Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Chiến Quốc Sách
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Giá Trị Chiến Quốc Sách Về Phương Diện Văn Học
C
ó tới chín phần mười truyện trong Chiến Quốc sách chép những mưu mô xảo trá của bọn biện sĩ, tức môn đệ của phái danh gia, và một số pháp gia cực đoan, bọn chủ trương bá đạo – không, không được là bá đạo nữa, chỉ là vong quốc chi đạo, theo quan niệm của Tuân Tử – hoàn toàn ngược với vương đạo của Khổng, Mạnh, vậy mà các nhà nho từ Hán trở đi, bắt đầu là Lưu Hướng, rồi tới Tăng Củng, Vương Giác… đều coi trọng bộ đó, sưu tập, chú giải, hiệu đính, đề tựa, là tại sao?
Nhiều nhà nho đã đưa ra lý do, đại loại như sau:
Chiến Quốc sách là một bộ sử, thì người viết tất phải chép đủ những điều hay điều dở chứ không thể lựa được (Bảo Bưu).
Hành động, chính sách của bọn biện sĩ không đẹp nhưng muốn cho đời sau lấy đó mà răn mình thì trước hết phải chép lại đã, đập bỏ tấm gương thì lấy đâu mà soi? (Tăng Củng – Lý Cách Phi – Ngô Sư Đạo).
Huống hồ Chiến Quốc sách còn cả truyện của những nhân vật đáng gọi là kiệt sĩ như Lỗ Trọng Liên, Nhan Súc, Vương Đẩu, Dự Nhượng.
Vả lại bọn biện sĩ dù sao cũng là có tài cao, mưu kỳ, chuyển nguy thành an, chuyện của họ vui, rất đáng đọc (Lưu Hướng); mà những thuật thuyết phục, biện luận của họ cũng rất điêu luyện, đáng làm kiểu mẫu (Vương Giác).
Xét những lời phê bình đó, ta thấy Lưu Hướng có tinh thần khoáng đạt hơn nhiều nhà nho đời sau, nhận rằng Chiến Quốc sách có giá trị về văn học. Chính giá trị về văn học đó được các nhà khảo cứu ngày nay chú ý hơn cả. Họ đều bỏ phương diện luân lý, phương diện răn đời mà chỉ xét phương diện nghệ thuật, và đều nhận Chiến Quốc sách là một tác phẩm bất hủ, đáng trọng ngang với Tả truyện.
Trịnh Chấn Đạc trong Sáp đồ bản Trung Quốc văn học sử (Văn học cổ tịch san hành xã – Bắc Kinh 1959) viết:
“Thời đại Chiến Quốc sách là một thời đại mới, mà thời đại cũ đã hoàn toàn bị lật đổ, bị huỷ diệt rồi, (cho nên) ngôn luận (trong Chiến Quốc sách) độc sáng, trực tiếp, gồm những mưu cơ cảnh ngữ và những hùng biện lý thú. Những hành động (trong truyện) đều là dũng cảm, không có cái thói thủ cựu… nhờ vậy mà Chiến Quốc sách có một nội dung đặc sáng, không khác gì những bộ truyền kỳ của châu Âu thời Trung Cổ”.
Trung Quốc văn học sử của Viện Đại học Bắc Kinh (1959) khen:
“Mỗi đoạn trong Chiến Quốc sách là một cố sự hoàn chỉnh. Tình tiết, kết cấu, nhân vật chạm trổ rất linh động, tuy chỉ là phiến đoạn nhưng hoàn chỉnh, có cái phong vị tiểu thuyết”.
Chúng tôi chưa hiểu vì lẽ gì mà thanh niên Trung Hoa trong khoảng 1920-1930 bỗng ham đọc bộ đó. Ở nước ta, trong mấy năm gần đây, báo hàng ngày cũng thường trích dịch Chiến Quốc sách và phê bình các nhân vật, như có ý cảnh cáo nhà cầm quyền.
Các học giả phương Tây như Margouliès, Crump đều nhận rằng Chiến Quốc sách có nhiều truyện nghệ thuật rất cao, mặc dù tác phẩm không đều, không nhất trí.
Nhưng theo Cổ văn uyên giám, thì người mê Chiến Quốc sách nhất là Tô Tuân (1009-1066), cha của Tô Đông Pha. Tương truyền Tuân đi đâu cũng mang theo bộ đó, đọc đi đọc lại tới thuộc lòng, nhờ vậy mà ông có một giọng văn nghị luận mạnh mẽ, cổ kính, tinh luyện khiến cho Tăng Củng và Vương An Thạch phải phục.
Các nhà nho đề tựa Chiến Quốc sách mà chúng tôi đã nêu tên ở trên chắc cũng phải nhận rằng giá trị bộ đó chính ở phương diện nghệ thuật, nhưng có lẽ vì chủ trương văn dĩ tải đạo, nên không nói ra, hoặc có nói chỉ nói phơn phớt như Lưu Hướng. Dù họ không nói ra thì các nhà trích tuyển Cổ văn Trung Hoa cũng ngầm nói thay họ rồi.
Từ Cổ văn tích nghĩa, của Lâm Văn Minh (Lâm Tây Trọng) thế kỷ 17, tới Cổ văn từ loại toản, thế kỷ 19, Cổ văn uyên giám, Cổ văn quan chỉ, Cổ văn bình chú … bộ nào cũng tuyển trên dưới hai chục bài trong Chiến Quốc sách.
Ở Pháp, Margouliès trích dịch non hai chục bài trong Anthologie raisonnée de la littérature chinois (1048) và trong Le Kou Wen Chinois (1926).
Ở Mỹ, B.Watson, trích dịch ba bài trong Early Chinese Literature và J.I. Crump, Jr trong Intrigues cũng trích dịch trên năm chục bài.
Có điều đáng chú ý là hai bài:
Tư Mã Thác bàn lẽ đánh Thục (Tần I 7), Nhạc Nghị đáp Yên Chiêu Vương (Yên II 10), được mọi học giả Trung Hoa khen là hay.
