Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Leo Lên Và Tụt Xuống
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tại Sao Mèo Chạy Cụp Đuôi
B
ất cứ việc gì cũng có nguyên nhân của nó".
Không, mở đầu như thế chưa đạt. Cần phải bắt đầu câu chuyện cho có vẻ khoa học hơn. Chẳng hạn như thế này: "Dù có xảy ra điều gì đi chăng nữa thì sau đó con người vẫn phải trở về trạng thái bình tĩnh ban đầu của nó".
Thực ra mà nói câu này nghe vẫn chưa xuôi. Khốn nỗi chỉ những vĩ nhân mới nói ra được những câu hùng hồn, vĩ đại. Thế nên, lúc nào tôi cũng cảm thấy thương xót cho thân phận mình. Truyện ngắn nào, tôi cũng bắt đầu bằng một câu xứng đáng được lưu danh muôn thuở. Nhưng cũng chẳng được ai đoái hoài đến cái thằng tôi và những lời nói của tôi. Chắc các bạn vẫn nghĩ rằng các bậc vĩ nhân chỉ nói ra những câu đặc biệt thôi à? Có một bậc vĩ nhân nói thế này "Mùa hè thường nóng".
Trời đất ơi! Sao mà thông thái làm vậy! Sao lại sâu sắc đến như thế! Chân lý mà loài người phải ra sức tìm kiếm hàng trăm năm trời (thì bậc vĩ nhân đó chỉ nói ra trong vài chữ. Một vĩ nhân khác, trước khi mất, vào giây cuối cùng của cuộc đời đã thốt ra câu: "Mở cửa ra!" Ôi! Cả một chân lý vĩ đại hàm chưa trong câu này! Vĩ nhân nói "Mở cửa ra!", những lời này chính là con đường mà người đã chỉ ra cho hậu thế. "Mở cửa ra" còn mang những ý nghĩa gì khác nữa?
Các bạn cần phải đào sâu suy nghĩ những ý tứ hết sức sâu sắc của mấy con chữ này. Để mà giải thích ngọn ngành ý nghĩa của chúng thì phải viết hàng núi sách. Ở câu này vĩ nhân muốn nói gì? "Này, hỡi các người! Chớ có chui rúc trong các xó xỉnh tối tăm như loài lừa ngựa ấy! Hãy mở tung cửa ra để đón lấy những tia sáng kiến thức chiếu rọi vào!"
Và cũng có thể người định nói thế này: "Mở cửa ra! Mở to mắt ra mà nhìn thế giới. Mở rộng đầu óc tối tăm ngu muội để thoát ra khỏi cảnh u mê khốn khổ!"
Nhưng thực ra bậc vĩ nhân nọ cũng giống như mọi người bình thường khác, lúc sắp tắt thở thấy trong người ngột ngạt, khó chịu liền bảo "Mở cửa ra" để cho dễ thở.
Chỉ đơn giản có thế thôi.
Sau này, khi về thế giới bên kia, thế nào tôi cũng tìm ngay Gớt đề hỏi thi sĩ một câu:
- Người ta kể rằng, trước khi giã từ cuộc đời, ông có nói: "Kéo rèm ra cho sáng thêm chút nữa". Ý nghĩa của những lời vĩ đại này là gì?
Tôi biết chắc rằng, Gớt sẽ cười rồi bảo:
- Tôi nói: "Cho thêm chút ánh sáng nữa" à? Có gì đâu, lúc ấy tôi thấy mắt tối sầm lại, để nhìn rõ mặt những người đang ở bên, tôi liền bảo kéo rèm thêm cho sáng hơn. Thế thôi!
... Tôi đang đi trên đường. Bỗng từ một ngôi nhà có một chú mèo vọt ra, kêu thảm thiết rồi chạy mất hút. Chính chú mèo này làm tôi phải suy nghĩ mãi. Tại sao nó lại kêu giật giọng như thế khi vọt ra khỏi nhà. "Bất cứ việc gì cũng có nguyên nhân của nó". Vậy thì tại sao con mèo lại vọt ra, cụp đuôi chạy?
