Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Ngọc Phương Nam
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 6 - Những Thói Đời Ở Khu Trại
T
a sẽ phải công nhận một điều, đề tài cuộc trò chuyện ấy chẳng dễ chịu gì với chàng kỹ sư trẻ. Chàng không thể ưa những thông tin như thế về danh tiếng của người mà chàng vẫn khăng khăng xem là bố vợ tương lai. Phải chăng vì thế chàng nhanh chóng quen với việc xem quan điểm của Jacobus Vandergaart về vụ Kopje như một định kiến của người đi thưa kiện mà anh cần phải giảm đi phần nhiều.
Một ngày nọ, vào lúc chàng thuật lại một phần câu chuyện ấy, ông John Watkins, sau tràng cười thay cho mọi câu trả lời, đưa ngón tay trỏ lên vừa tự gõ vào trán mình vừa lắc đầu như để nói lão già Vandergaart càng lúc càng mất trí!
Quả thật, có khi nào do áp lực của việc tìm kiếm mỏ kim cương, ông lão tự nghĩ trong đầu mà không chứng cứ rõ ràng rằng mỏ thuộc quyền sở hữu của ông? Chung quy lại thì tòa án đã phán xử rằng ông sai hoàn toàn, và việc thẩm phán đã không áp dụng những điều luật thỏa đáng nhất có vẻ không thực tế lắm. Đó chính là điều chàng kỹ sư tự nhủ để tự bào chữa cho mình bởi chàng vẫn duy trì quan hệ với John Watkins, sau khi biết Jacobus Vandergaart nghĩ thế nào về ông ta.
Một hàng xóm khác ở khu trại, một chủ trang trại tên gọi Mathys Pretorius, nổi danh trong giới thợ mỏ ở Griqualand; Cyprien cũng thích lui tới nhà ông khi có dịp, bởi chàng tìm thấy ở đấy sắc thái độc đáo của đời sống người Boër.
Cho dù vừa mới bước sang tuổi bốn mươi nhưng Mathys Pretorius, cũng đã từng ngao du nhiều năm ở lưu vực sông orange rộng lớn trước khi đến sống ở xứ này. Nhưng cuộc sống du mục trước đây chẳng hề làm ông kiệt quệ và cáu gắt, khác với ông lão Jacobus Vandergaart. Đúng hơn nó khiến ông lẩn thẩn và làm ông béo phị đến nỗi khó cất bước đi. Ta có thể ví ông như một con voi.
Hầu như lúc nào cũng ngồi trong chiếc ghế bành gỗ to bè được đóng riêng để vừa với thân hình bệ vệ của mình, Mathys Pretorius chỉ ra ngoài bằng một loại xe kéo bằng liễu giỏ do một con đà điểu khổng lồ kéo. Chú chim cao cẳng thoải mái kéo theo sau nó một cỗ xe to lớn khiến ta hình dung rõ ràng về sức mạnh cơ bắp của nó.
Mathys Pretorius thường đến trại để bán cho các chủ nhà ăn một vài món rau củ. Ở đấy ông ta rất nổi tiếng, dù rằng trong thực tế đó là một sự nổi tiếng ít ai mong muốn, bởi nó phát xuất từ tính nhát gan quá mức của ông. Thế nên, đám thợ mỏ thích thú dọa cho ông sợ chết khiếp bằng cách kể toàn chuyện điên rồ.
Khi thì họ loan tin cho ông sắp xảy ra cuộc chiếm đóng vùng Bassoutos hay Zoulou! Khi khác, lúc ông có mặt, họ vờ như đọc thấy trên báo một dự luật về án tử hình áp dụng trên lãnh thổ thuộc địa Anh cho những ai cân nặng quá ba trăm livrơ[13]! hoặc có khi họ thông báo có con chó dại vừa được phát hiện trên đường Driesfontein, và Mathys Pretorius tội nghiệp, vốn buộc phải đi đường ấy để về nhà mình, đã phải tìm cả nghìn lý do để ở lại trại.
