Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bên Kia Biên Giới
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 8
S
au trận phục kích, tham mưu trưởng Mắt-mèo cho dời chỉ huy sở cuộc hành binh về Pà-đăm. Hắn biết làng Na-bua đang trở nên nguy hiểm. Binh lính hắn đi ghẹo gái lại bị gái tuyên truyền, xì xầm bàn tán không muốn càn quét nữa. Bọn hạ sĩ quan Lào cũng bị lôi kéo, thi hành lệnh trừng trị cứ dặn mười làm một. Còn quả mìn giết chết Phủi, tay chân trung thành và kín đáo của hắn, hẳn là có bàn tay dân làng Na-bua nhúng vào. Hắn cảm thấy tấm lưới tung ra để chụp bọn It-xa-la và Việt Minh đã rơi vào khoảng không, ngược lại chính hắn cùng bọn sĩ quan Pháp đang bị bao vây trong một tấm lưới âm mưu đang dần dần thắt lại.
Nhiều đêm hắn thức trắng vì ghê rợn. Nỗi ghê rợn mông lung không hình dạng của người yếu bóng vía đi đêm qua nghĩa địa.
Tin binh lính bắn sĩ quan Pháp chạy theo địch ngày một nhiều. Tuy bọn nhân viên phòng chiến tranh tâm lý cố bịt, nhưng giữa bạn bè với nhau hắn moi tin không khó. Thì ra bọn thổ dân sùng đạo Phật này không ưa người phương Tây. Chúng khôn ngầm, khôn róc mấu. Lắm lúc Mắt-mèo tức tưởng phát điên. Hắn muốn vớ một người nào đó, dân làng hay lính của hắn, lấy rìu bổ óc ra xem nó nghĩ gì bên trong cái bộ mặt lì lì kia. Nhất định là nghĩ đến người rừng. Cố cắt đứt những sợi dây tinh thần ràng buộc chúng với bọn It-xa-la và Việt Minh, chẳng qua chỉ là cầm dao chém nước!
Phải chăng con người đa mưu và chín chắn là đại úy Đờ La-ru-giê đã sa ngập đầu gối giữa vũng bùn lầy Xây-thả-von nghìn lần nguyền rủa này? Phải chăng nhà sĩ quan quý tộc “máu xanh”đã vỡ mộng thu phục nhân tâm?
Trước khi rút ra khỏi Na-bua, hắn cho lính quây bắt dân làng đến nghe hắn nói lời từ biệt.
- Vì sự cần thiết về quân sự, chúng tôi sẽ rời làng Na-bua để tiếp tục bình định bọn Keo cướp nước và bọn phiến loạn It-xa-la bán nước. Tình nghĩa quân dân giữa lúc đậm đà, chúng tôi ra đi vô cùng quyến luyến, nhưng hẹn với đồng bào sẽ luôn luôn trở lại thăm viếng. Riêng tôi xin có một vài lời khuyên đồng bào...
Hắn cười mũi, đôi mắt xanh lè liếc quanh một lượt:
- Trong làng ta, đôi người còn nhẹ dạ tin thằng Việt xỏ tai, thằng Xẩy, thằng Đeng. Tôi đã nắm được tên những người ấy, nhưng chưa ra tay vì còn đợi họ hối cải. Các bậc cha mẹ nên răn bảo họ, chớ dại dột như thế nữa sẽ khiến cho cả làng chịu vạ lây. Bởi vì... bởi vì dù mất trọn một làng Na-bua này, nước Lào chưa phải đã hết người!
Nói xong hắn định vào chùa vái chào các nhà sư để tỏ ra người dạo đức, nhưng bỗng dừng lại. Hắn nhớ đến con vợ chưa cưới của Phủi. Trước đây sợ mất Phủi hắn phải bấm bụng nhịn thèm. Giờ Phủi chết rồi... Hắn nhìn quanh, rồi gọi tên đội Pháp thân tín đến dặn nhỏ, chỉ ngón tay về phía cuối làng. Hắn rút ra ba tờ giấy một trăm. Con gái đứa nào chả tham tiền. Tiền không đắt thì sẽ liệu cách khác...
Bọn quan quân được phép “một giờ không kỷ luật” từ trước ùa vào nhà dân. Từ đầu đến cuối làng vang dậy tiếng rú thét, kêu van, tiếng cười hô hố điên cuồng. Nhưng sự thể không giống như buổi đầu chúng chiếm làng. Một số khá đông binh lính ngụy công khai chống cướp bóc hãm hiếp, xô xát với bọn kia. Lác đác tiếng súng nổ.
