Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Những Câu Chuyện Kì Lạ Nhất
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Xăm Mình
X
uống đến đáy rồi con ạ.
- Không phải đâu, cá đớp mồi đấy bố ạ.
- Không thể là cá được, nếu là cá thì phải là cá to lắm kia, chắc lưỡi câu của con mắc vào cái bụi cây nào đó ở lòng hồ rồi.
Bố nhầm. Tôi biết chắc đó là cá, bởi vì dây câu giật, nếu vướng phải bụi cây thì tại sao dây câu lại bị giật.
Cần câu của tôi trĩu hẳn xuống và dây câu bị kéo căng ra. Muốn gì thì gì, tôi tin chắc rằng tôi vớ được một con rất to.
Bố hét rất to:
- Con nói đúng đấy, hẳn là một con cá rất to, nó làm cho xuồng chao đảo. Đưa cần câu đây cho bố, cẩn thận kẻo nó lôi tuột cần câu đấy.
Lần nào cũng như lần nào, hễ cứ có cá cắn câu là bố lại bảo đưa bố câu cho! Ông không tin rằng một thằng bé 14 tuổi biết cách lôi con cá lên bờ. Tôi lắc đầu không đưa cần câu cho ông và kiên trì quay ống thu dây. Tôi gọi to:
- Bố đưa cho con cái móc, con sẽ tự mình lôi nó lên xuồng.
Tôi phải chiến đấu tới mấy tiếng đồng hồ với con cá của mình. Có lúc nó ngoi vút lên làm cho cái ròng rọc xoay như chong chóng. Có vài lần tôi đã kéo được nó tới mạn xuồng nhưng nó lại lao vọt đi. Bố bảo: “Hy vọng đây là loại cá schnapper, loại này ăn ngon lắm”.
Cuối cùng tôi cũng là người chiến thắng. Tôi lôi con cá vào sát xuồng và bố dùng chiếc móc kéo nó lên. Tôi hả hê khoái trá cười toác cả miệng vì cuối cùng đã thành công.
Bố nói:
- Té ra là cá mập. Con này nhỏ, không ăn được. – Ông mỉm cười. – Con khá lắm Lukas ạ, con đã bắt được nó, nhưng bây giờ dù sao con cũng phải quẳng nó xuống biển thôi.
- Không, không đời nào. Làm gì có chuyện không ăn được! Bố không biết món ragu cá mập hay sao?
- Thôi tùy con, nếu thế thì mổ moi và rửa sạch sẽ là việc của con. Con đã câu được nó thì phần mổ xẻ, xử lý cũng là việc của con. – Nói xong ông bước xuống cầu thang vào cabin, ông kệ tôi loay hay với con cá mập trên mui. Con cá mập dài khoảng một mét. Nó hãy còn quẫy. Tôi mở hộp Fanta và vừa uống vừa ngắm nghía con cá. Một lúc sau nó nằm yên không động đậy, chắc nó đã chết. Tôi lấy con dao nhọn rạch một đường dài dọc theo lườn nó. Toàn bộ lòng ruột và những thứ lởm khởm khác tôi quăng xuống biển. Bọn chim hải âu sà ngay xuống và ăn ngấu nghiến món đặc sản này.
Giờ đến lượt cái dạ dày con cá mập.Tôi muốn xem nó thường ăn cái gì và biết đâu qua đó có thể tìm ra loại mồi thích hợp để nhử chúng sau này. Tôi hất những cái đầu cá, vỏ sò xuống nước. Nhưng bỗng nhiên tôi trông thấy một cái gì khác, tôi cầm cái vật là lạ, nhăn nhúm trên tay. Trông nó như một mẩu lạp xưởng nhỏ. Đầu tôi như đông cứng lại, tôi không thể tưởng tượng nổi, cái của đó có móng tay, phải, tôi đã trông thấy cá móng tay đầu tiên, sau đó là cái nhẫn rồi đến những nét xăm hình một chú gấu ở phía dưới cái nhẫn. Chắc chắn đây là một ngón tay. Tôi đã lôi từ trọng bụng một con cá mập một cái ngón tay.
Tôi hoảng quá hét tướng lên, đồng thời giơ tay lên trời làm rơi mất cái ngón tay đó. Nó quay như một cái chong chóng và rơi tõm xuống nước. Một con hải âu lao như tên bắn tới và nuốt gọn cái ngón tay đó.
Bố bổ nhào tới: “Cái gì thế? Nó cắn con à?”. Chẳng lẽ bố lại nghĩ cái con cá mập đã chết đứ đừ đó lại có thể cắn tôi!
