Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Rebecca (Tiếng Việt)
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 6.1
H
ành lý. Lo lắng ra đi. Chìa khóa thất lạc. Êtiket mới, những mẩu giấy rơi vãi dưới đất. Tôi chán ngấy những thứ đó. Ngay cả bây giờ mà tôi đã quen quá rồi, mà tôi đã sống, như người ta nói, không mở tung các hòm của tôi ra. Ngay cả bây giờ đóng các ngăn kéo hoặc mở một cái tủ khách sạn hoặc cái rương nào đó trong một biệt thự có đủ tiện nghi, là những công việc thường lệc của tôi, tôi cũng có một cảm tưởng buồn rầu, một cảm giác mất mát. Tại đây chúng tôi đã sống, chúng tôi đã sung sướng. Nơi đây đã là của chúng tôi, dù thời gian ít ỏi bao nhiêu nữa. Dù cho chúng tôi đã qua đấy hai đêm dưới một mái nhà, chúng tôi không để lại ở đấy một thứ gì. Không phải là vật chất, không một cái ghim cài đầu, không một ống atphirin rỗng, không một khăn mùi xoa dưới gối, nhưng một thứ gì khó tả, một quãng đời chúng tôi, một cách sống…
Hôm vừa rồi, đọc trong một tờ báo tôi thấy khách sạn Côte d’Azur ở Monte Carlo thay đổi tên và ban quản lý. Các buồng thay đổi cách trang trí và đều đã sắp xếp mới. Có thể là buồng cảu bà Van Hopper trên gác một không còn nữa. Ngày mà tôi quỳgối xuống đất hý hoáy với cái ổ khóa phức tạp của chiếc hòm tôi, tôi đã biết là không bao giờ tôi còn trở lại đây nữa.
Mọi cái đã kết thúc với tiếng lách cách của chiếc chìa khóa ấy. Nhìn qua cửa sổ, tôi có cảm tưởng giở trang của một tập anbum ảnh. Những mái nhà sân bằng này, biển cả này không còn là của tôi nữa. Những thứ đó thuộc về hôm qua, về quá khứ. Những căn buồng không còn đồ đạc cá nhân có vẻ đã bị bỏ không và toàn bộ ngôi nhà như khao khát muốn chúng tôi ra đi và thay vào những người mới ngày mai sẽ đến. Những khối hành lý to đã được đóng lại và xếp lên nhau ở ngoài hành lang. Những chiếc va ly nhỏ sẽ được đóng sau. Những chiếc sọt giấy lún xuống dưới trọng lực của những chai lọ thuốc còn lưng, những lọ kẽm đã bị vữa, những hóa đơn và lá thư xé nát. Những ngăn kéo há hốc, bàn giấy trần trụi.
Buổi sáng hôm trước bà ấy đã hứa cho tôi xem một lá thư trogn buổi điểm tâm: “Thứ 7 Hêlen xuống thì đi New York. Bé Nancy bị đe dọa đau ruột thừa và người ta đã điện phải trở về. Chúng tôi cúng đi. Tôi ở Châu Âu thế cũng đã đủ rồi. Bà có thích đến thăm New York không?”
Tôi nghĩ đi vào tù còn thích hơn. Có thể là nét mặt tôi bộc lộ sự đau khổ, vì lúc đầu bà còn ngạc nhiên sau bực tức:
- Sao mà cô kỳ cục và khó tính thế! Tôi không hiểu được cô. Vậy là cô không thấy là ở bên Mỹ một cô gái hoàn cảnh như cô, không tiền, có thể tha hồ sung sướng sao? Biết bao là thanh niên và trò giải trí. Và ở tầng lớp cô, cô có thể có vô khối bạn bè, cô không cần cứ phải bám vào váy tôi như ở đây. Tôi tưởng là cô không thích Monte Carlo.
- Cháu đã quen ở đây rồi! – Tôi trả lời thiểu não, đầu óc rối bời.
- Vậy thì đến New York cô cũng sẽ quen, có thế thôi. Chúng ta sẽ đuổi kịp Hêlen lên tàu biển. Vậy phải chuẩn bị hành lý nhanh lên. Cô xuống ngay bàn giấy và giục người ta nhanh lên. Hôm nay cô sẽ bận túi bụi chẳng có thì giờ mà than tiếc Monte Carlo đâu.