Tên đội Pháp lên nhà Kham, đưa mấy tờ giấy bạc, xì xồ cái giọng khê nồng nặc. Mẹ Kham run lập cập, chỉ lắc đầu không hiểu. Hắn chỉ nói được tiếng phù xảo 1 rồi vẫy vẫy làm hiệu dẫn Kham ra. Đến khi thấy rõ mấy trăm bạc ném giữa chiếu không ai thèm ngó đến, hắn phát cáu, đến đạp tung cửa buồng, và... đứng sững ngạc nhiên. Người con gái trước mặt hắn đẹp lạ lùng, với đôi mắt mở to kinh khiếp và mặt trắng bệch không còn giọt máu.
Hắn khịt mũi, hai thái dương dập mạnh, đỏ dần lên. Rồi đột ngột hắn chồm tới như con hổ vồ mồi.
Kham gào khản tiếng, liều chết vật lộn, cắn tay hắn. Phò Pứ chạy đến cửa buồng, bị một phát súng ngắn ngã quay. Mẹ Kham bíu mấy tên lính ngụy quen mặt, líu lưỡi cầu cứu:
- Người Lào với nhau cả, anh ơi!
Giầy đinh sầm sầm trong buồng. Kham kêu nghẹn dần... Một tiếng soạt xé vải. Tiếng cười hềnh hệch lợm giọng.
Tên đội Pháp bất thần bị một bàn tay túm áo, lôi ngược lại. Sau lưng hắn ba họng súng lăm lăm. Mặt ba ngụy binh loang máu, ngón tay ngó ngoáy trên cò súng. Hắn chửi thề một tràng, nhét súng ngắn vào bao bỏ đi, tay xoa xoa chỗ bị cắn. Ba người lính nhìn Kham ngất lịm trong tay mẹ, áo sống rách bươm, nhìn xác ông cụ phù thủy co quắp trước cửa buồng, rồi cúi đầu lẳng lặng bước xuống cầu thang. Mắt chúng đỏ ngầu.
Dân làng kéo đến đông nghịt, khiêng xác phò Pứ ra đòi đền mạng. Mắt-mèo hạ lệnh bắn chỉ thiên. Không ai bỏ chạy. Hắn gầm lên, dí súng vào ngực mẹ Kham. Đôi mắt mờ đục vẫn giương to, dễ sợ. Bọn lính chung quanh hắn sầm mặt liếc nhau.
Mắt-mèo biết thế nguy, quát đơn vị tập họp, hấp tấp rút lui như chạy trốn. Ra khỏi làng, hắn quay lại: mấy trăm người đứng giữa sân chùa đang nhốn nháo bàn cãi, chửi rủa. Hắn nghiến răng ken két: “Vài chục quả bom đủ hóa kiếp chúng mày!”
Nhưng một lát sau, hắn nhớ lại một lần hắn cao hứng tuyên bố trong nhà câu lạc bộ sĩ quan ở Pạc-xê giữa các bạn đồng cấp:
- Tôi không ưa những phương pháp khủng bố. Trừng trị là hạ sách. Phải thu phục, các ông bạn ạ, phải thu phục lòng người!
Đờ La-ru-giê cáu kỉnh xua ngay cái kỷ niệm đáng ghét ấy. Trù tính đến một cuộc oanh tạc lớn triệt hạ làng Na-bua, hắn thấy nguôi giận, dần dần lại vui vẻ. Nhưng khi về đến Pà-đăm, một tin dữ bổ xuống đầu hắn lại đánh tan cái khoan khoái vừa rồi: dọc đường hành quân, một tên đội và bốn lính đỏ trong đơn vị đã đào ngũ, mang theo cả vũ khí!
o O o
Sau hai mươi ngày địch chiếm làng, dân Na-bua được một đêm đầu tiên ngủ yên. Súng vẫn nổ rền rền mé khu căn cứ, về phía Đông.
Sáng hôm sau, mẹ Kham thu xếp mâm cơm ra chùa dâng sư. Lâu nay mẹ không dám bước đến chùa. Kham quẩy đôi gầu ra suối tắm giặt.
Đường làng lởm chởm những ụ gỗ đá công sự. Khắp nơi đầy ngập tro than, xương trâu, lông gà, cứt đái. Cả chùa chiền tôn nghiêm chúng cũng không chừa phóng uế. Kham bịt mũi bước vội vàng. Chợt bộ mặt lông lá đỏ lừ của thằng Pháp hiện lên, sặc mùi rượu. Kham rùng mình, ngập ngừng định quay về nhà, nhưng rồi vẫn đi ra suối.
Bến nước cũng dơ bẩn kinh người. Kham đi ngược suối khá xa, tìm một chỗ sạch, thật vắng. Nhìn quanh không thấy ai, Kham lần tay cởi áo vắt lên bụi cây, từ từ quỳ xuống soi mình trong vũng nước trong mát.
