Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Suối Nguồn (The Fountainhead)
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 04 Part 1
"T
oohey," Guy Francon nói, "Ellsworth Toohey. Ông ta tử tế đấy chứ, anh có nghĩ vậy không? Đọc đi này, Peter.”
Francon vươn người một cách vui vẻ qua bàn làm việc và đưa cho Keating số tháng Tám của tờ Những mặt trận mới. Tờ tạp chí có trang bìa màu trắng với một biểu trưng màu đen có hình kết giữa một bảng màu, một chiếc đàn lia, một cái búa, tuốc-nơ-vít và mặt trời mọc; nó tiêu thụ 30.000 ấn bản mỗi số và những người cổ súy cho nó mô tả nó như là người tiên phong tri thức của đất nước – chưa có ai đứng ra để phản bác lại điều này. Keating bắt đầu đọc từ một bài viết có tiêu đề Cẩm thạch và Vữa, của Ellsworth M. Toohey:
“... Và bây giờ chúng ta đề cập đến một thành tựu đáng chú ý khác trong các công trình kiến trúc cao tầng ở đô thị. Chúng tôi muốn các bạn chú ý đến sự tinh tế của tòa nhà mới xây có tên Melton do hãng Francon & Heyer thiết kế. Tòa nhà đứng với một sự tao nhã trong sáng, như một chứng nhân hùng hồn cho thắng lợi của sự thuần khiết Cổ điển và tính hợp lý[1]. Sự tuân thủ truyền thống cổ điển bất tử đã trở thành một nhân tố hữu cơ trong việc kiến tạo một công trình mà vẻ đẹp của nó có thể đơn giản và dễ dàng đi vào trái tim của mọi người trên phố. Ở đây không hề có chủ nghĩa khoa trương đồng bóng, không hề có sự tranh đấu sai lầm cho cái mới lạ, không có sự điên cuồng thể hiện chủ nghĩa cá nhân. Guy Francon, người thiết kế nó, đã biết tuân thủ những tiêu chuẩn bắt buộc mà các thế hệ nghệ nhân sau ông đã chứng minh là không thể bị xâm phạm và đồng thời biết cách thể hiện tính nguyên gốc sáng tạo của bản thân, không phải mặc dù, mà chính xác là vì tín điều Cổ điển mà ông đã chấp nhận với sự khiêm tốn của một nghệ sĩ thực thụ. Nhân tiện, cũng cần phải nói rằng việc tuân thủ tín điều là cái duy nhất tạo nên sự sáng tạo thực thụ...
“Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là ý nghĩa biểu tượng của một tòa nhà như tòa nhà này đối với thành phố tráng lệ của chúng ta. Khi một người đứng trước mặt tiền phía nam của tòa nhà, anh ta có thể bất ngờ khi nhận ra rằng các đường gân nổi được lặp lại giống hệt nhau từ tầng ba đến tầng mười tám là có chủ ý; những đường dài, thẳng và nằm ngang này thể hiện nguyên lý tiết chế và cân bằng – những đường thẳng thể hiện sự bình đẳng. Chúng dường như hạ thấp cấu trúc tháp xuống cho ngang tầm với chiều cao khiêm tốn của người quan sát. Chúng là những đường thẳng của trái đất, của con người và của những khối đại đồng. Chúng như nói với chúng ta rằng không gì có thể mọc quá cao so với khuôn khổ chung của cộng đồng người, rằng mọi thứ sẽ được kìm giữ và kiểm tra bởi những gờ nổi của tình bằng hữu giữa người với người...”
Còn nhiều nữa. Keating đọc trọn vẹn bài viết rồi ngẩng đầu lên. “Lạy Chúa!” anh nói đầy kính sợ.
Francon mỉm cười một cách hạnh phúc.
“Hay đấy chứ, phải không? Mà lại là Toohey viết, chứ không phải ai khác. Không nhiều người biết đến cái tên này, nhưng rồi họ sẽ biết, hãy nhớ lấy lời tôi, họ sẽ biết đến cái tên này. Tôi biết những dấu hiệu... Vậy là ông ta không nghĩ rằng tôi quá tồi, đúng không? Và ông ta có cái lưỡi sắc như dao vậy – khi ông ta muốn dùng nó. Anh cứ đọc những gì ông ta nói về những người khác mà xem – ông ta nói khá thường xuyên. Anh có biết về cái bẫy chuột mới nhất của Durkin không? Thế này, tôi đã dự một bữa tiệc và nghe thấy Toohey nói...” Francon cười khoái chí – “ông ta nói: ‘Nếu ông Durkin có ảo tưởng rằng ông ta là một kiến trúc sư, thì ai đó nên giới thiệu cho ông ta một cơ hội to lớn mà việc thiếu thợ ống nước lành nghề mang lại.’ Tưởng tượng xem, ông ta nói thế đấy, ngay chỗ đông người!”