Bà cười một cách đến khó chịu, dụi thuốc lá vào gạt tàn và đi điện thoại cho các bạn bè.
Tình trạng của tôi như thế này, tôi không thể nào xuống làm việc rtogn buồng giấy được. Tôi vào buồng tắm, khóa cửa lại và ngồi xuống tấm thảm, đầu gục xuống hai bàn tay. Vậy là giờ ra đi đã điểm. Tất cả đều hết… Tối mai tôi sẽ trên tàu hoả; mang hộp đồ nữ trang và chăn của bà như một con ở, bà sẽ ngồi trước mặt tôi trogn toa nằm, với chiếc áo khoác lông to xụ. Chúng tôi sẽ rửa mặt và đánh răng trong ngăn ngột ngạt ấy, với những chiếc cửa kêu ken két, chiếc thau đầy bọt, chiếc khăn mặt ẩm, bánh xà phòng còn dính tóc, chiếc bình nước vơi đi một nửa, trong khi mỗi một tiếng rít, mỗi một tiếng thở, mỗi một cái xóc của tàu hoả lại nhắc cho tôi những km đã ngăn cách tôi với chàng ngồi một mình trong khách sạn, ở chiếc bàn ăn mà tôi đã biết, đọc một quyển sách, thở ơ và quên hết.
Có thể tôi sẽ nói lời vĩnh biệt chàng trong hành lang trước lúc ra đi. Câu vĩnh biệt lén lút, sẽ có im lặng, một nụ cười và những câu đại khái như: “Phải! Viết thư cho tôi nhé!” và “Tôi cảm ơn cô chưa đủ với lòng tốt của cô” và “Nhớ gửi ảnh cho tôi nhé”, “Đến địa chỉ nào?”, “À, rồi tôi sẽ viết thư sau”. Thế rồi chàng uể oải châm một điếu thuốc, trong lúc tôi nghĩ: “Chỉ còn bốn phút rưỡi nữa là ta sẽ không bao giờ được gặp lại chàng”
Bởi vì tôi sắp sửa ra đi, bởi vì tất cả đều sắp hết, bỗng nhiên tôi sẽ không còn gì để nói nữa, chúng tôi sẽ là những người xa lạ, trong khi tâm hồn đau khổ của tôi muốn gào lên: “Em yêu anh biết chừng nào! Em đau khổ lắm! Chưa xảy ra như thế này cho em bao giờ và sẽ không bao giờ như thế!”
“Vậy sao” tôi sẽ nói với một nụ cười thảm hại “Một lần nữa nghìn lần cảm ơn, thật tuyệt quá…” dùng những câu đó tôi chưa quen. Tuyệt quá là thế nào? Trời biết là tôi không quan tâm đến, đó là loại câu mà những thanh thiếu niên sử dụng để đánh giá một ván hockey, rất không thích hợp để xác định những tuần lễ vừa qua ấy trong sầu não và phấn khích! Rồi cửa buồng thang máy mở ra trước mặt bà Van Hopper, và tôi đi qua hành lang đến gặp chàng, trong khi chàng quay về chỗ, mở tờ báo ra.
Ngồi như vậy một cách lố bịch trên tấm thảm trong buồng tắm, tôi tưởng tượng đến những việc đó và cả chuyến du hành của chúng tôi đến New York. Giọng the thé của Helen, giống hệt như của mẹ, và Nancy, đứa con gái đáng sợ của bà.
Những anh chàng sinh viên mà bà Van Hopper muốn tôi quan hệ, và những viên chức trẻ tương xứng với hoàn cành của tôi: “Thứ tư này chúng ta sẽ đi chơi… Cô có thích jazz- hot không?” Những thằng con trai má bóng, mũi hếch. Tôi cần phải lịch sự. Và tôi cần biết bao để được một mình với những ý nghĩ của tôi, như lúc này, giam mình trong buồng tắm!
Bà ấy đến và gõ cửa:
- Cô làm gì trong ấy?
- Xin lỗi cháu ra đây.
Và tôi làm ra vẻ mở vòi nước và vò một chiếc khăn. Lúc tôi mở cửa bà nhìn tôi lạ lùng:
- Sao cô lâu thế! Cô nên biết sáng nay không có thì giờ mà mơ màng đâu! Có nhiều việc phải làm lắm!