Thuật miêu tả và tự sự
Do tính chất của nội dung (chép mưu mô của bọn biện sĩ), Chiến Quốc sách thiên về tự sự hơn là miêu tả. Tuy nhiên trong tự sự, tác giả cũng thường xen những đoạn miêu tả cho câu chuyện thêm linh động, mà sự phân biệt tự sự và miêu tả nhiều khi cũng khó định được.
Thuật miêu tả cao nhất là trong Truyện Tô Tần (Tần I 2) và truyện Thái tử Đan và Kinh Kha (Yên III 5).
Truyện Tô Tần bố cục rất chặt chẽ, có hai phần dài gần ngang nhau và đối xứng nhau.
Phần trên chép sự thất bại của Tô Tần khi đem kế liên hoành ra thuyết Tần Huệ Vương. Lý luận cũng đã chặt chẽ (vạch những ưu điểm của Tần cho Tần Tin ở sự thành công, rồi dẫn những truyện đời trước để thuyết vua Tần dùng võ lực), nhưng Huệ Vương không có chí lớn, gạt đi, rốt cuộc Tô Tần mười lần dâng thư mà thất bại cả mười, tới nỗi:
“Áo cừu đen đã rách, trăm nén vàng đã tiêu hết, thiếu tiền chi dụng, phải bỏ Tần mà về quê nhà, đùi quấn xà cạp, chân đi dép cỏ, đeo đẫy, hình dung tiều tuỵ, mặt mày xanh xạm, có vẻ xấu hổ. Về tới nhà, vợ thản nhiên không rời khung cửi, chị không nấu cơm cho ăn, cha mẹ không hỏi han tới”.
Phần dưới chép sự thành công rực rỡ của Tô Tần. Tủi thân, kích phẫn, Tô Tần học thêm mấy năm nữa, rồi đi du thuyết các chư hầu, lần này đem kế hợp tung ra thuyết, được vua Triệu tán thành liền, phong làm tướng quốc, ngồi xe cưỡi ngựa theo hầu vua Triệu mà liên kết lục quốc. Khi đi du thuyết Sở, ngang qua nhà ở Lạc Dương, thì:
“Cha mẹ Tô Tần hay tin, cọ nhà quét sân, bày nhạc đặt tiệc ra ngoài bốn chục dặm để đón rước, vợ chỉ dám liếc trộm nghe trộm, còn chị thì bò như rắn, lạy bốn lạy, quỳ xuống tạ tội”.
Mỗi chi tiết trong phần dưới đều tương phản với một chi tiết trong phần trên. Tô Tần tuy mưu mô, ham phú quí công danh, nhưng tương đối đứng đắn, đàng hoàng, không xảo trá, phản phúc, nghênh ngang như Trương Nghi.
Trương Nghi nuốt lời, gạt vua Sở, hứa cắt cho Sở sáu trăm dặm, rồi lại chối, nói chỉ hứa có sáu dặm; lúc nghèo túng thì dám xoay tiền cả của hoàng hậu và ái phi của vua Sở mà vua Sở đành ngậm miệng (Sở III 4); lúc đắc thế, thay mặt vua Tần đi thuyết lục quốc thì dùng cái giọng doạ nạt, cơ hồ như bảo nếu không nghe tôi thì bị diệt đấy, đừng có trách là không bảo trước (Triệu II 3, Yên I 6…). Tâm lý đó rất hợp với một vị tướng quốc của một nước mạnh; và nếu Tô Tần, Trương Nghi là những nhân vật tưởng tượng thì tác giả thực là khéo cho họ những tính tình, tâm lý khác nhau đó, vừa hợp với vai trò của họ, lại vừa gây cho ta mối thiện cảm với phe hợp tung và mối ác cảm với phe liên hoành.
Nhân vật Lỗ Trọng Liên chỉ xuất hiện ba bốn lần, nhưng để lại cho ta một ấn tượng sâu và đẹp. Khi Lỗ Trọng Liên can đảm vạch sự tàn bạo của Tần, nói khích Tân Viên Diễn, tướng của Ngụy, khiến Tân Viên Diễn phải bỏ ý thờ Tần đi – nhờ vậy Tần không dám đánh Triệu nữa. Bình Nguyên Quân muốn phong Lỗ Trọng Liên, Lỗ ba lần từ chối:
“Kẻ sĩ sở dĩ đáng quí ở trong thiên hạ là vì giải trừ được hoạn nạn, cởi bỏ được mối rối loạn mà không nhận một chút báo đáp nào cả. Nếu nhận sự báo đáp thì thành con buôn rồi. Lỗ Trọng Liên tôi không nở làm như vậy”.
Rồi ông từ biệt Bình Nguyên Quân, tới chết không còn ai được thấy ông nữa” (Triệu III 12).
Ta có cảm tưởng được ngắm một ngôi sao chổi hiện lên rực rỡ trên nền trời rồi biến mất.
Những truyện Đường Thư không nhục sứ mệnh (Ngụy IV 25), Phùng Uyên làm thực khách nhà Mạnh Thường Quân (Tề IV 1), Nhan Súc thuyết Tề Tuyên Vương (Tề IV 5), Dự Nhượng (Triệu I 4), Nhiếp Chính (Hàn II 19)… cũng đều đạt tới một mức rất cao về nghệ thuật kể truyện và miêu tả tính tình nhân vật, đều được chép lại gần đúng từng chi tiết, không sửa đổi thêm bớt bao nhiêu, trong những tác phẩm đời sau, chẳng hạn trong bộ Đông Chu liệt quốc.
Cảm động nhất là truyện Điền Đan và Kinh Kha (Yên III 5) đã được người sau viết lại thành tiểu thuyết hoặc dựng lại thành kịch. Trong toàn bộ, truyện này dài nhất. Tần lúc đó đã diệt được Hàn, Ngụy, đương tiến vào Triệu và sắp tới Yên. Đọc đoạn đầu ta thấy rõ nỗi lo lắng bồn chồn của thái tử Yên là Điền Đan; mấy lần xin quan thái phó tìm cho một kế nào để cứu nước:
“Mưu kế của thái phó mất nhiều thì giờ lắm, lòng tôi lo lắng, rối loạn, sợ không đợi được một khoảnh khắc nữa (…). Gấp quá rồi, vận mệnh Đan tôi quyết định lúc này đây, xin thái phó tính lại cho”.
