Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Võ Sĩ Lên Đài
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 6
B
uổi sáng Chủ nhật. Ông Thân vừa thức giấc đã nghe thấy tiếng nước dội ào ào ở chỗ vòi nước công cộng. Trời lạnh mà ai đã tắm nước lã sớm thế? Vừa chợt nghĩ ông Thân liền giật mình vì nhận ra tiếng nói của hai anh em Cường và Nhân:
— Cường này, tập xe đạp thì phải kiên trì đấy, nhất là với cái xe cà rịch cà tàng của mình.
— Anh trông đây này.
— Ối, hai cái mông cậu rộp hết lên rồi. Tắm đi, chốc nữa vào nhà, tao rắc thuốc suyn-pha-mít cho. Đau không?
— Không. Em tập ở pít xong lại tập cả đường dài. Có đủ cả Tây, cả người mình tập. Cả anh Ngô Văn Lai, Mạc Đình Trường nữa. Anh Lai cho em theo. Cũng kéo, bám, núp lách, bứt, phá như ai. Bọn nhà giầu toàn xe Uragô, Pêlítxiê thượng thặng, giầy mũ, quần áo mua đủ bộ. Thấy em quần đùi cộc, đầu trần, đi chiếc Sămpionna, họ xì mũi, cười nhạo: “Mày đi dò mìn đấy à!”
— Kệ họ!
— Tập đua mệt thật, anh Nhân ạ. Đi được vài chục cây, mắt hoa, mồm đắng, nước bọt đặc quánh, hai bắp đùi cứng đơ nặng như hai cái chĩnh không chịu guồng nữa. Thế mà hồi trước ba đã đạp vào tận Sài Gòn đấy!
— Cứ phải cố, phải đổ mồ hôi, xương máu ra mới thành tài được, Cường ạ.
— Anh nhai cái gì đấy?
— Miếng cao su.
— Em cứ tưởng anh ăn kẹo.
— Tao cắt miếng săm ôtô. Võ sĩ, quai hàm phải cứng. Sách võ sư Quỳnh hướng dẫn thế. Ba cũng có lần nói vậy. Hôm qua, tao bắt đầu tập nhẩy dây, chơi xà đơn, xà kép, cử tạ, leo dây. Vai phải nở, gân bụng phải cứng, chân phải dẻo, hơi thở phải đều, dai. Yêu cầu thể lực của võ sĩ phải toàn diện lắm.
— Hôm nào em phải mượn bác Nhự cái xích lô tập đạp mới được.
— Hay đấy! Nhưng cẩn thận không gặp culít. Này, hôm qua sao mày không đi xem đấu bốc ở nhà hát Tây.
— Anh đi xem đấy à?
— Tao với anh Tùng xin được vé. Mutu, võ sĩ da màu đấu với Saphe hay tuyệt!
— Saphe huấn luyện thằng Đờ Lanay, thằng Tấc đấy, anh Nhân ạ. Thằng Tấc khoe với em thế!
— Tao biết rồi. Mutu đấm gọn và mạnh, tránh đòn khá, chân dẻo, sức lực dồi dào. Nhưng Saphe ranh mãnh, hay dùng trái đấm móc. Trông nó to phệ thế mà nhanh ra phết.
— Võ sĩ Vĩnh Nguyên đã đấu với Saphe rồi phải không, anh Nhân? Em nghe ba kể. Ba biết cả võ sư Quỳnh, võ sư Thọ. Võ sư Quỳnh một mình đánh năm tên cướp. Võ sư Thọ to lớn được mệnh danh là Thọ - cácpăngchiê đấy. Anh bảo ba dậy bốc đi.
Roà roà... Tiếng nước dội.
Ngồi trong nhà, nghe hai con nói chuyện, ông Thân hiểu rằng: thế là cả hai cậu con trai của ông đã bắt đầu dấn thân vào công cuộc rèn tập gian khó ở các môn thể thao rất nặng nhọc rồi. Nghĩ về Nhân, ông vui mừng vì thấy Nhân đã biểu lộ ý chí nhất quyết trở thành võ sĩ quyền anh. Và ông tự hỏi, ngoài sự thừa kế có tính chất tự nhiên từ truyền thống, huyết thống gia đình, hai con ông, nhất là Nhân, còn có một động lực nào khác nữa?
