Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Người Chậm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 7
L
úc làm việc, Marijana không đội mũ y tá mà trùm khăn giống các bà nội trợ khác ở vùng Balkan. Ông ưng cái khăn, vì ông tán thành bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chị không từ bỏ hoàn toàn cuộc đời cũ để ủng hộ cái mới. Ngoài các tội phạm ctf đủ loại và tay vợt tennis có cú phát bóng kinh người, tên anh ta cứ trượt khỏi đầu ông, Ilja? Ilić, Roman Ilic?, với ông dân Croatia là một đám vô danh. Người Nam Tư lại khác. Trong những ngày ông còn ở Nam Tư, ông phải băng qua đường với hàng tá người Nam Tư, nhưng lẽ tất nhiên chưa bao giờ ông hỏi họ thuộc loại người Nam Tư nào.
Marijana lắp vào chỗ nào trong bức tranh Nam Tư, Marijana và người chồng lắp ráp xe hơi? Họ chạy trốn những gì khi bay khỏi đất nước cũ? Hay chỉ vì chán ngấy nền nếp, họ gói ghém đồ đạc và vượt biên tìm kiếm cuộc sống mới khấm khá hơn, yên bình hơn? Nếu không tìm thấy cuộc sống yên bình và khấm khá hơn ở Australia, thì tìm thấy ở đâu?
Marijana kể với ông về đứa con trai tên là Drago, nhưng bạn bè đều gọi cậu là Jag. Nhân ngày tròn mươi sáu tuổi, chồng chị đã mua cho Drago một chiếc xe máy. Theo Marijana, đây là một sai lầm lớn. Hiện giờ tối nào Drago cũng ra ngoài, bỏ bê bài vở, bỏ cả bữa ăn. Cậu và các bạn lang thang ở các phố sau, đua xe, tháo phanh và trời biết còn những trò gì nữa. Chị sợ Drago bị gãy chân gãy tay khác còn tệ hơn.
- Con chị là thanh niên - ông bảo Marijana - Nó đang thử thách bản thân. Chị không thể ngăn bọn trẻ khám phá giới hạn của chúng. Chúng muốn nhanh hơn. Chúng muốn mạnh hơn. Chúng muốn được ngưỡng mộ.
Ông chưa bao giờ gặp Drago, và chắc không bao giờ muốn. Nhưng ông thích hành vi của Marijana, sự trong sáng của chị: chị quá lịch sự nên không khoe con trai, thay vào đó chị phàn nàn về tính ương bướng, sự bất cần của nó, về việc nó sẽ huỷ hoại chị mất thôi.
- Nếu chị muốn Drago thấy một con quỷ dạ xoa, thì hôm nào đưa Drago đến đây - ông gợi ý, không hoàn toàn nghiêm túc - Tôi sẽ chỉ cho cậu ấy cái chân tôi.
- Ông cho là nó sẽ nghe lời ư, ông Rayment? Nó sẽ chẳng nói gì, đây chỉ là tai nạn xe đạp thôi.
- Tôi cũng sẽ cho cậu ấy xem cái xe đạp còn lại những gì.
Ông vẫn còn cái xe đạp trong phòng chứa đồ dưới cầu thang, bánh sau gập làm đôi, chân chống mắc kẹt vào nan hoa. Chẳng ai thèm lấy cái của đó, cái ngày trên phố Magill, dẫu nó nằm lăn lóc bên vệ đường đến tận tối. Sau đó cảnh sát mang nó đến. Họ tháo cái hộp nhựa buộc trên giá đèo hàng đựng một phần các thứ mua buổi sáng: một hộp đậu xanh bị lõm, một phần tư kí phó mát mềm của Pháp đã chảy dưới nắng rồi đóng lại. Ông vẫn giữ cái hộp như một vật lưu niệm, một di vật. Nó đặt trên một cái giá trong bếp. Ông sẽ chỉ cái hộp cho Drago, ông bảo Marijana thế. Hãy hình dung nếu đấy là sọ của cháu - ông sẽ nói với cậu. Rồi thêm - Đừng bực mình với mẹ cháu. Bà ấy lo cho cháu. Mẹ cháu là một phụ nữ tốt bụng. Mẹ cháu mong cháu có cuộc sống dài lâu và hạnh phúc. Hay có khi ông không nên nói cậu mẹ cậu là người phụ nữ tốt. Nếu ngay cả đứa con trai mà còn không biết, thì ông, một người lạ nói với cậu sao được?
Ngày hôm sau, Marijana mang đến một bức ảnh: Drago đứng cạnh cai xe máy nói trên, đi giày ống, mặc quần jeans bó, mũ bảo hiểm đeo ở cánh tay vẽ phù hiệu một tia chớp. Cậu ta cao to, vạm vỡ so với tuổi mười sáu, có nụ cười quyến rũ. Một người trong mộng, thời xưa các cô gái hay nói thế, cũng như mẹ cậu ắt được gọi là một quả đào tơ. Chắc chắn anh chàng này sẽ làm tan vỡ nhiều trái tim đây.
