Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Pinball Năm 1973
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 5
T
rong khu nhà tập thể mà tôi trọ hồi sinh viên, chẳng ai có một cái điện thoại. Tôi ngờ rằng một vài người chúng tôi còn chẳng có lấy nổi cái tẩy con con. Nhưng thôi, ở trước thềm nhà của người quản lý chúng tôi đã kê một cái bàn thấp được nẫng từ trường tiểu học gần đó về, và trên bàn đặt chiếc điện thoại công cộng màu hồng, cái điện thoại độc nhất của toàn bộ khu tập thể. Thế nên chẳng có ai thèm nghĩ đến những cái bảng chuyển mạch hay những cái tào lao như thế. Nó đã từng là một thế giới yên bình của một thời đại yên bình.
Trong nhà quản lý không khi nào có bóng người, nên mỗi khi chuông điện thoại đổ, một trong số những cư dân ở đây sẽ phải nhấc máy, rồi chạy lên và gọi người kia xuống. Tất nhiên, khi chẳng ma nào thấy có hứng thú muốn nghe điện (như vào lúc hai giờ sáng chẳng hạn), sẽ không ai ra nhấc máy. Nó sẽ kêu liên tục không ngừng (lần đếm cao nhất của tôi là ba mươi hai lần), rống lên như một con voi khi biết rằng phút giây cuối cùng của nó đã gần kề. Rồi nó sẽ chết. Thật sự theo nghĩa đen, nó sẽ chết. Khi tiếng chuông cuối cùng vang dọc hành lang tan vào đêm đen, một cái thinh lặng đột ngột sẽ buông xuống nơi này. Một cái thinh lặng ghê rợn và ám muội. Tất cả sẽ nín thở dưới lớp chăn nệm nghĩ về cuộc gọi vừa mới chết.
Những cuộc gọi vào lúc nửa đêm chẳng khi nào mang lại tin lành. Ai đó sẽ nhấc ống nghe lên và bắt đầu thì thầm. “Chúng ta đừng nói về chuyện này được không?… Em không thấy sao, nó không phải như vậy… Thì làm sao ấy hả? Chỉ là mọi thứ buộc phải như vậy, đúng không? Chắc là anh chỉ mệt mỏi thôi… Tất nhiên là anh xin lỗi các thứ… Thế nên là… Anh hình dung ra được vấn đề, anh biết chứ, hãy để anh suy nghĩ một chút, có được không?… Chỉ là anh không tìm được từ ngữ thích hợp trong lúc nghe điện thoại…”
Có vẻ như mọi người đều ngập trong những rắc rối. Rắc rối rơi xuống như mưa từ trên trời, và chúng ta chưa bao giờ thấy đủ. Mọi người đi vòng vòng nhặt nhạnh chúng lên và nhét đầy vào túi. Kể cả đến bây giờ tôi vẫn không nghĩ ra được tại sao chúng ta cứ nhất quyết làm như vậy. Hay là chúng ta nhầm với một thứ khác.
Đôi khi chúng tôi còn nhận được cả điện tín. Bốn giờ sáng một chiếc xe đạp sẽ đỗ lại trước cửa ra vào, theo đó là tiếng bước chân dồn dập suốt dãy hành lang. Thế rồi có tiếng gõ lên cửa của một ai đó. Một tiếng dộng cộc cộc mà lúc nào cũng tưởng chừng như báo hiệu Thần Chết đang giáng thế. Không biết có bao nhiêu người đã rút ngắn đi mạng sống của mình, loạn trí, chôn vùi trái tim họ trong vũng bùn của thời gian, đốt cháy cơ thể họ với những suy nghĩ viển vông, gây ra phiền hà cho người khác. Một chín bảy mươi là một năm kiểu đó. Nếu thật sự loài người được tạo ra để tự phát triển thông qua duy vật biện chứng, thì cái năm đó ắt hẳn là một loại ví dụ trực quan.
* * *
Tôi sống ở tầng một ngay kế bên khu nhà của người quản lý, và có một cô nàng với mái tóc dài sống tầng trên gần bậc cầu thang. Cổ là nhà vô địch trong việc nhận được cuộc gọi, và không hiểu sao trách nhiệm chạy lên chạy xuống mười lăm bậc cầu thang trươn trượt ấy cứ mãi thuộc về tôi. Và tôi phải nói rằng, lúc nào cổ cũng nhận được đủ các loại cuộc gọi. Có những giọng lịch sự, giọng trịnh trọng, giọng buồn thấu tim gan, giọng hằm hè, và tất thảy đều hỏi cô bằng tên riêng. Tôi từ lâu đã thành công trong việc đuổi cái tên đó ra khỏi tâm trí; chỉ nhớ rằng đó là một cái tên bình thường đến mức thảm hại.
