Tình Sơn Nữ epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 6
ối hôm sau, ông giáo ra đình làng dạy học. Trong lúc ông giáo còn ở phía đằng xa, các cô học trò tủm tỉm cười và bảo nhau:
- Thầy giáo đi với Péng trông tốt đôi đấy. Chắc họ yêu nhau lắm đấy nhỉ. Đi đâu cũng có nhau. Hôm nọ tao bắt gặp cả hai đi ra đồng làm việc. Thầy giáo chăm chỉ làm lụng đấy.
Một cô khác trả nhời:
- Đúng rồi, không chăm làm ăn, gửi rể làng này sao được?
Cô khác bấm bạn sẽ nói:
- Thôi tôi xin các cô đừng bàn tán nhiều, thầy sắp đến rồi.
Từ ngày đến đây, Hàm đem tất cả những điều gì ích lợi hấp thụ được ở tỉnh thành đều áp dụng vào làng này cả.
Ngay từ lúc chưa có lệnh bắt buộc mở lớp học bình dân, chàng đã đứng lên mở lớp trưa, tối dạy người làng chữ Việt, Thái.
Lúc đầu, ông giáo chỉ biết nói tiếng Việt, ít lâu sau nhờ người yêu dạy, chàng đã biết cả hai thứ chữ. Đôi khi Péng cũng đến dạy thay chàng môn thổ ngữ.
Là những thứ chữ ngòng – ngoèo gồm có hơn hai mươi chữ cái nào là “tua ló, lua có, mạy kha” v.v…cũng như a, b, c…của ta vậy. Chữ Thái học chóng biết; trong một vài tháng đã đọc được các mặt chữ.
Nhất là Hàm, chàng đã thạo tiếng Thái, hàng ngày nói như thổ dân; việc học chữ càng chóng vánh, đến nỗi người yêu của chàng không ngờ!
Cô giáo riêng của Hàm đã phải kêu:
- Học trò khá lắm, viết đẹp hơn cả cô giáo rồi đấy!
Người Thái cũng chịu khó học hỏi, họ rất ham học tiếng Việt. Những cô gái Thái khi đã biết đọc, họ thường mua sách xem thêm.
Mỗi lần gánh gió ra chợ Vân - Hội hoặc Đan - Thượng (Yên Bái), thế nào lúc trở về họ cố mua được những tập truyện cổ tích như “Hoàng Trừu – ca, Tấm Cám”. Một đôi chỗ không hiểu, họ đã có ông giáo chỉ dẫn.
Chàng còn nhớ một lần, cô Ngăn, một học sinh đến nhà Péng để hỏi chàng, tay cầm quyển Hoàng - Trừu mỏng dính:
- Thày ạ, sao truyện này hay thế. Noọng muốn đọc mãi vui thích quá đi mất. Quả thầy còn câu chuyện gì hay không? Nhớ bảo Noọng nhé, để khi nào ra chợ bán thóc sẽ có dịp dể mua.
Chàng cũng thấy hứng khởi, thầm mừng việc làm có kết quả. Xưa nay đã biết bao nhiêu năm, dân Việt Nam bị quân Tàu xâm lăng và cố sức đồng hoá dân ta bằng văn học. Và bây giờ tuy không có ý nghĩ ấy, chàng chỉ hy vọng gây cho người Thái và Việt yêu nhau hơn, hiểu biết và quý mến, không muốn có một sự phân chia tách bạch.
Chàng thường nói chuyện với các học sinh già, trẻ, lớn, bé, nhoai nhoai rằng:
- Tôi chỉ muốn người Thái và người Việt sống với nhau thân mật, không bao giờ thù hằn gây lòng chia rẽ. Người Thái là người Việt ngày xưa, cùng chung một phong tục tập quán, chữ viết cổ(1), thì không một lẽ nào có thể coi nhau như thù địch được. Người Thái còn giữ phong tục gửi rể, trước đây người Việt chưa văn minh cũng có tục ấy. Người Thái bây giờ tôn sùng đạo phật, tin tưởng vô biên, người Việt cũng vậy.
Người Thái có tình đoàn kết tương thân tưong ái, kẻ giàu có sẵn sàng giúp đỡ người nghèo để cùng nhau chung sống, người Việt cũng thế.
Tại sao người Thái và người Việt còn bị một giống người đứng trung gian làm cho hai phái ghét nhau. Nhưng giờ đây tôi tin rằng không còn nữa.
Những mưu mô ấy chẳng qua do quân xâm lăng đặt ra để hòng hai bên tự tiêu diệt lẫn nhau.
Chàng lợi dụng bất cứ một cơ hội nào cũng nói chuyện về tình đoàn kết. Người sơn cước như Mường, Mán, Thái Đen, Thái Trắng, Lô Lô, v.v…dều là ngưòi Việt cả. Bao nhiêu tục lệ họ là của người Việt ngày xưa còn tồn tại.
Người Mường, Mán thực sự là người Việt trăm phần trăm. Qua lời nói, cách ăn ở, đều giống hệt. Tiếng Mường như tiếng Việt tuy nặng hơn một chút. Chẳng hạn như người Việt nói ăn cơm thì người Mường đọc nặng hơn: “ạn cơm”, đi chơi thì “đi ủn”, mẹ thì “mế” v.v…
Người Mán ăn mặc cách thức đều tương tự. Đàn ông đội khăn nhiễu tam giang, cũng ở nhà đất và phong tục ăn uống cũng chẳng khác gì.
Người Việt bây giờ, một phần đông là người nhà quê vẫn có nhiều tính chất giống người sơn cước.Tỷ dụ như những cuộc hôn nhân ít có cuộc ly dị. Người sơn cước còn hơn thế nữa, cho một trăm đám cưới thì rất ít khi có cuộc bỏ nhau. Còn người tỉnh thành chỉ là một số nhỏ không đáng kể, nhiều sư lố lăng chẳng qua bắt chước những sự đua đòi ngoại lai nhập cảng.
- Chiếng sáy (chào thầy), chiếng ý (chào chị).
Những tiếng chào của học trò ồn ào khiến hai người lúng túng. Chàng và nàng đứng yên một chỗ - cúi đầu đáp lại tất cả đi vào đình học hỏi.
Là một ngôi đình bốn bề gió thổi lùa, bàn ghế bằng lương nứa, bảng đen là cánh cửa đình. Phấn là những cục “đá thối”. Học trò đủ các loại chăm chú học tập. Những nét mặt đạo mạo của các cụ già, nét mặt ngây thơ các cô cậu nhoai nhoai, nét mặt láu lỉnh đáng yêu của các nàng sơn nữ, những nét mặt cương quyết của thanh niên hiện dưới đèn dầu leo lét.
Trên những chiếc bàn, sách vở giấy gió, bút mực nội hoá, mọi người quên tất cả việc đồng áng, để đôi mắt nhìn thầy giáo đứng bên bảng đang chỉ dẫn họ học tập.
Chú thích:
(1) Theo Ngô Thúc Địch trong bài diễn thuyết “Địa vị Hán- Văn trong Việt Ngữ”.
Tình Sơn Nữ Tình Sơn Nữ - Đái Đức Tuấn