Chương 7
ậy rồi hả con? Để mẹ pha sữa cho con uống.
Lần nào mở mắt ra, Văn cũng nghe mẹ nói câu đó. Anh chán ngán lắc đầu:
- Thôi mẹ à, con chưa đói.
Bà Trần dịu ngọt:
- Không ăn thì phải uống chứ con. Nhìn con gầy rạc thế này, Niên Thư nó xót xa lắm.
Lại Niên Thư! Văn thở dài. Mấy ngày nay hễ cứ mở mắt ra không phải mẹ thì là Niên Thư. Còn người anh mong đợi lại không thấy tăm hơi. Lam Huyên ơi! Em làm gì mà chẳng đến thăm anh vậy? Có lý nào em lại không biết anh đang nằm ở đây?
Bà Trần kề ly sữa đến tận miệng Văn. Anh đành uống một chút cho mẹ vui lòng...
- Anh Thái có đến không mẹ?
Nghe giọng Văn buồn buồn, bà Trần vội đáp.
- Hôm qua nó có tới một chút lúc con ngủ. Hổm rày nó bận tiếp phái đoàn nước ngoài.
Yên lặng một lát, không nén được Văn lại hỏi:
- Mẹ à! Từ hôm con nằm viện tới nay, Lam Huyên không có đến thật sao?
Nghe nhắc tới Huyên, bà Trần hậm hực quay đi:
- Mẹ đã nói rồi, người không tình không nghĩa như nó nhắc đến làm gì. Mẹ tiếc là trước đây đã chứa chấp nó, giúp đỡ nó.
Tim nhói đau nhưng vẫn cố nói:
- Hay là Huyên không hay tin con bị tai nạn?
Bà Trần cười khẩy:
- Không hay à? Con nói nghe thật ngộ. Thái nó xin nghỉ ở bên ấy mấy ngày để túc trực bên Đa khoa theo dõi con. Cả bệnh viện từ thiện, ai cũng biết...
Văn nhắm mắt lại, không muốn nói thêm. Càng nói càng đau lòng. Huyên ơi! Em quên anh dễ dàng như vậy sao?
Cửa phòng bỗng xịch mở. Văn hơi nhổm đầu lên nhìn để rồi nét thất vọng hiện lên mắt.
Niên Thư bước vào, màu áo hồng tươi tắn nhưng đã cho Văn một không gian mịt mờ:
- Anh Văn! Anh sao rồi?
Nghe cô hỏi anh ậm ừ:
- Đâu có sao.
Bà Trần đon đả:
- Hợp đồng lúc sáng thế nào rồi Thư?
Đặt túi xách lên chiếc tủ nhỏ, môi Thư cười tươi:
- Dạ, hợp đồng ký rồi cô à.
- Vậy tốt quá. Con cố gắng duy trì mối quan hệ với chỗ đó nhé.
Và bà quay sang nói với con trai:
- Tội nghiệp, không có con, mọi việc Niên Thư phải lo hết. Cũng may là mọi vấn đề đều suôn sẻ.
Văn hiểu là mẹ muốn đề cao Niên Thư trước mặt anh. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận lòng nhiệt tình của cô nên, Văn nhẹ giọng:
- Cám ơn Niên Thư đã giúp anh. Thật là vất vả cho con quá.
Nghe Văn nói vậy Thư nhìn anh trách móc:
- Anh nói vậy chẳng khác gì xem em là người ngoài.
- Không! - Văn tiếp luôn - Từ khi em vào sống trong gia đình thì anh đã coi em như đứa em gái. Khi em gái giúp anh trai cũng nên nhận tiếng cám ơn chứ.
Thấy Niên Thư xụ mặt, bà Trần đỡ lời:
- Vừa rồi con có ghé nhà không hay từ xí nghiệp đến đây luôn?
Được dịp, Niên Thư nói cho hả giận:
- Dạ, con đã ghé nhà. Nghe dì Hạnh bảo bệnh viện đã điện thoại hỏi Lam Huyên.