Ông đã là võ sĩ, đã là nhà thể thao. Tất nhiên Nhân, Cường cũng đã được hưởng lợi từ cha. Tuy nhiên điều đó không thể là căn cứ duy nhất để phủ nhận sự thôi thúc của ngoại cảnh, của phong trào, của nguồn mạch tinh thần và ý chí vẫn âm thầm được nuôi dưỡng trong lòng dân tộc, ở mỗi tâm hồn trai trẻ. Bởi vì rõ ràng là, đã nẩy sinh, đã tồn tại như một sức sống, một ý chí quật cường. Bởi vì rằng đã phát sinh một khát vọng, một chí nguyện, một tinh thần bất khuất trong lớp trai trẻ đang bị giam hãm trong thành phố tạm chiếm tù ngục này. Bởi vì rõ ràng là người Việt trong thế giới hiện đại hôm nay, sau cuộc cách mạng Tháng Tám đổi đời, đang một lần nữa, quyết chí tự khẳng định, rằng, ta, những người Việt Nam mới đã rũ bỏ xích xiềng nô lệ hoàn toàn đủ tài sức để có thể ngẩng cao đầu kiêu hãnh sánh vai với cường quốc năm châu về mọi phương diện? Chao ôi! Là người dân thuộc địa thì nhục nhã từ cái trò chơi nhục nhã đi. Thế đấy! Chỉ có Tây mới được chơi bốc thôi. Vì Tây khỏe, Tây nhanh, Tây thông minh, Tây dũng cảm. Chứ còn người Việt thì... Có ra gì mấy cái thân xác lẻo khẻo, ốm o, lù đù, ngu xuẩn, đớn hèn. Thảng hoặc có hai, ba anh công chức giàu có học mót được vài ba miếng mẹo ở môn nghệ thuật cao quý này thì cũng chỉ là gà què ăn quẩn cối xay, tổ chức đấu biểu diễn nội bộ với nhau thôi. Làm gì có chuyện mở mày mở mặt với thiên hạ được. Trong khi đó thật sự là từ trong truyền thống lịch sử, người Việt ta đâu có chịu kém ai. Đã sẵn chí khí anh hùng, trí năng khôn khéo, sức lực bền bỉ, dẻo dai, ta lại có môn vật, có các môn võ truyền thống, có đủ tài lực để dựng nước và giữ nước. Trong khi đó thật sự là ông cùng một loạt võ sĩ Việt đã lên võ đài, giòng giống Lạc hồng đã lên võ đài. Và thật kỳ lạ! Ăn uống, bồi dưỡng kém, thể lực không bằng, điều kiện tập luyện thua xa, vậy mà ông đâu có chịu thua Tây culít võ sĩ Đờ Gátxơ! Còn Võ sĩ Vĩnh Nguyên thì chẳng đã có lần cho Saphe rớt từ võ đài xuống đất đó thôi!
Kiêu hãnh, ông Thân mở cửa nhìn Nhân và Cường, lòng càng nao nao yêu mến. Nhân đã tắm xong, quần còn ướt, đang tập quay hai bả vai. Thấy cánh cửa mở, Nhân quay lại. Và lần này ông Thân mới thật giật mình sửng sốt. Mười sáu tuổi mà Nhân đã là một cơ thể phát triển Cường tráng. Không cao bằng Cường, nhưng hai vai nở, ngực phồng và những bắp tay đã nổi hình, nổi khối.
Cường thay quần tắm, hai tay đang ốp cái mông bị rộp vì trà sát trên yên xe cứng, thấy bố, thôi xuýt xoa, tươi cười:
— Ba à, ba phải dạy con đua xe, dạy anh Nhân bốc nhé.
Ông Thân cười:
— Vào lấy thuốc đỏ mà bôi vào mông đi. Cả vết xước ở tay nữa kia kìa.
Rồi ông quay lại với Nhân:
— Tập vừa vừa thôi, con ạ. Mình không đủ cái ăn, phải biết cách tập.
