Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 7 : Hung Thần
Q
uá trưa ngày 8 tháng Tám, Thiếu tá Sweeney lái chiếc «Đại Nghệ Sĩ» vượt Thái Bình Dương và thả một trái bom đặc biệt xuống biển. Trái bom này gồm có tất cả những bộ phận của «Anh Mập» ngoại trừ chất nổ plutonium, những bộ phận đó đều điều hành tuyệt hảo. Khi trái bom nguyên tử plutonium đầu tiên được đem ra thử tháng trước tại sa mạc ở New Mexico thì nó được đặt trên một cây tháp cao. Với lối thử đó bom không có những bộ phận máy móc mà nó cần đến khi được máy bay từ trên cao thả xuống, để tàn phá một mục tiêu. Trung tá hải quân Ashworth cũng có mặt trên chiếc «Đại Nghệ Sĩ» với Sweeney rất vui mừng về sự thành công của kỹ thuật Hoa Kỳ. Họ cũng được biết chỉ trong vòng 24 giờ là «Anh Mập» sẽ được thả xuống Nhật Bản. Khi chiếc «Đại Nghệ Sĩ» hạ cánh xuống Tinian, phi đoàn 15 được lệnh cất cánh vào ngày mai. Báo cáo về thời tiết cho biết sau ngày 9 tháng Tám thời tiết Nhật Bản sẽ lâm tình trạng bất định trong năm ngày, vì lẽ đó ngày mai là «Anh Mập» phải lên đường.
Đô đốc Purnell và tướng Groves thường thảo luận về sự cần thiết phải ném ngay trái bom nguyên tử thứ hai sau trái thứ nhất, có thế mới khiến cho Nhật sợ và tin Hoa Kỳ đang sản xuất hàng loạt bom nguyên tử. Chính Purnell là người đầu tiên đã nói lên rằng: phải hai trái bom nguyên tử mới chấm dứt được chiến tranh. Groves tăng cường sự tin tưởng đó và ra lệnh thả bom nguyên tử xuống «hai thành phố được chỉ định trên đường từ Potsdam về nước». Trừ trường hợp có phản lệnh của Hoa Thịnh Đốn, giới quân sự có thẩm quyền ở Tinian tiến hành mọi việc như đã định.
Trong khi Sweeney trò chuyện với phi đoàn của ông thì các nhà khoa học hoàn tất công việc lắp các bộ phận cho «Anh Mập» thành hình. Trước khi họ đưa chất plutonium vào vỏ bom, tướng Farrell cầm trên tay thử kim loại mầu xám thẫm đó, và cảm thấy hơi nong nóng. Thật khó tin cái chất không có gì lạ đó lại có thể san bằng cả một thành phố lớn.
Vào lúc 11 giờ đêm. Không đoàn 509 dự buổi thuyết trình để nhận những chỉ thị cuối cùng. Trong phòng họp có treo một bức bản đồghi rõ mục tiêu là thành phố Kokura ở phía Bắc đảo Kyushu. Mục tiêu thay thế là thành phố Nagasaki ở về phía Tây cũng ở tại đảo Kyushu.
Đại tá Tibbets trình bày rằng «Anh Mập» này khác hẳn «Thằng Nhỏ» ở Hiroshima và tối tân hơn nhiều. Hoa Thịnh Đốn theo dõi kỹ phi vụ này, nên ông đặc biệt yêu cầu các phi đoàn phải gắng hết sức, và ông chúc họ được may mắn. Ba chiếc B. 29 cùng bay đi mục tiêu, với Swee-ney lái chiếc Bock's car chở «Anh Mập», Bock lái chiếc «Đại Nghệ Sĩ» chở dụng cụ khoa học, và Hopkin lái chiếc... chở máy quay phim và mấy nhà khoa học.
Phi đội 15 của Sweeney được tăng cường thêm ba sĩ quan là trung tá Ashworth đặc trách về «Anh Mập» với Thiếu úy Barnes làm phụ tá, và trung úyBeser, một chuyên viên điện tử phụ trách chống lại mọi kỹ thuật của địch nhằm làm cho «Anh Mập» nổ ngoài mục tiêu. Chuyên viên thời tiết cho biết một trận báo đang lảng vảng ngoài khơi Iwo Jama. Ba chiếc B. 29 vì thế phải cùng hẹn nhau ở vùng trời cù lao Yakoshima, phía nam Kyushu, mười lăm phút trước giờ quyết định. Hai phi cơ thời tiết vào giờ đó sẽ cho biết những điều kiện ở trên hai thành phố mục tiêu, và ba chiếc B. 29 sẽ căn cứ vào tin tức của hai chiếc phi cơ này để quyết định: mục tiêu Kyushu hoặc mục tiêu Nagasaki. Ashworth và Beahan nhận được lệnh: tuyệt đối không được thả bom nếu chính mắt mình không nhìn thấy rõ cứ điểm ở thành phố bịlựa chọn làm mục tiêu dội bom. Hoa Thịnh Đốn đặc biệt nhấn mạnh đến đòi hỏi này để bảo đảm hiệu năng tối đa của trái bom nguyên tử.