Nhưng những nỗi sợ viển vông ấy chẳng thấm gì so với nỗi kinh hãi thực sự của ông khi thấy mỏ kim cương được tìm thấy trong khu đất của mình. Ông tự vẽ ra một viễn cảnh tồi tệ sẽ xảy đến, liệu những kẻ tham lam có chiếm khu vườn của ông, có xới tung bồn hoa của ông không, thêm vào đó, trưng dụng gia tài của ông! Bởi sao không hoài nghi được số phận ông rồi cũng giống như Jacobus Vandergaart! người Anh rồi sẽ tìm được lý lẽ chứng tỏ rằng đất của ông thuộc về họ.
Những suy nghĩ u ám này, mỗi khi xâm chiếm trí não ông đều làm ông điếng hồn. Giả dụ, chẳng may, trông thấy một “Người thăm dò”[14] lởn vởn gần nhà mình là ông mất ăn mất ngủ!... Ấy vậy mà ông vẫn cứ béo ra mãi!
Một trong những kẻ quấy nhiễu tệ hại nhất giờ đây chính là Annibal Pantalacci. Gã người Napôli nham hiểm ấy đã phát hiện ra điểm yếu của người Boër bất hạnh này - Nói thêm ở đây, có vẻ hắn giàu lên như ý muốn, bởi hắn thuê ba người da đen nam Phi làm việc cho mỏ của hắn và đeo một viên kim cương to tướng ngay trước áo sơ mi. Thế nên, ít nhất mỗi tuần một lần, hắn bày trò mua vui kỳ cục tầm thường bằng cách tiến hành thăm dò hoặc đào xới đất xung quanh trang trại của Pretorius.
Khu đất này trải rộng bên tả ngạn sông Vaal, nằm phía trên khu trại khoảng hai dặm, và quả thật, nó bao gồm nhiều thửa đất bồi có khả năng chứa kim cương cho dù đến nay vẫn chưa gì được tìm thấy.
Annibal Pantalacci, vì muốn đóng đạt trò hài ngớ ngẩn ấy, đã cẩn thận đi lại ở những chỗ dễ thấy, trước mấy ô cửa sổ nhà Mathys Pretorius, và hầu như lúc nào hắn cũng dẫn theo vài đồng bọn nhằm cho chúng cái thú cùng tham gia trò bịp bợm này.
Khi đó ta có thể thấy người đàn ông đáng thương, lấp ló sau rèm vải bông, lo âu theo dõi mọi cử động của bọn chúng, rình rập từng cử chỉ của bọn chúng, sẵn sàng chạy vào chuồng rồi thắng cỗ xe đà điểu để chạy trốn nếu thấy nguy cơ xảy ra một cuộc xâm chiếm khu đất của ông.
Phải chăng, vì thế con người bất hạnh đó đã thổ lộ với một trong những người bạn của mình rằng ngày lẫn đêm ông luôn thắng sẵn con chim kéo xe và thùng xe của ông thì đầy những đồ dự trữ, để sẵn sàng bỏ chạy ngay từ dấu hiệu chắc chắn đầu tiên?
“Tôi sẽ đi đến làng của người Bushmen[15], phía Bắc tỉnh Limpopo!” ông nói. “Cách đây mười năm tôi từng buôn bán ngà voi với họ, và tôi dám chắc với anh là sống giữa những con người Hoang dã, sư tử và chó rừng còn tốt gấp trăm lần sống giữa đám Mngười Anh lòng tham không đáy này!”
Thế mà, kẻ được con người bất hạnh ấy tâm tình đã chẳng có gì vội vã hơn - theo thói thường lệ bất biến của kẻ được tâm tình - Nhanh chóng rêu rao cho mọi người biết. Khỏi phải nói liệu Annibal Pantalacci có lợi lộc gì không trong trò đùa lố nhất của đám thợ mỏ ở Kopje.
Một nạn nhân thường xuyên khác của những trò lố do gã người Napôli bày ra trước đây từng như vậy rồi, chính là anh chàng Lee người Hoa.
Anh ta cũng vậy, đến sống ở Vandergaart-Kopje, ở đó anh đơn giản là mở một tiệm giặt ủi, và ta biết quá rõ con cháu của Đế quốc Trung hoa rất rành cái nghề này!