— Con tập theo cách của võ sư Quỳnh.
Ông Thân gãi gãi gáy, rồi bước thẳng đến trước Nhân:
— Nhân này, chiều nay ba đưa con đến bác Vĩnh Nguyên. Bác ấy hiện trông coi bãi Xếptô và bắt đầu mở lò rồi! Dịch tử nhi giáo. Cha khó dạy con. Các cụ xưa đã nói vậy. Võ sư Vĩnh Nguyên sẽ là thầy của con. Trường phái của bác ấy hiện thời là tiến tiến nhất, con ạ. Còn ba, bây giờ ba chơi tài tử thôi.
Ông Thân cười. Ông không hiểu nổi nỗi vui vừa bừng dậy trong Nhân. Nhẩy ba bước vào nhà, Nhân hét toang toang:
— Cường, chổng mông ra đây để tao đét cho vài roi cho chừa thói lêu lổng đi. A! Xót hả! Chịu khó đi. Mông thành chai thì mới thành cuarơ vòng quanh Đông Dương được. Hí hí...
o O o
Người Việt không có chịu thua kém bất cứ một dân tộc nào trên trái đất này. Quyền anh - môn thể thao cao quý, mã thượng, môn thể thao nghệ thuật và biểu thị sức mạnh tuyệt diệu - đã truyền tới đất này. Người Việt tiếp nhận nó và đang sáng tạo thêm cho nó phong phú. Các trường phái đã ra đời, phản ánh bước tiến của phong trào. Và có ai ngờ rằng, ông Vĩnh Nguyên, con người hiện thời ốm o, gầy gò, bụng vẫn mang cái báng số 1, lại là thủy tổ của một trường phái đang được hâm mộ. Đó là trường phái mang đặc trưng của người Việt: đánh gần, kết hợp tránh né, tính toán từng quả đấm một, với tốc độ ngày càng nhanh hơn.
Nhân đã thành gà của ông Vĩnh Nguyên hơn tháng nay rồi.
Chiều nay, Tùng đạp xe đèo Nhân đến phòng tập. Bài Xếptô mở của. Ông Vĩnh Nguyên đang hướng dẫn một tốp thiếu niên nhảy dây. Ông đã khỏe hơn dạo mới hồi cư.
Nhân bước vào phòng tập bốc. Sàn tập nhộn nhịp. Hai anh đang tập đấm bóng. Một anh đang tập đấm không khí. Tiếng thở ra xùy xùy. Mấy anh khác đang tập nhảy dây, sợi dây quay vun vút, quật xuống sàn tạch tạch.
Nhân đi đến cái bao cát. Cái bao cát tám mươi ki lô vá víu treo lơ lửng vừa tầm đấm. Cái bao cát quay quay. Nó trở thành địch thủ của Nhân. Nhân lui lại, khom lưng, đứng thế và xô tới nó. Năm kiểu đấm cơ bản thầy đã dạy, đã luyện cho rồi. Đấm cho trúng đòn, nhưng vừa phải bảo vệ được mình, vừa phải di chuyển nhanh. Đấm thẳng! Hãy nhằm vào ngực, cằm, cổ, quai hàm, giữa mặt địch thủ. Hãy nhằm vào ngực, cuối xương mỏ ác của đối phương. Bịch! Hãy cong tay từ ngoài đưa vào thực hiện cú đấm móc. Quả đấm xúc là từ dưới hất lên. Bịch! Đó là quả đấm tạt, cánh tay thẳng, đánh từ ngoài vào. Thẳng, móc, xúc, tạt, bổ. Thay nhau, liên hồi. Nhớ luật, tuyệt đối không được chặt, chém, bổ, vả bằng lòng bàn tay, bằng cạnh tay.
Hai chân Nhân nhún nhẩy. Đối phương bung bênh lơ lửng. Nhân xông tới, Nhân chuyển vòng quanh nó. Tay trái Nhân mở đường, bổ bằm bặp vào mặt nó. Đối phương tối tăm mặt mũi. Nhân tiếp tục lấn tới, lúc tránh đòn, lúc dử đòn. Đối phương hoàn toàn bị Nhân điều khiển. Nhưng, xem kìa, nó cũng bắt đầu phản công lại Nhân. Nó áp sát tới Nhân. Không kịp rồi, như một tia chớp nắm đấm tay phải Nhân vừa tung ra. Cái bao cát hự một tiếng, ật ngửa; nó bục một miếng da, từ trong nó ràn rạt chảy ra một dòng cát mịn.
