Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Ôm Đàn Tới Giữa Đời
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 6 -
C
on đường lờ mờ hiện hình giữa một vùng cỏ dại tràn chiếm. Cỏ dầy đặc ở phía bên kia hàng rào kẽm gai ngăn chia con đường cụt với một bãi hoang, ở đó là một rừng cỏ um tùm cao ngang tầm người.
Chiếc xe jeep của Vận vừa ngừng lại trước cái cổng gạch xiêu đổ. Bánh xe lún sâu vào lòng đất ẩm ướt. Vận để yên cho máy nổ.
- Tôi chờ Ngọc không?
Tôi chưa kịp trả lời Vận. Rừng cỏ bên kia hàng rào kẽm gai, con đường cụt không một bóng người, cái cổng gạch xiêu đổ đang vây bọc lấy tôi trong một cảnh tượng hoang vu rùng rợn làm ngừng đứng hơi thở. Tôi có cảm tưởng như chiếc xe vừa ngừng lại bên cạnh một lòng huyệt, một nghĩa địa, đây chỉ là khúc đường cụt trước chỗ ở của Dã Thụy. Tôi ngồi lặng. Tâm trạng ngẩn ngơ. Cái nhìn bàng hoàng. Vận đập vào cánh tay tôi nhắc lại câu hỏi. Tôi giật mình, trả lời:
- Không. Nhưng lát nữa anh trở lại được không?
Vận gật:
- Được. Chừng bao nhiêu lâu?
- Một tiếng hay hơn gì đó. Tôi không muốn về ngay.
- Tôi cũng vừa định nói với Ngọc như thế. Đừng về ngay. Nó đang mong gặp Ngọc và chắc có nhiều điều muốn dặn dò Ngọc.
Tôi lo lắng:
- Dặn dò?
Vận gật:
- Phải. Dặn dò trước khi đi.
Tôi nhăn mặt:
- Dã Thụy đau nặng đến thế kia ư?
Vận lại gật:
- Và lần này không như các lần trước. Điều duy nhất Dã Thụy làm tôi ngạc nhiên là điều gì Ngọc biết không?
- Làm sao tôi biết được.
Vận nhún vai:
- Điều mọi người đều biết từ lâu. Là chẳng hiểu tại sao Dã Thụy còn sống đến bây giờ. Tôi gặp nó ban nãy rồi. Thôi lát nữa tôi quay lại đón.
Tôi xuống xe. Vận xoay hết một vòng lái. Chiếc xe lượn một vòng. Những thân cỏ bị nghiền nát kêu lạt sạt. Tôi cất bước đi qua cái cổng gạch. Chỗ ở của Dã Thụy trên lều hết như mấy lần tôi tới đây. Căn vườn bỏ hoang. Cỏ trong vườn um tùm như cỏ ngoài đường. Mặt đất rêu phong từng quãng. Những cái rãnh bị nước soi mòn vẽ thành từng vệt ngoằn ngoèo trên lối đi. Đất ở đây cũng chằng chịt những nếp nhăn phiền muộn. Tim tôi thắt lại khi tôi đứng trước cánh cửa khép hờ của căn lều gỗ ở cuối vườn. Tôi gõ cửa. Không có tiếng ai trả lời:
- Anh Thụy, NGọc đến thăm anh đây.
Tôi nói lớn và đẩy cửa bước vào. Túp lều gỗ được ngăn chia làm hai phần bằng một bức vách mỏng cao tới đầu người. Phần ngoài dùng làm xưởng họa. Thoạt đầu tôi không nhìn thấy gì. Một thứ bóng tối ngưng đọng đã lâu ngày bao phủ căn phòng kín mít. Phải nhíu mày, định thần, căn phòng mới lờ mờ hiện ra.
Đó là một căn phòng trống trơn, không có một đồ đạc nào hết ngoài cái giá vẽ và những bức họa. Cái giá vẽ đổ nghiêng, mặt giá úp vào mặt vách. Những bức họa ngổn ngang cùng khắp. Trên những bức vách, trong những xó góc, trên nền nhà, một mùi ẩm mốc lên, thứ ẩm mốc làm bằng những lớp bụi âm thầm không biết tự bao giừ và cỏ cây rữa nát tràn vào trong nhà qua những bức vách mỏng mảnh.
