Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Vinh Quang Và Quyền Năng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 5
Đ
ột nhiên con lừa của vị linh mục khuỵ xuống: cũng không có gì ngạc nhiên vì nó đã đi hơn mười hai giờ trong rừng. Trước hết, ông đi về hướng Tây,nhưng người ta nói có lính ở đó, ông lại quay qua hướng Đông: Bọn Sơ mi đỏ triển khai nhiều quân ở vùng đó do đó ông phải đi lên hướng Bắc, nơi ông phải lội trong đầm lầy, trong bóng tối rừng bạc hà. Bây giờ, con lừa và vị linh mục đã kiệt sức. Linh mục trèo xuống và cười. Ông cảm thấy vui. Đó là một trong những điều lạ lùng nơi con người: dù khổ cực đến thế nào,con người cũng có những lúc sảng khoái; lúc nào cũng có thể nhớ đến những giờ phút cam go: ngay trong hiểm nguy và cùng cực, đồng hồ vẫn chạy.
Ngài cẩn thận băng qua hàng cây rồi đi vào trong một khoảng trống lầy lội. cả tỉnh nầy là như thế,sông, đầm lầy, rừng. Ngài quỳ gối trong ánh chiều tà và vục mặt vào vũng nước, vũng nước phản chiếu khuôn mặt xương xẩu lởm chởm râu,cái đầu tròn; bất ngờ là ngài lại cười với cái khuôn mặt ấy. Một cái cười nhăn nhó, rụt rè, xa xôi,ngờ vực của một tội nhân bị bắt qủa tang. Ngày xưa,ngài mất nhiều thời gian để tập trước gương một động tác. Do đó ngài biểt rõ khuôn mặt mình như các diễn viên tự biết nét mặt mình. Khuôn mặt tự nhiên của ngài không phù hợp với điều ngài mong muốn. Đó là khuôn mặt của anh hề,thích hợp khi nói chuyện tiếu lâm vô hại với các bà, nhưng không thích hợp khi đứng trên bàn thờ. Ngài đã cố gắng thay đổi nó đi “ Thật ra, ngài nghĩ, mình đã thành công.Hiện nay họ không còn nhận ra mình nữa.” Và nguyên nhân làm cho niềm vui trở lại với ngài như mùi rượu cô nhác, nó giúp tạm quên đi nỗi sợ, cô đơn, và nhiều thứ khác. Hoạt động của lính trong vùng buộc ngài phải trở về cái nơi mà ngài muốn đến hơn hết. Ngài đã trổn tránh nơi đó hơn sáu năm nay, nhưng lần nầy không phải do lỗi ở ngài, ngài buộc phải đến đó, cái đó không phải là tội. Ngài quay lại với con lừa và đá nhẹ nó:” Đứng lên..” Con người nhỏ bé,mặc áo quần nông dân rách rưới,lần đầu tiên trở về nhà sau nhiều năm, như mọi người khác để tìm lại mái ấm.
Dù sao, nếu cho dù ngài đi con đường phía Nam để tránh làng nầy, cái đó cũng chỉ thêm một sự đánh mất: sau lưng ngài,những tháng năm đầy dẫy những đánh mất, bỏ rơi cùng loại - trước hết là bỏ rơi những ngày lễ, những ngày ăn chay kiêng thịt; sau đó,thỉnh thoảng ngài mới đụng đến kinh nhật tụng, sau đó ngài đánh mất trên bến cảng,nơi ngài đã muốn trốn đi. Sau sách kinh,là viên đá bàn thờ, ngài đã bỏ đi vì mang theo quá nguy hiểm. Ngài không có quyền dâng lễ không có tấm đá nầy: nguy cơ bị treo cổ là chắc chắn.
Nhưng những qui định cho giáo sĩ trong tình cảnh của ngài ngày càng tỏ ra không thực tế khi hình phạt dành cho ngài là cái chết. Công việc hàng ngày của ngài như một con đập bị thấm nước; nước của lãng quên,từng giọt, từng giọt thấm vào và xóa bỏ tuần tự từ cái nầy đến cái khác. Năm năm trước, có lúc ngài đã buông xuôi trong tuyệt vọng: ngài đã phạm tội không tha thứ được và bây giờ ngài trở lại nơi xưa, trái tim đã nhẹ nhõm.Vì ngài đã chiến thắng được tuyệt vọng. Ngài là một linh mục tội lỗi, một linh mục nghiện rượu ( ngưòi ta nói thế và ngài biết mình là thế),nhưng tất cả những thất bại đó,ngài đã quên mất; cách kín đáo,ngài chất đống nó vào một nơi: bãi bùn thất bại. Ngày kia, ngài giả thiết như thế, những thứ xấu xa đó sẽ làm tắc nghẽn nguồn ơn thánh. Cho đến nay, có những lúc nghi ngờ, những lúc kiệt sức, nhưng ngài vẩn trung thành cách đơn sơ đến nỗi ngài thấy xấu hổ.
Nước tung toé dưới mỗi bước chân, con lừa đi qua khu rừng thưa. Họ lại vào rừng. Chiến thắng được sự tuyệt vọng dĩ nhiên không có nghĩa là sẽ không bị luận phạt. Vấn đề là mầu nhiệm quá lớn lao: một con người tội lỗi lại phân phát Chúa cho người khác, ngài là thừa tác viên quỷ quái gì thế!...Trong trí ngài nhớ đến một câu chuyện:Thánh Micae mặc áo giáp đang phanh thây con rồng và những thiên thần có mái tóc đẹp bềnh bồng từ trời rơi xuống vì ganh tỵ ( một giáo phụ đã viết như thế) rằng Chúa đã dành cho con người một đặc ân vĩ đại là sự sống…cuộc đời nầy.
Những dấu tích trồng trọt xuất hiện; những gốc cây, tro than của những đám lửa dùng để khai quang đất để trồng tỉa. Ngài ngừng thúc con lừa: tự nhiên ngài thấy rất ngại ngùng…Một bà từ trong chòi đi ra, nhìn ngài đi trên con đường mòn, chậm rãi trên lưng con lừa mệt nhoài. Ngôi làng rất nhỏ:chừng hơn hai chục cái chòi vây quanh một quảng sân bụi bặm, chỉ có thế, như những ngôi làng khác. Nhưng ngôi làng nầy rất thiết thân với ngài. ở đây, ngài cảm thấy an toàn và chắc chắn được đón tiếp, ở đây ngài biết ít nhất cũng có một người ngài có thể tin cậy được, sẽ không nộp ngài cho cảnh sát. Khi ngài đến gần xóm nhà, con lừa lại ngồi phịch xuống: lần nầy ngài phải xô nó qua một bên để đứng lên. Một người đàn bà nhìn ngài như đang canh chừng kẻ thù.
• Chào Maria, ngài nói, con có khoẻ không?
• A, cha đây mà, bà la lên.
Ngài không dám nhìn thẳng mặt bà,mà chỉ nhìn trộm.
• Con không nhận ra cha sao? Ngài hỏi.
• Cha thay đổi nhiều quá.
Bà nhìn ngài từ đầu đến chân, với một chút khinh miệt.
• Cha mặc bộ đồ nầy từ khi nào?
• Một tuần.
• Thế áo quần của cha?
• Cha đổi cho người ta rồi.
• Sao thế? Áo quần cha tốt lắm mà.
• Nó rách nát quá, và mang nó làm cho người ta để ý.
• Sao cha không mang về đây để con vá và thu đi. Thật phí của. Dáng dấp cha bây giờ cũng như những người đàn ông khác thôi.
Ngài cười khổ, cúi mặt xuống khi nghe bà ta mắng mình như một bà giúp việc của các cha xứ. Giống như ngày xưa ở nhà xứ, khi còn hội Con Đức Mẹ, các hội đoàn khác …Ngài hỏi nhỏ với một nụ cười lúng túng:
« Brigitte ra sao? »
Tim ngài nhảy ra khỏi lồng ngực khi ngài nhắc đến tên con bé. Tội có thể mang đến những hậu quả to lớn. Sáu năm rồi ngài mới về…nhà.
« Cũng như mọi người thôi. Không tệ hơn. Cha muốn biết thêm gì nữa không?
Sự sung sướng mà ngài cảm thấy liên hệ với tội ác của ngài; ngài không có quyền cảm thấy hạnh phúc với cái điều có liên quan đến quá khứ.
« Thôi được »,ngài trả lời cách máy móc,còn cái tình yêu thầm kín, bất xứng,làm tim ngài đập nhanh. Ngài nói thêm: « Cha rất mệt. Cảnh sát lùng sục quanh Zapata….
• Sao cha không lên miệt Monte-Cristô? »
Ngài ngước mắt lên, lo âu. Đó không phải là sự tiếp đón mà ngài mong đợi: một nhóm nhỏ tụ tập giữa hai căn chòi đang quan sát ngài từ xa- có một cái quán nhạc đã sụp đổ và một quầy bán nước khoáng- người ta đã mang ghế để hóng chút gió buổi chiều.Không có ai đến hôn tay ngài và xin ngài chúc lành.Có thể nói rằng, tội của ngài đã hạ ngài xuống trong vũng bùn những tranh chấp hơn thua của con người để ngài học được rằng,ngoài tuyệt vọng và tình yêu, ngài cũng không được mong đợi ở nhà mình.
« Bọn Áo đỏ ở đó, ngài trả lời.
• Thôi cũng được, thưa cha. Không lẽ chúng con đuổi cha.Cha vào đây với con. »
Ngài ngoan ngoãn đi theo bà,vấp chân mấy lần vì cái quần nông dân hơi dài, niềm vui biến mất trên mặt ngài, chỉ còn lại nụ cười, quên lãng, như người sống sót sau vụ đắm tàu. Có tám người đàn ông,hai bà, khoảng sáu đứa trẻ con: ngài đến giữa họ như người ăn mày. Ngài không thể quên được sự hồ hởi khi ngài đến đây lần trước, họ đào vò rượu chôn dưới đất lên…Tội ác của ngài lúc đó còn đang mới toanh,nhưng họ vẫn hân hoan đón ngài! Như thể ngài cũng giống họ, trong xiềng xích của tội lỗi, như người lưu vong trở lại quê nhà sau khi thành đạt.
« Cha đấy », người đàn bà nói.
Có lẽ đơn giản vì họ không nhận ra ngài, ngài nghĩ thầm và chờ họ đến chào ngài. Họ tiến đến từng người một hôn tay ngài, rồi lùi lại vài bước, lại quan sát ngài.
« Tôi rất vui được gặp lại các ông các bà » ngài nói.Ngài định nói « các con »,nhưng ngài nghĩ là chỉ duy nhất người không có con mới có quyền xưng hô như thế với người lạ. Bây giờ, cha mẹ đẩy những đứa trẻ tiến đến hôn tay ngài. Chúng còn quá nhỏ để biết đến cái thời xưa lúc các linh mục còn mặc áo chùng thâm,mang cổ cồn trắng, có những bàn tay ban ơn, dáng dấp thánh thiện; chúng hơi ngạc nhiên vì phải tôn kính một ông nông dân cũng chẳng khác gì cha mẹ chúng. Ngài quan sát chúng cẩn thận.Hai bé gái- một em gầy, da sáng màu, độ chừng năm, sáu hay bảy tuổi gì đó. – và bé kia, cái đói khát đã làm nó có những đường nét khắc khổ trước tuổi. Từ hai mắt cô bé toát ra cái nhìn của phụ nữ. Ngài lặng yên nhìn lũ trẻ tản đi: chúng xa lạ với ngài.
« Thưa cha, cha tính ở lại đây lâu không?một người đàn ông hỏi.
• Cha nghĩ rằng…cha muốn nghỉ ngơi vài ngày, ngài đáp.
Một ông khác nói.
« Sao cha không lên vùng cao, mạn Pueblitô?
« Con lừa và cha mới đi mười hai tiếng liên tục. »
Người đàn bà trả lời thay cho ngài,giọng nóng nảy:
• Đêm nay ngài ngủ lại đây. Ta không thể làm khác được.
• Sáng mai, tôi sẽ dâng lễ cho bà con.
Ngài nói, như thể để giảng hòa với họ bằng một món quà. Nhưng nhìn vẻ mặt khó chịu của họ, có thể nói là ngài muốn tặng cho họ của ăn cắp.
• Nếu các ông bà muốn, sáng sớm, thật sớm, nếu có thể…
• Nhưng ông bà bị gì vậy? Ngài hỏi, tại sao lại sợ?
• Cha không biết gì sao?
• Cái gì?
• Bây giờ họ bắt con tin…trong bất cứ làng nào họ nghi là cha có đến. Và nếu không khai…họ bắn một người…rồi người khác, rồi họ bắt con tin mới.Đã xảy ra như vậy ở Conception.
• Ở Conception à.
Mắt ngài giựt giựt, ngài không tự chủ được. Đó là dấu chỉ ngài đang rất sợ, sợ hay tuyệt vọng.
• Ai thế? ngài hỏi.
• Họ nhìn ngài chưng hửng.Ngài tức tối lặp lại:
• Họ đã giết ai?
• Pedrô Montez. »
Ngài kêu khẻ, như tiếng chó tru, dấu chỉ của sợ hãi. Đứa trẻ có khuôn mặt người lớn cười.
« Tại sao họ không bắt tôi? ngài nói.Lũ ngốc!Tại sao họ không bắt tôi đây nầy? »
Đứa con gái lại phì cười.Ngài nhìn nó nhưng không thấy gì, nghe tiếng nhưng không thấy mặt.Hạnh phúc, một lần nữa, đã chết trước khi có thời gian để thở hơi thở đầu tiên và vị linh mục đứng đó như người đàn bà ôm đứa con chết lúc vừa sinh ra: người ta chôn nó gấp, quên nó đi và làm lại từ đầu. Hy vọng đứa sau sẽ sống sót!
• Thưa cha, một người đàn ông phân bua, cha thấy đó… »
Ngài thấy mình như kẻ tử tội đứng trước quan toà.
• Các ông bà có thích tôi…sống như cha Jôsê, trên tỉnh không?...Các ông có nghe nói về ngài rồi chứ?
Họ trả lời buông xuôi.
• Chắc chắn là không, thưa cha.
• Vậy thì tôi làm sao đây? Vấn đề không phải là cái tôi hay các ông bà muốn. »
Ngài nói thêm, giọng quyền uy:
« Bây giờ, tôi ngủ một chút…Các ông bà có thể thức tôi dậy một giờ trước bình minh…nửa giờ để xưng tội …thánh lễ, rồi tôi sẽ đi. »
Nhưng đi đâu? Trong toàn tỉnh nầy, bất cứ nơi nào ngài đến đều có thể nguy hiểm cho người ta.
• Qua đây, thưa cha”, người đàn bà nói.
Ngài đi theo bà vào trong một căn phòng nhỏ,tất cả vật dụng đều làm từ thùng đựng hàng cũ: một cái ghế, một cái giường ván ghép lại bằng đinh, một chiếc chiếu, một cái két lớn phủ vải, trên vải có một cây đèn dầu.
“ Tôi không muốn chiếm phòng ngủ của ai cả, ngài nói.
• Phòng nầy của con.”
Ngài nhìn bà nghi ngại.