Khi đã tìm được một hiệp sĩ là Kinh Kha và Kinh Kha nhận qua uy hiếp vua Tần, uy hiếp không được thì giết, Điền Đan đối đãi với Kinh Kha còn hơn bề tôi đối với chúa: đích thân ngày ngày tới vấn an, cung cấp mọi vật trân kỳ, xe ngựa cùng mỹ nữ, và nóng lòng mong Kinh Kha qua Tần.
Cảnh Phàn Ô Kỳ chịu hy sinh, tự vẫn để Kinh Kha chặt đầu mình đem dâng Tần Thuỷ Hoàng đã là cảm động, mà cảnh dũng sĩ qua sông Dịch mới thê thảm làm sao:
“Thái tử (Điền Đan) cùng với khách khứa (…) đều chít khăn tang, bận đồ tang để tiễn đưa (Kinh Kha). Tới bờ sông Dịch, tế thần Đường sá rồi, Cao Tiệm Ly gảy cây đàn trúc, Kinh Kha ca để hoạ nhạc, thanh âm thê thảm, ai nghe cũng nhỏ lệ, sụt sùi. Rồi lại tiến lên trước mà ca rằng:
Gió hiu hắt hề, sông Dịch lạnh tê,
Tráng sĩ một đi hề, không trở về.
Lại ca một điệu khảng khái bi tráng, ai nấy đều trợn mắt, tóc dựng đứng, đâm lên mão, rồi mới lên xe đi, không hề ngoái cổ lại”.
Kinh Kha như đã đoán được trước là sẽ thất bại, sẽ chết mà vẫn khảng khái ra đi để tạ lòng tri kỷ là Điền Đan. Và cái chết của Kinh Kha mới hiên ngang làm sao:
“…Kha bị hết thảy tám nhát (kiếm) tự biết là việc không thành, dựa cột mà cười, ngồi xoạc chân ra mà mắng vua Tần”.
Kết cục câu chuyện gây một mối hận môn đời: vua Yên phải giết con là Điền Đan để mong Tần tha tội cho mình, mà Tần cũng không tha. “Về sau bạn của Kinh Kha là Cao Tiệm Ly, gảy cây đàn trúc vào yết kiến Tần Hoàng đế, lấy cây đàn đập Tần Hoàng đế để báo thù cho Yên, đập không trúng, bị giết”.
Con người thời đó quả coi thường cái chết.
Tác giả chỉ khách quan chép lại như vậy, không phê bình gì cả, vì có khéo phê bình tới đâu thì cũng chỉ là làm cái việc vẽ rắn thêm chân, mà đứt mất cái mối cảm xúc triền miên của người đọc.
Trong các truyện khác, tác giả cũng giữ bút pháp đó: kể truyện thôi chứ không phê bình, đây cũng là một ưu điểm nữa của Chiến Quốc sách; trừ mười truyện như truyện Xúc Chiệp thuyết thái hậu nước Triệu (Triệu IV 18), tác giả chép thêm cảm tưởng của người đương thời, truyện Khéo ton hót (Ngụy IV 23), truyện Lỗ Trọng Liên thuyết tướng Yên (Tề VI 2) tác giả đưa thêm ý kiến của mình, điểm này có thể chứng tỏ rằng Chiến Quốc sách do nhiều người viết.
Một vài nhà phê bình gần đây trách rằng các hiệp sĩ trong Chiến Quốc sách như Dự Nhượng, Nhiếp Chính, Kinh Kha… nặng tình tri kỷ hơn là tình quốc gia, họ chết cho tri kỷ chứ không cho tổ quốc. Chúng tôi nghĩ chính điểm đó làm cho Chiến Quốc sách có một cái hương vị thời xưa, khác hẳn những chuyện đời sau. Như chúng tôi đã nói, ở Trung Quốc thời Chiến Quốc, tinh thần quốc gia khác hẳn tinh thần quốc gia của chúng ta ngày nay, không nên đem quan niệm của ta mà xét quan niệm của người xưa. Mà cái tình vị tri kỷ của cổ nhân nay đã không còn nữa, thì ta nên quí người xưa ở chỗ khác ta hay ở chỗ giống ta?
Về phương diện thể văn, có tác giả như Arthur Waley, nhận rằng văn Chiến Quốc sách giống văn các bài phú, và Hellmut Wilhelm còn nhận thấy một sự liên quan giữa những bài biện thuyết trong Chiến Quốc sách và các bài phú đời Hán: phú đời Hán là kỹ thuật biện thuyết tiến lên thành nghệ thuật.
Quả thật là văn Chiến Quốc sách đã điêu luyện lắm, bài nào cũng có nhiều vế cân xứng nhau, du dương, gần như đối nhau, chẳng hạn:
“Đại vương chi quốc, tây hữu Ba Thục, Hán Trung chi lợi, bắc hữu Hồ lạc, Đại mã chi dụng, nam hữu Vu Sơn, Kiềm Trung chi hạn, đông hữu
Hào, Hàm chi cố…”
hoặc:
“Quả nhân văn chi, mao vũ bất phong mãn giả, bất khả dĩ cao phi; văn chương bất thành giả, bất khả dĩ tru phạt, đạo đức bất hậu giả, bất khả dĩ sử dân; chính giáo bất thuận giả, bất khả dĩ phiền đại thần”.
hoặc:
“Bất phí đẩu lương, vị phiền nhất binh, vị chiến nhất sĩ, vị tuyệt nhất huyền, vị chiết nhất thỉ, chư hầu tương thân, hiền ư huynh đệ. Phù hiền nhân nhiệm nhi thiên hạ phục, nhất nhân dụng nhi thiên hạ tòng”.
