Chiếc Lược Ngà epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Con Ma Da
hi tôi nhận được thiệp cưới của nó, thằng Danh bạn tôi, thì đã muộn rồi. Muộn đến những ba tháng.
- Mẹ! Nếu mầy gởi trước một ngày thì dù có lời hàng tỉ tao cũng bỏ - Tôi chửi thầm.
Và một bức thư vừa mới tới trước khi tôi về một vài ngày. Thư có đoạn viết:
... Tao nghĩ, thiếu ai chứ không thể thiếu mầy. Vậy mà mầy không về. Dù là ngày cưới (hạnh phúc, tất nhiên), vắng mầy tao vẫn thấy cô đơn... Sau đó, những ngày trăng mật, tao quên tất cả, quên cả mầy nữa. Đừng giận! Nay thấy nhớ bạn bè, nhớ mầy. Nhưng không trách vì biết mầy bận quá nhiều áp phe...
Mẹ, thương nó quá, lúc nào cũng thật. Quên thì nói quên! Chỉ có vậy mà tôi cảm động và nhớ nó cồn cào. Nhớ những ngày cùng ký túc xá trường đại học. Một thằng bạn mới nhìn tưởng là con nhà võ, mặt vuông mày đậm, mắt to, da thịt cuồn cuộn, trông dữ dội nhưng lại mơ mộng, thích văn chương, hay triết lý, viết nhật ký đều mỗi đêm và làm thơ khi bốc đồng. Bây giờ nó là hiệu trưởng trường cấp ba của tỉnh. Cuộc đời của người thầy giáo, nó sống khiêm tốn, mực thước và êm đềm. Không như tôi, người làm kinh tế, không tránh khỏi bước thăng trầm, thường mệt mỏi vì đồng tiền. Ba mươi nó có vợ. Ba mươi, tôi vẫn cô đơn. Đôi lúc tôi thèm cái cuộc đời của nó.
Hai đứa hẹn với nhau, hai đứa sẽ thay nhau làm phụ rể trong ngày cưới. Thế mà tôi vắng mặt! Nhưng "dù muộn vẫn phải nói với nhau...", tôi bỗng chợt nhớ đến cái giọng khẽ khàng của một cô gái thường rỉ rả vào tai tôi trong một quán bia. Một cô gái tuổi hai mươi có mái tóc xõa dài theo thân hình thon thả.
- Em tên Thu Hảo, tụi bạn ở đây gọi đùa là Thu Thảo. Anh muốn gọi em tên gì cũng được - Ngày đầu cô tự giới thiệu.
Cả hai tên của cô, tôi đều không gọi. Nữ chiêu đãi viên trong quán bia có mấy ai nói thật tên mình.
- Bữa nay em bắt số mấy?
- Bữa nay em hên lắm nghe - Giọng nhõng nhẽo - Đố anh số mấy?
- Số chín.
- Đúng. Đúng...
- Từ nay, anh gọi em là Chín được không?
- Hay, hay, cám ơn anh nhiều, từ nay em là Chín của anh...
Từ đó, mỗi lần có tiền và buồn, tôi đều đến với Chín, cùng nhau một cốc bia trong phòng lạnh đèn mờ. Tôi vừa vuốt mái tóc cô khi nghe cô kể chuyện đời, khi nghe cô hát. Cô kể, cô là con của một cán bộ quân đội, cấp tá. Ba cô chuyển ngành làm kinh tế cho uỷ ban tỉnh. Trong đợt bể tín dụng, ba cô bị kỷ luật, buộc phải về hưu với một số nợ phải trả. Tốt nghiệp lớp mười hai, cô không thi đại học, mà trở về đưa vai gánh vác việc nhà.
- Đời em như cô Kiều.
Tôi cười. Nữ chiêu đãi viên trong các quán bia không ai không có một cuộc đời bất hạnh. Thật giả làm sao biết được. Họ thêm thắt cuộc đời của họ tài hơn cả nhà văn. Nghĩ vậy nhưng cũng cảm động, thế mới kỳ.