Cổ luôn luôn nói vào ống nghe với bằng cái tông nhỏ, đều đều, mệt mỏi. Một giọng thầm thì nhỏ xíu mà bạn khó có thể nghe ra. Cô đủ xinh, tôi nghĩ thế, nhưng lại có gì đó tối tăm và ủ dột trên gương mặt cổ. Chúng tôi sẽ đi qua nhau trên đường phố đôi ba bận, nhưng cổ chưa từng nói một lời. Cổ sẽ đi với một nét biểu cảm dữ dội đến nỗi như thể đang mở một lối đi xuyên qua phần sâu nhất của rừng già trên một con voi trắng.
* * *
Cổ sống trong khu tập thể có lẽ được nửa năm. Nửa năm từ đầu mùa thu cho đến hết mùa đông.
Tôi sẽ trả lời điện thoại, leo lên những bậc cầu thang, gõ lên cửa phòng cổ và hô lên “Điện thoại!” Rồi, sau một quãng ngắn sẽ là câu “Cảm ơn”. Đó là toàn bộ những gì tôi từng nghe cổ nói, “Cảm ơn.” Nhưng ngược lại, tôi cũng chưa từng nói thêm câu nào ngoại trừ “Điện thoại.”
Đối với tôi, đó là một mùa cô độc. Mỗi khi về đến nhà và cởi quần áo ra, tôi cảm thấy như xương cốt trong người sẽ đâm lòi ra bất cứ lúc nào. Như thể một nội lực không tên trong người tôi đã rẽ nhầm ở đâu đó, dẫn tôi sang một hướng kỳ lạ để đến thế giới khác.
Điện thoại sẽ đổ chuông. Và tôi sẽ nghĩ, rằng có người đang giữ một điều cần nói với một người khác. Riêng tôi thì chẳng bao giờ có ai gọi. Không có một ai có gì muốn nói với tôi, ít nhất là không từ người nào mà tôi muốn giữ liên lạc cả.
Mọi người đến lúc đó đã bắt đầu sống theo một khuôn mẫu mà mỗi người tự tạo ra. Nếu của họ khác xa với của tôi, tôi sẽ thấy khó chịu; nếu họ quá giống nhau, tôi sẽ thấy suy sụp. Là như thế đấy.
* * *
Cuộc gọi cuối cùng mà tôi nghe thay cho cổ là vào cuối mùa đông. Một buổi sáng thứ bảy trời quang mây tạnh, khởi đầu của tháng ba. Khi nói “buổi sáng”, ý tôi muốn nói là khoảng mười giờ, khi mặt trời mùa đông đã rọi ánh nắng tinh khôi của nó tới mọi ngóc ngách trong căn phòng bé tẹo của tôi. Tôi lờ mờ nghe được tiếng chuông trong đầu giữa lúc đang uể oải trong phòng, lơ đãng nhìn xuống khoảng ruộng bắp cải bên ngoài cửa sổ cạnh giường. Những vạt tuyết nằm đây đó trên lớp đất sét đen thẫm lấp lánh như những tấm gương bằng nước. Những đám tuyết cuối cùng để lại bởi đợt lạnh sau chót của mùa đông.
Mười tiếng chuông và không một người nghe máy. Chuông ngừng. Rồi chưa đầy năm phút sau nó lại đổ. Càu nhàu xong, tôi khoác một cái áo ca-đi-gan bên ngoài bộ đồ ngủ, mở cửa và nhấc ống nghe lên.
“Làm ơn cho tôi gặp cô ____,” một giọng đàn ông vang lên. Một giọng nói đều đều, không nhấn nhá; một giọng nói chẳng có nổi nét gì để bạn có thể lưu lại được trong đầu dù có cố gắng cách mấy. Tôi ứng biến đại câu trả lời, rồi chậm rãi trèo lên mấy bậc cầu thang để gõ lên cửa phòng cổ.
“Điện thoại!”
“…Cảm ơn.”
Tôi quay trở về phòng mình, nằm vươn vai trên giường và nhìn chằm chằm lên trần nhà. Tôi nghe tiếng cổ bước xuống cầu thang và bắt đầu nói bằng cái giọng thì thầm đều đều thường ngày. Đó là một cuộc gọi ngắn theo tiêu chuẩn của cổ. Có lẽ chỉ mười lăm giây. Rồi có tiếng cổ cúp máy, sau đó là sự im ắng. Thậm chí còn chẳng có tiếng bước chân.
Cuối cùng, sau một khoẳng lặng tương đối dài, tôi nghe thấy tiếng bước chân bước chậm tới gần, tiếp theo đó là một tiếng gõ lên của phòng tôi. Hai tiếng gõ, thời gian đủ cho một hơi thở sâu, rồi lại có hai tiếng gõ.