(đều trích trong Truyện Tô Tần – Tần I 2), chỉ sửa vài chữ là thành lối văn biền ngẫu của các bài phú đời sau. Nhưng bảo rằng có sự liên quan nào đó giữa những bài biện thuyết trong Chiến Quốc sách và các bài phú thì không chắc đã đúng. Từ trước tới nay các học giả đều nhận rằng phú gốc ở Sở từ, nội dung là “trực trần kỳ sự”, khác với nội dung ký sự và luận thuyết trong Chiến Quốc sách. Phú để tả tình, tả cảnh, để làm cảm lòng người, chứ không biện luận để thuyết phục.
Thuật thuyết phục trong Chiến Quốc sách
Hàn Phi viết thiên Thuế nan để chỉ cách thuyết phục bọn cầm quyền, nhưng ông chỉ đứng riêng về phương diện tâm lý của người nghe, tức người ta muốn thuyết phục, mà nhắc ta những điều nên tránh. Muốn tìm hiểu kỹ thuật thuyết phục của người xưa vừa về phương diện tâm lý vừa về phương diện lập luận, trình bày, thì phải đọc Mạnh Tử, và Chiến Quốc sách.
Ai cũng nhận Mạnh Tử là nhà hùng biện bực nhất thời đầu Chiến Quốc, nhưng ông không phải là một biện sĩ, tư cách ông cao hơn tư cách bọn biện sĩ rất nhiều mà mục đích ông cũng khác hẳn.
Ông là một triết gia, một nhà đạo đức, cũng bôn tẩu các nước chư hầu tìm một minh quân để giúp xã hội, nhưng ông tuyệt nhiên không cầu danh cầu lợi, chỉ mong thực hiện được đạo của mình. Ông trọng chức vị của bọn vua chúa đương thời, mà khinh tư cách của họ, cho nên ông dám lớn tiếng mạt sát họ là đáng tội chết, vì “cho đất đai ăn thịt người” (Ly Lâu – thượng); hơn nữa ông còn khuyến khích các quan khanh trong hàng tôn thất lật đổ vua nếu vua vô đạo (Vạn Chương – hạ). Ông là một chiến sĩ, một nhà truyền giáo có cái “hạo nhiên chi khí”, cái tư cách của một bậc “đại trượng phu”, bọn Tô Tần, Trương Nghi không thể ví với ông được. Cho nên lối biện thuyết của ông khác bọn biện sĩ: ông muốn cho người nghe phải tỉnh ngộ, nếu không tỉnh ngộ thì phải thẹn, phải câm miệng lại, chứ không thèm lấy lòng họ, không thèm dùng mưu mô, mánh khoé của bọn chính khách ngoại giao, mặc dầu về kỹ thuật thuyết phục thì ông và các biện sĩ nhiều khi cũng dùng những cách giống nhau.
* Một cách dễ thuyết phục nhất là đặt câu hỏi để người đối thoại của mình tìm những câu đáp rồi lần lần tự nhiên phải chấp nhận kết luận mà mình muốn đưa ra. Ở Hy Lạp thời xưa, Socrate chuyên dùng cách đó mà nổi danh. Mạnh Tử cũng có lúc dùng nó, chẳng hạn trong đoạn ông bác thuyết của Hứa Hành (Hứa Hành chủ trương rằng mọi người từ vua tới dân đều cày ruộng lấy mà ăn thì xã hội sẽ hết loạn) trong chương Đằng Văn Công – thượng.
Trong Chiến Quốc sách, chúng tôi chỉ thấy hai ba bài áp dụng thuật đó. Đáng coi làm mẫu mực là bài Ngụy IV 3. Vua Ngụy muốn đánh Hàn, Trương Mao hỏi:
“- Hàn sẽ ngồi đó mà đợi lúc bị diệt chăng? Hay là sẽ cắt đất mà theo nước khác?
Vua Ngụy đáp:
- Sẽ cắt đất mà theo nước khác.
- Hàn oán Ngụy hay oán Tần?
- Oán Ngụy.
- Hàn cho Tần là mạnh hay Ngụy là mạnh?
- Cho Tần là mạnh.
- Hàn sẽ cắt đất mà theo nước mạnh mà mình không oán hay là cắt đất mà theo nước không mạnh mà mình oán?”.
Chỉ đặt bốn câu hỏi như trên mà Trương Mao làm cho vua Ngụy bỏ cái ý đánh Hàn.
* Một cách nữa, cũng có công hiệu mạnh là lối song đề (dilemme), chỉ cho đối thoại thấy hai trường hợp, giải pháp, một có lợi một có hại, một có lý một vô lý để họ tự lựa lấy. Truyện Thuốc bất tử (Sở IV 8) viết thật tài tình. Thời Chiến Quốc và thời Tần, một môn phái đạo Lão bỏ phần triết lý mà thiên về phép luyện đan để được thành tiên; bọn vua chúa tin thuật đó lắm, như Sở Khoảnh Tương Vương và Tần Thuỷ Hoàng.
Một kẻ dâng thuốc cho Khoảnh Tương Vương. Một người lính thị vệ muốn can, biết rằng biện luận gì cũng không đánh đổ nổi lòng tin của vua, nghĩ ra một kế, giật lấy thuốc mà uống. Vua Sở nổi giận, sai người đem chém, như vậy mắc mưu rồi. Đã là thuốc bất tử, uống vào thì còn làm sao chết được nữa. Đã ra lệnh chém, tức thị là ngờ công hiệu của thuốc. Ngờ mà còn dùng, thái độ đó thật vô lý. Và vua Sở đã nhận ngay ra được rằng kẻ dâng thuốc chỉ là lừa gạt, mà tha cho người thị vệ.
Các biện sĩ thường dùng phép song đề đó để thuyết phục người đối thoại.
Tề, Sở đánh nhau, Tống muốn trung lập, nhưng bị Tề ép buộc, nên phải hứa giúp Tề. Tử Tượng, sứ giả của Sở, thuyết vua Tống: Tề áp bức Tống mà Tống theo Tề, đánh Sở. Một là Tề và Tống thắng thì Tề sẽ quen mùi, lần sau lại áp bức Tống nữa, như vậy có lợi gì cho Tống không? Hai là nếu Tề và Tống mà thua Sở thì Sở tất trả thù Tống, càng có hại cho Tống.