Văn giật mình:
- Ủa! Họ hỏi gì vậy?
Thư đáp tỉnh bơ:
- Họ hỏi Lam Huyên có về nhà không?
Văn gượng dậy nhưng bị mẹ phản đối:
- Con nằm xuống, bác sĩ dặn không cử động nhiều mà.
Cố tìm ánh mắt Niên Thư, Văn hỏi dồn:
- Tại sao họ lại hói thế?
- Vì Lam Huyên đột ngột biến mất khỏi bệnh viện mà chẳng hề báo lại một tiếng.
Bà Trần tỏ ra bất mãn:
- Vậy sao! Con bé này thật là... Nó làm thế lại ảnh hưởng đến thằng Thái.
Văn buông thõng người, chẳng muốn mở mắt ra nữa. Anh chỉ muốn gặp Thái, bởi Thái bao giờ cùng là người đứng ở vị trí khách quan.
Bên tai Văn vẫn rầm ran giọng của hai người nói về một người vắng mặt.
Văn nửa muốn nửa không muốn nghe. Mọi điều vẫn chưa rõ ràng nhưng Văn cảm thấy nỗi buồn vây kía.
Suốt ngày hôm đó Văn nằm im lìm. Những suy nghĩ về Lam Huyên cứ lẩn quẩn trong đầu. Có thật là Huyên đã bỏ đi rồi không? Tại sao cô lại đành tâm rơi xa anh như thế? Huyên ơi! Anh biết tìm em ở đâu?
Đang lúc tâm tư Văn rối bời thì thời may Thái xuất hiện. Thái có chuyện muốn nói với Văn nên anh hối bà Trần về nhà nghỉ ngơi trong thời gian anh túc trực.
Sau chút lưỡng lự, bà Trần gật đầu:
- Thôi được, có con, cô yên tâm rồi. Hai giờ, cô sẽ trở vào.
Bà vừa đi khuất Văn níu tay Thái ngay:
- Anh Thái! Chuyện Lam Huyên bỏ đi, có không anh?
Thái nhẹ gật:
- Ừ, con bé đi rồi, cũng bất ngờ như lúc đến vậy.
Giọng Văn gấp gáp:
- Anh ơi! Anh làm ơn điện đến cô nhi viện xem Lam Huyên có trở về đó hay không?
Thái trầm ngâm:
- Cô nhi viện ư? Thật ra ở khoản này, anh nghi ngờ lắm.
Văn trố mắt:
- Anh nghi ngờ điều gì?
Thái đứng dậy, đôi mày hơi nhướng lên:
- Anh có cảm giác Lam Huyên không phải xuất thân từ cô nhi.
Nhận xét này chợt làm Văn hoang mang bởi có đôi lúc anh cũng cảm thấy như thế.
- Anh Thái à! Chuyện đó cũng chỉ là suy đoán thôi. Dù sao cũng nên liên hệ với cô nhi viện.
Thái gật đầu:
- Ừ, để tìm ra tung tích con bé bí ẩn đó, cần phải làm mọi điều.
Thật mau, đường dây điện thoại được nối đến cô nhi viện An Phong.
- Alô. Viện An Phong xin nghe.
- Chào bà! Bà làm ơn cho hỏi thăm chị Trâm, tổng giám thị có ở đấy không ạ?
Một giọng nữ đứng tuổi, chậm rãi đáp lại:
- Có chị ấy, thưa ông, nhưng tôi có thể biết ông là ai không?
- Tôi là Thái, hiện đang làm việc ở bệnh viện từ thiện An Du. Trước đây tôi có đến thăm bệnh cho các cháu ở chỗ bà.
- Vây à? Phiền bác sĩ cho cho vài phút, tôi sẽ gọi chị ấy.
- Vâng, cảm ơn bà.
- Không cô chi. Ông đợi nhé!
