Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Chuyện Tình Giai Nhân
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 5 - Đợi
T
rong phòng khám của bác sĩ bấm huyệt Bành Tùng Linh có rất nhiều người đang ngồi đợi. Phía bên trong ô cửa sơn màu trắng, có thể nghe thấy giọng đàn ông la hét: “Ối ối! Ái da! Bành tiên sinh... chờ chút đã, lần sau... Bành tiên sinh... Bành tiên sinh, lần sau hẵng...” Bành tiên sinh mỉm cười, đọc một tràng quyết, những câu quyết bảy chữ từ miệng Bành tiên sinh phát ra nghe rất có sức nặng, giống như tràng hạt bằng hổ phách, có hơi hướm những căn phòng của các bà cụ già, mang một vẻ phúc hậu bình yên xưa cũ. Mà ở đây Bành tiên sinh còn thêm vào những lời giải thích mang tính khoa học về xương sống và hệ thần kinh. Trên tường còn treo một bức tranh giải phẫu cơ thể người kiểu Tây học, lại có một tấm chứng chỉ hành nghề Trung y do cục Vệ sinh cấp, lồng trong khung kính, trên dán một tấm ảnh cỡ 4x6[19] của Bành tiên sinh chụp từ hơn 30 năm về trước. Người đàn ông dần dần không kêu đau nữa, nhưng thỉnh thoảng vẫn không kìm được bật lên những tiếng xuýt xoa.
Mấy bà ngồi ở phòng ngoài nghe thấy thế đều cười. Một cô người làm bế một thằng bé vỗ về, sợ nó khóc: “Đừng khóc, đừng khóc, đợi lát nữa mình đi mua bánh màn thầu bột cua!” Đứa bé chẳng hề có vẻ muốn khóc, ngồi trong lòng cô ta, trắng bệch như một miếng mỡ lợn bị bệnh. Ở khoảng giữa chiếc quần mở đũng[20] in hoa nhỏ và đôi tất len kẻ sọc màu đỏ sẫm lộ ra một đoạn chân nhỏ trắng nứt.
Mãi một lúc sau, nó bất ngờ quay lại, nhìn thẳng vào cô người làm, cất tiếng, rõ là khiến người ta không thể tin lời nói này lại phát ra từ miệng một đứa trẻ con năm, sáu tuổi: “Đừng mua màn thầu. Màn thầu thì có gì ngon.” Nó càu nhàu với vẻ đầy kinh nghiệm, dường như đã mắc lừa rất nhiều lần kiểu: “Mua màn thầu bột cua, nhé?” Nhưng cô người làm mặt mũi vàng vọt nhăn nheo, mắt hấp háy, vẻ rất không đoan chính, đã xoay ra suy nghĩ những chuyện riêng của cô ta mất rồi.
Bành tiên sinh quay sang nói chuyện tình hình thời cuộc với Cao tiên sinh đang nằm cho ông bấm huyệt: “Bây giờ tệ thật! Cảnh sát cứ thấy xe ba gác qua cầu là nhất loạt thu mười đồng. Không đưa hả, không đưa họ sẽ mời anh về đồn. Ông cũng biết phu xe chỉ được thuê xe có nửa ngày, tiền kiếm được trong nửa ngày đó phải dành dụm nuôi sống cả nhà, bắt người ta về đồn ngồi một mạch hai ba tiếng đồng hồ, cho dù sau đó có tra hỏi ra rõ ràng, không bị làm sao, thả người ta ra, thì cũng lỗ vốn. Cho nên thôi mười đồng thì mười đồng. Anh không đưa, sau này còn phải đưa nhiều hơn.” Nói về tình hình khu bị chiếm đóng, Bành Tùng Linh am hiểu rất triệt để, trong giọng điệu cảm thán có kèm một chút châm biếm, đồng thời lại có chút khoe mẽ, thỉnh thoảng điểm xuyết thêm vài câu chuyện về quan hệ của ông với những quan chức lớn: “Nhưng họ cũng biết điều, xe của các ‘đại gia’ chẳng cần nhìn họ cũng cho qua. Ngày nào tôi cũng ngồi xe nhà họ Chu, họ chẳng bao giờ dám hoạnh họe gì...”
“Mắt họ chẳng sáng như sao ấy chứ!” Bành phu nhân từ phòng ngoài góp chuyện. Mắt Bành phu nhân cũng rất sáng, quầng mắt đen, đôi mắt to như hai ngọn đèn chiếu sáng cả gương mặt đen đúa gầy guộc. Bà gầy kinh khủng, còng lưng ngồi đan áo len, trên người cũng mặc một chiếc áo len màu nâu bó chặt. Bà ngồi cả ngày ở phòng khám, gật đầu cười mỉm phô hàm răng vẩu với những người bệnh qua lại, hoặc tỏ vẻ lạnh lùng chỉ để lộ hàm răng vẩu. Ông chồng này của bà cũng cần để mắt đến một chút, đặc biệt là gần đây ông vô cùng đắt khách, những nhân vật quan trọng bậc nhất đều thường xuyên vời ông về nhà.
Cô con gái tên Phương ngồi đếm tiền trước cái bàn xếp sổ khám bệnh. Phương là một cô gái cao to, cũng hơi vẩu, mặt đen như đít nồi, nhưng lại có đôi mắt biết cười, vừa đen vừa sáng. Cô suốt ngày mặc chiếc xường xám rộng quá khô may bằng vải nỉ kẻ ca rô nhỏ màu đồ pha đen, đi đôi giày vải màu xám tự khâu. Nhà nhiều anh chị em, muốn may một hai cái áo đẹp cũng phải đợi có mối nào đã, mà không có quần áo đẹp thì lại chẳng có mối nào được. Cứ luẩn quẩn như thế, thành ra cô thường phải chịu nhẫn nhục nhiều. Cho dù có là cô gái giỏi giang hơn nữa cô cũng chẳng thoát ra khỏi chiếc áo trên người ấy.