Vậy thì trong hai giải pháp: Tống giúp Tề với Tống trung lập, giải pháp nào hơn? (Sở I 1).
Hai bài Trung Sơn 5 và 6 đều chép về nàng Âm Giản, ý nghĩa như nhau nhưng bài 6 dài hơn, nhiều tình tiết hơn, có nghệ thuật hơn.
Nàng Âm Giản, một sủng phi của vua Trung Sơn, ghét tướng quốc Tư Mã Hi. Điền Giản bày kế cho Tư Mã Hi:
Đẩy nàng Âm Giản đi, nếu không được thì giúp nàng khuyên vua Trung Sơn lập nàng làm chánh cung.
Tư Mã Hi tìm cách làm cho vua Triệu biết rằng nàng Âm Giản rất đẹp. Vua Tề ngỏ ý với vua Trung Sơn để xin nàng. Vua Trung Sơn rất khó nghĩ: cho thì nhục, không cho thì nguy vì Triệu mạnh hơn Trung Sơn.
Tư Mã Hi bèn khuyên vua Trung Sơn lập nàng Âm Giản làm chánh phi, vua Triệu không còn lý lẽ gì để xin nàng Ân Giản nữa, và nàng mang ơn Tư Mã Hi từ đó.
Còn nhiều bài khác nữa như Tần III 11, Sở I 5… Ngay cả trong những bài Tô Tần, Trương Nghi thuyết các vua chư hầu theo hợp tung hay liên hoành, họ cũng đưa ra hai giải pháp – tung hay hoành – và theo một giải pháp nào thì có lợi ra sao, không theo thì có hại ra sao… Như vậy là đối chiếu hai giải pháp, hai hoàn cảnh, người nghe dễ nhận thấy chính đề và phản đề, dễ bị thuyết phục.
Một số học giả cho rằng chính vì Chiến Quốc sách thường dùng thuật đó nên còn có tên là Trường đoản.
Ở trên chúng tôi đã nói trong bài Tựa của Chiến Quốc sách, Lưu Hướng bảo những tài liệu ông thu thập được mang nhiều tên, mà trong những tên đó có nhan đề là Trường đoản.
Sử ký cũng có đoạn chép rằng Khoái Thông giỏi về trường đoản thuyết và viết 81 bài luận về quyền biến, La Căn Trạch căn cứ vào đoạn đó mà bảo tác giả Chiến Quốc sách chính là Khoái Thông.
Hai chữ Trường đoản đó làm cho nhiều học giả thắc mắc và một số cho rằng trường đoản vốn có nghĩa là dài, ngắn, sau dùng để trỏ cái tốt, cái xấu (sở trường, sở đoản của một người, một giải pháp…) và Chiến Quốc sách chép những biện thuyết tức những bài vạch cái tốt cái xấu của các mưu mô, giải pháp, nên có tên là Trường đoản. Có học giả lại bảo trường trỏ chính sách hợp tung vì nó tốt (chống kẻ tàn bạo là Tần), đoản trỏ chính sách liên hoành vì nó xấu (về phe kẻ tàn bạo). Từ những nghĩa đó, trường đoản chuyển qua nghĩa thuật biện thuyết (coi trong Intrigues, chương IX). Những lối giải thích đó đều gò ép ít nhiều. Có thể rằng “trường đoản” chỉ biểu thị ý nghĩa đối lập, tương phản, như khi bàn về Dịch, người ta vẫn dùng trường đoản (hay đại tiểu) để thay âm dương, cương nhu.
* Dùng ngụ ngôn. Mạnh Tử đã dùng cách này, như khi ông kể truyện người Tống nhớm mạ lên cho mau lớn và chuyện người nước Tề có hai vợ. Có tài nhất là Trang Tử. Sức tưởng tượng của ông phong phú lạ lùng và bộ Nam Hoa kinh đầy những truyện ngụ ngôn lý thú, như truyện Bào Đinh mổ bò, hoặc quái đản mà cực sâu sắc như truyện hai “quốc gia” sinh vật cực nhỏ sống trên hai sừng con ốc sên, đánh nhau cả nửa tháng, thây chết hàng vạn…
Chiến Quốc sách nghệ thuật không bằng Nam Hoa kinh, nhưng cũng chứa nhiều ngụ ngôn bất hủ như truyện Trai, cò găng nhau, chỉ lợi ông chài (Yên II 13), truyện Vẽ rắn thêm chân (Tề II 4), truyện Cáo mượn oai cọp (Sở I 3)…
Có hai truyện ngụ ngôn nữa ý nghĩa như truyện Trai, cò găng nhau, chỉ lợi ông chài tức truyện Chó đuổi thỏ, nông phu bắt được cả hai (Tề III 11) và truyện Trần Chẩn thuyết vua Tần: hai cọp tranh nhau một người (Tần II 2), đều là khuyên để hai nước đánh nhau, mình đứng ngoài mà thủ lợi.
Có khi tác giả không dùng ngụ ngôn mà dùng một tỉ dụ có tác dụng như ngụ ngôn. Truyện Nghe riết rồi tin (Ngụy II 17), Bàng Thông bảo vua Ngụy đại ý rằng: ở chợ không có hổ, lẽ đó hiển nhiên, nhưng nếu một người bảo, rồi hai người bảo, rồi ba người bảo thấy hổ ở chợ, thì tự nhiên lòng tin của ta phải lung lay.
Muốn cho vua chúa tin dùng mình, các biện sĩ thường phải dẫn tâm lý chung đó ra để ngăn họ đừng nghe lời gièm pha. Lần đó Bàng Thông kể chuyện cọp ở chợ; lần khác Cam Mậu nhắc lại cố sự Tăng Sâm giết người: Tăng Sâm vốn là một người hiền hậu, học trò của Khổng Tử, mẹ Tăng Sâm lại rất tin con, vậy mà khi có một người, rồi hai, rồi ba người chạy tới bảo Tăng Sâm giết người, bà cụ đâm hoảng, tin thật, trèo tường mà trốn (Tần II 6).