Tôi không yêu, nhưng như nghiện, nghiện cái phòng lạnh đèn mờ, nghiện cái giọng hát khẽ khàng, nghiện mái tóc tỏa hương trầm... Rồi bỗng một hôm, cô biến mất. Nghe cô chuyển đi quán khác, là chuyện thường tình của các cô. Sài Gòn này bây giờ, bia ôm mọc lên như nấm, biết đâu mà tìm. Đọc thư của thằng bạn loay hoay thế nào mà nhớ đến cô gái bia ôm, quái thật!
o O o
Tôi về thăm thằng Danh. Nhà Danh bên bờ sông Hậu. Nó đón tôi từ đường cái. Hai đứa vừa đi vừa trò chuyện, quanh co theo con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo qua một xóm nhà lá lụp xụp, bỗng trước mắt tôi bừng lên một vòm trời mênh mông trên dòng sông cũng mênh mông, rạt rào tiếng sóng, và gió như vui với mái tóc tôi. Đám trẻ nhỏ đủ lứa tuổi đang nô đùa trên bến sông thật vui. Lòng cảm thấy thư thái lạ. Trong đám trẻ có một đứa nhỏ trần truồng, con chim như trái ớt, đập vào mắt tôi là cái vòng kiềng bằng sắt trong cái chân nhỏ lững chững của nó.
- Thằng nhỏ dễ thương quá. Sao nó đeo cái kiềng sắt nặng quá vậy Danh?
- Nhà nó vẫn noi.
- Noi là sao?
- Mày không biết à?
- Không.
- Dân thành phố tụi mày quên nhiều điều quá.
- Thôi nói đi, noi là sao?
- Ngày xưa, ông bố của thằng nhỏ đeo kiềng sắt đó chết trôi trên dòng sông này. Người chết trôi thì biến thành con ma da. Con ma da thường hay rút chân người tắm sông. Con cháu của người chết trôi như có một cái vết, gọi là có huông cũng được, ở đây gọi là noi, rất dễ bị theo cái vết của ông bà, mầy hiểu chưa?
- Biết rồi, nhưng tại sao cây kiềng sắt?
- Con ma da không ai thấy, nhưng theo ông bà thì con da thân hình nó toàn là nhớt. Nó rút chân người ta bằng hai bàn tay nhớt của nó. Nhưng nhớt thì kỵ với sắt. Nhớt gặp sắt thì nhớt tan. Vì nó có noi nên nó phải đeo cây kiềng sắt là vậy. Hiểu chưa?
Qua câu chuyện của Danh, tôi như cảm nhận được biết bao điều bí ẩn đang cuồn cuộn dưới dòng sông. Nhà của Danh, ngôi nhà sàn nhỏ dưới bóng cây xoài, mái lá vàng, cửa nhìn ra sông, thật thơ mộng. Chưa kịp bước lên chiếc cầu thang lên nhà, Danh đã gọi:
- Hiền, em ơi!
- Da... ạ...
- Ra đây tiếp khách.
Hiền, vợ Danh, xuất hiện trên sàn nhà, sau lan can.
Tôi chết đứng. Và Hiền, vợ của Danh, cũng chết đứng như tôi. Mái tóc dài run rẩy trước ngọn gió từ những lượn sóng hất lên người nàng.
- Hiền chính là Thu Hảo, là Chín của tôi trong quán bia.
- Chào chị Hiền. - Tôi lấy lại bình tĩnh, lên tiếng trước.
- Dạ thưa anh, mời anh lên nhà!
Tôi theo Danh, gầm mặt bước lên cầu thang, bụng rối bời.
Khi tôi và Danh ngồi vào ghế thì Hiền bưng khay trà đặt lên bàn.
- Đây là thằng Mạnh, bạn anh.
- Em nghe nhà em nhắc anh hoài, nay mới gặp. Anh ở chơi chừng nào về?
- Ghé thăm anh chị một chút tôi về.
- Hả? - Thằng Danh như giật mình, nhổm lên - Về ngay à?
- Tối nay mình phải tiếp một phái đoàn kinh tế Singapo.
- Nếu vậy thì có gì cho tụi anh lai rai đi em.
- Tiếc quá, anh không ở chơi lâu. - Hiền nói, và chỉ một cái nhìn, chúng tôi biết chúng tôi phải làm gì: đóng kịch.
Hiền biến vào nhà sau. Hai chúng tôi vừa uống trà vừa ôn lại kỷ niệm. Sau một tuần trà, Hiền bưng ra chiếc mâm thau, trên mâm: một đĩa khô sình, một đĩa xoài tượng xắt lát mỏng, một chai rượu đế, hai cái ly.
- Hai anh lai rai trước, em đi bắc nồi cơm.