Không lâu, có tiếng tổng giám thị Trâm hồ hởi:
- Cậu Thái đó à? Hôm nay có việc gì mà cậu tìm tôi thế?
Thái ôn tồn phân bày:
- Chuyện là thế này, chị Trâm ạ. Cách đây mấy tháng, có một cô bé tên Lam Huyên đến giúp việc ở chỗ tôi, cô ấy bảo là vừa rời khỏi chỗ chị. Hôm nay cô ấy đột nhiên biến mất, chúng tôi muôn biết cô ấy có quay về nơi chị hay không?
- Cậu nói sao? Tên Lam Huyên à?
- Dạ phải, Lam Huyên.
- Tôi đã làm giám thị bao nhiêu năm nay và biết tên tất cả các em, nhưng không có ai tên là Lam Huyên cả.
Thái chưng hửng:
- Chẳng lẽ cô ấy đã gạt chúng tôi sao? Chị cố nhớ kỹ một chút xem. Cô bé ấy dáng cao, da trắng, tóc qua vai.
- Theo như cậu tả thì dáng vóc đó ở đầy cũng có nhiều. Thỉnh thoảng chỗ chúng tôi cũng có cho một số em ra viện. Đó là những em xin được việc làm bên ngoài, gặp lại người thân hay có chỗ muốn nhận làm con nuôi... Nhưng tôi quả quyết không có em nào lên Lam Huyên. Có thể Lam Huyên là cái tên tự đặt sau này.
Thái ậm ừ:
- Nếu là thế thì coi như huề rồi.
Bà Trâm hỏi thêm:
- Nhưng cô ấy có làm điều gì sai phạm ở bệnh viện của cậu không?
- Ngược lại, chị ạ. Lam Huyên vừa cô năng lực vừa chăm chỉ:
- Ồ! Nếu vậy cô ấy không công tác nữa là thiệt thòi cho bệnh viện của cậu.
Thái cười nhẹ:
- Thật ra, chúng tôi lo không biết cô ấy có gặp điều gì bất trắc.
Bà Trâm im lặng một thoáng rồi hỏi:
- Lam Huyên đến làm việc chỗ cậu bao lâu rồi?
- Dạ, gần được bốn tháng rồi ạ.
- Cô ấy khoảng bao nhiêu tuổi?
- Khoảng mười bảy, mười tám:
- Từ đầu năm đến nay ở chỗ tôi chỉ có hai cô gái trạc tuổi ấy ra viện nhưng chỉ mới ra hơn một tháng thôi.
- Thế thì chịu rồi - Thái cười, giọng cười mang vẻ thất vọng - Chẳng thể hiểu nổi cô ấy từ đầu ra và biến đi đâu nữa.
Bà Trầm cũng cười:
- Coi bộ chuyện này cũng khá ly kỳ đó.
- Dạ, đã làm phiền chị, cám ơn chị nhé. Có dịp chúng tôi sẽ trở lại nơi ấy thăm các cháu.
- Được thế chúng tôi hoan nghênh hết mình.
Tổng giám thị viện An Phong là người năng nổ hoạt bát, mặc dù bà cô một dáng vẻ khá nghiêm trang, lạnh lùng. Thái nói lời tạm biệt với bà rồi tắt máy.
Sau đó Thái và Văn nói chuyện thật lâu nhưng vẫn không rút ra được điều gì cả.
Tự nhiên cô bé có cái tên Lam Huyên lại trở nên vô cùng bí mật.
Vừa trông thấy Niên Thư đẩy cửa bước vào, Văn hỏi ngay:
- Mẹ anh không đến sao?
- Tối nay đến lượt em... canh cho anh.
Cách nói của Thư chỉ gợi cho Văn nghĩ tới tình trạng đáng buồn của mình.
Anh đâm bực tức với chính bản thân.
- Không cần phải canh anh đâu, anh có thể tự lo được. Em về nhà ngủ đi.