Quả nhiên, cái hòm đỏ nổi tiếng trước kia, từng khiến Cyprien tò mò bao nhiêu trong những ngày đầu của chuyến đi từ Cap đến Griqualand, không chứa gì ngoài những bàn chải, chất tẩy rửa, xà bông cục và chất nhuộm xanh. Tóm lại, không cần nhiều hơn những thứ ấy để một người Trung hoa thông minh làm giàu ở xứ này!
Thật vậy, Cyprien không nhịn được cười mỗi khi chàng gặp Lee, luôn luôn tĩnh lặng và giữ khoảng cách, mang cái giỏ lớn đựng đầy áo quần mà anh mang đi giặt.
Nhưng điều làm chàng phẫn nộ, chính là Annibal Pantalacci thực sự bất nhẫn với anh chàng đáng thương này. Hắn quẳng các lọ mực vào chậu giặt của anh, chăng dây ngang qua trước cửa để anh vấp ngã, găm con dao vào vạt áo khoác khiến anh như bị đóng đinh vào ghế băng. Nhất là, hắn ta không quên, vừa đá một cú vào chân anh vừa gọi anh “đồ chó tà đạo!”
Mỗi khi có dịp và nếu hắn ta có dẫn khách đến cho anh thì cũng là cố tình tìm dịp để làm cái trò ấy hằng tuần. Hắn chẳng bao giờ công nhận áo quần sạch sẽ cho dù Lee có giặt sạch và ủi phẳng phiu. Chỉ vì một hằn li bé tẹo, hắn giận sùng sục và đánh anh chàng người Hoa bất hạnh như thể anh này là nô lệ của hắn vậy. Những trò vui thô bỉ ở trại là thế đấy; nhưng đôi khi cũng biến thành bi kịch. Giả sử một anh da đen làm thuê ở mỏ bị buộc tội ăn cắp kim cương, thì mọi người đều có nghĩa vụ vừa giải tên phạm tội đến tòa vừa đánh đập dã man từ trước. Bởi vậy, giả dụ quan tòa tuyên bố trắng án, thì những cú đánh đối với anh ta cũng không được đền bù! Mặt khác, phải nói rằng trường hợp như vậy hiếm khi được xử trắng án. Thẩm phán thường tuyên bố phạt nuốt một phần tư quả cam trộn muối - một trong những món được ưa thích trong vùng. Bản án thường là phạt mười lăm ngày lao động khổ sai và hai mươi roi cat of nine tails, tức là “mèo chín đuôi”[16], một loại roi da bện có nhiều nút thắt mà người ta vẫn sử dụng ở Anh và ở các vùng lãnh thổ thuộc Anh để đánh đập tù nhân.
Nhưng có một tội mà các chủ mỏ khó lòng dung tha hơn cả tội ăn cắp, là tàng trữ đồ ăn cắp.
Ward, một tay người Mỹ đến Griqualand cùng thời điểm với chàng kỹ sư trẻ, một ngày kia đã nếm trải kinh nghiệm đau xót vì đã mua kim cương từ một tay da đen nam Phi. Thế nhưng, một tay da đen nam Phi không có quyền sở hữu hợp pháp kim cương, luật pháp cấm anh ta mua bán kim cương tại mỏ hay chế tác gia công kim cương cho anh ta.
Sự việc đã không được phát hiện sớm - vào buổi tối, lúc cả khu trại đang bàn tán xôn xao sau bữa ăn - một đám đông hung tợn đi về căng tin của kẻ phạm tội, phá tan tành cửa hàng rồi châm lửa đốt và gần như muốn treo cổ anh người Mỹ lên giá mà một số người đã có thiện ý dựng sẵn, thật quá may mắn cho anh này, khoảng mười hai cảnh sát cưỡi ngựa đi đến vừa đúng lúc để cứu anh ta bằng cách giam vào tù.
