Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Nguyễn Trường Tộ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 6 - Nguyễn Trường Tộ Với Việc Xã Hội Cứu Tế
X
ét trong sử, ngay từ trước thời đại ông Nguyễn Trường Tộ, Triều Đình đã chăm nom đến công việc cứu tế, đời Gia Long, đã có những sở dưỡng tế để nuôi nấng thuốc thang cho những kẻ tàn tật khốn khổ; có lệ tuất cô cùng để cấp cứu những kẻ lữ hành đau ốm; lệ chẩn tai thương để giúp những người bị tai nạn; lệ vũ phong nạn để cấp tiền cho những người bị đắm tầu, đắm thuyền. Đời Minh Mệnh, lại đặt lệ cấp tuất để phát thuốc cho dân những khi có bệnh thời khí, lệ khuyến quyên nạp để cho dân nghèo vay tiền vay thóc mà làm mùa; lại lập những quỹ cứu tế, để chôn cất những kẻ chết đường chết chợ và cứu giúp những thuyền bè trôi giạt. Đến đời Tự Đức cũng có chiếu dụ về việc cứu tế.
Nhưng thực ra, những công việc ấy chỉ có ở trên giấy tờ, chứ ít người chăm chú đến. Chính ông Nguyễn Trường Tộ đã viết: ‘’Những người thừa hành không làm hết bổn phận, nên chỉ có tiếng mà không có sự thực, khiến những kẻ khốn cùng không hưởng hết được cái ân huệ của Triều Đình’’ (Tế cấp bát điều, điều thứ tám).
Còn những người sung túc trong nước thì phần nhiều ích kỷ, hay là có một quan niệm kỳ quặc về việc thiện. Họ chỉ biết ‘’mở hội, làm chay, hát tuồng, cúng thánh, đắp tượng Phật, dựng thần vị, đúc chuông làm chùa, xây đình, đắp mộ, lập hội tư văn...Ngoài ra, giữa đường có người chết đói, xin một giọt cháo cũng không cho, bên xóm có đứa mồ côi, khóc vang làng cũng không ai thèm ngó tới? Như thế mà gọi là người chân tâm, hiếu thiện sao được?’’ (Tế cấp bát điều, điều thứ tám).
Vì thế ông Nguyễn Trường Tộ cho việc cứu tế là một trong những việc khẩn cấp mà Triều Đình nên lưu tâm đến: ‘’Xưa kia Vua Văn Vương làm nhân chính, trước hết chu cấp cho kẻ cô độc, Vua Nghiêu yêu người thì yêu kẻ bần cùng đầu tiên’’ (Tế cấp bát điều, điều thứ tám).
Ông chia việc cứu tế ra làm hai phần: Thứ nhất là nuôi trẻ mồ côi, thứ hai là cứu người cơ khổ.
Về việc nuôi trẻ, ông cũng biết là khó khăn vì muốn lập một nhà dục anh, phải lựa được những người bảo mẫu tận tâm với bọn hài nhi. Theo ý ông: ‘’Chỉ có những người đàn bà Tây đã từng đem thân vào ở trong các nhà tu mới nuôi trẻ có hiệu quả được...Học làm thay mẹ cho lũ trẻ thơ; bất luận là con ai, họ đều nuôi cho, dạy cho, cả trai lẫn gái, đều phải học tập... Họ yêu nuôi bọn cô nhi chẳng khác cho con của họ sinh ra...Những hạng đàn bà Tây đó, đều là những người giữ lòng trinh, không lấy chồng, cho nên họ mới chịu được những cái dơ bẩn như một người mẹ’’. Cho nên ông mong nhà nước triệu tập các ông linh mục người Tây lại nhờ các ông ấy trông nom các nhà dục anh, để cho các bà tu giúp đỡ thì công việc mới có thể hoàn hảo được: ‘’Nay nhà nước nên cho phép mỗi tỉnh lập ra một viện dục anh, giao cho một ông giám mục quản cố, còn tôi, tôi xin sắp đặt làm các nhà dục anh, như thế sẽ ích lợi cho trẻ con nhiều lắm’’ (Điều trần về việc học tập, ngày 23 tháng 7 năm Tự Đức thứ 19).
