tháng 9-1792, vào thời kỳ mà hiểm họa xâm lăng đã bớt, do trận Valmy. Từ đó trở đi, quân cách mạng luôn luôn chiến thắng. Tới tháng 11-1792, trên khẳp các mặt trận, cách mạng quân đều vượt ra ngoài biên thuỳ Pháp, về phía Nam, quân cách mạng đẩy lui quân của xứ Piémont, và chiếm xứ Savoie và Nice. Dân xứ Savoie đã bỏ phiếu ly khai với vua Sardaigne, và thuận sát nhập Savoie vào nước Pháp. Quân mg cũng chiếm được mấy tỉnh bên Đức. Đạo quân của Dumourie chiếm toàn thể nước Bỉ. Trong những nước chiếm được, các tướng lãnh cách mạng đêu cho tổ chức những cuộc đầu phiếu giả tạo để sát nhập các xứ đó vào nước Đại Pháp. Cho nên, bắt đầu với một ý chí giải phóng và truyền bá tự dđo, cách mạng quân đã chuyển sang chính sách chiếm đoạt và thôn tính. Tới đầu 1793, quân cách mạng đã gần như thách đố cả Âu châu bởi những vụ thôn tính đất đai.
Được rảnh tay về phía ngoài, các phe phái trong Quốc ước hội nghị lại càng nhiều thì giờ để đối phó với nhà vua bị truất phế, và để xâu xé lẫn nhau. Năm 1792 là năm đầu tiên của Cộng hoà đệ nhất tại Pháp. Tại nghị trường, mặc dầu những cuộc tấn công liên tiếp của phái Montagne, phái Gironde vẫn còn giữ được đa số. Đa số ấy một phần là do ảnh hưởng của những cuộc chiến thắng về quân sự ngoài biên giới, vì phái Gironde từ trước vốn chủ trương quyết chiến. Màn đầu tiên trong vụ xung đột Gironde - Montagne đã xảy ra do vấn đề vua Louis XVI. Trước kia, lúc còn trên ngai vàng, nhà vua là một đối tượng căm thù chung khiến hai phái liên kết. Bị lật đổ, số phận nhà vua lại trở thành một nguyên nhân chia rẽ. Phái Gironde muốn nương nhẹ cho nhà vua, phần vì bất nhẫn, phần sợ rằng nếu giết vua, các nước Âu châu theo đế chế sẽ liên hiệp lại để đánh Pháp. Phần nữa, họ e ngại rằng sự giết vua sẽ mở màn cho một kỷ nguyên bạo lực, trong đó sự thắng trận sẽ về phái Montagne. Trái lại, phái Montagne muốn đem vua ra xử và muốn giết vua, để chặt cầu với chế độ cũ.
Nhưng phái Gironde vẫn còn nắm được đa số trong Quốc hội, cũng như nắm được đa số trong tiểu ban thẩm vấn vụ án nhà vua. Phái Gironde kéo dài thời gian thẩm vấn. Họ lập luận thêm rằng theo hiến pháp 1791, nhà vua có tính cách bất khả xâm phạm, và chỉ có thể áp đụng một hình phạt là sự truất phế mà thôi. Phái Monlagne trả lời rằng một cuộc võ trang khởi nghĩa của dân chúng, như cuộc khởi nghĩa ngày 10-8, đã phá huỷ mọi thủ tục pháp lý, nên trong hiện tình, không cần nói chuyện thủ tục. Tới ngày 13-11, tiểu ban thẩm vấn cử người thuyết trình trước Quốc ước hội nghị. Vấn đề đặt ra là có nên mang Louis XVI ra xử hay không? Thực ra, trong ngày đó, những lãnh tụ cừ khôi của phái Gironde không đăng đàn, vì có lẽ không đám công khai bênh vực nhà vua. Chỉ có những tay hùng biện hạng nhì đăng đàn mà thôi. Sau khi phái Gironde phát biểu ý kiến, bỗng nhiên trong nhóm Montagne, một đại biểu trẻ tuổi đứng lên từ từ tiến lên diễn đàn: Saint-Just. Khi đó, Saint-Just còn chưa có tên tuổi. Bận áo trắng, thắt chiếc cà vạt bằng vải bông, Saint-Just khoan thai tiến lên diễn đàn, nghiêm khắc như tử thần. Vừa lên diễn đàn, ông đã gieo những lời giết chóc: "Các ông cứ loay hoay tỉm mãi những thủ tục để xét xử một nhà vua đã bị truất phế! Các ông cố hùng biện để trả lại cho người đó tư cách một công dân... Nhưng tôi, tôi nói rằng người đó không phải là công dùn, người đó chỉ là một kẻ thù địch. Sự phán xử người đó không tuân theo những luật lệ thông thường, phải tuân theo những luật lệ của chiến tranh... Ngồi trên ngai vàng để trị vì bao giờ cũng là một trọng tội, một sự thoán đoạt không thể khoan miễn... Vì không ai có thể trị vì một cách ngây thơ vô tội...". Dĩ nhiên, trong ngày đó Quốc hội vẫn chưa biểu quyết vấn đề Louis XVI. Tới ngày 20-11, có lên thợ khoá Gamain đã chỉ chỗ cho nhà chức trách biết một chiếc tủ kín của vua Louis XVI. Mở tủ ra, thấy nhiều giấy tờ bí mật về âm mưu nhà vua. Do đó, Quốc ước hội nghị đã quyết định lập phiên toà để xử l.ouis XVI.
Ngày 1-12-1792, Louis XVI tới trước Quốc ước hội nghị, được lập thành toá án, Barère ngồi ở ghế chủ tịch. Sau khi khai mạc, Barère nói với nhà vua: "Louis, Quốc dân Pháp buộc tội ông, ông hãy nghe đọc bản cáo trạng". Bản cáo trạng kể lại tất cả tội trạng từ ngày khỏi đầu cách mạng: những việc xảy ra trong ngày 17-6, việc đưa quân về Versailles, vụ lẻn trốn tới Varennes, vụ tàn sát dân chúng ở công trường Mars, những àm mưu với ngoại quốc, việc mua chuộc đại biểu, và sau cùng, vụ bắn nhau trong ngày 10-8. Sau khi nghe bản cáo trạng, Louis XVI trả lời một cách vắn tắt, cân nhắc từng câu từng chữ để tránh cạm bẫy. Trên đại cương, ông chối trách nhiệm về nlũrng việc đã xảy ra, và sau cùng, yêu cầu được chọn luật sư để bênh vực cho mình. Quốc ước hội nghị, san một hồi bàn cãi, chấp nhận cho nhà vua chọn luật sư. Vị luật sư được chọn là Remain de Sèzc. Trong những ngày tiếp, luật sư tới khám đường thăm nhà vua nhiều lần, cố tìm lời an ủi. Nhưng vua Louis XYI hình như đã bình thản chờ đợi cái chết. Đêm Noel năm đó, vua Louis XVI ngồi viết chúc thư. Trong chúc thư, nhà vua bộc lộ lòng tin Chúa và ngỏ lời xin lỗi tất cá mọi người cũng như ông sẵn sàng tha lỗi cho mọi người. Ồng di chúc lại cho hoàng tử, căn dặn rằng nếu một ngày kia, hoàng tử bất hạnh phải lên ngai vàng, thì nên xoá bỏ mọi căm hờn và thù hiềm... Ngày 20-12, Quốc hội họp lại để tiếp tục vụ án. Luật sư để Sèze biện hộ trong hai tiếng đồng hồ. Ông nhấn mạnh vào điểm vỏ thẩm quyền của Quốc ước hội nghị, cùng sự thiếu bằng cớ về tội trạng. Ông kết luận: "Tới cố gắng tìm ở nơi các ông những người ngồi xét xử tội trạng, nhưng tôi chỉ thấy toàn những người muốn buộc tội mà thôi... Vua Louis đây lên trị vì từ năm 2o tuổi, và lúc nào nhà vua cùng tỏ ra là bạn dân. Dân muốn bỏ thuế, vua Louis cũng bỏ. Dân muốn bãi sưu dịch, vua Louis cùng bắt đầu bãi ngay trên những đất đai của mình. Dân muốn thay đổi những luật pháp về trọng lội, vua Louis cũng không ngần ngại mà thay đổi... Dân muốn tự do, vua Louis ban bố tự do! Với tấm lòng hy sinh cao cả, bao giờ nhà vua cũng đi trước ý nguyện của dân. Thế mà ngày nay, nhân danh dân chúng đó, các ông lại tới đây định buộc tội vua Louis... Tôi thiết nghĩ không cần nói thêm nữa... Tôi xin ngừng lời trước lịch sử: chỉ xin các ông nghĩ lại rằng một ngày kia, hậu thế sẽ xét xử lại phán quyết của các ông, và phán quyết của lịch sử mới sẽ là phán quyết vĩnh cửu".
Sau lời biện hộ của luật sư, nhà vua nói thêm mấy lời: "Hôm nay, tôi lên tiếng trước mặt các ông có lẽ là lần cuối cùng. Một lần nữa, tôi xin nhắc lại rằng tới không có một điều gì đề tự trách hết. Lòng tôi quả thực bị tan nát xâu xé khi tôi thấy có những kẻ buộc cho tôi đã muốn làm đổ máu dân chúng, trong khi lúc nào tôi cũng sẵn sàng chịu mọi hy sinh để tránh sự đổ máu dân chúng". Sau đó, nhà vua trở về khám đường trên một chiếc xe ngựa. Cùng đi với nhà vua có ông thị trưởng Paris, chung quanh có chùng 100 kỵ mã, 600 hộ binh và dân chúng kéo theo xem. Dọc đường trở về, vua Louis XVI vẫn thản nhiên nói chuyện.
Từ ngày 26-12-1792 cho đến ngày 14-1-1793, Quốc ước hội nghị bàn cãi sôi nổi đề nghị án vụ án nhà vua. Vấn đề đặt ra là có nên áp dụng tử hình hay không? Phái Girondins muốn tránh tội tử hình cho nhà vua. Phải Montagne muốn chặt nhà vua ra làm 83 mảnh để gửi tới 83 tỉnh nước Pháp. Để gây áp lực, Paris Công xã tổ chức một cuộc biểu tình gồm các quyến thuộc những kẻ bị chết trong ngày 10-8. Trong thời gian đó, nhiều chủ ngân hàng ngoại kiều ở Paris, dưới huấn lệnh của ngoại quốc, cũng tung tiền mua phiếu của các đại biểu để cửu nhà vua. Tới ngày 14-1-1793, Quốc ước hội nghị lại nhóm họp bỏ thăm xử án. Bản nghị án gồm câu hỏi:
- Louis có phạm tội không?
- Bản án sẽ tuyên có cần phải đưa ra để dân chúng bỏ phiếu duyệt y lại không?
- Nếu có tội, Louis chịu hình phạt gì?
Cuộc bỏ thăm kéo dài trong 1 ngày liền. Vì mỗi đại biểu đều lần lượt lên diễn đàn, phát biểu ý kiến về ba câu hỏi đó, và bỏ thăm bằng lời nói. Tất cả có 721 đại biểu. Trong thời gian đó, xung quanh nghị trường, quân đội cùng dân chúng đông nghịt, súng thần công đặt tử phía. Kết quả là: về câu hỏi thứ nhãt, Quốc ước hội nghị đồng thanh cho lá vua Louis có tội. Về cáu hỏi thứ nhì, có 123 phiếu chống trên 286 phiếu, bác bỏ sự duyệt y của dân chúng. Về câu hỏi thứ ba, những phiếu đòi tử hình chỉ nhỉnh hơn những phiếu phản đối có 5 phiếu.
