Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Trường Đời
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 7
T
rời hôm ấy nắng gắt. Đến bến đò Khấu Chẩn thì mọi người đã mệt nhoài. Ông Nam Long cho dừng lại để ăn cơm. Ông Phó sau khi tháo yên và buộc ngựa cho Trọng Khang và Khánh Ngọc, vội vàng lấy ở túi dết ra một cái khăn mặt, đem xuống sông vò, rồi mang lên cho chủ lau mặt. Khánh Ngọc trông thấy thế, tủm tỉm cười:
- Ông có người đầy tớ ngoan quá.
- Tôi nhường cho cô đấy.
- Dù tôi có trả y một tháng bao nhiêu tiền, y cũng không hầu tôi một cách sung sướng và chăm chú như là hầu ông. Hôm nọ, ông vừa nói với tôi: lòng mến là một thứ không thể đánh giá. Sự tận tâm của y không thể lấy tiền mà mua được.
Cơm đã dọn ra, Trọng Khang đứng dậy, toan đi về phía bọn cai và thư ký thì Khánh Ngọc đã vội giữ lại:
- Ông ngồi đây ăn cơm với chúng tôi, đi đâu. Anh François và ba tôi chắc rất thích ngồi cùng ăn với ông.
Ông Nam Long cũng nói.
- Một khi ông đã là thư ký riêng và thông ngôn của tôi thì lúc nào cũng phải gần tôi. Tôi cần bàn với ông nhiều chuyện. Hình như qua mảng rồi, đi khỏi dốc Khấu Chẩn một quãng thì đến biên giới có phải không?
- Vâng.
- Chắc thế nào tại đấy, cũng có lính đón chúng ta. Chúng ta ngủ đêm ở đấy.
- Sang qua Khấu Chẩn thì đường đi nguy hiểm lắm rồi, ta không thể cho đi chụm cả lại như lúc nãy được nữa. Tôi với hai anh lính dõng đi trước để dò địa thế. Bắt hai lính dõng và hai người nhà có súng đi kèm đồ. Còn những hòm bạc thì cho đi sau cùng. Bao nhiêu lính dõng và bao nhiêu người nhà có súng phải đi kèm. Cứ mỗi hòm bạc lại một lính dõng và một người nhà. Con ngựa nào cũng bắt mã phu dắt, chứ không cho thả đi tự do như lúc nãy được nữa. Nhỡ động đụng, phải bắt chúng nó hạ cả thồ xuống để chụm vào một chỗ. Cấm không được đi xa nhau. Dù giặc nhiều hay ít mặc kệ, cấm không được đường đường đối phó, chết uổng mạng và vô ích. Ta chỉ cần bảo vệ đồ đạc và hòm bạc. Phục cả chung quanh, đứa nào thò đầu ra là ta bắn. Lúc ấy, tôi sẽ ở phía đằng đầu đem người quay lại, rồi ta muốn định liệu thế nào sẽ hay. Tôi biết vùng này và đã rõ những hành động của bọn giặc. Cụ có thể tin ở tôi. Chốc nữa, sang mảng thì phải cho buộc hòm bạc vào đây rồi hẵng cho sang. Bây giờ nước lớn, có nhiều khi chân sào không bắt kịp, mảng trôi băng đi. Lúc ấy, ra chỉ việc cầm đầu dây kéo hòm bạc lại. Tuy ướt, nhưng còn hơn mất.
- Ông bàn chí lý. Bây giờ, bao nhiêu việc đi ở đường sá và trong đêm tối, tôi giao cả cho ông, ông liệu làm sao cho bình yên vô sự thì làm. Tuy ta có mấy chục tay súng, nhưng giặc cỏ bên này thường đông lắm. Ta cũng cần phải để phòng. Ông cứ chịu khó, nếu an toàn và có lãi, tôi sẽ chia cho ông một phần, chứ không để ông thiệt đâu. Ông có thể tin ở lời nói danh dự của tôi. Trong bọn người đi theo tôi thì thật là thừa người để làm công việc, nhưng thiếu người để đương đầu với bọn cướp, có ông cũng là một cái may cho tôi. Tuy sang đến chỗ làm, chính phủ Tàu cho tôi hai mươi bốn tên lính, nhưng ta cũng không nên tin họ lắm. Tôi định đóng ở Mai-lìn-phố thì xa chỗ làm những mười lăm, mười sáu cây. Công việc diệu vợi.