Ngỡ Văn tự ái vì câu nói của mình, Niên Thư phân bua:
- Em chỉ đùa thôi mà, anh giận sao?
Văn cười gượng:
- Anh đâu có giận gì, chỉ tức là mình vô dụng, làm phiền mẹ và em.
Niên Thư ngồi xuống mé giường, giọng thân mật.
- Em cũng như mẹ, đều là người nhà của anh mà. Chẳng lẽ anh không hiểu được săn sóc cho anh em cảm thấy vui lắm hay sao?
Văn thở ra:
- Nhưng xưa nay anh chưa giúp được gì cho con, chỉ tổ làm phiền.
Niên Thư phụng phịu:
- Sao hôm nay anh tự dưng khách sáo quá vậy? Đã bảo là người ta rất vui khi được ở bên anh mà.
- Ừ, anh biết - Văn cố tình xoay trở vấn đề - Em vẫn luôn là một cô em gái tốt của anh:
- Không - Niên Thư tiếp ngay lời Văn - Em không nghĩ em là em gái của anh đâu.
Những điều này Niên Thư đã chuẩn bị từ lâu lắm. Nhưng sự xuất hiện của Lam Huyên đã làm cô mất cơ hội. Lần này cô quyết định phải tỏ rõ lòng mình với Văn.
Ngập ngừng một chút, Niên Thư lấy hết can đảm:
- Anh à! Cô đã định đoạt chuyện hôn ước của em và anh. Anh có biết... anh là tất cả đối với em hay không?
Dù ái ngại, nhưng Văn vẫn thấy bối rối, anh kêu khẽ:
- Thư à...
Cô nồng nàn trấn áp anh:
- Anh không cần nói gi cả. Em biết người anh yêu không phải là em, nhưng điều đó không làm thay đổi tình cảm mà em đã dành, cho anh. Em hứa sẽ tận tụy với anh suốt đời.
Văn nhíu mày:
- Niên Thư à! Em cần phải hiểu rõ tâm nguyện của anh. Anh cần một người yêu, một người vợ thực sự chứ không phải cần một người chì biết tận tụy. Em không nên hy sinh mình như vậy. Nếu em không thay đổi cách nghĩ, em sẽ khó tìm được hạnh phúc.
Niên Thư vẫn bướng bỉnh:
- Em chấp nhận và không than oán gì cả. Được làm vợ anh, với em như thế là hạnh phúc.
Văn chỉ còn biết tròn mắt nhìn Niên Thư. Tình cảm và quyết tâm của cô có thể làm anh cảm phục, nhưng anh biết rõ mãi mãi cô không thể nào sở hữu được trái tim mình.
Niên Thư lại nói:
- Em biết một cuộc hôn nhân bền vững không thể gượng ép. Nhưng anh hãy thử một lần quan tâm tới em di.
Không muốn làm Niên Thư đau lòng, Văn tế nhị nói:
- Thư à, hãy nghe anh... Mấy năm nay, anh đã quen nghĩ em là một đứa em gái, và trong lòng anh, điều đó sẽ mãi mãi không thay đổi. Nếu cố ràng buộc vào nhau, cả anh và em đều khổ.
Lần này Niên Thư không nói gì thêm, cô âm thầm đi lại cửa sổ đứng.
Xuất viện chưa đầy một tuần, Đằng được thăng chức. Phối hợp hai chuyện vui, Đằng đã tổ chức một bữa tiệc mừng, anh không quên mời một số y bác sĩ đã chữa trị cho mình trong thời gian nằm viện.
Thật là bất ngờ khi bác sĩ Phong chợt phát hiện ra Vân trong lúc cô đang ngấu nghiến gặm chiếc đùi gà.
Nhẹ bước đến gần, Phong tinh nghịch cười:
- Đúng là hữu duyên thiên lý năng tương ngộ.
Mắt mở to, miệng Văn nuốt vội miếng gà suýt mắc nghẹn:
- Ôi là anh đó sao?