Sau cùng, hội nghị có nwu lên vấn đề án treo. Nhưng có 380 phiếu bác bỏ án treo chống với 310 phiếu thuận.
Ngày 21-1-1793, Louis XVI lên đoạn đầu đài, theo sau có một vị tu sĩ không tuyên thệ với cách mạng. Nhà vua tự tay cởi áo và cà vạt, rồi yên lặng để người ta trói tay minh. Ông chỉ kêu lên: "Tôì nó tội. Tôi tha thứ cho những kẻ thù của tôi, và tôi cầu Chím để máu của tôi khỏi gây hoạ cho dân chúng. Rồi lưỡi dao hạ xuống, và đầu của Louis Capet rớt xuống thùng vôi. Cũng trong thùng vôi này, sau này sẽ rớt nhiều đầu của các lãnh tụ cách mạng...
Đầu năm 1703, sau khi Louis XVI lên đoạn đầu đài, cục diện của cuộc chiến tranh với các nước Âu châu cũng dần dần thay đổi. Chính sách thôn tính của nhiều vị tướng lãnh cách mạng đã khiến tại nhiều noi (như nước Bỉ), dân chúng công phẫn nổi lên chống lại. Lúc bấy giờ, Phổ và Áo đã được rảnh tay về phía đông (vì sự phân chia Ba Lan đã kết thúc), nên hai nước đó lại điều động quân về phía tây để chống quân cách mạng. Nước Anh, sau một thời gian đo dự, nhưng khi thấy quân đội cách mạng đã chiếm đóng Anvers, nước Anh đã quyết định tham chiến, và phía nam, Tây Ban Nha và vua Sardaigne cùng nhẩy vào vòng chiến. Lần này, các nước Âu châu kết chặt hàng ngũ hơn lần trước, và quyết tám chiếu đấu hơn. Về phía nước Pháp, tình trạng quân đội gặp nhiều sự khó khăn. Vi nội bộ chưa được chỉnh đốn, nên sự tiếp tế cho những đạo quán viễn chinh rất là sơ sót. Quần ảo, giầy dép, lương thực, đạn được đều không đủ, khiến quân sĩ nhiều khi phải đi chân đất, lội qua những đường lầy lội và băng tuyết để giao chiến. Thêm nửa, vì không tiên liệu sự liên kết trở lại của Âu châu. Quốc ước hội nghị đã ban hành một đạo luật cho phép những quân tình nguyên được quyền giải ngũ, với điền kiện phải báo trước cho vị chỉ huy đơn vị hai tháng. Nên tới cuối 1792, trên các nẻo đường thường thấy những binh sĩ vác khăn gói trỡ về quê hương. Trước kia, quân cách mạng Pháp gồm 400.000 người. Sau một thời gian, chỉ còn 228.000. Có những vị chỉ huy muốn giữ quân sĩ ở lại, nhưng quân sĩ trả lời: "Nếu muốn chúng tôi ở lại, phải cho chúng tôi quần áo và lương thực đầy đủ". Trong tình trạng lúc đó, vấn đề quân nhu không sao có thể giải quyết một cách thoả đáng được.
Từ đó trở đi, quân đội cách mạng Pháp lại dần dần bị thất trạn. Tới tháng 3-1793, xảy ra một việc bất lợi nữa: đó là sự phản bội của tướng Dumouriez lúc đó đương chiếm đóng nước Bỉ. Dumouriez vốn do phái Girondins tiến cử ra mặt trặn. Sau khi chiến thắng tại Valmy và Jemmapes, Dumouriez tiến quân chiếm được nước Bí. Từ trước kia, mộng của Dumouriez là muốn chiếm Bỉ và Hà Lan, lấy hai nước đó làm hậu thuẫn để mang quân trở về Paris làm trọng tài cho cuộc điều đình giữa Quốc ước hội nghị và nhà vua. Nên vào tháng 3-1793, mặc dầu tình trạng khó khăn. Dumouriez vẫn cố gắng mang quân đánh Hà Lan. Nhưng vi ít quân và thiếu tầu bè để vượt các sông ngòi Hà Lan, Dumouriez, đành mang quán quay về Bỉ. Quốc ước hội nghị phái người tới triệu hồi Dumouriez. Vì sợ tội, Dumourie bỏ quân lính tại Bỉ, một mình mang theo mấy trăm đệ tử ra hàng địch quân. Trong những tháng tiếp theo, trên các mặt trận, quân cách mạng Pháp luôn luôn thất bại. Quân Phổ đã kéo tới tỉnh Mayence, bao vây 20.000 quân Pháp trong đó. Quân Áo cùng chiếm lại nước Bỉ, và bắt đầu tràn vào biên giới Pháp. Hải quân Anh sửa soạn đổ bộ tại phía bắc. Về phía nam, quân Tây Ban Nha đánh tràn tới biên giới Pháp.
Tình thế bên ngoài đã vậy, tình trạng bên trong lại càng hiểm nghèo hơn. Vụ nổi loạn tại Bretagne, Vendée, sau khi được tin vua Louis XVI bị chém, càng bành trướng thêm. Lớp quý tộc đã hợp tác với những nông dân ngoan đạo để khởi loạn. Trong mấy tỉnh nói trên, đạo quân phiến loạn lên tới 30.000 người. Nhiều tỉnh khác cũng noi gương và bắt đầu dấy loạn: Alsace, Lozère... Đồng thời, chiến tranh và loạn lạc đã ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế trong nước. Vi thiếu nhân công, năng xuất bị kém sút. Thuế má khó thu hoạch, trong khi kinh phí chiến tranh ngày một nặng nề. Vì thiếu tiền, nên phải lạm phát. Đồng bạc của chính quyền cách mạng ngày càng sụt giá. Thêm vào đó, những thủ đoạn đầu cơ trục lợi hoặc phá rối kinh tế, thi hành bởi một số ngân hàng ngoại quốc. Đời sống ngày càng đắt đỏ, dân chúng ngày càng đói rét! Lúc đó, dân chúng Paris chỉ mong mỏi diệt trừ những kẻ đầu cơ, và đòi hỏi ban hành những đạo luật ấn định giả cả thực phẩm.
Tình trạng chiến tranh và nội loạn, cũng như sự suy sụp kinh tế đã gây nên nhiều vụ xung đột giữa phái Girondins và phái Montagne trong Quốc ước hội nghị. Những biến chuyển của tình thế đã trở thành bất lợi cho phái Girondins. Trước kia, phái Girondins vốn chủ chiến, và đã đề cử Dumouriez ra cầm quân tại mặt trận tây bắc. Sự thất trận của quân đội cách mạng, cũng như sự phản bội của Dumouriez đã khiến phái Montagne đổ tội lên đầu phái Girondins. Phái Girondins vốn chủ trương chính sách tự do kinh tế, nên phái Montagne căn cứ vào khủng hoảng kinh tế để trút lỗi vào phái Gironde. Cần nhớ rằng lúc đó, trước tình trạng đói kém của dân chúng, mộ khuynh hướng hết sức quá khích đã nảy nở trong dân chúng Paris: đó là phái Enragés, cầm đầu là Jacques Roux. Phái này chủ trương thi hành những biện pháp rất gắt gao để thực hiện sự bình đẳng xã hội, trong khi phái Girondins muốn ngừng lại ở giai đoạn bình đẳng chính trị. Tuy phái Enragéschưa có đại biểu trong nghị trường, nhưng phái đó có ảnh hưởng tới những tầng lớp dân nghèo Paris. Do đó, sau này, phái Enragés sẽ tổ chức những vụ khởi loạn quần chúng để uy hiếp Quốc ước hội nghị. Trong thời gian đầu, để chống lại phái Girondins, phái Montagnard đã dần dần liên minh với bọn Enragés. Ngày 21-1-1793, Robespierre đăng đàn đặt lại vấn đề tư hữu. Theo ý Robespien;e, sự tư hữu phải có giới hạn để hưởng chế độ tư hữu theo sự phục vụ cho lợi ích xã hội. Trước áp lực của hai phái Montagnarls và Enragés, ngày 4-5, Quốc ước hội nghị đã biêu quyết một đạo luật kiểm soát việc buôn bán và quy định giá cả. Đồng thời, Quốc ước hội nghị thành lập một Uỷ ban cứu quốc. Ngoài ra, Quốc ước hội nghị cũng ban hành nhiều đạo luật gắt gao khác: nlur đạo luật xử tử hình các quân phiến loạn và tịch thu tài sản. Ngay cho đến các đại biểu trong Quốc ước hội nghị, một đạo luật quy định rằng nếu một đại biểu bị ước đoán có tư thông với địch quân, đại biểu đó cùng sẽ mất quyền bất khả xâm phạm!
Trơng cuộc xung đột với phái Girondins, phái Montagnards lấy hậu thuẫn của dân chúng Paris, họ dùng nghị trường, các hội quán, báo chí, rồi liên minh với phái Enragés để khuấy động quần chúng, và chỉ mặt vạch tên những kẻ thù nội bộ. Khẩu hiệu của họ là: "Tất cả hiểm hoạ quốc nội chỉ là do bọn tư sản". Và đối với họ, đại biểu tư sản tức là phái Girondins. Nhưng phái Girondins cùng không phải là không có hậu thuẫn, vì các tỉnh đều do tầng lớp tư sản nắm giữ, và các tỉnh ủng hộ phải Girondins, Cho nen khi dân chúng Paris sôi nổi đòi triệt hạ phái Girondins, thì tại các tỉnh, nhất là các tỉnh miền nam, phái tư sản cũng tổ chức những toán vệ quân để bắt bớ chém giết bọn Jacobins. Đồng thời, để bảo vệ các đại biểu Girondins, một số tỉnh lẻ tử gửi những toán vệ quân tới Paris. Ngay tại đất Paris, phái tư sản cũng phản công: trong 18 khu phố, phe tư sản cũng phái người tới hội họp để lũng đoạn nội bộ của phái Montagnards... Đã có lúc, phái Girondins có vẻ thắng thế tronh nghị trường, và đòi hỏi được biểu quyết bắt giam Marat. Nhung tới phiên xử, một số dân chúng Paris tràn vào phòng xử, khiến rốt cuộc, các vị bồi thẩm phái tha bổng Marat.
Để phản công lại, các khu phố Paris đã gửi một phái đoàn đông đảo tới nghị trường, trình bàáy bản yêu sách đòi Quốc hội phải trục xuất 22 lãnh tụ Girondins, trong đó có Vergniaud, Brissot và Pétion. Đa số Quốc ước hội nghị không chịu chấp nhận bản yêu sách đó. Một lãnh tụ Girondins (Isnard), vì quá căm giận, đá lên tiếng đe doạ dân Paris: "Nếu còn có những kẻ âm mưu khởi loạn muốn dùng võ lực triệt hạ các đại biểu của Quốc ước, tôi e rằng một ngày kia Paris sẽ bị tàn phá. Lúc đó, người ta sẽ không thể tìm thấy dấu vết cố đô trên bờ sông Seine được!"... Lời hăm đoạ đã trở thành thách đố, khiến nước tràn miệng bình. Ngay buối chiều hôm đó, tại hội quáu Jacobins, Robespierre kêu gọi dân chúng Paris khởi loạn.