Tôi thở hổn hển:
- Không ạ. Một cái ngón tay trong bụng con cá mập, cả một chiếc nhẫn và một con gấu.
Bố hỏi:
- Con nói cái gì thế? Ngón tay nào kia?
Tôi kể lại cho bố và cảm thấy bủn rủn cả người:
- Con tìm thấy trong dạ dày con cá mập cái ngón tay với hình một con gấu và cả cái nhẫn nữa. Kinh quá bố ạ, trong nó teo lại rợn cả người.
Mặt bố tôi hơi tái đi. Ông ái ngại hỏi:
- Thế nó đâu rồi?
Tôi biết thực ra ông không muốn nhìn thấy cái ngón tay đó mà hỏi vì cảm thấy có trách nhiệm phải hỏi mà thôi.
Tôi chỉ tay lên trời và nói:
- Một con chim hải âu đã nuốt nó khi cái ngón tay đó tuột khỏi tay con rơi xuống biển.
Bố nhìn tôi chằm chằm không nói một lời và nổ máy, bố bảo:
- Phải đi báo cảnh sát thôi. Hôm nay thế là hết, không thể đi câu được nữa!
Tôi hỏi khẽ:
- Nhưng tại sao nó lại chui được vào đó nhỉ?
- Con đừng hỏi gì nữa. Tố nhất là đừng nghĩ tới chuyện đó nữa.
Bỗng nhiên ông im bặt không nói một lời. Ông nhìn tay tôi chằm chằm, cứ như là suốt đời ông chưa từng nhìn thấy tay ai bao giờ. Mặt ông đỏ bừng lên. Bỗng ông cầm cổ tay tôi giật lấy giật để, ông gào lên:
- Thế này là thế nào? Mày đã làm gì thế này, hả?
- Tôi chẳng hiểu gì cả, tại sao tự nhiên bố tôi lại lồng lộn lên như vậy. Tôi nhìn vào tay và bỗng hiểu tất cả. Trên mu bàn tay phải của tôi có xăm hình một con gấu nhỏ. Cả hai chúng tôi nhìn chằm chằm hình con gấu.
Bố la lên:
- Mày là một thằng ngốc. Mày đi xăm tay, mày có biết những hình xăm đó sẽ không thể xóa đi được hay không? Nó sẽ bám theo mày suốt cả cuộc đời!
Bố tôi chạy hộc tốc ra chỗ cái tủ, lấy chiếc bàn chải và chạy về phía tôi. Ông cọ lấy cọ để chỗ có hình con gấu. Mu bàn tay tôi đỏ ửng. Nước mắt tôi trào ra. Bố ngừng cọ và nhìn lại vào mu bàn tay, con gấu vẫn đứng trơ ra đó. Trông nó có vẻ buồn và tôi cũng buồn.
Tôi nói với bố:
- Do cái ngón tay đấy bố ạ, nhất định nó đã nhảy từ cái ngón đó sang mu bàn tay con, cái ngón tay trong bụng con cá mập ấy mà.
Bố tôi nheo mắt nhìn tôi chăm chăm. Ông cáu kỉnh nói:
- Thôi, đừng làm cho việc này thêm tồi tệ hơn nữa. Mà mày cũng đừng có dựng chuyện lên như thế. Chẳng có ngón chân ngón tay nào cả. Đã làm những trò ngu ngốc mà lại còn thêm tội dối trá nữa! Phải chăng đó là sự trả ơn của mày với những việc mà tao đã làm cho mày?
Bố tôi tức chỉ vì chuyện cái hình xăm con gấu. Tôi tức quá hét lên
- Có ngón tay, ngón tay, ngón tay. Con không bịa ra đâu!
Bố cho xuồng quay mũi vào bờ. Chuyến đi câu ở biển khơi thế là chấm dứt. Bố lại đe:
- Từ nay mày không được nói một lời nào nữa về chuyện cái ngón tay trong bụng con cá mập, nghe chưa? Mày tưởng tao dốt lắm sao? Tao không muốn nghe chuyện bịa đặt đó, hiểu không?
Có nói nữa cũng bằng thừa. Bố tôi không chịu nghe. Vả lại tôi cũng không giận ông vì bản thân tôi, tôi cũng không thể tin nổi chuyện đó. Làm sao vết xăm trên ngón tay người chết lại có thể chạy sang tay tôi? Tôi dựa người vào mạn thuyền và ngắm nghía chú gấu con trên mu bàn tay.