Ngụ ngôn người nước Sở ghẹo hai người đàn bà, một người thuận, một người mắng lại, rồi sau hỏi cưới người đàn bà trước kia đã mắng lại mình (Trần Chẩn lại đáp vua Tần – Tần I 12) cũng thường được dùng để thuyết phục nhà cầm quyền tin mình.
Nhiều khi lời biện thuyết có giọng ai oán. Tận trung mà vẫn bị nghi ngờ, Trần Chẩn phải dẫn truyện Hiếu Kỷ hết lòng thờ cha mà bị cha đuổi đi (vì nghe lời vợ kế) rồi chết ở xa nhà, Ngũ Tử Tư hết lòng thờ vua Ngô mà bị vua Ngô đem bêu đầu (Tần I 11). Còn Diêu Cổ lập được công với vua Tần mà bị kẻ gièm pha, bị vua Tần nghi ngờ, cũng phải dẫn truyện Tăng Sâm và Ngũ Tử Tư để giải bày lòng mình (Tần V 8).
Vậy thì cái đạo “thờ người” cũng khó thật. Trách chi chẳng có người thích con rùa lê đuôi trong bùn của Trang Chu.
Một truyện ngụ ngôn cảm động là chuyện Bá Nhạc và con ngựa kí (Sở IV 11) tả nỗi khát khao gặp tri kỷ của những kẻ có tài mà không được ai biết tới.
“Khi con ngựa kí tới tuổi già, người ta bắt nó kéo xe muối lên núi Thái Hàng, móng nó duỗi ra, đầu gối nó khuỵu lại, đuôi nó, chân nó mồ hôi đầm đìa, rỏ giọt xuống đất, trộn với mồ hôi trắng. Giữa dốc nó thụt lùi, (rán) đội càng xe lên nhưng không leo được nữa, Bá Nhạc gặp nó, xuống xe, vịn (ôm) đầu nó mà khóc, cởi áo mà phủ cho nó; nó cúi đầu xuống mà phì hơi ra, ngửng cổ lên mà hí, tiếng hí động tới trời, trong trẻo như tiếng kim tiếng thạch”.
Truyện đó nhắc ta nhớ tới chuyện mua xác ngựa (Yên I 10). Cũng đem loài ngựa giỏi ra để làm tỉ dụ, mà hai truyện ý nghĩa ngược nhau: gặp người giỏi mà không biết dùng, với muốn có người giỏi mà phải đi tìm khắp nơi.
Cũng có khi các biện sĩ không dùng ngụ ngôn, không dùng cố sự hay tỉ dụ mà lấy ngay chuyện mình để can vua, như bài Trâu Kị khuyên vua Tề nghe lời can gián (Tề I 12).
Bài Trang Tân khuyên Sở Tương Vương (Sở IV 4) chứa một ngụ ngôn có cái giọng của Trang Tử. Con chuồn chuồn, con se sẻ, con hộc vàng trong truyện đó làm ta liên tưởng tới truyện con ve, con bọ ngựa, con chim khách của Trang. Một bên vì mãi vui mà quên thân, một bên vì lợi mà quên thân. Ý nghĩa đều sâu sắc mà kỹ thuật cũng giống nhau: đều dùng loài vật với người, đều theo phép tiệm tiến, từ những vật nhỏ tiến tới những vật lớn, sau cùng tới bản thân kẻ đối thoại.
Chúng tôi mới kể ít ngụ ngôn chính, còn nhiều nữa như Ngụy IV 16, Yên I 5… Xét chung thì về thuật dùng ngụ ngôn, Chiến Quốc sách tuy kém Nam Hoa kinh nhưng hơn hẳn Mạnh Tử.
Có một truyện mà chúng tôi hơi lấy làm lạ, vì nó lẻ loi và lạc lỏng trong Chiến Quốc sách, truyện Mặc Tử can vua Sở đừng đánh Tống (Tống 2). Mặc Tử sanh trước Mạnh Tử, chép cố sự của Mặc Tử thì sao không chép cố sự của Mạnh Tử, mà sao trong bao nhiêu lần biện thuyết của Mặc Tử lại chỉ chép có lần đó? Phải chăng vì tác giả thích tỉ dụ Mặc Tử dùng trong truyện đó chăng? Đại ý Mặc Tử bảo vua Sở:
Nước Sở đã giàu mạnh hơn Tống, mà lại còn muốn chiếm đất của Tống, thì cũng không khác chi một người không thích chiếc xe đẹp đẽ của mình mà muốn lấy trộm chiếc xe tồi tàn của hàng xóm.
Vua Sở nhận rằng mình trái, thôi không đánh Tống nữa. Trong Chiến Quốc sách chỉ có vài ba truyện chống chiến tranh nhưng không chống một cách triệt để như bài trên mà chỉ chống trong một giai đoạn vì cái lợi của quốc gia (chẳng hạn bài Tề V 1).
*
* Muốn thuyết phục thì phải hiểu tâm lý người đối thoại, dựa theo họ mà dẫn dắt họ lần lần theo ý mình; qui tắc đó còn quan trọng hơn tất cả những thuật kể trên, và Hàn Phi trong bài Thuế nan đã đặt nó lên hàng đầu. Ông viết:
“Du thuyết khó, nhưng không khó ở chỗ trí thức của ta đủ thuyết phục được vua chúa hay không, cũng không khó ở chỗ khẩu tài của ta phát biểu được rõ ý của ta hay không, cũng không khó ở chỗ ta có dám tung hoành phóng dật diễn hết ý của ta hay không, mà khó ở chỗ hiểu tâm lý đối phương để cho lời của ta hợp với tình lý của họ”.