- Nhưng dù sao cũng phải gửi tiền ở đấy, chứ ở giữa rừng thì tài nào cũng không giữ được. Công việc lại là công việc lâu ngày, thế nào cũng đến tai bọn giặc cỏ. Chúng nó có đủ thì giờ tổ chức để đến cướp mình.
- Nếu có nhiều cu-li thì cũng không lâu lắm. Tuy hạn một năm, nhưng có nhiều cu-li thì có thể xong trong sáu bảy tháng. Cầu cũng không phải bắc mấy, chỉ phải cái núi nhiều.
- Con đường ta làm nối liền con đường Sẩy-thùng-chổi sang đến đường đi Quảng Tây?
Trọng Khang quay hỏi François lúc ấy đang thì thầm với Khánh Ngọc.
- Ông cũng đã theo cụ lên xem xét kỹ càng rồi?
- Không, kỹ sư Tàu đã làm sẵn bản đồ. Tôi chỉ việc xem theo đấy, bảo cho họ làm.
- Việc này có cái gì khó đâu. Chỉ có năm sáu cái cầu, nhưng cũng là cầu gỗ. Chỉ vì họ thiếu cốt-mìn phá núi, nên họ phải triệu đến tôi. Gia dĩ ở đây đồ làm ăn đem từ Hà Nội lên thì tiện và gần hơn đem từ Vân Nam xuống. Từ Vân Nam đi mất gần hai mươi ngày mà từ Hà Nội chỉ có năm ngày. Công việc thì ông không lo, tôi đã tính kỹ cả, Chỉ lo có giặc cướp, cậu François vừa đỗ kỹ sư cầu cống ở Tây về, tôi muốn cho cậu ấy đi theo cho biết việc và để đỡ tay phòng khi tôi phải về Hà Nội lấy tiền.
- Nước ở vùng này độc lắm, cô Khánh Ngọc sang xem cho biết phong cảnh, rồi cũng nên về chứ không nên ở lâu.
Khánh Ngọc chẩu mỏ:
- Tôi không cần ông phải lo cho tôi. Xong công việc tôi mới về.
Ông Nam Long nghiêm sắc mặt:
- Độ hơn tháng nữa tôi về, nó cũng sẽ về với tôi, chứ ở lâu thế nào được.
Khánh Ngọc ngả đầu vào vai cha:
- Không, con không về đâu, ở Hà Nội buồn lắm. Anh François...
Nói đến đây, không hiểu sao nàng líu lưỡi rồi lặng im.
Đoàn người ngựa sang mảng gần hết, chỉ còn hai chuyến nữa thì, người chở mảng vì phải đẩy nhiều lần mệt quá, run tay chống sào không vững, chiếc mảng liền bị dòng nước chảy xiết lôi đi. Người chở mảng chống hai lần để ghìm đều không trúng phải đá, sào bị cắm xuống bùn, mảng cứ trôi. Hai người cai ở trên mảng sợ hãi kêu rối rít. Nhanh như chớp Trọng Khang vớt lấy cuộn dây giòng két bạc lúc nãy, chạy xuống mạn hạ lưu đứng đợi. Tiếng chàng hét lấp cả tiếng nước reo:
- Cố nắm lấy! Nắm thật chặt! Nhảy xuống sông, rồi tôi sẽ kéo lên.
Mảng vừa lướt tới, cuộn dây ném ra, cả ba đều vớ được. Trọng Khang chạy quanh, quấn vội ngay đầu dây vào một cái cây. Mảng cứ trôi, cả ba đều sa xuống nước. Khánh Ngọc lúc ấy cũng chạy đến phụ lực với chàng kéo ba người lên.
Mảng trôi chừng năm thước nữa va phải đá, vỡ tan tành.
Ba người lên được đến bờ cám ơn Trọng Khang rối rít.