Vị trí những đơn vị cấp cứu được trình bày rõ ràng. Bốn chiếc B. 29 bay lảng vảng ngoài khơi để hướng dẫn phi cơ chẳng may lâm nạn biết chỗ nằm những tiềm thủy đĩnh có nhiệm vụ sẵn sàng vớt phi công rớt xuống biển. Những chiếc B. 29 còn chở theo dụng cụ cấp cứu đế thả xuống cho những phi cơ bị rớt xuống mặt đất. Nhân viên tình báo tỏ ý lo ngại vì không nắm vững được tình trạng phòngkhông của địch ở vùng đảo Kyushu. Từ ngày xảy ra vụ Hiroshima chưa ai có thể biết trước: địch sẽ phản ứng ra sao đối với những phi vụ đột nhập vào trung tâm lãnh thổ của họ. Rất có thể Nhật đã bố trí đầy đủ để nghênh tiếp phi đội 15 của Sweeney. Chiếc B. 29 mang số 77 được phi đội 15 gọi làBock's Car đậu giữa ba mươi ngọnđèn pha. Nó chở trong bụng «Anh Mập» dài chừng ba thước rưỡi, đường kính chừng một thước bảy. Trong vỏ «Anh mập» những mảng Plutonium được xếp đặt rất cẩn thận. Khi chúng đập vào nhau dưới một sức mạnh cần và đủ, chúng sẽ phát nổ để phá sập một thành Nhật Bản. Trên chiếc «Đại Nghệ Sĩ» ba chiếc hình ống mang dụng cụ đo sức nổ đã được đặt trong khoang chứa bom. Bên ngoài mỗi chiếc ống đó có buộc một phong thư của nhà khoa họcAlvarez.
Trước đây Alvarez và hai nhà khoa họcnữa tên là Morrison và Serber đều cùng có mặt ở Tinian, có dịp cùng làm việc với nhà vật lý học Nhật Bản tên là Sagane, tại trường đại học California. Giả thiết rằng Sagane, một chuyên viên nguyên tử sẽ có đủ thẩm quyền để giải thích cho nhà cầm quyền Nhật được biết rõ về sự thật ghê hồn ở Hiroshima, Alvarez viết cho Sagane bức thư như sau:
Tổng Hành Doanh
Bộ Chỉ huy bom nguyên tử
9 tháng Tám, 1945
Người nhận: Giáosư Sagane
Người gửi: Ba đồng nghiệp của ông trong thời gian ông ở Hoa Kỳ.
«Chúng tôi gửi ông bức thư riêng này để kêu gọi ông, với tư cách là một nhà bác học nguyên tử ông trình bầy cho bộ tổng tham mưu Nhật hiểu rằng: nếu Nhật tiếp tục cuộc chiến thì dân Nhật sẽ phải chịu những hậu quả vô cùng khủng khiếp.
Đã từ lâu ông biết rằng người ta có thể chế tạo được bom nguyên tử miễn là có đầy đủ những phương tiện cần thiết. Bây giờ ông thấy rõ Hoa Kỳ đã xây dựng được ngành kỹ nghệ chế tạo bom nguyên tử. Ông hẳn đoán được rằng ngành kỹ nghệ đó hoạt động hai bốn trên hai bốn, và sản xuất được bao nhiêu, đất nước ông sẽ bị tàn phá bấy nhiêu. Trong vòng ba tuần lễ, Hoa Kỳ đã thử một trái ở sa mạc, cho nổ một trái ở Hiroshima, và thả trái thứ ba vào ngày hôm nay. Chúng tôi khẩn khoản yêu cầu ông xác nhận những sự thật đó với các nhà lãnh đạo Nhật, và làm hết sức mình nhằm chấm dứt cuộc tàn sát và tàn phá đang đe dọa tất cả mọi đô thị Nhật nếu Nhật tiếp tục cuộc chiến. Với tư cách là các nhà khoa học chúng tôi rất phàn nàn cho sự khám phá tuyệt vời này bị sử dụng vào mục đích chiến tranh. Tuy nhiên chúng tô icó thể cam đoan với ông rằng: trừ phi Nhật Bản đầu hàng ngay lập tức, trận mưa nguyên tử trên đất Nhật sẽ điên cuồng tăng lên gấp bội».
Bức thư không ký tên. Cất cánh vào lúc 1 giờ 56 phút sáng, giờ Nhật Bản, đến 2 giờ 32 chiếc Bock's Car đã vọt lên tại độ cao gần ba cây sổ và an toàn bay trên từng mây. Phi đội trưởng Sweeney nhường tay lái cho Albury để ngủ một lúc. Trung tá Ashworth và phụ tá của ông là trung úy Barnes hí hoáy trên một chiếc hộp nhỏ màu đen.Ashworth trong phi vụ này là người chịu trách nhiệm về «Anh Mập». Chính tướng Groves tổng chỉ huy Dự Án Manhattan đã đích thân tiến cử Ashworth có nhiệm vụ «trông nom mọi phương tiện trái bom cho đến lúc thả nó xuống mục tiêu». Ngoài ra Ashworth còn phải chịu trách nhiệm về «những quyết định liên quan đến chiến thuật sử dụng trái bom này». Như vậy tức là Ashworth và Sweeney cùng nhau chỉ huy phi vụ của chiếc Bock's Car. Họ sẽ thảo luận với nhau mọi khó khăn có thể xẩy ra một cách bất ngờ. Trong trường hợp bất đồng ý kiến, thì Ashworth có quyền quyết định cuối cùng.