Phong vẫn cười:
- Mắt cô mở to như thế... không nhầm lần đâu. Có điều bệnh viện chúng tôi không nhận ca cấp cứu do mắc nghẹn thịt gà đâu đấy.
Vân bụm miệng cười rồi cầm ly nước ngọt lên uống vội một hớp. Có lẽ nghe Phong hăm he, cô thấy sợ nên phải tìm cách để thức ăn mau trôi.
Sau khi đặt ly xuống, Vân ngang nhiên nhìn ngắm Phong như thể anh là một người thân thiện lắm vậy.
Phong đứng yên, theo dõi đường mắt Vân một cách ngạc nhiên lẫn thú vị.
Rốt cuộc, cô hỏi một câu như không:
- Bác sĩ vẫn khỏe chứ ạ?
- Ờ, vẫn vậy. Còn "Mâý', hình như hôm nay xanh hơn.
Vân nhấp nhứ nhìn lên bầu trời:
- Không những xanh, mà còn xanh ngời nữa đó.
- Chịu thua cô luôn - Phong cũng không phải tay vừa - Tối nay về, chắc sẽ trằn trọc không nhắm mắt được.
Tới lượt Vân lém lình:
- Bác sĩ có thể uống thuốc an thần mà.
- Không dám lạm dụng đâu, cô bé à.
- Tại sao chứ ạ?
Nụ cười và ánh nhìn của Phong làm xao xuyến người đối diện:
- Vì... sợ lờn thuốc. Tôi biết còn nhiều đêm như thế nữa.
Vân nghe má mình nóng ấm:
- Bác sĩ đùa nghe cũng hay quá.
Phong nhăn mặt:
- Cho tôi xin đứt hai tiếng "bác sĩ" đi. Đây đâu phải là bệnh viện.
- Vậy nên gọi bác sĩ bằng gì đây?
- Bằng anh nghe... vui hơn.
Vân gật gù:
- Gọi vậy không có gì khó, nhưng dễ khiến người ta bảo thấy sang bắt quàng làm họ.
- Trời! Bác sĩ bệnh viện từ thiện mà sang nổi gì.
- Sang ở tấm lòng đó.
Mắt Phong chớp nhẹ:
- Vậy ư? Nghe cũng có lý.
Đằng bất ngờ xuất hiện, thấy Phong và Vân cười đùa thân mật, Đằng ngạc nhiên hỏi:
- Thì ra bác sĩ với nhỏ Vân có quen nhau à?
Vân cười nụ:
- Vừa mới quen thôi, anh à.
Phong đính chính:
- Cũng lâu rồi chứ đâu phải mới. Quen từ lúc...
Vân hớt lời:
- Từ lúc anh nằm bệnh viện đó. Quá mới chứ lâu nỗi gì.
Đằng bật cười:
- Hèn gì anh cứ thắc mắc, không hiểu tại sao bỗng dưng Vân lại siêng năng theo Tuyết đến thăm anh như vậy. Nay thì đã rõ rồi.
Vân đỏ mặt:
- Không được nghi ngờ lòng tốt của em. Rõ ràng là thương cảm cái xui rủi của anh, nên em đến thăm để động viên anh chứ bộ.
Đằng cười thành tiếng:
- Thì đúng là anh thấy em đến thăm anh, nhưng thăm anh chỉ có năm phút thôi, còn nửa giờ còn lại em đi... tham quan bệnh viện chứ gì?
Biết Đằng trêu chọc mình, Vân vờ đổ quạu:
- Bây giờ anh định trả đũa em phải không?
Tuyết bất ngờ xen vào với đĩa trái cây trên tay:
- Chuyện gì mà to tiếng vậy, mèo Vân?
Phong phì cười vì tiếng gọi "mèo Vân" ngộ nghĩnh:
- Thì ra là... mèo ư?