Bỗng nhiên tôi thấy con gấu như khác trước. Lúc nãy, khi tôi trông thấy nó lần đầu tiên nó đi bằng bốn chân, bây giờ nó lại đang giơ một chân và chĩa ra phía biển. Tôi vòng tay để cho chân nó chỉ vào bờ thì con gấu cũng quay. Trời ơi, vết xăm của tôi có thể cử động được! Con gấu xoay để bao giờ chân nó cũng chỏ ra phía biển. Hình xăm là một vật sống, có thể chuyển động.
- Bố ơi, nó chuyển động. – Bố lắc đầu không thèm nghe.
Tôi hét lên:
- Con gấu chuyển động được, nó chỉ ra hướng biển!
Bố càng tăng ga, máy nổ gầm lên, xuồng tăng tốc độ lao vào bờ.
Tôi e dè nhìn con gấu lần nữa. Nó như muốn đáp lai cái nhìn của tôi. Hình như nó muốn một cái gì đó, phải chăng nó muốn đi ra biển?
Tôi nói với bố:
- Bố ơi, bố cho xuồng chạy theo hướng khác đi, con gấu muốn xuồng quay ra biển.
Bố tắt máy. Xuồng dừng lại. Ông nhìn tôi chằm chằm. Tất nhiên bố cho tôi là một thằng điên. Hoặc ông cho tôi là đứa lừa đảo tồi tệ nhất thế giới. Bố bảo:
- Vào đây, Lukas, bố muốn thật bình tĩnh nói chuyện với con. – Bố đứng lên và đi vào ca bin.
Tôi đứng vọt ngay dậy, lao về phía ca bin đóng sập cửa lại và chốt ở bên ngoài. Bố bị tôi nhốt trong đó. Ông đập cửa thình thình, la hét om sòm nhưng tôi không mở cửa cho ông ra. Sau đó tôi lái xuồng chạy thẳng ra khơi. Dứt khoát con gấu biết rõ hướng đi và tôi cho xuồng chạy theo hướng dẫn của nó.
- Mở cửa cho tao!
Con gấu lắc đầu.
Tôi đáp:
- Con không mở.
- Đừng có đi xa bờ, không thì lạc đấy con ạ.
- Chúng ta có la bàn cơ mà!
Nhưng con gấu cần đi đến đâu, tôi không dám chắc lắm, hình như tôi nghe tiếng thở dài của ông.
Bố tôi lại kêu lên:
- Chú ý xăng đấy, không được chạy quá nửa bình không thì không thể về đến nhà được đâu!
Điều này thì bố nói đúng. Tôi lại nhìn con gấu xem nó thế nào. Nó gật đầu ra hiệu tiếp tục ra khơi. Sóng biển mỗi lúc một mạnh hơn.
Bầu trời âm u ảm đạm nhưng chiếc xuồng của tôi vẫn phăm phăm ra khơi cho đến khi tôi không còn trông thấy bờ nữa. gió bắt đầu nổi lên nhưng con gấu vẫn gật đầu ra hiệu tiếp tục chạy. Mặt trời đã xuống sát chân trời, mây là là bay. Bình xăng đã hết khoảng một nửa.
Tôi trông thấy một chấm nhỏ xíu ở chân trời. Tôi hỏi hình xăm trên tay:
- Đến chỗ kia à?
Tôi cảm thấy thích con gấu và thấy dễ chịu khi biết có người bạn nhỏ ở bên cạnh sẵn sàng giúp đỡ mình.
Con gấu giơ chân ra hiệu cho tôi. Té ra là như vậy, vì thế mà chúng tôi cho xuồng chạy ra đây.
Cái chấm nhỏ ngày một to dần và cuối cùng tôi nhận ra đó là một chiếc xuồng nhỏ có mái chèo. Hình như trên xuồng có người. Bố tôi vẫn tiếp tục la hét và gõ cửa thình thình, nhưng tôi mặc kệ. Tôi giảm tốc độ và cho xuồng của mình chầm chậm tới chỗ chiếc thuyền con kia. Trong thuyền có một người đàn ông nằm bất động. Ông ta nằm yên hoàn toàn không động đậy một chút nào.
Tôi mở của ca bin cho bố ra. Không nói một lời, ông nhào về phía chiếc xuồng con.
- Con xem xem ông ta còn sống không, bố đi lấy nước!
Tôi nhảy sang bên chiếc xuồng con và nhìn người đàn ông bất tỉnh. Ông ta chỉ mặc mỗi một chiếc quần cộc, một ngón tay bị rỉ máu và buộc chặt bằng chiếc khăn tay. Mới thoạt trông tôi đã thấy ông ta không có một ngón tay. Và còn một điều nữa, ông ta xăm dày đặc khắp người.