5 giờ 4 phút Bock's Car bay tói phía Tây đảo Iwo Jama. Tại đây một chiếc B. 29 đã sẵn sàng đem «Anh Mập» đi Nhật, trong trường hợp chiếc Bock's Car bị trục trặc cần đến một phi cơ khác thay thế. Nhưng trường hợp đó đã không xẩy ra và «Anh Mập» vẫn từ từ vượt lên độ cao khoảng 10 cây số. 7 giờ 45, trời sạch mây, một phi công chỉ một hòn đảo nhỏ nằm phía dưới. Đó là Yakoshima, cứ điểm gặp nhau của ba chiếc B. 29 tham dự phi vụ dội bom nguyên tử. Gần đó hai chiếc B. 29 và hai tiềm thủy đĩnh, một đơn vị thuộc lực lượng cấp cứu đã sẵn sàng để chờ hoạt động.
Mấy phút sau phi đội 15 nhận được tín hiệu của phi cơ thời tiết cho biết những điều kiện tốt đẹp ở mục tiêu Nagasaki. Sweeney mỉm cười khoái chí vì trước đó ông cũng đã nhận được những tin tức tương tự về mục tiêu Kokura. Tình hình thời tiết ở Nhật Bản hôm đó đẹp. Sweeney lái chiếc B. 29 hướng về phía Tây Nam mỏm Yakoshima. 8 giờ 9 phút,. chiếc Bock's Car hội ngộ với chiếc «Đại Nghệ Sĩ». Trong chiếc này chỉ huy trưởng Fred Bock chuyện gẫu với một người nhỏ thó, mái tóc ngả mầu, đó là Laurence, đặc phái viên của tờ Nữu Ước Thời Báo lần đầu tiên ra tiền tuyến. Laurence là ký giả độc nhất được phép có mặt trong phi vụ này để làm cái công việc tường thuật vụ dội bom lịch sử. Bài của anh rồi đây sẽ được đăng tải trên hầu hết các báothế giới. Mấy tuần lễ trước Laurence cũng là ký giả độc nhất được dự vụ thử bom ở sa mạc New Mexico, và chứng kiến giây phút mở đầu kỷ nguyên mệnh danh kỷ nguyên nguyên tử. Bây giờ đây Laurence có mặt ở khoang trước chiếc B.29 đang trên đường tiến vào nội địa địch. Nhìn thấy chiếc Bock's Car phía trước, Laurence mặc bộ áo tránh đạn và thắt dây lưng cấp cứu. Hai chiếc B. 29 cùng lượn theo hướng Tây Nam Yakoshima trong sự chờ đợi chiếc B. 29 chở máy camera của thiếu tá Hopkim tới hội ngộ. Nhiều phút trôi qua, và nhiệt độ trong chiếc Bock's Car vọt lên khác thường.
Trong khi đó chiếc phi cơ caméra của thiếu tá Hopkim thực sự đã có mặt ở nơi này, nhưng ở một độ cao hơn và xa hơn nên không nhận ra nhau.
Thiếu tá Sweeney rất lo lắng về chiếc máy bay caméra cần thiết để ghi nhận «Anh Mập» nổ. Hơn nữa chiếc này còn chở hai nhà khoa học Anh đóng vai quan sát viên của chính phủ Hoàng gia. Sweeney bay lòng vòng, sau bốn mươi phút chờ đợi vô ích đành phải bỏ cuộc, ông lắc cánh ra hiệu cho chiếc «Đại Nghệ Sĩ»đi theo, rồi cùng trực chỉ mục tiêu ưu tiên là thành phố Kokura đang trầm mình dưới ánh nắng hè.Máy ra đa trên chiếc Bock's Car báo hiệu mục tiêu Kokura, trước khi phi đội 15 nhận ra. Khoang chứa bom mở cửa rồi một tín hiệu nổi lên báo cho phi đội biết «Anh Mập» sẵn sàng lao mình xuống đất. Nhân viên phi đội lấy kính đặc biệt đeo để bảo vệ mắt chống lại ánh sáng chói lòa khi bom nổ. Cứ điểm của Ashworth là một xưởng máy khổng lồ sản xuất vũ khí cho quân lực Nhật. Tuy đã trông thấy rõ thành phố Kokura nhưng ông vẫn không nhận ra xưởng máy đó ở chỗ nào. Ông trông thấy giòng sông chẩy, đường phố và những tòa buyn đinh, nhưng vẫn không thấy xưởng máy đâu. Một làn mây khói nào đó đã che mất cái điểm mà phi đội 15 đang cần nhận diện. Beahan hét lên: «Khoan thả» Sweeney báo cho phi đoàn:«Nghỉ một chút. Chúng ta bay vòng lần nữa». Chiếc B. 29 lại tiến sát Kokura theo một góc cạnh khác. Một vài nhân viên phi đội lo lắng về những cỗ súng phòng không địch bố trí phía dưới. Đây là khu thuộc vùng được phòng thủ kiên cố nhất của địch. Bock's Car lao thẳng đến mục tiêu, khoang bom mở cửa, tín hiệu nổi lên, «Anh Mập» đã sẵn sàng. Thành phố Kokura trôi phía dưới con sông bên cơ xưởng vũ khí hiện ra rất rõ, nhưng cơ xưởng này vẫn không nhìn thấy dân cư.