Văn xịu mặt nhìn Tuyết:
- Anh Đằng của chị thật là đáng ghét, nãy giờ cứ chọc quê em hoài. Đến lượt chị, chưa biết đầu đuôi tai nheo, lại gọi em là mèo. Tức chết đi được.
Cả ba người đều cười, riêng Phong thì nói thêm:
- Mèo là loại vật rất dễ thương đó nghe. Đâu phải ai cũng được gọi mèo.
Vân hất mặt giận dỗi:
- Em không thèm làm mèo đâu, bây giờ em phải về trước.
Tuyết nhìn em gái mỉm cười và nói với Phong:
- Nó vậy đó, xin anh Phong đừng phiền.
Phong lắc đầu:
- Đâu có gì phiền. Thôi, xin phép hai bạn, hẹn gặp nhau lần khác nhé!
Rồi Phong quay sang Vân:
- Bây giờ tôi về, có lẽ không còn ai chọc tức Vân nữa đâu, cứ ở lại chơi đi.
Đúng ra là Vân cũng có ý đó nhưng khi Phong nói ra, cô lại muốn làm ngược lại:
- Em đã nói về thì không ở lại nữa.
Phong cười đắc ý:
- Vậy cho quá giang nhé.
Vân hất mặt:
- Anh đi xe còn tôi đi bộ mà quá giang nỗi gì?
Đằng xen vào:
- Thế thì anh Phong cho nhỏ Vân quá giang về nhà, chuyện đó đâu có gì khó hiểu. Giờ cũng khuya rồi, đi một mình không hay đâu. Còn Tuyết thì... lát nữa sẽ có người đưa về sau.
Vân chưa kịp lên tiếng thì Tuyết đã nói:
- Em về nói với mẹ, chị ở lại phụ dọn dẹp với anh Đằng.
- Em không nói, mẹ cũng biết.
Giọng Vân cụt ngủn trước khi quay lưng. Phong vội vàng lấy xe bám theo Vân:
- Đi đường nào hả Vân?
Tự dưng Vân muốn ghé nhà Hoàng Điệp một chút nên đáp không ngần ngại:
- Anh làm ơn đến đường Phạm Hồng Thái.
Không hiểu sao Phong tỏ vẻ nghi ngờ:
- Hình như nhà của Vân đâu phải nằm trên đường Phạm Hồng Thái.
Vân gật ngay:
- Đúng vậy! Vân muốn ghé nhà nhỏ bạn một chút.
Phong không hỏi thêm, anh cho xe chầm chậm lướt trên đường nhưng vẫn đủ làm tóc Vân bay đùa với gió. Ban đêm, những ánh đèn đủ màu phủ trên những biển quảng cáo lấp lánh. Cả thành phố như một rừng đèn.
Bất giác có tiếnng Phong trầm trầm:
- Vân nè! Chúng ta có thể là bạn tốt của nhau được không?
- Dĩ nhiên là được rồi, làm bạn của bác sĩ cũng oai lắm chứ.
Phong cười thành tiếng:
- Nhưng tôi không nghĩ Vân chịu làm bạn với tôi vì tôi là bác sĩ.
Ngẫm nghĩ một chút, Vân nói:
- Cô lẽ đúng thế. Nói chung Vân chưa có ý nghĩ chọn bạn qua cách xem xét nghề nghiệp hay thân phận của họ.
- Vậy thì tôi có thể yên tâm.
Vừa lúc căn nhà có giàn hoa ti- gôn hiện ra, Vân khều nhẹ vào vai Phong:
- Ngừng lại đi anh Phong!
Xuống xe, vuốt lại mái tóc, Vân nói:
- Cám ơn anh đã cho Vân quá giang một đoạn đường dài.
Phong dịu dàng nhìn cô:
- Vân cứ vào đi, anh chờ ở đây. Lỡ cô bạn không có nhà, anh sẽ đưa Vân về luôn.
Vân nói chống chế:
- Chắc là có mà, anh cứ về đi.