“ Thế bà ngủ ở đâu?”
Ngài kín đáo quan sát bà,sợ rằng bà đòi quyền…hôn nhân chỉ có thế thôi sao: lãng quên, nghi ngờ, bất an? Khi người ta đến xưng tội với ngài nói đến đam mê, có phải họ nói đến chuyện đó không?...cái giường cứng, người đàn bà bận rộn, và sự im lặng bao trùm quá khứ?
“ Con sẽ ngủ khi cha đi khỏi nơi nầy.”
Ánh mặt trời xuống thấp sau khu rừng; những bóng cây bây giờ đã dài đến tận cửa. Ngài nằm trên giường, người đàn bà bận rộn đâu đó; ngài nghe tiếng đào đất. Ngài không ngủ được. Trốn thoát có phải là trách nhiệm của ngài không? Nhiều lần,ngài đã tìm đường ra đi, nhưng cứ mỗi lần lại bị ngăn trở…Bây giờ,chính họ yêu cầu ngài ra đi. Sẽ không có ai giữ ngài lại vì một người đàn bà bệnh hoạn hay một người hấp hối. Từ nay, căn bệnh chính là bản thân ngài.
“ Maria,ngài gọi,Maria, con làm gì đó?
• Con có dấu cho cha một ít rượu mạnh.”
Ngài nghĩ thầm:” Nếu ra được khỏi cái xứ nầy, mình sẽ gặp linh mục khác; mình sẽ xưng tội; mình sẽ hối tội và sẽ được tha thứ; sự sống đời đời sẽ tái tục,như thể chưa có gì xảy ra. Mẹ Hội thánh dạy rằng: bổn phận đầu tiên của một con người là phải cứu rỗi linh hồn của chính mình.” Những ý niệm đơn giản về Thiên đàng, địa ngục thoáng qua trong đầu ngài: sống không sách vở,không có quan hệ nào với những người có học, đã xoá đi trong đầu ngài tất cả,chỉ còn lại là những hình ảnh rất cơ bản.
“Rượu đây” người đàn bà mang vào một chai đựng thuốc nhỏ đầy rượu mạnh.
Nếu ngài bỏ họ mà đi, họ sẽ được an toàn; họ cũng thoát được cái gương xấu là chính ngài. Ngài là hình ảnh linh mục duy nhất có thể còn sót lại trong trí các em nhỏ. Chính nơi ngài, họ thấy hình bóng của Thiên Chúa, đưa Mình Thánh Chúa cho họ. Ngài ra đi, hình như Chúa hết hiện diện trong khoảng trời đất giữa biển và núi nầy. Bổn phận của ngài không phải là ở lại sao, dù cho họ phải chết vì ngài? Vì gương xấu của ngài? Tầm quan trọng của vấn đề làm ngài run lên; ngài nằm xuống và lấy tay che mặt; khắp nơi, trong cái xứ mênh mông đầm lầy nầy, không còn ai có thể cho ngài một lời khuyên. Ngài uống rượu. Ngài rụt rè hỏi:
“ Brigitte...có...có khoẻ không?
• Cha mới thấy nó đó.
• Không.
Ngài không tin là ngài không nhận ra nó. Như thế là xem thường tội trọng của mình: người ta không thể phạm một sai lầm lớn như thế rồi không nhận ra...
• Vâng, cha có thấy.
Maria đi ra cửa gọi:”Brigitte,Brigitte!” và ông linh mục nằm nghiêng lại để nhìn con bé xuất hiện: đó là đứa bé có vẻ dữ tợn đã trêu ngài.
“Đến nói chuyện với cha đi, đi đi.”
Ngài muốn dấu chai rượu, nhưng không làm được,rồi ngài tìm cách dấu nó trong hai bàn tay. Không rời mắt khỏi con bé, rung động vì tình thương.
“ Nó thuộc kinh bổn, Maria nói, nhưng nó không muốn đọc.”
Con bé đứng đó, nhìn ngài với ánh mắt xoi mói và oán hận. Họ không có một chút yêu thương nào khi tạo ra sinh linh nầy: sự sợ hãi, tuyệt vọng, nửa chai rượu mạnh, sợ hãi vì cô đơn đã đẩy ngài đến cái hành động mà ngài ghê tởm…và kết quả là cái tình yêu đầy âu lo, tủi nhục và lớn lao nầy.
“ Tại sao con không muốn đọc kinh bổn,ngài lên tiếng.
Không để cho những cái nhìn gặp nhau, ngài kín đáo quan sát con bé. Tim ngài đập loạn xạ, trong cái ước muốn mãnh liệt nhằm bảo vệ nó…
• Tại sao con phải đọc?
• Chúa muốn như thế.
• Làm sao cha biết?
Ngài cảm thấy một trách nhiệm nặng nề đè lên mình: cái đó hoà lẫn với tình thương.” Tất cả mọi cha mẹ chắc đều cảm thấy như thế,ngài nghĩ thầm; những người bình thường đều sống như thế, đốn cây, cầu nguyện xin thoát khỏi khổ đau…nhờ những cái đó mà ta thoát khỏi một động tác không quan trọng của thân xác.” Từ nhiều năm nay,ngài đã chịu trách nhiệm về các linh hồn, nhưng khác kia…nhẹ nhàng hơn nhiều. Ta có thể tin tưởng vào lòng khoan dung của Thiên Chúa, nhưng khó mà tin vào cái mụn nhọt, cái đói, con người…
“ Con yêu, ngài nói,tay siết chặt chai rượu…ngài đã rửa tội cho nó trong lần trước ngài về đây:Khi đó con bé giống như một con búp bê bằng vải với khuôn mặt đầy nếp nhăn, già dặn, hình như nó khó mà sống được…Ngài chỉ thấy hối hận; ngài khó mà cảm thấy xấu hổ vì không ai chống đối ngài. Với đa số trong họ,ngài là linh mục duy nhất-và nhìn ngài,mọi phụ nữ sẽ đánh giá cả hàng giáo sĩ.
• Cha là tên người Mỹ à?
• Người Mỹ naò?
• Con ngốc, người đàn bà mắng. Bà nói với vị linh mục: Đó là người mà cảnh sát đang truy lùng.
Ngài ngạc nhiên vì người ta còn truy lùng một người khác ngoài ngài.
• Ông ta đã làm gì?
• Đó là một tên cướp.Nó đã giết người trên phía Bắc.
• Tại sao nó lại đến đây?
• Người ta nghĩ rằng nó muốn trốn đến Quinta na Roo, trong những đồn điền.
Ở Mêxico,nhiều tên sát nhân thường trốn đến vùng đó: chúng làm việc trong các đồn điền, thu nhập khá và không còn ai lo ngại về chúng nữa.
• Ông có phải là tên tướng cướp không? Con bé lại hỏi.
• Cha có vẻ là tên sát nhân lắm sao?
• Không biết. »
Nếu ngài bỏ xứ ra đi, ngài cũng bỏ rơi nó ở đây. Khiêm tốn, ngài hỏi người đàn bà:
« Cha có thể ở lại đây một vài ngày được không?
« Thưa cha, nguy hiểm lắm. »
Ngài chợt thấy trong mắt con bé một cái nhìn làm ngài sợ. Có thể nói, con bé là một phụ nữ già trước tuổi, đang hoạch định những kế hoạch rất chính xác. Ngài như thấy cái tội trọng không hối tiếc của mình đang nhìn mình. Ngài cố gắng tìm một nét giống nhau giữa ngài với con bé hơn là giữa con bé với người đàn bà:
• Con yêu, ngài nói, kể cho cha nghe những trò con chơi đi. »
Con bé cười. Ngài quay lại nhìn lên trần nhà có con nhện đang chạy.Ngài nhớ đến câu ngạn ngữ cha ngài thường nói: Mùi thơm nhất là mùi bánh mì, vị ngon nhất là vị muối, tình yêu đẹp nhất là tình yêu của trẻ con. Tuổi thơ của ngài là tuổi thơ hạnh phúc dù ngài sợ hơi nhiều điều và xem cái nghèo như một tội ác: ngài tưởng rằng,làm linh mục ngài sẽ thành giàu có và quan trọng: đó là cái mà người ta gọi là ơn gọi. Ngài nhớ đến khoảng thời gian xa vời từ con vụ đầu tiên cho đến cái giường ngài đang nằm đây. Và với Chúa, đó chỉ là một khoảnh khắc. Từ tiếng cười của con bé đến tội trọng đầu tiên chỉ gần như một nháy mắt. Ngài với tay ra như thể để cứu con bé khỏi…cái gì? Ngài bất lực: con người, đàn ông hay đàn bà,mà cuộc đời đã chỉ định đến để làm băng hoại con bé có thể chưa sinh ra; làm sao che chở nó tránh cái chưa hiện hữu?
Con bé nhảy một bước thoát khỏi tầm tay ngài.
• Đồ quỉ, bà mẹ nói và dang tay lên đánh con.
• Đừng, vị linh mục nói, đừng.
Ngài ngồi dậy cách khó nhọc.
• Tôi không cho phép bà….
• Con là mẹ nó.
• Chúng ta không có quyền.”
Ngài lại nói với con bé. “Nếu con có bộ bài tây,cha sẽ bày cho con một trò. Con có thể khoe với các bạn...”
Ngài chưa bao giờ biết cách nói chuyện với trẻ con, trừ khi từ trên toà giảng. Con bé nhìn ngài với ánh mắt thách thức.
• Con có biết, ngài nói, gởi tín hiệu bằng cách gõ những tiếng dài, ngắn, dài...không?
• Cái đó là cái gì? người đàn bà la lên.
• Đó là trò chơi của trẻ con. Ngài lại nói với con bé: “ Con có bạn không?”
Con bé lại bật cười. Vóc dáng con bé bảy tuổi trông giống như vóc dáng một phụ nữ lùn.
• Ra ngoài, người đàn bà la lên,nếu không, tao sẽ cho mày biết....”
Con bé biến mất..có lẽ là mãi mãi đối với ngài. Người ta không bao giờ nói vĩnh biệt với những người ta yêu thương bên giường bệnh, trong khung cảnh thanh bình đầy mùi hương trầm. Ngài nói:
• Cha nghĩ, điều mà chúng ta có thể dạy nó....”
Ngài nghĩ đến cái chết của chính mình, đến cuộc đời con bé sẽ tiếp tục: có lẽ địa ngục đối với ngài là nhìn thấy con bé đi theo con đường lầm lỗi của ngài, càng lúc càng hư đốn sau khi ngài đã truyền cho nó sự yếu hèn của mình như truyền căn bệnh lao di truyền...Ngài lại nằm và quay mặt đi tránh ánh nắng chiều đang xuống, muổi bay đi kiếm ăn vùn vụt như những con dao lính thuỷ phóng ra.
• Con treo mùng cho cha nhé.
• Không,không cần đâu.”
Trong mười năm gần đây, ngài bị sốt quá nhiều lần, bao nhiêu lần ngài không nhớ nỗi. Ngài không quan tâm. Sốt, hết sốt. vậy thôi, có khác gì đâu. Bây giờ đó là một phần cuộc sống của ngài.
Một lúc sau, người đàn bà ra khỏi lều và ngài nghe giọng bà ba hoa ngoài kia. Ngài ngạc nhiên và hơi an tâm vì tính tình mềm mỏng của Maria. Một lần thôi, bảy năm trước đây, trong năm phút, họ đã yêu nhau, nếu có thể nói như thế về cái lần quan hệ mà bà còn không cho ngài biết tên mình. Với bà, đó là một sự việc, một vết thương nhẹ đã lành sẹo hoàn toàn, bà cũng hơi hãnh diện vì đã là tình nhân của một linh mục. Chỉ có ngài, ngài mang một vết thương sâu hoắm: đó là thời điểm sụp đổ một thế giới.
Bên ngoài,trời còn tối: chưa có dấu chỉ là sắp bình minh. Hai mươi bốn hay hai mươi lăm người ngồi dưới đất, trong ngôi lều lớn nhất làng nghe ngài giảng. Ngài không thấy rõ họ: mấy cây đèn cầy đặt trên một thùng gỗ,khói bay thẳng lên trời; cửa đóng kín, không có một chút gió nào trong nhà. Đứng giữa những con người đó và mấy ngọn đèn, mặc quần rách và cái áo của người nhà quê, ngài nói với họ về Nước Trời. Họ càu nhàu và cựu quậy vì lo lắng: ngài biết là họ mong thánh lễ kết thúc nhanh, họ đã đánh thức ngài từ rất sớm,có tin cảnh sát đang ở gần đây...
Ngài nói: “ Một giáo phụ dạy chúng ta rằng niềm vui phụ thuộc vào đau khổ. Gian nan là một phần thiết yếu của niềm vui. Anh chị em nghĩ xem: Khi ta đói, thức ăn xem ra ngon biết chừng nào.Khi ta khát...”
Ngài đột ngột dừng lại và chờ một tiếng cười chế giễu,nhưng không có. Ngài nói tiếp:
• Chúng ta hy sinh để được hạnh phúc hơn. Anh chị em có nghe nói về những người giàu có trên phương Bắc, họ ăn những thức ăn thật mặn trước khi uống cái mà họ gọi là cocktail. Trước hôn nhân cũng vậy,có thời gian đính hôn dài....”
Ngài lại ngừng. Ngài thấy sự bất xứng đè nặng trên lưỡi ngài.Một ngọn nến đang tàn toả mùi hương sáp trong không khí nóng nực: trong bóng tối,mọi người nhúc nhích.Mùi mồ hôi của những con người không bao giờ tắm trộn với mùi nến. Giọng uy quyền của ngài bỗng cất lên:
• Do đó, tại sao tôi nói với anh chị em là Nước Trời đang ở đây: đây là một phần của nước trời, cũng như khổ đau là một phần của niềm vui. Anh chị em hảy xin được chịu khó thêm nữa, thêm nữa. Đừng nản lòng vì khổ đau. Cảnh sát bóc lột anh chị em, lính thu thuế, anh chị em bị đánh đập vì nghèo quá,không có tiền đóng thuế, mụt nhọt, sốt, đói khát...tất cả là một phần của Nước Trời, và chuẩn bị cho anh chị em vào. Và biết đâu, không có những khốn khó đó, anh chị em lại thấy Nước Trời ít đẹp đi. Nước Trời sẽ không toàn vẹn. Và Nước Trời. Nước Trời là gì?
Hình như những câu văn chải chuốt nầy bây giờ thuộc về một cuộc sống khác- cuộc sống bình yên nhặt nhiệm trong chủng viện- các từ rối rắm trên môi ngài, tên những loại đá quí, Giêrusalem thành vàng...nhưng những người nầy có bao giờ thấy vàng đâu.
Ngài tiếp tục lúng búng:” Nước Trời là nơi không còn cảnh sát, không còn luật lệ bất công,không còn lính,không còn đói.Trên trời, con cái anh chị em sẽ không còn chết yểu.”
Cửa căn lều mở ra, một người đi vào bên trong.Có tiếng thì thầm trong góc khuất.