«Khoan thả» Beahan làm theo lệnh. Ông vẫn chưa nhìn thấy cái cơ xưởng làm cứ điểm, nên ông bắt buộc phải tạm để «Anh Mập» lại đó. Trong khi chiếc máy bay một lần nữa lại từ một góc cạnh mới tiến đến mục tiêu thì phi đội trông thấy cả đến bãi thể thao của thành phố ở gần cơ xưởng vũ khí. Nhưng bãi thể thao vẫn không phải là cơ xưởng nên Beahan đòi tìm kiếm nữa cho kỳ thấy cứ điểm của mục tiêu. Kuharek vô cùng lo lắng đến dự trữ nhiên liệu. Sự trì hoãn ở Yakoshima và sự trì hoãn ở Kokura lúc này đã tạo nên một tình trạng nguy hiểm, Kuharek biết chiếc Bock's Car hết hy vọng trở về đến Iwo Jama. Buckley nêu ý kiến: nên rút khỏi nơi này và trực chỉ mục tiêu thay thế là Nagasaki. Spitzer bảo im miệng, vì đang nghĩ đến hệ thống phòng không của địch đặt quanh Yawata. Vào lúc đó những khẩu súng ở chỗ này quả đang bám sát chiếc Bock's Car để ước lượng độ cao và tốc lực của nó. Chiếc B.29 bay lòng vòng quálâu. Trên đường phố Kokura, dân chúng Nhật ngưng hoạt động để nhìn theo. Họ lấy làm lạ về tác phong bất thường của phi cơ địch. Rồi súng phòng không bắn lên, và dân chúng Kokura kéo nhau xuống hầm trú ẩn. Trong khi Sweeney lái chiếc B. 29 vượt qua mục tiêu lần thứ ba, Beahan một lần nữa lại chăm chú đến phần vụ của mình. Vừa nghe tín hiệu báo «Anh Mập» đã sẵn sàng, Beahan vừa tìm kiếm cơ xưởng vũ khí ở Kokura. Beser quan sát kỹ bằng tần số nhận ra những dấu kiệu hoạt động của địch. Gallaghu kêu lên: «Thả đại đi rồi còn chạy!». Beahan nhìn thấy con sông và đường phố trôi phía dưới nhưng vẫn không thấy cơ xưởng đó ở chỗ nào. Dehart gọi Sweeney: «Thiếu Tá! Địch bắn lên!». Chưa đầy phút sau: «Thiếu Tá! Đạn địch bắn rất sát». Rồi Dehart kêu: «Thiếu tá! Địch bắn chút nữa trúng đuôi, mỗi lúc một gần». Sweeney trả lời: «Mặc kệ nó. Chúng ta đi thả bom mà!». Một lần nữa, Beahan hét: «Khoan thả!». Ngay lúc đó Dehart cũng báo cho Sweeney: «Chiến đấu cơ địch phía dưới! Chúng đang tới!» Rồi Kuharek báo cho Sweeney: «Nhiên liệu cạn».
Trong chiếc B. 29 theo sau ký giả của tờ Nữu ước Thời Báo nhận thấy những chấm đen bên cạnh những cụm mây. Là người lần đầu ra tiền tuyến,ký giả Laurence tưởng những chấm đen đó là mây. Ít ra có tới mười lăm phát đạn phòng không nổ quanh hai chiếc B.29, Laurence mới biết hệ thống phòng không của địch đã bắt đầu tiếp chiến. Mẳt ông dán vào quyển sổ trong đó ông ghi những nhận xét về phi vụ dội bom nguyên tử. Rồi đột nhiên ông đi về phía trung sĩ Ralph Curry và nói:«Anh giữ lấy quyển sổ này. Nếu tôi có sao, anh đưa giúp tôi cho sĩ quan đầu tiên anh gặp, khi anh trở về căn cử.» Sau những lời trấn an vô hiệu của trung sĩCurry, Laurence lại nói: «Nếu chúng ta cùng rớt xuống biển thì chắc anh có hy vọng thoát chết hơn tôi. Anh cầm lấy quyền sổ và nói giúp tôi với viên sĩ quan này: đây là bài báo cuối cùng của ký giả Laurence?» Trung sĩ Curry cầm lấy cuốn sổ. Laurence ngồi nhòm những chấm đen xuất hiện ngoài trời và lớn tiếng nguyền rủa số phận đang muốn chơi ông một vố đau, không để cho ông có dịp viết một bài tường thuật lừng danh thế giới.