Nhân dừng tay, thở, mồ hôi tràn mặt.
— Ha ha... Thật là một chiến công có một không hai!
Nghe tiếng cười, Nhân quay lại. Thật không ngờ, võ sĩ Vĩnh Nguyên đã đến ngồi xem Nhân tập từ lúc nào. Người thầy dạy bốc này thường ngày rất ít nói, ít cười. Ông như giấu một niềm u uẩn. Nhưng mỗi khi dạy Nhân thì ông như một người khác hẳn.
— Khá lắm! Tay trái mở đường... Bất ngờ dùng tay phải....
Võ sĩ đứng dậy. Nhân quay lại, bẽn lẽn.
— Nghệ thuật là ở chỗ bắt đối phương phải theo ý mình. Nhớ đúng luật nhé. Kỵ nhất thói man trá, vì danh vọng tiền tài mà cố tình hại người.
Võ sư ngừng lại, quay về phía sau, nhặt đôi găng:
— Nào, bây giờ Nhân đánh với tôi.
Trời! Nhân hào hứng hẳn lên. Đã đến lúc trò được đấu thử với thầy! Thế là thầy tin ở trò. Thầy dạy kỹ thuật, thầy dạy đạo lý làm người. Thày uốn nắn trực tiếp. Thầy là bậc tổ sư của nghệ thuật này. Thầy đã từng làm tê liệt cả hai cái “chày máy” của Saphe sừng sỏ. Thầy đã từng thắng Saphe. Vừa rồi, mới hồi cư về, bụng còn di chứng của căn bệnh sốt rét là cái báng số một mà thầy cũng đã nhận lời thách đấu với một võ sĩ lính dù tên là Lốp, người da màu mệnh danh “búa tạ” và thủ hòa với anh ta. Thầy là con nòi của môn thể thao này.
Võ sư Vĩnh Nguyên đeo găng. Vóc ông chắc. Các bắp tay săn rắn. Ngót bốn mươi, ông không còn cái nở nang đang độ. Nhưng khi ông đứng vào cái khung đấu hình vuông chăng quanh ba sợi dây thừng cùng với trò của ông thì ông như trẻ hẳn lại, nhanh nhẹn hẳn lên.
Đám võ sinh đang tập nhảy dây, tập đấm bóng, chạy cả lại.
— Đánh thật đấy nhé, Nhân. Hậu sinh khả uý! Nào!
Võ sư nhắc trò. Đứng vào thế đánh, người hơi cúi xuống, hai trái găng giơ lên che kín mặt, thầy thế thủ thật đẹp.