Đến ngày 31-5-1793, các khu phố Paris lại võ trang tới chiếm đóng toà Thị chính, kêu gọi dân chúng biểu tình. Đoàn biểu tình kéo tới bao vây nghị trường. Lần này, đám biểu tình không còn có vua để uy hiếp nữa, chỉ còn có Quốc hội mà thôi. Trong khi dân chúng bao vây nghị trường, viên Chưởng lý của Paris Công xã được cử làm phát ngôn viên, vào nghị trường trình bầy những yêu sách của dân chúng. Lần này, dân chúng Paris không còn đòi trục xuất 22 đại biểu Girondins. Dân chúng Paris đòi buộc tội và truy tố. Robespierre lập tức đăng đàn kể các tội trạng của phái Girondins... Tuy nhiên, trong ngày hôm đó, đa số Quốc ước hội nghị vẫn không chịu nhượng bộ Công xã khởi loạn.
Hai ngày sau, tức là ngày 2-6-1793 Công xã khởi loạn quyết định triệt hạ cho được phái Girondins. Công xã tập trung quân lực, giao quyền chỉ huy cho Hanriot. Tới sáng 2-6, 8.000 người võ trang, phần lớn là thợ thuyền, kéo tới bao vây nghị trường. Tuy nhiên, trong nghị trường, một đại biểu Girondin (Lanjuinais) vẫn lên diễn đàn tố cáo âm mưu khởi loạn của Công xã: "Trong giờ phút này, Paris đang bị uy hiếp bởi một bọn độc tài khát máu. Tới thỉnh cầu Hội nghị phải truất quyền các nhân viên trong Paris Công xã. Tôi yêu cầu rằng tất cả những kẻ nào muốn thoán đoạt quyền hành bằng những hành động bất hợp pháp, những kẻ đó phải bị đặt ra ngoài vòng pháp luật!"... Trong khi Lanjuinais đăng đàn, các đại biểu Montagnards đều giơ tay hoặc rút súng hăm dọa. Dân chúng bên ngoài reo hò chửi bới. Một phái đoàn của dân biểu tình bước vào nghị trường đưa tối hậu thư. Barère, chủ lịch Quốc hội, trả lời: "Nếu quả thực có những kẻ phản bội trong Quốc hội, các ông phải minh chứng tội trạng của họ". Rồi Barère sai viên thừa phát lại ra ngoài, yêu cầu chỉ huy trưởng Hanriot tới trước Quốc hội giái thích tại sao lại võ trang tuần hành. Nhưng Hanriot đã trả lời: "Mi vê nói với tên chủ tịch rằng ta bất chấp. Trong một giờ nữa, nếu Quốc hội không giao 22 tên Girondins, ta sẽ cho ăn đạn trái phá".
Được câu trả lời của Hanriot, nhiều đại biểu trong Quốc hội thấy bất bình, có người yêu cầu các đại biểu nên ra khỏi Nghị trường để dàn mặt với đám biểu tình. Vị chủ tịch Quốc ước hội nghị bèn đứng dậy, từ từ ra khỏi nghị trường. Một số lớn đại biểu đi theo. Tới trước mặt Hanriot, vị chủ tịch lớn tiếng yêu cầu toán biểu tình giải tán. Hanriot lại trả lời:
"Tôi chỉ biết có tuân lệnh mà thôi. Liệu ông có thể hứa với tôi rằng trong 24 giờ, phải giao đủ bọn phản bội hay không?"
- Không"
- Dân chúng nổi dậy không phải tới đây để nghe chuyện hão, mà là để ra lệnh!"
Rồi Hanriot ra lệnh: "Các đơn vị trọng pháo, hãy chuẩn bị!".
Nghe lệnh, các vệ quân Paris liền rút lưỡi lê, hô to: "Phái Montagne vạn tuế! Bọn Girondins lên đoạn đầu đài!" Đoàn đại biểu Quốc ước hội nghị đành nuốt giận trở vào nghị trường. Vừa ngồi yên vị, Couthon đã lên diễn đàn xin biểu quyết đạo sắc lệnh bắt 22 Girondins. Trước áp lực của tình thế, một số đại biểu không chịu bỏ thăm, nhưng phần lớn đã biểu quyết chấp thuận. Ngay chiều hôm đó, 22 lãnh tụ Girondins bị bắt. So Girondins còn lại phần lớn đều bỏ trốn. Từ' đó, phái Girondins biến mất trong nghị trường. Sau cuộc khởi loạn ngày 10-8-1792 truất phế nhà vua, vụ khởi loạn ngày 2-6 đã xâm phạm tới chính Quốc hội... Vào tháng 5-1789), dân chúng Pháp lên đường đi tìm tự đo. Tới tháng 6-1793 Quốc dân Pháp đã lọt vào vòng kiềm toả của một chế độ độc khối.
Sự sụp đổ của phái Girondins đã gây nhiều vang dội trong nước Pháp. Phần nhận thấy chính quyền trung ương bị chia sẻ bởi cuộc tương tàn bè phái, phần công phẫn trước thái độ lấn loát và độc đoán của Paris Công xã, nhiều tỉnh nước Pháp, cầm đầu bởi trả lời tư sản đã nổi loạn. Đồng thời một số tỉnh còn giũ khuynh hướng bảo hoành, cũng lợi dụng tình trạng để dấy loạn, Tháng 6-1793, trong số 83 tỉnh nước Pháp, có đến gần 60 tỉnh nổi loạn chống chính quyền Trung ương. Lyon và Marseille là 2 tỉnh chống dối kịch liệt hơn cả. Lyon không chịu chấp nhận uy quyền tối cao của Quốc hội, cho rằng Quốc hội đã bị sứt mẻ do sự bắt giữ phái Girondins. Những đoàn vệquan do tầng lớp tư sản tổ chức chiếm đóng Toà thị chính l.yon, hạ ngục những nhân vật Jacobins trong hội đồng thành phố. Viên thị trưởng cũ (Chalier) bị đưa lên đoạn đầu dài. Đồng thời một cuộc khởi nghĩa báo hoàng cũng nổi dậy, cầm đầu là một bá tước, gồm một lực lượng võ trang chừng 20.000 người Marseille cũng có khuynh hướng bảo hoàng. Tỉnh Toulon cũng tuyên bố đưa vua Louis XVI lên ngôi. Tại mấy tỉnh đó, khi nghe tin cuộc khởi loạn ngày 2-6, phe Bảo hoàng đều cất quân chiếm đóng công sở, chiếm ngân khố, mộ quân tình nguyện, rồi mất phái người đi các tính lân cận để truyền bá phát triển nổi loạn chống Quốc ước hội nghị.
Mặt khác, ngay tại Paris, phái Enragésvênh vang tự hào đã góp một phần công lớn trong vụ khởi loạn ngày 2-6. Với sự sụp đổ của phái Girondins, phái Enragés ngày càng kiêu hãnh, đưa ra rất nhiều yêu sách. Họ đòi lùng bắt hết thảy những kẻ tình nghi, và trưng dụng các thực phẩm cần thiết. Họ đòi hỏi sự thanh trừng triệt để trong các cơ quan và quân đội. Họ đòi thiết lập một thứ quốc trái bắt buộc, để tịch thu tiền của bọn nhà giàu. Nói tóm lại, họ đòi hỏi một chế độ khủng bố được hợp pháp hoá... Những yêu sách gắt gao và quá đáng của phái Enragés đã khiến phái Montagnards, trước kia vẫn liên minh với họ, cùng đâm e ngại muốn ly khai với đám người cực đoan ấy... Trong một bản thuyết trình đọc trước uỷ ban ban cứu quốc, Barère mạt sát bọn Enragés, so bọn này như thứ phù sa nhơ bẩn pha trộn trong ngọn thủy triều cách mạng. Danton, và ngay đến Couthon, cũng có ý ly khai với phái Enragés, và muốn tỏ thái độ hoà hoàn đối với số 22 Girondins bị bắt. Riêng Robespierre vẫn đứng ở lập trường cũ, muốn tiêu diệt đến cùng lực lượng của tầng lớp tư sản. Ông đã trả lời Barère: "Chúng ta không có quyền lầm lẫn về đường lối và chính sách, đất nước của chúng ta không thể chịu đựng lâu dài tình trạng hỗn độn ngày nay. Bên ngoài, địch quân đương bao vây chúng ta. Bên trong, nhiều tỉnh đã trở thành phản bội. Riêng có Paris vẫn yên tĩnh... Chính chúng ta đã thừa nhận nguyên tắc và tính chất yêu nước của những phong trào khởi nghĩa quần chúng... Và chúng ta cũng nhận thấy sự cần thiết của vụ nổi dậy của dân chúng Paris".
Tuy nhiên, vì e ngại phản ứng tại các tỉnh, Quốc ước hội nghị, cầm đầu bởi phái Montagne, vẫn không dám quyết định gì hết về số phận của những đại biểu Girondins bị bắt. Tại Hội nghị, phái Montagnards đành làm ngơ trước sự ký kết một bản kiến nghị bởi 73 đại biểu phản đối việc bắt phái Girondins. Nhưng về mặt khác, để mua chuộc dân Paris, phái Montagne đã yêu cứu Quốc ước hội nghị biểu quyết đạo luật ngày 27-7 chống nạn đầu cơ tích trữ. Theo luật đó, tất cả những sản phầm cần thiết của nông nghiệp và kỹ nghệ đều được đặt dưới quyền kiểm soát của nhà chức trách. Những kho thực phẩm, hầm rượu, những xưởng máy, tiệm buôn đều phải lập bản kê khai thực phầm và hàng hoá. Mỗi tiệm buôn phải vết thị trước cửa danh sách hàng hoả cùng giá cả, và những kẻ khai gian sẽ phải chịu tội tử hình... Đồng thời, Uỷ ban cứu quốc cũng tìm mọi cách giải quyết vấn đề tiếp tế cho thành phố Paris.
Những biện pháp trên đây làm êm dịu một phần lòng công phẫn của dân chúng Paris và vỗ yên đôi chút dư luận tại các tỉnh nổi loạn. Nhưng trong thời gian ấy, tin tức ngoài mặt trận lại hết sức bi quan. Sau vụ phản bội của Dumouriez, quân Áo đã vượt biên giới Pháp, và bao vây hai thành phố Condé và Valenciennes. Đạo quân cách mạng giữ mặt song Rhin, dưới quyền chỉ huy của tướng Custine, cũng bỏ thành Mavence lọt vào tay quân Phổ. Hai tỉnh Alsace - Lorraine đã bắt đầu bị quân Phổ xâm lăng. Về phía nam, quân Sardes tiến vào tỉnh Savoie, và quân Tây Ban Nha vượt qua dãy Pyrénées... Những thất trận liên miền khiến nhiều người lên tiếng buộc tội Uỷ ban cứu quốc là bất lực. Kẻ bị buộc tội nhiều hơn cả là Danton, lúc đó có chân trong Uỷ ban cứu quốc. Có người đã buộc tội rõ rệt Danton là phản bội, muốn cho địch quân tiến vào nước Pháp, rồi lợi dụng tình thế để âm mưu giải cứu cho hoàng hậu Marie Antoinette... Do đó, tới ngày 10-7-1793, khi Quốc ước hội nghị bầu lại Uỷ ban cứu quốc. Danton đã bị loại ra ngoài.