Đó chính là câu chuyện mà tôi sắp kể với các bạn. Chỉ có điều là tôi còn phân vân, chưa biết chọn phương pháp kể chuyện nào. Theo phương pháp dân chủ từ dưới lên trên hay theo phương pháp truyền thống phương Đông từ trên xuống dưới. Nghĩa là bắt đầu từ chú mèo, đến ngài Bộ trưởng, hay ngược lại, từ ngài Bộ trưởng đến chú mèo? Thôi thì, người phương Đông hãy giữ lấy truyền thống phương Đông.
Câu chuyện chú mèo bị đánh nhau, vọt ra khỏi nhà, cụp đuôi chạy mất là như thế này:
Hôm ấy tất cả báo chí nhất loạt lên tiếng công kích một vị Bộ trưởng nọ. Điều này làm cho ông ta vô cùng bối rối, không biết phải hành động ra sao. Mà một khi bí, không biết phải làm gì, hoặc khi trong lòng có điều gì trắc trở, ông đều cho gọi phụ tá đến. Ông hỏi người phụ tá một câu. Phụ tá trả lời ông. Ông hỏi tiếp câu khác! Người phụ tá trả lời tiếp ông. Nhưng xem ra, ông vẫn chưa thoả mãn, cứ canh cánh nỗi đau trong lòng nên lại hỏi tiếp người phụ tá về một việc nữa. Ông phụ tá vẫn kiên nhẫn kể lại đầy đủ mọi việc mà mình đã thực hiện ra sao. Nhưng vị Bộ trưởng thì đùng đùng nổi giận. Không được làm thế này! Tại sao lại làm như vậy! Cấm không được làm thế nữa! Hoàn toàn không thể được... Có thể làm được ạ! Không thể nào làm được! Được ạ! Không được!...
Nhưng, như đã nói "Dù có xảy ra điều gì đi chăng nữa, thì sau đó con người vẫn cần phải trở về trạng thái bình tĩnh ban đầu của nó". Thế nên, sau khi trút cơn giận lên đầu viên phụ tá, ngài Bộ trưởng hả hê lắm. Bây giờ ngài Bộ trưởng đã bình tĩnh trở lại.
Thế còn ông phụ tá, làm thế nào để bình tĩnh lại được. Từ chức à? Không, can cớ gì mà ta phải từ chức? Ông liền hỏi viên chánh văn phòng một câu. Viên chánh văn phòng trả lời suôn sẻ. Ông hỏi câu thứ hai. Viên chánh văn phòng trả lời tốt câu thứ hai. Lại hỏi tiếp nữa, tiếp nữa. Dù cho viên chánh văn phòng đều trả lời được hết câu hỏi, nhưng sự đời đâu chỉ có thế. Thôi không nói bằng miệng nữa. Ông phụ tá cho gọi viên thư ký đến.
- Viết đi.
Ông phụ tá đọc cho người thư ký ghi, được một lúc, ông đã thấy nguôi giận. Nếu không trút được nỗi bực dọc ấy thì đầu óc ông có khi nổ tung ra mất. Và rồi cả gia đình ông sẽ rối tung, rối mù lên mà cãi vã, bẳn gắt lẫn nhau.
Thế là đủ rồi, nhưng còn viên chánh văn phòng thì làm sao đây. Ông làm sao chịu đựng nổi những điều nhận xét mà ông phụ tá cho ghi lại thành văn bản. Nỗi bực tức trào dâng trong lòng, ông với tay ấn mạnh nút chuông.
- Cho gọi ông thanh tra Ali vào gặp tôi!
- Ông Ali đi thanh tra đã mười hôm nay rồi ạ!
- Thế thì ông gọi ông Vêli.
- Thưa ông, vâng.
Viên thanh tra Vêli bước vào phòng.
- Thưa ngài tôi có mặt.
- Công việc được giao đến đâu rồi?
- Thưa ngài, xong rồi ạ!
