Trang chủ
Đăng nhập
Nhật kỳ....
Trợ giúp
Truyện
Truyện Tranh
Sách Nói
Thơ
Lời Nhạc
Sưu Tầm
Chat
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Tix-Tu Ngón Tay Cái Xanh
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 7 - Vì Sao Bố Mẹ Tix-Tu Giao Cho Ông Tru-Na-Đix Dạy Em Bài Học Về Trật Tự
K
hông nghi ngờ gì nữa, do lâu ngày tiếp xúc với súng đạn, ông Tru-na-đix nóng nảy như thuốc nổ.
Ông là người tin cẩn của bố Tix-tu. Ông giám sát nhiều nhân viên của nhà máy, sáng nào cũng điểm danh để tin chắc không nhân viên nào vắng mặt; ông ngắm kỹ bên trong nòng các khẩu súng xem thật thẳng chưa; tối đến, ông xem xét kỹ các cánh cửa đã đóng chặt, và thường thức khuya để kiểm tra các dãy số trong các sổ kế toán to đùng. Ông Tru-na-đix là một người thích trật tự.
Vì vậy, bố Tix-tu nghĩ đến ông khi muốn dạy tiếp Tix-tu ngày hôm sau.
- Hôm nay học bài về xã hội và trật tự! - Ông Tru-na-đix đứng trong phòng vex-ti-luyn[i], hét lên như với một đội quân.
[i] Phòng treo mũ, áo đi mưa, áo khoác ngoài hay ngồi chờ được tiếp.
Nên nói rõ rằng ông Tru-na-đix đã ở trong quân đội trước khi vào nhà máy chế tạo súng; nếu ông không phát minh ra thuốc súng thì ít nhất ông cũng biết cách sử dụng.
Tix-tu tụt xuống cầu thang theo cái tay vịn. Ông Tru-na-đix liền bảo:
- Hãy lên xuống cầu thang theo các bậc.
Tix-tu vâng lệnh, dù em thấy chẳng cần leo lên rồi đi xuống vì em đã đang ở dưới.
- Cậu đang đội gì trên đầu? - Ông Tru-na-đix hỏi.
- Một cái mũ cát-két vải kẻ ca-rô.
- Vậy hãy đội cho ngay ngắn.
Bạn chớ tưởng rằng ông Tru-na-đix là người ác; chỉ có điều tai ông rất đỏ và để nói “vâng” hay “không”, ông hay cáu kỉnh.
“Mình thích học tiếp với bác Râu-mép-dài” - Tix-tu tự nhủ.
Rồi em cũng đi bên cạnh ông Tru-na-đix. Ông bắt đầu giảng, sau khi đã chuẩn bị kỹ càng.
- Một thành phố như cậu thấy bao gồm phố xá, lâu đài, nhà cửa, và dân cư sống trong những nhà ấy. Theo ý cậu, cái gì quan trọng nhất trong một thành phố?
- Vườn cây! - Tix-tu trả lời.
- Không phải. Cái quan trọng nhất trong một thành phố là trật tự, là kỷ cương. Chúng ta sẽ đi thăm trước nhất một công trình ở đó trật tự được giữ vững. Không có trật tự thì một thành phố, một đất nước, một xã hội chỉ là hư không và không thể tồn tại lâu dài. Trật tự là không thể không có và muốn giữ gìn nó, phải trừng phạt cái mất trật tự!
Tix-tu nghĩ: “Cái chắc là ông Tru-na-đix có lý. Nhưng sao ông ấy cứ la hét? Tiếng ông ấy cứ oang oang như lệnh vỡ. Có cần phải ầm ĩ lên thế vì để giữ gìn trật tự không?”.
Trên các đường phố Mi-rơ-poan, người qua lại ngoái nhìn hai ông cháu, do đó Tix-tu đâm ngượng.
- Tix-tu, đừng lơ đãng. Trật tự là gì? - Ông Tru-na-đix nghiêm khắc hỏi.
- Trật tự ấy à? Đó là khi người ta bằng lòng.