Nhân xô tới. Tay trái ra đòn phủ đầu. Không ăn thua. Võ sĩ lão luyện đã hai mươi năm trong nghề hoàn toàn chủ động, khi lánh sang trái, khi né sang phải, lúc giật lùi. Hiểu ngay đã gặp một địch thủ lợi hại, Nhân giật lui sau mấy cú đấm thăm dò nữa. Rồi bất thình lình chớp thời cơ cho ra những cú đấm đấm so đũa liên hồi. Nhưng, kìa thầy đã tiến lên? Không, thầy làm động tác giả thôi. Chà! Thoắt gần thoắt xa, thầy cứ chập chập chờn chờn, mờ mờ nhân ảnh, mềm mại uyển chuyển như trong một điệu luân vũ, không sao dự đoán được và những cú đảo thân né đòn của thầy thì mới tuyệt diệu làm sao. "Sườn thầy đây, đấm đi, nhân!” Kìa, rõ ràng là lời thầy giục. Nhân sấn tới, tay phải ra một quả đấm móc. Quả đám chậm, trượt vào không trung. Tuy vậy, từ đây Nhân đã hiểu thâm ý răn dậy của thầy: hãy vượt ra khỏi sự gò bó cứng nhắc. Hãy năng động nữa lên! Bịch! Bịch! Găng chạm găng. Mắt gườm gườm. Đôi bên tiến tiến lui lui. “chú ý cái bụng!” Vừa nghe thấy cảnh báo của thầy, Nhân đã kêu hự một tiếng, bật ra cạnh dây ring. Thì ra vùng bụng sơ hở của Nhân đã ăn đòn của thầy. May thay, hiệp một vừa hết. Hiệp hai bắt đầu, Nhân nghĩ, phải mạnh bạo chủ động phản công ngay từ giây đầu tiên, nếu không thì sẽ chỉ là cái bị cát chịu đòn, nên tranh thủ xông tới. Sức trẻ thật là đáng nể. Quả nhiên Nhân đã dồn được thầy vào một góc vũ đài. Và Nhân hào hứng quá vì vừa ra được một loạt đòn túi bụi về phía thầy! Tốt! Tốt! Cứ thế! Chú ý đấm gọn rồi che chắn ngay! Bên tai Nhân rõ rành là lời khen ngợi và chỉ bảo của thầy. Khoái chí, Nhân định dấn tới. Nhưng, trời ạ, sao cằm Nhân bỗng nhiên lại như vẹo lệch đi thế này? ác hiểm chưa! Đòn trời giáng tiếp sau xem ra còn quyết liệt hơn. Ngực Nhân dội lên một cơn đau nghẹt. Tốt! Cắn răng lại mà chịu đựng, nhân!Nhận ra tiếng thầy, Nhân lập tức ghìm đầu mình xuống, che kín mặt, giật lui. Giật lui mà khắp người đau ê vì Nhân lúc này đúng như dự đoán, đã như một cái bao cát trước hai quả đấm của thầy. Lúng túng quá, trước thầy, đầu mặt sườn bụng Nhân, chỗ nào cũng hở hếch hở hoác, chẳng biết che đỡ thế nào. Nhưng thôi, hãy cắn răng lại mà chịu. Hãy cắn răng lại đồng thời che chắn thật kỹ và không ngừng thế tiến công. Thật may, cắn răng gan góc chịu đựng lát nữa thì Nhân đã lấy lại được thế cân bằng. Và bây giờ thì không gì ngăn cản được Nhân nữa, Nhân lăn xả vào thầy, bám đuổi thật gần thầy và hai tay Nhân như hai cánh quạt tới tấp giáng trả lại thầy. Rập rờn trên đôi chân, bật lui liên tục, thầy có vẻ rơi vào thế bị động. Đang đà, Nhân hăng thêm và vẻ như kiêu hãnh, Nhân hơi ngẩng lên. Lần này thì thật sự là bất ngờ, quá bất ngờ, hai con mắt Nhân bỗng như tóe loé cả ngàn đốm lửa, cảm giác mất ý thức ập đến Nhân cùng với trạng thái chòng chành, phải gắng gượng lắm mới khỏi bị đổ vào dây ring. Một cú đấm tạt của thầy vừa trúng vào má phải Nhân. Một cú đấm nữa. Cũng vậy, không chút gượng nhẹ. Nghiến răng lại để đứng vững, nhưng cũng chỉ được mấy giây là Nhân quị ngay xuống mặt sàn.
Đám võ sinh vỗ tay bồm bộp.
Gắng gượng, Nhân chống tay đứng dậy.
Thầy Vĩnh Nguyên bước tới. Võ sư nhìn Nhân, vẻ mặt thật mãn nguyện. Tuổi mười sáu, thoắt cái đã ra khỏi cơn chấn động tâm thể, gương mặt Nhân đã trở lại hăm hở, sáng trong.
— Cắn răng, gan lì chịu đòn và giáp thân bám sát đối phương! Lối đánh ấy có thể là một sáng tạo của Nhân. Nhưng chú ý phòng thủ hơn nữa. Bị đòn đau là có ích. Bài học này không có ở sách vở nào đâu, Nhân à. Nào hiệp ba bắt đầu!