Bành phu nhân nhìn chiếc bát nông lòng đặt trên cái bàn viết ọp ẹp, nói với giọng đầy thương yêu: “Tùng Linh này, chè bánh trôi của ông sắp nguội rồi đấy.” Không có tiếng trả lời, một lúc sau bà lại gọi: “Tùng Linh này! Bấm nốt người này xong ra ăn luôn nhé, sắp nguội rồi.”
Bành tiên sinh đáp một tiếng “ừ”, lại tiếp tục nói chuyện nghiêm túc với Cao tiên sinh: “Chu tiên sinh bảo: ‘Có cơm cùng ăn.’ Hừ, hồi đó khi tôi đặt vấn đề, ông ta trả lời tôi như vầy: ‘Có cơm cùng ăn.’ … Tôi khâm phục Chu tiên sinh ở hai điểm. Hai điểm nào ư?” Bành Tùng Linh có gương mặt sư tử phương phi, cổ to, đầu và cổ nối thành một khối chắc chắn, bất kể nhìn từ phía trước hay phía sau, trông đều giống như cái đầu gối của một người béo. Bành Tùng Linh dù gì cũng là người đã có tiếng tăm địa vị từ trước chiến tranh, những kẻ làm quan thì người đi kẻ đến, còn ông vẫn mãi ở đó, cho nên cứ mỗi lần ca tụng Chu tiên sinh, bao giờ ông cũng tỏ ra thận trọng, mắt nhìn xuống đất, nói rành mạch: “Hai điểm đó ấy à, ờ, ông ấy bất kể bận rộn thế nào, tối nào cũng đúng 8 giờ là đi ngủ! Mà hễ lên giường là ngủ ngay. Những mệt mỏi lúc ban ngày, những tế bào bị hủy diệt trong cơ thể đều có thể hồi phục lại trong giấc ngủ. Tất cả những kiến thức y học này Chu tiên sinh đều hiểu. Cho nên ông ấy mới có thể bận rộn như vậy mà vẫn... tràn trề sinh lực!” Bành tiên sinh có vẻ đang vô cùng nghiêm túc cân nhắc từ ngữ, mồm miệng tóp tép, mép còn lưu hương, cứ như bị một miếng kẹo cao su dính vào răng trên, phải cố sức lừa nó xuống, cho nên im lặng mãi một lúc lâu. Một lần nữa, ông thận trọng suy nghĩ về những ưu điểm của Chu tiên sinh, không thể không thừa nhận rằng: “Ông ấy còn một ưu điểm này nữa, hằng ngày, hễ ăn trưa xong là dành ra hai tiếng để đọc sách, đã lập thành quy tắc. Một tiếng đầu tiên đọc sách quốc văn, cổ văn này, rồi Tứ thư Ngũ kinh, nói chung là sách Trung Quốc. Một tiếng thứ hai ư, nghiên cứu những kiến thức hiện đại, vật lý này, địa lý này, sách dịch từ tiếng nước ngoài... lại còn mời một ông thầy về dạy, ông này phải nói là có học vấn, đến vợ của ông ấy cũng là người rất có học vấn... Ông xem như thế có đáng quý không?” Bành Tùng Linh vẫn bấm huyệt không ngừng, nhưng lại ngừng lời, hỏi vọng ra bên ngoài:
“Phương ơi, tiếp theo là ai thế?”
Phương kiểm tra lại sổ, đáp lời: “Là Vương phu nhân ạ.”
Cao tiên sinh mặc quần soóc, áo gi lê nhung, bà vợ bé của ông chạy vội đến trước mặt, lấy chiếc áo dài treo trên cái móc bằng đồng xuống, giúp ông mặc vào, cài từng cái cúc áo cho ông. Sau đó bà ta lấy cái gậy chống của ông cũng treo trên móc áo xuống, lại dùng cái gậy móc chiếc mũ phớt từ trên đó xuống, vì bà thấp quá với không tới, động tác vô cùng thành thục. Bà này thuộc kiểu vợ hai theo lối cũ, tuổi chắc đã ngoài ba mươi, dáng người gầy nhỏ, vận áo dài bằng sa đen có viền đăng ten đã lỗi mốt dài quá mắt cá chân, mặt vuông vức, đôi gò má quết một lớp phấn mỏng, đôi mắt một mí ngước nhìn lên một cách hèn mọn, đưa hai tay lên đội mũ cho ông. Sau đó bà ta vội vã cầm cốc trà trên bàn lên, tự nếm một ngụm, rồi mới đưa cho chồng. Ông uống trà, bà liền thò tay vào trong áo ông, mò mẫm rút chiếc ví ra, đếm tiền, đặt một tập lên bàn.
Bành phu nhân ngẩng đầu lên hỏi: “Ông về đấy à, Cao tiên sinh?”
Cao tiên sinh gật đầu với bà ta, bà vợ hai của ông vô cùng chu đáo, cứ vừa đi vừa nói luôn mồm: “Bành tiên sinh, ngày mai lại gặp ạ! Bành phu nhân, mai lại gặp ạ! Bành tiểu thư, Bao phu nhân, Hề phu nhân, ngày mai gặp lại nhé!” Mấy người phụ nữ hầu như chẳng mấy để ý đến bà ta.
