Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thầm Tưởng Niệm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 7
C
húng tôi đều rất bận rộn; mỗi người chúng tôi theo đuổi nghề nghiệp và lý tưởng của mình. Chồng Chị Cả rất say mê triết lý. Anh thường vừa ăn vừa đọc sách. Thì giờ của Chị Cả dồn hết vào công việc duyệt đọc phụ trang cho tờ báo của chị. Em Năm và tôi, là sinh viên, sống suốt ngày ở trường. Chị Hai ở trong một tỉnh miền nam, và Chị Ba ở nhà quê, cũng rất là bận rộn. Toàn thể nước tôi có thể mô tả bằng một chữ: bận-rộn.
Mỗi chủ nhật khi chúng tôi gặp Mẹ, chúng tôi nhận thấy một sự thay đổi tốt hơn. Sức khoẻ của Mẹ cải tiến đều đặn; tinh thần Mẹ vui tươi hơn; ngay cả dáng điệu của Mẹ cũng bộc lộ sự tin tưởng - và Mẹ cũng học hỏi mau lẹ lắm. Những chữ Mẹ phải học thêm hàng ngày được viết trên một tấm bảng đen nhỏ treo trong bếp. Ðôi khi Mẹ hỏi chúng tôi về những vấn đề liên hệ tới cái xã hội mới này.
Em Năm quyết định rằng Mẹ không có lý do gì ăn mặc giống như một bà già. Em đòi cắt ngắn mớ tóc dài của Mẹ. Sự thay đổi thực là kinh ngạc. Với mớ tóc ngắn ôm hai tai, Mẹ dường như trẻ hơn. Thoạt đầu, Mẹ có vẻ xấu hổ trước cái bề ngoài mới; Mẹ sợ không dám đi chợ nữa - và Mẹ hay nấp trốn khi có khách đến thăm. Dần dần, Mẹ quen với kiểu tóc mới.
Một hôm, tôi phải tham dự một cuộc triển lãm về kỹ thuật ngoại quốc, và tôi ghé thăm nhà trên đường đi. Khi tôi đi ngang cửa sổ, tôi nghe thấy tiếng hát:
"Nhà tôi trong thung lũng ngàn hoa, giữa núi cao sông dài
Muôn loài chim nhởn nhơ hót điệu sơn ca..."
Tiếng hát thật nhẹ và khẽ, nhưng rất cảm động. Lời ca và điệu nhạc quen thuộc, nhưng tôi không nhớ tôi đã nghe thấy ở đâu và bao giờ. Tôi đứng hẳn lại và lắng nghe. Tiếng hát dâng lên cao rồi dần dần xuống thấp. Nó không giống một bài ca nào trên đời này. Nó khơi dậy những tình cảm xâu xa nhất.
Ai hát thế? Có thể là cô em gái tính tình như con trai của tôi? Ai có thể gây được những xúc dộng như thế? Tôi mở cửa để bắt quả tang người đó. Tôi thật là sững sờ! Tôi không thấy em gái tôi đâu cả. Chỉ có một mình Mẹ ngồi bên cửa sổ, đang cúi xuống khâu vá cái gì, vừa làm việc vừa hát. Tôi chợt nhớ lại điệu hát: đó là bài sơn ca Mẹ thường hát khi làm lồng đèn vào ngày 15 tháng giêng Tết. Tuy nhiên hồi đó tiếng hát của Mẹ rất buồn bã; bây giờ giọng hát của Mẹ tràn đầy niềm vui, hy vọng và hăng say. Tôi sợ làm gián đoạn tư tưởng và bài hát của Mẹ, vì thế tôi đứng im lặng ngay tại chỗ.
Tình cờ Mẹ ngẩng lên. Khi trông thấy tôi, tiếng hát của Mẹ ngừng lại ngay và mặt Mẹ đỏ bừng. Tôi hỏi:
- Mẹ, trước kia con đã nghe thấy bài hát đó rồi.
- Lan, đừng có ngớ ngẩn. Làm sao con nghe thấy trước kia được? Mẹ đang vui thích và mới đặt ra đó.
Chiều hôm đó tôi cho Em Năm biết Mẹ có thể hát những bài sơn ca rất hay. Em liền năn nỉ Mẹ hát cho chúng tôi nghe. Nhưng Mẹ phủ nhận tất cả. Mẹ còn nhấn mạnh rằng một người hàng xóm hát bài ấy và tôi đã tưởng nhầm là Mẹ.
Một chủ nhật, tôi ở nhà và giúp Mẹ làm bánh bao như thường lệ. Em Năm bỗng lao vào phòng một cách hứng khởi. Chị Cả tôi đang ở phòng trong, sửa một bài báo. Chị thò đầu vào bếp và hỏi:
- Này cái gì thế hả nhà Hiệp Sĩ? Cách xa một dậm đã nghe thấy tiếng em rồi.
