Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Trên Chuyến Bay Đêm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 6 -
K
hi chiếc tàu hỏa chạy về phía Nam, băng qua cánh rừng thông của vùng Surley, hướng về Southampton, Elizabeth, chị của Margaret Oxenford, đã nói cho cô em gái biết quyết định của mình khiến cô ta hết sức sửng sốt.
Gia đình Oxenford ngồi trong toa thu đặc biệt dành cho khách đi chiếc Clipper của hãng Pan American. Margaret đúng một mình ở cuối toa, đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Tâm trạng của cô chao đảo giữa sự thất bại não nề với lòng nôn nao càng lúc càng tăng. Cô tức giận, hoảng hết khi bỏ đất nước ra đi trong thời điểm đầy thử thách, nhưng khi nghĩ đến việc cô sắp bay sang Mỹ, lòng cô lại hồi hộp nôn nóng.
Elizabeth bỏ chỗ ngồi với gia đình, đi đến gần cô, vẻ nghiêm trọng. Chị ta ngần ngừ một lát rồi long trọng nói:
– Margaret, chắc em biết chị yêu em.
Margaret cảm động. Trong những năm vừa qua, từ khi hai người khôn lớn, tư tưởng họ xung khắc nhau về cuộc đời, cho nên hai chị em dần xa nhau.
Nhưng cô vẫn thương yêu chị mình, nên việc hai chị em xa nhau làm cho cô buồn. Nếu hai chị em xích lại gần nhau thì chắc cô sẽ cảm thấy tuyệt vời lắm.
– Em cũng yêu chị, - cô đáp, rồi siết mạnh Ehzabeth trong vòng tay.
Một lát sau, Elizabeth nói:
– Chị không đi Mỹ.
Margaret giật mình kinh ngạc.
– Làm sao không đi được – Chị chỉ nói với mẹ và bố rằng chị không đi. Chị 21 tưởi rồi:
bố mẹ không thể bắt buộc chị được. Nghe chị lập luận như thế, Margaret cứng họng không cãi lại được, nhưng cô không chịu bỏ cuộc:
– Chị sẽ đi đâu?
– Đi Đức – Chị Elizabeth, không Được - Margaret thốt lên, giọng hoảng hốt. - Chị sẽ chết mất!
El1zabeth làm ra vẻ khinh thường.
– Em nhớ là chỉ có người theo chủ nghĩa xã hội mới sẵn sàng hy sinh cho một ý tưởng.
Nhưng lý tưởng đó là chủ nghĩa Quốc xã.
– Không chỉ vì chủ nghĩa phát xít mà thời, - Elizabeth đáp, ánh mắt long lanh sáng. - Mà cho tất cả những người thuần chủng da trắng đang gặp nguy cơ bị người da đen và người lai xâm lấn.Đó là hy sinh cho giống nòi.
Margaret quá phẫn nộ. Cô đã cảm thấy cô mất người chị rồi, nhưng bây giờ cô mới nhận rạ cô mất chị chỉ vì một lý tưởng rất quái lạ.
Thế nhưng, bây giờ Margaret không muốn tái diễn cảnh cãi nhau gay gắt về chính trị nữa giữa hai chị em như trước đây, vì cô muốn giữ bí mật cho chị. Cô hỏi:
– Chị sẽ sinh sống như thế nào?
– Chị có tiền của chị.
Margaret nhớ ra hai chị em đều được thừa hưởng gia tài của ông nội khi đến tuổi 21. Số tiền không nhiều nhưng cũng đủ sống.
Một ý nghĩ khác lại hiện ra trong óc cô:
– Nhưng hành lý của chị đã đăng ký gởi đi New York rồi...
– Những va li của chị gởi đi New York toàn là khăn trải bàn cũ. Hành lý quan trọng của chị đã được chị cho gởi đi từ hôm thứ hai.
Margaret sửng sốt. Elizabeth đã bí mật chuẩn bị kế hoạch ra đi một cách chu đáo. Nghĩ đến hành động của chị, cô lấy làm tủi hổ cho mình, vì cô đã hăng hái bỏ trốn mà không ra chi. Trong khi mình cứ suy nghĩ vẩn vơ không chịu ăn, cô nhủ thầm, thì Elizabeth đi mua vé tàu và gởi hành lý. Dĩ nhiên Eliznheth có lợi thế hơn cô là chị đã 21 tuổi. Nhưng tuổi tác không hẳn là yếu tố giúp chị ta chuẩn bị công việc một cách chu đáo và bình tĩnh như thế. Nghĩ đến chuyện chị cô thu xếp việc ra đi một cách thông minh như thế này, cô cảm thấy xấu hổ vô cùng, mặc dù chị cô là người có quan điểm chính trị rất ngu ngốc và sai lầm.
Bỗng cô nhận thấy, Elizabeth ra đi cô sẽ nhớ nhung biết bao. Mặc dù hai chị em không tâm đầu ý hiệp, nhưng Elizabeth luôn luôn ở gần đâu đấy. Hai chị em rất thường cãi nhau, người này chê người kia đã có tư tưởng sai lầm, nhưng Elizabeth ra đi là cả một sự thiếu thốn cho Margaret. Hai chị em đã nhiều lần che chở nhau trong những lúc khó khăn:
Khi Elizabeth bệnh, Margaret ngồi bên giường chị, bưng đến cho chị sô-cô-la nóng và tờ Picture Post. Elizabeth rất buồn khi nghe tin Ian chết, mặc dù chị không ưa anh ấy, và chị đã hết lòng khuyên giải cô em. Nước mắt lưng tròng, Margaret nói:
– Em sẽ nhớ chị ghê lắm.
– Đừng làm ồn, - Eiizabeth nói nhỏ, giọng lo lắng.
– Chị chưa muốn để cho bố mẹ biết bây giờ.
Margaret cố giữ bình tĩnh, hỏi chị:
– Khi nào chị mới nói cho họ biết?
– Đến giờ phút chót. Em có để yên được đến lúc ấy không?
– Được! - Cô cố mỉm cười tươi tắn. - Em sẽ làm ra vẻ quạu quọ với chị như mọi khi.
– Ồ, Margaretl - Elizabeth cũng gần muốn khóc.
Chị nuốt nước bọt rồi nói:
– Em đến nói chuyện với gia đình một lát để chị lấy 1ại bình tĩnh cái đã.