Cô quay lưng đưa tay bấm chuông, Phong vẫn ngồi trên xe chờ đợi.
Không lâu, một bóng nhỏ bước ra và cánh cửa xịch mở khi đên ngoài cổng vụt sáng, Phong ngỡ ngàng kêu lên:
- Ôi... Lam Huyên!
Cô gái với chiếc áo đầm mặc nhà màu hồng đang níu tay bạn chợt dạt ra một cách sửng sốt:
- Bác sĩ Phong...
Vân cũng ngỡ ngàng kêu lên:
- Thi ra hai người quen nhau hả?
Văn tựa người vào lan can, nhìn những cụm mây trắng bồng bềnh trôi trên bầu trời. Anh đã trở lại công việc của mình, tuy bận rộn nhưng vẫn có quá nhiều thời gian nghĩ đến Lam Huyên.
Từ dãy hành lang bên kia, Văn đã nhận ra Niên Thư nhưng anh vờ như không thấy.
Cuối cùng cô cũng đến bên cạnh, nhắc nhở:
- Chiều rồi, mình về thôi anh.
- Ừ, về.
Không hiểu sao Niên Thư không thể làm cho anh vui hơn một chút, dù có lúc anh cũng đã thử quan tâm và gần gũi với cô hơn.
Về nhà, sau khi dùng cơm chiều, Văn tính rút êm về phòng thì có tiếng mẹ níu chân anh lại:
- Văn à! Tới mẹ hỏi chút chuyện.
- Chuyện gì vậy mẹ?
- Cả tuần nay không thấy mặt mũi thằng Thái đâu. Con có gặp nó không?
Văn lắc đầu:
- Dạ không, mẹ.
Bà chợt tiết lộ:
- Cái thằng, dạo này tệ. Ngày mai mẹ dự cuộc họp ở bệnh viện từ thiện, phải tìm hiểu xem dạo này nó ra làm sao mà không về nhà, cũng chẳng thèm điện thoại.
Nhắc đến bệnh viện từ thiện, tự dưng lòngVăn nghe nao nao dù bây giờ Lam Huyên đã không còn ở đó nữa.
Bà Trần lại nói:
- Mẹ định tổ chức vận động một số xí nghiệp cơ sở sản xuất tham gia ủng hộ bệnh viện, ở đó đang cần thêm một số trang thiết bị.
Văn nhìn mẹ dò hỏi:
- Dạo này xí nghiệp Nam Long với Kim Dung không còn ủng hộ bệnh viện nữa sao mẹ?
- Vẫn còn chứ - Bà phân tích - Nhưng dạo này hàng may mặc bị cạnh tranh gắt gao, doanh thu tụt xuống thấy rõ, vì vậy mức ủng hộ của mọi người đâu còn được như xưa.
Sự thật là vậy nhưng Văn cảm thấy mẹ quá nhọc nhằn khi lại tham gia vào việc vận động. Tuy nhiên anh không ngăn mẹ vì anh hiểu đó là niềm vui của bà.
- Mẹ có quen biết một số cơ sở có khả năng ủng hộ sao?
Bà Trần cười:
- Có chứ! Nhờ những cuộc họp các nhà doanh nghiệp hoàn thành hồi năm ngoái, mẹ đã có dịp làm quen với họ. Trước mắt, mẹ chỉ cần liên hệ với xí nghiệp nhựa gia dụng Vạn Thành và nhôm gia dụng Tân Minh. Nhất là cơ sở Vạn Thành, chủ xí nghiệp là ông bà Phạm Hoàng, họ làm công tác từ thiện có tiếng lắm.
Ngồi chuyện với mẹ thêm một lúc, Văn đứng lên xin phép về phòng. Ngang qua khung cửa nhìn ra vườn, anh nghe lòng buồn man mác.
Quyến Luyến Ân Tình Quyến Luyến Ân Tình - Hải Văn