Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Trần Hưng Đạo
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 4 - Lai Lịch Và Lực Lượng Mông Cổ
M
ông Cổ là một giống hùng dũng hung tợn, đã từng chà đạp nhiều nước châu Âu ở hồi thế kỷ mười ba và làm chủ nhân ông tại Trung Quốc hàng tám mươi chín năm đằng đẵng (1279-1368).
Thế mà hồi đầu Trần, từ Đinh Tỵ (1257) đến Mậu Tý (1288), một khoảng thời gian ba mươi mốt năm, ta phải đương đầu với quân cường địch ấy trong ba cuộc chiến tranh tự vệ, kết cục ta quét sạch được giặc ngoại xâm, giữ vững được độc lập thì, không đợi phải nói, nay cũng có thể tưởng biết được cái năng lực của dân tộc Việt Nam ở đương thời là thế nào.
Bây giờ muốn rõ công cuộc kháng chiến Mông Cổ mà quân, dân đời Trần đã phải hy sinh biết bao xương máu để đức Trần Hưng Đạo viết thành hai chữ “thắng lợi” trên trang sử oanh liệt ấy, ta nay cần phải xét đến lai lịch và lực lượng của đối phương.
Từ lúc quật khởi đến hồi toàn thịnh
Ở phía bắc nước Trung Hoa, từ đời Đường (618-904)106, có một giống gọi là Mông Cổ, ở thành từng bộ lạc, rải rác suốt phía bắc Xa Thần Hãn thuộc Mông Cổ ngày nay và một dải Tây Bắc tỉnh Hắc Long Giang bây giờ. Họ sống bằng nghề chài lưới, săn bắn và du mục. Đến đời Kim, tù trưởng Mông Cổ là Hợp Bất Lặc trỗi dậy, tự xưng là Tổ Nguyên hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Mông Cổ.
Năm 1206 (tức năm Trị Bình Long Ứng thứ hai đời Lý Cao Tôn bên ta), Thiết Mộc Chân (Témoudjine) mở rộng đất đai, lên ngôi hoàng đế, tự hiệu là Thành Cát Tư Hãn (Gengis-Khan).
Từ năm 1222 đến năm 1279, trải các đời vua Oa Khoát Thai (Ogotai)107, Mông Kha (Mongké) và Hốt Tất Liệt (Koublai)108, Mông Cổ đã giày đạp trên đất Âu châu đến ba lần và diệt hẳn nhà Tống (1279) mà làm chủ toàn bộ Trung Quốc. Bấy giờ phạm vi thế lực Mông Cổ rất lớn: đông từ Cao Ly109, tây đến Tiểu Á Tế Á (Asie mineure) và Nga La Tư110, nam tới Nam Hải và Ấn Độ Dương, bắc đến Tây Bá Lợi Á (Sibérie): Địa bàn rộng suốt từ Á sang Âu, thật là một đại đế quốc, trước đó, chưa từng thấy trên lịch sử.
Xét qua binh chế Mông Cổ
Ở một chương trước, ta đã biết sơ binh chế đời Trần rồi; nay thử xét qua binh chế Mông Cổ để quan niệm đôi chút về lực lượng của đối phương:
Binh chế đời Nguyên chia làm hai bộ: trong và ngoài. Trong là các quân túc vệ, ngoài là các quân trấn thủ.
Các quân túc vệ chia làm quân khiếp tiết111 và quân các vệ112.
Quân khiếp tiết thì do Khiếp tiết trưởng cầm đầu, lệ thuộc trực tiếp dưới Thiên tử hoặc dưới đại thần do Thiên tử sai phái.
Quân các vệ thì có Thân quân đô Chỉ huy sứ cầm đầu, cùng với các quân trấn thú đều thuộc dưới quyền Khu mật viện. Cho nên khiếp tiết và các vệ tuy đều là quân túc vệ họp lại gọi là thân quân, nhưng chức vụ hai bên có khác nhau: khiếp tiết cốt hộ vệ Thiên tử, là thân quân trong các thân quân. Còn quân các vệ thì cốt làm những việc cảnh vệ hoàng thành, kinh sư và cận kỳ, việc phòng thú, việc doanh thiện và việc đồn điền,... thỉnh thoảng cũng phải đi viễn chinh.
Các quân trấn thú: Các lộ thì lập Vạn hộ phủ113, các huyện thì lập Thiên hộ sở2 đều lệ thuộc viện Khu mật. Tùy theo địa phương có hiểm yếu hay không mà chia đặt các quân thú. Phàm những chỗ biên cương cổ họng, đều sai thân vương trong tông thất cầm binh đóng giữ: như Hà Lạc và Sơn Đông là chỗ đất tâm phúc thì cất “quân Mông Cổ” và quân thám mã xích114 trấn thú; từ Giang, Hoài trở xuống Nam cho tới hết Nam Hải thì đặt Hán Binh và quân tân phụ115 đóng giữ.
Cuộc xâm lược ta lần thứ nhất năm Đinh Tỵ (1257), Mông Cổ điều động có hai nghìn quân, ấy là chưa kể cánh quân của Á Châu, con vua Nguyên, đi sau tiếp viện và đạo quân Ô Lạn Cáp Đạt116 đóng ngay ở phía bắc nước ta để uy hiếp.
Cuộc lấn cướp ta lần thứ hai vào khoảng Quý Mùi Ất Dậu (1283-1285). Mông Cổ huy động đến năm mươi vạn (500.000) quân.
Cuộc xâm lấn ta lần thứ ba vào khoảng Bính Tuất - Mậu Tý (1286-1288), Mông Cổ động viên những ba mươi vạn quân117 và ba trăm chiếc thuyền đi biển.