- Còn việc thứ hai.
- Dạ, cũng xong rồi ạ!
- Ông cần nói rõ hơn, xong như thế nào.
Ông Vêli trình bày cặn kẽ các việc mình đã làm xong như thế nào.
Đến đây thì ông chánh văn phòng bắt đầu nổi đoá:
- Ai bảo ông làm như thế? Rõ thật vớ vẩn. Làm thế là sai hết. Không thể chấp nhận được. Đã rõ chưa? Ôi, lạy Đức Ala.
Ông chánh văn phòng cáu gắt loạn xạ cả lên. Mà quả thật nếu ông không trút đi được cơn nóng giận sôi sục ấy thì ông đến ngạt thở mất.
Giờ đến lượt viên thanh tra ấm ức trong lòng. Chả lẽ chịu nhịn? Không, nhịn nhục không giúp ích gì được.
- Ông trưởng phòng đâu?
- Thưa ông, có việc gì ạ?
- "Việc gì" à? Cái việc mà tôi nói sáng nay ấy!
- Sáng hôm nay ạ? Sáng nay ông có nói gì đâu ạ!
- Sao lại thế, vô lý, không có lẽ.
- Thưa, sáng nay tôi có gặp ông đâu ạ!
- Vậy thì sáng hôm qua.
- Dạ, hôm qua tôi ốm, xin nghỉ ạ.
- Thế nghĩa là sáng hôm kia.
- Dạ, sáng hôm kia ông nói... rằng...
- Nghĩa là tôi có nói chứ gì? Mà đã nói rồi, tại sao vẫn chưa thực hiện nhiệm vụ. Không thể để như thế được. Ông rõ chưa? Không thể được. Tôi cấm... tuyệt đối cấm...
Mặt người trưởng phòng dài thượt ra như cái bơm. Nhưng "Dù cho có điều gì xảy ra đi chăng nữa, thì con người sau đó vẫn cần phải trở về trạng thái bình tĩnh ban đầu của nó". Vậy nên ông trưởng phòng nén giận ra lệnh:
- Gọi ông phó phòng cho tôi!
Ông phó phòng vào. Ông trưởng phòng hỏi:
- Biểu "D" ông làm xong chưa?
- Dạ xong, thưa ông.
- Xong toàn bộ chứ?
- Thưa vâng, đã xong toàn bộ.
- Các tờ biểu mẫu đã kẹp lại với nhau chưa?
- Thưa vâng, đã kẹp xong ạ.
- Đã gửi đi chưa?
- Đã gửi rồi, thưa ông.
Cứ làm như thể không được chậm trễ một chút nào ấy!
- Thế gửi đi khi nào?
- Thưa, hôm qua ạ!
- S-a-o? Gửi hôm qua? Làm ăn tắc trách kiểu gì thế? Không ai làm việc ra trò cả. Phải làm việc cho đến nơi đến chốn chứ. Tôi yêu cầu ông. Ông đã rõ chưa?
Ôi chao! Nỗi bực bội trút đi rồi, người ta mới cảm thấy nhẹ nhàng làm sao.
Ông phó phòng bước vào phòng ông trưởng ban, thở dài đánh thượt một cái, hỏi:
- Giấy tờ gì thế này?
- Chứng từ này sẽ gửi sang phòng kế toán đấy ạ.
- Thế à! Rõ cả rồi. Việc trước chểnh mảng chưa xong lại đã ôm đồm cả đống này nữa...
Phó phòng vừa đi ra khỏi, trưởng ban liền nổi cơn thịnh nộ, đập bàn ầm ầm:
- Hatxan nào ạ? Hatxan sở số hai hay Hatxan thống kê? Lại còn cả Hatxat phòng đăng lục, Hatxan phòng lục sự nữa.
- Gặp thằng Hatxan nào cũng lôi cổ nó đến đây. Nghĩa là... thằng Hatxan lục sự ấy.
- Thưa ngài đã có chuông nghỉ, ông ấy đi ăn trưa rồi ạ!