Trong chiếc Bock's Car, Thiếu tá Sweeney định thần lại. Sau khi thảo luận với Beahan và Alltworth ông biết rằng: chỉ có điên mới lưu lại thêm ở chốn này. Nhiều chiến đấu cơ địch đang vọt lên tầm cao của B. 29 để tác chiến, trong khi đạn phòng không địch nổ mỗi phút một gần hơn. Sweeney trao cánh ra hiệu cho chiếc «Đại Nghệ Sĩ », rồi rút khỏi Kokura với «Anh Mập» còn nguyên con trong bụng. Khi hai chiếc B.29 đã rời khỏi vùng mục tiêu, chiếc «Đại Nghệ Sĩ» đi lệch đường, Sweeney hỏi: «Thiếu tá Bock đâu rồi?». Vì bộ phận vô tuyến bị vặn lầm nên câu hỏi đó biến thành làn sóng tràn ra ngoài trời. Rồi đột nhiên phi đội 15 nghe thấy tiếng Hopkim qua máy vô tuyến: «Sweeney, anh ở đâu?». Sweeney không dám trả lời vì sợ địch biết rõ tung tích. Anh khóa bộ phận vô thứ ba bị lạc đường. Sweeney lúc đó còn có nhiều mới lạ khác. Nghe Kuharek đọc con số nhiên liệu, ông phải kêu lên: «Lạy chúa tôi!» ông loan báo quyết định vưọt qua hàng rào phòng không Yawata tiến đánh Nagasaki. Điều kiện nhiên liệu không cho phép đi đường vòng. Ashworth tán thành quyết định của Sweeney và đầu óc ông bắt đầu tiên liệu trường hợp chiếc Bock's Car lại gặp xui xẻo ở Nagasaki. Ông thoáng có ý nghĩ thả «Anh Mập» xuống Đông Kinh. Tại Tinian người ta thường bàn đến trường hợp dội bom nguyên tử xuống Đông Kinh để hoàn tất công cuộc phá trụi thành phố này, và cho đi đời luôn cả chính phủ Nhật lẫn Nhật Hoàng. Dám tự tiện làm việc đó, chỉ riêng có ý nghĩ đó khiến cho ông rùng mình. Hơn nữa tình trạng nhiên liệu có lẽ không đủ cho máy hay đi đánh Đông Kinh. «Anh Mập» tiếp tục bay thẳng đường tới mục tiêu thứ hai.
Vào lúc đó một thành phố bị quyết định chết thay cho một thành phố khác, nhưng dân chúng Nagasaki vẫn nghĩ chiến cuộc đối vói họ còn là chuyện xa. Trời buổi sáng rất đẹp. Chừng 200.000 con người đang bắt đầu một ngày sống với công việc thường lệ. Lúc sớm tuy có báo động nhưng vào 8 giờ 30, sau một lát lảng vảng chiếc phi cơ thời tiết đã bỏ đi nơi khác.
Chín mươi phần trăm lực lượng lao động ở Nagasaki làm việc tại vùng thung lũng Urakami phía Tây Bắc thành phố, trong cơ xưởng của Công Ty Mitsubishi chuyên sản xuất vũ khí nặng cho quân lực Nhật. Vào ngày hôm đó, cơ xưởng vẫn sản xuất đều đặn tuy nguyên liệu khan hiếm. Công nhân biết tình hình chiến sự suy xụp nhưng họ vẫn hy vọng ở một phép lạ có thể tránh cho Nhật khỏi bị bại trận. Chương trình đã được hoạch định để đánh chặn cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ lên Kyushu. Toàn thể công dân đã nhận được lệnh phải chiến đấu ngoài đường phố, trên đồi núi, để bảo vệ tổ quốc.
Sáng hôm đó có một người ở Nagasaki lo nghĩ đến một vấn đề nghiêm trọng. Người đó là thị trưởng Nagano ngày hôm trước đã mở cuộc họp với các giới chức trong thành phố thảo luận về chuyện ghê hồn xảy ra ở Hiroshima. Khách danh dự của phiên họp là Nishioka là Giám đốc tờ báo địa phương Minyu. Thoát chết ở Hiroshima, Nishioka tới đây mang theo nhiều vết bỏng trên mình. Nishioka yêu cầu mọi người phải coi chừng bom nguyên tử và đề nghị một vài biện pháp phòng thủ thụ động cho dân chúng Nagasaki. Theo lời của Nishioka, thị trưởng Nagano sáng nay ngồi dự thảo một kế hoạch dự liệu sẽ được ban hành vào tuần lễ tới. Về phía tay mặt vùng kỹ nghệ Urakami, hàng trăm giáo dân đang dự lễ trong ngôi nhà thờ lớn nhất Viễn Đông. Nagasaki là trung tâm giáo hội La Mã ở Nhật. Sáng hôm nay thứ sáu họ tới xưng tội để sửa soạn cho ngày lễ Thăng Thiên của Thánh Mẫu. Tại trường đại học y khoa Nagasaki, bác sĩ Shirabe vừa mới giảng bài xong cho sinh viên.Ở nhà ga Urakami đồng hồ chỉ 10 giờ 55. Trong xưởng máy của công ty Mitsubishi, một công nhân đứng dưới chân cây nước lấy ống nhòm nhìn về phía Đông. Trong khi còi báo động nổi lên, qua mắt kính anh trông thấy một chiếc máy bay đang tiến về phía Nagasaki. Chiếc B. 29 chở «Anh Mập» gặp khó khăn lớn ở tình trạng nhiên liệu mỗi lúc một thêm nguy kịch, và có thể sau khi thi hành nhiệm vụ ở Nagasaki, nó không đủ sức lết về đến Okinawa. Trì hoãn thêm lúc này có nghĩa nó sẽ phải đáp bậy xuống đất Nhật, hay đâm cả «Anh Mập» xuống biển. Sweeney ra lệnh cho Spitzer mở bộ phận vô tuyến, liên lạc lực lượng cấp cứu phía nam Kyushu và yêu cầu chuẩn bị. Thần kinh phi đội 15 căng thẳng cực độ. Phi vụ này quả là một cơn ác mộng với nhiều chuyện xui xẻo: trước hết là vấn đề nhiên liệu, rồi thất lạc nhau,rồi mất cứ điểm mục tiêu Kokura.Toàn chuyện trục trặc.