Tôi lần bước trong bóng tối, tới cánh cửa nhỏ ở cuối phòng. Tôi đẩy cánh cửa bước vào. Ánh lửa leo lét từ một cây nến phơi bầy trước mắt tôi cảnh tượng thê thảm. Dã Thụy nằm trên chiếc giường sắt cũ. Một tấm chăn dạ đắp ngang ngực, mép chăn rớt xuống mặt đất. Căn phòng nhỏ cũng trống trơn gần như căn phòng bên ngoài. Đồ đạc thu gọn trong một cái tủ đứng và một cái bàn viết. Trên bàn, những hộp mầu và những ống thuốc. Thêm cái ghế đẩu ở đầu giường. Trên mặt đẩu một cái ly, một hộp sữa và một cái bình thủy.
Tôi lại gần. Không cần nhìn kỹ người bệnh, tôi cũng biết Vận nói đúng. Bệnh hoạn chung sống thường trực với Dã Thụy. Nhưng lần đau này không giống với những lầ n đau trước. Mùa đông này với Dã Thụy là mùa đông cuối cùng.
- Ngọc đấy à.
Tiếng nói Dã Thụy yếu hụt. Chỉ còn như một hơi gió thoảng. Tiếng nói cũng thoi thóp như cái thân hình Dã Thụy dưới lớp chăn mỏng. Một thân hình gầy đét, mỏng tanh, dán chặt xuống mặt đệm.
Tôi ngồi ghé xuống thành giường:
- Ngọc đây. Anh thấy trong người thế nào?
- Như thường, như mọi ngày.
Dã Thụy cố trả lời tôi bằng một giọng khôi hài. Tấm chăn động đậy. Người bệnh cố gắng ngồi lên. Tôi đặt tay lên ngực Dã Thụy, xúc động:
- Anh cứ nằm yên như thế.
Dưới bàn tay tôi, lồng ngực Dã Thụy chợt vơi hẳn đi. Thụy vừa thở ra một hơi thật dài.
- Ngọc đặt lại cho tôi cái gối.
Tôi luồn tay dưới gáy Thụy, mang cái gối cho cao hơn. Dã Thụy nhìn tôi đăm đăm. Da mặt Thụy xanh mét. Tròng mắt lờ đờ, sâu trũng. Nhưng từ phút tôi ngồi xuống thành giường, tròng mắt ấy đã ngời lên một ánh mừng rỡ.
- Ai đưa Ngọc đến?
- Anh Vận.
- Nó đâu rồi?
- Lát nữa Vận sẽ trở lại. Anh cần gì Vận không?
Thụy lắc đầu:
- Hỏi thế thôi. Tôi chỉ cần gặp Ngọc. Cám ơn Ngọc đã tới.
Tôi nghe và tôi chảy nước mắt. Trong đám bạn hữa hằng ngày lui tới quán Nhớ, trước sau Dã Thụy vẫn là người tôi quý mến nhất. Quý mến nhất và cũng thân thiết nhất. Nhiều lần, tôi đã tự hỏi. Tại sao giữa Dã Thụy và tôi lại có sự thân thiết đặc biệt này. Phút này tôi mới tìm được câu trả lời. Tình bạn giữa hai chúng tôi thắm thiết bởi vì nó ngắn ngủi. Tôi thân nhất với Dã Thụy. Bởi vì một ngày tôi sẽ khóc Thụy, sẽ đưa bạn đến nơi an nghỉ cuối cùng. Cái ngày ấy đã gần tới. Đã thấp thoáng.
Tôi khóc không tiếng. Trời Pleiku của những người trẻ tuổi lạc lõng là bọn chúng tôi đã buồn, tới buổi sáng hôm nay càng buồn thảm hơn. Chúng tôi sống cô đơn và không ai làm được gì cho ai hết. Thụy nhìn thấy những giọt nước mắt tôi chảy đều đều xuống hai gò má. Thụy chưa chết, tôi đã khóc. Chưa có đám táng, tôi đã ở đằng sau một linh cửu tưởng tượng. Thụy nằm trên giường. Tôi ngồi trên thành giường. Chúng tôi đang trò chuyện với nhau. Nhưng tôi có cảm tưởng như tôi còn ở lại mà Thụy thì đã đi rồi. Thật xa. Vào cái phía bên kia của một thế giới khác.