Margaret ấn mạnh vào tay chị, rồi về lại chỗ ngồi.
Mẹ đang đọc tờ Vogue, chốc chốc đọc cho bố nghe một vài đoạn, cho nên bà không để ý đến chuyện gì hết.
– Người ta mang nhiều dăng ten, - bà đọc to rồi nói thêm:
– Em cũng chẳng ngại gì, còn anh thì sao?
Việc không được chồng trả lời, chẳng làm bà nản chí chút nào hết, nên bà cứ nói tiếp:
– Màu trắng là màu thời thường. Nhưng em thì không thích màu trắng:
màu này làm cho mặt của em tệ đi.
Bố có vẻ rất hài lòng, thỏa mãn. Margaret biết ông tự măn vì đã duy trì được ủy quyền của người cha trong gia đình, đã ngăn chặn được một đứa con chống lại gia đình, không nghe lời cha mẹ. Nhưng ông dâu có biết cô con gái đầu đang chuẩn bị cho một quả bom nổ chậm.
Liệu Elizabeth có đủ can đảm để thực hiện đến cùng mục đích của mình không? Nói với Margaret là một chuyện, còn nói với bố là chuyện khác. Thế nào Elizabeth cũng mất can đảm vào giờ chót. Mà cho dù cô đủ can đảm để nói với bố vào giây phút cuối cùng, thì chắc gì chị ấy trốn thoát được. Có lẽ ông đồng ý với chị về mặt chị muốn đứng vào phe với phát xít, nhưng chắc ông không đồng ý với kế hoạch bỏ đi của chị, mà ông chỉ muốn chị tuân theo kế hoạch của ông đã vạch ra. Cũng có lẽ ông sẽ có cách để ngăn cản việc chị bỏ đi, ông sẽ không ngần ngại thực thi kế hoạch của ông.
Margaret đã từng gây đấu tranh với bố như kiểu này rồi. Khi cô học lái xe mà không có phép của ông, ông đã nổi cơn thịnh nộ, và khi ông biết cô đã đến tham dự buổi thuyết trình của bà Mary Stopes, người đầu tiên tranh luận bảo vệ quyền ngừa thai, bố cô đã gần như ngất xỉu. Nhưng những lần Margaret thành công mỹ mãn là nhờ cô đã thực hiện lén lút, không cho ông biết. Chưa bao giờ cô đấu tranh trực tiếp với bố cô.
Ông đã từ chối không chịu để cho cô đi dự trại hè năm cô lên 16 tuổi với cô chị họ Catherine và nhiều bạn bè của chị ấy, mặc dù cô tham gia dưới sự giám sát của một vị mục sư và vợ ông ta. ông chống đối là vì ở đấy có nhiều con trai cũng như có nhiều con gái:
Chuyện tranh đấu gay gắt nhất của họ là vấn đề đi học. Cô đã van xin, to tiếng, khóc lóc để bố cô cho cô đến trường, nhưng ông vẫn một mực không cho, cương quyết không để cho cô đi học. Ông nói rằng:
– Con gái đến học ở trường chẳng ích lợi gì hết. Chúng chỉ có việc lớn lên và lấy chồng thôi.
Ông còn áp dụng luật của mình cho con cái bao lâu nữa?
Để khỏi căng thắng, Margaret đứng dậy đi lui đi tới ở lối đi giữa toa cho thoải mái bót. Phần Đông các hành khách khác dường như cũng đều tâm trạng như cô:
vừa nôn nao lại vừa chán ngán. Khi mới lên thu ở nhà ga Waterloo, mọi người đều chuyện trò vui vẻ và cười đùa. Trong khi họ đăng ký gởi hành lý thì túi xách tay của mẹ bị chặn lại vì hành lý xách vào toa của bà đã vượt quá trọng lượng cho phép. Nhưng bà bất chấp những lời giải thích của nhân viên hãng Pan American có trách nhiệm về việc này, cuối cùng người ta đành để cho bà xách lên toa của bà. Một thanh niên mặc đồng phục lấy vé rồi dẫn họ vào tận toa dành riêng cho họ. Rồi khi rời khỏi Luân Đôn, hành khách bỗng yên lặng, như thể họ thầm nói lời từ giã quê hương, nơi mà họ sẽ không bao giờ thấy lại.
Trong số hành khách này có một nữ thi tử điện ảnh người Mỹ đã nổi tiếng khắp thế giới, cho nên câu chuyện giữa cô ta với mọi người có màu sắc đặc biệt.
Cô ta tên là Lulu Beli. Percy ngồi bên cạnh cô ta, cậu nói chuyện với cô ta như thể cậu đã quen biết cô ta từ lâu Margaret cũng muốn góp chuyện cho vui, nhưng cô không đủ can đảm để tham gia chuyện trò với họ. Percy có tính dạn dĩ hơn.
Lulu bằng xương bằng thịt trông già hơn trên màn bạc. Margaret đoán cô ta cũng phải đến 30 tuổi, mặc dù cô thường đóng vai con gái mới vào dời hay là đóng con gái mới lấy chồng. Nhưng cô ta đẹp thật. Nhỏ nhắn, linh hoạt, cô ta gợi lên trong óc Margaret hình ảnh con chim sẻ.
Margaret cười với cô ta, Lulu đáp lại:
– Cậu em của cô đã làm bạn với tôi.
– Tôi hy vọng nó nghiêm túc, - Margaret đáp.
– Ồ rất nghiêm túc. Cậu ấy nói cho tôi biết về bà cô của cô, bà Raehel Fishbein. - Lulu nói, giọng nghiêm trang như thể cô nói đến một nữ anh hùng trong một tác phẩm kịch. - Chắc bà ấy “tuyệt vời” lắm.