Võ sư vỗ vai trò mình, giọng vui vẻ và âu yếm.
o O o
Nhân lử khử bước vào nhà, leo lên giường, mắc đôi găng vào tường. Cường đang lau xe đạp, quay lại:
— Anh Nhân, anh làm sao thế?
Bước xuống nền nhà, Nhân lắc đầu, không nói.
— Anh ăn cơm đi!
Không đáp, Nhân ngáp một tiếng thật dài, rồi gieo cả cái cơ thể nặng gần năm chục ký đánh ịch xuống cái giường sắt lát ván gỗ. Trời! Đau mỏi ê ẩm khắp cả vùng mặt, đôi bả vai, nhất là hai mảng lưng và ngực. Mười hiệp đấu với thầy, nhận mấy chục quả đấm của võ sĩ lão luyện, giờ còn tỉnh táo lê bước về được tới nhà, thì còn là may và hiển nhiên sức chịu đựng không thể là tầm thường rồi. Nhưng, nằm xuống, mới chỉ kịp duỗi thẳng hai cẳng chân hai sải tay cho dãn gân cốt được chừng năm phút, nghĩ thế nào, Nhân đã lại vùng dậy, thao láo hai con mắt. Không sao hết! Phải coi như không có gì xẩy ra mới được. Mà đau thế đã ăn thua gì. Đau như như thế là đau có ích. Đau thế để sáng mắt ra! Bài học này không có ở sách vở nào đâu!
Cường nhấc cái xe đạp, để vào cạnh tường:
— Hôm nay em bị một đứa nó chèn, ngã một cái tưởng vỡ mặt. à, anh Tùng lại tìm anh đấy.
— Có việc gì thế?
— Em không biết.
— Ba đâu?
— Ba ngồi chơi với thầy Thiệu ở sân thượng nhà bác Nhự.
Sân thượng nhà ông Nhự. Gọi thế cho sang. Thực ra nó chỉ là cái mái bằng ở trên căn gác nhỏ nhà ông Nhự. Sân thượng lát gạch, bốn bề vây một hàng tường gạch mộc, nhỏ có lẽ còn hơn cái vũ đài đấu bốc.
Chiều chủ nhật rảnh rỗi, ông Thân và hai con hay lên đây. Ở đây cao, nhìn được toàn cảnh thành phố. Ở đây không khí trong lành. Khỏe mạnh do tiềm lực, do thọ bẩm tiên thiên, do bồi dưỡng, do biết tiết chế, do cương nghị và hít thở được thanh khí. Trong mấy gian buồng u tối nặng nề, toàn mùi cống rãnh. Còn ở đây, tha hồ trong lành, bồi bổ sức khỏe mà không mất tiền. Đã vậy, ở đây còn thỏa con mắt. Ở đây, có thể nhìn tới tận chân trời. Trong tầm mắt, thấy cả thành phố bao la. Những đường phố thẳng tắp, những dải cây xanh cổ thụ, ngọn Tháp Rùa và Hồ Hoàn Gươm lịch sử, vệt Sông Hồng đỏ lựng phù sa, cầu Long Biên hình con rồng phủ phục và dẫy Ba Vì ngậm sương xa xa.
Tâm giao với bạn bè, ngồi ở đây còn gì bằng.
Hôm nay có giáo sư Thiệu dạy Pháp văn ở trường Bưởi tới chơi. Ông Thân quen ông giáo vì ông giáo hồi còn trẻ hay đến chơi tennít ở câu lạc bộ. Ông giáo thuộc loại công chức lương cao, nhà gia thế, nhưng tính tình cởi mở, gần gũi người lao động, lại đức độ, hiểu biết rộng. Thêm nữa, ông giáo lại rất quý Nhân. Nhân là học trò cưng, học trò giỏi tiếng Pháp của ông.
Ngồi ở sân thượng, giáo sư Thiệu cũng bị lôi cuốn vào dòng tình cảm của ông Thân. Nhất là lúc này, trời vừa tối, đối diện với thành phố nhấp nhóa loạn xạ những bóng đèn nêông quảng cáo là một bầu trời xanh mênh mang thanh vắng. Khung cảnh khiến ông nhớ tới câu chuyện những vì sao của nhà văn Pháp Anphôngxơ Đôđê. Bài văn ấy ông mới giảng cho học trò. Thật hết sức xúc động. Tâm hồn yêu quê hương của nhà văn lớn nước Pháp đã gặp tâm hồn ông. Pháp thực dân làm sao hiểu được đôđê!