Hiền lại biến. Tôi biết Hiền muốn tránh mặt nhưng Danh thì lại muốn khoe vợ. Anh cứ giục Hiền nhanh tay, ra ngồi chơi. Rõ ràng là Danh muốn vợ mình cùng nghe câu chuyện của hai đứa. Đợi đến lúc Hiền rảnh tay, Danh mới rót rượu và gợi chuyện.
Nếu là trong quán bia thì Hiền cũng nâng ly, nhưng bây giờ thì:
- Mời hai anh!
Trước mắt tôi bây giờ, Hiền không đánh phấn, không thoa son, chân mày không vẽ hình cánh cung, mắt không đeo mi giả, cái vẻ đẹp sắc sảo giả tạo không còn nữa, trở nên đúng là một người vợ hiền của ông giáo.
- Lai rai đi. Sài Gòn có đủ cao lương mỹ vị, nhưng không có món này đâu.
Đúng như Danh nói, một miếng xoài tượng với một miếng khô sình bắt mình phải uống cạn cả một ly, và uống thật sâu.
- Ôi! Đẹp quá! - Tôi reo lên và đưa tay chỉ một cánh buồm đỏ thắm đang căng gió lướt qua giữa dòng sông.
Danh vừa nhìn theo cánh buồm vừa nói:
- Nhiều lúc mình nghĩ, nếu con sông này chỉ có tàu, có máy đuôi tôm mà không có cánh buồm thì con sông này đối với mình chẳng còn gì là thơ mộng, thật là vô vị, và nàng thơ sẽ bỏ chạy. Theo tao, nàng thơ đang sống và đang căng đầy trong cánh buồm, nàng như nhắc nhở với mọi người, nàng vẫn còn, và ta vẫn còn thơ.
Tôi liếc nhìn Hiền. Hiền nhìn chồng như đắm đuối. Hớp cạn thêm một ly, Danh thao thao:
- Nhưng mầy nên nhớ, người căng buồm không phải vì nàng thơ, mà vì không đủ tiền sắm máy. Cho nên nhiều khi tao nghĩ, cái nghèo là đất sống của cái đẹp.
Tôi chỉ cười. Danh tiếp:
- Tao biết tao nghĩ vậy là lẩn thẩn, hoặc là tao chưa đủ lý, chưa đủ lời để diễn đạt ý nghĩ của tao.
- Hai anh lai rai đi, nói hoài. - Hiền nhắc.
Không ngờ từ cái vẻ đẹp của cánh buồm loay hoay thế nào lại chuyển sang chủ đề về đạo đức.
- Gần đây đọc báo của thành phố, tao thấy buồn?
- Vì cái gì?
- Cám ơn các nhà báo đã báo động về sự suy thoái của đạo đức, nhất là nạn mãi dâm, mãi dâm công khai và mãi dâm trá hình của các quán bia ôm, cà phê ôm, đủ thứ ôm, nghe đâu có cả thịt chó ôm nữa, hết nước.
Tôi chớp mắt nhìn Hiền. Hiền quay mặt nhìn ra sông.
- Thôi thì cũng tại cái nghèo.
- Không! - Danh dằn ly rượu, cơn giận như bốc lên, mặt anh bừng đỏ - Tao không chấp nhận. Nếu nói vì nghèo mà ôm này ôm kia thì cả dân tộc này làm nghề "ôm" hết. Trong đời có bao nhiêu cách sống, sao chọn bia ôm? Nghèo thì mò cua bắt ốc!
Hiền bật đứng dậy:
- Em vô coi nồi cơm.
Tôi cầm ly rượu, nâng lên:
- Uống đi!
Hai đứa cùng cạn ly.
o O o
Một tuần sau, tôi nhận được thư của Danh báo tin: Hiền đã chết.
Chiều hôm đó trời chạng vạng. Vợ tao ra sông tắm. Đâu có ngờ, Hiền không trở lên nữa. Cả xóm đổ xuống sông, mò lặn khắp nơi. Ba ngày sau, Hiền mới nổi lên. Vợ tao chết vì con ma da. Nếu tao biết cho vợ tao đeo cây kiềng sắt như đứa nhỏ có noi thì đâu đến nỗi...
Tôi gục đầu, đập tay xuống bàn, hét lên:
- Con ma da ấy là tao! Tao! Tao!