Lần này, những uỷ viên được bầu vào Uỷ ban cứu quốc là: Barère, Lindet, Héraull de Séchelles, Jeanbon Saint-André, Couthon. Saint-Just, Prieur de la Marne. Ít lâu sau, Robespierre, Carnot cũng được cử vào Uỷ ban. Rốt cuộc, Uỷ ban cứu quốc đã thâu gồm những lãnh tụ Montagnards tài ba và uy danh hơn hết. Dần dần, Uỷ ban cứu quốc đã gần như trở thành ban thườngs trực của Quốc ước hội nghị, và thâu gồm gần hết uy quyền trong nước. Những quyền hành trước kia của Quốc hội bị thâu lại trong tay một thiếu số của Uỷ ban cứu quốc. Robespierre luôn luôn tranh đấu cho sự tập trung quyền hành trong tay một thiếu số. Ông viện dẫn Lý do cứu quốc và thường tuyên bố: "Lý do cứu quốc phải là định luật tối thượng". Do đó, bắt đầu với ý chỉ muốn bảo vệ tự đo, phái Montagnards dần dần thiết lập chế độ độc tài. Theo định nghĩa của Robespierre "chính quyền cách mạng phải là một thứ chính quyền chuyên chế để bảo vệ tự do chống lại tất cả những hình thức hà hiếp bạo tàn". Và Saint-Just cũng nói: "Đặc điểm của chế độ cộng hoà là sự tiêu diệt toàn diện những hình thức chống đối lại". Thuyết của Robespierre được mệnh danh là thuyết của sự cứu nguy công cộng (Doctrine du salut public), và thuyết đó đã đưa tới sự huỷ hoại tự do cá nhân cùng sự thiết lập một chính sách khủng bố thường xuyên.
Ít ngày sau khi uỷ ban cứu quốc được bầu lại, Marat bị ám sát bằng dao trong bồn tắm. Ám sát bởi một cô gái 20 tuổi, có bộ mặt hiền hậu, tên là Charlotte Corday. Ra trước toà án, viên quan toà hỏi Charlotte: "Khi giết Marat, cô mong muốn điều gì?". Charlotte trả lời: "Tôi muốn giành lại sự yên ổn thanh bình cho nước tôi!" Vụ ám sát Marat càng khiến Robespierre đòi hỏi sự tập trung quyền hành trong Uỷ ban cứu quốc. Từ đó trở đi, cả ba quyền: lập pháp, hành pháp, và tư pháp, đều ở trong tay Uỷ ban. Carnot coi về quân đội. Prieur coi quân giới. Lindet coi quân nhu. Barère coi về ngoại giao. Saint-Just coi công an. Và Robespierre coi về chính trị tổng quát... Uỷ ban cứu quốc đã thực sự trở nên Chính phủ của nước Pháp. Họ cai quản các bộ trưởng, được biến thành công chức thừa hành, họ chỉ huy cả ngoại giao và quân đội, chỉ định và cất chức các tướng lĩnh, gửi những đặc phái viên có toàn quyền đi các tỉnh để thám sát mọi việc. Chỉ có một giới hạn duy nhất cho quyền hành của Uỷ ban cứu quốc, là phải phúc trình các công việc lên Quốc ước hội nghị để được duyệt y. Nhưng vì các uỷ viên trong Uỷ ban đều là những tay lãnh tụ có nhiều ảnh hưởng trong Quốc ước hội nghị, nên không mấy khi Quốc hội đã phủ nhận đường lối của Uỷ ban cứu quốc. Cũng do sự tập trung quyền hành trong tay một thiếu số, nên trong giai đoạn tiếp theo, Uỷ ban cứu quốc đã hoạt động đắc lực trong công cuộc chống ngoại xâm, mặc dầu trong nội bộ, một kỷ nguyên khủng bố chưa từng thấy đã mở màn lại nước Pháp.
Đồng thời với những công cuộc cấp bách khác. Quốc ước hội nghị cùng với Uỷ ban cứu quốc muốn thay đổi cả nền tảng tinh thần và tín ngưỡng trong nước. Dưới thời Quốc ước hội nghị, khuynh hướng bài xích tôn giáo đã hết sức bành trướng. Lễ nghi tôn giáo nhiều khi bị thay đổi, tỷ dụ như tại nhiều tỉnh, uỷ ban cứu quốc ra lệnh cho dân chúng không được làm đám ma theo nghi lễ Cơ đốc. Đôi khi, họ còn can thiệp vào Giáo hội một cách mạnh mẽ hơn nhiều. Tại Paris, giám mục Gobel đã bị uỷ ban cứu quốc bắt buộc phải làm một buồi lễ công khai để bội giáo. Gobel phải lớn tiếng tuyên bố: "Tôi xin phục tùng lý chí tối thượng của quốc dân, và quốc dân muốn rằng từ nay trở đi, không còn một sự phụng thờ công khai nào khác là sự phụng thờ thần tượng bình đẳng và tự do. Tôi cũng từ khước các chức vụ trong hàng Giáo hội Cơ đốc. Để thay thế vào những tín ngưỡng cũ, Quốc ước hội nghị và uỷ ban cứu quốc đã đưa ra những thần tượng mới để dân chúng sủng bái: Tồ quốc, Luật pháp, Tự do, Bình đẳng, Công Lý, Nhân loại... Và cao hơn hết các thần tượng ấy, là thần tượng Thiên nhiên, như Rousseau đã chủ trương. Do sự sùng bải Thiên nhiên, nên lịch cộng hoà cùng đổi thay: những ngày tháng trong niên lịch đều mang những danh từ mới nhắc nhở đến mặt trời, sương mù, băng tuyết, gió mưa... Các Thánh trong niên lịch cùng được thay bằng tên các trái cây. Và tới ngày 11-11-1793, Quốc ước hội nghị cùng dân chúng đã tổ chức một buổi lễ Quốc khánh để sùng bái thần Lý trí và Thiên nhiên.
Từ đó trở đi, trào lưu cách mạng Pháp đã bước vào một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên đầy vinh quang chiến thắng cũng như đầy những cơn cuồng điên khát máu... 1793 là một năm hạn hán. Ruộng đất trở thành khó cày cấy, và nước thiếu không làm quay nổi những cánh quạt của các nhà máy xay lúa. Lúa mì và bột mì ngày càng khan hiếm. Đồng bạc của ngân khố cách mạng sụt giá kinh khủng! Paris bị đói rét hơn trước. Với sự đói rét, phái Enragés tìm mọi cách khai thác và khích động quần chúng. Trong phái đó, thấy xuất hiện một lãnh tụ mới tên Hébert, chủ bút tờ Le Père Duchesne. Trên mặt báo, Hébert luôn luôn đòi hỏi: tiêu diệt hết quý tộc, tu sĩ, lập đoạn đầu đài thường trực để chém đầu những kẻ phản bội, xử án Marie Antoinette cùng phái Girondins, thiết lập một quân đội hoàn toàn cách mạng... Nhưng đi xa hơn nữa, Hébert hô hào dân chúng phải thực hiện một cuộc cách mạng thứ hai, cuộc cách mạng của dân nghèo đánh đổ bọn tư sản... Những yêu sách quá khích của Hébert khiến hầu hết các đại biểu trong Quốc ước hội nghị, ngay cả đến Robespierre, cũng thấy e ngại. Tuy nhiên, một số ít đại biểu như Billaud Varenne, Collot d'Herbois tán đồng ý kiến của Hẻbert. Họ họp thành một phái, phái Hébertistes, để thay thế cho phái Enragés trước kia. Từ đấy, ảnh hưởng của Hébert ngày càng bành trướng và ngay tại hội quán Jacobins, những phần tử Hébertistes cùng lọt vào làm mưa làm gió. Giữa lúc đó, xảy ra vụ tỉnh Toulon và hải quân Pháp phản bội theo quân Anh. Tin ấy gieo nhiều hoang mang tại Paris. Biến cố quan trọng ấy cũng được bọn Hébertistes khai thác để đòi hỏi những biện pháp cực đoan.
Tới ngày 5-9-1793, dưới sự khích động của Hébert, dân chúng Paris lại biểu tình bao vây Quốc ước hội nghị. Trước những biến chuyển của tình thế, một số đại biểu sẵn sàng nghiêng về khuynh hướng cực đoan, tỷ dụ như Barère đã đề nghị: "Chúng ta nên đặt sự khủng bố thành chính sách. Bọn bảo hoàng đã muốn đổ máu, được lắm! Bọn chúng sẽ nhìn thấy máu, máu của bọn phản bội, của bọn Girondins và Marie Antoinette!". Ngay hôm đó, Quốc ước hội nghị đã nhượng bộ trước áp lực của dân chúng. Các đại biểu biểu quyết thiết lập một toà án cách mạng. Ít ngày sau, Quốc ước hội nghị lại chỉ định Billaud Varenne và Collot d'Herbois làm ủy viên trong Uỷ ban cứu quốc. Với Billaud Varenne và Gollot d'Herbois, phải Hébertistes đã đặt chân vào Uỷ ban cứu quốc.
Ngày 5-9 là ngày mở màn kỷ nguyên khủng bố. Từ đó, đoạn đầu đài gần như được thiết lập thường trực trong nhiều thành phố, nhất là ở Paris. Hàng loạt người lần lượt kéo lên đoạn đầu đài... Ngày 1-10, hoàng hậu Marie Antoinette ra trước toà án cách mạng. Bản cáo trạng kể đủ các thứ tội: tội huy hoắc công quỹ, tội âm mưu với địch quân, lại thêm cả tội "ngủ với con trai" là hoàng tử! Tội sau cùng này là do chính Hébert đòi ghi thêm vào bản cáo trạng. Lời buộc tội quá đáng khiến nhiều đại biểu công phẫn lên tiếng bênh vực cho Marie Antoinette. Tuy nhiên, công cáo uỷ viên Fouquier Tinville vẫn yêu cầu toà lên án tử hình. Rút cục, toà xử tử Marie Antoinette. Ngày hôm sau, nàng lên đoạn đầu đài. Một số người theo khóc, trong đó có bá tước De Fersen... Sau hoàng hậu, đến lượt phái Girondins. Ngày 3-10, nhiều đại biểu Girondins bị bắt thêm, không kể 22 người trước. Ít lâu sau, tất cả đều ra trước toà. Trước toà, Vergniaud còn trổ tài hùng biện một lần cuối cùng, và làm sao động thính giả. Giữa phiên toà, Hébert kêu lên: "Cần gì phải làm nhiều thủ tục đến thế để chặt đầu mấy lên phản động mà dân chúng đã kết án rồi?"! Rốt cuộc, các đại biểu Girondins đều bị xử tử. Một can phạm Valaé, khi nghe tuyên án, đã rút dao găm tự tử. Lúc lên đoạn đầu đài, phần lớn các đại biểu Girondins vẫn giữ thái độ chỉnh tề. Trước khi bị hành quyết, họ còn cất tiếng hát. Sau phái Girondins, đến lượt quận công d'Orlèans ra pháp trường. Rồi đến bà Rolland, tức Manon Philipon. Trước khi chết, Manon kêu lên: "Hới Tự do, người ta đã nhân danh ngươi để làm bao nhiêu tội ác" - Một số Girondins đã bỏ trốn. Có người bị bắt lại, hoặc bị chết trong rửng sâu, làm mồi cho ác thú... Sau họ, đến lượt rất nhiều người khác, tỷ dụ như bà Du Barry, tình nhân của vua Louis XV ngày trước. Trong số những người ra pháp trường, có cả 8 nữ tu sĩ giòng Carmel...
Tại các tỉnh, phong trào khủng bố cũng rất bành trướng. Quân cách mạng đã dẹp được những tỉnh nổi loạn như Lyon, Marseille, Toulon, Nantes... Tại các tỉnh đó, các đặc phải viên của chính quyền trung ương như Fouche, Freron, Barras, Carrier đã lập đoạn đầu đài, giết người không đếm xiết. Tại Nantes, nhiều người bị trôi sông...Theo bản thống kê lập bởi nhiều sử gia, tổng số nạn nhân của chính sách khủng bố dưới thời Quốc ước hội nghị lên tới 10.000 người xử tử.