Trong vài tuần lễ nữa chàng sẽ quay trở về Manderley, tôi tin chắc như thế. Sẽ có một chống thư đợi chàng trong buồng, và có cả cái của tôi nữa viết vội vàng trên tàu thủy. Một bức thư cố viết cho vui vẻ, với những tả chân các bạn trên tàu của tôi. Nó sẽ tồn tại lâu trong tập hồ sơ của chàng và nhiều tuần lễ sau chàng sẽ trả lời một cách vội vã trước bữa điểm tâm, vào một buổi sáng chàng tìm thấy nó trong đống hóa đơn. Rồi không còn gì nữa. Không còn gì cho đến điều nhục nhã cuối cùng trên tờ bưu ảnh Noel về Manderley, có thể trên cả nền tuyết trắng nữa. Bức bưu ảnh sẽ có hàng chữ: “Chúc mừng Noel và năm mới. Maxim de Winter” nét chữ vàng, và để tỏ lòng tốt chàng sẽ gạch đít tên chàng và có thể nếu còn chỗ, chàng sẽ thêm vài chữ đại thể: “Tôi mong cô sẽ vui vẻ ở New York” Bức thư dán một con tem, và được vất lẫn vào một chồng thư khác tương tự.
Bà Van Hopper xuống khách sạn ăn trưa, và là lần đầu tiên từ khi bà bị cúm, tôi đi theo bà và lòng lo sợ quá. Ngày hôm ấy ông ấy đi Cannes chơi, tôi biết như vậy bởi vì hôm qua ông đã báo cho tôi biết trước, nhưng tôi chỉ sợ người phục vụ lại vô tình nói: “Thưa tiểu thư, chiều nay tiểu thư có còn ăn với ông như mọi khi không ạ?” Tôi thấy nhói trong tim mỗi khi thấy anh ta tiến lại gần bàn. Nhưng may anh ta chẳng nói gì.
Cả ngày bận việc sắp xếp hành lý, và buổi tối các khách đến từ biệt. Chúng tôi ăn bữa tối trong phòng khách nhỏ và ngay sau đó bà Van Hopper đi nằm. Tôi vẫn chưa gặp được ông ấy. Vào quãng chín giờ tôi đi xuống hành lang với lý do đi lấy nhãn, nhưng ông vẫn chưa có đấy. Ông trưởng ban tiếp khách đáng ghét mỉm cười lúc trông thấy tôi, ông ta nói:
- Nếu cô tìm ông Winter, chúng tôi mới nhận được tin ông gửi về nói ông sẽ không về tới đây trước lúc nửa đêm.
- Tối muốn có một ít nhãn để dán valy và hòm, - Tôi nói và thấy cặp mắt ông ta có ve không tin.
Tôi biết là đêm hôm ấy tôi khóc ay đắng và trẻ con mà hôm nay tôi không thể khóc được. Kiểu khóc như thế, ép gối vào mặt không còn tồn tại khi người ta đã quá hai mươi mốt tuổi. Đầu váng, mắt sưng, cổ họng tắc. Buổi sáng lo lắng tim cách xóa bỏ mọi vết tích của đớn đau để mọi người khỏi trông thấy, nào rửa nước lạnh, bôi nước hoa, rắc phấn. Lại còn cả lo sợ tiếp tục khóc nữa, những giọt nước mắt tự động cứ tuôn ra, cái miệng run run sẽ đưa đến thảm hoạ. Tôi nhớ tôi đã mở rộng cửa sổ với hy vọng không khí trong mát sẽ làm tôi bình tĩnh lại. Chưa bao giờ mặt trời lại sáng lạng như vậy, cũng như ban ngày đầy hứa hẹn. Do đóMonte Carlo thật là đáng yêu, là duyên dáng, là nơi độc nhất trung thực trên thế gian. Tôi yêu nó, tràn ngập tình thân thương, tôi muốn được sống ở đây suốt đời. Thế mà ngày hôm đó tôi lại phải ra đi. Đay là lần cuối cùng tôi chải tóc ở tấm gương này, lần cuối cùng tôi đánh răng ở chiếc chậu này. Không bao giờ còn được ngủ ở chiếc giường này. Không bao giờ còn được ấn chiếc nút điện này. Mặc bộ đồ ngủ, tôi đứng dậy tuôn ra hàng ngàn tình cảm đối với căn buồng khách sạn tầm thường này.