Khi mở cửa, tôi thấy cổ đang đứng đó trong một chiếc áo len trắng rộng thùng thình và quần bò. Trong một giây tôi đã nghĩ rằng mình đã báo nhầm sang cuộc gọi của một ai khác, nhưng cổ chẳng nói một lời. Cổ chỉ đứng đó, tay khoanh chặt trước ngực, run rẩy. Cổ ném về phía tôi một ánh mắt – giống như cổ đang đứng từ một chiếc bè cứu hộ quan sát con tàu chìm. Hoặc có thể là chiều ngược lại.
“Tôi vào được chứ? Đứng ngoài này mãi tôi chết cóng mất.”
Không biết phải mong đợi điều gì, tôi dẫn cổ vào bên trong và đóng cửa lại. Cổ ngồi xuống trước chiếc máy sưởi, thoa ấm đôi tay trong lúc nhìn qua căn phòng một lượt.
“Phòng anh trống trơn dễ sợ.”
Tôi gật đầu. Nó gần như là thế. Chỉ có một cái giường bên cạnh cửa sổ. Quá to cho một phòng đơn, quá bé cho một phòng đôi cỡ nhỏ. Dù sao đi nữa, cái giường cũng chẳng phải đồ tôi tự mua. Một người bạn đã tặng nó cho tôi. Thật sự tôi không thể tưởng tượng được tại sao cậu ta lại cho tôi một cái giường; tôi thậm chí còn chẳng thân thiết với cậu ta đến mức ấy. Hiếm khi nào nói chuyện luôn. Thân là thiếu gia của một gia đình giàu sang đến từ một nơi nào đó, cậu ta bị đánh hội đồng trong sân trường bởi mấy thằng côn đồ đến từ một băng đảng chính trị khác, mặt cậu bị đá dập bằng ủng chuyên dụng, suýt thì mất một con mắt, và phải thôi học. Cậu ta lên cơn co giật trong suốt thời gian tôi đi cùng cậu đến trạm xá của trường đại học, một cảnh tượng thật sự đáng thương. Vài ngày sau cậu bảo rằng phải quay về nhà, và cho tôi chiếc giường.
“Tôi cá là anh còn chẳng pha được cho mình thứ gì nóng để mà uống,” cổ nói. Tôi lắc đầu. Tôi chẳng có đồ dùng gì. Không cà phê, không trà, không bancha. Thậm chí không có lấy một cái ấm. Chỉ có một cái chảo nhỏ mà tôi dùng mỗi sáng để đun nước cạo râu. Cổ thở dài và đứng dậy nói rằng cứ đợi đấy, cổ sẽ quay lại ngay. Cổ đi ra khỏi phòng và năm phút sau quay lại với một thùng các tông dưới mỗi cánh tay. Trong hai thùng là một cơ số túi trà xanh đủ dùng cho nửa năm, hai hộp bánh quy, đường trắng, một bình giữ nhiệt, một bộ bát đĩa đầy đủ, thậm chí có cả thêm cả hai cái cốc không quai in hình Snoopy. Cổ đặt cái thùng xuống giường và đi đun nước đổ vào bình giữ nhiệt.
“Làm thế quái nào mà anh sống được vậy? Anh cứ như là Robinson Crusoe ấy!”
“Không, chẳng thú vị đến ngần ấy đâu.”
“Tôi cũng nghĩ là không.”
Tôi ngậm miệng và uống phần trà nóng của mình.
“Tôi cho anh cả chỗ này đấy.”
Tôi sặc một ngụm trà. “Em làm sao cơ?”
“Anh phải nghe máy nhiều cuộc gọi của tôi quá rồi. Đây là lời cảm ơn.”
“Nhưng còn em thì sao, không cần mấy thứ này chắc?”
Cổ lắc đầu quầy quậy. “Mai tôi chuyển đi rồi, nên cũng không cần thứ gì hết.”
Tôi lặng một giây ngẫm nghĩ về tình huống này, nhưng không thể tưởng tượng được là chuyện gì đã xảy ra.
“Tin tốt? Hay tin xấu?”
“Tôi e là không có gì tốt cả. Tôi sẽ phải bỏ học và quay trở về quê cũ.”
Căn phòng ngập nắng đông tối sầm, rồi lại sáng lên.
“Nhưng không có gì mà anh muốn nghe đâu. Chính tôi còn chẳng muốn nghe. Ai lại muốn dùng chén đĩa của một người đã để lại cho mình những cảm xúc tệ hại chứ, đúng không?”
Ngày hôm sau, một cơn mưa lạnh đổ xuống suốt từ sáng. Mưa rơi rất mịn, nhưng nó vẫn thấm qua áo mưa và làm cho cái áo len của tôi ướt như thường. Mưa làm cho mọi thứ tăm tối và bóng mượt. Cái rương to đùng mà tôi khuân theo, cái va li mà cổ cầm, cái túi khoác vai của cổ, tất cả mọi thứ. Người tài xế taxi còn càu nhàu, làm ơn làm phước đừng có để hành lý ở ghế ngồi được không?