- Ơn với huệ gì, mảng vỡ rồi, còn bảy người và bốn con ngựa đây, làm sao mà sang được bây giờ.
Chàng nhìn trước nhìn sau không còn cách gì.
- Cô Khánh Ngọc, chỉ còn một kế là ta chịu ướt vậy. Cô có biết bơi không?
- Biết, nhưng nước chảy xiết thế kia, nó cuốn phăng đi, chứ bơi làm sao được?
- Miễn là đừng sợ, tôi đã có cách. Sợi dây này to không thể đứt được. Bây giờ làm thế nào ném được đầu dây này sang bên kia, rồi ta buộc hai đầu vào hai cái cây, ta lần dây mà bơi sang.
- Nhưng sông rộng đến bốn năm mươi thước, làm sao mà ném dây sang được?
Trọng Khang quay hỏi một người cai:
- Trong hành lý có cuộn gai nào không?
- Có.
- Thế thì được rồi. Cụ bảo ai lấy cuộn dây gai, rồi buộc một hòn đá vào đầu ném sang đây cho tôi. Tôi sẽ buộc vào đầu dây thừng này cho kéo sang. Rồi cụ sai buộc thừng cho chặt vào một gốc cây để chúng tôi lần sang chứ chờ đóng được mảng khác thì biết bao nhiêu ngày.
Khi bắt được dây gai rồi, Trọng Khang đem buộc vào đầu dây thừng cho kéo sang. Dây thừng buộc chếch theo dòng nước chảy để cho ngựa sang khỏi bị sức nước đẩy mạnh quá.
- Nào ai sang trước thì sang đi, cởi giày và quần áo ra.
Mọi người nhìn dòng nước chảy xiết, dùng dằng.
Trọng Khang liền cởi ủng, cởi quần áo ngoài, chỉ mặc một cái "quần cộc" rồi dắt một con ngựa xuống. Con ngựa ấy vừa đặt mõm xuống gần nước, liền chồm lên, quay đầu, nhất định không chịu sang. Khánh Ngọc đánh thế nào nó cũng không xuống.
- Cô bảo dắt con ngựa của tôi để cho nó sang trước. Bác Cai, dắt tất cả ngựa lại đây cho chúng nhìn.
Con ngựa ô chủ dắt thì sang ngay. Trọng Khang khoác cương vào vai, còn hai tay lần dây thừng mà sang. Đến giữa dòng, nước chảy mạnh, con ngựa bị lôi đi kéo Trọng Khang làm cho sợi dây thừng căng ra. Trọng Khang nắm chặt lấy sợi dây, ráng sức dướn mình nắm dây tiến lên. Qua khỏi dòng nước mạnh đến bờ. Chàng giao ngựa cho ông Phó, rồi lại lần sang. Không có ngựa, chỉ thoắt một cái là đến nơi.
- Ông Giáp sang chứ, cởi quần áo ngoài và giày ra.
- Tôi bơi kém lắm, ông liệu thế nào chứ...
- Có việc gì mà phải bơi, ông cứ nắm chặt lấy dây thừng mà lần sang.
Nước vừa ngập tới bụng. Giáp thấy mình như sắp bị cuốn băng đi, vội vàng chạy ngay lên bờ:
- Trời ơi, nước lạnh quá đi thôi!
Anh Mèo chở mảng đứng cạnh đấy, thấy thế cười khì khì. Trọng Khang thuận tay tát cho nó một cái.
- Mày chở mảng không nên để cho người ta phải khổ sở và mất thì giờ thế này, còn cười gì. Lát nữa, mày mà không cho được tất cả ngựa sang, tao dìm mày xuống đấy.
Chàng lấy một sợi thừng khác buộc dưới nách Giáp:
- Thế này thì thật chẳng còn sợ gì nữa. Nói dại, ông có tuột tay đã có tôi kéo ông lên.