• Anh chị em sẽ không còn sợ hãi vì sẽ không còn đe doạ.Không còn đội áo đỏ. Ở đó không còn ai phải già đi, và mùa màng luôn tươi tốt. Ôi, thật dễ nêu ra những gì không có trên Thiên đàng. Trên đó có Chúa. Điều nầy khó hiểu hơn.Ngôn từ của chúng ta chỉ dành để mô tả những gì giác quan cảm nhận được. Khi ta nói “ánh sáng” chúng ta chỉ nghĩ đến mặt trời, “ tình yêu...”
Khó có thể tập trung được: cảnh sát đang đến. Người kia có thể đã mang tin đến.
Một giọng nói thì thầm vào tai ngài.
• Thưa cha.
• Cái gì?
• Cảnh sát đã xuất phát; họ băng qua đường rừng, chỉ cách đây một dặm.”
Ngài quá quen với những điều nầy: những lời không nói, cái kết thúc, chờ đợi cực hình đang hiện diện giữa ngài và đức tin. Kiên trì, ngài tiếp tục nói:
• Tóm lại, xin anh chị em nhớ cho Nước Trời đang ở đây.”
Họ đi bộ hay đi ngựa? Nếu họ đi bộ, ngài còn có hai mươi phút để kết thúc thánh lễ và đi trốn.
“ Ngay tại đây, ngay phút nầy, nỗi sợ của anh chị em và của tôi thuộc về Nước Trời ở đó sẽ không con lo sợ nữa.”
Ngài quay lưng về phía họ và đọc nhanh kinh Tin Kính. Lần đầu tiên sau khi phạm tội trọng, ngài đã kinh hãi thực sự khi đến phần Kinh nguyện Thánh Thể, khi ngài rước Mình Máu Chúa; sau đó,cuộc sống đã cung cấp cho ngài những lý do để miễn trừ...Rồi một thời gian sau, ngài thôi nghĩ đến việc bị luận tội hay không, điều quan trọng là những người nầy....
Ngài hôn lên thùng hàng và quay lại phía họ để ban phép lành...trong ánh sáng tù mù, ngài thấy có hai người quỳ gối, tay dang ra hình thánh giá...Họ sẽ quỳ như thế cho đến hết phần Truyền Phép, thêm một sự ép mình vào cuộc sống khó khăn,khốn khổ của họ.Ngài cảm thấy nhục nhã trước cảnh những người tầm thường tự nguyện chịu khó khăn; phần ngài, những đau khổ thì ngài bị bắt buộc phải chịu.
• Ôi, lạy Chúa, con yêu mến nhà Chúa biết bao....”
Mấy ngọn nến tiếp tục cháy, các tín hữu quỳ gối nhưng nhúc nhích không yên. Bổng nhiên, một niềm hạnh phúc phi lý xâm chiếm lấy ngài, trước cơn lo âu: như thể ngài được phép chiêm ngắm những công dân Nước Trời. Thiên Đàng có lẽ cũng có những khuôn mặt thất thanh vì sợ, đói khát như thế nầy. Trong một vài giây, ngài cảm thấy mãn nguyện vì từ nay ngài có thể nói với họ về đau khổ mà không giả hình...Một linh mục được ăn no, mặc ấm thì không thể tôn vinh sự nghèo khó. Ngài bắt đầu kinh cầu cho kẻ sống: danh sách dài các thánh Tông đồ, các thánh Tử đạo. Tên các ngài vang lên như tiếng bước chân: Cornêliô, Cyprianô, Lôrenti, Chrysôgôni...Cảnh sát sắp đến khu đất trống, nơi con lừa của ngài khuỵ xuống, nơi ngài rửa mặt trong vũng nước. Những lời kinh lẩn lộn vào nhau; chung quanh ngài, sự nôn nóng trở thành rõ rệt. Ngài đọc lời Truyền phép ( từ lâu nay, ngài không còn có bánh không men... đây là miếng bánh nướng trong lò của Maria); đột nhiên, sự nôn nóng biến mất: với thời gian,mọi sự trở thành tầm thường trừ điều nầy: hôm trứơc ngày chịu nạn, Người cầm bành trong tay....Tiếng động của đoàn người đang di chuyển trên con đường mòn, ở đây mọi sự đều bất động, Nầy là Mình Ta. Ngài nghe tiếng họ thở phào vì họ nín hơi đã lâu: Chúa đang hiện diện, trước mặt họ, dưới hình bánh, lần đầu tiên từ sáu năm nay.Khi ngài đưa Mình Thánh Chúa lên, ngài hình dung họ nhìn lên như những con chó đói. Ngài truyền phép rượu, trong một cái chén sứt. Lại thêm một mất mát, bỏ rơi: trong hai năm, đi đâu ngài cũng mang chén thánh đi: cái nầy đánh đổi bằng mạng sống; nếu một sĩ quan cảnh sát nào đó không có đạo mà lục xách ngài...Cũng có thể viên sĩ quan nầy phải đánh đổi bằng mạng sống của chính mình, nếu bị phát hiện...Ai biết...Chúa biết ai là người tử đạo... ở Conception hay nơi nào đó....còn mình thì thiếu ân huệ cần thiết để được chết.
Việc truyền phép diễn ra lặng lẽ: không có rung chuông. Kiệt sức, vị linh mục quỳ gần thùng chứa hàng, không thể cầu nguyện được. Ai đó mở cửa, một giọng lo sợ nói thầm vào tai ngài;”Họ đến rồi”.” Vị linh mục nghỉ thầm “ Như vậy không phải là họ đi bộ. Trong cái thinh lặng tuyệt đối của bình minh, đâu đó có tiếng ngựa hý. Chắc họ ở đâu đó không quá ba trăm mét.
Vị linh mục đứng dậy....Maria đứng gần ngài:
• Khăn bàn thờ, cha đưa cho con.
Ngài vội vã cho bánh thánh vào miệng và uống rượu; phải tránh sự phạm thánh; khăn trải được nhanh chóng lấy khỏi thùng hàng. Maria thổi tắt các ngọn nến. Căn lều trở nên trống trơn,chỉ còn ông chủ lều nấn ná gần cửa ra vào để hôn tay linh mục. Qua cánh cửa, mọi người chầm chậm đi ra, trong làng, có tiếng gà gáy.
• Mau lên, về lều của con.
• Vâng, không nên để họ bắt cha ở đây ( ngài không có kế hoạch gì cả).
• Họ đang vây quanh làng.
Thôi, như vậy là tận số rồi sao? Ngài tự hỏi. Sự sợ hải dường như sắp ập tới,nhưng ngài chưa cảm thấy.Ngài theo người đàn bà đi nhanh về lều và trong lúc đi,ngài máy móc đọc thầm kinh ăn năn tội. Ngài tự hỏi không biết lúc nào thì sự sợ hãi sẽ chộp được ngài: ngài đã sợ hãi khi viên cảnh sát lục soát xách tay ngài,nhưng đó là từ nhiều năm trước kia. Ngài cũng đã sợ khi nằm trong kho chuối, nghe con bé mặc cả với viên sĩ quan cảnh sát...cách đây mấy tuần. Và bây giờ, cái sợ thật gần gũi. Chưa thấy dấu hiệu gì của cảnh sát- chỉ là một buổi bình minh xám xịt, gà và ngỗng thức dậy, nặng nề bay xuống khỏi những ngọn cây trên đó chúng qua đêm. Con gà trống lại cất tiếng gáy. Nếu cảnh sát cẩn thận như vậy, thì họ chắc chắn có linh mục ở đây. Lần nầy, chắc chắn là lần cuối.
Maria kéo áo ngài.
• Vô đây.Nằm lên giường đi.”
Có lẽ,bà ta có kế hoạch gì đó. Đàn bà thực tế đến lạ lùng: trên đổ nát của những kế hoạch thất bại, ngay lập tức, họ xây dựng kế hoạch mới,nhưng để làm gì?
• Để con xem hơi thở của cha? Ôi, Chúa ơi, bất cứ ai cũng có thể nhận ra...mùi rượu nho...như thể cha mới uống!
Bà biến mất đi đâu phía sau căn lều một lúc, nghe tiếng lục lạo. Đột nhiên, cách làng một trăm mét, một sĩ quan cỡi ngựa đi ra khỏi bìa rừng. Trong cái im lặng tuyệt đối, ta nghe tiêng rít của bao súng lục khi ông vẩy tay ra hiệu.
Cảnh sát xuất hiện, bao vây chung quanh ngôi làng- chắc họ đã phải đi thật nhanh, vì chỉ có viên sĩ quan cỡi ngựa. Súng cầm tay, nòng chúi xuống, họ thận trọng tiến về phía mấy căn chòi- một cuộc phô diễn sức mạnh quá đáng,hơi lố bịch là đàng khác. Một người lính kéo lê cái xà cột bị tuột ra: có lúc, nó vướng vào cành cây. Anh ta trượt chân, té xuống. Báng súng đập vào băng đạn; từ trên ngựa, viên trung uý nhìn anh ta rồi quay khuôn mặt giận dữ và chua chát nhìn về hướng mấy căn lều im lặng.
Người đàn bà kéo vị linh mục vào bên trong lều.
• Cha cắn cái nầy đi
Ngài đứng quay lưng về phía cảnh sát và bước chậm chậm vào lều. Trên tay người đàn bà là một củ hành sống.
• Cha cắn cái nầy đi.
Ngài cắn, cay chảy nước mắt.
• Khá hơn không? Bà hỏi.
Ngài nghe tiếng vó ngựa cẩn thận rảo quanh khu làng.
• Cay quá, ngài cười và trả lời.
• Đưa đây.
Bà dấu củ hành mất tăm đâu đó trong áo quần: trò ảo thuật mà người đàn bà nào cũng biết.
• Va li tôi đâu? Ngài hỏi.
• Cha đừng quan tâm. Cha nằm xuống giường đi.
Nhưng trước khi ngài kịp nhúc nhích, một con ngựa đã đứng án ngữ trước cửa: vị linh mục và người đàn bà thấy một đôi giày kỵ binh viền đỏ; các phụ liệu bằng đồng sáng loáng, một bàn tay đeo găng đang nắm bờm con ngựa.Maria đặt tay mình trên tay vị linh mục –đó là cử chỉ âu yếm mà bà chưa bao giờ dám làm: giữa hai người, sự âu yếm bị cấm đoán. Một giọng vang lên:
• Tất cả mọi người ra khỏi nhà.
Con ngựa thở phì phì và một cột bụi nhỏ bốc lên.
• Tôi nói ra khỏi nhà mà!.
Đâu đó, có tiếng súng nổ.Linh mục rời ngôi lều.
Ngày lên: những gợn mây bay trên trời, theo hướng gió; một người cầm súng chĩa lên trời.một chút khói còn vương trên đầu súng. Cuộc hấp hối bắt đầu như thế nầy sao?
Từ tất cả mọi chòi,dân làng tập trung lại; lũ trẻ con trước hết: tò mò và chẳng chút e sợ gì.Mấy người đàn ông và phụ nữ thì như thể đã là tội nhân đã bị chính quyền kết án,mà chính quyền thì có bao giờ sai đâu. Không ai nhìn vị linh mục.Mọi người chờ đợi.mắt cúi gầm xuống đất. Lũ trẻ con nhìn con ngựa như thể đó là trung tâm của màn kịch nầy.
“ Lục soát trong tất cả các lều”, viên trung uý ra lệnh. Một vài phút trôi qua nặng nề; khói súng lúc trước trong không khí không chịu tan đi.Một vài con heo chạy ra khỏi lều kêu ục ịch, một con ngỗng chạy ra tận giữa đám đông,lúc lắc cái bờm màu hồng dưới mỏ.Một anh lính lại gần chào viên trung uý và báo:
• Họ ở đây cả rồi.
• Không có gì khả nghi à?
• Không.
• Lục soát lại.
Thời gian lại ngưng trôi như cái đồng hồ chết. Viên trung uý rút ra một điếu thuốc, ngập ngừng rồi cất lại vào túi. Viên cảnh sát quay lại báo cáo
• Không có ai cả.
Viên trung uý hô:
• Nghiêm! Tất cả nghe đây. »
Vòng vây cảnh sát thu hẹp quanh đám đông,trước mặt viên trung uý. Chỉ có lũ trẻ con được tự do. Linh mục thấy con gái mình đứng bên cạnh con ngựa của viên trung uý: đầu nó cao đến gần đôi giày của ông trung uý; nó đưa tay sờ chiếc giày.
• Chúng tôi tìm hai tên tội phạm, trung uý nói. Một là tên cướp người Mỹ, một tên sát nhân. Tôi thấy rõ ràng là nó không có ở đây. Sẽ có phần thưởng năm trăm peso cho ai bắt được nó. Nhìn đây. »
Ông ngừng lại một lúc và nhìn người nầy đến người khác. Vị linh mục cảm thấy cái nhìn đè nặng trên mình, ngài cúi nhìn xuống đất như mọi người.
• Hai là một linh mục. Ông ta nói lớn « Các người biết đó là cái gì rồi: một tên phản bội nền Cộng Hoà. Ai bao che cho nó cũng là phản động. »
Sự bất động của đám đông làm cho ông ta càng tức giận.
• Các người ngu đần quá, các người còn tin những gì mấy ông linh mục nói sao? Họ chỉ muốn tiền các người thôi, thế thôi. Chúa đã làm gì cho các người nào? Các người có được ăn no không? Con cái các người được ăn no không? Thay vì cho các người cơm gạo,họ hứa cho các người thiên đàng. Ôi, mọi sự sẽ tốt đẹp biết bao khi các ông bà đã qua đời, họ nói với các người như thế. Tôi, tôi nói cho các người biết: mọi sự sẽ tốt đẹp khi họ chết hết, chết hết. Các nguời phải giúp tôi. »
Đứa con gái đã đặt tay lên giày ông ta. Từ trên ngựa, ông nhìn nó với vẻ âu yếm cộc cằn và nói giọng chắc nịch.
• Em bé nầy còn có giá trị hơn Giáo hoàng La Mã. »
Các anh lính đứng tựa vào súng; một người ngáp.Con ngỗng chạy trở lại khu lều miệng kêu quàng quạc.
• Nếu các người đã thấy tên linh mục, viên trung uý tiếp lời, hãy nói ra. Ai nói được thưởng bảy trăm peso. »
Không ai nói gì.
Viên trung uý nói tiếp:
• Tôi biết là hắn ta trốn trong vùng nầy. Có lẽ các người chưa biết chuyện gì xảy ra ở Conception chứ?
Một bà bắt đầu khóc.
• Thôi, đến đây. Từng người một và khai tên họ.Không, chỉ đàn ông thôi, đàn bà khỏi.
Vẻ buồn rầu,họ tiến lên trong khi viên trung uý hỏi: « Tên gì?nghề nghiệp gì? Có vợ chưa?Vợ ông là ai? Đã nghe nói về tên linh mục đó chưa?
Chỉ còn một người giữa đầu ngựa và vị linh mục. Ngài âm thầm đọc kinh ăn năn tội, nhưng lòng trí đâu đâu…
« Tội con, vì chúng đã đóng đinh Chúa con...nhưng nhất là vì chúng con đã phạm tội... » Chỉ còn một mình ngài đứng trước mặt viên trung uý... » Con quyết chừa cải từ nay không phạm tội làm mất lòng Chúa. » Đó chỉ là một công thức phải làm vì lúc nào cũng phải sẵn sàng,như người ta làm di chúc: nhiều khi là vô ích.