- Cô không bị cảm chứ! – bà Van Hopper hỏi tôi lúc ăn điểm tâm.
- Không ạ, cháu cũng không biết nữa! – Tôi nói thế và vội vớ lấy tấm ván ấy để đề phòng khi mắt mình bị đỏ.
- Tôi rất sợ phải kéo dài trong khi mọi thứ đã đóng gói xong. Lẽ ra ta nên đi con tàu sớm hơn, như vậy ta sẽ theo kịp và có nhiều thời gian ở lại Paris hơn. Cô đi đánh điện cho Hêlen đừng đến tìm chúng ta và thu xếp một nơi hẹn khác. Phải đấy… người ta vẫn có thể đổi vé được. Dù sao cũng cứ thử xem. Cô xuống buồng giấy thu xếp xem.
- Vâng, - Tôi nói khác gì con nô lệ sẵn sàng thừa hành mọi ý ngông của bà ta, tôi vội chạy lên buồng quàng thêm chiếc áo và cài lại cái váy bất hủ bằng flanen của tôi.
Tôi bỗng thấy căm thù bà. Vậy là hết, ngưòi ta ăn cắp cả đến buổi sáng của tôi. Không còn có nửa giờ cuối cùng trên sân thượng, chẳng còn mấy phút để nói lời vĩnh biệt với chàng. Bởi vì bà ta đã ăn xong bữa điểm tâm sớm hơn dự kiến, bởi vì bà ta buồn. Nếu vậy tôi sẽ vứt đi cho gió mọi kín đáo và nhã nhặn, chẳng cần gì tư cách nữa. Tôi mở mạnh cửa buồng khách nhỏ và chạy suốt hành lang. Chẳng cần đợi thang máy, tôi leo thang gác bốn bậc lên một gác ba. Tôi biết buồng chàng: số 148, và tôi gõ cửa, miệng hổn hển, má nóng bỏng.
“Mời vào” Chàng đáp và tôi mở cửa với sự ân hận nghĩ đến có thể chàng mới dậy vì hôm qua về khuya, hoặc có thể chàng vẫn còn nằm, bơ phờ, bực tức…
Chàng đang cạo râu ở cửa sổ mở rộng, mặc bộ pyjama, và tôi cảm thấy ngượng vì thường xuyên mặc bộ flanen và đôi giầy to tướng. Tôi cảm thấy tôi lố bịch và bi đát.
- Cô cần gì? – Chàng hỏi. – Có chuyện gì vậy?
- Em đến để vĩnh biệt ông. Sáng nay chúng em sẽ ra đi.
Chàng nhìn tôi, bỏ lưỡi dao cạo xuống bàn, rồi nói:
- Cô đóng cửa lại.
Tôi đóng cửa lại sau lưng tôi, rồi đứng yên, hai tay buông thõng.
- Cô kể chuyện gì với tôi vậy? – Chàng hỏi
- Đúng thế đấy ạ! Hôm nay bọn em sẽ ra đi. Lẽ ra lên chuyến tàu cuối cùng và bây giờ bà ấy lại muốn đi chuyến thứ nhất, và em lo là không được gặp ông nữa. Em cảm thấy cần phải được gặp ông trước khi ra đi để tỏ lòng cảm ơn ông.
Những lời ngốc nghếch ấy được thốt ra một cách lúng túng, đúng như tôi đã tưởng tượng. Tôi cứng đờ và ngượng nghịu trong một lúc và tôi lại cho là hay.
- Tại sao cô không cho tôi biết sớm hơn?
- Hôm qua bà ấy mới quyết định.
- Bà ấy mang cô đến New York à?
- Vâng, nhưng em không thích đến đấy. Ở đó em sẽ buốn ghê gớm, em sẽ rất khổ sở.
- Trời ơi, thế tại sao cô lại đi?
- Cần phải như thế, ông ạ. Em làm việc để kiếm sống. Em không có cách nào rời bỏ bà.