Từ lúc nãy, Khánh Ngọc chỉ đứng nhìn. Vụt trong óc nàng nẩy ra một sự so sánh. Nàng đem so sánh cái thân thể trắng nhễ trắng nhại của Giáp với cái thân thể ngăm ngăm đen của Trọng Khang. Nàng thấy một bên mềm yếu, còn một bên thì rắn chắc. Cái màu đen thật là hợp với màu đất, màu núi, màu cây, màu nước; sự quả cảm và nhanh nhẹn hợp với sức sống mãnh liệt của vũ trụ đang biểu diễn chung quanh nàng.
Trọng Khang cầm dây, đứng nhìn cho Giáp lần sang thì nghe đằng sau có tiếng tách. Chàng quay lại, cau mặt, cái cau mặt trách móc, nó như có ý bảo: "Lúc này là cô còn nghĩ đến sự vui đùa được ư?"
Khánh Ngọc vội vàng đeo cái ống ảnh lên vai, xin lỗi:
- Tính tôi nó quen như thế rồi.
- Thôi bây giờ cô cởi giày và bộ quần áo đi ngựa ra.
- Vâng, nhưng em yêu cầu ông một điều...
-???
- Máy ảnh đây, ông chụp cho em một tấm trong khi em lần sang để em giữ làm kỷ niệm.
Tiếng em nàng nói lần đầu tiên bằng một giọng tùng phục khiến cho Trọng Khang không thể từ chối.
- Xin vâng. Cô ngồi xuống đây để tôi rút đôi giày ủng ra cho cô.
Khánh Ngọc ngồi lên một nhánh cây. Trọng Khang quỳ xuống, một tay nắm đùi, một tay cầm gót giày lôi mạnh ra. Khánh Ngọc có cái cảm giác như có một cái gì bằng sắt và bằng thép nắm vào mình.
Tháo xong đôi giày ủng. Trọng Khang lại cởi giùm nàng cả hai dặng cúc ở hai bên ống quần. Trong lòng Khánh Ngọc, lúc bấy giờ đột hiện lên một cái gì sung sướng, thứ sung sướng mà không lần nào, nàng tìm thấy ở cạnh Giáp, mặc dầu Giáp đã nhiều lần chiều nàng những việc tương tự như thế.
Tiếng ông Nam Long nghe lanh lảnh:
- Ông cẩn thận cho cháu nghe không?
- Cụ cứ yên tâm, không sao đâu - Để tôi buộc dây vào lưng cô đã chứ.
- Em không cần...
- Không nên có những sự liều vô ích. Người ta chỉ nên liều khi không thể không liều được.
- Nhưng... cái dây thừng lòng thòng thì chụp ảnh, nó mất vẻ mỹ quan đi.
Trọng Khang bật cười:
- Người ta bảo đàn bà làm đỏm ngay cả trong khi hấp hối, đúng thật, tôi xin chiều ý cô.
- Ông nhớ chụp nhé.
Ra đến giữa dòng sông, thấy Trọng Khang giơ máy ảnh ngắm vào mình, Khánh Ngọc giơ tay lên vẫy vẫy, tiếng ông Nam Long hét:
- Ô kìa! không nắm cả hai tay vào dây kia, con tưởng là một trò đùa đấy à!
Khánh Ngọc sang rồi Trọng Khang quay bảo anh Mèo chở mảng:
- Mày khỏe cười, bây giờ mày phải cho hai con ngựa sang cho tao. Nếu để cho ngựa trôi đi, ông bắn cho chết giữa dòng sông này.
- À à, cái ông không phải bắn lớ, tôi cho sang được lớ.
Mọi người đã sang tất cả, Trọng Khang lấy dây quấn tất cả quần áo, giày của mình và của Khánh Ngọc làm một gói rồi đeo lên vai lần sang. Sang đến bờ bên kia đã thấy Khánh Ngọc trắng toát trong một bộ "combinaison", tay cầm một chai Rhum và một cái cốc đứng đón.
- Đây, em đền công ông một cốc rượu.
Trọng Khang nốc cạn một hơi.
- Ông xơi cốc nữa.
- Thôi cám ơn cô, uống cốc nữa thì bốc nóng, không lên nổi cái dốc này đâu.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Trường Đời
Lê Văn Trương
Trường Đời - Lê Văn Trương
https://isach.info/story.php?story=truong_doi__le_van_truong