Bành Tùng Linh bước ra ngoài rửa tay, cái giá để chậu rửa mặt đặt ngay cạnh cửa. Ông mặc một chiếc quần pyjama xanh đậm, một chân gác lên chiếc ghế Phương đang ngồi, bê bát chè bánh trôi lên, đưa điếu thuốc trên môi cho bà vợ rồi mới ăn. Hai vợ chồng không nói với nhau câu nào.
Vương phu nhân cởi áo khoác treo lên móc, mở luôn cả khuy cổ áo, ngồi xuống chiếc ghế đẩu vuông bằng gỗ gụ đỏ ở phòng trong, chờ bấm huyệt. Bành phu nhân nói: “Vương phu nhân, chiếc áo bà đang mặc là may hồi năm ngoái nhỉ? Năm ngoái nhìn còn thấy cái nỉ này hơi dày, bây giờ nhìn lại thì vừa khéo, chứ hàng hóa bây giờ thật tệ hơn trước nhiều quá.” Vương phu nhân mỉm cười đáp lại, không biết nên trả lời thế nào cho có vẻ khiêm tốn một chút. Các phu nhân bên ngoài mặc dù cũng đều đã lâu không may thêm áo xống gì, nhưng cũng nghĩ chê đắt chê xấu thì chẳng bao giờ sai, nên đều phụ họa theo.
Hề phu nhân có gương mặt trái xoan màu sen hồng, đôi lông mày nhàn nhạt, những nếp nhăn mờ mờ, làn tóc mái mong mỏng, tóc cắt ngắn nhưng không uốn. Vì cũng đang mặc trên người một chiếc áo khoác ngắn bằng nỉ màu xanh nõn chuối, nên bà này càng nói một cách chắc chắn: “Thời buổi bây giờ là thế, cho dù có mang cả cái ví bộn tiền ra ngoài cũng chẳng mua được một món đồ như ý, đấy là còn chưa nói đến giá cả!” Bà thò một tay vào chiếc túi lưới màu lơ, cầm lấy cái ví tiền, cười cười lắc nhẹ.
“Trông được được một chút là cũng đến mấy chục nghìn,” Bành phu nhân tiếp lời, “những thứ trông chẳng ra gì cũng đến mấy nghìn!”
Phương khóa ngăn kéo bàn lại, bước sang phía bên này, vừa đi vừa móc chìa khóa vào cái khuyết áo bên eo, đến ngồi xuống bên cạnh Hề phu nhân, cười nói: “Hề phu nhân, nghe nói ông nhà bà ở trong đó làm ăn khá lắm!”
Hề phu nhân bất ngờ bị chú ý, đỏ cả mặt: “Vâng, ông ấy làm ăn cũng được, lên đến chức giám đốc chi nhánh ngân hàng rồi, tiếc là chẳng có cách nào gửi tiền về, tôi thì bơ vơ ở đây khổ chết đi được!”
Phương cười nheo đôi mắt quầng thầm, một tay giữ chùm chìa khóa đang lúc lắc bên eo, nghiêng người qua thì thầm nói: “E rằng ông nhà ở bên ấy đã có người khác đó!”
Hề phu nhân thò mấy ngón tay khỏi chiếc túi lưới màu lơ, đập đập vào đầu gối, than vãn: “Có phải tôi không biết đâu, cô Bành ạ, tôi sớm đã đoán được ông ấy nhất định lấy vợ bé rồi. Chẳng phải nói gì, vốn dĩ bọn đàn ông cứ ra ngoài sáu tháng là không tin tưởng được nữa rồi!”
“Hồi đó cứ theo đi cùng ông ấy có phải hay không!” Phương gật gật đầu vẻ thông cảm, đôi mắt thâm quầng cười một nụ cười bí hiểm.
“Vốn cũng định đi cùng luôn đấy, lúc đó đang ở Hồng Kông, bỗng có điện báo gọi ông ấy về trong nước. Vì phải đi máy bay, nên bảo ông ấy về trước rồi tôi tìm cách về sau, không ngờ sau đó thành ra khó đi quá. Vốn dĩ chuyện đàn ông đã khó mà tin cậy được, hơn nữa bây giờ cô không biết đâu,” bà thò mấy ngón tay ra khỏi chiếc túi lưới, cầm lấy một tờ báo mới, đập bồm bộp vào ghế sô pha, nói khẽ: “Ông Tưởng hạ lệnh, cho bọn họ lấy đấy! Bảo bọn họ lấy đấy! Vì chiến tranh, dân số Trung Quốc bị tốn thất rất nhiều, nên phải khích lệ sinh đẻ, liền ra lệnh, hai năm không có vợ bên cạnh là có thể cưới vợ khác, bây giờ cũng không gọi là vợ lẽ nữa, mà gọi là nhị phu nhân! Cũng đều vì lo những người làm viên chức nhà nước không có người ở bên chăm sóc, sợ họ không chuyên tâm làm việc, nên mới ép họ lấy vợ đó!”
Phương hỏi: “Thế bố mẹ chồng bà cũng không nói gì à?”
“Bố mẹ chồng cũng chẳng quản những chuyện đó của ông ấy, với tôi thì họ bảo là: Dù thế nào trong nhà con cũng là lớn, tôi cũng nghĩ thông suốt rồi, dù sao tôi đã hơn bốn mươi tuổi...”
Phương cười nói: “Đâu có, làm gì đến, trông cùng lắm chỉ khoảng ngoài ba mươi một chút.”