Không có chỗ nào trên người ông ta là không có vết xăm, có rất nhiều đầu lâu đủ loại, rồi hổ ở giữa rừng xanh rồi rất nhiều rắn đang uốn mình leo cây và có một trái tim ti tướng ở giữa xó chữ “Sophie”. Rồi hình nàng tiên cá với đại bàng. Thậm chí trên đầu ông ta, ở chỗ không có tóc cũng xăm hình một con mắt. Trông ông ta thật xấu xí, kỳ quái, nhưng không biết ông ấu còn sống hay đã chết?
Tôi thò tay định bắt mạch ông ta, sờ vào cổ ông, bỗng xảy ra một việc mà chắc các bạn không thể tin được. Nhưng quả thật chuyện đó đã xảy ra. Những vết xăm trên người ông ta cựa quậy chầm chậm! Trông chẳng khác gì khi ta mở nút bể tắm và nước chảy ào ra. Những vết xăm trên thân thể ông ta cũng gợn lên, cũng xoáy trên da thịt người đàn ông này. Những vết xăm chảy về một chỗ nhất định, chỗ đó là cổ ông ta. Và từ đây những vế xăm trên người ông ta chạy sang cánh tay tôi, những vết xăm cứ trôi cuồn cuộn, người ông ta thì trắng dần ra còn người tôi càng ngày càng phủ đầy những vế xăm kỳ quái. Cuối cùng trên người ông ta không còn một vết xăm nào.
Tôi hét lên và nhảy về chiếc xuồng của mình. Cả một vườn bách thú nào là hổ báo, chim cò và vô vàn cây cối phủ lên mình tôi.
Bố leo sang chiếc xuồng và nâng cao đầu người đàn ông không còn một vết xăm nào lên và để chén nước vào sát miệng ông ta. Ông ta nhấm nháp. Người đàn ông đó còn sống.
Chuyến đi vào bờ quả là một cơn ác mộng với tôi. Người đàn ông trần trụi không một vết xăm nằm bất tỉnh trong cabin, bố tăng ga cho xuồng chạy hết tốc độ. Tôi ngẩn mặt ngồi trước gương và nhìn các vết xăm chi chít trên thân thể tôi, cả trên má, tai, mũi và thậm chí cả trên mí mắt cũng có vết xăm. Tôi đưa mắt nhìn xuống chỗ mặc quần đùi và phúc cho tôi là ở đó không có vết xăm.
Cuối cùng chúng tôi cũng đã vào đến bờ. Người đàn ông được đưa vào bệnh viện.
Cả tôi cũng đi bệnh viện.
Các bác sỹ không thể làm gì để giúp tôi. Không thể tẩy, xóa các vết xăm. Các thầy thuốc đều cho rằng bố tôi và tôi điên hoặc chúng tôi giàu trí tưởng tượng. Họ đặc biệt trách bố tôi đã để cho tôi xăm khắp người như vậy. Họ nói rằng họ sẽ không để cho bố tôi được nuôi tôi nữa và sẽ đưa tôi vào một cái trại.
Người đàn ông không có vết xăm vẫn không tỉnh dậy, ông ta bị hôn mê.
Cuối cùng họ cũng cho bố và tôi về. Tôi ngồi trong buồng của mình và buồn khổ vô cùng. Tôi nói thật đấy, các bạn có thể tin tôi. Tôi cố gắng kỳ kỳ cọ cọ khắp cơ thể nhưng tất cả các vết xăm vẫn cứ trơ trơ ở nguyên vị trí của nó. Hình trái tim với chữ “Sophie” nằm ngay giữa trán. Tôi có thể tưởng tượng cô bạn gái Cheryl của tôi sẽ nghĩ gì. Tôi chán nản vô cùng và không muốn rời khỏi nhà. Tôi không muốn có ai nhìn tôi trong tình trạng như thế này.
Chú gấu con vẫn ở trên ngón tay tôi, nó lọt thỏm giữa những con hổ, báo và lũ rắn nên khó mà nhận ra được. Hình như nó cười với tôi. Quả thật tôi muốn giữ nó trên người còn những của nợ khác tôi muốn tống khứ đi cho rảnh. Những vết xăm này đã làm hại cuộc đời tôi. Tôi sẽ không thể đi đến trường, sẽ khó mà kiếm được một việc làm thật sự. Có lẽ tôi phải đi diễn xiếc, với tư cách là người xăm mình. Thật là ngượng chết người khi phải phơi mình ra cho người ta ngắm! Nước mắt tôi trào ra.
Thời gian trôi đi. Tôi ngồi lì trong buồng của mình và không chuyện trò với bất kỳ ai. Thỉnh thoảng chú gấu con này hình như nháy mắt nhìn tôi. Nó là người bạn duy nhất của tôi. Tôi không muốn mất nó, nhưng tôi sẵn sàng đổi tất cả những gì mà tôi có để tống khứ được các vết xăm trên người mình.