Nửa thân hình trắng nõn với những đường tròn trĩnh mềm như bột nặn dần dần hiện rõ nét, hằn nổi lên nền mây xám. Kham vuốt tóc, nghiêng đầu duyên dáng, và sung sướng mỉm cười với bóng. Ai cũng bảo Kham đẹp, Kham cũng biết mình đẹp. Trong những đêm hội, bao nhiêu dôi mắt dán theo Kham, chờ đợi, ước mong. Bao nhiêu chàng trai ôm khèn đợi đến gần sáng để đón Kham cùng về một quãng đường...
Một đêm hội như thế, Kham tinh nghịch đến mời một anh Việt ra múa. Anh hốt hoảng trốn mất, nhưng từ đó Kham không quên anh được nữa. Duyên số ràng buộc Kham với con người trơ trơ như gỗ đá. Hay là kiếp trước Kham vụng đường tu?
Kham thở dài, khe khẽ vỗ mặt nước cho bóng mình tan dần.
Ngắt hoa sen còn vương tơ óng
Cắt đây tình biết có dao đâu
Hai câu hát lam-vông rất cổ ấy Kham thuộc lòng từ tấm bé, giờ mới thấm thía lạ. Kham tưởng dễ quên người tệ bạc, nhưng càng cố quên lại càng nhớ day rứt, nhớ quặn cả ruột gan.
Anh là người đầu tiên viết những dòng chữ âu yếm khuyến khích trên tờ giấy mới trong lòng cô gái mười chín tuổi. Bước đầu làm việc kháng chiến, tình yêu đã giúp Kham bớt sợ khó khăn nguy hiểm. Hay nói đúng hơn, Kham làm việc kháng chiến vì yêu một người kháng chiến. Nhưng đến nay, khi các anh chị It-xa-la xóa sạch hết những ngờ vực khinh rẻ đối với Kham, lại cũng chính anh ta quay lưng lánh xa Kham... Thôi đành chấm dứt. Dù sao anh cũng là người nước ngoài, khó hiểu nhau lắm. Mà lại kiêu căng, thô lỗ, khô khan...
Đang ngâm mình trong vũng nước đến cổ, Kham chợt thấy hai người trong rừng lách ra, lội qua suối cách mấy chục bước. Nhô đầu lên, Kham xuýt kêu ngạc nhiên: Vi-xiên và Tiến! Chắc họ vào làng lấy tình hình. Sáng nay Kham đã bẻ gập hai tàu lá chuối đầu hàng làm dấu báo địch rút. Kham mỉm cười. Gớm chửa, anh Tiến mặc phạ-xa-lùng, sơ-mi xanh, đầu quấn khăn, chả khác con trai Lào một ly! Kham định gọi, nhưng sực nhớ mình đang tắm, lại thẹn thò nép sau một tảng đá ngấp nghé trông theo. Giận ghê lắm...
Một lát sau, Kham quẩy gánh nước qua trước cổng chùa. Sau rặng cây đại hoa trắng vàng, thấp thoáng bóng Tiến ngồi trong chùa, hai chân xếp một bên rất đúng kiểu. Chốc nữa hắn anh đến nhà Kham, nhất định phải... thế nào cho anh biết. Nghĩ đến cũng đủ mát ruột...
Trở vai gánh nước, Kham nhác trông xuống phía bến, bỗng lạnh ngắt toàn thân.
Một bọn mặc như dân thường, kẹp súng máy dưới nách dò dẫm men các bụi cây đi lên. Kham đứng sững. Hay là bộ đội ta cải trang? Bọn kia đưa tay vẫy. Kham sợ run, nhưng chưa dám kêu. Ừ, biết đâu... Người đi đầu ngửng mặt. Kham nhận ra thằng Ly ở Pa-thôn theo Pháp từ lâu. Nguy mất, hai anh vẫn ngồi trong chùa! Kham rú lên:
- Pháp! Pháp đến!
Một tên biệt kích lên đạn, chồm tới. Kham vất gánh nước, chạy vụt qua dưới sàn ngôi nhà gần bên, vọt vào rừng. Đạn víu víu mát lạnh bên tai, cành cây rơi xuống đầu.
Bọn biệt kích ùa theo. Bỗng một tên nhìn vào chùa, rồi quát: “Khoan, dừng lại!”. Hai người lạ mặt bước xuống cầu thang, thong thả đi về phía rừng. Chúng ngần ngại bước vào chùa, chưa dám bắn vội. Đạn vương phải sư sãi thì dân làng xé xác chúng...
Người đi sau đầu hơi ngửng cao, tay vung hơi mạnh, không giống dáng đi của người Lào.
Cả bọn hét ầm: “Keo! Keo!”, sấn sổ đuổi theo. Nhưng hai người bí mật đã lọt vào rừng khi súng bắt đầu nổ. Toán biệt kích không dám đuổi trong rừng. Bắn theo chán chê, chúng quay ra hùng hổ với dân làng đang kéo đến vây vòng trong vòng ngoài. Cuộc đấu khẩu giữa sân chùa mỗi lúc một găng. Cuối cùng vòng người rẽ ra, nhường chỗ cho sư ông bước vào.