Margaret thấy bối rối khó chịu. Tại sao Percy dám kể những câu chuyện láo toét ấy cho những người hoàn toàn xa lạ như thế này. Cô đỏ mặt, cười nhạt - nụ cười khó hiểu mà cô đã học được của mẹ - rồi bỏ đi. Bản tính của Percy tinh nghịch, nhưng thời gian gần đây, cậu ta có vẻ dạn dĩ ra. Cậu ta lớn xồ, giọng bắt đầu ồ ồ, và chuyện đùa bỡn của cậu có phần nguy hại. Cậu ta thường sợ bố, chỉ khi nào Margaret bị bố ép chế quá cậu ta mới phản đối lại uy quyền của ông, nhưng cô tin là rồl đây Percy sẽ ra mặt chống. lại uy quyền phi lý eủa bố. Khi ấy hố cô sẽ phản ứng ra sao? Liệu ông có đối xử thô bạo với con trai dễ dàng như ông đã đối xử với các cô con gái của mình không? Margaret không tin như thế.
Ngồi ở cuối toa là một người ngoại quốc nhưng Margaret thấy quen quen.
Ông ta to cao, vẻ mặt căng thẳng và đời mắt nẩy lửa; điểm khác biệt giữa ông ta với những người chung quanh mập mạp no đủ và áo quần bảnh bao, thì ông gầy gò và áo quần cũ kỹ thô tháp Tóc ông eắt ngắn như tóc những người ở tù. Ông ta ngồi lặng lẽ với vẻ căng thẳng.
Khi cô đến gần, họ nhln nhau, và bỗng cô nhớ ra ông ta là ai. Hai người chưa bao giờ gặp nhau, nhưng cô đã thấy ảnh ông ta trên báo. Đó là ông Carl Hartman, nhà bác học Đức theo Chủ nghĩa Xã hội. Bắt chước sự dạn dĩ của em, Margaret đến ngồi trước mặt ông rồi tự giới thiệu mình. Vì luôn luôn chống lại Hitler, nên ông ta đã trở thành anh hùng của giới trẻ. Rồi bỗng ông ta biến mất đâu khoảng gần một năm, người ta tưởng ông đã gặp điều bất hạnh. Margaret nhủ thầm, chắc ông ta đã trốn khỏi nước Đức. Ông có vẻ như người vừa sống trong địa ngục trở về. Cô lên tiếng nói với ông:
– Mọi người phân vân không biết có chuyện gì đã xảy ra cho ông.
Ông ta trả lời bằng tiếng Anh rất đúng, nhưng giọng có hơi cứng:
– Tôi đã bị bắt, nhưng họ cho phép tôi được tiếp tục nghiên cứu khoa học.
– Vậy tại sao bây giờ ông ở đây?
– Tôi - trốn thoát, - ông ta nói gọn lỏn. Ông giới thiệu người đàn ông ngồi bên cạnh. - Cô có biết bạn tôi, ngài Nam tước Gabon không?
Margaret có nghe nói đến ông ta. Philippe Gabon là chủ một ngân hàng của Pháp, ông ta dùng tài sản kếch sù của mình để giúp đỡ người Do thái, như là giúp Phong trào Phục hưng Do thái ở Palestine, cho nên đối với chính quyền nước Anh, công việc của ông không được công nhận là chính đáng. Ông đã dành nhiều thì giờ đi chu du khắp thế giới, cố thuyết phục nhiều nước nhận người Do thái tị nạn đang trốn khỏi sự thanh trùng của người Quốc xã. Ông ta người nhỏ con, béo tốt, bộ râu mép cắt xén cẩn thận, ông mặc bộ com lê đen rất đẹp, áo ghi lê màu xám nhạt và chiếc cà vạt màu xám đậm. Margaret đoán chắc ông ta trả tiền vé cho nhà bác học. Cô bắt tay ông ta rồi quay qua nhìn ông Hartman lại, cô nói:
– Báo chí không đá động gì đến việc ông đào thoát cả.
Nam tước Gabon cất tiếng trả lời:
– Chúng tôi buộc phải giữ im lặng cho đến khi ông Cari đi khỏi Âu châu trót lọt đã.
Cũng còn đáng lo thật, Margaret nghĩ, người ta nói rằng bọn quốc xã vẫn còn theo dõi họ. Cô hỏi:
– Sang Mỹ rồi ông sẽ làm gì?
– Tôi sẽ đến làm việc tại Khoa Vật lý của trường Đại học Princeton, - Hartman đáp. Mặt ông lộ vẻ buồn rầu đau khổ. - Tôi không muốn mi khỏi quê hương. Nhưng nếu tôi ở lại, công việc nghiên cứu khoa học của tôi chỉ làm lợi cho bọn quốc xã mà thôi.
Margaret không biết gì về công việc của ông ta - Cô chỉ biết ông ta là nhà khoa học thôi. Điều làm cho cô quan tâm đến ông là quan điểm chính trị của ông. Cô nói:
– Lòng can đảm của ông là tấm gương sáng cho mọi người. - Cô nghĩ đến Ian, người đã dịch những bài diễn thuyết của Hartman, vào thời ông còn được cho nói tự do.
Những lời khen ngợi của cô gái đã làm cho ông có vẻ bất an. Ông nói.
– Tôi ước chi được tiếp tục diễn thuyết nữa. Tôi rất tiếc là phải từ bỏ công việc ấy.
– Ông đâu có từ bỏ, Carl, - Nam tước Gabon cãi lại - Đừng tự trách mình như thế. Ông đã thực hiện được điều ông muốn làm rồi.
Hartman gật đầu đồng ý, Margaret nghĩ chắc ông ta nhận thấy ông Gabon nói đúng, nhưng trong lòng ông vẫn ấm ức vì phải rời bỏ quê hương trong cơn sóng gió để ra đi. Margaret muốn nói cái gì để an ủi ông ta, nhưng cô không biết nói gì. Cô thoát khỏi được tình thế khó xử này nhờ cô tiếp viên của hãng Pan American, cô này đến báo cho mọi người biết:
– Bữa ăn trưa dọn ở toa tàu bên cạnh. Mời quí vị qua bên ấy để dùng bữa.
Margan đứng dậy, nói:
– Thật hân hạnh được biết ông. Tôi hy vọng chúng ta còn có dịp để nói chuyện với nhau.
– Tôi tin chắc thế, - Hartman đáp, mỉm cười, lần đầu tiên ông cười. - Chúng ta còn đi với nhau 5 ngàn cây số Cô đi sang toa dọn ăn, ngồi cùng gia đình. Mẹ và bố ngồi một bên bàn, ba người con ngồi phía bên kia, Percy ngồi giữa Margaret và Elizabeth. Margaret lén nhìn chị cô. Khi nào chị ấy cho nổ bom Người phục vụ mang nước đến cho họ, bố gọi một chai vang vùng sông Rhin. Elizabeth lặng lẽ nhìn qua cửa sổ Margaret chờ đợi giây phút bom nổ. Mẹ thấy không khí căng thẳng, bà hỏi:
– Này các cô gái, sao thế?
