Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bên Hàng Giậu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 7
T
ôi đã chạy đến phờ người vì việc phân phối sách của nhà phát hành. Tôi nhờ ba tôi can thiệp, vì ông quen lớn nhiều, để “Cái vạc của con quỷ” được bày bán trong nhiều nhà sách, nhất là ở Sàigòn.
Tôi sung sướng thấy tên mình được để ngang hàng với những nhà văn đương thời. Dù không cần biết nội dung cuốn sách thì tên tôi cũng đã có trên bìa một cuốn sách. Tôi đương nhiên là một nữ văn sĩ.
Tôi lại bỏ Đà Lạt, bỏ ba tôi, vú già và chú Sỹ để đi Sàigòn. Chuyến đi này ngắn ngủi nhưng không bận bịu, vì tôi đã hoàn thành xong tác phẩm. Mục đích của tôi là đi ngắm tên mình trên những cuốn sách bày ở quầy.
Những buổi sáng, những buổi chiều tôi lang thang trên vỉa hè Lê Lợi, nhìn vào hàng sách, đôi khi lại vào làm bộ hỏi mua một cuốn sách… tưởng tượng. Sau cùng, tôi nẩy ra ý định thử dò hỏi xem tiểu thuyết của mình bán có chạy không.
Nghĩ là làm, tôi vào một tiệm sách khá lớn. Cô bán hàng đon đả:
- Cô muốn tìm cuốn chi?
- Tôi muốn mua một cuốn tiểu thuyết.
- Thế ạ! Cô chọn nhà văn nào? Mai Thảo? Mặc Uy? Hay Túy Hồng?
- Không! Một cuốn tiểu thuyết mới của một nữ văn sĩ trẻ. Cuốn “Cái vạc của con quỷ” đó.
Người bán hàng nhìn tôi với vẻ nghi ngờ:
- Cô mua cuốn đó à?
Tôi hỏi lại:
- Sao cô hỏi vậy? Mua cuốn sách nào là tùy sở thích của tôi chứ!
Cô bán sách có vẻ bối rối:
- Vâng, thưa cô. Nhưng tôi chỉ hơi ngạc nhiên thấy cô biết tới cuốn đó. Từ hôm tôi bày bán đến nay, chưa thấy ai hỏi đến nó cả.
Tôi thấy mình như bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt. Tự ái bị tổn thương, nhưng tôi không tìm ra kẻ thù đã hạ nhục tôi. Cô bán hàng gói cuốn truyện. Tôi hậm hực lấy tiền trả rồi ôm sách bước ra khỏi tiệm.
Tôi ghé Viễn Đông uống một ly nước mía. Chất nước ngọt lịm lan nhanh trong cổ họng khiến tôi cảm thấy tỉnh táo chút đỉnh. Nỗi buồn khổ, tuyệt vọng chợt dưng vơi đi một phần.
“Cũng chưa đến nỗi tuyệt vọng lắm đâu”, tôi nhủ thầm. Đâu phải chỉ có một tiệm này bán. Còn những tiệm khác, nhiều tiệm nữa kìa! Biết đâu người ta lại không mua rần rần?
Bước chân thả dài trên phố của tôi nhẹ hơn sau ý nghĩ đó. Tôi tự đưa mình vào những niềm hy vọng mới. Dù sao tuổi tôi hãy còn quá trẻ. 18 tuổi đã trở thành một văn sĩ, dù là văn sĩ chưa nổi tiếng, không phải là một niềm kiêu hãnh lớn hay sao?
Buổi chiều hôm đó, trở về nhà dì Tân, tôi nhận được một phong thư của một người lạ ký tên là Nguyên Sinh. Y mời tôi đến dự buổi hội thảo của một nhóm văn nghệ sĩ trẻ về một đề tài thời trang: “Làm thế nào để hiểu được tuổi trẻ?”. Tôi mừng đến suýt nữa thì bật khóc: Như thế là người ta đã nói đến tôi, đã biết đến tôi và đã nhớ đến tôi!!! Sung sướng biết bao khi tôi sẽ đến buổi hội thảo đó và người ta sẽ niềm nở giới thiệu: Đây là nữ sĩ Ý Yên. Tôi sẽ đi trong danh vọng và những tràng pháo tay không ngớt. Tôi mang lá thư đi khoe với dì Tân:
- Dì ơi, người ta mời con đi dự hội thảo nè.