Trước tà áo vàng rực, bọn địch miễn cưỡng ngả mũ chào. Sư ông từ tốn nói:
- Cửa phật là cửa từ bi, ai cũng đến được, sao các anh lại đuổi bắn thiện nam tín nữ đến hầu Phật. Đừng hung hăng như thế mà để tội đời đời. Tôi không rõ các anh là bộ đội Pháp hay là It-xa-la. Nhưng là người Lào phải quý trọng dân Lào, tôn kính nhà Phật chứ! Khu-ba 1 các anh còn đeo trên cổ, sao đã vội bắn phá chùa chiền?
Dân làng dọa làm đơn kiện lên Pạc-xê, cuối cùng tống cổ được toán biệt kích ra khỏi làng, còn chửi cho mất mặt. Một ông cụ gọi con trai, dặn nhỏ mấy tiếng. Anh này theo hút bọn địch một quãng rồi băng rừng tìm du kích.
Trong lúc ấy, Tiến và Vi-xiên chạy vòng về chỗ đấu súng, nơi liên lạc với tổ It-xa-la. Vi-xiên bới lá khô lấp miệng hốc cây, lấy súng đạn và gói áo quần. Anh cười hề hề:
- Đồng chí Tiến lạy sư khéo đấy, nhưng dáng đi còn quân sự lắm.
- Tập mãi không quen, khó chữa quá.
Gió lên mạnh. Mưa đổ rào rào nặng hạt. Đứng tựa lưng vào gốc cây tránh mưa, Tiến hỏi:
- Ban nãy ai kêu Pháp đến, Vi-xiên nhỉ?
- Bua Kham đấy. Mời anh múa dạo nọ ấy mà. Tội nghiệp, không biết có chạy kịp hay là...
Mặt Tiến rân rân như roi quất. Hay là Tiến không dám nghĩ thêm. Một cảnh rùng rợn thoáng hiện: Kham gục trên vũng máu, đạn xuyên lưng. Tiến quàng dây súng lên vai, hối hả:
- Vi-xiên, ta vào làng xem sao.
- Vào làm gì? Gặp biệt kích đánh nhau giữa làng, chết nhân dân đấy.
- Anh ở đây, tôi vào nhé?
Vi-xiên phát bắn:
- Anh tưởng tôi sợ hẳn? Làm dại dân làng oán chết bây giờ!
Tiến đứng như chôn chân trên tố kiến lửa, tai ù ù choáng váng. “Kham ơi, em ơi! Còn gặp nhau nữa không?” Mưa trút tầm tã tạt ướt người, Tiến vân không hay.
Tiếng lá sột soạt ngoài xa, tới gần. Có người. Tiến ấn mũ xuống ngang mắt, cầm ngang tiểu liên. Nếu đúng biệt kích thì hay, chơi nhau giữa rừng... Bóng nhỏ đi trong màn mưa loạng choạng. Một cành rậm rẽ sang bên. Vi-xiên reo lên:
- Bua Kham!
Kham bước thẳng đến trước mặt Tiến, vuốt nước mưa trên khuôn mặt tái nhợt, thảng thốt không ra hơi:
- Anh can gì không? Em lo quá...
Gục đầu vào thân cây bên cạnh Tiến, Kham thổn thức, nghẹn lời. Vi-xiên trợn mắt sửng sốt. Nhưng chợt nghĩ ra, anh hất hàm: “Tôi đi cảnh giới đây”. Vừa dứt lời anh đã khuất trong mưa.
Tiến bàng hoàng một giây, chưa kịp hiểu. Rồi nỗi vui sướng trào lên, trào lên như men rượu làm mắt anh hoa chập chờn: Kham còn sống, Kham vẫn yên lành! Anh gọi như người mê ngủ:
- Em ơi! Kham!
Kham nấc khe khẽ. Tay áo sơ mi cộc rách một mảnh to, lộ vết gai xước toạc máu trên da trắng mịn. Thương quá, Tiến đâm liều lĩnh. Hai tay Tiến đỡ Kham kéo sát vào mình: cử chỉ táo bạo nhất trong đời anh. Nước mắt Kham ngấm nong nóng trên ngực anh.
Mưa vẫn rơi ngút ngàn...
Những câu rời rạc vô nghĩa sao lúc này trở nên đằm thắm lạ. Những lời quyết định cả một đời người. Hình như không ai giận ai cả, ai cũng thương cũng nhớ từ bao giờ. Tiến hỏi gặng lần cuối cùng:
- Em không giận anh nữa chứ? Anh tệ lắm...
Kham lắc đầu, mắt còn ướt đẫm.
