Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thần Thoại Sisyphus
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Con Người Phi Lý - Lũ Người Quỷ Ám
G
oethe nói: “Đồng đất của tôi là thời gian.” Lời ấy quả là phi lý. Vậy thực ra, con người phi lý là ai? Anh ta chính là kẻ không làm gì để đạt được sự vĩnh cửu dù không phủ nhận nó. Nỗi niềm một thuở anh ta từng ao ước đó không lấy gì làm xa lạ, nhưng con người phi lý chọn cho mình lòng can đảm và lý trí. Lòng can đảm dạy anh hãy sống không viện cầu và thích nghi với cái mình có; lý trí cho anh ta biết những giới hạn của mình. Một khi đã biết chắc mình có được sự tự do dù trong hữu hạn, biết mình sẽ tiếp tục nổi dậy không ngừng trong khi từ chối tương lai và nhận thức rõ về cái chết, con người phi lý thỏa sức phiêu lưu suốt quãng thời gian cuộc đời dành cho mình. Anh bảo vệ đồng đất của mình và hành động của mình trước mọi sự phán xét, chỉ trừ phán xét của riêng anh. Đối với anh, cuộc đời huy hoàng hơn không có nghĩa là cuộc đời nào khác. Bởi như thế là không công bằng. Đó là tôi còn chưa bàn đến sự vĩnh cửu tầm thường mà người ta vẫn gọi là hậu thế. Bà Roland chỉ trông cậy vào chính mình. Sự khinh suất đó đã được dạy một bài học. Hậu thế thích trích dẫn lời bà, nhưng quên mất đánh giá nó. Bà Roland thờ ơ với việc lưu tử truyền tôn.
Ở đây xin không bàn dông dài về đạo đức. Tôi từng chứng kiến những người đức cao vọng trọng nhưng hành xử không ra sao, và mỗi ngày tôi đều nhận thấy rằng không cần có quy tắc vẫn giữ được lòng chính trực. Nhưng vẫn có một chuẩn mực đạo đức mà con người phi lý chấp nhận, một chuẩn bị không tách rời khởi Thượng đế: Một chuẩn mực bị áp đặt. Đáng ngạc nhiên ở chỗ con người phi lý vốn sống ngoài sự dẫn dắt của vị Thượng đế ấy. Còn với những người khác (ý tôi chỉ những người theo thuyết phi đạo đức), con người phi lý chỉ thấy họ đưa ra đủ loại lý lẽ biện hộ, mà anh ta thì không có gì để biện hộ cho mình. Trước hết xin nói về nguyên tắc vô tội của con người phi lý.
Sự vô tội đó quả đáng sợ. “Mọi điều đều được phép” Ivan Karamazov nói thế. Câu đó cũng thoảng mùi phi lý. Nhưng với điều kiện không hiểu nó theo nghĩa thông tục. Tôi không biết liệu có ai từng chỉ rõ rằng câu ấy không phải sự vỡ òa giải thoát hay vui sướng, mà là sự thừa nhận cay đắng trước thực tế. Sự tồn tại chắc chắn của Thượng đế, giúp đem lại ý nghĩa cho cuộc đời, hấp dẫn hơn nhiều so với khả năng được hành xử xấu xa mà không sợ bị trừng phạt. Không khó khi phải đưa ra lựa chọn nào, chính vì thế mà người ta cay đắng. Sự phi lý không giải phóng, mà trói buộc. Nó không cho phép mọi hành động. “Mọi điều đều được phép” không có nghĩa rằng không thứ gì bị cấm. Sự phi lý chỉ đơn thuần đặt một dấu tương đương giữa hậu quả những hành động đó. Sự phi lý không khuyến khích tội ác, bởi thế chẳng khác nào trò trẻ, nhưng nó cho thấy cái vô ích trong sự ăn năn sau đó. Tương tự, nếu như mọi trải nghiệm đều không tốt cũng chẳng xấu, thì bổn phận nhiệm vụ cũng hợp thức như mọi trải nghiệm khác. Người ta có thể trở nên đạo đức ngay trong một ý nghĩ chợt nảy ra.