Thế rồi một hôm có tiếng gõ cửa. Đó là người đàn ông không còn vết xăm. Ông ta phấn khởi vì đã khỏi hôn mê. Bố mời ông vào và kéo ghế mời ngồi. Ông tỏ ra vui mừng vì chúng tôi đã tìm thấy ông trên chiếc xuồng con của ông đã bị gió đẩy ra khơi xa và có lẽ sẽ chết nếu như con gấu không chỉ đường cho bố con tôi. Sau khi nói những điều xã giao, người đàn ông không còn vết xăm bắt đầu vào việc mà chính vì nó mà ông ta đã đến chỗ chúng tôi. Ông ấy nói:
- Cháu Lukas này, hiện nay cháu đang có những thứ mà trước đây là của chú. Chú muốn đến cháu để xin lại.
Ý ông ta muốn nói về những vết xăm. Ông ta kể, ông ta sống bằng nghề giới thiệu những vết xăm. Ông ấy kể:
- Đó là những hình chạm trổ đẹp nhất thế giới và chú đã phải chi hàng nghìn đô la cho những hình vẽ đó. Và cả sự đau đớn nữa chứ! Đau kinh khủng ấy cháu ạ. Chú phải ngồi hàng giờ liền để người ta xăm mũi kim vào mình, chịu xiết bao đau đớn, thế mà bây giờ chú mất hết, những vết xăm bỏ chú mà đi, chúng nó sang hết người cháu mất rồi. Trừ con gấu con, nó bị một con cá mập đớp khi chú để tay lên mạn thuyền.
Tôi hỏi:
- Nhưng tại sao chúng nó lại bỏ đi?
Người đàn ông không còn có vết xăm nói:
- Cháu chưa nghĩ đến chuyện đó à? Số phận những vết xăm đó sẽ ra sao nếu như chủ của nó bị chết? Chúng nó tưởng chú sẽ chết và chúng đã bỏ chú mà chạy, không khác gì lũ chuột rời bỏ con tàu đang từ từ bị đắm. Chúng nó không muốn chết cùng với chú và vì thế chúng chạy sang người cháu. Nhưng bây giờ chú muốn xin lại những vết xăm đó.
Tôi lại hỏi:
- Nhưng làm thế nào mới được chứ? – Tự nhiên tôi nhớ tới việc một lần tôi chúng kiến người ta lột da thỏ!
- Có thể chúng lại quay về với chúng bởi vì chúng nó ở chỗ cháu chật chội quá, cháu nhỏ người hơn chú cho nên những hình xăm đó không đủ chỗ, chúng phải sống chen chúc chật chội.
Ông ta nói có lý.
Ông ấy ra lệnh:
- Cháu chìa tay ra!
Tôi giơ tay, chúng tôi bắt tay nhau, một lúc sau những hình xăm từ từ chuyển động. Chúng cử động như những cái bóng và trườn qua tay tôi về với người chủ cũ.
Cả hai chúng tôi cùng cười. Tôi thì thoát những vết xăm còn ông ta thì được nhận lại chúng. Cũng như trước đây, người ông ta chi chít những bức xăm. Những hình xăm đó đã bỏ tôi và về với nhà cũ của chúng.
Người đàn ông đứng dậy và đi ra cửa. Bố tôi nói:
- Khoan đã. Ông đừng đi vội. Để tôi kiểm tra xem có còn sót lại gì không.
Bố bảo tôi cởi tất cả quần áo ra. Tôi rũ bỏ tất cả các thứ, trừ chiếc quần lót. Bố kiểm tra rất kỹ, không còn sót lại một tý gì.
Bố nói với người đàn ông:
- Xong rồi, bây giờ thì ông có thể đi được!
Ông ta chìa tay ra. Nhưng tôi không bắt tay ông. Bố cũng thế. Chúng tôi không bắt tay và chỉ vẫy tay từ biệt nhau.
*
* *
Câu chuyện đến đây gần như đã có thể kết thúc. Bố lại kiểm tra một lần nữa xem có sót lại vết xăm nào không. Nhưng bố hoàn toàn không thấy gì cả. Cũng may là ông không kiểm tra ở dưới quần lót.
Bởi vì ở đó ông có thể phát hiện thấy chú gấu con.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Những Câu Chuyện Kì Lạ Nhất
Paul Jennings
Những Câu Chuyện Kì Lạ Nhất - Paul Jennings
https://isach.info/story.php?story=nhung_cau_chuyen_ki_la_nhat__paul_jennings