Ông lại xin Triều Đình ‘’cho phép các giáo hội Tây phương cứ tới nước mình mà lập hội cứu tế’’, vì ‘’nhà nước bỏ đi một người tức là bỏ đi một phần tử trong nước; nếu nay biết cách giáo dục người ta, cho được toàn sinh mệnh và thành nết tốt, chẳng hơn xây cái tháp phù đồ chín tầng hay sao!’’
Về việc cứu giúp người nghèo khổ, ông khuyên nhà nước nên theo gương nước Anh, vì ở nước ấy đã có định luật rằng. ‘’phàm trong một làng có người nào nghèo đói không thể sống được, thì những nhà khá giả trong làng phải giúp đỡ nuôi nấng. Mỗi năm những nhà giàu nuôi kẻ khó ít nữa cũng hết mỗi người năm trăm quan, trừ những người hảo tâm bố thí rất nhiều thì không kể...Họ lại còn lập những nhà dạy trẻ không lấy tiền, nhà tiếp khách bộ hành, nhà nuôi bọn gái hư muốn ăn năn cải quá, nhà nuôi người già yếu, nhà nuôi người bệnh hoạn, nhà nuôi hài nhi, nhà nuôi người tàn tật, bao nhiêu thiện chí đó là nơi nào cũng có cả, họ làm được như vậy, chẳng những tại kẻ dưới bắt chước nhau, bỏ bớt sự lãng phí để làm việc nghĩa, mà chính là vì nhà nước khéo làm tiêu biểu để khuyến độc dân gian’’.
Nhưng ông không muốn nhà nước nuôi không những người nghèo khổ: ‘’Người nào có sức mạnh thì dạy việc cày cấy và tập nghệ, còn những người tàn tật cũng có công việc, chứ không được ngồi không; phải dạy họ làm các đồ vặt để bán lấy lãi thêm vào các phí khoản trong viện.
Ông lại mong Triều Đình bắt chước các nước Âu Tây cấm ăn mày: ‘’Nếu không có duyên cớ gì mà đi hành khất ở dọc đường, thì cho là người gian tệ trốn tránh. Bất cứ chỗ nào, nếu họ gặp hạng người ấy là họ cũng bắt và giải đi làm việc. Cho nên các người nghèo khổ đều có nơi ăn làm, mà tụi gia đồ cũng khó lòng ẩn núp được. Sự này người nước ta lẽ nào lại không làm nổi?’’
Muốn có tiền để chi vào các việc thiện, ông muốn ta theo gương các nước Âu Tây, lập ra ở các nơi công hội một cái công quỹ ‘’Nếu ai muốn làm phúc thì tùy chỗ cận tiện, đem tiền bỏ vào quỹ ấy; cứ mỗi ngày mở quỹ ra xem rồi đem chia ra các sở’’.
Ông còn muốn tập cho các trẻ nhỏ biết làm phúc nữa: Ở Âu Tậy, những món tiền nuôi nhi đồng phần nhiều do các trẻ em giúp cả. Mỗi khi các đồng nam đồng nữ tới trường, thầy giáo thường khuyên dạy rằng: ‘’Trong thiên hạ có những đứa trẻ đói khổ, không ai nuôi nấng, chúng nó với các em cũng là bạn lứa mà các em thời nhờ cha mẹ có cơm no áo ấm, lại có tiền mua bánh và đồ chơi vô ích, sao không chia ra một ít để chu cấp cho những trẻ đói rét ngắc ngoải đó?’’ Học sinh nghe thế, phải quăng tiền vào thùng để giúp cho bọn ấy. Cứ mỗi trường học, mỗi tháng được đến hai ba trăm quan. Xem thế đủ biết cái phép giúp người làm phúc cho họ rất hay. Người nước ta lẽ nào không có người hảo tâm, chỉ vì là chưa có ai khai đoan đó mà thôi.
Ngày nay việc cứu tế đã ‘’khai đoan rồi; các viện tế sinh, tế bần, lạc thiện đã thấy lác đác ở các tỉnh thành lớn. Nhưng thực ra, đến bây giờ việc xã hội cứu tế và nhân dân tương tế vẫn chưa hẳn được như ý nguyện của ông Nguyễn Trường Tộ.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Nguyễn Trường Tộ
Nguyễn Lân
Nguyễn Trường Tộ - Nguyễn Lân
https://isach.info/story.php?story=nguyen_truong_to__nguyen_lan