Margaret không đáp nhưng Elizabeth lên tiếng:
– Con có chuyện quan trọng muốn nói cho bố mẹ biết. - Người phục vụ mang đến một tô canh nấm, Elizabeth ngừng nói để đợi anh ta phục vụ cho xong. Mẹ gọi một dĩa rau.
Khi anh ta đi rồi, mẹ lại hỏi:
– Chuyện gì thế con?
Margaret nín thở.
Elizabeth nói:
– Con không đi Mỹ.
– Mày nói cái quái gì thế? - Bố giận dữ lên tiếng.
– Dĩ nhiên mày phải đi... Chúng ta đang đi đây!
– Không, con sẽ không lên máy bay với bố, - Elizabeth nói tiếp, giọng bình thản. Margaret chăm chú nhìn chị. Giọng của Elizabeth rõ ràng, nhưng khuôn mặt dài không đẹp lắm của chị trắng bệch ra vì căng thẳng, và Margaret cảm thấy nơi chị có súc thu hút, khiến cô không rời mắt khỏi chị.
– Đừng ngu ngốc, Elizabeth. - Mẹ nói. - Bố con đã mua vé cho con rồi.
– Có lẽ bố bắt họ hoàn lại tiền vé được, - Percy góp ý.
– Im đi, thằng khốn, - bố nói.
– Nếu bố cứ ép buộc con, - Elizabeth nói tiếp, - con nhất quyết không lên máy bay đâu. Rồi bố sẽ thấy công ty hàng không không đời nào để cho bố lôi con lên máy bay khi con la hét vùng vẫy không chịu lên.
Margaret nhủ thầm:
Elizabeth khôn lanh quá. Đến lúc khó giải quyết chị ấy mới nói, khiến cho bố phải khó xử Ông không thể lôi chị lên tàu, mà cũng không thể ở lại dưới đất để giải quyết vấn đề, vì chính quyền sắp bắt ông vì tội ông theo phát xít.
Nhưng bố chưa chịu chấp nhận mình thua. Ông biết chị nói thật. Ông để muỗng xuống rồi bằng giọng gay gắt, ông nói:
– Nếu mày ở lại thì mày sẽ làm cái gì? Mày sẽ đầu quân vào quân đội như con em ngu ngốc của mày muốn làm hay sao?
Margaret đỏ mặt vì tức giận khi nghe ông cho cô là đồ ngu ngốc, nhưng cố nghiến răng không nói gì, đợi Elizabeth trả đũa.
Elizabeth đáp, – Con sẽ đi Đức.
Bố thảng thất im lặng một hồi lâu.
– Này con, - mẹ nói,:
con không thấy con đã nói năng một cách quá đáng rồi đấy hay sao?
Bỗng Percy bắt chước bố rất giống, cậu nói:
– Để cho con gái bàn chuyện chính trị thì sự thể sẽ như thế đấy Chính con mụ Mary Stopes phải gánh chịu trách nhiệm về việc này.
– Im đi, Percy, - Margaret nói vừa lấy cùi tay hích vào cậu em.
Mọi người im lặng trong khi người phục vụ dọn dẹp bát đĩa, thức ăn vẫn còn nguyên không ai đụng đến. Chị ấy đã thắng rồi, Margaret nghĩ. Chị ấy đã có đủ can đảm để nói ra. Bây giờ chị thoát được rồi chứ?
Margaret thấy bố có vẻ bối rối. Chế giễu Margaret vì cô muốn ở lại để chiến đấu chống bọn phát xít là điều không khó khăn đối với ông, nhưng châm biếm Elizabeth là điều ông thấy rất khó, vì chị ấy và ông cùng có một quan điểm. Tuy nhiên, cơn bối rối không bao giờ kéo dài lâu, nên khi người phục vụ vừa đi khỏi, ông liền cương quyết trở lại. Ông nói:
– Tao tuyệt đối cấm mày làm thế. - Giọng của ông như thể là lệnh chấm dứt cuộc tranh cãi.
Margaret nhìn Elizabeth. Chị ấy sẽ phản ứng ra sao? Bố có vẻ như không muốn tranh cãi với chị nữa.
Thật đáng ngạc nhiên, Elizabeth nói tiếp với một giọng rất dịu dàng:
– Thưa bố, con sợ bố không thể ngăn cấm con được. Con đã 21 tuổi, và con có thể làm những gì con muốn.
– Chừng nào mày còn lệ thuộc vào tao thì mày không thể muốn làm gì thì làm.
– Vậy thì có lẽ con phải tự lo liệu lấy mà không cần sự giúp đỡ của bố. Con đã có một số vốn nhỏ rồi.
Bố uống nhanh một hớp rượu vang rồi nói:
– Tao sẽ không cho phép mày làm thế, chỉ có thế thôi.
Tình hình có vẻ chưa ngã ngũ, Margaret tin tưởng Elizabeth sẽ thoát được khỏi gia đình. Cô không biết có phải cô sung sướng khi thấy chị thắng được bố hay là bất bình khi nghĩ đến việc chị chạy theo bọn quốc xã.
Người ta dọn lên món cá bơn. Chỉ có Percy ăn một mình. Mặt Elizabeth tái mét vì khiếp sợ, nhưng chị mím chặt môi với vẻ cương quyết. Margaret không khỏi mến phục sự can đảm của chị.
Bỗng Percy lên tiếng:
– Nhưng nếu chị không đi Mỹ thì tại sao chị đi tàu hỏa làm gì?
– Chị đã mua vé đi tàu thủy, khởi hành từ Southampton.
– Mày đừng hòng có tàu thủy khởi hành từ nước này đi Đức, - bố nói, giọng chiến thắng.
Margaret hoảng hốt. Chắc chắn sẽ không có tàu rồi. Elizabeth có lầm lẫn không? Kế hoạch của chị có vấp phải chi tiết này không? Ehzabeth không để cho mình phạm phải lỗi lầm này.