• Tên gì?
Tên người giáo dân ở Conception chợt thoáng qua óc ngài.
• Montez.
• Có bao giờ thấy tên linh mục chưa?
• Chưa.
• Làm nghề gì?
• Tôi có một miếng đất.
• Có gia đình không?
• Có.
• Vợ đâu?
Maria đột nhiên la lên:
• Tôi đây.Sao ông hỏi ông ấy nhiều quá vậy? Ông ta giống linh mục lắm sao?
Viên trung uý đang xem một cái gì đó đặt trên đầu yên. Giống như một tấm hình cũ.
• Đưa tay ra.
Linh mục chìa tay ra: tay ngài còn chai hơn tay nông dân chính hiệu. Đột nhiên viên trung uý cúi xuống kiểm tra hơi thở của ngài. Im lặng tuyệt đối bao trùm đám dân làng, sự im lặng đáng sợ vì hình như làm cho viên trung uý thêm nghi ngờ…Ông ta lại nhìn khuôn mặt hốc hác và nhìn lại tấm hình…
• Được, trung uý nói, Ông linh mục bước đi; « Khoan, đợi chút. ».
Ông ta đặt tay lên đầu Brigitte, xoa nhẹ mái tóc đen và cứng của em.
• Nhìn tôi đây, ông ta nói. Em biết hết mọi người trong làng nầy phải không?
• Vâng,cô bé đáp.
• Vậy thì ông nầy là ai?nói tên ông ta đi.
• Tôi không biết, cô bé trả lời.
Viên trung uý nín thở:
• Em không biết tên ông ta sao? Ông ta là khách lạ à?
Bà Maria nói chen vào: « Nhưng con bé còn không biết cả tên của chính nó. Ông hỏi nó xem cha nó là ai.
• Chỉ cha em cho tôi.
Đứa bé đưa mắt nhìn viên trung uý,rồi nhìn vị linh mục...” Con xin chừa hết mọi tội và con xin ơn tha thứ...” ngài đọc rất nhỏ, mấy ngón tay bắt chéo hình Thánh giá để xua đi vận rủi.
• Ông nầy,con bé nói, ông nầy.
• Tốt, ông trung uý nói.Người tiếp theo.
Cuộc tra khảo tiếp tục: tên? nghề nghiệp? vợ con? Lúc nầy mặt trời lên trên bìa rừng.Vị Linh mục đứng, tay bắt chéo trước ngực. Một lần nữa, cái chết cho ông lùi lại một thời gian. Tự nhiên ngài muốn bước ra trước mặt ông trung uý và gào to:” Tôi đây. Tôi là người các ông tìm.” Họ sẽ bắn mình ngay không? Một hứa hẹn bình an loé sáng trong ngài. Cao trên trời, một con diều hâu đang trông chừng đám đông: ở độ cao đó, chắc hai nhóm người nầy giống như hai nhóm thú ăn thịt lúc nào cũng có thể nhào vào nhau để cấu xé;con chim, một chấm đen li ti trên trời cao kiên nhẫn chờ đợi khi tất cả bọn họ đều đã thành thây ma. Chết không phải là hết đau khổ...Tin vào sự bình an là một thứ tà đạo.
Người đàn ông cuối cùng đã trả lời xong.
• Không có ai muốn giúp chúng tôi hết phải không? Viên trung uý hỏi.
Họ vẩn im lặng, gần cái quán nhạc đổ nát.
• Các người biết chuyện xảy ra ở Conception rồi chứ? Tôi bắt con tin...và khi tôi biết vị linh mục đã đi qua đó, tôi sẽ cho con tin dựa vào thân cây gần nhất...Tôi biết sự thật, bởi vì khi nào cũng có người thay đổi ý kiến, có thể là môt ông nào đó ở Conception yêu vợ của con tin và muốn loại trừ anh ta.Tôi không cần tìm chứng cứ. Sau đó, chúng tôi đã tìm thấy rượu nho ở Conception...Có thể ai đó trong làng lấn đất ruộng của anh,hay bắt bò của anh. Tốt nhất là nên khai ngay lúc nầy. Vì tôi cũng có ý định bắt con tin ở đây.
Ông trung uý im tiếng rồi lại nói:
• Các người không cần lên tiếng tố cáo, nếu có tên linh mục ở đây, chỉ cần nhìn về phía ông ta.Không ai biết là các vị đã tố cáo. Chính ông linh mục cũng không biết, nếu quí vị sợ ông ta chúc dữ. Đây là cơ hội cuối cùng.”
Vị linh mục không dám ngước mắt lên; ngài không muốn làm người sắp tố cáo ngài phiền lòng.
• Được,viên trung uý nói.Vậy thì tôi chọn con tin. Đây là do các vị muốn vậy đấy nhé.
Từ trên ngựa, ông nhìn đám người; một người lính đã kê súng vào quán nhạc và quấn lại xà cạp. Dân làng vẫn kiên trì nhìn xuống đất; ai cũng sợ gặp tia mắt của viên trung uý. Đột nhiên, ông la lên:
• Sao các người không tin tôi? Tôi không muốn ai phải chết cả.Trong mắt tôi- các ông không thể hiểu được- các ông có giá trị hơn tên đó nhiều. Tôi muốn cho các ông....” Ông ta phác một cử chỉ không cần thiết vì có ai nhìn ông ta đâu.
• Tôi muốn cho các người tất cả!”
Rồi ông ta nói giọng khản đi:
• Anh, anh đằng kia.Tôi bắt anh.
Một bà la lên:
• Nó là con trai tôi. Miguel. Ông không được bắt con tôi.
Ông trung uý nói giọng trầm buồn:
• Các đàn ông ở đây đều là chồng hay là con trai của ai đó, tôi biết.
Vị linh mục đứng lặng yên, tay bắt chéo; ngài nắm tay chặt đến nỗi các khớp trắng bệch ra… Ngài cảm thấy chung quanh ngài trỗi lên sự oán hận,bởi vì ngài không là chồng, là con trai của ai cả.
• Trung uý…, ngài nói.
• Cái gì?
• Tôi già yếu rồi không làm đồng được nữa,xin ông bắt tôi đi.
Một bầy heo từ sau một căn lều chạy ra,không cần biết đến ai cả. Người lính đã quấn xong cái xà cạp, đứng lên. Trên cánh rừng, mặt trời chiếu ánh lấp lánh xuống mấy chai nước khoáng trong quán.
• Tôi bắt con tin, ông trung uý nói. Tôi không dâng cho những người biếng nhác nhà ở,cơm ăn. Nếu ông không làm đồng được, ông cũng không làm con tin được.
Rồi ông ra lệnh:
• Trói tay lại và dẩn nó đi.
Chỉ một loáng thôi, cảnh sát đã rời làng.Họ bắt đi hai ba con gà,một con ngỗng và một anh tên Miguel.
• Anh chị em thấy đó, tôi đã làm hết sức mình,vị linh mục nói lớn tiếng. Chính các người phải tố cáo tôi chứ. Các ông bà mong đợi gì nơi tôi? Bổn phận của tôi là phải tránh để khỏi bị bắt.
• Như thế rất tốt, thưa cha,một người đàn ông nói,nhưng xin cha cẩn thận. Khi đi,xin cha nhớ đừng để rượu lại như ở Conception.
• Ở lại cũng chẳng ích gì, thưa cha,một người khác nói. Sớm hay muộn,họ cũng bắt được cha thôi.. Từ nay, họ sẽ không quên mặt cha nữa đâu. Cha phải đi lên hướng Bắc, phía núi,bên kia biên giới.
• Bên kia là một tỉnh đẹp,một người đàn bà nói.Họ còn có nhà thờ.Không ai được lui tới,dĩ nhiên,nhưng còn nhà thờ. Tôi còn nghe nói là trong thành phố còn có linh mục. Một người bà con của tôi đã đi đến tận Las Casas bằng cánh đi băng qua núi và ngày kia anh ta được dự lễ…trong một ngôi nhà, có bàn thờ thật, và linh mục mặc áo lễ như ngày xưa. Ở đó cha sẽ sung sướng, thưa cha.
Linh mục theo Maria về lều. Chai rượu nằm lăn lóc trên bàn, ngài lấy tay chạm vào nó, chai rượu gần như trống rỗng.
• Maria, va li của cha đâu?
• Bây giờ mà cha mang nó đi theo thì nguy hiểm quá cha ơi,Maria nói.
• Nhưng làm sao cha mang rượu nho đi được.
• Cha nói sao?
• Con không muốn cha bị nguy hiểm,cha cũng như những người khác. Con đã đập vở chai rượu rồi. Dù nó có mang lại tai hoạ cho con...”
Ngài nói với bà giọng dịu dàng nhưng buồn rầu:
• Không nên dị đoan. Đó chỉ là....rượu thôi mà. Rượu đó không có thánh thần gì cả. Có điều, ở đây khó kiếm lắm. Do đó tại sao cha luôn có dự trữ ở Conception. Nhưng họ đã khám phá ra.
• Và bây giờ con nghĩ là cha sẽ ra đi... đi luôn. Cha không còn có ích cho ai cả, bà nói cách hung bạo.Cha không hiểu sao, thưa cha? Chúng con không muốn có cha ở đây nữa.
• Vâng, đúng thế,nhưng vấn đề không phải là tại con muốn hay cha muốn...”
Kiên nhẫn, bà ngắt lời ngài.
• Con cũng có hiểu biết chút ít. Con có đi học. Con không ngu như...bọn họ. Con biết cha là một linh mục xấu xa. Những gì chúng ta đã làm với nhau...Con tin là cha không chỉ dừng lại ở đó. Con nghe đồn nhiều chuyện, tin con đi. Cha nghĩ rằng Chúa mong muốn cha ở lại đây để đựơc chết hay sao- một linh mục nghiện rượu như cha?
Ngài kiên nhẫn đứng trước mặt bà,giống như khi ngài đứng trước mặt viên trung uý, và nghe bà nói. Ngài không tin là bà có thể có những ý nghĩ như thế.
• Giả sử như họ bắn cha, bà nói, cha sẽ là một vị tử đạo, đúng không? Theo cha, cha là loại thánh tử đạo như thế nào? Thật đáng tức cười!”
Ngài chưa bao giờ có ý nghĩ là người ta xem ngài như một vị tử đạo. Ngài nói
• Khó lắm,khó lắm. Cha sẽ suy nghĩ thêm. Cha không muốn người ta cười nhạo giáo hội.
• Thế thì cha qua bên kia biên giới mà suy nghĩ.
• Nhưng...
• Khi sự việc xảy ra, như cha biết rồi đó, bà nói, con đã hãnh diện. Con nghĩ rằng những ngày tháng tươi đẹp sẽ trở lại. Có phải ai cũng được làm tình nhân của một linh mục đâu. Và con bé...con tưởng là cha sẽ làm cho nó nhiều điều. Nhưng cha cũng chỉ có thể là một tên trộm...”
• Nhưng cũng có những tên trộm lành, ngài hời hợt trả lời.
• Thề có trời, xin cha cầm chai rượu nầy và đi đi.
• Trong va li của cha có....Trong va li của cha có....
• Cha đến đống rác mà kiếm nếu cha muốn. Con, con không đụng đến nó nữa đâu.
• Còn con bé, ngài nói, con là một phụ nữ tốt, Maria. Ý cha muốn nói là con sẽ cố gắng dạy nó....nên người công giáo tốt.
• Con bé đó không được tích sự gì cả. Chính cha cũng thấy đó.
• Ở tuổi nó...nó cũng chưa có gì hư hỏng lắm đâu,giọng ngài cầu khẩn.
• Nó có nhiều tật xấu và càng lúc càng hư.
• Thánh lễ tới, cha sẽ cầu nguyện đặc biệt cho nó.”
Nhưng người đàn bà không thèm nghe.
• Con bé hoàn toàn hư hỏng.
Ngài cảm thấy niềm tin vụt tắt khi ngài bước dần ra cửa...Rồi đây, thánh lễ đâu còn ý nghĩa gì với mọi người đâu, cũng chỉ như một con mèo đen chạy băng qua đường. Ngài chỉ làm cho cuộc sống của họ thêm nguy hiểm.
• Con lừa...
• Người ta đang cho nó ăn bắp. Cha phải đi lên hướng Bắc, bà nói thêm. Cha không cách gì trốn tránh ở phía Nam này được đâu.
• Có lẽ cha sẽ đi Carmen...
• Ở đó cũng đang bị canh chừng.
• Ôi, thôi...ngài nói,có lẽ...một ngày kia...mọi sự sẽ khá hơn...”
Ngài vạch lên không một dấu thánh giá và ban phép lành cho Maria đang đứng trước mặt ngài, sốt ruột chờ ngài ra đi mãi mãi.
• Thôi, vĩnh biệt Maria.
• Vĩnh biệt cha.
Ngài băng qua khoảng sân, dáng người khòm xuống. Ngài cảm thấy là trong làng, không ai mà không vui mừng khi thấy ngài ra đi... ngài chỉ mang đến cho họ bất hạnh, và họ đã kiên quyết, do một sự mê tín mơ hồ nào đó, đã không giao nộp ngài cho cảnh sát; ngài tự nhiên thấy ganh tỵ với tên tướng cướp mà mọi dân làng sẽ không ngần ngại đón bắt...Hắn, ít nhất, hắn không phải mang nợ ân tình với ai cả.
Dưới triền dốc nham nhở vết chân lừa và điểm xuyết với những rễ cây sần sùi, con sông lượn lờ trôi...Sát mép nước, một đoạn bờ đổ đầy những vỏ đồ hộp, chai bể. Dưới tấm bảng ghi” Cấm đổ rác”, tất cả những rác rưởi của cả làng chất thành đống và đang lấn ra mép sông. Mùa mưa,nước lụt sẽ quét sạch mọi thứ. Ngài bước lên trên đống vỏ đồ hôp và rau trái thối, với tay cầm va li: nó đã là một cái va li tốt, một chứng tích của quá khứ yên bình...Ngài gần như quên mất đời sống trước đây và hiện nay khác như thế nào. Ai đó đã giật tung ổ khoá; ngài luồn tay qua hai làn lụa mỏng...
Giấy tờ vẫn còn: tiếc nuối, ngài vứt cái va li...một thời trẻ trung,quan trọng, được vây quanh bằng sự kính trọng nằm chơ vơ trên đống rác...cái va li nầy do giáo dân Conception dâng ngài nhân dịp mừng năm năm ngài chịu chức linh mục...Ngài nghe tiếng động sau lùm cây. Tay nắm chặt mớ giấy tờ,ngài rút chân ra khỏi đống rác, mấy con nhặng bay quanh chân ngài.Ngài đi vòng ra sau thân cây xem ai đang rình rập ngài...Con bé ngồi đó, trên một gốc cây. Hai mắt nó nhắm nghiền lại.
• Con yêu,linh mục nói, con sao thế? Ai đã làm gì con?”
Hai con mắt giận dữ mở ra, đỏ ngầu nhưng kiêu hãnh.