Ông Tru-na-đix “hừm”, tai đỏ ửng lên một cách khác lạ.
- Cháu thấy rằng, - Tix-tu nói tiếp ngay, sợ sẽ e lệ không nói được - con pô-nây Thể thao chẳng hạn, khi được chải chuốt cẩn thận thì tỏ vẻ mãn nguyện, chứ không như lúc mình vấy đầy phân. Cháu cũng biết hễ thấy cây cối được tỉa tót chu đáo, bác Râu-mép-dài lại mỉm cười với chúng. Thưa đấy có phải là trật tự không ạ?
Xem ra câu trả lời đó không vừa ý ông Tru-na-đix vì tai ông lại đỏ tía lên. Ông hỏi:
- Thế đối với những kẻ gieo giắc hỗn loạn thì phải làm gì?
- Họ nhất thiết phải bị trừng phạt. - Tix-tu đáp, bụng nghĩ rằng nói “gieo giắc hỗn loạn”, thì cũng tựa như nói “quăng bừa giày păng-túp trong phòng”, hay “vứt bừa đồ chơi trong vườn”.
- Người ta sẽ tống vào nhà ngục kia. - Ông Tru-na-đix vung tay chỉ một bức tường dài cao ngất, không cửa sổ, xám xịt, một bức tường không bình thường.
- Nhà tù đấy ạ? - Tix-tu hỏi.
- Đúng thế. - Ông Tru-na-đix đáp - Đó là công trình dùng để duy trì trật tự.
Hai ông cháu đi dọc bức tường, đến trước một hàng rào sắt đen sì mũi nhọn đâm lên tua tủa. Tiếp theo hàng rào này, còn thấy những hàng rào khác đen sì như thế, đằng sau hàng rào buồn thảm là những bức tường tua tủa mảnh chai.
- Vì sao bác thợ nề phải cắm mảnh chai lên tường ạ? - Tix-tu hỏi. - Mảnh chai dùng để làm gì ạ?
- Để ngăn bọn tù bỏ trốn.
- Nếu nhà tù đỡ xấu xí đi, có lẽ người tù bớt muốn trốn.
Hai má ông Tru-na-đix đỏ bừng lên như hai tai.
“Thật là một thằng bé kỳ lạ, - ông nghĩ - việc gì cũng phải dạy dỗ nó”.
Rồi ông nói to:
- Cậu phải biết rằng tù nhân là bọn độc ác.
- Cho nên phải giam họ vào kia để chữa bệnh ác cho họ ạ?
- Người ta giam chúng vào đấy để chúng khỏi làm hại người khác.
- Nơi giam họ đỡ xấu thì nhất định họ mau lành bệnh. “A, thằng này bướng!”, ông Tru-na-đix nghĩ.
Tix-tu thấy thấp thoáng sau các hàng rào sắt những tù nhân cúi đầu lầm lũi đi thành vòng tròn. Họ tỏ ra cực kỳ đau khổ, với những cái đầu trọc lốc, quần áo kẻ sọc, giày to đùng.
- Họ làm gì trong ấy ạ? - Em hỏi.
- Nghỉ. - Ông Tru-na-đix đáp.
“Chao, nghỉ mà như thế thì họ phải chán đến đâu! - Tix-tu nghĩ - Nhà tù này buồn quá”.
Em suýt khóc và suốt đường về chẳng nói một câu. Ông Tru-na-đix lại tưởng em im lặng thế là một dấu hiệu tốt, và bài học về trật tự đã có kết quả.
Tuy nhiên ông vẫn ghi vào quyển sổ theo dõi việc học của Tix-tu:
“Cậu bé này phải được giám sát chặt chẽ; cậu lục vấn quá nhiều”.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tix-Tu Ngón Tay Cái Xanh
Maurice Druon
Tix-Tu Ngón Tay Cái Xanh - Maurice Druon
https://isach.info/story.php?story=tix_tu_ngon_tay_cai_xanh__maurice_druon