— Đẹp quá!
Ông giáo Thiệu ngẩng nhìn bầu trời, thầm kêu. Ông Thân tay rót trà, miệng xuýt xoa:
— Đất nước mình rộng và đẹp thật đấy!
Nghe ông Thân nói, ông giáo hiểu rằng ông Thân đang nhớ tới chuyến các đấu thủ xe đạp Bắc Kỳ do ông dẫn đầu đi thăm viếng Sài Gòn năm nào.
— Cái chuyến ấy bác đi mất bao nhiêu ngày?
— Mười lăm ngày đi, mười lăm ngày về.
— Hồi ấy là năm...
— Năm 1931. Lúc ấy ta mới nổi phong trào cách mạng Xô Viết Nghệ An. Mới chỉ bùng nổ đã bị đàn áp dã man. Thành ra đoàn cuarơ đi đến đâu cũng phải vào trình Sở Cảnh Sát. Hừ, đất nước nô lệ, thể thao cũng thành nô lệ. Nhưng mà phải nói là chuyến đi rất thắng lợi. Anh em Nam Kỳ với anh em Bắc Kỳ gặp mặt nhau, tay bắt mặt mừng thân thiết, vui vẻ lắm!
— Tôi có xem báo hồi đó, họ tường thuật kỹ lắm từng chặng đường đoàn cuarơ đi. Lạng Sơn, Nam Định, Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phan Rang, Phan Thiết, Sài Gòn. Tới đâu cũng có đón tiếp tặng hoa long trọng và thân tình lắm!.
— Thật vậy đấy. Anh em chúng tôi cũng không ngờ là thế. Vì thoạt đầu chỉ là chuyện ba anh em cuarơ Nam Bộ là Dinh, Thời, Khôi ra thăm Hà Nội. Gặp gỡ rồi quyến luyến. Thành ra lúc ba anh ấy quay về, tôi với anh Tộ gia nhập đoàn với ý định là để hoan tống ba anh ấy về thôi. Không ngờ các anh em cuarơ ở khắp Bắc Kỳ mình hưởng ứng nhiệt liệt. Thế là thành phong trào. Thế là lập thành cả một đoàn cuarơ đi xuyên Việt vào Nam Kỳ. Đến nỗi lão chủ hãng Avia của tôi cũng phải tỏ ra thức thời, bằng lòng cho tôi nghỉ việc ăn lương để đi cùng anh em kia mà. Chà, chuyến đi đúng cữ đổ rét, nhưng thi gan với trời đất, lấy hai bánh xe nối tình Nam-Bắc, guồng thật lực, không biết mệt là gì. Không biết mệt là gì, bởi vì chuyến đi còn có được một thu hoạch đáng kể nữa là thấy được đất nước mình. Chà! Phải nói là đất nước mình đẹp lắm, bác Thiệu ạ. Đứng trên đèo Hải Vân nhìn xuống Lăng Cô. Rồi bãi biển Sa huỳnh, rừng dừa Tam Quan, bờ biển Nha Trang... Thật không bút nào tả xiết! Không hiểu thế giới còn có nơi nào đẹp như thế không?
Ông giáo Thiệu ngồi lặng. Đất nước, ông đã thấy, đã yêu. Nhưng hôm nay, gặp tâm hồn người thợ, nhà thể thao này, ông lại thấy cảm xúc của mình lại như càng sâu nặng hơn.
— Ấy thế, chỉ qua mấy môn thể thao thôi mà cũng đã thấy người Việt mình sống có tình nghĩa đồng bào, yêu quý nhau và gắn bó keo sơn với đất nước, ông bà tổ tiên, thầy Thiệu ạ.