- Con trai chị có kế hoạch gì không? - ông hỏi.
- Nó muốn vào học viện Quân sự. Nó muốn gia nhập Hải quân. Nó có thể giành được học bổng.
- Thế còn con gái lớn của chị?
- À, nó còn quá trẻ nên chưa có dự định gì, đầu óc nó còn ở đâu đâu.
Lúc này chị hỏi ông, một câu hỏi làm ông sửng sốt mãi:
- Ông không có con sao, ông Rayment?
- Không, trời ạ, không. Chúng tôi, vợ tôi và tôi, không có con. Tâm trí chúng tôi bận bịu nhiều thứ khác, nhiều hoài bão khác. Rồi trước khi hiểu ra, chúng tôi đã ly hôn.
- Rồi sau này ông có hối hận không?
- Trái lại, tôi càng ngày càng lo nghĩ hơn, nhất là khi về già.
- Còn vợ ông? Bà ấy có lo không?
- Vợ tôi đã tái hôn. Bà ấy lấy một người đã ly dị, có con riêng. Họ có chung một đứa con và trở thành một trong những gia đình hiện đại phức tạp, người nọ gọi người kia bằng tên thánh. Vì thế vợ tôi không buồn phiền về việc chúng tôi, tôi không có con. Vợ cũ của tôi ấy. Tôi không liên hệ với bà ấy nhiều. Đấy không phải là một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Tất cả đều có giới hạn, những gì diễn ra giữa họ trong một giới hạn riêng, vô cảm. Đối thoại giữa một người đàn ông và một người đàn bà, người đàn bà ngẫu nhiên là y tá, giúp việc mua bán, giặt giũ và ọi việc nói chung, hiểu rõ nhau hơn trong một đất nước mọi người đều bình đẳng, đều trung thực. Marijana là một công giáo. Ông chẳng theo tôn giáo nào. Nhưng ở đất nước này ai cũng tốt với nhau, dù là tín đồ Công giáo hay vô thần. Marijana có thể không tán thành cả những người có gia đình lẫn người không gia đình mà không có con, nhưng chị đủ tế nhị để giữ kín trong lòng.
- Vậy ai sẽ chăm nom ông?
Một câu hỏi kỳ cục. Câu trả lời rõ ràng là: Trong thời gian trước mắt, cô là người trông nom tôi, cô hoặc bất cứ ai tôi thuê để làm việc đó. Nhưng sẽ có cách hiểu câu nói ấy nhân từ hơn, ví dụ: Vậy ai sẽ đến ở với ông và giúp đỡ ông?
- Ồ, tôi sẽ tự chăm sóc mình - ông đáp không muốn có tuổi già dài lê thê.
- Ông có gia đình ở Adelaide không?
- Không, không ở Adelaide. Tôi có gia đình ở châu u, nhưng tôi không liên hệ với họ lâu rồi. Tôi sinh ra ở Pháp. Tôi chưa kể với cô à? tôi được mẹ và bố dượng tôi đưa đến Australia từ hồi còn bé. Tôi và chị gái tôi. Tôi lên sáu, còn chị tôi lên chín. Bây giờ chị ấy mất rồi. Chị tôi mất sớm vì ung thư. Vì vậy tôi chẳng có gia đình chăm sóc.
Họ ngừng những trao đổi riêng tư ở đây, ông và Marijana. Nhưng câu hỏi của chị vang mãi trong trí ông: Ai sẽ chăm sóc ông? Ông nhìn chằm chằm vào chữ chăm sóc, dường như chúng khó hiểu thêm. Ông nhớ lại khi ông còn nhỏ ở Lourdes, họ có một con chó nằmtrg giỏ ho những cơn cuối cùng, các chi giật giật. Thôi được. Je m'thưởng occupe: ta sẽ giải quyết việc này, đến một lúc nào đó, cha của Paul nói rồi cầm cả chó và giỏ ra khỏi nhà. Năm phút sau, Paul nghe thấy một tiếng súng đanh gọn từ trong rừng, và từ đó trở đi cậu bé không bao giờ nhìn thấy con chó nữa. Ta sẽ giải quyết việc này, ta sẽ làm, ta sẽ chịu trách nhiệm, ta sẽ làm cái việc phải làm. Chắc chắn loại chăm sóc bằng một phát súng ấy không có trong đầu Marijana. Dù sao chăng nữa, nó nằm gọn trong một câu, đợi thoát ra. Vậy, câu trả lời của ông: Tôi sẽ tự chăm sóc mình có nghĩa gì? một cách khách quan, lời lẽ của ông có ý nghĩa gì đâu? Việc chăm sóc mà ông nói là mặc bộ quần áo đẹp nhất, nuốt hết những viên thuốc đã cất giấu, chiêu bằng sữa nóng, mỗi ngụm hai viên, rồi nằm lên giường, hai tay khoanh lại lên ngực sao?