– Con đi thu thủy đến Lisboune, - chị bình tĩnh đáp - Con đã đánh điện báo chuyển tiền đến một ngân hàng ở đấy và đã có phòng khách sạn rồi.
– Đồ xảo quyệt! Bố thất lên, giọng giận dữ. Ông thốt lên quá lớn khiến cho một người đàn ông ở bàn bên cạnh quay qua nhìn họ.
Elizabeth nói tiếp như thể không nghe ông nói gì hết.
– Khi qua đấy rồi, con sẽ đi tàu thủy đến Đức.
– Rồi sau đó? - Mẹ chị hỏi.
– Con có bạn bè ở Berlin, mẹ à; chắc mẹ biết rồi.
– Phải, mẹ biết, - mẹ thở dài. Bà có vẻ buồn bã, Margaret nhận thấy bây giờ mẹ cô tin chắc là Elizabeth sẽ ra đi.
– Tao cũng có bạn bè ở Berlin,,- bố nói lớn.
Nhiều người ở các bàn bên cạnh ngước mắt nhìn, mẹ nói nho nhỏ:
.
– Ông ơi! Chúng tôi đều nghe ông.. rất rõ mà.
Bố nói nhỏ hơn:
– Tao có bạn bè ở Berlin, họ sẽ tống cổ mày đi ngay khi mày mới đến.
Margaret đưa tay lên bịt miệng. Dĩ nhiên bố có thể có những người bạn Đức sẽ tống cổ Elizabeth đi trong một nước theo chủ nghĩa phát xít, chính quyền muốn làm gì thì làm. Có phải việc trốn chạy của Elizabeth sẽ bị gián đoán vì bị chính sách quan liêu tồi tệ của Đức khăng khăng không cấp vida nhập cảnh cho chị.
– Họ không làm thế đâu, - Elizabeth đáp.
– Rồi sẽ thấy, - bố nói. và Margaret nhận thấy ông ta có vẻ không tin vào lời nói của mình.
– Họ sẽ niềm nở đón tiếp con, bố à, - và điều lạ lùng là qua giọng nới uể oải của Elizabeth, mọi người như thấy chị có vẻ đã thắng lợi hoàn toàn. - Họ sẽ cho in một tờ thông tin tuyên bố với thế giới rằng con đã trốn khỏi nước Anh để gia nhập mặt trận của họ, y như các tờ báo mắc dịch của Anh đăng tin sự đào thoát của dân Do thái Đức tài ba vậy thôi.
Percy nói:
– Em hy vọng họ không tìm ra Được tông tích của bà ngoại Fishbein.
Eliznheth đủ sức chịu đựng những lời gay gắt của bố, nhưng chị không chuẩn bị để đương đầu với lối nói khôi hài độc địa của Percy.
– Mày im đi, thằng khốn! - Chị nói và bật khóc.
Một lần nữa, người phục vụ dọn đi những chiếc đĩa đồ ăn còn nguyên vẹn.
Món tiếp theo là sườn cừu ăn với xà lách Anh phục vụ mang rượư vang cho họ.
Mẹ uống một ngụm, chứng tỏ bà rất bối rối.
Bố ăn thịt cừu, nhai ngấu nghiến. Margaret nhìn khuôn mặt đỏ gay vì tức giận của bố, cô ngạc nhiên khi khám phá ra ông đã che giấu sự bối rối của mình dưới lớp vỏ tức giận. Thật kỳ lạ khi thấy ông bị dao động mạnh. Mọi khi, ông thường lấy vẻ kiêu ngạo để đối đầu với bao trở ngại khó khăn ập đến cho ông.
Bây giờ nhìn ông, cô nhận ra thế giới của bố cô đã sụp đổ tan tành Cuộc chiến tranh này đã chấm dứt hết mọi hy vọng của ông:
ông đã ước ao dân Anh liên kết với chủ nghĩa phát xít dưới quyền lãnh đạo của ông, nhưng bây giờ nước Anh tuyên chiến với phát xít và đày ông đi biệt xứ. Đúng ra thì người Anh đã phế bỏ ông từ giữa thập niên 30, nhưng ông vẫn nhắm mắt làm ngơ cho đến bây giờ, vì ông cứ tin rằng đến lúc gặp cơn thử thách thì đồng bào của ông sẽ đến tìm ông.
Vì thế mà ông tức giận khủng khiếp đến như vậy, cô nghĩ:
Cuộc đời của ông là một sự dối trá. Nhiệt tình vì lý tưởng cao cả hóa ra chỉ là một sự ám ảnh, niềm tin của ông chỉ là sự phách lối, ông không trở thành nhà độc tài của nước Anh được, ông bèn quay qua cư xử rất tàn bạo với con cái. Nhưng ông không thể làm ngơ trước sự thật được Ông rời quê hương bây giờ Margaret mới nhận ra - và có lẽ không bao giờ quay về được nữa.
Margaret cứ tưởng tượng cô sẽ sung sướng khi thấy bộ vó của bố sa sút, nhưng thực tế, cô lại cảm thấy khó chịu. Mãi cho đến bây giờ, 1úc nào cô cũng bị tính độc tài của bố chế ngự, và cô lấy làm:
bối rối khi nghĩ ông sẽ suy sụp.
Giống như một nước bị áp bức đang đứng trước viễn cảnh của một cuộc cách mạng, bỗng cô cảm thấy ít tin vào mình.
Cô định ăn chút gì, nhưng miệng không muốn nuốt. Mẹ ăn một miếng cà chua trong dĩa mình, rồi để nĩa xuống và hỏl:
– Elizabeth, con có yêu cậu nào ở Bériin à?
– Không, - chị trả lời. Margaret tin chị, nhưng cầu hỏi của mẹ cũng có cơ sở.
Margaret biết rằng,chị tha thiết đến nước Đức như thế không hẳn hoàn toàn là vì ý thức hệ. Mà chính những người nước Đức tóc vàng to cao, mặc đồng phục phẳng phiu, mang ủng láng bóng, đã có cái gì đấy làm rung động trái tim chị.