Hơn thế nữa, nhiều cảnh bạo lực thường diễn ra trong đám cư dân hỗn hợp, hung hăng và dã man ấy. Ở đây, mọi chủng tộc gặp nhau trong một đám đông xô bồ! Ở đây, cơn khát vàng, thói say xỉn, tác động của khí hậu nóng như thiêu, những nỗi thất vọng và niềm cay đắng, góp phần khích động đầu óc và làm vẩn đục lương tri! Có lẽ, nếu tất cả những con người ấy may mắn trong cuộc tìm kiếm của mình, có lẽ họ sẽ giữ bình tĩnh hơn và nhẫn nại hơn! nhưng, thi thoảng một ai trong số họ may mắn tìm thấy đâu đó một viên đá có giá trị lớn, thì có đến vài trăm người sống leo lắt khổ sở, chỉ kiếm chút ít đủ cho những nhu cầu của họ, cho dẫu họ chưa rơi vào cảnh khốn cùng tăm tối nhất! Mỏ như một canh bạc, họ đi đến đấy không chỉ có nguy cơ mất hết vốn liếng mà cả thời gian, công sức và sức khỏe. Và những người may mắn được số phận đưa đẩy đến khai thác mỏ ở Vandergaart-Kopje quả thật ít ỏi!
Cyprien ngày càng nhận thấy điều đó rõ ràng hơn, và chàng tự hỏi liệu có nên tiếp tục hay không một công việc thu nhập ít ỏi đến thế mà lại còn phải thay đổi loại hình công việc.
Một sáng nọ, chàng chạm mặt với một toán khoảng mười hai người da đen nam Phi đến trại để cố tìm việc làm.
Những người tội nghiệp ấy đến từ miền núi xa xăm ngăn cách tỉnh Cafrerie và các tỉnh thuộc vùng Bassoutos. Họ đi bộ hơn một trăm năm mươi dặm, xuôi dòng orange, đi thành một hàng dài, ăn thứ gì tìm thấy dọc đường, tức là rễ cây, quả mọng, châu chấu. Bọn họ đều thân hình xác ve, trông giống mấy bộ xương di động hơn là con người. Những cẳng chân gầy còm, mình trần dài ngoằng, da xù xì như thể bao bọc một bộ khung trống rỗng, xương sườn lòi ra, má thì hõm sâu, trông họ có vẻ sẵn sàng ngấu nghiến miếng bít tết thịt người hơn là đảm đương tốt ngày công lao động. Thế nên chẳng ai có ý tuyển mộ họ, và họ cứ ngồi chồm hỗm bên đường, trù trừ, ủ ê, u mê vì đói khát.
Cyprien cảm thấy mủi lòng sâu sắc trước dáng vẻ của họ. Chàng ra hiệu cho họ đợi rồi quay về khách sạn nơi chàng thường dùng bữa, mua một nồi lớn cháo bột ngô khuấy trong nước sôi, thêm một vài hộp thịt và hai chai rượu rum, rồi chàng sai mang đến cho những con người nghèo khổ đáng thương ấy.
Sau đó, chàng tự cho mình hưởng niềm vui đứng xem họ lao vào bữa yến tiệc chưa từng có trong đời họ.
Trông thật giống những nạn nhân đắm tàu được vớt lên một chiếc bè sau mười lăm ngày nhịn đói và kinh hoàng! họ ăn hết chừng đó chỉ trong chưa đầy mười lăm phút, bụng họ có thể bị nổ tung như trái pháo. Để đảm bảo cho sức khỏe, lẽ ra họ cần phải ăn từ tốn hơn, nếu không muốn nhìn thấy cả bọn đều bị chết vì nghẹn!
Chỉ duy một trong số người da đen ấy, với tướng mạo thông minh và thanh tú - trẻ nhất trong bọn họ, như ta có thể ước chừng - biết kiềm chế phần nào sự thỏa mãn cơn thèm khát của mình. Và, còn hiếm thấy hơn nữa, cậu ta còn nhớ cảm ơn ân nhân mình, điều mà những người kia chẳng hề nghĩ đến. Cậu ta tiến lại gần Cyprien, cầm lấy tay chàng với cử chỉ ngây thơ và duyên dáng, rồi đặt nó lên mái tóc xoăn của mình.