“Tôi băn khoăn,” Keating nói đầy vẻ đăm chiêu, “không biết ông ta sẽ nói gì về tôi khi đến lúc đấy.”
“Ông ta định ám chỉ cái gì ở đoạn ý nghĩa biểu tượng và đường gân nổi của tình bằng hữu giữa người với người nhỉ?... Ôi, nếu ông ta ca ngợi chúng ta về điều đó thì chúng ta nên thận trọng!”
“Ngài Francon, công việc của các nhà phê bình là diễn giải ý tưởng của các nghệ sĩ, thậm chí diễn giải cho chính người nghệ sĩ. Ông Toohey chỉ phát biểu ra những ý nghĩa ẩn giấu trong tiềm thức của chính ngài.”
“Ồ,” Francon nói một cách mơ hồ. “Ồ, anh nghĩ vậy sao?” ông nói tiếp với vẻ hồ hởi “Hoàn toàn có thể... Đúng vậy, hoàn toàn có thể... Anh là một chàng trai thông minh, Peter.”
“Cảm ơn ngài, ngài Francon.” Keating dợm đứng lên.
“Hượm đã. Đừng đi vội. Hút thêm một điếu thuốc rồi chúng ta sẽ cùng quay trở lại với công việc lao tâm khổ tứ của chúng ta.”
Francon đang mỉm cười về bài báo và đọc lại nó. Keating chưa từng thấy ông hài lòng đến vậy; không có bản vẽ nào trong văn phòng và không có thành tựu nào làm cho ông hài lòng bằng những từ ngữ của một người khác, được in trên một trang giấy cho những người khác nữa đọc.
Keating ngồi một cách thoải mái trong chiếc ghế êm ái. Tháng làm việc đầu tiên của anh tại hãng đã rất suôn sẻ. Anh không nói gì và cũng chẳng làm gì; nhưng cả phòng thiết kế có ấn tượng rằng Guy Francon đặc biệt thích người ta để chàng trai này mang các bản vẽ đến gặp ông ta bất cứ khi nào văn phòng có bản vẽ cần duyệt. Hầu như không có ngày nào trôi qua mà không có những phút giải lao thú vị khi anh ngồi đối diện với Guy Francon qua bàn làm việc, trong sự thân mật đầy tôn trọng và ngày càng gia tăng, để lắng nghe những tâm sự của Francon về sự cần thiết phải có những người xung quanh hiểu mình.
Qua những đồng nghiệp, Keating đã biết hết tất cả những thứ mà anh phải biết về Guy Francon. Anh biết được rằng Guy Francon ăn không nhiều và rất sành – và rất tự hào về khiếu sành ăn của mình; rằng ông đã tốt nghiệp loại ưu tại Trường Mỹ thuật Paris; rằng ông đã cưới được một đống tiền và rằng cuộc hôn nhân không được hạnh phúc; rằng ông rất kỹ tính trong việc phối màu giữa bít tất với khăn tay, nhưng không bao giờ với cái cà-vạt; rằng ông rất ưa thích thiết kế các tòa nhà bằng đá granit xám; rằng ông sở hữu một mỏ đá granit rất phát đạt ở Connecticut; rằng ông duy trì một căn hộ độc thân màu mận chín, được xây theo kiểu Louis XV; rằng người vợ của ông – vốn thuộc một dòng họ lâu đời rất nổi tiếng – đã chết và để lại gia sản của mình cho cô con gái duy nhất của họ; rằng hiện cô gái đã mười chín tuổi và đang đi học đại học.
Những thông tin sau cùng này làm Keating rất quan tâm. Anh từng giả bộ tình cờ đề cập với Francon về con gái của ông. “À, ừ...” Francon đã ậm ừ “Đúng vậy, đúng thế đấy...” Keating từ bỏ ý định tìm hiểu sâu thêm về vấn đề này vào thời điểm hiện tại; bộ mặt của Francon tuyên bố với anh rằng những ý nghĩ về con gái ông làm ông hết sức khó chịu, nhưng vì lý do gì thì Keating không thể khám phá ra.