Trong khi ở Luân Đôn, người ta xem Elizabeth là một cô gái không mấy nhan sắc và xuất thân trong một gia đình kỳ dị, thì ở Berlin chị đóng vai một tiểu thư đài các:
người thuộc giai cấp quí tộc Anh, con gái của người tiên phong theo phát xít, người ngoại quốc mến mộ chủ nghĩa Quốc xã. Có lẽ chị sẽ yêu một sĩ quan trẻ hay một viên chức của đảng đầy tương lai hứa hẹn; họ sẽ lấy nhau, sinh những đứa con tóc vàng, chúng sẽ lớn lên nói tiếng Đức.
– Con làm một việc rất nguy hiểm, con à, - mẹ nói. - Bố con và mẹ chỉ lo cho con được an toàn thôi.
Margaret phân vân không biết Bố có lo lắng đến vần đề an toàn cho Elizabeth không. Nhưng có lê vì quá sợ nên cô quên mất phần dễ thương của bố đi. Không phải lúc nào ông cũng khó tính, gay gắt:
Margaret nhớ có nhiều lúc bố cô dịu dàng, thậm chí vui vé nữa, đó là vào thời gian trước đây. Nghĩ đến thời gian này, cô lại cảm thấy buồn thêm.
– Con biết công việc nguy hiểm, mẹ à, - Elizabeth đáp - nhưng trong cuộc chiến này, tương lai của con thật bất định. Con không muốn sống trong một thế giới do bọn tài phiệt Do thái và do những nghiệp đoàn Cộng sản nhỏ chế ngự.
– Nói tào lao quá! - Margaret thốt lên, nhưng không ai nghe hết.
– Vậy thì con hãy đi với gia đình, mẹ nói với Elizabeth. - Nước Mỹ là một xứ sở đẹp.
– Wall Street nằm trong tay bọn Do thái.
– Mẹ nghĩ người ta nói quá đáng như thế thôi, - mẹ nói với giọng chắc nịch, cố tránh không nhìn bố. - Đúng là ở bên Mỹ có nhiều người Do thái và nhiều người đáng ghét khác trong các trung tâm thương mại, nhưng cũng không ít người dễ thương đáng để cho ta chung sống. Con đừng quên ông nội con có một nhà băng.
Percy lên tiếng góp ý:
– Chỉ có hai thế hệ thời mà chúng ta đi từ thợ mài dao lên chủ ngân hàng thì quả là một chuyện đáng ngờ. - Nhưng không ai để ý đến.
Mẹ nói tiếp:
– Mẹ cũng có những ý nghĩ như con, con à; nhưng tin vào một chủ nghĩa không có nghĩa là ta phải chết cho chủ nghĩa đó. Không có một chủ nghĩa nào đáng cho ta phải chết hết.
Margaret quá sửng sốt. Mẹ vừa mới nói chủ nghĩa phát xít không đáng cho ta phải hy sinh; và đối với nói thế tức là phạm thượng, là phỉ báng. Chưa bao giờ cô thấy mẹ chống lại bố như thế này. Margaret còn nhận thấy chính Elizabeth cũng tỏ vẻ kinh ngạc. Cả hai chị em đều nhìn bố ông hơi đỏ mặt, miệng càu nhàu bất mãn, nhưng ông không nổi sùng, la lối như họ nghĩ. Và chính việc này lại càng làm cho họ kinh ngạc hơn.
Người ta dọn cà phê, Margaret thấy tàu đã đến vùng ngoại ô của thành phố Southamton- Chỉ còn ít phút nữa là họ vào ga. Có thật Elizabeth bỏ đi không Tàu chạy chậm lại.
– Elizabeth nói với người phục vụ:
– Tôi xuống ở ga chính. Xin anh làm ơn lấy giúp va li của tôi ở bên toa kia được không? Chiếc va li da màu đỏ có tên tiểu thư Elizabeth Oxenford.
– Được thưa cô, - anh ta đáp.
Những ngôi nhà bằng gạch đỏ ở vùng ngoại ô chạy ngoài cửa kính của con tàu như đoàn lính nghiêm chỉnh theo hàng ngũ. Margaret nhìn bố. ông không nói gì, nhưng mắt ông sưng sỉa vì tức giận. Mẹ để bàn tay lên đầu gối của ông, rồi nói:
– Em van anh, anh yêu, đừng làm to chuyện.
Tàu vào ga.
Elizabeth ngồi bên cửa sổ. Chị bắt gặp ánh mắt của Margaret và Percy, hai người em tránh lối cho chị đi ra.
Bố đứng dậy.
Những hành khách khác cảm thấy sắp xảy ra cảnh căng thẳng, họ đều quay mặt nhìn gia đình này:
Elizabeth và bố đứng nhìn nhau trên lối đi trong khi con tàu đã dừng hẳn. Lại một lần nữa Margaret sững sờ vì nhận thấy Elizabeth đã chọn vào lúc vô cùng thích hợp. Bố khó mà dùng vũ lực trong hoàn cảnh như thế này, và nếu ông có cố làm đi nữa thì những hành khách khác chắc sẽ không để yên cho ông làm. Tuy nhiên, cô vẫn cảm thấy lo sợ vô cùng.
Mặt bố đỏ gay, hai mắt trợn trùng, hơi thở hổn hển. Elizabeth run run nhưng chị có thái độ cương quyết. Bố nói:
– Nếu bây giờ mà mày xuống tàu, tao thề sẽ không bao giờ nhìn mặt mày nữa.
– Bố đừng nói thế! - Margaret thốt lên, nhưng trễ quá rồi:
lời đã nói ra không bao giờ nuốt lại được.
Mẹ bật khóc: Elizabeth chỉ nói:
– Giã từ!
Margant đứng lên, ôm chị vào lòng.
– Chúc may mắn - Cô thì thầm nói – Chị cũng chúc em thế. Elllabeth đáp vừa ghì cô vào lòng.
Elizabeth ôm hôn Percy trên má, rồi lóng ngóng nghiêng người trên bàn để hôn lên mặt mẹ, nước mắt ướt cả mặt bà. Cuối cùng, cô quay lại nhìn bố, giọng run run cô hỏi:
– Bố muốn bắt tay con không?
Mặt bố đằng đằng sát khí, ông đáp:
– Con gái tao chết rồi.
Mẹ bật khóc đau đớn.
Trong toa mọi người đều im lặng, như thể họ đang chứng kiến cảnh kết thúc đau lòng của một vở bi kịch gia đình Elizabeth quay gót, bước đi.