- Anh muốn nói với em... lâu nay anh định... ờ... Em đừng giận...
Kham rạo rực, liếc nhìn lên rất nhanh, âu yếm, khuyến khích.
Mất bình tĩnh, Tiến ho liền liền, lưỡi ríu không nói được. Rồi cáu với mình, anh bóp bàn tay Kham đau điếng, nói bừa như người đâm đầu xuống giếng:
- Chúng mình lấy nhau, em nhé?
Ngoảnh mặt vào thân cây, Kham mỉm cười, má hây hây. Chưa một ai tỏ tình với Kham như anh Tiến cả. Tội nghiệp, cứ như lấy nơm úp cá... Tiến hoảng hốt nhắc lại lần nữa, rồi lần nữa. Thương quá, Kham e lệ gật đầu, thỏ thẻ:
- Tùy anh đấy...
Thời gian đứng lại. Tiến không nhớ mình nói gì làm gì trong lúc đứng bên Kham tránh cơn mưa tầm tã. Chỉ biết rằng sau khi loay hoay băng xong vết gai xước trên tay Kham - băng đi băng lại đến năm sáu lần thì phải - Tiến nhận ra hai tay mình thừa không biết cất vào đâu. Anh đưa tay định vuốt mái tóc ướt xõa dài xuống lưng, nhưng kịp nhớ ra người Lào kiêng sờ đầu, vội rụt lại. Khắp người như kiến bò lổn nhổn, Tiến bẻ vỏ cây rơi từng mảng...
Kham tủm tỉm cười một mình. Mặt nóng bừng Kham nhắc rất khẽ:
- Em lạnh.
Nửa phút sau, hai người quàng chung tấm áo mưa, ngồi nép bên gốc cây, chuyền hơi ấm cho nhau. Tiến run run ôm người yêu, một bên vai tròn tựa vào ngực anh nóng hổi. Cái hôn đầu tiên trong đời thơm say người, ngây ngất. Má người con gái mịn phớt lông măng, vừa ấm vừa mát lạ lùng...
- Anh yêu em từ lâu, không dám nói...
- Thật không anh?
- Thật chứ?
Tiếng thì thào âm ấm bên tai Tiến khi Kham úp mặt vào cố anh, tin cậy...
- Em cũng thế...
Trời đất tan chìm trong mơ. Văng vẳng đâu đấy vẫn còn sấm sét, còn súng nổ và người bắn giết người, nhưng cơn mưa quý hóa vẫn dệt bức màn trắng đục rủ kín chung quanh đôi trai gái đang yêu nhau...
Vi-xiên xách súng ra ngồi ven rừng cho anh chị khỏi ngượng. Anh ngủ gà ngủ gật, thỉnh thoảng lại giật mình, lầu bầu chửi mưa. Trời dần dần hửng nắng. Trống chùa điểm một hồi dài báo giờ dâng cơm trưa. Thêm hai tiếng trống lơ lửng vào cuối: ám hiệu vắng địch trong làng. Vi-xiên dụi mắt, xách súng đi tìm Tiến. Gần đến nơi, anh ranh mãnh nghé mắt nhìn qua kẽ lá.
Đôi trai gái ngồi sát nhau trên một thân cây đổ. Kham nhặt từng viên đạn vàng ánh trong chiếc mũ đặt trên đùi, đưa cho Tiến lắp vào băng. Mỗi lần chỉ đưa đúng một viên, không hơn không kém. Tiến cầm viên đạn, cầm cả bàn tay Kham, thủ thỉ nói gì không rõ. Rồi cả hai chụm đầu vào nhau, nhoẻn miệng cười tươi như hoa, nom thích mắt lạ.
Vi-xiên lại ngồi xuống, ngáp dài ngáp ngắn đến sái quay hàm. Ra cái anh chàng Việt này kín tiếng gớm, công tác mãi với nhau mà vẫn giấu. Vi-xiên vun vào giúp là y như cậu ta chối bai bải... Phá ngang bây giờ tội họ lắm, anh với Nuôn gặp nhau còn gấp mười. Mà cái cô ả Nuôn béo như cá trắm rõ kỳ khôi, cứ hẹn cưới lần lữa như khất nợ. Hẹn sau kỳ hội Năm mới, tạt nước lấy phúc xong là cưới, rồi kêu bận mùa cày cấy đòi hoãn đến hội cốm. Cốm no bụng vin cớ gặt hái lại gác sang hội Pháo-hoa. Hoa lá chưa thấy đâu đã thấy địch ầm ầm tứ vi kéo đến, rõ bực! Được nhé, sau trận càn không cho cưới ông dọa cắt cho cô em biết tay... Mà quái chửa! Chúng nó định cười với nhau đến bao giờ mới ăn cơm?
Đói bụng cồn cào không chịu được, anh hất một hòn đá lăn lách cách, dặng hắng rồi chầm chậm bước vào.