Khi tôi nhận được thiệp cưới của nó, thằng Danh bạn tôi, thì đã muộn rồi. Muộn đến những ba tháng.
- Mẹ! Nếu mầy gởi trước một ngày thì dù có lời hàng tỉ tao cũng bỏ - Tôi chửi thầm.
Và một bức thư vừa mới tới trước khi tôi về một vài ngày. Thư có đoạn viết:
... Tao nghĩ, thiếu ai chứ không thể thiếu mầy. Vậy mà mầy không về. Dù là ngày cưới (hạnh phúc, tất nhiên), vắng mầy tao vẫn thấy cô đơn... Sau đó, những ngày trăng mật, tao quên tất cả, quên cả mầy nữa. Đừng giận! Nay thấy nhớ bạn bè, nhớ mầy. Nhưng không trách vì biết mầy bận quá nhiều áp phe...
Mẹ, thương nó quá, lúc nào cũng thật. Quên thì nói quên! Chỉ có vậy mà tôi cảm động và nhớ nó cồn cào. Nhớ những ngày cùng ký túc xá trường đại học. Một thằng bạn mới nhìn tưởng là con nhà võ, mặt vuông mày đậm, mắt to, da thịt cuồn cuộn, trông dữ dội nhưng lại mơ mộng, thích văn chương, hay triết lý, viết nhật ký đều mỗi đêm và làm thơ khi bốc đồng. Bây giờ nó là hiệu trưởng trường cấp ba của tỉnh. Cuộc đời của người thầy giáo, nó sống khiêm tốn, mực thước và êm đềm. Không như tôi, người làm kinh tế, không tránh khỏi bước thăng trầm, thường mệt mỏi vì đồng tiền. Ba mươi nó có vợ. Ba mươi, tôi vẫn cô đơn. Đôi lúc tôi thèm cái cuộc đời của nó.
Hai đứa hẹn với nhau, hai đứa sẽ thay nhau làm phụ rể trong ngày cưới. Thế mà tôi vắng mặt! Nhưng "dù muộn vẫn phải nói với nhau...", tôi bỗng chợt nhớ đến cái giọng khẽ khàng của một cô gái thường rỉ rả vào tai tôi trong một quán bia. Một cô gái tuổi hai mươi có mái tóc xõa dài theo thân hình thon thả.
- Em tên Thu Hảo, tụi bạn ở đây gọi đùa là Thu Thảo. Anh muốn gọi em tên gì cũng được - Ngày đầu cô tự giới thiệu.
Cả hai tên của cô, tôi đều không gọi. Nữ chiêu đãi viên trong quán bia có mấy ai nói thật tên mình.
- Bữa nay em bắt số mấy?
- Bữa nay em hên lắm nghe - Giọng nhõng nhẽo - Đố anh số mấy?
- Số chín.
- Đúng. Đúng...
- Từ nay, anh gọi em là Chín được không?
- Hay, hay, cám ơn anh nhiều, từ nay em là Chín của anh...
Từ đó, mỗi lần có tiền và buồn, tôi đều đến với Chín, cùng nhau một cốc bia trong phòng lạnh đèn mờ. Tôi vừa vuốt mái tóc cô khi nghe cô kể chuyện đời, khi nghe cô hát. Cô kể, cô là con của một cán bộ quân đội, cấp tá. Ba cô chuyển ngành làm kinh tế cho uỷ ban tỉnh. Trong đợt bể tín dụng, ba cô bị kỷ luật, buộc phải về hưu với một số nợ phải trả. Tốt nghiệp lớp mười hai, cô không thi đại học, mà trở về đưa vai gánh vác việc nhà.
- Đời em như cô Kiều.
Tôi cười. Nữ chiêu đãi viên trong các quán bia không ai không có một cuộc đời bất hạnh. Thật giả làm sao biết được. Họ thêm thắt cuộc đời của họ tài hơn cả nhà văn. Nghĩ vậy nhưng cũng cảm động, thế mới kỳ.