- Vậy... anh tên gì?
- Thưa, Huyxên ạ
- Huyxên hay Muyxên thì cũng thế cả. Tôi nói cho các anh biết, tất cả các người...
Trưởng ban sôi lên sùng sục độ mươi phút, rồi mới nguôi ngoai dần, như con tàu cập bến buông neo, tắt máy. Ông thấy nhẹ nhõm, bình tâm trong lòng bèn rời khỏi sở.
Đến lượt mình Huyxên quay sang hạch sách nhân viên tạp vụ.
Sao để cửa kính bẩn thế này? Trần nhà đầy những mạng nhện. Mặt bàn bụi bậm bám đầy, sàn nhà thì bẩn thỉu không quét. Thế thì ai mà chịu nổi. Không thể chịu được! Không ai chịu nổi! Hiểu chưa!
Trút được cơn giận, Huyxên bước ra khỏi sở thấy nhẹ nhõm trong lòng, y hệt như lúc ta trút bỏ chiếc áo bông dầy cộm khi mà rét đã qua.
Anh nhân viên tạp vụ tìm người gác cửa để trút cơn giận của mình, nhưng anh ta lại về nhà mất rồi. Tức nhỉ, ta phải làm gì bây giờ? "Cho dù điều gì có xảy ra chăng nữa, thì con người sau đó vẫn cần phải trở lại trạng thái bình tĩnh ban đầu của nó".
Nghĩ thế anh nhân viên tạp vụ bước lên xe điện.
- Cái anh này, dẫm lên chân người ta rồi. Phải chú ý chứ, ai lại cứ xéo bừa lên thế.
Quả thật anh vô tình không để ý đến người đứng bên cạnh. Người bán vé tiến đến.
- Mời ông mua vé!
- Anh không thấy tôi bị ép tứ phía thế này à?
Cả hai tay đều bị kẹp chặt, lấy ví ra làm sao được. Khi nào xuống tôi sẽ mua.
- Không được!
- Được chứ, sao lại không được.
- Không được là không được, chứ sao với trăng cái gì.
Lời qua tiếng lại thành ra to tiếng. Nghĩa là anh tạp vụ tìm được người để trút giận.
Đi xong chuyến xe cuối, người bán vé trở về nhà. Chị vợ ở trong bếp, thấy chồng về cười đon đả. Anh chồng đang tức sẵn quát tướng lên:
- Sướng gì mà nhe răng, nhe lợi cười nhăn nhở thế hả? Thằng chồng mày đây suốt ngày bị chúng nó hành hạ trên xe, về đến nhà lại thấy cái mặt...
Quát mắng vợ vô cớ một trận xong, anh lơ xe bình thản ngồi xuống ăn cơm.
Chị vợ tủi thân, tức tưởi khóc. Còn con mèo thì cứ vô tư quẩn quanh dưới chân chị. Bực mình, chị véo hai cái thật mạnh vào lưng chú mèo. Bị đau quá, chú mèo kêu to một tiếng thảm thiết rồi phốc ra đường, cụp đuôi chạy.
Chị vợ anh lơ xe ép sát người vào chồng. Tình yêu ngọt ngào nhất thường đến sau những giọt nước mắt. Hai vợ chồng đều đã bình tâm lại...
"Việc gì cũng có cái tại sao" của nó. Nếu như báo chí không công kích ngài Bộ trưởng thì chú mèo tội nghiệp kia đâu phải nhảy bổ ra đường kêu thảm thiết.
Con người vốn tinh khôn, kiểu gì rồi cũng biết cách trở về trạng thái bình tĩnh ban đầu của mình. Còn chú mèo tội nghiệp... Chú vút phóng đi mất tích, liệu có trở lại trạng thái bình tĩnh ban đầu hay không?
Điều này tôi không thể đoán chắc.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Leo Lên Và Tụt Xuống
Azit Nêxin
Leo Lên Và Tụt Xuống - Azit Nêxin
https://isach.info/story.php?story=leo_len_va_tut_xuong__azit_nexin