• Chính cha...chứ còn ai nữa, cô bé nói.
• Cha sao?
• Vâng.Chính cha làm khổ con.
Ngài tiến đến gần con bé như người ta tiến đến gần một con vật nguy hiểm, rất thận trọng. Ngài cố tỏ ra âu yếm.
• Con ơi, tại sao là cha?
• Chúng nó chế nhạo con, con bé trả lời cách hung tợn.
• Vì cha sao?
• Tất cả mọi đứa đều có cha... cha chúng làm việc
• Cha cũng vậy, cha làm việc.
• Cha là linh mục, phải không?
• Vâng.
• Pedrô nói cha không phải là đàn ông, và cha không làm gì được với đàn bà. Con không biết nó nói thế có ý gì.
• Cha nghĩ là chính nó cũng không biết nó nói gì.
• Nhưng nó mười tuổi rưỡi. Và con,con muốn biết. Cha sắp đi phải không?
• Vâng.
Ngài lại hoảng sợ vì cái khôn trước tuổi của nó khi nó mỉm cười, một cái cười có chọn lọc trong cái kho sung túc, đa dạng.
• Cha nói đi... con bé nói giọng quyến rũ.
Ngồi trên thân cây, gần đống rác, nó có vẻ như sẵn sàng dâng hiến.Nó đã mang thế giới trong tim mình như hạt mầm của sự thối rữa dấu trong ruột trái cây: con bé không có chút duyên hay sắc nào để giúp nó.Ngài cảm thấy xao xuyến vì sự hư hỏng gần như chắc chắn của nó.
• Con ơi, con cần lưu ý...
• Lưu ý cái gì? Tại sao cha phải ra đi?
Ngài tiến lại gần con bé thêm một chút. Ngài tự nhủ: mình được phép hôn con mình mà. Nhưng cô bé nhảy tránh ra xa.
• Đừng đụng vào con, nó kêu lên giọng chát chúa của một bà già và cười gằn.
Ngài tự bảo “ Mọi trẻ con sinh ra trên đời, trong một chừng mực nào đó, là kết quả của tình yêu, nó được thấm đẫm tình yêu khi nó bú, nhưng cái đó tuỳ thuộc vào cha mẹ, bạn bè vì tình yêu nầy có thể trở thành cái cứu rỗi hay đày đoạ nó. Dâm đãng cũng là một dạng của tình yêu.” Ngài thấy con mình bị giam hãm trong đời sống của nó như con ruồi trong cây ăn thịt...bàn tay Maria sẵn sàng đánh nó...Pêdrô và những câu nói người lớn nói với nó trong đêm tối; cảnh sát lục soát khắp rừng... ở đâu cũng đầy bạo lực. Ngài âm thầm cầu nguyện.
• Ôi,lạy Chúa, xin cho con chết mà không ăn năn tội cũng được...xin sao cho con bé nầy được cứu thoát.
Ngài là người trước đây người ta xem là người đi cứu linh hồn người khác. Ngày xưa, công việc nầy với ngài xem ra đơn giản, khi ngài giảng trong buổi chầu Phép lành,khi ngài tổ chức lễ bổn mạng, khi ngồi uống cà phê với mấy bà đứng tuổi bên song cửa sổ,làm phép nhà mới với một chút trầm hương, mang bao tay đen...nó cũng dễ như ky cóp chút tiền: bây giờ đó là cả một huyền thoại. Ngài cay đắng nhận ra sự bất lực ê chề của mình.Ngài quì gối xuống và kéo con bé đang cười và giẫy giụa về phía mình.
• Con phải hiểu cho cha. Cha yêu con. Cha là cha của con và cha yêu con. Con phải cố mà hiểu.
Ngài cầm chắc cổ tay con bé và đột nhiên con bé thôi vùng vẫy, ngước mắt nhìn ngài.
• Cha sẽ hy sinh cả đời cha, ngài nói tiếp, không,chưa đủ, cả linh hồn cha...con yêu, con hảy biết rằng con quan trọng biết bao.”
Đây chính là cái khác biệt, ngài luôn luôn ý thức về điều đó, giữa đức tin của ngài và của họ, của các chính trị gia, những người đối với họ chỉ có nhà nước mà thôi: với ngài, con bé nầy còn quan trọng hơn cả một đại lục.
• Con không cần quan tâm, vì con qúa quan trọng, quá cần thiết... Ông Tổng Thống ở kinh đô có người hầu mang súng bảo vệ...còn con, con của cha ơi, con có chung quanh mình tất cả các thiên thần trên trời đang bảo vệ con.”
Con bé nhìn ngài với cái nhìn trống rỗng, vô hồn: ngài biết là ngài đã đến quá muộn. Ngài nói với con bé:” Vĩnh biệt con...” và với một cử chỉ vụng về, ngài muốn ôm hôn con bé, cái ông già vụng về.Khi ngài buông con bé ra và tiến về phía sân với những bước chân nặng nề, ngài tưởng chừng như sau lưng ngài,tất cả những cái gì ô nhục của thế giới nầy đang dần dần bao vây con bé để huỷ hoại nó.Ngài thấy con lừa đã đóng yên cương gần quán nước khoáng.Một người đàn ông nói với ngài:” Xin cha đi về hướng Bắc” và đưa tay vẩy chào tạm biệt ngài. Không được yêu với tình yêu con người hay nói khác đi phải yêu hết mọi linh hồn như thể mỗi một người là con đẻ của mình vậy. Ước muốn che chở phải bao trùm cả nhân loại, nhưng vị linh mục cảm thấy cái ước muốn nầy bị đau đớn cột chặt vào thân cây như một con vật bị xiềng. Ngài quay đầu lừa đi về hướng Nam.
Ngài đi theo hướng toán cảnh sát: vì ngài đi chậm, ngài sẽ không bao giờ theo kịp họ và đi kiểu nầy coi bộ an toàn. Cái ngài thiếu bây giờ là rượu lễ; không có rượu lễ, ông linh mục không làm được gì cả., ngài cũng có thể đi lên hướng Bắc, vượt qua dải núi và qua bên kia biên giới; ở đó, trong tình huống xấu nhất, ngài cũng chỉ phải nộp một số tiền phạt hay là một vài ngày tù giam nếu ngài không có tiền nộp phạt. Nhưng ngài chưa sẵn sàng cho việc bỏ cuộc. Mỗi lần từ bỏ một chút gì đó thì ngài cũng phải nhận thêm một chút đau khổ. Hiện nay, ngài bị thúc đẩy bởi ước muốn cứu chuộc con mình, cách nầy hay cách khác. Ngài còn một tháng, một năm... Đung đưa theo nhịp bước của con lừa, ngài thử mặc cả với Chúa, hứa với Chúa ngài sẽ cương quyết... Đột nhiên, con lừa dừng lại: trên đường mòn,một con rắn nhỏ màu xanh ngẩng đầu lên, như để tấn công, rồi nó biến mất trong đám cỏ như làn khói. Con lừa lại tiếp tục bước đi.
Khi ngài đến gần ngôi làng, ngài xuồng lừa và đi sát vào các ngôi nhà. Có thể cảnh sát đang ngừng lại nghỉ ngơi...Rồi ngài đi nhanh qua ngôi làng,không nói chuyện với ai, chỉ nói một hai tiếng “Chào” rồi lại đi vào rừng, ngài lại tiếp tục theo vết chân ngựa của viên trung uý. Ngài không có kế hoạch gì cụ thể, ngài chỉ muốn đi càng xa ngôi làng nơi ngài vừa qua đêm càng tốt. Trong lòng bàn tay, ngài còn cầm mấy tờ giấy mà ngài đã vo lại. Ai đó đã cột vào bên cạnh yên lừa một cái túi nhỏ đựng sáp, một quày chuối chừng năm mươi trái và thỉnh thoảng, ngài ăn một trái: chín, xám,mọng nước,có vị như xà phòng. Miệng ngài thâm đi như thể có ria mép.
Sau khi đã đi sáu giờ, ngài đến La Candellaria, một làng nghèo, nhà lợp tôn, nằm bên cạnh một chi lưu của sông Grijalva. Ngài cẩn thận đi trên con đường mù bụi, bây giờ là đầu giờ chiều: những con quạ đậu trên mái nhà, đầu rúc vào cánh tránh ánh mặt trời, một vài người đàn ông ngủ trên võng, trong bóng râm của các ngôi nhà. Mệt mỏi vì sức nóng, con lừa bước đi những bước chậm chạp, nặng nề; linh mục ngồi cúi mặt xuống yên.
Con lừa tự ý dừng lại bên cạnh một cái võng, trên đó có một người đàn ông đang nằm chéo, thõng một chân xuống để ru và tạo ra chút gió mát.
• Xin chào, vị linh mục nói.
Người đàn ông mở mắt nhìn ngaì.
• Anh ơi, từ đây đến Carmen bao xa?
• Ba dặm.
• Ở đây có thuyền để qua sông không?
• Có
• Ở đâu?
Người đàn ông uể oải đưa tay phác một cử chỉ như muốn nói “ ở đâu cũng có, nhưng không phải ở đây”. Anh ta chỉ còn có hai cái răng, hai cái răng nanh vàng lòi ra khỏi miệng như răng một con thú thời tiền sử mà người ta tìm thấy trong những hoá thạch.
• Cảnh sát đến đây làm gì vậy?
Linh mục hỏi, một đám ruồi bu quanh cổ con lừa: ngài dùng cái cây đuổi chúng đi.Chúng nặng nề bay lên, để lại trên cổ con lừa một vệt máu rồi lũ ruồi nhanh chóng quay trở lại. Con lừa hình như không cảm thấy gì, dưới nắng, đầu cúi xuống.
• Truy lùng ai đó, anh ta trả lời.
• Tôi nghe nói, vị linh mục tiếp lời, họ treo giải bắt một tên...tướng cướp.”
Anh ta đung đưa võng đáp:
• Sống nghèo còn hơn chết giàu.
• Nếu tôi đi theo hướng nầy, tôi có theo kịp mấy ông cảnh sát không?
• Họ không đi Carmen.
• Vậy sao?
• Không,họ về thành phố.
Vị linh mục lại lên đường. Được hai mươi mét, ngài lại dừng trước một quán giải khát và hỏi người bán hàng:
• Em ơi, ở đâu có thuyền qua sông?
• Không có thuyền.
• Ai đánh cắp rồi hả?
• Cho tôi chai nước.
Ngài nuốt nhanh chất nước màu vàng, sủi bọt,chỉ làm ngài thêm khát.
• Làm sao tôi qua sông được?
• Ông qua sông làm gì?
• Tôi đi Carmen. Cảnh sát đã qua sông cách nào?
• Họ bơi.
• Đi, lừa, đi.
Linh mục thúc con lừa bước đi. Ngài đi qua quán nước, rồi qua một tượng đài có pho tượng một phụ nữ mặc áo choàng, tay nâng cao vòng nguyệt quế. Một mảnh bức tượng vỡ ra rơi xuống đất...Con lừa tiếp tục bước đi. Linh mục ngoài nhìn lại phía sau: phía cuối đường, tên tạp chủng đã ngồi dậy và đang chăm chú nhìn ngài. Con lừa đi vào một con đường mòn dốc xuống phía sông và vị linh mục ngóai nhìn lại lần thứ hai. Tên tạp chủng đã đặt hai chân xuống đất. Một sự lo lắng, mà ngài đã quá quen thuộc thúc ngài đánh con lừa để nó đi nhanh hơn, nhưng con quỉ nầy vẩn đủng đỉnh và nhẹ nhàng đi xuống phía sông.
Đến bờ sông, nó không chịu lội xuống nước; linh mục bẻ cây roi, dùng răng cắn cho nó nhọn một chút và thúc đầu nhọn vào lưng con lừa. Con lừa bắt đầu lội, nước lên đến gót, đầu gối của người cưỡi. Con lừa bắt đầu bơi, duỗi thẳng mình như một con cá sấu, chỉ còn thấy cái mũi và hai mắt. Ai đó gọi ngài trên bờ.
Linh mục ngoái nhìn lại: trên bờ sông, tên tạp chủng đang kêu la...nhưng không to lắm. Có thể nói rằng nó có âm mưu gì đó mà chỉ vị linh mục mới biết. Nó khua tay ra hiệu cho linh mục quay lại, nhưng con lừa đã ra khỏi nước, leo lên bờ bên kia; do đó linh mục không để ý gì tới tiếng kêu la của tên tạp chủng. Lo sợ đang tràn ngập ngài. Không nhìn lui, ngài dục con lừa đi nhanh qua một rừng chuối. Trong suốt mấy năm nay, chỉ có hai nơi ngài có thể có được nơi trú ngụ an toàn: một ở Conception, giáo xứ cũ của ngài ( bây giờ thì không được nữa) và chổ kia là ở Carmen,nơi ngài sinh ra và có mộ phần cha mẹ ngài ở đó. Ngài tưởng ngài có một chổ thứ ba nữa, nhưng ngài biết là từ nay ngài không quay lại đó nữa...Ngài hướng đầu con lừa về hướng Carmen và một lần nữa ngài lại đi vào rừng. Với tốc độ như thế nầy, ngài sẽ đến nơi lúc chập tối như ngài mong muốn. Khi ngài ngừng đánh, con lừa lại đi cực kỳ chậm; nó thoang thoảng toả ra mùi máu.Vị linh mục cúi đầu xuống yên và ngủ. Ngài mơ thấy một con bé, mặc áo đầm mousseline trắng, đang đứng nghiêm đọc kinh bổn- phía cuối, ngài thấy một vị giám mục ngồi giữa một đám Con cái Đức Mẹ, những khuôn mặt già cỗi, xám tái và cứng nhắc của những người đạo đức. Họ mang giây choàng cổ màu xanh nhạt. Giám mục nói:” Tuyệt vời...tuyệt vời...” rồi vổ tay bôm bốp. Một người mặc áo choàng đen thông báo:” Chúng ta còn thiếu 500 pesô để trả tiền cái đàn harmonium mới mua. Chúng con định tổ chức một đêm văn nghệ và chúng con tính...” Linh mục sợ hãi nhớ lại là mình không nên có mặt ở đó... đó không phải là giáo xứ của mình, người ta đợi ngài ở Conception để hướng dẫn một cuộc tỉnh tâm. Người đàn ông có tên Montez đứng sau con bé áo trắng đang ra dấu gì đó với ngài...Montez bị tai nạn, máu trên trán đã đông lại. Linh mục tin chắc là con bé đang bị đe dọa trầm trọng. Ngài lúng búng:” Con yêu,con yêu...” và tỉnh giấc khi nghe có tiếng bước chân trên đường.
Ngài ngoái nhìn lại: tên tạp chủng đang lẽo đẽo theo sau ngài, người ướt sũng. Chắc nó đã bơi qua sông.Hai cái răng nanh chìa ra và cười như để làm hoà.
• Anh muốn gì? Linh mục hỏi giọng khô khan.
• Không phải ông nói ông đi Carmen à.
• Tại sao tôi phải nói với anh?
• Vì,tôi, tôi cũng phải đi Carmen. Đi có bạn cũng hay hơn chứ.