Tuy nhiên, trong thời gian đó, phải công nhận rằng Uỷ ban cứu quốc và Quốc ước hội nghị đã thành công rất lớn trong công cuộc chống xâm lăng. Ngày 23-8-1793, Quốc ước hội nghị biểu quyết sắc lệnh tổng động viên: "Kể từ giờ này cho đến lúc địch quân bị đuổi ra khỏi lãnh thổ, tất cả công dân Pháp, đàn ông cũng như đàn bà, đều bị trưng dụng thường trực để làm việc trong quân đội. Thanh niên cùng đàn ông chưa vợ sẽ ra tiền tuyến. Những người có gia đình sẽ phục vụ trong các cơ quan quân nhu và quân giới. Đàn bà sẽ phụ trách việc may quần áo bỉnh sĩ và làm việc trong các nhà thương, Người già cả sẽ tới các công trường khích lệ chiến sĩ, gieo rắc căm hờn đối với đế chế và địch quân... Không một người nào có quyền tìm kẻ thay thế"... Do đó, quân đội cách mạng đạt tới quân số 570.000 người.
Để giải quyết vấn đề quân giới, mọi biện pháp đều được áp dụng. Họ hạ chuông nhà thờ, vơ vét đồng sắt để đúc súng. Họ cạo tường trong các hầm rượu lấy chất diêm sinh làm thuốc súng, về vấn đề quân nhu, một đạo sắc lệnh được ban hành, buộc các quý tộc còn lưu lại trong nước, mỗi gia đình phải may mặc cho một số binh sĩ. Tại các tỉnh, các đặc phái viên ra lệnh trưng thu vải dạ, quần áo cùng giày dép. Tuy nhiên, quân nhu vẫn thiếu, và đa số binh sĩ vẫn phải di chân không xông pha nơi chiến trường.
Về cấp chỉ huy, Uỷ ban cứu quốc tìm cách loại các tướng cũ, và đề cử những tướng mới, hầu hết đều trẻ tuổi, và xuất thân trong quân ngũ: Lazare Hoche, Marceau, Masséna, Augereau, Murat, Bernađotte... Chiến lược và chiến thuật cùng thay đổi. Các tướng lãnh mới không còn noi theo chiến lược cổ truyền có tính cách thụ động, cốt phòng vệ các thành trì. Họ đã chuyển sang một chiến lược lưu động và nhanh nhẹn hơn, luôn luôn nhằm khởi thế công. Lazare Carnot, uỷ viên trung ương phụ trách quân đội, từng ra huấn lệnh: "Các lưỡng lãnh hãy khởi thế công, luôn luôn khởi thế công. Bất cứ giờ nào, phải luôn luôn tập trung một quân số nhiều hơn để tiêu diệt một đơn vị nào đó của đối phương. Chiến lược đó, thực hành bởi các tướng lãnh trẻ tuổi và hăng hái, đã đem lại những kết quả quyết định. Cuộc tổng phản công trên các mặt trận đã giải phóng được ba yếu điểm: Dunkerque, Mauberge, Alsace. Từ đó trở đi, quân cách mạng đi từ thắng trận này đến thắng trận khác! Ngay đến các lực lượng nổi loạn trong nước cũng bị diệt trừ. Tóm lại, cách mạng quân gồm những tướng lãnh chưa râu và những quân sĩ đi chân đất, đã khiến Âu châu phải nhận rằng: cách mạng Pháp đã làm phát xuất những lực lượng mới mẻ và khó thể đánh bại. Cho nên, nhiệm kỳ của Quốc ước hội nghị, mặc dầu có chính sách khủng bố, đã mở một kỷ nguyên lẫy lừng trên các chiến trường. Sau này, Napoléon đã tập đại thành được những nguyên tắc chiến lược nói trên và mở rộng hơn nữa vòng hào quang chiến thắng của quân đội Pháp.
Tới cuối 1793 và sang đầu 1794, hiểm hoạ ngoại xâm đã bị đẩy lui, nhưng Quốc ước hội nghị lại trải qua một thời kỳ tương tàn ghè gớm giữa các đảng phái. Sống giữa một thời tranh chiến và đầy bạo lực, tất nhiên lòng dạ con người đã thay đen đổi trắng! Vì e ngại cách mạng, các nước Âu châu đã tìm đủ cách phá hoại. Ngoài việc dấy binh ở biên giới, Âu châu còn dùng các ngân hàng ở Paris để thi hành nhiều thủ đoạn hiểm độc: in giấy bạc giả để lũng đoạn tài chính, vơ vét thực phầm để tăng nạn khan hiếm, hoặc hơn nữa, cho người đội lốt cách mạng để xúi giục thi hành những biện pháp cực đoan làm phương hại cho uy thế cách mạng. Trong những tay chủ ngân hàng ngoại quốc đã tham dự nhiều âm mưu, ta phải kể tới Proli (vốn là dân Bỉ) và Cloots (vốn là dân Phổ). Song những điệp viên ấy đâu có thể hoạt động được một mình. Họ đã tung nhiều tiền để mua những nghị sĩ trong Quốc ước hội nghị. Giữa thời loạn lạc, lòng người dễ nghiêng ngả, muốn có tiền ngay để hưởng thụ khoái lạc. Nên một số khá đông nghị sĩ đã bị mua chuộc như: Delaunav, Cliabot, Bazire, Julien de Toulouse, Fabre d'Eglantine v.v... Cả đến Hébert và một số Hébertistes cũng thường tới dự tiệc tại nhà các chủ ngân hàng, và đã từng nhận tiền của họ. Mài về sau, những vụ đó mới bị phát giác. Nhưng khi đã phát giác, các đồng loã liền tố cáo lẫn nhau và bộc lộ mọi manh mối. Những lời khai của họ đã gieo hoài nghi vào thanh danh của nhiều nghị sĩ. Ngay đến Danton cùng bị nghi ngờ, vì đôi khi, Danton có đi lại giao tiếp với một hai chủ ngân hàng ngoại quốc.
Trong thời gian đó, tại Quốc ước hội nghị cũng như lại uỷ ban cứu quốc, phái Robespierre vẫn nắm được cán cân. Uy thế của họ còn tăng một phần, vì phái đó không hề bị tai tiếng trong những vụ tiền nong. Trên phương diện chính kiến, phái Robespierre vẫn khuynh tả. Duy bọn Hébertistes còn muốn cực đoan hơn nữa. Mùa đông 1793 lại là một mùa đông đói rét. Nhất là lệnh tổng động viên đã khiến những trai tráng vắng mặt trong công việc đồng áng. Phái Danton gồm nhiều người bạn của Danton, nhưng thực ra, cũng không thể gọi hẳn là một phái. Vì phe đó không có một lập trướng nhất định như phái Robespierre. Từ trước kia, Danton thường khuynh tả, đòi hỏi những biện pháp cứng rắn, nhất là về vấn đề đối với ngoại xâm. Nhưng đối nội, Danton có thái độ hoà hoãn hơn Robespierre. Tới đầu 1794, vì hiểm hoạ xâm lăng đã giảm bớt, lại thấy ở trong nước, sự khủng bố làm máu chảy quá nhiều, nên phe Danton cũng thay đổi ý kiến. Danton đã cùng với Desmoulins cổ xuý chính sách khoan dung, muốn mở cửa các nhà tù và lập uỷ ban ân xá. Desmoulins lập luận rằng đã đến lúc phong trào cách mạng cần phải khoan hồng, vì khoan hồng cũng là một biện pháp cách mạng, và có lẽ là biện pháp duy nhất đế hoàn thành cách mạng... Ngày nay, xét lại tác phong của Danton, rất có thể Danton đã chủ trương khoan dung không phải vì chính kiến, mà có lẽ tới lúc đó, ông có tâm trạng một tay anh hùng thấm mệt. Nước đã cứu được rồi, mà người vẫn bị giết nhiều quá! Ngay từ ngày phái Girondins bị chém, Danton đã từng nhỏ lệ. Có người bạn hỏi: "Anh thương tụi họ sao? Họ đều là những kẻ bè phái". Danton trả lời: "Họ cũng là những người cách mạng, vả lại, nếu gọi họ là bè phái, thì trong lúc này, người nào chẳng là bè phái'? Chúng mình cũng đáng bị chết như họ cả". Rồi từ đó, Danton thường sao lãng quốc sự, hay lui về căn trại vắng gần Paris để cuốc đất và săn bắn. Và tới năm 1794, Danton đã móm lời cho Desmoulins cổ xuý trên mặt báo chính sách khoan dung...
Đứng trước những lời hô hào quá khích của bọn Hébertises và chính sách khoan dung của phái Danton, phái Robespierre vẫn nuôi ý định diệt trừ cả hai địch phái. Nhưng uy thế của Danton lúc đó còn lớn lắm. Bạn bè của Danton còn nhiều, và ra trước nghị trường, Robespierre vẫn e ngại tài hùng biện của Danton. Nên Robespierre đã quyết định diệt trừ phái Hébertistes trước. Do mua chuộc, lớp dân nghèo thường để bị khích động bởi luận điệu của Hébert, phái Robespierre đã thi hành một biện pháp: đề nghị tịch thâu tài sản ruộng đất của những kẻ thù của nền cộng hoà, để mang phân phát cho dân nghèo. "Quyền tư hữu của những phần tử ái quốc là một quyền thiêng liêng, song những tài sản của kẻ thù muốn âm mưu lật đổ nền cộng hoà phải được đem san sẻ cho kẻ nghèo. Vì những tầng lớp nghèo nàn mới chính là tầng lớp đáng kể trong một nước. Đề nghị trên đây của Saint-Just được Quốc ước hội nghị chấp thuận, và một đạo sắc lệnh được ban hành truyền tịch thâu tài sản của chừng 300.000 gia đình. Do biện pháp đó, phái Robespierre lấy lòng được lớp dân nghèo tại Paris và các tỉnh. Phái Hébertistes cũng lệu rằng Robespierre đã mở cuộc tấn công định tiêu diệt họ. Để phản ứng lại, vào cuối tháng 2-1794, Héberl sai người đi hô liào và dán biểu ngữ khắp thành Paris để kêu gọi dân chúng khởi loạn. Lần này, lời kêu gọi của Hébert bị thất bại. Mấy ngày sau đó, Saint-Just làm thuyết trình trước Quốc ước hội nghị yêu cầu đưa bọn Hébert ra trước toà án cách mạng. Phần lớn Hội nghị không ưa gì phái Hébert, nẻn đã chuẩn chấp. Và chỉ ít ngày sau, Hébert cùng hơn 10 tòng phạm bị điệu ra pháp trường.