- Hội thảo về vấn đề gì đó Uyên?
Tôi đáp với một chút kiêu hãnh:
- Của một nhóm các nhà văn về đề tài “Làm sao hiểu được tuổi trẻ” dì ạ. Họ mời con vì con là một nữ văn sĩ đầy triển vọng.
Dĩ nhiên đó là những lời do cá nhân tôi chứ ông Nguyên Sinh nào đó không có nói trong thư. Mà ai lại nói lên một nhận xét kém tế nhị như vậy bao giờ? Nhưng lời mời của ông ta đã chứng minh một cách hùng hồn rằng: tôi đã có một chỗ đứng trên văn đàn.
Thủy, cô bé con dì Tân vội xen vô:
- Chị Uyên cho em đi theo với nghe!
Tôi lắc đầu:
- Thủy đi sao được. Em phải là một nhà văn, phải có giấy mời này thì mới đi được chứ.
Cô bé tiu nghỉu:
- Nếu vậy chị đi một mình. Em thích đi để làm quen với các văn sĩ.
Dì Tân cười:
- Thì văn sĩ đang nói chuyện với con đó thôi!
Câu chuyện của chúng tôi xoay quanh môi trường văn nghệ. Tôi là người nói hăng say nhất. Thỉnh thoảng, Thủy chen vào một câu đầy thán phục.
Tối hôm đó, tôi quyết định đi ngủ sớm để giữ sự tươi tỉnh cho ngày hôm sau.
o O o
Tòa nhà tráng lệ trước mắt khiến tôi ngần ngại. Những cánh cổng mở rộng đón mời. Tôi thấy bên trong lố nhố nhiều người, có cả người gác cửa nữa. Tôi lấy hết can đảm, bước những bước nhỏ, cố tạo nét khoan thai trên lối sỏi hồng thật đẹp.
Người gác cửa lễ phép tiến lại:
- Xin cô cho coi giấy.
Tôi chìa tấm “các” mời ra, gã nhìn vào, liếc sơ qua rồi reo lên:
- Cô là nữ sĩ Ý Yên?
Tôi hơi hoảng:
- Vâng… Sao?
Gã tươi cười:
- Thì ra tôi đang đứng trước người tôi hằng hâm mộ mà không biết. Tiểu thuyết của cô hay quá! Tôi không ngờ cô còn trẻ đến thế.
Tôi đỏ bừng mặt trước lời khen tặng đầu tiên mà tôi nhận được. Tôi cảm thấy mình như nhẹ hẫng đi. Tôi lấy giọng khiêm nhường, nhỏ nhẹ:
- Cám ơn ông quá khen. Tôi xin phép vào trong kia kẻo các bạn chờ.
Tôi nói thành thạo, lịch lãm như đã quen với những cuộc tiếp tân như thế này. Tôi bước vào căn phòng rộng tráng lệ. Màu sáng của những ngọn đèn trên trần nhà hắt xuống, ánh lên màu áo hồng của tôi một ánh mờ tuyệt đẹp.
Một người đàn ông tiến lại nghiêng mình:
- Xin hân hạnh được biết quý danh.
Tôi giữ cho giọng khỏi run:
- Ý Yên.
Mắt người đàn ông mở to đầy thán phục:
- Ồ, cô Ý Yên. Cô đẹp quá, cô lộng lẫy quá! Cô trẻ, đẹp và có một chân tài vô biên. Chúng tôi đang chờ cô và trong khi chờ đợi chúng tôi đã mạn phép bàn về cuốn tiểu thuyết của cô.
Tôi nở nụ cười dễ thương nhất:
- Có lẽ là những lời phê bình đầy thương hại?
- Không! Hoàn toàn tốt đẹp. Mọi người đều đồng ý rằng là đang có một khám phá về một ngòi bút mới.
Ông ta nhẹ nắm cánh tay tôi:
- Cô vào đây cho tôi được hân hạnh giới thiệu cô với những người bạn của chúng ta đang có mặt ở đây. Cô sẽ thấy mọi người quý mến và ngưỡng mộ cô đến đâu.
Tôi riu ríu đi theo tay dìu của ông ta. Mọi người đều im lặng khi tôi xuất hiện. Hình như họ đang trầm trồ về tôi. Người đàn ông nói lớn:
- Các bạn, tôi xin được giới thiệu một nữ văn sĩ trẻ tuổi và kiều diễm nhất: Cô Ý Yên.