Nó mang áo sơ mi, quần trắng và mang đôi giày đánh quần vợt đã lủng lỗ, một ngón chân thòi ra như một con sâu. Anh ta gãi nách, và thân mật tiến đến gần linh mục, cho đến khi chạm vào bàn đạp.
• Thưa ngài, tôi có xúc phạm ngài đâu?
• Sao anh gọi tôi là ngài?
• Rõ ràng ông là một người có học.
• Ông có biết rõ Carmen không? tên tạp chủng hỏi.
• Không, không rõ lắm.Tôi có vài người bạn ở đó.
• Ông đi công chuyện, tôi đoán vậy....
Linh mục không trả lời. Ngài cảm thấy tay người đàn ông chạm vào chân mình.
• Cách đây hai dặm, có một cái lều gần đường. Chúng ta có thể qua đêm ở đó.
• Tôi gấp việc,linh mục trả lời.
• Nhưng đến Carmen lúc một hai giờ sáng để làm gì? Mình có thể ngủ ở chòi và đến Carmen trước lúc mặt trời mọc.
• Tôi làm cái gì tôi thích.
• Dĩ nhiên rồi,thưa ngài,dĩ nhiên rồi.
Anh ta im lặng một lúc rồi nói thêm:
• Đi ban đêm nguy hiểm lắm, nếu ngài không có súng. Một người như tôi thì khác.
• Tôi nghèo lắm,linh mục nói. Anh thấy là tôi không có gì để hấp dẫn bọn cướp.
• Lại nữa,có tên tướng cướp...người ta nói nó là tên hung bạo. Nó thấy anh và nói tiếng Mỹ:” Dừng lại, chỉ cho tao đường đi.... đi đâu đó.” Mình không hiểu nó nói gì và nếu mình có hành động nào đó, anh sẽ chết.Nhưng chắc ngài nói được tiếng Mỹ chứ?
• Chắc chắn là không. Làm sao tôi học được?Tôi là người nghèo. Nhưng tôi không thích nghe chuyện kẻ cướp.
• Ông ở xa đến đây à? Linh mục suy nghĩ một vài giây.
• Từ Conception đến.
Ngài đã cố gắng hết sức.
Tên tạp chủng có vẻ hài lòng. Nó tiếp tục đi bên cạnh con lừa, tay đặt lên bàn đạp; thỉnh thoảng nó khạc nhổ; nhìn xuống, vị linh mục thấy cái ngón chân thòi ra như con giòi. Tên tạp chủng nầy chắc cũng vô hại. Chỉ có điều, điều kiện sống của nó thúc đẩy nó làm điều xấu. Hoàng hôn đến rồi đột nhiên màn đêm trùng xuống. Con lừa đi chậm lại. Những tiếng động vang lên quanh họ, như trong rạp hát, tiếng ồn ào vang lên trong thính phòng và ngoài hành lang khi màn hạ. Những con vật ta không thể nhận ra, có thể là những con báo, lên tiếng kêu trong rừng, khỉ nhảy nhót trên những cành cao và ruồi nhặng vo ve khắp nơi như tiếng máy may.
• Đi bộ khát nước thật, tên tạp chủng lên tiếng, thưa ngài, ngài có gì uống không?
• Không
• Nếu ngài muốn đến Carmen trước ba giờ, ngài phải thúc con lừa đi. Ngài có muốn tôi cầm roi cho không?
• Không, để cho nó tự đi. Có cần thiết gì đâu. Ngài nói giọng ngái ngủ.
• Ngài nói như một linh mục.
Câu nói làm ngài tỉnh ngủ,nhưng dưới bóng cây rừng,không ai nhận ra điều gì.
• Anh chỉ nói bậy.
• Tôi là một con chiên ngoan đạo, tên tạp chủng nói, tay mân mê bàn chân vị linh mục.
• Tôi tin anh. Tôi muốn nói là….
• Vâng, ngài có lẽ có khả năng nhận biết những người có thể tin cậy được. Nó khạc một bãi đờm vẻ thân thiện.
• Tôi không có gì nói với anh cả,linh mục trả lời. Những gì tôi có, chỉ là cái quần nầy, nhưng nó rách lắm rồi. Vâng và còn con lừa nữa- nó không phải là một con lừa tốt, anh thấy đấy!
Họ im lặng tiếp tục đi thêm một lúc, rồi như thể nó vừa suy nghĩ thêm về câu nói của người bạn đường, tên tạp chủng lên tiếng:
• Con lừa nầy đâu phải tệ lắm nếu ngài đối xử với nó đúng mực. Tôi còn không có được một con như thế nầy để chăm sóc. Rõ ràng là con vật đã kiệt sức.
Linh mục nhìn xuống cái đầu màu xám đang lắc lư.
• Anh nghĩ vậy sao?
• Hôm qua ngài đã đi mấy dặm?
• Có lẽ là mười hai dặm.
• Dù là một con lừa, nó cũng cần được nghỉ ngơi chớ…
Linh mục rút hai bàn chân trần ra khỏi bàn đạp da và để thõng xuống đất. Con lừa bước nhanh thêm nhưng chỉ một chốc, nó lại đi chậm hơn. Những cành cây nhỏ và những cái rễ cây trên đường mòn làm xước chân vị linh mục, một lát sau, hai chân ngài đầy máu. Tên tạp chủng la lên.
• Chân ngài mỏng mảnh quá! Đáng ra ngài phải mang giày kia.
Linh mục bướng bỉnh trả lời:
• Tôi nghèo lắm.
• Nếu đi như thế nầy, Ngài sẽ không bao giờ đến được Carmen. Nào, bình tĩnh chút đi. Nếu ngài không muốn rời đường mòn để đến trú qua đêm tại nhà chòi, tôi biết có một cái lều cách đây chừng nửa giờ, rồi mình cũng đến Carmen lúc rạng sáng.
Có tiếng lao xao trong đám cỏ vệ đường, linh mục nghĩ tới rắn và hai chân trần của mình. Muổi bu vào cổ chân: chúng giống như những cái kim tiêm đầy chất độc chích vào mạch máu. Đôi khi, một vài con đom đóm bay gần mặt tên tạp chủng, chiếu sáng vào mặt nó như đèn pin.
• Ngài không tin tôi,tên tạp chủng nói giọng trách móc, bởi vì tôi là người thích phục vụ người khác, vì tôi cố gắng hành xử như một người công giáo, ngài nghi ngờ tôi.
Hình như anh ta cố gắng để nổi giận và đã đạt được một cơn giận nho nhỏ.
• Nếu tôi muốn cướp của ngài,tôi đã làm từ lâu rồi. Ông già rồi.
• Cũng không già lắm đâu.
Linh mục nhẹ nhàng trả lời. Lương tâm ngài lập tức tự động làm việc,như một cái máy, đưa bất cứ đồng xu nào vào là nó chạy, cho dù đó là miếng kim loại của người ăn gian..Những từ như: kêu ngạo, gian dâm, hãnh tiến, hèn hạ, bội bạc, những từ đó đã phát động những cái lò xo thích ứng và tất cả đều áp dụng cho ngài.
• Từ nhiều giờ rồi, tôi làm hướng dẫn cho ngài để đi Carmen. Tôi không đòi hỏi gì ở ngài cả vì tôi là người công giáo tốt. Nếu ở nhà,có thể tôi đã kiếm được một mớ tiền…nhưng không sao….
• Tôi nghe anh nói anh có việc ở Carmen mà. Linh mục lưu ý anh ta.
• Tôi nói khi nào…
Đúng vậy, vị linh mục không nhớ đã nghe câu nầy lúc nào…có lẽ ngài bất công với nó.
• Tại sao tôi phải nói dối? tên tạp chủng lè nhè, không, không, tôi hy sinh một ngày trọn để phục vụ ngài, rồi khi người hướng dẫn kiệt sức, ngài cũng không thèm lưu ý…
• Tôi không cần người dẫn đường, linh mục chống chế.
• Ngài nói vậy vì bây giờ ngài chỉ việc đi thẳng, nhưng nếu không có tôi, ngài đã lạc đường từ lâu rồi. Chính ngài nói ngài không biết rỏ Carmen lắm, do đó tôi phải giúp ngài….
• Dĩ nhiên rồi, linh mục nói, anh mệt thì ta nghỉ thôi.
Ngài cảm thấy xấu hổ vì mình quá đa nghi. Nhưng cái đa nghi nầy bám chặt vào ngài như cục thịt thừa, chỉ có dao mổ mới tách ra được.
Nửa giờ sau, hai người đến cái chòi: làm bằng cành cây và đất bùn, nó được nông dân dựng lên trên một khoảng trống; có lẽ người nông dân đã bị rừng xâm lấn, đuổi đi. Nông dân đã không thắng được sự xâm lấn của rừng với chỉ cái rựa và một vài mồi lửa. Mặt đất cháy đen một vài nơi là dấu vết họ đã cố gắng phát rừng để làm mùa.
• Tôi sẽ chăm sóc cho con lừa, tên tạp chủng nói. Ngài nằm nghỉ đi.
• Nhưng anh nói anh mệt mà!
• Tôi a? Ai nói với ngài như thế? Tôi không bao giờ mệt.
Lòng nặng trĩu, linh mục gỡ túi xách ra khỏi yên, đẩy cửa bước vào trong bóng tối mịt mù. Ngài đánh một que diêm, không có bàn ghế gì cả; chỉ có một mô đất để làm giường ngủ, một chiếc chiếu rách nát mà người ta không buồn mang theo. Ngài đốt một cây nến rồi cắm lên giường đất. Ngài ngồi xuống chờ đợi: tên tạp chủng làm gì đó rất lâu. Trong lòng bàn tay, vị linh mục còn nắm những giấy tờ ngài nhặt lại từ va li,con người cần được ràng buộc với vài kỷ niệm thiêng liêng nào đó để có lý do tồn tại. Tiêu chí nguy hiểm chỉ áp dụng cho những ai đang sống trong an lành. Ngài tự hỏi không biết tên tạp chủng có đánh cắp con lừa của mình không rồi hối hận vì đã nghi ngờ vô lối. Đúng lúc đó cửa mở ra và…tên tạp chủng đi vào với hai cái răng nanh vàng khè, tay gãi nách. Nó ngồi xuống đất tựa lưng vào cửa và nói:
• Ngủ đi. Ngài mệt rồi. Tôi sẽ đánh thức ngài.
• Nhưng tôi không buồn ngủ.
• Tắt đèn đi, ngài sẽ dễ ngủ hơn.
• Nhưng tôi không thích bóng tối, linh mục nói.( Ngài sợ).
• Cha không đọc kinh trước khi đi ngủ sao?
Giọng vị linh mục khô khan:
• Sao anh lại gọi tôi như thế?
• Vâng, tôi chỉ đoán mò thôi. Nhưng đừng sợ tôi. Tôi là người công giáo tốt.
• Anh nhầm rồi.
• Cũng dễ biết thôi, phải không? Tôi chỉ cần nói: thưa cha, con muốn xưng tội. Ngài không thể từ chối và không thể để một giáo dân trong tình trạng tội trọng.
Linh mục không trả lời, chờ đợi lời yêu cầu: tay cầm cuộn giấy run bần bật.
• Ôi, xin cha đừng sợ, tên tạp chủng lải nhải, cha không phải sợ gì cả, con sẽ không phản bội cha đâu. Con là người công giáo. Con chỉ nghĩ là một vài câu kinh…có thể có ích cho chúng ta.
• Không cần phải là linh mục mới biết đọc kinh.
Linh mục đọc: Lạy Cha chúng con ở trên trời…trong khi những con thiêu thân bay vù vù quanh ngọn nến.Ngài đã quyết định không ngủ, tên tạp chủng đang mưu tính gì đây: lương tâm ngài cũng hết bứt rứt vì thiếu bác ái.Ngài biết ngài đang đối diện với tên Giu Đa.
Ngài ngữa đầu ra sau dựa lưng vào tường,mắt khép hờ; ngài nhớ lại những tuần thánh ngày xưa, hình nộm Giuđa bằng rơm bị treo lên giá và đung đưa trên cửa, tụi trẻ con vây quanh đánh inh ỏi vào những thùng thiếc.Nhiều khi, nhưng người lớn tuổi, những người trang nghiêm nhất trong cộng đoàn phản đối.Họ cho rằng, biến cái con rối thành tên phản bội Chúa là điều không nên; nhưng ngài không nói gì, ngài để cho mọi người làm theo tập tục. Ngài cho rằng việc chế nhạo tên đầu sỏ của những tên phản bội là chính đáng. Không thì, ta sẽ biến nó thành người phản kháng, như Promêtê, nạn nhân đáng kính trong trận chiến vô vọng. Một giọng thì thào gần cửa ra vào:
• Ngài ngủ à?
Vị linh mục bật cười…như thể người nầy cũng chỉ là người nộm độn rơm,mặt bôi son trát phấn, đôi mũ rách và đến lúc nào đó người ta sẽ đem ra đốt trên quảng trường, trong lúc các chính trị gia đọc những bài diễn văn dưới ánh pháo hoa.
• Ngài ngủ không được à?
• Tôi nằm mơ, linh mục nói.
Ngài mở mắt và thấy tên tạp chủng dựa lưng vào cửa, run cầm cập…hai cái răng nanh nhảy lên nhảy xuống.
• Anh bệnh à?
• Sốt một chút, nó trả lời. Ngài có thuốc không?
• Không.
Những cơn co giật làm mấy tấm ván cửa kêu lách cách.
• Tại tôi bị ướt khi bơi qua sông…
Ngài nằm xuống và nhắm mắt…Muổi bay vo vo.
• Mình không được ngủ, linh mục tự bảo, nguy hiểm lắm.Mình phải canh chừng nó.
Ngài mở tay ra và vuốt thẳng mấy tờ giấy. Có mấy giòng chử viết bằng bút chì, một phần đã nhạt màu, những chử viết cách nhau, đầu câu, cuối câu? Bây giờ ngài không còn có cái va li, đó là dấu tích rằng cuộc sống của ngài trước đây khác; ngài mang theo những tờ giấy nầy như một đạo bùa, vì trước đây cuộc sống đã như thế đó, thì rồi cũng có ngày cuộc sống đó quay trở lại. Trong cái nóng ẩm của vùng bình nguyên ẩm ướt, ngọn lửa đèn cầy vươn lên thẳng đứng…Linh mục đưa tờ giấy đến gần ngọn đèn và đọc: Hội Cung Thánh, Liên Minh Thánh Thể, Con Đức Mẹ, nhưng ngước mắt lên và nhìn qua hướng bên kia cái chòi, ngài thấy đôi mắt vàng bệch của tên tạp chủng đang nhìn ngài soi mói. Giuđa đã có thể chờ được hơn một giờ.
• Thưa cha, giấy gì đó? Tên tạp chủng hỏi giọng có vẻ tự tin nhưng vẫn còn run vì sốt rét.
• Đừng gọi tôi là cha. Đây là danh mục những hạt giống mà tôi sẽ phải mua ở Carmen.
• Anh biết viết không?
• Tôi biết đọc.
Ngài lại tiếp tục đọc và một câu đùa hiện lên trước mắt ngài…Đó là một câu viết bằng bút chì viết về « nhất thể ». Ý ngài muốn nói đến chứng béo phì của mình và bửa ăn tối quá ngon: nhưng giáo dân không hiểu câu bông đùa của ngài.