Keating đã gặp Lucius N. Heyer, đối tác của Francon. Anh thấy ông đến văn phòng hai lần trong vòng ba tuần, nhưng không thể hiểu được Heyer mang lại lợi ích gì cho hãng. Heyer không mắc chứng máu không đông, nhưng trông như thể ông bị bệnh này. Ông ta là một nhà quý tộc tiều tụy với cái cổ dài gầy nhẳng, đôi mắt lồi và lối cư xử ngọt ngào, nhút nhát với tất cả mọi người. Ông là hậu duệ của một gia đình lâu đời và người ta ngờ rằng Francon chọn ông làm đối tác chỉ vì các mối quan hệ xã hội của ông. Mọi người thấy thương cảm cho Lucius tội nghiệp. Họ ngưỡng mộ ông vì những nỗ lực theo đuổi nghề nghiệp và cho rằng để ông ta xây nhà là một nghĩa cử tốt đẹp. Thường thì Francon sẽ xây những ngôi nhà đó và không đòi hỏi Lucius làm thêm bất kỳ việc gì khác. Điều này làm tất cả mọi người hài lòng.
Những người trong phòng thiết kế đều thích Peter Keating. Anh làm cho họ cảm thấy như thể anh đã ở đó một thời gian dài; anh luôn biết cách làm thế nào để trở thành một phần của bất kỳ nơi nào mà anh bước vào; anh mềm mỏng và sáng láng, cứ như một miếng mút dễ tính và có nhu cầu hút đầy không khí của nơi anh đến. Nụ cười ấm áp của anh, giọng nói vui vẻ của anh ta và cái nhún vai nhẹ nhàng của anh như nói rằng mọi thứ với anh đều nhẹ nhàng và vì thế anh không phải là người để đổ lỗi, để đòi hỏi và để buộc tội cho bất kỳ cái gì.
Giờ đây khi Keating ngồi nhìn Francon đọc bài báo, Francon ngẩng đầu liếc nhìn anh. Ông thấy hai con mắt đang nhìn mình với sự ngưỡng mộ sâu sắc – và hai khóe miệng nhếch lên coi thường – cái khóe miệng ấy giống như khúc dạo đầu của một tiếng cười và chúng thoáng hiện ra ngay trước khi người ta nghe thấy tiếng cười. Francon cảm thấy vô cùng thoải mái. Sự thoải mái bắt nguồn từ cái dấu hiệu của sự coi thường kia. Sự ngưỡng mộ, cùng với nụ cười nửa miệng khôn ngoan, đồng nghĩa với một sự phục tùng mà ông không mất công chinh phục. Nếu đấy là một sự ngưỡng mộ mù quáng, nó chỉ có tính tạm thời; nếu là một sự ngưỡng mộ chính đáng, nó sẽ trở thành một gánh nặng trách nhiệm; còn ở đây, ông có một sự ngưỡng mộ đi kèm với coi thường – đấy là một thứ vô giá.
“Khi nào cậu đi, Peter, hãy đưa cái này cho cô Jeffers để đưa vào tập hồ sơ của tôi nhé.”
Trên đường xuống cầu thang, Keating tung quyển tạp chí lên không trung và bắt nó một cách thành thạo. Môi anh chúm lại để huýt sáo không thành tiếng.
Trong phòng thiết kế, anh thấy Tim Davis, người bạn thân nhất của mình, đang rũ người thất vọng trên một bản vẽ. Tim Davis là chàng trai cao, tóc vàng ở bàn bên cạnh, người mà Keating đã chú ý từ rất lâu, vì dù không có bằng chứng hiển nhiên nhưng Keating biết chắc rằng đây là nhân viên thiết kế được yêu thích của văn phòng (Keating luôn biết rõ những chuyện như vậy). Anh xoay sở để càng ngày càng thường xuyên được tham gia vào các dự án có Davis. Chẳng bao lâu sau, họ đã cùng nhau đi ăn trưa và lặng lẽ tán chuyện đôi chút sau giờ làm việc. Keating thường nín thở lắng nghe câu chuyện của Davis về tình yêu của anh ta với một cô Elaine Duffy nào đó, mặc dù những câu chuyện này, ngay sau đó, Keating chẳng nhớ một từ nào.