Thấy hai cô cậu hớt hải như nhà cháy, Vi-xiên cười ồ ồ. Tiến bước chéo đến chỗ gốc cây, cúi tìm cái gì rất chăm chú, khi quay lại cũng chỉ có băng đạn lắp dở cầm tay. Cái mũ rơi ụp xuống chân Kham, đạn tung tóe. Kham đứng sững, mặt đỏ như hoa mào gà, đỏ lan đến tai đến cổ, đỏ xuống hai cánh tay trần. Ấp úng mãi Kham mới hỏi thành câu:
- Anh Vi-xiên! Ban nãy... anh can gì không?
o O o
Kể từ hôm ấy, Tiến sống những ngày mới lạ.
Có họa sĩ nào vẽ được tất cả những hình ảnh rực sáng trong tưởng tượng của người con trai mới yêu và được yêu lần đầu tiên không nhỉ? Một tập tranh đơn sơ nhưng thần tiên. Tiếc rằng không ai ghi được bằng hình sắc cái cảm giác tê tê người khi tay nắm lấy tay, cái cảm giác thân thể lơ lửng không bén đất khi người yêu thẹn thò và kín đáo nghiêng má cho anh hôn...
Tính kiêng gái của Tiến là do ảnh hưởng ông chú từ bé.
Chú Tiến di lính mạch-lô về hưu, ngoài bốn mươi tuổi chưa vợ, mỗi bận ngả đúng nửa cây bố rượu ngang lại cốc đầu Tiến và nói phứa trước mặt chị dâu: “Tao đi khắp xứ Tây Tàu, tao nghiệm ra đàn bà đứa nào cũng thành tinh. Rước cái giống uế tạp ấy về, mày chớ nhìn mặt tao. Hiếu chưa?” Ngày ấy Tiến đứng mới đến nách chú. Không ưa chú nhưng nghe lâu nhớ dai, Tiến dâm ra tránh phụ nữ, tính từ lứa ngang tuổi Tiến trở xuống. Đứa trẻ nghèo ở thành thị đã sớm xốc vác và khắc khổ. Chưa hết lớp nhì, Tiến phải bỏ học đi làm kiếm miếng ăn.
Cách mạng tháng 8 như một dòng thác vĩ đại cuốn người con trai 16 tuổi vào lòng mình. Tiến sống tuổi thanh niên trong bộ đội tràn trề, sôi nổi, hăm hở như con ngựa non thèm phóng nước đại, dường như trong mạch máu chảy hoài một dòng lửa bỏng, dường như Tiến luôn luôn thừa sức sống không sao dùng hết. Và Tiến thường tự hào rằng mình thạo đời, vì đời anh từ lúc khôn lớn là cuộc chiến đấu liên miên.
Nhưng đến nay Tiến mới thấy rõ chỗ non nớt nhất của mình. Trước tình yêu, anh chỉ là một đứa bé ngơ ngác.
Ai cũng biết bộ đội trong thời kỳ “tiền chỉnh huấn” thường thiếu dè dặt trong quan hệ với phái đẹp. Riêng Tiến không phạm cái khoản ấy. Anh vẫn giữ nguyên tính nhút nhát, hầu như ngây thơ. Tiến không biết mình đẹp trai, càng không biết rằng chính cái e thẹn rụt rè rất duyên của anh đã làm cho nhiều cô gái yêu thầm mà không dám ngỏ. Trước những nụ cười khuyến khích, Tiến ấp úng nhìn xuống đất, trống ngực thòm thòm, bực với mình lại bực lây với người. “Cố tình trêu ghẹo để làm trò cười chứ đếch gì! Ông biết tỏng rồi, chả dại”. Đằng sau quay, thế là hết! Rồi anh tự an ủi: “Đời nào người ta để ý đến mình. Lính trơn, xấu xí, lùi sùi, vụng như gấu... Càng đỡ tai tiếng!” Chép miệng tủi thân, Tiến lại tránh phụ nữ gấp đôi gấp ba.
Mãi đến bây giờ... Một cô gái Lào tặng anh tấm tình trong trắng, và chiếm trọn vẹn tình yêu của anh. Một người trẻ đẹp, thông minh, hồn nhiên, một người biết yêu sôi nổi không giấu giếm. Ngược lại, Tiến cũng yêu cô gái nước bạn da diết, yêu đến nỗi ngợp thở trước hạnh phúc quá đẹp vừa đột ngột rơi xuống giữa hai tay anh.
Trong những phút nghỉ rối hiếm hoi giữa hai trận phục kích, Tiến mang giấy bút ra rừng viết thư gửi cô Sen Vàng. Anh nắn nót từng dòng chữ Lào, nét cuộn vào nhau bay bướm.