Cơn ác mộng đó lại càng thêm dữ dội khi nó tới gần Nagasaki. Điều kiện tốt đẹp do phi cơ thời tiết cho tin vào lúc 7 giờ 48 đến lúc này đã thay đổi. Trong hơn ba tiếng đồng hồ qua một làn mây đã đi ngang qua biển Trung Hoa kéo tới che kín thành phố. Sweeney đặt vấn đề với Ashworth: «Chúng ta chỉ còn đủ nhiên liệu để bay qua Nagasaki một lần. Bay qua một lần thôi. Nếu bay thêm, chúng ta không lết về được đến Okinawa đâu! Thả «Anh Mập» bằng ra-đa anh tính sao?».Đó quả là vấn đề! Ashworth đã nhận được lệnh của Hoa Thịnh Đốn là chỉ thả «Anh Mập» khi chính mắt trông thấy cứ điểm của mục tiêu. Chính cái lệnh đó đã khiến cho Beahan ba lần không dám thả «Anh Mập» xuống Kokura. Bây giờ Sweeney đặt thành vấn đề cái việc mà Ashworth rấtlo sợ trở thành vấn đề tranh cãi giữa hai người trong tình thế căng thẳng này. Ashworth do dự, rồi cương quyết trả lời: «Không».
Sweeney thuyết phục: «Tôi cam đoan chúng ta chỉ lệch cứ điểm của mục tiêu chừng hai ba trăm thước thôi. Thế còn hơn là thả xuống biển. Tôi tin thả bằng ra đa cũng trúng lắm!». Đến lượt Van Pelt lo lắng vì nếu thả bom bằng ra-đa thì anh là người phải chịu trách nhiệm, và anh không chia sẻ sự tin tưởng đó của Sweeney. Ashworth biết ông có quyền quyết định cuối cùng, và nếu ông bác bỏ ý kiến của Sweeney thì là có triển vọng phi đội phải tống «Anh Mập» xuống biển. Mục tiêu Đông Kinh không thể được đặt thành vấn đề. Trong tầm bay lúc này không rõ mục tiêu nào xứng đáng với «Anh Mập» và cũng không được quyền quyết định mục tiêu. Thành phổ Nagasaki khởi đầu cũng đã được ghi vào danh sách mục tiêu nhưng sau bị gạt bỏ vì ở xa quá. Và lúc này nó cũng quá xa đối với chiếc Bock's Car đang bị khủng hoảng nhiên liệu. Alhworth nói: «Sweeney! Anh để tôi nghĩ một chút». Thả «Anh Mập» xuống biển có nghĩa biến Dự án Manhattan thành con số không. Đem nó về Okinawa là chuyện quá nguy hiếm vì sức nặng của nó làm cho nhiên liệu mau cạn». Vậy mà lúc nầy, ông vẫn có thể quyết định một cách rất giản dị, là cứ theo lệnh trên mà làm, và phản đối việc thả bom bằng ra-đa.
Alhworth cân nhắc. Biết làm thế này là trái lệnh trên nhưng ông vẫn bảo Sweeney: «Nếu không thả được bằng mắt nhìn thì nhất định phải thả «Anh Mập» bằng ra-đa».Ở giây phút đồng hồ đó, Nagasaki bắt đầu chết. Tại Tinian các giới chức mỗi lúc một thêm lo lắng. Không có một lời nào của Sweeney sau Kokura. Tướng Farrel ngồi ăn không yên, xong bữa ông nhận được điện tín từ chiếc B.29 chở máy quay phim, nhưng bị lạc đường. Bức điệntín đó hỏi về hiện trạng của chiếc Bock's Car. Tướng Farrell bật người như lò xo.
Van Pelt và Buckley điều chỉnh máy ra-đa. Họ yêu cầu Ashworth kiểm soát lại, và được Ashworth xác nhận đúng thành phố Nagasaki.