Margaret muốn nắm lấy bố, day ông cho rụng răng ra, muốn nói là ông ác độc quá, bất công và ngu ngốc quá; nhưng cũng như mọi khi, cô chỉ biết cắn môi không nói được lời nào.
Elizabeth đi qua trước cửa sổ toa tàu, một tay xách chiếc va li nhỏ bằng da đỏ. Chị nhìn mọi người miệng mỉm cười, nước mắt lưng tròng, đưa tay kia gượng gạo vẫy chào. Mẹ lặng lẽ khóc nức nở. Percy và Margaret đưa tay vẫy chào lại. Còn bố thì quay mặt đi. Chị đi khỏi tầm mắt của họ. Bố ngồi xuống lại và Margaret ngồi theo.
Còi vang lên và con tàu chuyển bánh.
Họ thấy lại Elizabeth đang theo đoàn nhìn ra cửa.
Khi toa tàu chạy ngang qua gần chị, chị lại đưa mắt nhìn, nhưng lần này chị không cười, không đưa tay vẫy chào, nhưng vẻ buồn bã và cương quyết hiện rõ trên mặt.
Tàu chạy nhanh và họ không thấy bóng dáng chị đâu nữa.
– Cảnh gia đình. thật tuyệt vời, - Percy nói, mặc dầu cậu ta nói mỉa mai, nhưng giọng của cậu không có chút gì hài hước mà nghe rất chua xót.
Margaret không biết có khi nào cô gặp lại chị không Mẹ lau nước mắt với chiếc khăn tay mỏng, nhưng vẫn không ngớt khóc.
Hiếm khi bà mất bình tĩnh như thế này. Margaret nhớ chưa bao giờ thấy bà khóc. Percy có vẻ bị dao động. Margaret luôn luôn cho rằng việc chạy theo chủ nghĩa phát xít của Elizabeth là ngu ngốc, sai lầm, nhưng cô không thể không vui khi thấy chị chống lại sự đàn áp của bố. Elizabeth đã thắng:
Chị đã coi thường bố, đã thoát ra khỏi tay bố! Chị cứng đầu, thắng bố, thoát khỏi được sự kềm kẹp của bố.
Nếu Elizabeth làm được thì cô cũng làm được.
Cô ngửi thấy mùi nước biển. Xe lửa vào cảng, chạy qua các bến tàu, từ từ tiến vào trước các cần trục và tàu thủy. Xe lửa ngừng lại sau một tòa nhà có hàng chữ. NHÀ KHÁC HOÀNG GIA. Tòa nhà rất hiện đại, trông hơi giống một chiếc thu thủy:
các, góc tròn trịa, tầng trên có hành lang rộng trông như cái boong tàu kín đáo, chung quanh có hàng lan can trắng. Cùng với các hành khách khác, gia đình Oxenforđ xách hành lý mang tay, bước xuống sân. Trong lúc người ta chuyển hành lý đã được ký gởi lên máy bay, tất cả mọi người đi vào nhà khách hoàng gia để làm các thủ tục cuối cùng cho chuyến đi.
Margaret cảm thấy choáng váng, Thế giới quanh cô thay đổi quá nhanh. Cô đã rời khỏi nhà quê hương cô đang có chiến tranh, cô đã mất người chị, rồi bây giờ sắp sửa bay qua Mỹ. Cô ước chi có thể làm cho thời gian ngừng trời một lát để cho quen với cảnh tượng chung quanh.
Bố báo cho hãng máy bay biết Ehzabeth không lên máy bay với gia đình, một nhân viên của hãng Pan American liền đáp:
– Không sao... Có người đang đợi ở đây để hy vọng mua được cái vé đấy.
Tôi sẽ báo cho họ biết.
Margaret thấy giáo sư Hartman đứng yên trong một góc, ông hút thuốc và đưa mắt nhìn quanh, ánh mắt lo âu, khinh bạc. Ông có vẻ bị dao động và bồn chồn. Margaret nghĩ, chính những người như chị mình đã làm cho ông như thế, chính bọn phát xít đã hành hạ ông, làm cho ông đau khổ. Mình hiểu lý do tại sao ông vội vã rời khỏi châu Âu.
Từ phòng đợi người ta không thấy máy bay, cho nên Percy đi quanh một vòng để tìm hiểu tình hình.
Một lát cậu quay về cho biết:
– Máy bay đã cất cánh đúng giờ đã định vào lúc 2 giờ. Phải bay một giờ nữa mới đến trạm dừng đầu tiên ở Foynes. Ailen cũng đang mùa hè như nước Anh, chúng ta sẽ đến đấy lúc 3 giờ rưỡi. Chúng ta phải đợi ở đấy một giờ để họ đổ đầy xăng vào máy bay và điều chỉnh, xem xét lại kế hoạch bay. Cho nên máy bay sẽ cất cánh ở đấy vào lúc 4 giờ 30.
Margaret thấy có nhiều khuôn mặt mới mà cô đã không thấy trên xe lửa.
Chắc số hành khách này sáng nay đi thẳng đến Southampton, hay có lẽ họ đã ở lại đêm trong một khách sạn của thành phố này. Trong số khách này, có một phụ nữ thật đẹp đi tắc xi đến. Đấy là một phụ nữ tóc vàng khoảng 30 tuổi mặc chiếc rốp bằng xoa màu kem lốm đốm đỏ rất đẹp. Đi theo bà ta là một người đàn ông tầm thường hơn, nhưng vẻ tươi cười mặc chiếc áo vét tông bằng ca sơ mia. Mọi người đều nhìn, vì họ có vẻ rất hạnh phúc và rất quyến rũ.
Mấy phút sau, mọi người chuẩn bị lên máy bay.
Từ các cửa của Nhà khách Hoàng gia, họ đi thẳng ra bến tàu. Chiếc Clipper đang neo ở đấy, nhẹ lắc trên sóng, mặt trời chiếu lóng lánh hai bên sườn mạ bạc.
Chiếc máy bay thật khổng lồ.
Chưa bao giờ Margaret thấy có chiếc máy bay nào to bằng nửa chiếe này. Nó cao bằng cả một cái nhà và dài bằng hai cái sân ten nít. Lá cờ Mỹ lớn vẽ trên cái mũi tẹt của nó như mũi con cá voi. Cánh nằm ở phần trên của thân máy bay.