Đó là bữa tiệc ở Conception mừng mười năm thụ phong linh mục của ngài. Ngài ngồi ở ghế danh dự, bên cạnh…ai ngồi bên phải mình nhỉ? Bữa tiệc có mười hai món, để ghi nhớ mười hai thánh tông đồ,nhưng không ngon lắm.Lúc đó ngài còn rất trẻ và cảm thấy mình hơi ranh mãnh giữa đám giáo dân Conception, đạo đức, chín chắn và đáng kính.Họ mang ruy băng và huy hiệu của hội đoàn mình. Ngài hơi quá chén, thời đó ngài chưa quen uống rượu. Bỗng nhiên, ngài nhớ người ngồi bên phải ngài, đó là Montez, cha của người mới bị bắn.
Montez đã nói khá lâu. Ông ta đọc báo cáo năm của Hội Cung Thánh - số tiền dư là 25 pesô.Chính ngài, ngài cũng ghi chép để chuẩn bị cho một buổi thảo luận khác: Hội Cung Thánh 22. Montez rất muốn tổt chức một chi hội của Hội Thánh Vinh Sơn Phaolô- và một bà nào đó đã than phiền rằng người ta đã bán những sách vở xấu ở Conception: họ mang sách từ tỉnh đến, chở bằng lừa và con trai bà đã tìm thấy một quyển có tựa « Hôn nhân hay dâm đãng ». Linh mục trong đáp từ của ngài hứa sẽ viết thư phản ánh với tỉnh trưởng.
Ngay lúc ngài nói những lời đó, ánh đèn máy chụp ảnh loé lên, và ngài nhớ lúc đó khuôn mặt ngài như là mặt của người xa lạ từ bên ngoài, đang quan sát một đám đông vui vẻ nào đó đang tiệc tùng và trong đám đó, ngài để ý, với một chút ganh tỵ pha lẫn hài hước, vị linh mục trẻ, đứng, bàn tay mũm mĩm đang phác một cử chỉ rất tự tin, miệng thì đang uốn éo từ « tỉnh trưởng ». Chung quanh vị linh mục,những cái mồm há hốc như mồm cá nhưng ánh sáng của đèn nháy đã xoá đi những nét cá nhân.
Cái khoảnh khắc quyền lực đó bổng chốc làm cho ngài trở nên nghiêm trang.
« Số dư 25 pesô trong quỹ của Hội Cung Thánh- đối với xứ Conception nầy là cả một biến cố- không phải là điều duy nhất mà chúng ta tự hào trong năm qua. Hội Con cái Đức Mẹ có thêm 9 thành viên mới, và mùa thu vừa rồi, Hội Thánh Thể đã mang lại thành công rực rỡ cho kỳ tĩnh tâm hàng năm. Nhưng, chúng ta không nên ngủ quên trên chiến thắng.Cha có những dự định mà anh chị em chắc sẽ ngạc nhiên. Cha biết chúng con cho rằng cha là con người đầy tham vọng…vậy thì, cha muốn Conception có một ngôi trường đẹp hơn, điều đó cũng có nghĩa là, một nhà xứ lớn hơn, đẹp hơn. Chúng ta là một giáo xứ lớn và cha sở cũng có chút uy tín. Cha không chỉ nghĩ đến cha thôi, cha nghĩ đến giáo hội. Và, tuy còn phải mất nhiều năm nữa, và dù là trong một giáo xứ lớn như Conception, công cuộc nầy đòi hỏi cần có nhiều tiền… ».
Trong khi nói, ngài thấy trước mắt mình viễn cảnh của một tương lai sáng lạn…Vâng, ngài có tham vọng. Ngài nghĩ một ngày nào đó, ngài sẽ xứng đáng với một nhiệm sở trên tỉnh, trên địa phận sau khi đã để lại cho người kế nhiệm một món nợ kha khá. Ai cũng biết, một linh mục có khả năng thường mang công nợ.Ngài nói tiếp, tay giơ lên:
• Đúng là có những mối hiểm nguy đang đe dọa giáo hội Mêxicô. Trong tỉnh nầy,mình chưa bị ảnh hưởng. Nhưng trên miền bắc, đã có người phải mất mạng và do đó chúng ta phải sẵn sàng…( Ngài uống một ngụm rượu nho để thông cổ) để đối đầu với tình huống xấu nhất.Chúng ta phải tỉnh thức và cầu nguyện. Ma quỉ như con sư tử hung hãn… »
Mấy cô bên hội Con ĐứcMẹ há mồm nhìn ngài, say sưa, những giải băng màu xanh vắt chéo trên ngực.
Ngài nói lâu lắm, chủ yếu là để thưởng thức giọng nói của chính mình: ngài đã làm nhụt nhuệ khí của Montez về vụ Hội Thánh Vinh Sơn PhaoLô- vì không nên để cho giáo dân có quá nhiều sáng kiến- rồi ngài kể chuyện tuyệt vời của một em bé mới qua đời; đó là một cô bé mười một tuổi sắp mất vì bệnh ho lao và đã chứng tỏ một đức tin sắt đá. Em đã hỏi là ai đang đứng gần giường em, người ta trả lời là cha gì gì đó,nhưng cô bé nói: « Không, con biết cha đó. Con muốn nói người đang đội triều thiên bằng vàng kia. » Một hội viên Hội Thánh Thể thút thít khóc.Mọi người rất sung sướng. Đó là một câu chuyện có thật nhưng ngài không nhớ ai đã kể cho ngài nghe. Có lẽ là ngài đã đọc đâu đó. Ai đó rót thêm rượu cho ngài. Ngài hít thở thật sâu và nói: « Các con ơi… »
…và vì tên tạp chủng cọ quậy và càm ràm bên ngạch cửa, ngài mở mắt và cuộc đời xa xưa rời xa ngài như một nhãn vở cũ;ngài đang nằm,mặc áo quần nông dân rách rưới,trong một cái chòi tối tăm, đầu ngài đang bị treo giá. Thế giới đã thay đổi: không đâu còn nhà thờ; linh mục cũng không, chỉ còn cha Jôsê, tên phản bội đang ở trên tỉnh. Nằm bất động,ngài nghe tiếng tên tạp chủng ngáy ồn ào và tự hỏi tại sao ngài không chọn lựa con đường của cha Jôsê, nghĩa là tuân theo pháp luật. « Có lẽ tôi tham vọng quá, đó là lý do. »
Có lẽ cha Jôsê tốt hơn mình: ngài đủ khiêm tốn để chấp nhận bị đùa cợt, trêu ngươi;trước đây, ngài chưa bao giờ cảm thấy mình xứng đáng với chức linh mục. Một dịp nào đó, trong buổi họp các linh mục toàn địa phận ở trên tỉnh- thời vị tỉnh trưởng trước- ngài còn nhớ là cha Jôsê ngồi ẩn mình sau đám đông,cuối phòng họp và ngài không mở miệng nói gì. Và nguyên nhân không phải là ngài e ngại như một vài giáo sĩ trí thức khác, đơn giản vì ngài bị xâm chiếm bởi sự sợ hãi trước mặt Thiên Chúa đang hiện diện. Lúc truyền phép, ta có thể thấy hai tay ngài run rẩy.Ngài không giống như thánh Tôma, phải chạm tay vào vết thương của Đấng Cứu Thế mới tin: với cha Jôsê, các vết thương đó lại nứt ra và chảy máu hàng ngày trên mọi bàn thờ.Một ngày kia, cha Jôsê tâm sự với ngài: « Mỗi lần truyền phép…tôi sợ chết khiếp. » ngài là con nông dân.
Nhưng trong trường hợp của mình, mình khác hẳn…Ngài có tham vọng.Ngài không phải là trí thức, cũng không giống cha Jôsê, nhưng cha ngài là chủ tiệm buôn, do đó ngài hiểu ý nghĩa của số tiền thừa 25 pesô và ngài cũng biết cách dùng các khoản nầy. Tham vọng của ngài bây giờ mang một màu sắc hơi khôi hài và ngài cười một mình trong ánh đèn nhá nhem. Tên tạp chủng mở mắt hỏi:
• Ngài chưa ngủ sao?
• Anh ngủ đi, vị linh mục đáp và lấy tay áo chùi mồ hôi.
• Tôi lạnh quá.
• Sốt đó mà. Anh muốn tròng thêm cái áo của tôi không?Cũng chẳng đáng gì, nhưng anh được đỡ lạnh một chút…
• Không,không,tôi không muốn nhờ vả ngài cái gì cả.Ngài đâu có tin tưởng ở tôi.
Dĩ nhiên rồi: nếu ngài có sự khiêm nhượng của cha Jôsê,có thể bây giờ ngài đã được ở trên tỉnh với Maria, được nhận trợ cấp. Đó là vì kiêu ngạo, cái kiêu ngạo ma quỷ đã đưa ngài tới nằm ở đây và nhường cái áo mình cho con người sắp phản bội mình.Ngay cả trong những lần cố gắng trốn thoát, ngài cũng ít tin chắc, vì kiêu ngạo, cái tội đã là cho một số thiên thần sa đọa.Khi ngài là linh mục duy nhất còn lại trong địa phận, ngài lại càng thêm kiêu ngạo; ngài tự xem mình là một tay rắn rỏi, kiên cường vì ngài dám mang Chúa đến cho người khác, dù phải nguy đến tính mạng; và ngày nào đó,ngài sẽ được tưởng thưởng.Ngài cầu nguyện trong bóng tối:
- Xin Chúa tha tội cho con.Con là một con người kiêu ngạo,ham mê nhục dục và tham ăn. Con đã quá yêu mến quyền lực.Những giáo dân kia mới thực sự là thánh tử đạo: họ hy sinh mạng sống mình để che chở con.Họ xứng đáng được có một vị thánh tử đạo để cầu bầu cho họ- không phải là một tên ngu như con, tên đam mê, tội lỗi. Có lẽ con nên vượt biên giới…Nếu con thuật lại những gì xảy ra ở đây, có lẽ họ sẽ gởi đến một linh mục thánh thiện, tràn đầy yêu thương… »
Như thường lệ, cuộc xét mình của ngài tóm lại trong một câu hỏi: « Tôi phải làm gì đây?.
Bên kia, ngồi dựa cửa, tên tạp chủng ngủ chập chờn.
Ngài có thật ít điều để nuôi dưỡng cái kiêu ngạo của mình: Năm nay ngài chỉ dâng được có bốn thánh lễ và giải tội được chừng một trăm người. Ngài nghĩ rằng một linh mục tồi nhất cũng làm được như vậy…thậm chí tốt hơn.Ngài nhẹ nhàng đứng lên, đi băng qua căn chòi. Ngài phải đến Carmen và trốn nhanh, trước khi tên nầy… Cái mồm mở rộng phô ra hai nướu răng màu nhạt, thiếu nhiều răng, tên tạp chủng trở mình trong giấc mơ rồi nằm im.
Nó có vẻ như một người bị bỏ rơi, như một người đã từ chối phấn đấu,nằm đó, mặc cho mọi sự…Linh mục chỉ cần bước qua nó và đẩy cửa…cửa mở ra ngoài.
Ngài bước một chân qua trên thân hình nó, một bàn tay nắm lấy gót chân ngài.
• Ngài đi đâu?
• Đi tiểu:linh mục trả lời.
Bàn tay kia không rời chân ngài: « Sao ngài không tiểu ở đây luôn » tên tạp chủng cằn nhằn. Cái gì ngăn cản ngài. Ngài là cha phải không?
- Tôi có một đứa con, ý anh muốn nói thế phải không?
- Ngài muốn ý tôi muốn nói gì rồi. Ngài biết nhiều điều về Chúa…(Bàn tay nóng bóp chặt) Có lẽ cha đang có ở đây, dấu trong túi. Cha luôn mang theo mình mà, đúng không,phòng khi có người bệnh?...Thế thì, con là người bệnh. Tại sao cha không ban Chúa cho con? Hay là cha nghĩ rằng ngài sẽ từ chối con nếu...?
- Anh bị sốt rồi.
Nhưng tên đàn ông nói không dừng. Linh mục nhớ lại nguồn dầu hoả mà người ta tìm thấy ngày nọ ở gần Conception: vùng đất đó không màu mỡ để người ta đầu tư nhiều như thế, nhưng trong vòng hai mươi bốn giờ, một giòng nước đen phọt lên từ đất đen của đầm lầy rồi lại thấm xuống đất ở mức hai trăm ngàn lít mỗi giờ. Ở con người cũng vậy, tình cảm tôn giáo bổng chốc lao vút lên trời, như một cột khói đen rồi biến mất.
• Cha có muốn nghe con xưng thú những điều con đã làm không. Bổn phận của cha phải làm mà. Con lấy tiền của nhiều bà..rồi cha có biết không,con nuôi tụi con trai...
• Tôi không muốn nghe anh nói.
• Đó là bổn phận của cha.
• Anh nhầm.
• Không. Cha không giúp con thay đổi sao.Cha nghe đây. Con đã nuôi tụi thiếu niên…cha biết con muốn nói gì rồi chứ. Con ăn thịt ngày thứ sáu.”
Một hỗn hợp những cái tầm thường, phạm thượng, thô kệch tuôn ra từ miệng nó,bàn tay cầm chân vị linh mục không ngưng run rẩy vì sốt.
“ Con đã nói dối. Con không ăn chay trong tuần thánh từ mấy năm, con cũng không nhớ. Con có hai vợ...Con kể cho cha nghe...”
Nó có ý niệm hơi quá về sự quan trọng của bản thân: nó không biết rằng, nó chỉ là một tiểu tiết tầm thường trong cái thế giới đầy bạo lực, dâm đãng mà so ra tội lỗi của nó chỉ là số không. Vị linh mục đã nghe những lời xưng tội như thế nầy bao nhiêu lần rồi? Con người thật u mê: họ không đủ tinh tế để sáng tạo ra một tội mới: súc vật cũng biết như họ.Và chính vì thế giới nầy mà Đức Kitô đã hiến mình; càng nhìn thấy sự xấu xa chung quanh mình, vinh quang cái chết của Ngài càng rạng ngời. Chết cho cái gì đẹp và tốt thì dễ quá, gia đình, con cái, nền văn minh...cần phải có một Thiên Chúa để hiến thân cho những tên hèn hạ và xấu xa.
• Tại sao anh kể những chuyện đó với tôi,linh mục hỏi.
Tên tạp chủng im tiếng, nó nằm xuống,kiệt sức; nó bắt đẩu ra mồ hôi như tắm, tay nó buông chân ngài ra.Linh mục đẩy cửa đi ra: bóng tối dày đặc. Làm sao tìm con lừa? Ngài dừng lại lắng tai nghe. Rất xa,tiếng một con vật tru lên.Ngài sợ.Phía sau ngài, trong chòi, ngọn đèn vẫn sáng; ngài nghe tiếng tên tạp chủng khóc.Một lần nữa, ngài lại nhớ đến cái mỏ dầu với những vũng nước đen, bọt khí phun lên, biến mất, phun lên.