Xúc Chiệp không phải là một biện sĩ, chỉ là một vị lão thần của Triệu, hiểu rõ tâm lý đàn bà mà thuyết phục được Triệu Thái hậu cho con là Trường An Quân qua Tề làm con tin (Triệu IV 18). Cả triều đình Triệu cũng đã rán khuyên Triệu Thái hậu mà đều thất bại chỉ vì không nghĩ đến tấm lòng cưng con của một bà già, chỉ đem cái lợi của quốc gia ra mà nói, làm cho thái hậu nổi doá lên, bảo: “Ai mà còn nói đến chuyện đưa Trường An Quân đi làm con tin thì già này tất nhổ vào mặt”.
Chính lúc thái hậu còn hầm hầm như vậy mà Xúc Chiệp vô yết kiến.
Ông chẳng nói gì đến chuyện Trường An Quân cả, mà toàn nói những chuyện bâng quơ: hỏi thăm sức khoẻ của thái hậu, kể lể bệnh tật của mình, lại xin ân huệ cho một đứa con của mình để thái hậu nguôi giận, quên hẳn chuyện bực mình kia đi, rồi mới nói khích rằng đàn bà không cưng con bằng đàn ông. Thái hậu cãi lại, ông không đáp, thình lình chuyển qua tình thái hậu yêu con gái là Yên hậu, để so sánh tình thái hậu yêu Trường An Quân, rốt cuộc làm cho thái hậu phải nhận rằng yêu con thì phải lo đến tương lai cho con, và bằng lòng cho Trường An Quân qua Tề để có cơ hội “lập công với nước”.
Bài văn toàn bích, có mở, có kết, mạch lạc sáng sủa, không một chi tiết nào thừa, không một chi tiết nào thiếu, sự kiện biến chuyển một cách tự nhiên, tuy đột ngột mà vẫn là tuần tự, tài tình đến nổi chính ta là độc giả, người ngoài cuộc mà cũng bị tác giả lôi kéo tới mục đích của tác giả mà không ngờ.
Một bài khác (Yên II 7), chép một truyện tình tiết gần giống hệt truyện trên (cũng là một bà thái hậu – nước Yên – không chịu cho con qua làm con tin ở Tề) nhưng nghệ thuật kém xa.
*
Một cái thú nữa khi đọc Chiến Quốc sách là được nghe những truyện ứng đối mẫn tiệp, chuyển nguy thành an như:
Khỏi bị cách chức (Đông Chu 9),
Người đất Ôn khéo đối đáp mà khỏi bị giam (Đông Chu 10),
Du Đằng biện hộ cho vua Chu (Tây Chu 3),
Cam La thuyết Trương Đường và vua Triệu (Tần V 6).
Có khi lại được mỉm cười vì sự ngốc nghếch của bọn cầm quyền như truyện Đông Chu 1, Tần I 12.
Vua Tề ham chín cái đỉnh của Chu mà bị Nhan Suất gạt, phàn nàn:
- Thế ra ông tới đây mấy lần cũng nhưkhông, ta chẳng được gì ư?
Mặt vua Tề lúc đó chắc phải ngẩn ra như một em bé mất kẹo.
Vậy mà Nhan Suất vẫn nghiêm trang thưa:
- Thần đâu dám gạt đại quốc, xin đạivương gấp quyết định chở đỉnh theo đường nào, tệ ấp sẽ dời đỉnh để đợi lệnh.
Vua Tần nghe lời gièm pha của Trương Nghi, hỏi Trần Chẩn muốn đi đâu, nếu không được dùng ở Tần nữa, định bụng rằng Trần Chẩn mà xin qua Sở thì sẽ mắng cho một trận, chưa biết chừng sẽ giết nữa (vì Tần với Sở nghịch nhau).
Trần Chẩn thản nhiên xin qua Sở, rồi thuyết một hồi, làm cho vua Tần cứng họng, đã không còn trách Trần Chẩn vào đâu được mà lại trọng đãi Chẩn hơn trước.
Thời Chiến Quốc quả là thời tung hoành của bọn tung hoành gia, chỉ vì bọn vua chúa thường ngu dại mà bọn biện sĩ thì quá thông minh, quỉ quyệt.
*
Sau cùng chúng tôi xin giới thiệu một bài mà kỹ thuật rất đặc biệt, chúng tôi chưa từng thấy trong văn học Trung Quốc, bài Mưu mô Tô Tần (Tề III 1).
Bài đó không phải là một bài biện thuyết, chỉ là một bài tự sự mà có pha chút phê bình. Tác giả chép lại mưu mô của Tô Tần: vua Sở Hoài Vương mất, trong khi thái tử tên là Hoành làm con tin ở Tề; Tô Tần khuyên Tiết Công (vua Tề) không cho thái tử Hoành về Sở để “khai thác” biến cố đó.
Rồi tác giả liệt kê ra tới mười hậu quả của việc giữ thái tử Sở lại, cả mười hậu quả đều do mưu mô Tô Tần gây ra, có hậu quả có lợi cho Tô Tần, có hậu quả lợi cho Tề hại cho Sở, cho thái tử Sở, lại có hậu quả tưởng như hại cho Tô Tần nữa.
Đó là đoạn đầu trong bài, dài khoảng nửa trang. Qua đoạn sau, dài ba trang, tác giả dẫn chứng về mười hậu quả mới kể trên, chép lại những hành động kế tiếp của Tô Tần trong vụ ấy. Ta có cảm tưởng là được coi một ván cờ trong đó xảo thủ Tô Tần tính trước được mười nước đi.
Nhưng đây mới là chỗ đặc biệt của bài văn. Tác giả kê ra mười hậu quả (trong bản dịch chúng tôi đã làm thêm công việc đánh số từ 1 đến 10 để độc giả dễ nhận ra); mà khi dẫn việc để chứng minh, tác giả theo đúng thứ tự từ 1 đến 9, rồi ngưng lại, làm cho ta phải tự hỏi: Tác giả đã sơ ý bỏ dở hay đã cố ý bỏ lửng.