Câu nói vừa dứt, một tràng pháo tay như cơn mưa rào bất tận nổi lên. Tôi cúi mặt xuống rồi ngẩng mặt lên, tiếng vỗ tay cũng chưa dứt. Sự xúc cảm quá mức khiến tôi trào nước mắt. Tôi bước theo người đàn ông, nhưng hai đầu gối tôi như muốn run theo chiều gió và chúng tôi dẫm chân lên nhau và ngã soài xuống.
Tiếng thét của tôi và của mọi người làm tôi bàng hoàng. Tôi choàng mở mắt và chợt hiểu rằng mình vừa trải qua một giấc mơ tuyệt đẹp. Giấc mơ đầy vinh quang, giấc mơ phát khởi từ lòng ao ước được thành công trong những bước đầu văn nghiệp.
Nhớ lại giấc mơ, tôi mỉm cười sung sướng. Tôi nghĩ biết đâu đó không là sự thật ngay trong buổi hội thảo hôm nay. Ý nghĩ đó giúp tôi hăng hái thêm khi sửa soạn.
Căn nhà tôi tới để dự hội thảo không tráng lệ như căn nhà trong giấc mơ. Đó là một thính đường nhỏ, cũng không có người gác cửa nào để khen tôi. Tôi đành bậm gan vào một mình. Mọi người đã đến khá đông và người ta đang bàn cãi những vấn đề thời sự, kiệm ước, vật giá leo thang v.v…
Tôi tìm được một chiếc ghế ngồi. Không ai chú ý tới tôi cả. Tôi không biết nói chuyện với ai nên chỉ nghe người ta nói. Người ta nói đến thật nhiều vấn đề… chỉ trừ vấn đề văn chương.
Tôi hơi thất vọng nhưng cố gắng chờ đợi. Biết đâu sẽ có những biến chuyển hay hơn. Nhưng rồi những diễn tiến sau đó lại càng tệ hại hơn nữa. Không ai biết tới tôi, không ai nói với tôi một lời. Tôi cũng không biết cả ai là ông Nguyên Sinh, là người đã mời tôi đến. Cuối cùng tôi đành nhìn người đàn bà bên cạnh và mỉm cười với bà ta. Người đàn bà hỏi tôi:
- Cô còn trẻ thế mà cũng viết văn à?
- Vâng. Tôi viết tiểu thuyết.
- Cô đã xuất bản cuốn nào chưa?
- Có. Một cuốn.
Người đàn bà nheo mắt:
- Tựa là gì nhỉ?
- “Cái vạc của con quỷ”.
- Cái tựa nghe lạ quá! Tôi chưa thấy bao giờ. Chắc cô còn đi học?
- Vâng.
Bà ta nhún vai, ngồi im.
Tôi chẳng biết làm sao hơn, đành quay mặt đi. Dĩ nhiên từ phút đó, bà ta không còn là một láng giềng đáng mến của tôi nữa.
Rồi một người đàn ông khoảng gần 50 bước lên micro. Ông ta ăn mặc “không đến nỗi tươm tất lắm”, và tự giới thiệu là Nguyên Sinh, nhà văn Nguyên Sinh.
A, đây rồi! Chính người đã gởi giấy mời tôi. Tôi nhìn ông ta với ánh mắt biểu lộ sự biết ơn, nhưng chắc ông ta không nhìn thấy ánh mắt đó. Ông ta tự giới thiệu là mình đã sáng tác được bao nhiêu truyện ngắn, thơ, đăng rải rác trên các nhật báo, những tờ báo tôi không tìm thấy chút giá trị nào.
Sau phần giới thiệu tràng giang đại hải, ông ta thao thao về văn chương. Từ lúc tôi bước vào phòng đây là lần đầu tiên người ta nói đến văn chương, nhưng tôi nghĩ giá ông đừng nói còn hơn.
Tôi buồn quá, nhớ đến sự huy hoàng trong giấc mơ ban tối. Giấc mơ đẹp làm sao! Chợt dưng, tôi cảm thấy muốn được sống lại một lần giấc mơ đó.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bên Hàng Giậu
Ý Yên
Bên Hàng Giậu - Ý Yên
https://isach.info/story.php?story=ben_hang_giau__y_yen