Hề phu nhân than: “Già rồi!” Bỗng nhiên bà bắt đầu ngờ vực: “Có phải mấy năm trở lại đây tôi già đi nhiều lắm không?”
Phương nhìn bà ta một lúc, cười nói: “Bởi vì bà không trang điểm nữa, ngày xưa vẫn trang điểm mà.” Hề phu nhân nghiêng người sang, nói khẽ: “Không phải, tại tóc tôi rụng đến mức chẳng ra làm sao, cũng không hiểu tại sao lại rụng nhiều đến thế.” Tất cả mọi người trong phòng đều lắng nghe bà nói, Hề phu nhân cảm thấy như thế cũng là xứng đáng, nên trong lúc kể khổ cũng có vài phần đắc ý, tóm một nắm túi lưới trong tay nghịch nghịch. “… Cô không biết chứ ở trong nước, chỉ cần có chút địa vị là có người tự tìm đến, có người tự tìm đến thật đấy!”
Vương phu nhân đang được bấm huyệt, cúc áo cổ mở rộng, đầu ngóc lên trên. Bà khoảng gần năm mươi, khuôn mặt trắng tròn vẫn còn mang nét trẻ con, cái miệng lúc nào cũng đang cười mỉm, thanh bình như một con ngõ nhỏ. Bành tiên sinh xưa nay luôn tin rằng mình có thể nói chuyện vui vẻ với mọi hạng người, tiến một bước là hòa nhập được ngay vào không khí gia đình người ta. Ông hỏi: “Bà vẫn sống trong ngõ đó chứ?”
Vương phu nhân vô cùng kinh ngạc, đáp vâng.
Bành tiên sinh lại hỏi: “Đầu ngõ nhà bà mới mở một hiệu thuốc à?”
Đầu ngõ nhà Vương phu nhân bỗng chốc trở nên mờ nhạt, bà chỉ còn nhớ ở chỗ bóng râm ẩm ướt phía dưới chiếc cầu vượt qua đường có một cửa hàng may đồ da, ông thợ đeo một chiếc kính gọng thép, tuổi hãy còn trẻ, còn cửa hàng thuốc lại chẳng thấy cái nào. Bà cười cười chớp chớp mắt, không trả lời được.
Bành tiên sinh lại nói: “Hôm đó tôi đi qua, nhìn thấy có một hàng thuốc mới mở, hình như ngay ở đầu ngõ nhà bà.” Giọng ông bỗng trở nên lạnh lùng, xuất phát từ lòng đố kỵ giữa những người cùng nghề.
Lúc này Vương phu nhân rất lo lắng, dường như tất cả đều do lỗi ở bà. Bà cố hết sức nặn ra một câu đánh trống lảng: “Lần trước chỗ chúng tôi bị kẻ trộm lẻn vào.” Sau đó tự bà cũng thấy đó là một chuyện rất tủn mủn, rất lâu rồi.
Bành tiên sinh hỏi vặn lại: “Trong ngõ phải có tuần tra chứ?”
Vương phu nhân nói: “Có tuần tra.”
Bành tiên sinh không hỏi thêm nữa, theo nhịp tay ông, đầu Vương phu nhân nhịp nhàng thò ra phía trước, nụ cười mỉm cố hữu đã khôi phục lại trên khuôn mặt bà, mang vẻ tối tăm và thanh bình của một con ngõ nhỏ.
Bên ngoài lại xuất hiện thêm một bà khoảng năm, sáu mươi tuổi có vẻ hơi quê mùa, mái tóc đen mỏng búi thành một búi trên đầu, khi còn trẻ chắc chắn là một gương mặt tròn trịa xinh đẹp, bây giờ béo lên rồi, trông có vẻ phù nề, phải hoàn toàn dựa vào vào chiếc trâm nam hồng ngọc phía sau gáy, đôi hoa tai phỉ thúy to bằng hạt đậu màu xanh hai bên tai, và hai cái răng vàng trong miệng, bốn phía chống đỡ cơ thể bà, mới đâu ra đấy được. Bà bế một đứa bé gái, đi thẳng vào phòng trong chào Bành tiên sinh. Bành phu nhân vội vàng gọi: “Đồng phu nhân mời ra ngoài ngồi, mời ra ngoài này ngồi!” Vừa nói vừa đập đập vào chiếc ghế bên cạnh.
Song Đồng phu nhân vốn cả đời chính trực, đi đến đâu cũng dự tính rằng bà cần được ưu đãi đặc biệt, bà vẫn đứng nguyên bên cạnh cái ô cửa màu trắng, nói: “Bành phu nhân, tôi bấm trước một chút có được không, tôi còn phải đưa con bé cháu nội đi khám răng nữa, nó mọc răng, hôm qua đau suốt cả đêm.”
Bành phu nhân cười thoái thác: “Tôi cũng vừa mới đến, tôi có quản việc này đâu... Phương ơi, tiếp theo còn mấy người nữa?”
Phương đáp: “Chỉ còn vài người nữa thôi, Đồng phu nhân, mời bà ngồi đợi một lát.”
Đồng phu nhân hỏi: “Bây giờ mấy giờ rồi? Bên chỗ bác sĩ nha khoa một rưỡi là không xem bệnh nữa.”
Phương đáp: “Còn kịp, còn kịp ạ.”