Linh mục đánh diêm và tiến thẳng về phái trước mặt:một bước, hai bước, ba bước, ngài đụng phải một thân cây.Một cây diêm trong vùng tối dày đặc nầy cũng chỉ như ánh đom đóm. “ Lừa ơi,lừa ơi”. Ngài kêu khẽ vì sợ tên tạp chủng nghe: hơn nữa, con vật ngu dốt đó khó có thể trả lời ngài.Ngài ghét con vật đó,cái đầu lắc lư, cái miệng nhòm nhoàm, đầy bọt,mùi máu, mùi phân. Ngài bật một que diêm thứ hai và bước đi, và vài bước sau, ngài lại đụng một gốc cây khác. Trong chòi, tiếng nấc đau khổ vẫn tiếp tục. Phải đến Carmen, phải thoát khỏi đây trước khi tên nầy tìm được cách liên lạc với cảnh sát. Ngài lại tiếp tục bước đi.Ngài chia khu đất ra từng vùng: một, hai,ba, bốn... cây.Có cái gì đó ngọ ngậy dưới chân ngài và ngài nghĩ đến bò cạp.Một, hai, ba...và đột nhiên tiếng hí của con lừa cất lên trong bóng tối: nó đói hay nó ngửi thấy một con vật khác đang đi ngang qua.
Nó được cột cách sau chòi mấy mét...Ngài không còn thấy ánh đèn. Số diêm dự trữ cạn dần, nhưng sau hai ba lần cố gắng,ngài tìm được con lừa. Tên tạp chúng đã dấu cái yên đâu mất: không mất thì giờ tìm kiếm. Linh mục trèo lên lưng lừa và thấy rằng không thể ép nó đi mà không có một đoạn dây làm cương – ngài véo tai nó: nó cũng vô cảm như tay nắm cửa. Cả con lừa và linh mục đứng yên một chổ như pho tượng. Ngài đánh một cây diêm và dí vào lưng nó nhưng con vật chỉ đá hai chân sau lên. Linh mục vứt cây diêm đi và con vật lại đứng im. Một giọng trách cứ vang lên:
• Cha muốn bỏ rơi con ở đây sao?
• Đừng nói nhảm. Tôi vội. Sáng mai anh sẽ hết sốt..Tôi không có thời gian đợi anh.
Có cái gì đó nhúc nhích trong bóng đêm rồi một bàn tay nắm lấy chân ngài.
• Xin cha đừng bỏ con ở đây một mình.Xin cha đối xử với con như một người có đạo.
• Anh không việc gì phải sợ cả.
• Cha không biết sao, tên tướng cướp đang quanh quẩn ở vùng nầy.
• Tôi không biết nó là ai. Tôi chưa thấy có ai nói đã gặp nó cả. Nó cũng chỉ là người như anh và tôi.
• Con không dám ở đây một mình.Con có linh cảm…
• Tốt,linh mục nói vẻ nhẫn nhịn. Đi kiếm cái yên ra đây. »
Khi họ đã đóng xong yên cương, họ lại tiếp tục đi, tên tạp chủng bám vào bàn đạp. Họ đi trong im lặng- đôi khi tên tạp chủng vấp té. Ánh sáng nhạt nhoà của binh minh ló dạng. Một chút tự mãn độc địa dâng lên trong lòng vị linh mục: Tên Giuđa ở bên cạnh ngài, đau ốm, đi khập khiễng, sợ khiếp vì bóng tối. Ngài chỉ cần đánh con lừa vài roi và bỏ rơi nó lại trong khu rừng.Ngài chích đầu nhọn vào con lừa, ép nó đi nước đại và cảm thấy bàn tay của tên tạp chủng kéo,kéo trên bàn đạp không cho ngài đi nhanh hơn. Ngài nghe tiếng rên: « Mẹ Chúa tôi! » và con lừa đi chậm lại. Linh mục âm thầm cầu nguyện: « Xin Chúa tha tội cho con. » Chúa Kitô cũng đã chết cho người nầy. Làm sao mình lại có thể, với tội kiêu ngạo, dâm ô, xem mình xứng đáng với cái chết của Người hơn tên tạp chủng nầy? Tên nầy có ý định phản bội ngài vì số tiền mà nó cần. Còn mình, mình đã phản bội Chúa chỉ vì một chút thú vui xác thịt.
• Anh còn sốt không? Linh mục hỏi. Không trả lời.Ngài tụt xuống đất và nói với tên tạp chủng:
• Lên lừa đi.Tôi sẽ đi bộ một chút.
• Con rất khoẻ, tên kia trả lời giọng hậm hực.
• Nhưng…leo lên đi.
• Cha quá tự hào nhỉ? Tên kia nói. Cứu giúp kẻ thù. Đúng người công giáo,phải không?
• Anh là kẻ thù của tôi sao?
• Đó là điều cha tưởng tượng ra. Cha tưởng rằng con chạy theo bảy trăm pesô đó sao. Cha có nghĩ rằng một tên nghèo kiết xác như con sẽ báo cho cảnh sát sao...
• Anh lại sốt rồi. Tên kia trả lời ngài với giọng hổn hển, xảo quyệt:
• Dĩ nhiên rồi, cha có lý.
• Thôi lên đi.
Tên tạp chủng nghiêng ngã, sắp té,linh mục phải đỡ anh ta lên. Nó ngồi thảm hại trên lưng lừa. miệng nó gần với miệng linh mục, ngài nghe mùi hơi thở thối tha.
“ Thưa cha, người nghèo không có quyền lựa chọn. Cha có biết, nếu con có tiền, dù chỉ một ít thôi, con sẽ là người tốt.”
Không biết tại sao, vị linh mục lại nghĩ đến đám Con cái Đức mẹ đang ngồi ăn bánh ngọt. Ngài cười...” Tôi cũng nghĩ thế”.
“ Cha nói sao? Cha không tin con rồi, tên tạp chủng lắp bắp. Vì con nghèo và vì cha không tin con...”
Nó ngồi úp mặt vào đầu yên, run rẩy. Linh mục dùng tay đỡ nó.Họ chầm chậm đi về hướng Carmen. Bây giờ, đến đó cũng vô ích.Ngài không thể ở đó để nghỉ ngơi.Vào làng bây giờ nguy hiểm quá vì nếu bị lộ ra, ai đó sẽ mất mạng vì ngài, họ sẽ lại bắt con tin. Rất xa đâu đó,có tiếng gà gáy sáng: sương mù từ đất xông lên đến đầu gối, và ngài nghĩ đến tia sáng đèn chụp ảnh loé lên trong căn phòng nhà xứ trống trơn. Gà gáy vào lúc mấy giờ? Điều lạ lùng, trong vùng thế giới mới nầy là không đâu có đồng hồ...Cả năm cũng không nghe tiếng đồng hồ đổ. Đồng hồ đã ra đi với các nhà thờ,và ta chỉ còn những bình minh xám xịt,những hoàng hôn bất chợt để đo nhịp thời gian.
Dần dần, bóng tên tạp chủng hiện ra từ bóng tối. Sòng soãi trên yên lừa, mấy cái răng vàng khè lòi ra khỏi miệng. Linh mục nghĩ:Thật ra.nó cũng đáng được thưởng- bảy trăm pesô không phải là số tiền lớn nhưng cũng đủ cho nó sống một năm trong ngôi làng bụi bặm đó. Ngài lại cười thầm: ngài chưa bao giờ xem trọng những chỉ dẫn của số phận: chỉ còn một khả năng mơ hồ: bảy trăm pesô,một năm trọn sẽ giúp tên nầy cứu rỗi linh hồn nó. Chỉ cần lật tảng đá lên để cho những nghịch lý nhỏ nhặt,phi lý bay mất.Ngài đã tuyệt vọng và đây chính sự tuyệt vọng nầy sẽ giúp một linh hồn, không tốt đẹp gì nhiều, nhưng dù sao cũng là một linh hồn.
“Đó là số phận, tên tạp chủng đột ngột tuyên bố. Ngày kia,một bà thầy bói đã tiên đoán là con sẽ có lộc...”
Gĩư chặt tên tạp chủng trên yên,linh mục tiếp tục bước đi, chân rướm máu, nhưng chúng sẽ khô lại nhanh thôi. Một sự im lặng kỳ dị bao phủ trên khu rừng và từ dưới đất dâng lên dưới dạng sương mù. Đêm có nhiều tiếng động,nhưng bây giờ, mọi sự im ắng: nó như là một cuộc ngưng bắn, lúc bên nầy và bên kia chiến hào, những nòng súng im tiếng...Như thể cả thế giới đang lắng nghe cái mà cho đến nay không thể nghe...hoà bình.Một giọng cất lên:
• Ngài là linh mục, phải không?
• Vâng.
Giống như hai bên thù địch đã nhảy ra khỏi chiến hào và chạy đến gặp nhau ở vùng « không người » giữa những giây thép gai để ôm nhau. Một vài ký ức về cuộc chiến bên châu Âu hiện về trong trí ngài. người ta kể rằng, trong những năm cuối cùng của cuộc chiến, một số người,bị thúc đẩy bất ngờ, đã ôm nhau trên chiến tuyến.
« Anh có phải người Đức không? » đáng ra ngài đã phải hỏi như thế, khó tin, trước một khuôn mặt giống như mình và hình như họ cũng hỏi lại: « Anh có phải là người Anh không? »
« Vâng » ngài lặp lại trong lúc con lừa cứ nhẫn nha tiến tới.
Ngày xưa, khi ngài dạy lũ trẻ con, có lần một trẻ con người da đỏ có đôi mắt màu đen hỏi ngài: « Chúa như thế nào? » và ngài đã dễ dàng tìm thấy câu trả lời khi cho chúng nghĩ đến hình ảnh cha chúng,mẹ chúng, ngài cũng có thể thêm hình ảnh về anh chị chúng, trong ước muốn tham vọng để chúng hiểu hơn về sự tử nạn, tuy nhiên trong thâm tâm ngài nghĩ, cái gì liên kết những quan hệ nầy. Ở trung tâm đức tin của chính ngài sừng sững mầu nhiệm hiển nhiên: chúng ta được tạo dựng giống hình ảnh Chúa; Chúa là Cha, nhưng ngài cũng là viên cảnh sát, tên tội phạm, linh mục, người bị quỉ ám và quan toà. Một hình ảnh của Chúa đung đưa trên cột xử tử, hay đang uốn éo trong những kiểu cách kỳ dị và tạo dáng như con lạc đà đang làm tình, dưới làn đạn,trong sân nhà tù…Ngồi trong toà giải tội, linh mục đã nghe biết những phát kiến ghê tởm và phức tạp mà những hình ảnh Chúa đã tìm tòi được; cái hình ảnh Chúa đó, hai răng nanh vàng khè, lúc nầy đang ngồi đung đưa trên lưng lừa; và hình ảnh của Chúa đã phạm tội với Maria trong hành vi tuyệt vọng trong căn chòi đầy chuột. Có lẽ binh lính của cả hai bên sẽ được an ủi hơn nếu biết rằng sự hung dữ của cả hai bên đều như nhau: không ai cô đơn tuyệt đối. Ngài hỏi:
« Bây giờ anh khá hơn chưa? Bớt lạnh, bớt nóng chưa? » Và, thúc đẩy bởi một chút tình huynh đệ, ngài bóp chặt tay trên vai hình ảnh Chúa.
Tên tạp chủng không trả lời: cái lưng của con lừa làm nó nghiêng qua bên nầy rồi bên kia.
« Chúng ta chỉ còn hai dặm nữa thôi. »Linh mục nói để cho anh ta thêm can đảm. Cần phải quyết định. Không thành phố, không làng mạc nào trong tỉnh nầy mà ngài ghi nhớ rỏ hơn trong đầu như Carmen: triền dốc mọc đầy cỏ từ bờ sông lên nghĩa trang nằm trên ngọn đồi nhỏ cao chừng 20 bộ là nơi chôn cất cha mẹ ngài.Bức từng bao đã sụp đổ; một hay hai thánh giá đã bị người cuồng tín đánh gãy, một thiên thần bị mất một cái cánh bằng đá và một vài bia mộ còn nguyên vẹn nằm trong góc khuất cỏ rậm. Một bức tượng Mẹ Thiên Chúa mất tai,không tay còn đứng vững, giống như tượng nữ thần Vênus trên mộ một thương gia buôn gỗ. Sự cuồng nộ tàn hại nầy thật kỳ lạ vì dĩ nhiên người ta không bao giờ có thể tàn phá tất cả. Nếu Thiên Chúa giống như một con cóc,có thể dễ dàng tàn sát hết những con cóc trên thế giới nầy, nhưng khi Thiên Chúa giống anh, giống tôi, việc tàn phá những hình tượng bằng đá không có ý nghĩa gì cả, trừ phi anh tự sát giữa những nấm mộ.
« Bây giờ, anh có thể cưỡi lừa một mình không? » vị linh mục nói và rút tay ra.
Con đường chia làm hai ngả, một hướng đi về Carmen, hướng kia đi về phía Tây. Linh mục thúc con lừa về phía con đường đi Carmen.
« Hai giờ nữa anh sẽ đến » ngài nói.
« Cha đi đâu? tên tạp chủng hỏi mà không ngồi dậy nổi.
• Anh sẽ làm chứng cho tôi,linh mục nói. Tôi không đi đến Carmen. Nhưng nếu anh nói tên tôi, người ta sẽ cho anh ăn.
• Nhưng.. nhưng…
Tên tạp chủng cố gắng quay đầu con lừa lại, nhưng nó không có sức: con vật vẫn theo con đường cũ. Linh mục la to:
« Nhớ nhé, tôi không đến Carmen đó. »
Nhưng đi đâu bây giờ? Ngài chợt nhớ đến một nơi duy nhất trong tỉnh mà ngài có thể đến mà sẽ không có con tin bị bắt, nhưng ngài không thể đến đó trong bộ dạng như thế nầy….Tên tạp chủng cố gắng hết sức bám vào yên lừa và la to:
« Cha không thể để con ở lại đây…một mình. »
Không phải chỉ có tên tạp chủng bị ngài bỏ rơi lại đàng sau, trên con đường rừng nầy; con lừa ngóc đầu lên, nhìn nghiêng, nó giống như cái ranh giới giữa ngài và ngôi làng nơi ngài sinh ra. Ngài giống như người không hộ chiếu mà người ta sẽ không bao giờ cho xuống khỏi tàu.
Tên tạp chủng la lên:
« Thế mà cũng làm bộ là người công giáo tốt! »
Nó đã gượng dậy được.Nó bắt đầu chưởi mắng..một tràng những từ phạm thượng, tục tĩu dần dần lặng đi sau khu rừng như dư âm của những nhát búa. Ngài than thầm: « Nếu ngày nào tôi gặp lại anh, anh sẽ không trách tôi được… » Dĩ nhiên, tên tạp chủng có muôn ngàn lý do để bất mãn: nó vừa mất bảy trăm pesô. Nó la lên tuyệt vọng:
« Tôi sẽ không bao giờ quên mặt ông.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Vinh Quang Và Quyền Năng
Graham Green
Vinh Quang Và Quyền Năng - Graham Green
https://isach.info/story.php?story=vinh_quang_va_quyen_nang__graham_green