Đối với phái Danton, Robespierre ngần ngại khá lâu. Có lẽ vì sợ thế lực của Danton. Một số sử gia cho rằng dụng tâm đầu tiên của Robespierre chỉ là muốn điệt trừ vây cánh của Danton, mà không đụng tới lãnh tụ. Giữa lúc ấy, có nhiều người bạn trung gian muốn đứng ra thu xếp giảng hoà. Có người đã tổ chức một bữa cơm mời nhiều người tới dự, trong đó có Danton và Robespierre. Nhưng vì cá tính của hai người khác nhau quá, nên sự giàn xếp không có kết quả... Robespierre và Danton còn gặp nhau một lần nữa khi cùng đi xem một vở hát. Tối hôm đó, Danton cùng một số bạn ngồi trong một lô ghế gần chỗ Robespierre. Điều bất hạnh là trên sân khấu lại diễn vở kịch về vụ âm mưu chống một tay độc tài. Đến khi diễn viên hô lên: "Hãy giết chết kẻ bạo tàn!", bạn bè của Danton cùng đồng thanh hô theo trên sân khấu. Bị chạm tự ái, có lẽ Robespierre đã quyết tâm từ lúc đó. Ông ghi trong cuốn sổ tay tất cả những sự kiện có thể buộc tội cho Danton. Trong thời gian đó, có lẽ vì quá tin ở uy thế của mình, Dantoil vẫn thản nhiên sống cuộc đời như trước. Mùa xuân năm đó rất đẹp trời, Danton thường hay về trại sống với người vợ trẻ', có người bạn khuyên Danton nên đề phòng, thì ông cười trả lời: "Chắc chúng không dám đấu". Hoặc có người khuyên nên tấn công trước, Danton lại trả lời: "Nếu phải đưa kẻ khác lên pháp trường, thì thà mình chịu lên còn hơn... Máu đã đổ quá nhiều! Trước kia, tôi chủ trương bạo lực vì bạo lực cần thiết trong lúc đó. Bây giờ thì khác rồi". Nhưng tới ngày 30-3, trong một buổi họp của Uỷ ban cứu quốc, Saint-Just đã đứng lên yêu cầu bắt phái Danton. Một số ủy viên cực lực phản đối, e rằng sẽ có ảnh hưởng tai hại. Nhưng rốt cuộc, phái Robespierre và Saint-Just đã thắng với đa số. Và ngay đêm hôm đó, Uỷ ban phái người tới bắt Danton cùng bạn hữu.
Ngày hôm sau, Saint-Just và Robespierre ra trước Quốc ước hội nghị để yêu cầu Hội nghị chuẩn y quyết định của Uỷ ban cứu quốc. Nhiều đại biểu phản đối Uỷ ban. Nhưng Saint-Just gay gắt buộc tội: "Ngày hôm nay, tới tới đây tố cáo những kẻ tội phạm cuối cùng đã tham dự những vụ âm mưu bảo hoàng... Rồi đây, chế độ cộng hoà sẽ có một chính sách khoan dung, nhưng cần phải trừng trị một lần này nữa... Các ông nên hiểu rằng lỏng yêt nước là một tình thương ác nghiệt. Lòng yêu nước đòi hỏi chúng ta phải hy sinh mọi thứ cho lợi ích công cộng, hy sinh một cách không thương tiếc, không sợ hãi và không lý trí đến tình người nữa". Rồi ông tiếp tục kể tội Danton: bạn của Mirabeau, người thân tín của quận công d'Orlèans, Danton đã nhiều lần nhận tiền của Louis XVI. Danton cũng là bạn của Dumouriez, một kẻ phản bội. Danton đã để cho Fahre d'Eglantine ăn tiền của ngoại quốc và phá hoại công quỹ. Danton đã muốn dung thứ cho bọn Girondins... Rồi ông kết luận: "Tại sao chúng ta lại phải coi Danton hơn bọn Brissot, Pétion, Chabot, Cloolz? Các ông đã lầhm khi các ông muốn coi Danton như một thần tượng. Vì thần tượng đó đã mục nát từ lâu".
Rốt cuộc, Quốc ước hội nghị đành chấp thuận những yêu sách của Uỷ ban cứu quốc, và biểu quyết đưa phái Danton ra trước toà án cách mạng... Trong khi đó, ngồi trong khám, Danton cùiiị các hạn vẫn giữ thái độ bình thản. Riêng Danton luôn luôn nói tới cây có, tới cảnh thiên nhiên ở vùng quê, cùng lạc thú của con người sống hồn nhiên giữa tạo vật. Trong thâm tâm, có lẽ Danton còn tin rằng ra trước toà án, ông sẽ minh oan được. Tới ngày lập phiên toà, dân chúng kéo xem đông nghịt. Uỷ ban cứu quốc đã thu xếp khéo léo, khiến phái Danton phải ra trước toà cùng với bọn Delaunay, Chabot, Fabre d' Eglantine v.v... Trước vành mosng ngựa, khi viên chánh thaarm hỏi tên tuổi và trú sở, Danton lớn tiếng trả lời: "Georges Jacques Danton, 34 tuổi, rồi đây, trú sở của tôi sẽ là hư bô, và tên tuổi sẽ để nơi quốc miếu" Rồi ông vươn cổ cãi. Tuy nhiên, Danton không bào chữa tội trạng, trái lại, Danton buộc tội Robespierre, buộc tội Saint-Just. Giọng nói của ông vang lên như tiếng chuông khiến dân chúng đều nghe rõ. Ông nói: "Tôi đây mà có kẻ cho rằng đã bị bán cho Mirabeau, bán cho d'Orlèans, bán cho Dumouriez! Tôi mà có kẻ cho rằng bị bán cho phái bảo hoàng! Tôi nghĩ một người như tôi không ai có thể trả giá nổi! Xem những kẻ buộc tội tôi có can đảm xuất đầu lộ diện, tôi sẽ đánh tan những lời buộc tội của chúng". Rồi Danton buộc tội lại phái Robespierre, nhắc lại những ngày đen tối trong các đợt khủng bố, cùng suý đồ thống trị của Robespierre. Ông kêu lên: "Phải chăng là trong lịch sử, mỗi bước tiến của thần Tự do, phải được trả giá bằng những viên đá để xây mồ?". Sau cùng, ông yêu cầu toà án nghe thêm những nhân chứng khác về các tội trạng của ông.
Trong khi Danton bào chữa, không khí pháp đình căng thẳng, và có lúc, Robespierre e ngại sự thất bại. Song những bị can tới trước vành móng ngựa sau Danton đã kém tài hùng hiện và ít uy thế. Nên sự xúc động gây nên bởi Danton đã bị lan loãng. Nên Danton thất trận! Tuy nhiên, lúc ra pháp trường, ông vẫn giữ thái độ hiên ngang, chỉ khi nghĩ tới người vợ trẻ yêu dấu, ông thấy lòng nao núng, nhưng lại trấn tĩnh được ngav. Ông quay lại bảo tên đao phủ: "Khi chém tao rồi, mi nên giơ đầu tao cho dân chúng xem, vì đầu tao đáng để cho thiên hạ coi!".
Với cái chết của Danton, Quốc ước hội nghị gần như trống rỗng, không còn ai đối thủ với Robespierre. Nhưng mặc dầu các phe đối lập đã bị dập tắt, đợt thanh trừng đẫm máu vẫn tiếp tục.
Có nhiều người vô cớ cũng bị ra pháp trường... Trong số nạn nhân, cần kể tới Lucile (vợ của Camille Desmoulins), Lavoisier (nhà bác học danh tiếng). Malhrsherbes (một luật sư có khuynh hướng cách mạng ngay thời chế độ cũ, và đã đứng ra biện hộ cho Louis XVI cùng với Romain de Sèze), công chúa Elisabeth, em của Louis XVI... Từ đó trở đi, chế độ độc tài được thiết lập thực sự. Các báo chí đều bị khoá miệng, chỉ được tự do tán dương công việc làm của Uỷ ban cứu quốc mà thôi. Đợt khủng bố này kéo dài mấy tháng trời và lan tràn tại các tỉnh. Sách sử còn ghi lại những tỷ dụ như sự triệt hạ một làng, chỉ vì tại làng đó, người ta đã hạ cây nêu tượng trưng cho thần Tự do.
Tới ngày 3-6-1794 tức ngày Quốc khánh, buổi lễ hôm đó biểu dương một cực độ vinh quang trong cuộc đời cách mạng của Robespierre. Cao vọng của Robespierre không phải chỉ là chi phối đời sống thực tế của dân Pháp, mà còn muốn đặt định cả một nền tảng tinh thần và tín ngưỡng. Để thay thế Cơ đốc giáo, Robespierre hoằng dương một tôn giáo mới. Tôn giáo này nhằm đề cao lóng tin tưởng ở nhân loại, ở thiên nhiên, ở lý trí. Nhưng đồng thời, Robespierre cũng tin tưởng ở Thượng đế cùng tính chất bất tử của linh hồn. Ngày lễ Quốc khánh là ngày thờ phụng nền tôn giáo mới của Robespierre. Ngay từ tảng sáng, cả thành Paris sắm sủa nhộn nhịp, chăng đèn kết hoa. Tại công trường Mars, các nghị sĩ đều đứng đợi, mỗi người cầm một bó hoa. Ai nấy đều thấp thỏm chờ Robespierre, nhất là đợi nghe bãi diễn văn khai mạc. Họ thầm mong rằng trong bài diễn từ, Robespierre sẽ nói lên những lời khoan dung để kết thúc kỷ nguyên khủng bố. Nhưng Robespierre tới chậm. Một số nghị sĩ, bạn cũ của Danton, lấy làm bất mãn. Họ xì xào: "Cha nội bây giờ cũng hách dịch như vua ngày trước!..." Đến khi tới công trường, luận diệu của Robespierre vẫn khắc nghiệ như trước: "Ngày hôm nay, chúng ta hãy phóng tâm tổ nỗi hân hoan và phụng thờ Thượng đế. Từ mai, chúng ta sẽ lại đem hết tâm lực, để gột rửa mọi tật xấu xa cùng những kẻ bạo tàn". Bài diễn từ gieo nhiều thất vọng lo ngại. Sau hài diễn từ, Robespierre dẫn đầu các nghị sĩ đi vòng quanh công trường. Trong khi đó, dân chúng hoan hô, quân sĩ tuốt gươm trần, và súng thần công bắn chỉ thiên. Các nghị sĩ đều cố ý đi chậm hơn, để mặc một mình Robespierre trơ trọi đi dẫn đầu, Có kẻ xì xào: "Trông mặt hắn mà coi, hắn không những muốn làm chủ nhân ông, hắn còn muốn làm Thượng đế nữa!" Hoặc: "Trời đất này, vẫn còn những đứa muốn làm Brutus!" Những lời xì xào cũng lọt tới tai Robespierre. Nên buôi lễ tuy là ngày vinh quang cho Robespierre, cũng là một ngày gieo mầm hoạ cho ông.
Hai ngày sau, tức 8-6-1794, Robespierre ra huấn lệnh cho Couthon trình bầy trước Quốc ước hội nghị một dự án luật. Theo dự án này, bất cứ người nào, kể cả các nghị sĩ, đều có thế bị đưa ra toà án cách mạng do một quyết nghị đơn phương của Uỷ ban cứu quốc. Hơn nữa, thủ tục xét xử trước toà án được đơn giản hoá rất nhiều: không cần bằng chứng rõ rệt và nhân chứng. Tuy nhiên, tại Quốc ước hội nghị, không mấy ai dám lên tiếng phản đối, nên dự án đã được biểu quyết. Đạo luậí đó thắt chặt thêm uy thế độc tài của phái Robespierre, và hết thảy đại biểu đều nơm nớp lo sợ. Sự lo sợ thường xuyên đã khiến các nghị sĩ phải cấp bách tính việc đánh đổ Robespierre.