“Cậu tên gì?” xúc động vì cử chỉ biết ơn đó, chàng kỹ sư trẻ buột miệng hỏi thử xem.
Cậu bé nam Phi, tình cờ hiểu một vài từ tiếng Anh, đáp trong giây lát: “Matakit”.
Ánh mắt cậu ta trong ngần và tự tin làm Cyprien hài lòng. Thế nên, chàng có ý muốn thuê cậu bé cao lớn hoạt bát này làm việc ở mỏ của chàng, và đây chỉ có thể là một ý tưởng tốt.
Dù gì, chàng tự nhủ, mọi người trong vùng đều làm vậy! Đối với cậu bé đáng thương kia có một ông chủ như ta đây còn hơn là gặp phải một tay nào đó như Pantalacci!
“Vậy thì, Matakit này, cậu đang tìm việc, đúng không? “ chàng hỏi cậu bé.
Cậu bé nam Phi gật đầu khẳng định.
“Cậu muốn làm ở chỗ ta không? Ta nuôi cậu ăn uống, ta cung cấp công cụ làm việc, và ta trả công cậu hai mươi silinh một tháng!”
Đấy chính là mức giá thông thường, và Cyprien biết rằng chàng không thể trả cao hơn để khỏi làm mọi người ở trại nổi trận lôi đình với chàng. Nhưng chàng đã định đợi khi có dịp sẽ bù lại mức thù lao ít ỏi này bằng cách cho áo quần, đồ dùng nhà bếp và những thứ mà chàng biết là quý giá theo suy nghĩ của người nam Phi.
Thay cho câu trả lời, Matakit nhoẻn cười để lộ hai hàng răng trắng và thêm lần nữa đặt lên đầu mình bàn tay của người bảo hộ. Hợp đồng được ký.
Cyprien lập tức đưa người giúp việc mới về nhà mình. Chàng lấy trong va li một chiếc quần lanh, một áo sơ mi flanen, một chiếc mũ cũ rồi đưa cho Matakit, cậu bé không tin vào mắt mình. Được mặc một bộ đồ lộng lẫy thế ngay khi vừa đến trại vượt xa những giấc mơ táo bạo nhất của chàng trai nghèo đáng thương. Cậu không biết làm thế nào để bày tỏ lòng biết ơn và niềm vui sướng của mình. Cậu vừa nhảy cẫng mừng rỡ, vừa cười, vừa khóc.
“Này Matakit, tôi thấy cậu là chàng trai tốt! Cyprien nói. Tôi thấy rõ cậu hiểu chút ít tiếng Anh!... Vậy cậu có biết nói từ nào không? “
Cậu bé nam Phi lắc đầu.
“Vậy à! Đã vậy, tôi khuyến khích cậu học tiếng Pháp!” Cyprien nói tiếp.
Rồi không cần phải đợi lâu hơn, chàng dạy cậu học trò bài học đầu tiên, chỉ cho cậu ta tên các đồ vật thông dụng rồi bắt cậu ta lặp lại.
Nhưng Matakit không chỉ là cậu bé trung hậu mà còn thông minh và, có một trí nhớ thật tuyệt vời. Trong vòng chưa đầy hai giờ, cậu đã học được hơn một trăm từ và phát âm khá chuẩn.
Chàng kỹ sư trẻ, kinh ngạc trước sự mau mắn đến vậy, thầm hứa sẽ tận dụng điều đó sao cho có ích.
Phải mất bảy đến tám ngày nghỉ ngơi và ăn uống tẩm bổ cậu bé nam Phi mới lấy lại sức sau những mệt nhọc của chuyến đi và có đủ sức làm việc. Nhưng tám ngày ấy đã được thầy trò cậu tận dụng hữu ích đến nỗi vào cuối tuần, Matakit đã có khả năng diễn đạt ý mình bằng tiếng Pháp - thực tế thì không chuẩn lắm, nhưng nhìn chung hoàn toàn hiểu được. Thế nên, Cyprien nhân cơ hội bắt cậu ta kể chuyện đời mình. Câu chuyện cũng thật đơn giản thôi.