Tôi không yêu, nhưng như nghiện, nghiện cái phòng lạnh đèn mờ, nghiện cái giọng hát khẽ khàng, nghiện mái tóc tỏa hương trầm... Rồi bỗng một hôm, cô biến mất. Nghe cô chuyển đi quán khác, là chuyện thường tình của các cô. Sài Gòn này bây giờ, bia ôm mọc lên như nấm, biết đâu mà tìm. Đọc thư của thằng bạn loay hoay thế nào mà nhớ đến cô gái bia ôm, quái thật!
o O o
Tôi về thăm thằng Danh. Nhà Danh bên bờ sông Hậu. Nó đón tôi từ đường cái. Hai đứa vừa đi vừa trò chuyện, quanh co theo con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo qua một xóm nhà lá lụp xụp, bỗng trước mắt tôi bừng lên một vòm trời mênh mông trên dòng sông cũng mênh mông, rạt rào tiếng sóng, và gió như vui với mái tóc tôi. Đám trẻ nhỏ đủ lứa tuổi đang nô đùa trên bến sông thật vui. Lòng cảm thấy thư thái lạ. Trong đám trẻ có một đứa nhỏ trần truồng, con chim như trái ớt, đập vào mắt tôi là cái vòng kiềng bằng sắt trong cái chân nhỏ lững chững của nó.
- Thằng nhỏ dễ thương quá. Sao nó đeo cái kiềng sắt nặng quá vậy Danh?
- Nhà nó vẫn noi.
- Noi là sao?
- Mày không biết à?
- Không.
- Dân thành phố tụi mày quên nhiều điều quá.
- Thôi nói đi, noi là sao?
- Ngày xưa, ông bố của thằng nhỏ đeo kiềng sắt đó chết trôi trên dòng sông này. Người chết trôi thì biến thành con ma da. Con ma da thường hay rút chân người tắm sông. Con cháu của người chết trôi như có một cái vết, gọi là có huông cũng được, ở đây gọi là noi, rất dễ bị theo cái vết của ông bà, mầy hiểu chưa?
- Biết rồi, nhưng tại sao cây kiềng sắt?
- Con ma da không ai thấy, nhưng theo ông bà thì con da thân hình nó toàn là nhớt. Nó rút chân người ta bằng hai bàn tay nhớt của nó. Nhưng nhớt thì kỵ với sắt. Nhớt gặp sắt thì nhớt tan. Vì nó có noi nên nó phải đeo cây kiềng sắt là vậy. Hiểu chưa?
Qua câu chuyện của Danh, tôi như cảm nhận được biết bao điều bí ẩn đang cuồn cuộn dưới dòng sông. Nhà của Danh, ngôi nhà sàn nhỏ dưới bóng cây xoài, mái lá vàng, cửa nhìn ra sông, thật thơ mộng. Chưa kịp bước lên chiếc cầu thang lên nhà, Danh đã gọi:
- Hiền, em ơi!
- Da... ạ...
- Ra đây tiếp khách.
Hiền, vợ Danh, xuất hiện trên sàn nhà, sau lan can.
Tôi chết đứng. Và Hiền, vợ của Danh, cũng chết đứng như tôi. Mái tóc dài run rẩy trước ngọn gió từ những lượn sóng hất lên người nàng.
- Hiền chính là Thu Hảo, là Chín của tôi trong quán bia.
- Chào chị Hiền. - Tôi lấy lại bình tĩnh, lên tiếng trước.
- Dạ thưa anh, mời anh lên nhà!
Tôi theo Danh, gầm mặt bước lên cầu thang, bụng rối bời.
Khi tôi và Danh ngồi vào ghế thì Hiền bưng khay trà đặt lên bàn.
- Đây là thằng Mạnh, bạn anh.
- Em nghe nhà em nhắc anh hoài, nay mới gặp. Anh ở chơi chừng nào về?
- Ghé thăm anh chị một chút tôi về.
- Hả? - Thằng Danh như giật mình, nhổm lên - Về ngay à?
- Tối nay mình phải tiếp một phái đoàn kinh tế Singapo.
- Nếu vậy thì có gì cho tụi anh lai rai đi em.
- Tiếc quá, anh không ở chơi lâu. - Hiền nói, và chỉ một cái nhìn, chúng tôi biết chúng tôi phải làm gì: đóng kịch.
Hiền biến vào nhà sau. Hai chúng tôi vừa uống trà vừa ôn lại kỷ niệm. Sau một tuần trà, Hiền bưng ra chiếc mâm thau, trên mâm: một đĩa khô sình, một đĩa xoài tượng xắt lát mỏng, một chai rượu đế, hai cái ly.
- Hai anh lai rai trước, em đi bắc nồi cơm.