Mặc dù ghế sô pha đã có người ngồi, nhưng Đồng phu nhân chỉ cần dịu hiền và đầy tư cách nghiêng người nói một câu “vô phép”, liền khiến bọn họ tự động lùi ra một khoảng trống, cho bà và cô bé cháu nội có chỗ yên vị. Đứa bé nằm ngay ngắn trên chiếc ghế sô pha bọc nỉ xập xệ, cái áo len màu đỏ thắm cộm lên dưới cạp chiếc quần len, bụng phình lên khá cao, bên trên lại có một cái cúc len trông như một quả bông. Cô bé đã ngủ say, giống như một ngọn núi lửa nhỏ phập phồng. Đồng phu nhân cười nói: “Mới đấy mà đã ngủ say rồi!” Bà định cởi chiếc áo xường xám đắp cho cô bé, đang lúc cởi hàng cúc bên, Bao phu nhân vốn có quen biết với bà ta, liền nói: “Lấy cái áo choàng đi mưa của tôi mà đắp cho nó!” Đồng phu nhân cảm ơn, rồi khe khẽ ngồi xuống một chiếc ghế nhún, chuyện trò với Bao phu nhân. Bao phu nhân trông rất xấu, mặt dài như quả bí đao, mắt tròn như nhân vật hoạt hình, cái mũi dày thịt sệ cả xuống; vì xưa nay chưa bao giờ xinh đẹp, nên từ khi còn trẻ đến giờ bà luôn luôn giữ vai trò bầu bạn với các bà nữ giới, không thể không hết lòng hết sức thông cảm với người bên cạnh. Có sự thông cảm của bà, Đồng phu nhân nhân đó liền cảm thấy đau buồn.
“Cho nên bây giờ tôi cứ trông chờ Bành tiên sinh chữa chạy cho khỏe lên, chờ lúc thời cuộc yên ổn lại,” Đồng phu nhân nói, “chờ đến lúc ba đứa con gái trong nhà đều gả được cho người ta, là tôi sẽ lên núi ở. Cái bệnh này của tôi đều do uất ức mà ra, uất đến nỗi hai bên chân đều đứng không vững. Hằng ngày tôi nấu cơm nấu nước, xào nấu xong đi rửa tay.” Bà yếu ớt xoay tháo chiếc nhẫn vàng đeo ở tay ra, “tôi rửa tay ở bên này, cả nhà ông ta, từ ông chồng già, bà vợ bé, bà em chồng, bảy tám người ngồi đầy một bàn, họ ăn sạch trước những món mà họ thích.”
“Ông chồng gây họa, bị bắt vào nha môn huyện, làm tôi cuống quýt cả lên, cũng chính là tôi tìm cách cứu ông ấy ra. Tìm đến đứa con gái nuôi của tôi, nhờ quan hệ của nó, tốn mất bảy nghìn. Khốn khổ thân tôi, giữa đêm thuê một cái xe kéo chạy cà tàng cà tàng, xóc lên xóc xuống, bà biết đường đá ở Tô Châu thế nào rồi đấy, vừa hẹp vừa khó tìm. Trời thì tối đen như mực, tôi có ngã chết cũng chẳng có gì lạ! Khó khăn lắm ông ấy mới được thả ra, bà bảo lúc đó tôi cũng phải hỏi ông ta xem tình hình trong đó thế nào chứ. Mà ông ấy cũng nên hỏi tôi một câu, xem tôi làm cách nào cứu được ông ấy ra chứ. Hừ! Vừa về đến nhà là chui tọt vào phòng vợ bé!”
Mọi người đều cười ồ lên. Bao phu nhân cười nhăn nhúm cả mày, Đồng phu nhân mắt đỏ ngầu cũng cười theo, còn vỗ tay, bắn cả nước bọt ra, “Tôi ức quá, ức quá, ức đến nỗi suốt đêm không ngủ được. Hôm sau nhìn thấy ông ấy, tôi mới bảo: người ta vì ông mà lo lắng thấp thỏm, mà ông cũng chẳng nói cho tôi biết tình hình trong đó thế nào, chẳng hỏi tôi xem làm cách nào cứu được ông ra. Thế mà ông ấy lại bảo rằng: ‘Ai bảo bà cứu tôi ra, không biết quý trọng đồng tiền gì cả, tiêu tốn hết bao nhiêu thế, tôi ở trong đó rất ổn.’ Ôi giời, tôi mới bảo: ông ở trong đó dễ chịu lắm chứ gì, nếu không phải là tôi nhờ con gái nuôi gọi điện thoại sang bên đó, người ta cũng chẳng để ông ở trong phòng đặc biệt, chẳng trách ông mới thoải mái như thế! Cứ thử ngồi trong phòng giam thường xem ông có dễ chịu thế không? Bao phu nhân, bà bảo tôi có đáng bực mình không? Cũng chỉ vì ba đứa con gái, chứ không thì tôi chẳng nhẫn nhịn đến bây giờ.”
Bao phu nhân khuyên nhủ: “Dù gì con bà cũng lớn cả rồi, chỉ cần con cái biết hiếu thuận, sau này thế nào cũng tốt cả thôi.”
Đồng phu nhân nói: “Mấy đứa con tôi được cái đứa nào cũng ngoan, hai đứa con dâu cũng ngoan, cũng đều là do tôi dạy bảo cả, đúng lề lối tiểu thư con nhà. Bao phu nhân à, bây giờ tôi nói chuyện ly hôn cũng khó đấy! Tuy trong dòng tộc cũng có trưởng họ, nhưng trưởng họ vai vế lại thấp hơn chúng tôi, nên cũng khó ra mặt nói giúp được.”