Matakit thậm chí không biết tên xứ sở mình, xứ sở trên những dãy núi phía mặt trời mọc. Những gì cậu có thể nói là ở nơi ấy họ rất khốn khổ. Vì vậy, cậu muốn làm giàu như một số chiến binh của bộ tộc của mình đã ra nước ngoài và như họ, cậu đi đến các Cánh Đồng Kim Cương.
Cậu hy vọng kiếm được gì nơi đây? Thật ra thì chỉ một chiếc áo ca pô đỏ và mười lần mười đồng bạc.
Quả nhiên người nam Phi xem thường tiền vàng. Điều này xuất phát từ một định kiến thâm căn cố đế, gieo rắc bởi những người châu Âu đầu tiên đã giao thương với họ.
Và cậu sẽ làm gì với những đồng tiền bạc ấy, cậu bé Matakit đầy tham vọng?
Ừ thì, cậu ta sẽ mua một áo ca pô đỏ, một khẩu súng trường và thuốc súng, sau đó trở về làng mình. Nơi ấy, cậu sẽ mua một cô gái, làm việc cho cậu, chăm sóc con bò giúp cậu và trồng bắp giúp cậu. Với những điều kiện thế này, cậu sẽ trở thành một người đàn ông quan trọng, một ông chủ lớn. Mọi người sẽ khao khát khẩu súng trường của cậu và gia tài đồ sộ của cậu, cậu sẽ chết lúc về già và được kính trọng. Có còn gì phức tạp nữa đâu.
Cyprien vô cùng tư lự khi nghe kế hoạch rất giản dị ấy. Phải chăng nên điều chỉnh kế hoạch ấy, mở rộng tầm nhìn cho cậu bé hoang dã tội nghiệp này, chỉ ra cho công việc của cậu những mục đích quan trọng hơn một chiếc áo ca pô đỏ và một khẩu súng trường đạn đá? hay tốt hơn là cứ mặc kệ cậu với sự vô tri ngây thơ, để cậu trở về nơi làng quê mình thanh thản sống hết cuộc đời? Câu hỏi nghiêm túc, này chàng kỹ sư không dám trả lời, thế nhưng Matakit sẽ sớm phải quyết định.
Quả nhiên, chỉ vừa lĩnh hội được vài yếu tố cơ bản của tiếng Pháp, cậu bé nam Phi đã chứng tỏ sự hiếu học lạ lùng. Cậu không ngớt hỏi, cậu muốn biết tất cả, tên của từng đồ vật, cách dùng, xuất xứ. Rồi đến tập đọc, tập viết, tính toán, đều làm cậu say mê. Thực sự, cậu ta không biết chán là gì!
Cyprien nhanh chóng có quyết định riêng của mình. Trước một thiên hướng hiển nhiên đến vậy, chàng không cần do dự. Vì vậy, chàng quyết định mỗi tối dạy học một giờ cho Matakit, ngoài công việc ở mỏ cậu bé tập trung học tập vào mỗi lúc rảnh rỗi.
Phần tiểu thư Watkins, nàng cũng cảm động vì sự hiếu học hiếm thấy đó, nhận lời ôn bài cho cậu bé nam Phi. Mặt khác, cậu ta tự mình nhẩm lại bài suốt ngày, hoặc vào lúc đang đào xới đất trong mỏ, hoặc lúc kéo các xô đất hay đang phân loại đá dăm. Sự kiên cường của cậu bé trong công việc có sức mạnh lan tỏa, đến nỗi nó truyền sang mọi người như một kiểu lây lan, và công việc khai thác mỏ có vẻ được tiến hành chu đáo hơn.
hơn nữa, qua giới thiệu của Matakit, Cyprien đã thuê một người nam Phi khác cùng làng với cậu bé, tên Bardik, cũng rất hăng hái và thông minh.
Chính thời điểm ấy chàng kỹ sư trẻ đã gặp một may mắn chàng chưa từng có trước đây: chàng tìm thấy một viên đá gần bảy cara rồi bán liền với giá năm nghìn franc, hoàn toàn thô, cho tay trung gian tên Nathan.