Thành phố này mang hình thù đặc biệt giống như chữ X. Hai nhánh trên là hai thung lũng đông dân cư với một rặng đồi có chỗ cao tới cây số. Hai nhánh dưới là khu thương mại, cư xá ở giữa là một hải cảng rất ngoạn mục. Theo chương trinh chiến lược, cứ điểm Zéro ở vào đông nam trung tâm chữ X, gần giữa thành phố, «Anh Mập» sẽ được thả xuống phía dưới một rặng đồi rồi từ đó reo rải tàn phá chết chóc trong vùng bình địa bao quanh hải cảng. Trong khi chiếc Bock's Car tới gần ngoại ô Nagasaki, làn mây bao phủ dường như đang tan. Van Pelt dán mắt vào máy ra-đa để hướng dẫn «Anh Mập» tới cứ điểm Zéro. Trước lúc thả bom ba mươi giây, không có gì thay đổi. Những bộ mặt đẫm mồ hôi cho biết sự chú ý cùng cực của phi đội trong công việc lái chiếc B. 29 khồng lồ sao cho trúng mục tiêu.Năm giây sau Beahan hét lên: «Thấy rồi». Làn mây chợt rẽ ra một lỗ hổng lớn, khiến cho Ashworth cất được gánh nặng phải quyết định sử dụng ra-đa, và khiến cho Van Pelt mất trách nhiệm hướng dẫn vụ thả bom. Phi cơ chuyển mạnh, cửa khoang chứa bom mở rộng, tín hiệu nổi lên báo «Anh Mập» sẵn sàng. Beahan nhìn thấy rõ ở điểm giao nhau giữa hai sợi tóc, bãi thể thao ở Tây Bắc cứ điểm Zéro. Anh nhìn không chớp mắt, yêu cầu điều chỉnh về tay mặt. Rồi anh im lặng. Mấy giây sau, tiếng tín hiệu cũng im bặt. Bock’s Car dựng ngược lên trong khi«Anh Mập» lao xuống đất, và Beahan hét lên: «Bom rơi!», Sweeney quay máy bay về bên trái theo một góc thẳng, và toàn thân máy bay rên ầm ầm. Ở chíếc B.29 theo sau người ta cũng hét lên và Bock cũng lái theo đúng kiểu của Sweeney trong khi chùm dụng cụ khoa học có kèm theo bức thư gửi cho Sagane bật dù rơi xuống đất. Trái bom plutonium nổ đúng phía Đông Bắc bãi thể thao ở khu kỹ nghệ Urakami. Trong tiếng nổ long trời nó phát ra một sức nóng khủng khiếp và ánh sáng trắng xanh ánh sáng magnésium, rồi có một vùng ngập khói đặc. Ngôi nhà thờ Thiên chúa giáo xập đổ, đè chết hết giáo dân, không còn một người sống sót. Nhà giam thành phố ở về phía Bắc nơi bom nổ, 118 người tù và gác tù vừa kịp trông thấy luồng ánh sáng xanh là đã chết.Đoàn xe hỏa không kịp tới nhà ga. Nó đứng sững lại với hầu hết hành khách không có dịp đứng dậy khỏi chỗ ngồi.
Khối núi lửa của trái bom mỗi giây một thêm mở rộng chiếm một vùng lớn. Hàng ngàn con người da thịt cháy xám đen, lết trên đường phố, miệng há hốc. Tại trường đại học y khoa, bác sĩ Shirabe nghe thấy tiếng máy bay, chạy ra khỏi văn phòng. Căn phòng đổ sập sau lưng ông. Khi hồi tỉnh, ông cùng với số ít người sống sót tìm chỗ đất cao để lánh nạn.Trên hoang tàn của vùng Urami một cột khói ghê hồn vọt thẳng lên không trung, tỏa thành hình nấm. Như một hung thần sau bao kiếp bị giam cầm nay được tháo cũi sổ ***g, cột khói lửa đó quằn quại cuộn lên thượng tầng không khí vói một tốc độ khó đo lường. Dưới chân nó là một sự tàn phá chết chóc cực kỳ man rợ. Nó thay đổi hình thù từng chớp mắt, từ màu đỏ tía nó đổi thành mầu da cam, mầu vàng ròng, màu trắng dịu. Rồi nó lại nổi lên một đầu nữa, nhô thẳng lên vòm trời. Hai phi đội trên chiếc Bock's Car và chiếc Đại Nghệ Sĩ kinh hoàng trước cảnh tượng lạ lùng. Cả một vòm tròi loé sáng chói lòa, và phía dưới là khói đen. Họ tức tốc rời khỏi Nagasaki. Năm phút sau Spitzer đánh điện cho Tinian: «Dội bom Nagasaki theo mắt nhìn, không gặp phi cơ, súng phòng không địch. Kết quả: Thành công kỹ thuật. Hiệu năng nhìn thấy tương đương với Hiroshima. Trục trặc sau khi dội bom khiến phi cơ phải đi Okinawa. Chỉ đủ nhiên liệu tới Okinawa».Chiếc máy bay của Sweeney chỉ còn có chừng 300 bình nhiên liệu. Khi tới Okinawa, phi đoàn ngửi thấy mùi khét lẹt trong máy bay. Bên ngoài, họ phải bật đèn hiệu cho căn cứ ở dưới biết: Trên máy bay có thương vong. Khi chiếc B.29 hạ cánh, dụng cụ chữa lửa và xe cứu thương đã túc trực sẵn sàng, nhưng bên trong không có ai lâm nạn. Người chết và bị thương, cả trăm ngàn, ở cách đây rất xa và ở về phía Đông Bắc. Tại Nagasaki, đám mây hình nấm bị gió làm cho biến dạng và đã trở nên kém thẳng. Chừng 15 phút sau, một chiếc B.29 chậm chạp bay quanh cây nấm, và đó là chiếc máy bay chở máycaméra của Hopkins. Bị lạc ở trăm dặm về phía Đông, Hopkins đã bay tới đây vì biết «Anh Mập» đã nổ. Hopkins nhận thấy cả vùng Tây bắcNagasaki bị khói bao phủ. Hopkins lái máy bay hướng về phía Okinawa. Phần lớn thành phố Nagasaki ngùn ngụt trong lửa đỏ. Người ta kéo nhau chạy ra khỏi vùng hỏa ngục, nhiều người kiệt sức ngã gục chết trên đường. Dân Nagasaki không những chết vì lửa, vì hơi nóng mà còn chết vì phóng xạ xâm nhập vào huyết quản.