Bao phu nhân bật cười: “Từng này tuổi đầu rồi, thực ra chẳng cần thiết phải ly hôn nữa, cũng đã bao nhiêu năm rồi.”
Đồng phu nhân lại thở dài: “Cho nên ba cô tiểu thư nhà tôi, tôi vẫn khuyên chúng nó, cả đời này chẳng nên lấy chồng làm gì. Có ích lợi gì đâu, mọi việc tiêu pha trong nhà đều do tôi lo liệu, ông ấy xưa nay có lo lắng gì đâu.”
Hề phu nhân cũng góp chuyện, cười nói: “Đồng phu nhân quả là bậc nữ trượng phu.”
Đồng phu nhân một tay đấm vào lòng bàn tay kia, rồi lại đưa cả hai tay về phía trước, phẫn uất nói: “Về nhà ông ấy ba mươi năm nay, có việc gì của nhà ông ấy không đến tay tôi đâu? Hồi đó mới về làm dâu, ngày nào cũng chưa bảnh mắt đã dậy, từ nước rửa mặt đến trứng gà nóng cho bố mẹ chồng đều một tay tôi chuẩn bị đâu ra đấy. Sau đó bọn trẻ ra đời, hết đứa này đến đứa khác, thật nhiều không chăm hết, đối với bố mẹ chồng, tôi vẫn chăm sóc đâu ra đấy, bố mẹ chồng lúc nào cũng khen tôi cả.” Bà bỗng nhiên im lặng, không nói gì nữa. Bố mẹ chồng bà gây ra bao nhiêu kiếp nạn cho bà, cuối cùng cũng được bà cảm hóa, thì lại sớm qua đời mất rồi, mà bà thì vẫn như xưa ngày ngày thức dậy lúc trời còn tối đen như mực, đi đi lại lại dọn dẹp trong cái căn phòng trông như cái thùng phuy quét sơn đỏ sẫm, tay chạm vào đâu cũng thấy những đồ vật quen thuộc, chỉ có những cơn nhức buốt trên các khớp xương ngón tay là khác mà thôi.
Hề phu nhân khuyên nhủ: “Đồng phu nhân, bà cũng chẳng nên uất ức quá. Không biết bà đã bao giờ thử đến thánh đường Công giáo nghe mục sư giảng kinh chưa, cũng không cần nhất định phải tin. Tôi có quen mấy bà cũng có nhiều phiền giận trong lòng lắm, sau đó thường xuyên đến nghe mục sư giảng giải, bây giờ cũng đều hết bực bội rồi, đều béo ra cả rồi.”
Bao phu nhân vào trong bấm huyệt, mọi người nhất thời đều im lặng không nói gì. Đồng phu nhân ngồi khoanh tay trước ngực, như một khối đau thương chĩnh chện. Mắt bà đỏ mọng, miệng phát ra những tiếng chẹp chẹp lạnh lùng của tuổi già, nền nhà dưới chân biến thành lớp nền gạch vuông đen trắng trong phòng bếp, cả thế giới dường như vừa được lau qua bằng một chiếc giẻ lau ẩm ướt. Chiếc đồng hồ trên tường phòng trong kêu tích tắc, từng phút từng giây, tỉ mỉ từng li, chia thời gian của loài người văn minh thành những ô vuông tí xíu. Từ xa xa bỗng nghe vọng lại tiếng gáy trưa, một hai tiếng xa xôi, cứ như là có đến mấy ngàn dặm không có bóng người vậy.
Bao phu nhân mang áo mưa về, Đồng phu nhân lại cởi khuy chiếc áo choàng nỉ xám của bà, định đắp lên người đứa bé gái. Hồ phu nhân nói: “Bà bỏ áo ra thế có lạnh không?” Đồng phu nhân đáp: “Không lạnh không lạnh.” Hề phu nhân nói: “Thôi để lấy cái áo khoác ngắn này của tôi đắp cho nó.” Nói rồi liền cởi cái áo khoác màu xanh nõn chuối của mình ra, Đồng phu nhân cảm ơn rối rít, hai người lại tiếp tục câu chuyện.
Hề phu nhân nói: “Bà cũng đừng bực mình, song tách riêng khỏi bọn họ ra, mắt không thấy tim không đau. Bà không biết chứ thời cuộc bây giờ hỗn loạn lắm, trong nước đánh nhau liên miên làm cho người Trung Quốc chết nhiều quá, Tưởng tiên sinh liền ra mệnh lệnh, cưới bà nhỏ xong không gọi là vợ lẽ, mà gọi là nhị phu nhân, là khuyến khích họ lấy vợ bé đó!”
Đồng phu nhân lơ mơ ngồi nghe, gương mặt béo tròn nghiêm nghị phút chốc trở nên nhàu nhĩ, hơi ửng đỏ lại hơi tê dại, nói: “Ồ? Ồ?... Bây giờ loạn thật đấy! Hừ, trước có ông thầy bói đã nói từ lâu rồi, bảo tôi là Tạng Vương Bồ Tát đầu thai, ông ấy thì là Thiên Cẩu Tinh đầu thai, sống là oan gia chết cũng không hóa giải được, chẳng có kết quả tốt đẹp gì đâu. Mà không chỉ có ông thầy bói đó nói như thế.”
Hề phu nhân nói: “Đồng phu nhân, lúc nào rảnh bà thử đến thánh đường Công giáo một chuyến xem, nghe họ giảng một lúc là hết bực bội. Đi thánh đường nào cũng được, từ đây đi ra là có ngay một cái.” Đồng phu nhân gật đầu hỏi: “Chùa Kim Quang ở Tô Châu có vị lão hòa thượng pháp danh Huệ Viên, không biết bà có biết không?”