Bốn động cơ khổng lồ gắn dưới cánh và các chong chóng dài gần 5 mét. Làm sao một cái máy to lớn như thế này mà bay được nhỉ?
– Nó có nhẹ lắm không? - Cô hỏi thật lớn.
Pelcy nghe được, cậu vội đáp:
Bốn mươi mốt tấn Họ đến mép bến tàu. Một cầu tàu dẫn xuống tận cầu phao. Mẹ đi từng bước ngắn thận trọng, tay níu vào lan can:
bà có vẻ run sợ như thể bà đã già thêm 20.
tuổi nữa. Bố mang hai cái túi xách du lịch, mẹ không bao giờ xách gì hết, đấy là điểm yếu của bà.
Từ cầu phao có một chiếc cầu ngắn hơn dẫn họ lên một nơi trông như cánh phụ cụt, một nửa chìm dưới nước.
Percy nói với vẻ sành sỏi:
– Đây là hệ thống giữ yên máy bay. Còn gọi là cầu phao nhỏ. Hệ thống này giữ cho máy bay khỏi lật nhào xuống nước. - Bề mặt của cầu phao nhỏ này cong cong, Margaret cứ sợ trượt chân, nhưng đã không xảy ra như thế. Bóng của chiếc cánh khổng lồ nằm trên đầu cô. Cô ước chi đua tay sờ vào cánh chong chóng máy bay, nhưng chắc cô không với tới.
Có một cánh cửa nằm ở thân máy bay, ngay dưới chữ American trong hàng chữ Pan American Airways System. Margaret cúi đầu bước vào cửa. Từ ngưỡng cửa có ba bậc cấp đi xuống sàn máy bay.
Margaret vào trong căn phòng rộng mỗi bề khoảng 4 mét có thảm lót sàn màu đất nung rất sang, vách sơn màu be, còn ghế bành màu xanh có in hình ngôi sao thật tươi. Những ngọn đèn gắn trên trần chiếu sáng căn phòng; thêm vào đó là ánh sáng bên ngoài lọt vào qua những chiếc cửa sổ khổng lồ bên thân máy bay, cửa sổ có màn che cuốn lên được. Vách phòng thẳng góc với sàn chứ không cong cong theo hình thân máy bay, nên người ta có cảm tưởng như đi vào trong một ngôi nhà chứ không phải vào trong thân chiếc máy bay.
Người ta dẫn một vài hành khách ra phía sau máy bay. Nhìn vào phía ấy, Margaret thấy một dãy phòng hõm vào, tất cả đều có thảm lót dày dặn và trang hoàng bằng màu nâu và xanh nhạt. Nhưng gia đình Oxenford được bố trí ngồi ở phía trước. Một anh tiếp viên nhỏ nhắn, tròn trịa, mặc áo vét trắng, đến tự giới thiệu tên anh là Nicky, rồi dẫn họ đến phòng nằm bên cạnh phòng khách. Phòng khách này nhỏ hơn những phòng kia một ư, trang hoàng màu sắc cũng khác:
thảm màu xanh lam, vách màu lục nhạt và ghế nệm màu be. Phía bên phải của phòng có hai chiếc ghế nệm dài lớn loại 3 chỗ ngồi, sắp xếp hai cái đối diện nhau, ở giữa có chiếc bàn nhỏ kê dưới ô cửa sổ vuông vức. Về bên trái, nằm phía bên kia lối đi ở giữa, kê một cặp ghế nệm dài nữa, nhưng chỉ là loại ghế hai người ngồi.
Nicky dẫn họ đến căn phòng lớn hơn, nằm phía bên phải. Bố và mẹ chiếm chỗ gần cửa sổ, Margaret và Percy ngồi gần bên lối đi. Như vậy, giữa hai chị em và bố mẹ họ còn hai chỗ trống và bốn chỗ ở phía bên kia của lối đi. Margaret tự hỏi không biết ai sẽ ngồi vào các chỗ ấy Nếu cái bà xinh đẹp mặc áo màu kem có chấm đỏ ngồi đây thì hay biết bao. Lulu Bell cũng được, nếu cô ta muốn nói đến bà ngoại Fishbein. Nhung tốt hơn hết là Hartman.
Cô cảm thấy chiếc máy bay dao động theo sóng biển, dao động rất nhẹ chỉ đủ cho cô nhớ là cô đang ở trên mặt biển. Cô không hiểu được tại sao những cái động cơ giản dị như thế mà có thể làm cho máy bay bay lên được. Cô nghĩ nó sẽ bay lên trời như tấm thảm bay ảo thuật, như chuyện thần thoại cổ xưa vậy.
Percy đứng lên. Cậu nói:
– Con đi xem một chút.
– Ngồi yên đấy, - Bố đáp. - Nếu con đi khắp nơi.
– Con sẽ làm vướng chân mọi người đấy.
Percy ngồi xuống lại. Bố chưa mất hết uy quyền. Mẹ tô điểm son phấn lại.
Bà không khóc nữa. Bà đã thấy đỡ hơn, Margaret đoán thế.
Cô nghe có một giọng nói Mỹ cất lên:
– Tôi thích ngồi chỗ này quay mặt ra phía trước Cô ngẩng đầu lên. Nicky, người phục vụ, đang chỉ cho một người khách một chỗ ở phía bên kia lối đi. Margaret không biết rõ anh ta là ai, vì anh ta quay lưng lại phía cô. Anh ta có mái tóc vàng và mặc bộ com lê màu xanh.
Được rồi, ông Vandenpost, - người tiếp viên nói, cứ ngồi vào chỗ quay mặt ra đằng trước.
Người khách quay lui, anh ta bắt gặp ánh mắt của Margaret, cô đang nhìn anh ta với vẻ tò mò. Rồi bỗng cô sửng sốt.
Anh ta không phải người Mỹ mà cũng không có tên Vandenpost.
Cặp mắt xanh nhìn Margaret, ánh lên vẻ hoảng sợ Nhưng đã quá muộn rồi.
– Lạy Chúa lòng lành - Cô ấp úng nói. – Harly Marks kia mà!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Trên Chuyến Bay Đêm
Ken Follett
Trên Chuyến Bay Đêm - Ken Follett
https://isach.info/story.php?story=tren_chuyen_bay_dem__tieu_thuyet