Bên trong taxi ngột ngạt vì máy sưởi và khói thuốc, và một bài ballad enka cũ van vỉ ra từ chiếc đài trong xe. Một bài xưa lơ xưa lắc thuộc về những ngày tháng quay số dò đài. Những rặng cây không lá tưởng chừng như những rặng san hô dưới nước vươn những chiếc cành ẩm ướt của chúng ra cả hai bên đường.
“Anh biết không, ngay từ cái nhìn đầu tiên, tôi đã không thích cái vẻ ngoài của Tokyo rồi,” cổ nói.
“Thật hả?”
“Đất đai quá tối tăm, sông hồ thì ô nhiễm, không có núi non. Còn anh thì sao?”
“Tôi chưa bao giờ để ý lắm tới cảnh vật.”
Cô thở dài ra một tiếng và bật cười. “Anh đúng là kiểu người sống trên hoang đảo.”
Khi hành lý của cổ đã được an toàn xếp lên thềm ga, đó cũng là lúc cô nói với tôi những lời cảm ơn.
“Tôi có thể tự lo từ đây rồi, cảm ơn anh.”
“Em đi đâu tiếp?”
“Mãi tít về phía bắc.”
“Lạnh lắm nhỉ.”
“Không sao. Tôi quen rồi.”
Trong lúc tàu chuyển bánh, cổ vẫy tay từ đằng sau cửa sổ. Tôi giơ tay mình lên đến tai là cùng, nhưng tới lúc đó thì tàu đã đi mất rồi. Không biết phải làm gì với nó, nên tôi đành vùi bàn tay vào trong túi áo mưa.
Cơn mưa rơi tiếp đến tận đêm. Tôi mua hai chai bia ở cửa hàng đồ uống gần đó, tự đổ cho mình vào một trong những chiếc cốc mà cổ đưa cho tôi. Tôi cảm thấy như cơ thể mình sắp sửa đóng băng tới tận gan ruột. Trên chiếc cốc là hình Snoopy và Woodstock đang chơi trên mái của một căn nhà cho chó, và trên đầu, có dòng chữ như sau:
HẠNH PHÚC LÀ MỘT TÌNH BẠN NỒNG ẤM
* * *
Tôi thức dậy sau khi cặp song sinh đã say ngủ. Ba giờ sáng. Vầng trăng mùa thu sáng phi thường soi rọi qua khung cửa sổ nhà vệ sinh. Tôi ngồi xuống rìa bồn rửa bát, uống hai cốc nước lã, rồi châm một điếu thuốc bằng ngọn lửa trên bếp. Bên ngoài sân gôn sáng ánh trăng, tiếng vo ve của côn trùng mùa thu phủ thành từng lớp trên những thớ cỏ.
Tôi cầm cái bảng chuyển mạch mà cặp song sinh dựng bên cạnh chiếc bồn, nhìn qua một lượt. Cho dù có lật sang mặt nào, trước hay sau, nó vẫn chẳng là thứ gì khác ngoài một cái bảng dây bỏ đi. Tôi bỏ cuộc và đặt nó về chỗ cũ, phủi bụi ra khỏi bàn tay, hít một hơi thuốc lá. Tất thảy đều đổ một cái bóng màu xanh dưới ánh trăng. Nó khiến cho mọi thứ trông thật vô giá trị, vô nghĩa. Tôi thậm chí còn không chắc về những cái bóng nữa. Tôi dập mẩu thuốc của mình vào trong bồn và ngay lập tức thắp một điếu thứ hai.
Tôi có thể cứ tiếp tục như thế này mãi, nhưng liệu rồi sẽ có ngày tôi sẽ tìm được một nơi dành cho mình không? Ví dụ như là, ở đâu cơ? Sau hồi dài cân nhắc, nơi duy nhất tôi nghĩ ra được là buồng lái của một chiếc máy bay ngư lôi Kamikaze hai chỗ ngồi. Trong tất cả những ý tưởng đần độn ấy. Ngay từ đầu, tất cả những chiếc máy bay ngư lôi đã bị bán sắt vụn ba mươi năm trước rồi.
Tôi quay về giường và chui vào giữa cặp song sinh. Thân thể của mỗi người đều tạo nên một đường cong duyên dáng, gương mặt hướng ra bên ngoài, nhịp thở êm ả, đang ngủ. Tôi kéo chăn qua người và nhìn chằm chằm lên trần nhà.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Pinball Năm 1973
Haruki Murakami
Pinball Năm 1973 - Haruki Murakami
https://isach.info/story.php?story=pinball_nam_1973__haruki_murakami