Hề phu nhân lắc lắc đầu. Bà bỗng nhớ ra một chuyện khác, vội vã cúi người sang, nhẹ nhàng hỏi: “Đồng phu nhân bà có biết có phương thuốc nào chữa rụng tóc không? Bà xem tóc tôi đây này, phía trước đã rụng đến thế này rồi!”
Đồng phu nhân đáp lời vẻ rất thành thạo: “Thái gừng sống thành lát mỏng, xát lên da đầu, công hiệu lắm đấy.”
Hề phu nhân đầu óc vốn đã quen lối suy nghĩ khoa học, lập tức hỏi ngay: “Bao lâu xát một lần ạ?”
Đồng phu nhân kinh ngạc bật cười. “Bao lâu xát một lần à? Lúc nào nhớ ra thì xát một chút là được. Để tôi kể cho bà nghe về vị hòa thượng ở chùa Kim Quang đó, phải nói là linh thật. Ngài hỏi tôi: ‘Có phải bà với chồng bà thường xuyên cãi vã không?’ Tôi nói đúng ạ. Ngài liền bảo: ‘Thôi đừng có như thế nữa. Vốn là oan gia kiếp trước, nếu kiếp này mà còn cứ tranh chấp với ông ấy, kiếp sau hai người lại vẫn sẽ phải làm vợ chồng đó, đến lúc đó bà sẽ càng khổ, đến lúc đó ông ta cũng sẽ không dễ dàng buông tha cho bà, rồi sẽ chẳng đưa bà đồng xu nào đâu.’ Thế là tôi mới sợ quá! Vị lão hòa thượng lại bảo: ‘Phu nhân à, bà cứ tin lời tôi!’ Tôi chắp tay nói xin cảm ơn sư thầy, con xin nhất nhất vâng lời thầy dạy! Từ đó tôi thật lòng tin là thế, có tức mấy cũng chẳng dám trách móc ông ấy câu nào. Trước đó tôi còn quản lý ông ấy nghiêm ngặt, ông ấy sợ tôi như sợ cọp, nhưng về sau thì không sợ nữa, suốt ngày chơi bời những chốn phong lưu, đưa hết cô này cô khác về nhà. Bây giờ thì càng đổ đốn hơn nữa, chắc cũng do tôi lơi lỏng quá sớm!” Bà than thở.
Hề phu nhân nghe đến phát ngán ngẩm, thỉnh thoảng ậm ừ hưởng ứng, gật đầu, sau dần đến đầu cũng chẳng buồn gật, chỉ chớp chớp mắt, miệng chu ra như mỏ chim, như có biết bao nhiêu là ý kiến giấu giếm trong đó đang định nói ra, nhưng nghĩ đi nghĩ lại cũng chẳng biết nói gì, đành kiên định kết luận Đồng phu nhân là một bà già lẩm cẩm.
Đến phiên đứa bé được cô người làm bế vào bấm huyệt. Đứa trẻ khóc lóc ầm ĩ, Bành tiên sinh dỗ dành: “Đừng khóc, bác sĩ quý cháu lắm!”
Cô người làm cũng lừa mị hùa theo ông bác sĩ dỗ dành nó: “Bác sĩ quý cháu lắm nhé, ngoan, ngoan, bác sĩ quý cháu lắm, mai kia cháu cưới vợ, mời bác sĩ đến ăn cỗ nhé!”
Bành tiên sinh cũng cười: “Đúng rồi, sau này thời cuộc yên ổn rồi, lúc nào cháu cưới vợ mà không mời bác uống rượu là bác giận đấy nhé!”
Đồng phu nhân kiểm tra xem đã mấy giờ, bắt đầu thấy sốt ruột, liền nộp thêm hai trăm đồng để được khám trước, sau khi khám xong, bèn bế đứa cháu nội đang ngủ say lên, trả cái áo khoác ngắn đắp trên người cho Hề phu nhân, lại cảm ơn lần nữa, không hề nhận ra sự lạnh nhạt của đối phương.
Đồng phu nhân đứng nguvên chỗ cũ, chỉ mặc bộ quần áo bông mỏng chần vải hoa đen cài cúc giữa kiểu nông thôn, chân ngắn bụng to, gương mặt hồng hào, đôi gò má đỏ như hoa đào, trông như một thằng bé Trung Quốc thời cổ trong những bức tranh Bách tử đồ[21]. Bà giơ tay lấy chiếc áo choàng nỉ xám lót vải nhung trên móc xuống, chậm rãi mặc vào, một cơn gió thổi ào vào căn phòng. Vạt áo choàng trùm lên vai lên mặt Hề phu nhân, Hề phu nhân bực bội tránh sang một bên. Đồng phu nhân cài cúc áo, những cúc từ nách trở lên thì lại để mở không cài, tự thấy dường như cần một chút giải phóng cho bản thân. Bà bế đứa cháu lên, lúc sắp đi còn quay đầu lại cười với Hề phu nhân, nói: “Ra ngoài phải ủ con bé lại, vừa mới tỉnh ngủ sợ nhiễm lạnh.” Xong bèn chào tạm biệt.
Hiện đang được bấm huyệt là một người mới đến đăng ký khám nhanh. Hề phu nhân đứng ở cửa nhìn vào một lúc, chán rồi lại trở về ngồi xuống chỗ cũ.