Chàng cầm lưỡi dao cạo, chìu xà phòng ở mặt:
- Cô ngồi xuống đây. Tôi vào buống tắm thay quần áo, chỉ một phút thôi. Trong năm phút nữa sẽ xong.
Chàng lấy quấn áo vắt ở trên chiếc ghế và vào buồng tắm đóng sập cửa lại. Tôi ngồi lên giường và lại bắt đầu nhấm móng tay. Tôi tự hỏi chàng nghĩ sao, chàng sẽ làm gì. Tôi nhìn căn buồng, nó cũng như bất cứ căn buồng nào của đàn ông, không có nhân cách và bừa bộn. Biết bao là đôi giầy dùng làm sao cho hết, và một dãy ca vát. Bàn chải đầu chẳng có gì ngoài một chai thuốc gội lớn và một đôi lược bằng ngà. Chẳng có ảnh chụp, chẳng có chân dung. Theo bản năng, tôi tìm chúng, nghĩ rằng chàng phải có và để ở cạnh giường, hoặc trên mặt lò sưởi. Nhưng chỉ thấy những quyển sách và một hộp thuốc lá.
Chàng đã xong trong năm phút như đã hứa.
- Cô cùng đi với tôi xuống dưới nhà để tôi còn ăn điểm tâm đã.
- Em không có thì giờ đâu! - Tôi nhìn vào đồng hồ và nói. – Em còn phải vào buồng giấy để xin đổi vé.
- Cô không phải lo đến việc đó. Tôi có việc cần nói với cô.
Chúng tôi đi theo hành lang. Chàng bấm chuông gọi thang máy. Tôi nghĩ bụng chàng đâu có biết chỉ một giờ rưỡi nữa tầu hoả sẽ khởi hành. Bà Van Hopper sẽ luôn luôn gọi điện thoại ra buồng giấy để hỏi tôi đã tới đấy chưa. Chúng tôi xuống thang máy chẳng nói với nhau câu nào, rồi chúng tôi vào buồng ăn.
- Cô dùng gì? – Chàng hỏi tôi.
- Em đã ăn rồi, vả lại em chỉ có năm phút thôi.
- Mang cho tôi café, một trứng la cooc, cốc rượu, mứt và một quả cam! – Chàng gọi là lấy cái giũa trong túi và bắt dầu giũa móng tay.
- Vậy là bà Van Hopper đã chán ngấy Monte Carlo rồi, và bà ta muốn trở về nhà. Tôi cũng vậy. Bà đi New York, còn tôi đến Manderley. Cô muốn đi đâu? Tùyý cô chọn.
- Xin ông đừng nói đùa, không tốt đâu! Rồi tôi lại còn phải đi đổi vé và nói lời vĩnh biệt với ông.
- Nếu cô cho là tôi cũng như những kẻ hay nói đùa trong bữa điểm tâm, cô nhầm đấy. Buổi sáng bao giờ tôi cũng vui vẻ. Tôi xin nhắc lại là cô có quyền lựa chọn. Hoặc đi New York với bà Van Hopper, hoặc đến Manderley với tôi.
- Nghĩa là ông muốn dùng tôi làm thư ký hoặc đại loại như thế.
- Không, cô ngốc lắm! Tôi yêu cầu cô lấy tôi.
Người phục vụ bưng khay thức ăn đến, và tôi ngồi xuống, hai bàn tay để lên đầu gối nhìn các món ăn. Khi người đó đi xa rồi, tôi lên tiếng:
- Ông không hiểu đâu, em không phải là hạng người để người ta lấy làm vợ.
- Cô muốn nói quái quỷ gì vậy? - Chàng nhìn tôi nói và để thìa xuống bàn.
Tôi nhìn một con ruồi đang sà vào đĩa mứt, chàng hất tay đuổi nó. Tôi chậm rãi nói:
- Em không rõ lắm! Em không thể giải thích được. Trước hết em không thuộc tầng lớp của ông.
- Thế tầng lớp tôi là gì?
- Thì là…! Manderley. Ông cũng hiểu em muốn nói gì.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Rebecca (Tiếng Việt)
Daphné Du Maurier
Rebecca (Tiếng Việt) - Daphné Du Maurier
https://isach.info/story.php?story=rebecca_tieng_viet__daphne_du_maurier