Mọi hệ thống đạo đức đều dựa trên ý tưởng rằng những hậu quả từ một hành động sẽ quyết định hành động đó là hợp lẽ hay cần hủy bỏ. Còn một tâm trí thấm nhuần sự phi lý chỉ đơn thuần cho rằng điềm tĩnh xem xét những hậu quả đó. Nó sẵn sàng trả giá. Nói cách khác, nó cho rằng những kẻ phải chịu trách nhiệm, nhưng không tồn tại con người tội lỗi. Cùng lắm thì tâm trí phi lý chỉ chấp nhận coi trải nghiệm trong quá khứ là cơ sở cho hành động trong tương lai. Thời gian bồi đắp cho thời gian, và cuộc sống phụng sự cho chính nó. Trong kiếp người vừa hữu hạn vừa đầy ứ các khả năng này, con người không đoán trước được bất kỳ điều gì, chỉ trừ sự sáng suốt của riêng mình. Liệu nguyên tắc luật lệ nào có thể sinh ra từ trình tự không thể lý giải đó? Sự thật duy nhất xem ra con người phi lý chấp nhận dùng để định hướng lại không đi theo trình tự chính thống: nó sinh ra từ cuộc sống, và hé mở giữa nhân tâm. Tâm trí phi lý không thể trông mong rút ra các chuẩn mực đạo đức ở cuối chuỗi lập luận của nó, mà là các minh họa và hơi thở nhân sinh. Một số hình tượng minh họa dưới đây thuộc loại đó. Chúng nối dài lập luận phi lý bằng cách góp vào đó một quan điểm cụ thể và hơi ấm của chúng.
Liệu tôi có cần thuyết minh rằng ví dụ đưa ra minh họa không nhất thiết được lấy làm căn cứ suy xét (mà nếu có thì trong thế giới phi lý càng ít khả năng đó hơn), và những minh họa này cũng không phải hình mẫu? Ngoài kẻ ngớ ngẩn bẩm sinh, hẳn cũng có người sẽ tự biến mình thành ngớ ngẩn theo mọi nghĩa của từ này khi rút ra kết luận từ Rousseau là con người phải đi bằng cả bốn chi, và từ Nietzsche rằng ta phải ngược đãi mẹ mình. “Cần phi lý, nhưng không cần trò bịp”, một tác giả hiện đại nói thế. Có khi chỉ cần xét các mâu thuẫn trong quan điểm là thấy được ý nghĩa của nó. Một viên thư ký quèn trong bưu điện cũng ngang bằng với một kẻ chinh phục nếu cả hai đều có ý thức. Trong trường hợp này, tất cả trải nghiệm cụ thể (của họ) đều không liên quan. Có những điều vừa giúp ích vừa làm hại con người. Chúng giúp ích khi người đó tỉnh thức. Nếu không, cũng không quan trọng: thất bại của con người ngụ ý sự đánh giá chính anh ta, chứ không phải những hoàn cảnh anh ta trải qua.
Ở đây tôi chỉ bàn đến những người chỉ muốn dùng kiệt bản thân hoặc những người mà tôi thấy là đang dùng kiệt bản thân. Câu này không ngụ ý gì sâu xa hơn. Lúc này đây tôi chỉ muốn bàn về một thế giới trong đó các tư tưởng, cũng như cuộc sống, đều thiếu vắng tương lai. Mọi ý nghĩ kích thích con người làm việc và cảm thấy hào hứng đều viện đến niềm hy vọng. Vì vậy tư tưởng duy nhất không bị xuyên tạc chính là tư tưởng vô ích. Trong thế giới phi lý, giá trị của một khái niệm hay một cuộc đời được đo lường bằng sự vô ích của nó.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thần Thoại Sisyphus
Albert Camus
Thần Thoại Sisyphus - Albert Camus
https://isach.info/story.php?story=than_thoai_sisyphus__albert_camus