Người khám nhanh này trông có dáng một thiếu gia, mặc chiếc áo khoác da hươu, đang nói chuyện với Bành tiên sinh về bộ phim tài liệu chiến tranh do câu lạc bộ văn hóa Nga chiếu: “Thật đáng sợ, tận mắt nhìn thấy một mảnh đạn pháo bay đến, một người lính ngã ngửa về phía sau, mặt nhăn nhó, trông đau đớn vô cùng, hai tay ôm ngực, chết tươi. Chết nhiều người thật!”
Bành tiên sinh mắt mở to gật đầu nói: “Tàn nhẫn thật! Mấy cái trò đánh nhau này đúng là chỉ gây chết chóc, chẳng giống việc bấm huyệt của tôi, cũng khiến người ta đau đớn rên la ầm ĩ đấy, nhưng tôi đây là giúp cho khỏe lên mà!” Ông vừa cười vừa than thở.
Cậu thanh niên nói: “Người chết nhiều thật, chất cao như núi.”
Bành tiên sinh than thở với vẻ xót xa: “Thực ra so với bên bọn họ, chiến tranh ở mình nào đáng kể gì! Tàn nhẫn, quả là tàn nhẫn quá. Cậu bảo cậu xem ở đâu?”
Cậu thanh niên nói: “Ở câu lạc bộ văn hóa Nga.”
Bành tiên sinh nói: “Có chiếu phim như vậy thật sao? Bao nhiêu tiền một người?”
Cậu thanh niên trả lời: “Bành tiên sinh, ông có muốn xem thì để tôi mua vé giúp ông.”
Bành tiên sinh không nói gì, một lúc sau mới hỏi: “Mấy giờ chiếu? Hôm nào cũng có à?”
Cậu thanh niên đáp: “Tám giờ, ông muốn mua mấy vé?
Bành tiên sinh lại ngừng một lúc mới cười nói: “Phải đánh nhau cho ra trò một chút đấy.”
Bành phu nhân ở gian ngoài nói tiếp lời: “Phải chết nhiều nhiều một chút mới được...” rồi bật cười ha ha. Bành tiên sinh cũng cười vài tiếng phụ họa.
Cửa sổ phòng khám đóng kín, lại còn dán niêm phong chéo để phòng không bằng loại giấy báo cũ ố vàng, đã rách lươm tươm. Bên ngoài trời âm u trắng đục, màu trời ấy trông như lớp kính cửa sổ bị dán thêm một lượt giấy bóng kính bên ngoài.
Bành phu nhân vừa đi vừa cười, bước đến mở cửa sổ, nhìn vu vơ ra ngoài, ngửi ngửi rồi vứt cái tăm xỉa răng vừa dùng ra ngoài. Sau đó cầm cốc trà uống dở trên bàn lên súc miệng, rồi nhổ vào cái miệng đen ngòm của cái ống nhổ bẹt bằng sắt tây. Cái ống nhổ nằm ngay dưới chân Hề phu nhân. Hề phu nhân cũng cười, nhưng Bành phu nhân làm như không nhìn thấy bà ta. Đôi con mắt sáng đang cười của bà trông như hai ngọn đèn treo trên lầu những ngôi nhà bên đường, chẳng có chút liên quan nào với người đi đường cả. Hề phu nhân cảm giác được thế bèn quay mặt nhìn sang nơi khác, lại nhìn qua chiếc gương to khung vàng treo trên tường, thấy Bành phu nhân đang súc miệng, mồm chu lại nhỏ xíu trên gương mặt đen quắt, cái miệng nhỏ cứ trề ra mấp ma mấp máy.
Hề phu nhân lại vội vàng nhìn ra cửa sổ, hơi có cảm giác như bị bắt nạt, bèn dịu dàng ngồi nhớ đến chồng mình.
“Sau này, chỉ cần gặp được ông ấy... tự ông ấy sẽ biết ông ấy có lỗi với ta, chỉ cần ta nhẹ nhàng nói với ông ấy...”
Bà tự an ủi mình như vậy, lại cầm tờ báo lên, miệng dẩu nhọn ra như mỏ con chim đang mổ thức ăn, hơi nhếch sang một bên, như thể còn dè dặt, bắt đầu đọc báo với một vẻ rất không tán đồng. Thế nào cũng có một ngày chồng bà trở về. Đừng lâu quá, đừng có lâu quá đấy! Nhưng cũng đừng sớm quá, tóc rụng của bà còn chưa kịp mọc lại.
Bầu trời màu trắng, âm u ẩm ướt, những chiếc lá ngô đồng to bằng bàn tay, vàng rực đến trong suốt, ở ngay phía ngoài khung cửa kính. Bên kia đường là một dãy nhà xây bằng gạch đỏ kiểu cũ, dù là trong một ngày âm u, nhưng nhà nào nhà nấy vẫn phơi đầy quần áo ngoài ban công. Một con mèo nhị thể đi ngang qua trên nóc nhà, chỉ thấy cái lưng đen của nó nối liền với cái đuôi trông như một con rắn trườn đi nhè nhẹ. Không lâu sau, nó lại xuất hiện ngoài ban công, men theo lan can đi tới, chẳng nhìn trái cũng không nhìn phải, cứ lừ lừ bước đi.
Đời sống cứ thế lầm lũi trôi đi.
(Nguyên đăng trên Tạp chí, số 14, kỳ 3, Thượng Hải tháng 12 năm 1944)
Trần Trúc Ly dịch
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chuyện Tình Giai Nhân
Trương Ái Linh
Chuyện Tình Giai Nhân - Trương Ái Linh
https://isach.info/story.php?story=chuyen_tinh_giai_nhan__truong_ai_linh