Chạc ại Tiến xôồng thửng noọng Bua Kham thì rắc pheng thì xút khoỏng ại... (Anh Tiến gửi em Bua Kham yêu quý nhất của anh...)
Viết xong thư Tiến tẩn mẩn chữa, chữa chán lại đốt. Gay thật! Năm năm liền cố học nhồi sọ tiếng Lào, diễn thuyết trước nhân dân khá hùng hồn, làm chân thư ký hội nghị Lào cũng ghi rất nhậy, mà đến nay nặn mãi không xong lá thư gửi người yêu!
Trong trung đội 8, chưa ai đoán ra cái anh chàng Tiến đầu bò thường chế đồng đội là “hiếu với vợ, nhất vợ nhì trời”, đến nay đã bị một cô gái Lào chinh phục đến mức này. Thảng hoặc có xì xào cũng là ức đoán. Nhưng mấy ngày nay anh em liên tiếp bắt gặp đồng chí trung đội trưởng tủm tỉm cười một mình “không có lý do chính đáng”, và xoay Tiến ra trêu đến nhừ người để quên bớt cái đói dai dẳng. Tiến cố giấu tình cảm mà vẫn thò khúc đuôi. Lạ thật, quả tim người đang yêu y hệt một vò rượu tăm, cứ sủi hơi men lên mặt lên môi, khiến đầu óc ngây ngất, mắt ngời sáng và môi muốn cười muốn hát, muốn nhắc đến tên người yêu với những lời trìu mến nhất...
Tiến lao mình vào những trận chiến đấu ngày càng ác liệt với một hứng khởi khác thường. Đi đôi với trách nhiệm bảo vệ cơ sở, giờ anh có thêm sức mạnh của tình yêu bị giặc rẽ đôi.
Bộ đội của Vi-xiên bảy mươi người nằm rải thành hàng ngang trong các bụi rậm ven rừng. Sương mù chập chờn tan dần, nắng sớm vàng nuột như tơ rắc sao li ti trên cỏ ướt.
- Đồng chí Tiến biết làng Thông-nọi trước ra sao không?
Tiến lắc đầu. Vi-xiên rì rầm:
- Đẹp nhất Xây-thả-von đấy. Nhà gỗ to như chùa. Xoài vô khối, quả to bằng đu đủ... Tôi chơi hội ở đấy mới gặp Nuôn.
Tiến vành tay che mắt, nhìn cánh đồng Thông-nọi trải rộng trước mặt.
Bờ ruộng hẹp kẻ ô bàn cờ. Một đàn voi nhà ngót trăm con lội qua đầm, nước sóng sánh hắt ánh nắng loang loáng từng quầng trên những khối thịt mốc thếch. Làng Thông-nọi bỏ hoang nhô giữa đồng như hòn đảo xanh um. Dừa cau rủ lá tơi tả trên những rặng xoài bị lửa thui cháy xém, trông xa giống những mảng tóc nâu lọt giữa mái đầu bù xù.
Quá nửa các làng Xây-thả-von đều chịu số phận của Thông-nọi. Đất nước Triệu Voi xơ xác. Không hiểu vì sao, Tiến nhớ đến một câu thơ Lào ví quê hương xinh đẹp như bông hoa đại và vui như tiếng khèn ân tình. Anh liếc nhìn Vi-xiên, định nói rồi lại thôi.
Vi-xiên tựa vai vào một thân cây đổ, trầm lặng suy nghĩ. Nét mặt anh sắt lại, nghiêm nghị khác hẳn ngày thường.
Tổ tiên của Vi-xiên đã quật đổ nền đô hộ năm trăm năm của triều Ang-kor, đánh bại ba cuộc xâm lăng lớn của Miến Điện, đẩy lùi binh mã của phong kiến Việt Nam và Thái Lan. Ngày nay, Vi-xiên cùng nghìn vạn người kháng chiến khác đang vật lộn với Pháp, giật lại từng tấc đất trên bờ sông Nạm-khoỏng.
Cũng như mọi thanh niên Lào, Vi-xiên vào chùa tu từ sớm, học chữ nghĩa và đạo đức. Ra chùa, anh định cưới vợ, làm ruộng, sống yên thân đến trăm tuổi già. Nhưng rồi anh bị bắt đi lính, bị lùa đi bắn giết, đốt phá. Anh tự hỏi: “Đâu là chính nghĩa?”. Một năm sau, nghe tin con trai cụ Côm-ma-đam tổ chức bộ đội cù-xạt (cứu quốc) Vi-xiên bắn vỡ sọ tên quan hai Pháp, chạy sang hàng ngũ kháng chiến...
Tiếng súng râm ran phía Na-bua. Tiến lắng tai nghe, thầm khen tổ Đeng đánh giỏi. Nghe súng nổ từng hồi lại im, anh biết du kích Na-bua đang bám địch bắn tỉa. Đeng đã thành một cán bộ du kích gan dạ và mưu trí.