Chị Cả thường gọi em bằng những tên như Hiệp Sĩ, hoặc Người Rừng, theo các truyện cổ tích, bởi vì em giống như con trai. Mẹ và tôi không thể nhịn cười được trước những cái tên này. Như thường lệ, em không để ý đến Chị Cả. Em quay hỏi Mẹ:
- Mẹ, hôm nay con tiễn một bạn học tại nhà ga xe lửa. Mẹ đoán thử con gặp ai tại nhà ga?
Chị Cả cười khẩy, "Chị nghĩ em gặp một tài tử điện ảnh và em xin được chữ ký!”
Em trả lời, "Không phải chuyện đó đâu. Mẹ, con đang nói chuyện với người bạn học tại một con đường bên cạnh nhà ga. Rồi một người nhà quê cao lớn bước lại phía con và hỏi đường đến nhà ga. Con nhìn người đó - và mẹ có biết người ấy là ai không? Là Chú đấy!"
Tôi hỏi, "Chú? Vậy thì tại sao Chú không lại thăm chúng ta?"
Em gái tôi nói, "Bắc Kinh quá rộng lớn. Làm sao chị nghĩ rằng Chú tìm thấy chỗ ở của chúng ta? Chú đến thăm một người cháu trong quân đội. Người cháu đã đưa Chú đi xe điện chạy vòng quanh để Chú xem Bắc Kinh. Chú nói chú ngồi trong một góc xe điện, và sau khi xe điện chạy vòng nhiều lần, Chú xuống xe và thấy Chú xuống đúng chỗ Chú đã lên xe điện. Chú chẳng trông thấy gì, nhưng Chú nghĩ rằng chuyến đi chơi cũng thú vị."
Chị Cả và tôi phì cười trước trò khôi hài đó. Em gái tôi vẫn tiếp tục câu chuyện:
- Người cháu của Chú sợ Chú đi lạc nên phải viết địa chỉ vào những mẩu giấy và nhét vào mỗi túi của Chú một mẩu.
Tôi khẽ nói, "Người ta không bao giờ quên những người bạn khi túng thiếu. Nếu chị là em thì chị sẽ kéo Chú về nhà mình rồi.
- Này chị Lan, Chú rất muốn gặp chúng mình lắm, nhưng xe lửa sắp chạy rồi. Không kịp giờ đưa Chú về đây.
Mẹ hoàn toàn im lặng trong suốt câu chuyện. Mẹ vẫn tiếp tục làm việc như một cái máy, thỉnh thoảng buông đũa, để bột nhào bánh lên thớt.
Em Năm hỏi, "Mẹ, mẹ có nghe chuyện con kể không đấy?"
Mẹ nhìn ra ngoài cửa sổ, và xúc động trả lời, "Mẹ vẫn đang nghe mà."
Chị Cả rầy em, "Em thật là đoảng vị! Tại sao em không hỏi thăm Chú về gia đình và hoàn cảnh Chú hiện nay."
- Em và Chú nói chuyện nhiều lắm, đến nỗi Chú xuýt lỡ tầu! Phải, em nhớ Chú nói Chú vẫn chưa lập gia đình.
Chị Cả đứng ngoài hành lang và nói, "Phải, ở nhà quê là thế đó. Nếu lúc còn trẻ nghèo quá không lấy được vợ thì sau đó không bao giờ có cơ hội lập gia đình nữa. Nhưng đáng lẽ em phải hỏi địa chỉ Chú. Chúng ta phải liên lạc với Chú. Dẫu sao Chú và chúng ta là bà con."
- Chú nói mẹ có địa chỉ của Chú. Chú dặn em nói với mẹ rằng mẹ phải bảo trọng. Và mẹ thỉnh thoảng cũng nên gửi vài lời cho Chú để Chú khỏi phải lo lắng.
Tôi nhớ lại chuyện ngày xưa và thở dài, "Từ xã hội cổ cho tới cuộc đời mới bây giờ, Chú lúc nào cũng lo lắng cho chúng ta. Dẫu sao con người vẫn tốt."
Mẹ không hề nói một lời. Từ nét mặt của Mẹ, tôi cảm thấy Mẹ xúc động mãnh liệt. Mẹ bước ra ngoài để lấy nước, nhưng không trở lại, bỏ mặc cái nồi trên bếp lửa. Có lẽ đó là lần đầu tiên Mẹ để một việc như thế xảy ra. Tôi đi tìm Mẹ ở phòng bên cạnh. Mẹ đứng tựa vào cửa sổ, nhìn những đám mây xa trên bầu trời, và nước mắt lấp lánh trong mắt.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thầm Tưởng Niệm
Wen Bin
Thầm Tưởng Niệm - Wen Bin
https://isach.info/story.php?story=tham_tuong_niem__wen_bin