Đó thực sự là một giao dịch tốt đẹp. Một người thợ mỏ, chỉ quan tâm đến sự trả công thông thường từ thành quả công việc mình, lẽ ra phải biểu lộ vẻ thỏa mãn chính đáng. Thật vậy! hẳn nhiên thế, nhưng Cyprien thì không như vậy.
“Nếu cứ hai hoặc ba tháng mới gặp được may mắn như vậy, chàng tự nhủ, liệu ta có tiến triển nhanh hơn chăng? Ta không chỉ cần một viên kim cương bảy cara, mà phải một nghìn hay một nghìn năm trăm viên như thế... nếu không nàng Watkins sẽ vuột khỏi tay ta mà thuộc về James Hilton kia hoặc một đối thủ nào đó không xứng đáng hơn là mấy!”
Thế nhưng, một ngày kia khi Cyprien đang đắm mình trong những suy tư buồn phiền ấy, lúc trở lại Kopje sau bữa ăn trưa, trong một ngày bừng bừng nóng nực bụi bặm - lớp bụi đỏ kia, mịt mù, cứ mãi lềnh bềnh trong bầu khí quyển ở khu mỏ kim cương - đột nhiên, khi đi đến góc rẽ qua một túp lều biệt lập, chàng kinh hãi lùi lại. Một cảnh tượng thảm thương đập vào mắt chàng.
Một người đàn ông bị treo cổ trên càng một xe ba gác dựng thẳng đứng vào tường của túp lều, đuôi xe chúc xuống đất và càng hướng lên trời. Bất động, chân thõng xuống, hai tay đờ ra, cơ thể ấy lủng lẳng như một sợi dây rọi, tạo với càng xe một góc hai mươi độ dưới làn ánh sáng chói chang.
Trông thật ghê rợn.
Cyprien, thoạt đầu sững sờ, khi nhận ra đó là anh người Hoa tên Lee bị treo cổ bằng chính bím tóc dài của anh ta giữa thanh thiên bạch nhật, bỗng cảm nhận niềm thương hại mãnh liệt.
Chàng kỹ sư trẻ không chần chừ làm một việc trước tiên phải làm. Chàng trèo lên đầu càng xe kia, dùng tay đỡ lấy cơ thể nạn nhân, kéo anh ta lên để tránh tác động của việc thắt cổ rồi cắt đứt bím tóc bằng con dao bỏ túi của chàng - việc ấy với chàng chỉ mất nửa phút. Xong xuôi, chàng cẩn thận trượt xuống và đặt thân thể ấy vào chỗ râm trong căn lều.
Thật đúng lúc. Người Lee vẫn chưa lạnh ngắt. Tim anh ta tuy đập yếu ớt, nhưng vẫn còn rõ nhịp. Một lát sau anh ta mở mắt, và, điều kỳ lạ là anh ta có vẻ tỉnh táo ngay khi vừa mở mắt.
Trên khuôn mặt thản nhiên của kẻ nghèo hèn đáng thương, ngay cả lúc vừa thoát khỏi thử thách kinh khủng này, không một vẻ khiếp sợ cũng không một vẻ kinh ngạc được biểu lộ. Có thể nói anh ta vừa mới thức tỉnh sau một giấc ngủ nhẹ nhàng.
Cyprien cho anh ta uống mấy giọt nước pha thêm vài giọt giấm mà chàng mang theo trong bi đông.
“Bây giờ anh nói được rồi chứ?” chàng hỏi một cách máy móc mà quên rằng Lee không hiểu lời chàng.
Tuy nhiên anh kia lại ra dấu trả lời có.
“Ai đã treo cổ anh thế kia?”
“Tôi,” anh người Hoa đáp, không tỏ vẻ ngờ vực rằng anh ta đã làm gì khác thường hoặc đáng trách.
“Là anh sao?... Anh đang cố tự sát sao, anh bạn bất hạnh?... Và tại sao chứ?”
“Lee nóng quá!... Lee chán chường!...” anh người Hoa trả lời.
Và anh ta nhắm mắt lại ngay, như để chạy trốn những câu hỏi khác.