Những cột khói phía Thông-nọi tan dần. Tiến nhắc khẽ:
- Vi-xiên! Máy bay đến kìa.
Vi xiên trừng mắt ngó theo chiếc “đầm già” vè vè bay qua, lượn vòng nghiêng nghé trên đồng. Bên cạnh anh, tiếng kéo cơ bẩm trung liên đánh xoạch. Tiến hốt hoảng định gọi bộ dội đừng bắn. Nhưng chợt nhớ mình không được phép chỉ huy ở đây, anh lay Vi-xiên:
- Chết, bảo anh em đừng nổ súng, lộ mất!
- Nó thấy cả rồi.
- Chưa đâu. Phả nó định bắn đấy.
Vi-xiên gật gù, truyền lệnh:
- Không được bắn! Bẻ lá che kín người.
Tiếng tháo băng và xuống cò làm Tiến nhẹ người. Xuýt nữa hỏng cả.
Trận này Tiến theo giúp Vi-xiên chỉ huy xung phong. Đơn vị It-xa-la này đánh giặc thường ít xung phong. Mạc cho rằng vì họ chưa được luyện tập đầy đủ. Trái với Mạc, Tiến vẫn giữ ý nghĩ: “Họ không xung phong vì sợ chết”. Bộ đội It-xa-la vừa học xong chiến thuật ba mạnh và tập động tác xung phong. Để xem chốc nữa ra sao... Mấy trận liền họ nằm bắn đến hết đạn, giết địch nhiều mà không cướp được súng.
Chiếc đầm già vẫn è è quần trên đầu. Những chấm đen lúc lắc ngoài xa rõ dần. Chúng nó vào khoảng hai tiểu đội. Ta non hai trung. Tiến ngoái cổ lại: Vi-xiên vẫn lầm lỳ ngồi nhìn địch đến. Phả nằm sau khẩu trung liên Bờ-rô-ninh, thản nhiên rít điếu thuốc lá nuốt khói và mỉm cười với Tiến.
Địch lội oàm oạp trước mặt, cách mười lăm thước. Vi-xiên vẫn im như tượng. Tiến trông theo hướng mắt Vi-xiên, thấy anh chăm chú ngó thằng quan Pháp đang đi tới. Phả vẫn ngậm mẩu thuốc lá. Tiến lộn tiết, muốn chồm lại giật cái mẩu thuốc ấy vất đi cho đỡ ngứa mắt.
Địch cách mười thước, tám thước, rồi năm thước. Trông rõ cả nốt ruồi trên mặt tên quan một... Lộ mất!
Vi-xiên nhảy chồm dậy, gầm lên:
- Ta-lum bon! (xung phong!)
Súng nổ một loạt ngắn long óc. Bảy mươi chiến sĩ It-xa-la ùa ra, thét chuyển rừng. Vi-xiên ấn mũi tiểu liên vào ngực tên quan Pháp đang rẫy rụa, bấm cò hết một một băng. Một tân binh vung ngược khẩu súng quật xuống. Bàn tay co quắp giật giật... óc trắng loang máu... Phả nhảy lên một ụ mối, kẹp nách trung liên lia vào lưng bọn địch sống sót, rồi trèo xuống, bắc súng quạt lên máy bay. Bình tĩnh như đang tập, điếu thuốc lá vẫn dính bên mép.
Dọc đường về chiến khu, bộ đội đùa ầm ỹ. Đến bờ suối Vi-xiên dừng lại gọi Tiến. Tiến rút cuối cùng cũng đang tất tả chạy lên, xách một chùm sáu cái thắt lưng đạn kiểu Mỹ, nặng lệch người. Gặp Vi-xiên, anh túm luôn hai vai, lắc mạnh:
- Nuốt gọn mười ba thằng! Cừ lắm! Y như voi phá rừng!
- Kìa, rách áo người ta...
- Mình ngốc hơn lợn, Vi-xiên ạ!
- Sao lại ngốc?
- Ở với anh em bao nhiêu lâu vẫn chưa hiểu gì cả!
- Có bỏ ra không? Chưa hiểu cái gì?
- Không...
Vi xiên bật cười to: “Thằng điên!”. Anh ôm choàng Tiến. Bộ đội dừng lại, vây quanh hai ông chỉ huy đang vật nhau một keo “đoàn kết Lào-Việt”. Bãi cát êm lưng, tha hồ quật. Chung quanh cười hô hố, chỉ trỏ, mách nước cho hai đấu thủ.
Chú thích
(1) Con gái.
(1) Bùa hộ mệnh của sư cho.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bên Kia Biên Giới
Phan Tứ
Bên Kia Biên Giới - Phan Tứ
https://isach.info/story.php?story=ben_kia_bien_gioi__phan_tu