Còn bên ta chỉ có năm Giáp Thân (1284) mới phải huy động đến hai mươi vạn quân, vậy mà mấy cuộc kháng Nguyên cũng chiếm được thắng lợi cuối cùng, đủ biết thế là đức Trần Hưng Đạo đã chuyển lượng thành phẩm.
Đặc tính và năng lực quân Mông Cổ
Quân Mông Cổ đều là những tay thiện kỵ, thiện xạ, cưỡi ngựa rất giỏi, bắn cung rất tài. Trước khi chiến thắng những nước văn hóa, chưa buông tuồng ăn chơi sung sướng, họ có cái phong độ võ dũng, quen nhọc nhằn, chịu cực khổ, sở trường về chiến tranh.
Nhưng ta cũng không quên nhắc đến những thủ đoạn tàn bạo, hành động dã man của họ.
Hồi Tây chinh Âu châu, quân Mông Cổ đã dùng súng làm chiến cụ để đánh quân địch118, nên sức công kích của họ đã lợi hại lắm.
Chuyến đánh nước Hung (Hongrie) họ đã làm cho mười vạn người phải chết khi kinh đô Pest thất thủ. Quân Mông Cổ kéo tới đâu thì ở đó, từ thành thị đến thôn quê, nhân dân phải trốn, ruộng đất bỏ hoang, cảnh tượng thật là điêu tàn thảm đạm.
Suốt Âu châu phải nao núng hãi hùng, người Nhật Nhĩ Man phải bồng bế dắt díu nhau, tới tấp chạy trốn. Giáo hoàng Innocent IV cũng đã phải lên tiếng than trách về những sự phá phách và tàn sát của quân Mông Cổ119.
Chính trong tờ chiếu đề năm Chí Nguyên thứ hai mươi tám (1291) gửi cho đức Trần Nhân Tôn bên ta, vua Mông Cổ cũng đã nói trắng rằng: “Theo phép tổ tông ta đã đặt, hễ những nước chịu qui phụ, thân hành vào chầu thì ta để cho nhân dân được ở yên như cũ; hễ nước nào chống cự, không phục, thì tất phải diệt chết... Và: “dân của nước ngươi (!) bị giết chóc thật nhiều đấy...” (An Nam chí lược, quyển 2, tờ 5b-6a).
Tháng mười, năm Mậu Tý (1288), gửi một bức quốc thư cho vua Nguyên, đức Trần Nhân Tôn cũng nói rõ ở trong thư ấy những thủ đoạn tàn ngược, vô nhân đạo của quân Mông Cổ: “... Mùa đông, năm Chí Nguyên thứ hai mươi bốn (1287), lại thấy đại quân thủy lục tấn công: thiêu đốt đền chùa trong nước tôi, đào mả tổ tiên tôi, cướp bóc và bắt sống già trẻ nơi dân gian tôi, tàn phá sản nghiệp trăm họ tôi, không chừa một việc tàn ác hiếp đáp nào mà không làm...” (Nam sử tập biên, quyển 2, tờ 19b-20a).
Xem thế đủ biết đời Trần bấy giờ gặp phải đối phương chẳng những hùng cường thiện chiến, mà lại bạo ngược hung tàn vượt ngoài tưởng tượng.
Đến chương “Nhắc lại những kinh nghiệm đã chiến thắng Mông Cổ”, ta sẽ so sánh những điểm hơn kém về quân sự của đôi bên, bấy giờ sẽ thấy rõ cái bí quyết mà đức Trần Hưng Đạo và quân, dân đời Trần đã nắm để đi đến thắng lợi vẻ vang trong mấy cuộc chiến tranh tự vệ.
Chú Thích
106. Phần lớn sử liệu ghi 618-907. (BT)
107. Có sách chép là A Loa Đài và chua là Agôtai.
108. Có sách chép là: “Koubilai”.
109. Triều Tiên. (BT)
110. Nga. (BT)
111. Tiếng Mông Cổ, có ý nghĩa là những kẻ “được nhờ ân sủng của Thiên tử”.
112. Quân các vệ như năm vệ: Tả, Hữu, Trung, Tiền, Hậu và Đường Ngột vệ, Quý Xích vệ, Vũ vệ Tả hữu đô úy vệ...
113, 2. Trận Bạch Đằng năm Mậu Tý (1288), ta bắt được nhiều tướng Mông Cổ trong có Vạn hộ, Thiên hộ, tức là hạng võ quan cao cấp cầm đầu quân đội trong Vạn hộ phủ ở lộ hoặc trong Thiên hộ sở ở huyện bên Nguyên đấy.
1143. “Quân Mông Cổ” (danh từ quân sự) là quân trong bản tộc Mông Cổ, quân thám mã xích là quân trong các bộ tộc. Thám mã xích nghĩa là quân trấn thú.
1154. Sau khi diệt được Kim, Mông Cổ tuyển người bắc bộ Trung Quốc làm lính, gọi là Hán quân; sau khi diệt được Tống, lại tuyển những người nam bộ Trung Quốc làm lính, gọi là tân phụ quân.
116. Tức là Ngột Lương Hợp Thai (Wouleangotai).
117. Toàn thư, chép là “năm mươi vạn quân”.
118. Theo Tân biên cao trung bản quốc sử, quyển giữa, trang 139.
119. Coi Les Mongots et la Papauté của Paul Pelliot, chương nhất, trang 4.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Trần Hưng Đạo
Hoàng Thúc Trâm
Trần Hưng Đạo - Hoàng Thúc Trâm
https://isach.info/story.php?story=tran_hung_dao__hoang_thuc_tram