Xét lối trình bày của cả bài, ta thấy tác giả đã sắp đặt, bố cục rất kỹ lưỡng, đã chứng minh một cách rành rọt gần như một bài toán Hình học (cứ sau mỗi đoạn ở phần sau, tác giả lại kết một câu: Vì vậy mà bảo rằng: “… (nhắc lại đúng hậu quả đã kê ở phần trên)…”, y như những chữ C.Q.F.D. mà hồi xưa người ta thường ghi sau mỗi bài toán Hình học); xét như vậy thì chúng tôi không tin rằng tác giả đã sơ ý bỏ dở, không chứng minh điểm thứ 10. Chắc tác giả đã cố ý bỏ lửng, để chúng ta tự chứng minh nốt, tự đoán ra những lời Tô Tần tự biện hộ với Tiết Công. Và thuật đó làm cho ta ngạc nhiên một cách thích thú.
Bài đó không phải là bài hay nhất trong bộ, nhưng quả là có một kỹ thuật mới mẻ, nhưng phải đọc kỹ mới nhận ra được dụng công của người viết.
*
Chiến Quốc sách có nhiều khuyết điểm: thiếu tính cách nhất trí, mà nghệ thuật cũng không đều.
* Thiếu tính cách nhất trí vì cùng mộtviệc mà mỗi chỗ chép một khác, cùng một người mà mỗi chỗ gọi tên một khác (coi trang 25, 26), và ngoài cái việc chép lại hết những mưu mô của người thời đó (chính khách có, triết gia có, bình dân có, trẻ em cũng có nữa), ta không thấy tác phẩm có một chủ đề nào cả, không thấy tác giả có một chủ kiến nào cả. Tác phẩm do nhiều người viết – điều đó mọi học giả đều nhận rồi – nhưng người thu thập các bài văn cơ hồ cũng không nhằm một mục đích nào, chỉ cốt gom góp cho đủ.
* Một phần vì lẽ đó mà nghệ thuật cácbài cũng không đều.
Có những bài nghệ thuật rất cao mà trên chúng tôi đã giới thiệu, thì lại có những bài rất kém.
Chẳng hạn bài Phùng Chương gạt vua Sở (Tần II 7), chỉ chép một hành động gian trá chứ không xảo trá, không đáng gọi là thuật gạt người, chứ đừng nói thuật biện thuyết. Vua Tần sai Phùng Chương hứa cắt đất Hán Trung cho Sở để Sở về phe mình. Khi vua Sở nhắc lại lời hứa, thì vua Tần làm bộ đuổi Phùng Chương đi rồi trả lời vua Sở rằng mình có hứa gì đâu. Thật là con nít! Vua chúa gì mà như vậy.
Còn nhiều bài nữa mà chúng tôi bỏ đi không dịch.
Có những bài thuật kể chuyện không phải là kém, nhưng thiếu tính cách nhất trí, đoạn trên và đoạn dưới không ăn khớp với nhau, cơ hồ như tác giả tham lam chi tiết, muốn chép lại cho nhiều, hoặc vội vàng, đáng lẽ tách bài ra làm hai thì gom lại làm một, như bài Tề Mẫn Vương tàn bạo mà bị giết (Tề VI 1). Mẫn Vương tàn bạo tới nỗi dân chúng, bách quan và cả tôn thất nữa đều ghét. Náo Xỉ giết là phải rồi. Sao đoạn cuối, tác giả còn chép thêm việc Vương Tôn Giả trả thù cho Mẫn Vương làm chi. Ít nhất tác giả cũng phải giảng gì thêm (chẳng hạn Vương Tôn Giả được Mẫn Vương đặc biệt tín nhiệm, yêu quí) thì ta mới có thể hiểu được hành động của Giả. Trong Intrigues, Crump dịch mà cắt bỏ đoạn cuối đó đi là có lý.
Truyện Tô Tần thuyết Lý Đoái (Triệu I 8) cũng rời rạc, và cần phải đưa thêm nhiều chi tiết nữa để chứng thực lời này của Tô Tần: “Hôm qua lời bàn của tôi thô bạo mà chúa công của ông động lòng; hôm nay lời của tôi tinh tế mà chúa công của ông không động lòng”.
Nhiều bài trùng nghĩa, rất giống nhau.
Chẳng hạn bài Tần III 9, Phạm Tuy thuyết vua Tần Chiêu Vương mà gièm pha Nhương Hầu là chuyên quyền, vua Tần đã nghe lời, đuổi Nhương Hầu đi. Rồi bài sau Tần III 10, nửa dưới gần như lập lại đúng những ý trong bài trên, cũng lại cho Phạm Tuy gièm pha Nhương Hầu nữa, cho nên Chung Phượng Niên ngờ rằng hai bài đó do hai người viết.
Ngụ ngôn tượng thần bằng đất và tượng thần bằng gỗ nhắc đi nhắc lại nhiều lần, truyện hiếu tử Tăng Sâm và trung thần Tử Tư cũng vậy. Và như chúng tôi đã thưa, truyện Xúc Chiệp thuyết Triệu thái hậu và truyện Trần Thuý thuyết Yên thái hậu gần y hệt nhau; truyện Yên 1 5 (Tô Tần tự biện hộ) và truyện Yên I 13 đều chép ngụ ngôn – hay cố sự – người vợ bé muốn cứu chồng mà bị chồng đánh nhưng trong truyện trên là lời của Tô Tần, trong truyện dưới là lời của Tô Đại.
Mặc dầu có những khuyết điểm đó, Chiến Quốc sách vẫn là một tác phẩm bất hủ. Tuy về phương diện chép truyện nhiều chỗ kém Sử ký của Tư Mã Thiên, về phương diện dùng ngụ ngôn, cố sự thường kém Nam Hoa kinh của Trang Tử, nhưng trong bốn năm trăm bài dài ngắn khác nhau đó, chúng ta có thể lựa được vài chục bài hoặc tự sự hoặc biện thuyết đáng coi là những viên ngọc quí nhất của cổ văn Trung Quốc, đến Sử ký và Nam Hoa kinh cũng không hơn được. Người đời sau thường nêu cuốn đó là mẫu mực về cổ văn cũng là phải.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chiến Quốc Sách
Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê
Chiến Quốc Sách - Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê
https://isach.info/story.php?story=chien_quoc_sach__gian_chi_nguyen_hien_le