Từ mấy tháng trước, Robespierre vẫn có linh cảm rằng đời mình không tồn tại được lâu. Có lần ra trước Quốc ước hội nghị, Robespierre đã từng đọc một bản diễn văn có những luận điệu như làm điếu tang cho chính mình: "Quả thực, trong thâm tâm tôi, tới không tin tưởng sự cần thiết phải sống lâu dài. Có lẽ tôi đã sống đủ rồi, vì tôi đã nhìn thấy dân tộc Pháp đã tới tuyệt đỉnh vinh quang của nền cộng hoà... Hỡi các công dân, xin các vị hãy hoàn thành lấy số phận cao cao của dân tộc... Các vị đã đặt chúng tôi ở tiền tuyến... Chúng tôi đã dùng máu của chính chúng tôi để vạch con đường bất tử cho dân tộc Pháp"... Có lẽ vì tâm trạng đó mà sau này, trong khi còn có thể xoay trở ngược tình thế bằng võ lực, Robespierre đã buông xuôi hai tay để chịu đựng số mệnh. Về phía đối lập, những tay nghị sĩ hoạt động nhất để lật đổ Robespierre là: Tallien, Fouché, Barras, Vadier. Toàn thể đều đã nhúng vào nhiều vụ âm mưu đẫm máu, và nơm nớp e sợ Roliespierre sẽ cứa cổ mình. Nên âm mưu của họ được hàn gắn bởi sự sợ hãi. Trong thời gian ấy, khủng bố vẫn tiếp tục như giông bão. Sau khi biểu quyết đạo luật 8-6, phái Robespierre không còn cần bằng chứng để buộc tội nữa. Một sự nghi ngờ cùng thừa đủ. Tình trạng ấy khiến các nghị sĩ, kể cả Bình nguyên phái, đâm lo sợ và nghiêng theo đối lập. Tối đến, không mấy nghị sĩ dám ngủ nhà. Đêm nào cùng vậy, Fouché, Tallien, Barras cũng mò mẫm đi khắp noi, gặp các nghị sĩ để kết bè hợp đảng. Để làm tăng sự lo sợ của mọi người, trong túi áo Forché lúc nào cũng có sẵn một mớ danh sách đã đề tên những người mà Robespierre sẽ cứa cổ. Về phía Vadier, ông ta đùng một mưu khác. Tại Paris lúc đó, có một mụ đồng già, Catherine Théot, người hơi điên khùng nhưng có một số tín đồ. Vadier cho mật vụ tới bắt mụ đồng, và xui mụ tiên tri rằng trong một thời gian rất gần, sẽ có Đấng Cứu thế ra đời. Và đấng Cứu thế chính là Robespierre! Mục đích của Vadier là đưa mụ đồng ra trước toà án cách mạng, buộc về tội tuyên truyền nhảm để bôi xấu Robespierre. Trong khi đó, Robespierre biết rằng có sự âm mưu, nhưng ông vẫn yên tĩnh ngồi nhà viết bản cáo trạng buộc tội phe đối lập.
Tới ngày 8 Thermidor (tức là ngày 27-7-1794), Robespierre quyết định ra trước nghị trường để buộc tội và diệt trừ phe đối lập. Nhưng không hiểu tại sao hôm đó, bài diễn văn của Robespierre đã kém hùng biện, dài giòng và mơ hồ. Đáng lẽ phải buộc tội những kẻ đáng buộc như bọn Fouché, Tallien, thì Robespierre lại đả kích hai người khác: Cambon bộ trưởng tài chinh và Carnot uỷ viên quân sự. Cambon vốn là người vừa làm được việc vừa trong sạch, và Carnot là người anh hùng đã tổ chức sự chiến thắng của quân đội cách mạng, có lẽ Robespierre ghét hai người đó, vì tại Uỷ ban cứu quốc, họ hay phản đối những đề nghị của Robespierre. Vì quá giận nên mất sợ, Carnot đã đứng dậy buộc tội lại Robespierre. Và lời nói của Carnot đã khơi mào cho luồng phẫn nộ của các đại biểu từ trước vẫn nép mình e sợ. Cuộc cãi vã kéo dài, và trong hôm đó, không có phe nào thắng cả.
Buổi tối, Robespierre tới đọc diễn văn lại hội quán Jacobins: những nhân viên hội quán đều vỗ tay tán thưởng. Một số quá hăng hái đã đề nghị với Robespierre dùng quân lực bắt hết các đại biểu trong Quốc ước hội nghị. Nhưng Robespierre vẫn tin rằng mình sẽ có thể thắng một cách hợp pháp, nên từ chối biện pháp võ lực. Trong đêm ấy, phe đối lập cũng chạy chọt hoạt động rất gắt. Riêng Tallien có một cô nhân tình, Thérésia Cabarrus, rất đẹp. Cô này bị bắt nhốt trong khám từ lâu. Chính đêm đó, Thérésia viết cho Tallien một bức thư ngắn: "Chỉ vài ngày nữa, tôi phải ra trước toà án, vả chắc sẽ ra pháp trưởng. Tôi rất tuyệt vọng khi nghĩ rằng trước đây, tôi đã hiến thân cho anh vì anh chỉ là một thằng hèn nhát, không dám ngửa mặt trả lời Robespierre". Được thư của người tình, Tallien càng uất hận, và quyết tâm đánh đổ Robespierre.
Tới ngày hôm sau, tức 28-7, phái Robespierre lại ra trước nghị trường. Hôm đó, phe đối lập đến đông đủ. Một đại biểu đối lập - Collol d'Herbois, ngồi ghế chủ tịch. Lần này, Robespierre đã nhường cho Saint-Just lên đàn trước. Nhưng Sainl Just vừa nói được mấy câu, thì Tallien đã nhảy ra giữa nghị trường, phản đối ầm ĩ, và đòi Saint-Just phải nói rõ định buộc tội những ai. Sự can thiệp của Tallien gần như tiếng trống báo hiệu. Các nghị sĩ đều nhao nhao phản đối, át cả tiếng nói của Saint-Just, có kẻ kêu: "Đả đảo tên độc tài!" Rồi bỗng nhiên, Tallien rút một con dao găm trèo lên diễn đàn hét to: "Dưới mắt tôi, tôi đã nhìn thấy kẻ lập tâm đóng lại vai tên Cromwell độc tài. Nên hôm nay, tôi mang sẵn dao tới đây, và nếu Quốc ước hội nghị không đủ can đảm truy tố, tôi sẽ dùng dao này để diệt trừ kẻ ấy"! Thấy tình thế nguy hiểm. Robespierre cũng trèo lên diễn dân xin nói. Nhưng vị chủ tịch cứ lắc chuông ầm ĩ, không cho Robespierre nói. Trong khi đó, những tiếng kêu: "Đìả đảo tên độc tài!" vẫn nhao nhao tiếp tục. Rồi Vadier cùng lên đàn, nhắc tới việc mụ đồng Catherine Théot. Bị cướp lời, Robespierre đành bước xuống đứng giữa nghị trường. Còn Saint-Just thản nhiên khoanh tay im lặng, vẻ mặt xa vắng như ở đẩu đâu. Rồi Tallien lại nói, ông kẻ hết các tội của Robespierre từ ngày 10-8-1792. Robespierre muốn trả lời, thì chủ tịch lại lắc chuông. Mặt tái ngắt, Robespierre quay về phía Bình nguyên phái: "Hỡi các ông vốn là những người trong sạch, tôi muốn nói với các ông vài lời". Chủ tịch lại lắc chuông, và những tiếng phản đối vẫn ầm ĩ. Robespierre gào: "Hỡi tên chủ tịch cùng bọn sát nhân, ngươi có để cho ta nói không?". Chuông vẫn lắc, và Robespierre bỗng nhiên bị khản giọng. Có kẻ kêu lớn: "Mi khản giọng, vì máu của Danton làm nghẹt cổ mi!". Robespierre lắc đầu: "À, thế ra các người muốn báo thù cho Danton. Các người thực là hèn nhát, là tại sao trước kia các người không dám đứng lên bênh vực cho Danton?" Rồi Robespierre lảo đảo bước lên hàng ghế muốn ngồi xuống. Một nghị sĩ lập tức đứng lên ngáng đường Robespierre: "Mi là một kẻ sát nhân! Mi không được ngồi chỗ này, vì đây là ghế ngồi của Vergniaud". Robespierre đánh bước tới chỗ khác, mồ hôi toát ra đầm đìa. Ông có cản tưởng rằng không những chỉ có người sống buộc tội ông, mà trong nghị trường còn có nhiều bóng ma buộc tội. Trời lúc đó sắp có cơn giông, sấm chớp ù ù, bóng tối chạng vạng. Trong gian phòng nửa sáng nửa tối, một nghị sĩ vô đanh đứng lên yêu cầu Quốc hội biểu việc bắt Robespierre. Trong một thời gian chớp nhoáng, Quốc ước hội nghị đã bỏ thăm chấp thuận. Cả Saint-Just, Couthon cùng bị bắt. Người em ruột của Robespierre và một người bạn tên là Lebas, tuy không bị bắt cũng yêu cầu được bắt cùng với Robespierre. Rồi cả bọn được hộ tống đưa tới khám đường".
Hai giờ sau, thành Paris sôi nổi. Paris Công xã muốn bênh vực cho Robespierre, đã phái Hanriot đi khắp các phố, gõ chuông đánh trống xui dân chúng khởi loạn. Đồng thời, họ tập trung một số vệ quân gần Toà thị chính, và phái người lời khám đường giải phóng cho bọn Robespierre đưa tới Toà thị chính. Chính ra, lúc đó, Paris Công xã có thể dùng vệ quân đàn áp Quốc ước hội nghị. Nhưng Robespierre không muốn. Ông chỉ muốn hai điều: một là thắng một cách hợp pháp trước nghị trường, hai là thắng bằng một cuộc khởi loạn của dân chúng. Nhưng dân Paris lúc đó đã quá mệt mỏi vì khủng bố, nên họ thờ ơ trước lời kêu gọi của công xã. Chờ mãi không thấy dân chúng khởi loạn, Couthon đề nghị với Robespierre biên thư kêu gọi quân đội ngoài biên ải. Nhưng Robespierre trả lời: "Biên thư, nhưng nhân danh ai?" Có một Cơ quan đại biểu cho dân chúng là Quốc ước hội nghị, thì họ đã ngả theo đối lập rồi! Trong thời gian lưỡng lự của Paris Công xã, Quốc ước hội nghị đã nhanh tay thi hành những biện pháp cần thiết. Hội nghị ban hành một đạo sắc lệnh cất chức Hanriot, đề cử Barras làm chỉ huy trưởng vệ quân. Hội nghị cử 12 vị nghị sĩ, đội mũ lông, đeo băng tam tài, có người hộ tống, đi tới các nẻo dường đọc tờ tuyên ngôn buộc tội bọn phản loạn. Đồng thời, một số nghị sĩ đi khắp 48 khu phố Paris để lập trung những phần tử dân vệ võ trang cùng dư đảng của Danton, đem tập họp ở công trường gần Toà Thị chính. Tới 5 giờ sáng ngày 29-7, đoàn dân vệ đó, dưới quyền chỉ huy của Barras, đã đột nhập Toà thị chính. Trong phỏng của Robespierre, có một tiếng súng nổ: Lebas đã tự tử. Tiếp theo một tiếng súng thứ hai: Robespierre ngã gục, quai hàm bị gẫy 1. Dân vệ và cảnh binh ùa vào bắt. Saint-Just cúi xuống ôm bạn. Người em của Robespierre nhảy qua cửa sồ tự tử. Cả bọn bị bắt đi.
Họ bị giải tới điện Tuileries có người canh gác. Robespierre bị thương nằm trên bàn. Saint-Just bị trói tay, đúng im lặng, không nói một lời, vẻ mặt lạnh lùng. Thỉnh thoảng chỉ cúi xuống lau máu ở mặt Robespierre. Quả thực lúc đó, thái độ của Saint-Just đã chứng minh cho một lời nói của ông ta lúc trước: "Tôi coi nhẹ cái thứ cát bụi cấu tạo nên thể xác tôi".