Ông giáo im lặng. Câu nói như cái tiểu kết của ông Thân mà thật tự nhiên. Như chính cảm nghĩ của ông lúc này. Ông nhìn ông Thân, hạ giọng khe khẽ:
— Bác Thân ạ... Mai ngày bĩ cực thái hanh. Kéo cờ độc lập trên thành Thăng Long. Cố đô, sông núi, cả nước non này vẫn thuộc về ta cả, bác ạ.
Nhìn ông giáo Thiệu, ông Thân gật đầu trân trọng. Nhưng vừa ngẩng lên, thoáng thấy một bóng người đi vào ngõ, ông vội bấm tay ông giáo.
Ông giáo ngả người, lảng chuyện:
— Anh Thân à, anh lưu tâm việc học của cháu Nhân nhé. Tôi sợ nó mê quyền anh mà sao nhãng.
— Vâng, tôi xin lĩnh ý thầy.
Hơi cúi xuống, ông giáo ghé tai ông Thân. Hình như đây mới là chuyện ông cần nói với ông Thân lúc này. Lim dim mắt, vẻ ngẫm nghĩ, đợi ông giáo nói xong, ông Thân mới ngẩng lên:
— Không! Tôi còn lạ gì lão tham Ruân. Tay này đóng vai Mạnh Thường Quân là cái vỏ bên ngoài thôi. Hồi có phong trào đuycôroay, ông ta hốt cả đống bạc đấy, giáo sư ạ.
— Thế anh có nhận lời đứng ra lập Liên đoàn quyền anh Bắc Việt không?
— Tôi với anh Vĩnh Nguyên còn đang bàn. Có khi tương kế, tựu kế anh ạ.
Ùng ùng ùng... Những tiếng nổ lớn ở mạn Ô Cầu Rền át cả tiếng hai người bạn. Họ ngừng nói, đứng cả dậy. Một góc trời phía nam thành phố giần giật ánh lửa đạn.
o O o
Cường từ ngoài ngõ chạy vào. Cái bóng lúc nãy làm giật mình ông Thân và ông giáo Thiệu chính là Cường.
Nhẩy đến bên giường, Cường lay gọi anh trai:
— Dậy, anh Nhân! Ta đánh bót cảnh sát Ô Cầu Rền. Rồi ngay sau đó đánh sân bay Gia Lâm rồi.
— Tao muốn dậy quá mà khắp người đau như rần, không sao ngồi lên được.
Cường cúi xuống sát anh:
— Anh Nhân này, em thấy họ mang một bó súng to lắm!
Nhân tỉnh hẳn:
— Ai?
— Anh Tuấn này, thầy Thiệu này. Hai người ngồi trên xíchlô của ông Nhự.
Có tiếng giầy êm nhẹ bước vào cửa. Hai anh em vội im thít. Ông Thân đẩy cửa, cởi áo khoác, hỏi hai con:
— Vẫn chưa ngủ cơ à?
— Con ngủ được một giấc rồi.
Nhân đáp. Ông Thân ngồi xuống bàn nước:
— Tập với bác Vĩnh Nguyên tốt chứ, Nhân?
Cường láu táu:
— Học trò cưng mới được đấu tay đôi với thầy đấy, ba ạ.
— Cái thằng hay nói leo quá. Xe đạp tập đến đâu rồi? Phải tập chữa xe nữa đi. Đường trường, xe hỏng, cuarơ phải tự chữa lấy đấy.
Cường cười:
— Hồi này con phụ chữa cho ông Năm xe đạp ở ngoài ngõ. Con đảm bảo đi tới tận Sài Gòn được.
— Thế cả hai còn nhớ gì đến sách vở không, hay bỏ xó hết rồi? Liệu mà học hành chứ! Hà! Sài Gòn! Không hiểu anh Du của hai đứa giờ sinh sống ra sao. Buồn thật! Chiến tranh, xa cách chẳng có tin tức gì cả!
Ông Thân im lặng, nhớ người con đầu lòng. Rồi ông đứng dậy, khoác chiếc áo bu dông dạ, đi ra ngõ. Giờ này, ông Nhự vẫn chưa đi làm về.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Võ Sĩ Lên Đài
Ma Văn Kháng
Võ Sĩ Lên Đài - Ma Văn Kháng
https://isach.info/story.php?story=vo_si_len_dai__ma_van_khang