Hiền lại biến. Tôi biết Hiền muốn tránh mặt nhưng Danh thì lại muốn khoe vợ. Anh cứ giục Hiền nhanh tay, ra ngồi chơi. Rõ ràng là Danh muốn vợ mình cùng nghe câu chuyện của hai đứa. Đợi đến lúc Hiền rảnh tay, Danh mới rót rượu và gợi chuyện.
Nếu là trong quán bia thì Hiền cũng nâng ly, nhưng bây giờ thì:
- Mời hai anh!
Trước mắt tôi bây giờ, Hiền không đánh phấn, không thoa son, chân mày không vẽ hình cánh cung, mắt không đeo mi giả, cái vẻ đẹp sắc sảo giả tạo không còn nữa, trở nên đúng là một người vợ hiền của ông giáo.
- Lai rai đi. Sài Gòn có đủ cao lương mỹ vị, nhưng không có món này đâu.
Đúng như Danh nói, một miếng xoài tượng với một miếng khô sình bắt mình phải uống cạn cả một ly, và uống thật sâu.
- Ôi! Đẹp quá! - Tôi reo lên và đưa tay chỉ một cánh buồm đỏ thắm đang căng gió lướt qua giữa dòng sông.
Danh vừa nhìn theo cánh buồm vừa nói:
- Nhiều lúc mình nghĩ, nếu con sông này chỉ có tàu, có máy đuôi tôm mà không có cánh buồm thì con sông này đối với mình chẳng còn gì là thơ mộng, thật là vô vị, và nàng thơ sẽ bỏ chạy. Theo tao, nàng thơ đang sống và đang căng đầy trong cánh buồm, nàng như nhắc nhở với mọi người, nàng vẫn còn, và ta vẫn còn thơ.
Tôi liếc nhìn Hiền. Hiền nhìn chồng như đắm đuối. Hớp cạn thêm một ly, Danh thao thao:
- Nhưng mầy nên nhớ, người căng buồm không phải vì nàng thơ, mà vì không đủ tiền sắm máy. Cho nên nhiều khi tao nghĩ, cái nghèo là đất sống của cái đẹp.
Tôi chỉ cười. Danh tiếp:
- Tao biết tao nghĩ vậy là lẩn thẩn, hoặc là tao chưa đủ lý, chưa đủ lời để diễn đạt ý nghĩ của tao.
- Hai anh lai rai đi, nói hoài. - Hiền nhắc.
Không ngờ từ cái vẻ đẹp của cánh buồm loay hoay thế nào lại chuyển sang chủ đề về đạo đức.
- Gần đây đọc báo của thành phố, tao thấy buồn?
- Vì cái gì?
- Cám ơn các nhà báo đã báo động về sự suy thoái của đạo đức, nhất là nạn mãi dâm, mãi dâm công khai và mãi dâm trá hình của các quán bia ôm, cà phê ôm, đủ thứ ôm, nghe đâu có cả thịt chó ôm nữa, hết nước.
Tôi chớp mắt nhìn Hiền. Hiền quay mặt nhìn ra sông.
- Thôi thì cũng tại cái nghèo.
- Không! - Danh dằn ly rượu, cơn giận như bốc lên, mặt anh bừng đỏ - Tao không chấp nhận. Nếu nói vì nghèo mà ôm này ôm kia thì cả dân tộc này làm nghề "ôm" hết. Trong đời có bao nhiêu cách sống, sao chọn bia ôm? Nghèo thì mò cua bắt ốc!
Hiền bật đứng dậy:
- Em vô coi nồi cơm.
Tôi cầm ly rượu, nâng lên:
- Uống đi!
Hai đứa cùng cạn ly.
o O o
Một tuần sau, tôi nhận được thư của Danh báo tin: Hiền đã chết.
Chiều hôm đó trời chạng vạng. Vợ tao ra sông tắm. Đâu có ngờ, Hiền không trở lên nữa. Cả xóm đổ xuống sông, mò lặn khắp nơi. Ba ngày sau, Hiền mới nổi lên. Vợ tao chết vì con ma da. Nếu tao biết cho vợ tao đeo cây kiềng sắt như đứa nhỏ có noi thì đâu đến nỗi...
Tôi gục đầu, đập tay xuống bàn, hét lên:
- Con ma da ấy là tao! Tao! Tao!
Chiếc Lược Ngà Chiếc Lược Ngà - Nguyễn Quang Sáng Chiếc Lược Ngà