Giờ thì Davis đang mang một khuôn mặt ủ dột. Miệng anh ta đang cùng lúc nhai ngấu nghiến cả thuốc lá lẫn bút chì. Keating không cần hỏi. Anh chỉ nhòm một cách thân thiện qua vai Davis. Davis nhổ thuốc khỏi miệng và bùng nổ. Anh ta vừa mới được thông báo là phải làm việc suốt đêm – lần thứ ba trong tuần này.
“Phải làm muộn – Có Chúa mới biết muộn đến lúc nào! Phải làm xong cái thứ chó chết này vào đêm nay!” Anh ta ném phịch những tấm giấy xuống trước mặt. “Cậu nhìn xem! Sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới làm xong được. Làm thế nào bây giờ?”
“Thì anh là người giỏi nhất ở đây mà Tim. Mọi người cần anh.”
“Tôi cóc cần biết! Tôi có hẹn với Elaine tối nay! Làm sao mà tôi có thể hủy được? Lần thứ ba rồi! Cô ấy sẽ không tin! Cô ấy đã nói thế lần trước! Lần trước là lần chót. Tôi sẽ lên gặp Đức Ngài Guy Vĩ đại và nói cho ông ta biết ông ta đi mà lo các bản vẽ và công việc của ông ta! Tôi chán ngấy chuyện này rồi.”
“Khoan đã nào.” Keating nói và ghé sát vào anh chàng. “Từ từ đã! Còn một cách khác nữa. Tôi sẽ hoàn thành chúng cho anh.”
“Hả?”
“Tôi sẽ ở lại. Tôi sẽ làm. Đừng lo. Sẽ không ai nhận ra sự khác biệt đâu.”
“Peter! Thật chứ?”
“Tất nhiên rồi. Tôi chẳng có việc gì tối nay. Anh chỉ cần ở lại cho đến khi tất cả mọi người về thôi, sau đó thì chuồn.”
“Ôi, Chúa ơi, Peter!” Davis thở ra và cảm thấy bị cám dỗ “Nhưng mà, nếu họ phát hiện ra thì họ sẽ đuổi việc tôi. Những việc này còn mới đối với cậu.”
“Họ sẽ không phát hiện ra đâu.”
“Tôi không thể mất việc được, Peter. Cậu biết là tôi không thể. Elaine và tôi sắp cưới. Nếu có chuyện gì xảy ra thì...”
“Sẽ không xảy ra chuyện gì.”
Ngay sau sáu giờ tối, Davis lén lút rời khỏi phòng thiết kế trống không, để lại Keating ở bàn vẽ của mình.
Cúi xuống dưới cái đèn màu xanh lá cây duy nhất, Keating nhìn lướt qua khoảng không của ba gian phòng dài, tĩnh lặng một cách kỳ lạ sau một giờ làm việc. Anh cảm thấy mình sở hữu chúng; anh sẽ sở hữu chúng, chắc chắn như cái bút chì đang di chuyển trong bàn tay mình.
Anh hoàn thành các bản vẽ lúc 9 giờ 30, xếp gọn chúng trên bàn của Davis và rời khỏi văn phòng. Anh đi bộ xuống phố với cảm giác thoải mái, mãn nguyện như vừa được ăn một bữa ăn ngon. Nhưng rồi anh chợt nhận ra sự cô đơn của mình. Anh phải chia sẻ điều này với một ai đó vào đêm nay. Anh chẳng có ai cả. Lần đầu tiên anh ước có mẹ mình ở New York. Nhưng bà vẫn ở Stanton, chờ đợi ngày mà anh có thể về rước bà lên ở cùng. Anh chẳng có nơi nào để đi tối nay, ngoại trừ ngôi nhà trọ nhỏ bé, khắc khổ ở phố 28 Tây nơi mà anh phải leo lên ba tầng lầu để đến căn phòng nhỏ, sạch sẽ và thiếu không khí của mình. Anh đã gặp gỡ người này người khác ở New York – thậm chí nhiều người, nhiều cô gái – anh nhớ đã có một trong số những cô gái đó mặc dù anh không thể nhớ nổi họ của cô ta; nhưng anh không muốn gặp bất kỳ ai trong số họ cả. Và rồi anh nghĩ đến Catherine Halsey.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Suối Nguồn (The Fountainhead)
Ayn Rand
Suối Nguồn (The Fountainhead) - Ayn Rand
https://isach.info/story.php?story=suoi_nguon_the_fountainhead__ayn_rand