Ông có nhiều nỗi ân hận, lòng ông tràn ngập thương tiếc, đêm đêm chúng trở vê` với ông như bầy chim đang đậu. Nỗi ân hận lớn nhất của ông là không có lấy một đứa con trai. Có một đứa con gái cũng tốt, con gái có sự lôi cuốn riêng, nhưng ông không có con trai mới là điều thực sự mất mát. Nếu ông và Henriette có một đứa con trai ngay từ hồi họ còn yêu hoặc say mê nhau, hoặc còn quan tâm đến nhau, đứa con trai ấy bây giờ khoảng ba chục tuổi, là một người đàn ông thực thụ trong nhà. Có thể là kỳ quặc, nhưng là sự kỳ quặc có thể hình dung ra. Hình ảnh hai người - cha và con - ra ngoài đi dạo, tán gẫu chuyện này chuyện nọ, chuyện của đàn ông, chẳng có gì nghiêm túc. Trong lúc chuyện phiếm, ông tình cờ thốt ra lời về thời điểm chuyển giao, một trong những kiểu nói quanh co mà có nhiều lúc không thối nổi những lời lẽ chính xác. Con trai ông, đứa con trai trong tưởng tượng của ông, hiểu ngay lập tức: chuyển giao gánh nặng, chuyển giao sự nối tiếp, là việc của một ngày nào đó.
- Hừ - con trai ông, thằng William hay Robert hoặc tên là gì đấy sẽ nói - Vâng, con xin nhận, bố đã làm tròn bổn phận chăm sóc con, bây giờ đến lượt con. Con sẽ trông nom bố.
Việc đó không ngoài phạm vi cần có của một người con trai, ngay cả khi đã muộn màng. Ví dụ, ông có thể xác định (nhưng làm thế nào đây?) một đứa trẻ mồ côi ngỗ ngược, một Wayne Blight còn non nớt và được đề nghị ông nhận làm con nuôi và mong được chấp nhận, dù hệ thống phúc lợi do bà Putts đại diện giao phó trông nom một ông già cô đơn và tàn tạ sẽ là số 0, còn ít hơn cả số 0. Hoặc ông có thể hình dung (nhưng làm thế nào đây?) một phụ nữ trẻ mỡ màng, ông cưới cô ta hoặc trả tiền cho cô ta, hay nói khác đi là thuyết phục cô ta đồng ý sinh cho ông một đứa con trai, hoặc thử cấy phôi một đứa trẻ trai vào dạ con cô ta.
Nhưng đấy không phải là đứa con ông muốn. Thứ ông muốn là một đứa con trai, một đứa con trai đích thực, là con trai và là người thừa kế, một bản sao trẻ trung hơn, khoẻ khoắn hơn, giỏi giang hơn của ông.
"Thằng cu" của ông. Nếu ông muốn tôi rửa ráy thằng cu cho ông, Sheena nói thế trong lúc riêng với ông, ông phải yêu cầu đấy. Liệu ông có "cái đó" trong chim ông, trong cái cơ quan sinh dục kiệt quệ của ông, để làm cha một đứa trẻ không? Liệu ông có tinh trùng, có đủ ham muốn xác thịt để đưa tinh trùng vào đúng chỗ không? Trong hồ sơ bệnh án hình như không cho biết điều đó. Bệnh án hình như chỉ ra rằng sự phun trào say đắm không phải là nhu cầu tự nhiên của ông. Một sự trìu mến dễ chịu, một sự thèm muốn nhục dục dù nhẹ nhàng - chính là điều Margaret McCord sẽ nhớ về ông, bà và đến nửa tá phụ nữ khác, chưa kể vợ ông. Thực ra, ông chỉ là một loại người tình. Ông không bao giờ được một lời trìu mến ngoài việc là người "có khả năng". Một người đàn ông thú vị để ôm ấp trong một buổi tối lạnh giá, loại bạn trai bạn lên giường một cách lơ đãng, để rồi sau đó băn khoăn tự hỏi thực ra đã xảy ra chuyện gì.
Nói tóm lại, không phải là một người đàn ông say đắm. Ông không dám chắc ông thích những tình cảm nồng nàn, hoặc tỏ ra nồng nàn. Tình cảm nồng nàn là một miền xa lạ, một tai hoạ khôi hài nhưng không tránh khỏi, giống như bệnh quai bị mà con người mong trải qua trong lúc vẫn còn trẻ, trong trạng thái nhẹ hơn, đỡ tai hại hơn, để sau này không bị những di chứng nghiêm trọng hơn. Những con chó dính chặt lấy nhau trong lúc đi tơ, răng nhe ra, lưỡi thè lè thảm hại.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Người Chậm
John Michael Coetzee
Người Chậm - John Michael Coetzee
https://isach.info/story.php?story=nguoi_cham__john_michael_coetzee