Cyprien, đúng lúc này, nhận ra rằng cuộc đối thoại đang diễn ra bằng tiếng Pháp trong tình huống kỳ lạ thế này.
“Anh cũng nói được tiếng Anh chứ?” chàng hỏi tiếp.
“Vâng,” Lee hé mắt nhìn rồi trả lời.
Ta thấy như hai lỗ khuy chéo, mở ra hai bên chiếc mũi ngắn và tẹt của anh ta.
Cyprien cảm giác gặp lại trong ánh mắt ấy một chút mỉa mai thi thoảng đã bắt gặp trong chuyến đi từ Cap đến Kimberley.
“Những lý do của anh thật phi lý! chàng nghiêm nghị nóivới anh ta. Người ta không tự tử chỉ vì trời quá nóng!... Hãy nói nghiêm túc với tôi!... Tôi cá là ẩn dưới chuyện này còn do những đòn xấu của Pantalacci?”
Anh chàng hoa cúi đầu.
“hắn muốn cắt bím tóc của tôi, anh ta kể, giọng chùng xuống, và tôi chắc rằng hắn sẽ làm được, chỉ là vấn đề ngày một ngày hai thôi!”
Cũng đúng lúc này, Lee nhìn thấy cái bím tóc yêu quý của mình trong tay Cyprien và nhận ra rằng nỗi bất hạnh anh ta từng e ngại trên tất thảy mọi thứ đã thành sự thật.
“Ôi! Ông... Gì thế!... Ông... ông cắt mất của tôi rồi!... anh ta thét lên não ruột.
“Phải vậy mới có thể gỡ anh xuống, anh bạn à!” Cyprien trả lời. “Nhưng, quỷ thật! anh sẽ chẳng vì thế mà giảm thêm chút giá trị nào ở cái đất này đâu!... Yên tâm thế đi!”
Anh người Hoa tỏ vẻ sầu não vì việc cắt bím tóc ấy đến nỗi Cyprien, vì sợ anh tìm cách tự sát lần nữa, đã quyết định đưa anh theo về nhà mình.
Lee ngoan ngoãn đi theo chàng, ngồi cạnh người đã cứu mình lắng nghe thuyết giảng, hứa không tái diễn mưu đồ của mình, và với công hiệu của một tách trà nóng hổi, anh ta còn kể một vài thông tin mơ hồ về tiểu sử của mình.
Lee, sinh ra ở Quảng Châu, được nuôi dạy để buôn bán trong một gia đình Anh. Sau đó, anh đã sang Ceylan, rồi đi đến Úc và cuối cùng đến châu Phi. Không ở đâu anh gặp may mắn để làm giàu. Nghề giặt ủi ở khu khai thác mỏ không khá hơn gì hai chục nghề khác anh đã kinh qua. Nhưng kẻ mà anh thấy ghét nhất chính là Annibal Pantalacci. Gã kia khiến anh ta khốn đốn, và nếu không có hắn, có lẽ anh cũng tự dàn xếp được cuộc sống bấp bênh này ở Griqualand! Tóm lại, để chạy trốn những cuộc truy hại của hắn mà anh muốn kết liễu đời mình.
Cyprien an ủi anh chàng đáng thương, hứa sẽ bảo vệ anh trước gã Napôli, nhờ anh giặt tất thảy áo quần chàng tìm thấy, rồi tiễn anh ta về, anh không chỉ được an ủi mà còn chữa dứt bệnh mê tín đối với bím tóc.
Và ai biết được chàng kỹ sư trẻ đã làm thế nào? Thật đơn giản, nhưng cũng trịnh trọng, chàng tuyên bố với Lee rằng sợi dây treo cổ mang lại may mắn, rằng vận rủi của anh sẽ sớm qua đi, vì giờ đây anh có bím tóc cất trong túi mình.
“Dù sao chăng nữa Pantalacci sẽ chẳng cắt nó được!”
Lập luận ấy, hết mực theo lối tư duy Trung hoa, đã hoàn tất đợt chữa trị.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Ngọc Phương Nam
Jules Verne
Ngọc Phương Nam - Jules Verne
https://isach.info/story.php?story=ngoc_phuong_nam__jules_verne