Quá nửa nhân viên y tế thành phổ đã bỏ mạng ngay lúc bom nổ nên những nạn nhân bị thương thiếu hẳn hay gần như không được săn sóc. Vào lúc quá trưa một trận mưa nhẹ rơi xuống. Nước mưa đen, kết quả của đám mây hình nấm đông đặc lại. Thứ nước dơ bẩn đó đã dập được phần nào khối lửa đang ngốn ngấu xác người và nhà cửa. Mười tám trường học xập đổ. Hệ thống cơ xưởng sắt thép của công ty Mitsubishi bị tàn phá chỉ còn trơ xương như bộ xương một quái vật thời tiền sử. Thị trưởng Nagano sống sót nhờ lời khuyên của Nishioka, ông nằm ngay xuống đất khi thấy ánh sáng xanh loé trên đầu. Lúc này ông dồn hết sức vào công cuộc cấp cứu được huy động từ tỉnh khác tới Nagasaki. Vào lúc một giờ trưa những dòng người tị nạn bắt đầu đi về hướng Đông, tràn qua vùng đồi để tới vùng hải cảng là vùng tương đối ít thiệt hại. Đa số những người này đều trần trụi, tóc cháy hết, hoặc cháy quăn. Họ kêu la thảm thiết vì thân thể họ bị bỏng và đang sưng lên. Nhiều người không còn có cả mặt nữa, chỉ còn những vết lồi lõm ghi lại chỗ trước đây là mắt, là mũi. Họ luôn luôn khạc nhổ, kêu đau bụng.
Vào lúc xế bóng Tatsuya Koga ngồi ở sườn đồi sau trường y khoa. Chung quanh ông là những nhân viên y tế còn sống sót đang săn sóc cho những người hấp hối. Phía dưới, cánh mặt trường y khoa vẫn còn đang bốc cháy phừng phừng, những người bị lửa vây chặt lúc này đã im bặt tiếng kêu từ lâu. Ở bên kia thung lũng những đoàn người lúc nhúc như kiến bò vẫn tiếp tục leo đi vượt qua sườn đồi đến vùng yên lành hơn. Thị trưởng Nagano mau lẹ giải quyết một tai nạn khác. Lo ngại trời mùa hè sẽ sớm làm rữa nát xác hàng bao ngàn người chết rải rác khắp đường phố, ông ra lệnh thực hiện một cuộc hỏa táng tập thể càng sớm càng hay. Chiều hôm đó hoàng hôn đến với vùng Urakami sớm hơn mọi ngày, với làn khói bao trùm khắp nơi. Một biển lửa đã ăn rộng khắp cả vùng này. Những người còn sống sót bám lấy sườn đồi chung quanh nhìn mái nhà xưa nay chỉ còn là tro than.
Lúc đêm đến những đoàn cấp cứu, theo ngọn lửa còn cháy dở hay đốt đuốc kéo nhau tiếp tục liệm xác người chết cháy đen, xếp thành đống. Phi đội 15 của chiếc Bock's Car dừng lại Okinawa không đầy hai tiếng đồng hồ. Mấy phút sau khi chiếc Bock's Car hạ cánh trong tình trạng hết sức hiểm nghèo, chiếc Đại Nghị Sĩ cũng về tới nơi. Gần một giờ sau, chiếc B.29 bị lạc do Hopkins lái cũng hạ cánh. Sweeney và Ashworth báo cáo phi vụ của họ lên tướng Doolitle tư lệnh không lực tám căn cứ ở Okinawa. Khi cả ba phi đội «Nagasake» dời Okinawa về Tinian thì ở Okinawa chỉ có một mình Doolitle là được biết chiếc Bock's Car vừa mới thả bom nguyên tử. 10 giờ 25 phút đêm, họ về tới Tinian, hoàn tất một phi vụ kéo dài gần hai mươi giờ đồng hồ liền. Một phiên họp báo cáo liền được triệu tập vói sự có mặt của Purnell, Farrell, Tibbets. Rồi ba phi đội được giải tán. Phóng viên tờ Nữu ước Thời Báo là Laurence lúc đó còn ngồi viết bài tường thuật phi vụ dội bom nguyên tử. Loạt bài đó đã đem lại cho ông giải Pulitzer. Tướng Farrell gửi một bức điện văn cho cấp chỉ huy của ông ở Hoa Thịnh Đốn: «... Còn cần phải nghiên cứu không ảnh mới biết đích xác vị trí bom nổ và những thiệt hại gây ra cho địch... Nghe báo cáo sơ khởi người ta có cảm tưởng đây là một sứ mạng cực kỳ khó khăn được thi hành một cách quả quyết, thông minh và khéo léo... Ashworth và Sweeney quả là những con người tài trí và dũng cảm... Những người không giá trị bằng họ có lẽ không thể hoàn tất được nhiệm vụ...» Đêm hôm đó bên đối phưomg, họ cũng không ngủ. Hơn chục con người mặt đầy lo âu ngồi chờ đợi Nhật Hoàng. Những ngày qua quả là tai hại cho Nhật Bản. Nga Sô đã tiến quân đánh chiếm Mãn Châu, và một trái bom nguyên tử thứ hai đã nổ trên đất Nhật Bản. Đêm nay họ đợi Nhật Hoàng quyết định.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
William Craig
Đế Quốc Nhật Giãy Chết - William Craig
https://isach.info/story.php?story=de_quoc_nhat_giay_chet__william_craig