Ngay buổi sáng hôm đó, toà án cách mạng đã họp phiên toả xét xử. Rồi đến buổi trưa, mấy cỗ xe bò đưa họ ra pháp trường. Thành Paris lộ vẻ vui mừng như một ngày hội. Tới pháp trường, Saint-Just vẫn thản nhiên không nói một tới. Hanriot chém trước, rồi đến Couthon, đến em Robespierre, đến Saint-Just. Robespierre lên cuối cùng. Ông cũng không nói gì. Nhưng khi lên đao phủ dứt cái băng buộc quai hàm, Robespierre đã kêu lên một tiếng vì quá đau.
Sự sụp đổ cửa Robespierre đã để lại nhiều đổi thay báo hiệu một chuyển hướng quan trọng trong trào lưu cách mạng. Robespierre đã tượng trưng cho một cực độ của cao trào cách mạng, và các tầng lớp đều bị huy động toàn lực để tiến tới chế độ mới. Nhưng sau 4 năm trời căng thẳng, phần lớn dân chúng đều mệt mỏi. Tuy cuộc cách mạng có đem lại nhiều kết quả đáng kể cùng sự vinh quang cho đất nước, nhưng dần dần, đa số cùng thấy chán cảnh máu xương. Những cánh máu xương diễn ra trong cuộc chống ngoại xâm, người dân vẫn có thể tiếp tục chịu đựng. Nhưng đối với cảnh máu xương gây ra bởi khủng bố và tương tàn, nhiều khi người dân không nhìn thấy nguyên nhân và tí cách cần thiết. Thêm vào đó, có sự lo sợ cho chính mình hoặc người thân thích. Cho nên, cái chết của Robespierre đã phá vỡ bầu không khí căng thẳng lo sợ, và gần như đem lại niềm hân hoan cởi mở cho dân chúng Paris. "Robespierre đã chết rồi! Sự khủng bố cũng chấm dứt!" Dân Paris tụ họp nhau trên các nẻo đường, một số đông chạy tới các nhà ngục để chờ những tù nhân được phóng thích. Họ ôm nhau, họ hôn hít, mừng quá hoá khóc. Nhiều chính trị phạm trước kia trốn tránh cũng dần dần lộ diện. Những dư đảng Girodins cũng ra mặt. Ngay đến phe Bảo hoàng cũng xuất hiện lẻ tẻ, cùng những vị tu sĩ không chịu tuyên thệ. Trên đà phản ứng, dân chúng còn đi xa hơn nữa. Một số thanh niên mệnh danh là Muscadins rủ nhau tụ tập ngoài phố, tay cầm gậy, đón đánh những người Jacobins cũ. Các thanh niên này ăn mặc đồng phục, áo cắt ngắn, quần chẽn, tóc loà xoà hai bên thái dương, nhưng cạo trọc đầu san gáy, theo mốt những tử tù bị ra pháp trường trong thời khủng bố. Bọn họ phá tượng Marat, rồi phá nốt hội quán Jacobins.
Tại nghị trường, khuynh hướng cách mạng ôn hoà đã gần như toàn thắng, và gồm phần lớn những nghị sĩ lìinh nguyên phái. Phái Montangnards còn sót lại một vài người, nhưng đều nom nớp như rắn không đầu. Sau ngày 29-7, công việc đầu tiên của Quốc ước hội nghị là tước hết quyền hành của Uỷ ban cứu quốc, chỉ để lại cho Uỷ ban quyền điều khiển ngoại giao và quân sự. Hội nghị cũng biểu quyết chấp thuận cho 67 nghị sĩ Girondins còn bị cầm tù được trở lại nghị trường sinh hoạt. Ít lâu sau, muốn thoả mãn những địa phương sùng đạo, Quốc ước hội nghị đã biểu quyết đạo luật ngày 21-2-1795 ban hành sự tự do tín ngưỡng. Chính sách của đa số Quốc hội vẫn là tiếp tục cuộc cách mạng, nhưng tiếp tục một cách ôn hoà, nghĩa là chống phái Bảo hoàng cực hữu cũng như phái dân chủ cực tả.
Trong thời gian gian đó, dân Paris ngày càng di sâu vào cuộc sống cởi mở phóng túng. Ngày nào Paris cũng như có dạ hội. Bất cứ chỗ nào, dân chúng tụ tập nhảy đầm. Thérésie Carbarus đã lấy Tallien, và nàng đã trở thành một thứ hoàng hậu của cuộc sống phóng túng, Thời bấy giờ, cũng như mấy năm trước, dân Paris vẫn hay noi gương cổ Hy Lạp và La Mã. Nhưng bây giờ họ không còn noi theo những gương sáng đạo đức cùng những vị anh hùng thời trước. Họ chỉ noi theo cái nếp sống khoái lạc của thời cổ. Nàng Cabarrus đã tung ra nhiều mốt quần áo đàn bà nhẹ và mỏng như y phục các vị nữ thần Hy Lạp. Còn đàn ông phần lớn đều để tóc theo kiểu Muscadins đo nhắc nhở chiếc gáy bị cạo của những tử tù dưới thời khủng bố. Một số các bà trí thức và nhan sắc đều mở những phòng khách. Lui tới phòng khách có đủ hạng người: từ các nghị sĩ cho tới những phần tử Bảo hoàng! Ngôn ngữ tự đo, và nhiều khi, người ta còn dám trào phúng cả cách mạng nữa. Bầu không khí chung còn được tạm ổn, vì lúc đó, các đạo quân cách mạng vẫn tiếp tục chiến thắng trên các chiến trường Âu châu.
Nhưng tới mùa xuân 1795, nạn đói lại trở lại hoành hành. Do chiến tranh cùng kinh phí nặng nề, đồng tiền vẫn sụt giá. Thêm vào đó, một số người đầu cơ chiến tranh đã trở thành quá giàu có, cảnh tượng mâu thuẫn giữa đời sống huy hoàng của bọn chúng với đời sống của dân nghèo lại càng khiến dân Paris công phẫn. Nên trong khoảng tháng 4 và 5-1795 dân Paris lại nổi loạn hai lần nữa, vào ngày 1-4 và 20-5, khẩu hiệu của dân nổi loạn là: "Bánh mi, và sự ban hành hiến pháp 1793". Dân chúng biểu tình võ trang tới vây Quốc hội. Song vì thiếu người cương quyết lãnh đạo (phái Montagnards và Paris Công xã đã tan tác) nên trong cả hai lần khởi loạn, Quốc ước hội nghị đã tìm cách dẹp yên, hoặc bằng hứa hẹn, hoặc bằng quân đội. Có thể nói rằng hai vụ khởi loạn thất bại này là những hiện tượng tranh đấu cuối cùng của khuynh hướng dân chủ cực đoan. Sau đó, khuynh hướng ấy đã bắt buộc phải im lặng trong mấy chục năm trời, cho đến 1830 mới lại có sự nổi dậy của dân chúng. Trong những vụ khởi loạn nói trên, cũng cần ghi nhận rằng đó là lần đầu tiên chính quyền cách mạng đã sử dụng quân đội để đàn áp dân chúng khởi loạn. Sự can thiệp của quân đội vào đời sống chính trị rồi đây sẽ mở màn cho kỷ nguyên Napoléon. Sau hai vụ khởi loạn nói trên. Quốc ước hội nghị đã lợi dụng sự chiến thắng để diệt trừ nốt những phần tử Montagnards quá khích. Một số lớn bị lưu đày, còn một số ít như Fouquier Tinvill (cựu công cáo uỷ viên) bị chặt đầu. Tại các tỉnh, những phần tử ôn hoà cũng nhiều khi hợp tác với Bảo hoàng để diệt trừ cho hết các phần tử dân chủ quá khích. Đây cũng là một đợt khủng bố mới, được mệnh danh là khủng bố trắng (Terreur blanche), trái lại với những đợt khủng bố trước kia.
Lợi dụng sự chuyển hướng khuynh hữu của cách mạng, phe Bảo hoàng ngày càng trở lại hoạt dụng ráo riết. Vua Louis XVII đã chrết ở ngoại quốc, nhưng có Louis XVIII thay thế. Ngày 25-6-1795, một đội quân bảo hoàng 3.500 người được một chiếc tầu Anh đưa về đổ bộ tại miền Bretagne. Một số khá đông dân chúng đã hưởng ứng. Nhưng rốt cuộc, cách mạng quân dưới quyền chỉ huy của tướng Hoche đã tiêu diệt đội quân bảo hoàng. Tuy nhiên, vụ đổ bộ nói trên đã báo hiệu cho những trận tấn công liên tiếp sau này của phe Bảo hoàng.
Rồi tháng 10-1795, trước khi mãn nhiệm kỳ, Quốc ước hội nghị ban hành một bản hiến pháp mới. Hiến pháp mới có tính cách ôn hoà. Theo bản hiến pháp, quyền hành pháp sẽ được giao cho một Chấp chính ban gồm 5 uỷ viên. Cứ mỗi năm, Chấp chính ban phải thay một uỷ viên mới. Như thế, để tránh nạn độc tài cá nhân. Quyền lập pháp được giao cho hai viện: Thượng nghị viện và hạ nghị viện. Cứ mỗi năm, bầu lại một phần hạ nghị sĩ. Các nghị sĩ đều được bầu theo thề thức tuyển cử giới hạn: chỉ được đi bầu những kẻ nào có một tối thiếu của cải. Đồng thời với bản hiến pháp, Quốc ước hội nghị cũng ban hành một đạo sắc lệnh quy định rằng trong số những nghị sĩ sẽ được bầu, hai phần ba bắt buộc phải được chọn lựa trong những nghị sĩ cũ của Quốc ước hội nghị. Biện pháp đó có mục đích muốn gìn giữ một đa số cộng hoà trong hai viện tương lai.
Bản hiến pháp mới được đưa ra để dân chúng duyệt y bằng sự đầu phiếu. Tại nước Pháp bấy giờ có chừng 5 triệu người có quyền đầu phiếu. Nhưng chỉ có gần 1 triệu người đi bỏ thăm. Bản hiến pháp đã được công nhận bằng 914.8.13 phiếu thuận chống lại với 41.892 phiếu nghịch. Vì quá nhiều người không đi bầu, nên cuộc đầu phiếu vừa xong, đã có người lên tiếng muốn hủy bỏ việc đầu phiếu. Dư luận trở thành sôi nổi. Phái Bảo hoàng công kích dữ dội hiến pháp. Tới ngày 5-10-1795, phái Bảo hoàng tổ chức một vụ âm mưu đảo chính. Họ tập họp một lực lượng võ trang chừng 20.000 người tại Paris, trong khi Quốc ước hội nghị chỉ có 5.000 binh sĩ. Nhưng trong các tướng tá, có viên tướng trẻ tuổi là Bonaparte. Bonaparte tổ chức cuộc phòng thủ Quốc hội. Nên cuộc tấn công của phái Bảo hoàng đã bị thảm bại. Bắt đầu từ đó, uy danh của Bonaparte lừng lẫy trong dân chúng và quân đội. Sau vụ âm mưu ngày 4-10, Quốc ước hội nghị đã gần như giao cho Bonaparte phụ trách phòng thủ Paris.
Tới ngày 26-10-1795. Quốc ước hội nghị, sau bao nhiêu sóng gió, đã mãn nhiệm kỳ để nhường chỗ cho những nghị viện mới tuyên trạch theo bản hiến pháp 1795.
Cách Mạng Và Hành Động Cách Mạng Và Hành Động - Nghiêm Xuân Hồng Cách Mạng Và Hành Động