- Tại sao Ngọc khóc?
Tôi gắt lớn:
- Anh còn phải hỏi.
Thụy ôn tồn:
- Hỏi chút. Tại sao Ngọc khóc? Việc phải đến sớm muộn với tôi thì đến lúc nào cũng thế mà thôi. Hãy nhìn tôi như thế.
- Anh không thể để mặc anh như thế này. Lát nữa Vận đến, chúng tôi sẽ đưa anh đi bác sĩ.
- Bệnh tôi không chữa được nữa. Tôi cũng không muốn kéo dài thêm nữa tình trạng này.
- Anh có muốn về Quy Nhơn với gia đình anh không?
Thụy ngẫm nghĩ, cặp mắt nhìn thẳng lên trần nhà. Một phút im lặng. Gió thổi rào rào trên mái. Đó là thứ gió khô buốt lạnh, từng đợt trùng trùng kéo chạy trong những khoảng không gian dài rộng. Thứ gió sẽ thổi suốt một mùa đông Pleiku. Thứ gió làm xác xơ những phố thấp, lồng lộng trên những phố cao. Giọng Dã Thụy đều đều, rất nhỏ, tôi phải lắng tai mới nghe thấy:
- Tôi đã nghĩ tới chuyện đó. Là về Quy Nhơn. Nhìn biển cũ một lần cuối cùng. Chết dưới mái gia đình mình. Nhưng tôi không có can đảm chết giữa những người xa lạ. Căn lều nhỏ thân thiết với tôi hơn mái gia đình tôi. Ngọc và những người bạn tôi gặp ở đây cũng vậy. Thân thiết hơn là những người thân trong gia đình tôi.
Lại một phút im lặng. Trời Pleiku cuối năm chỉ còn một tiếng động. Đó là tiếng gió, chung quanh, cùng khắp. Tôi kéo tấm chăn lên sát cằm Thụy. Thụy đẩy tấm chăn ra.
- Đỡ một tay cho tôi ngồi dậy.
Tôi làm theo. Thụy ngồi tựa vào thành giường, nhắm nghiền mắt lại. Chỉ cái việc ngồi, Thụy chừng như đã đứt hơi. Tôi không biết làm gì hơn là chờ đợi, Thụy mở mắt:
- Ngọc tới mở dùm tôi cái ngăn kéo kia.
Tôi đi tới cái bàn nhỏ, mở ngăn kéo, Thụy nhìn theo hỏi:
- Trong đó có một bì thư. Ngọc nhìn thấy không?
Tôi gật:
- Thấy.
- Mang lại đây cho tôi.
Tôi mang phong thư tới. Phong bì đề tên tôi. Lúc bình thường, Thụy có một nét chữ rất cứng cáp, khỏe mạnh - Là nét chữ thường ở một họa sĩ. Thụy đau, gân tay không còn nữa, nét chữ trên mặt phong bì run rẩy lệch lạc.
- Trong này là một lá thư tôi viết cho Ngọc. Mới viết đêm qua. Những gì tôi muốn nhờ Ngọc đã ghi sẵn trong này. Cũng không có gì quan trọng. Nhưng tôi muốn nhờ Ngọc và không muốn nhờ một người nào khác. Ngọc nhận lời không?
Tôi gật, cố cầm nước mắt. Đón lấy phong thư, tôi hỏi:
- Coi ngay bây giờ được không?
Thụy lắc cười:
- Không được.
- Bao giờ?
Thụy đáp, bình tĩnh:
- Sau khi tôi chết. Chúc thư để lại cho đời, cho người thân của người chết đó.
Tôi cúi đầu, nhìn lá thư nằm trên tay. Tiếng Thụy:
- Nghĩ lại, tôi cũng chẳng ân hận điều gì.
Rồi như chợt nhớ ra:
- Ngoại trừ một điều. Ngọc ra phòng ngoài, lấy cái khung vải đựng ở cạnh giá vẽ đưa vào đây cho tôi.
Tôi đi ra phòng ngoài và trở vào với khung vải đã tìm thấy. Thụy bảo tôi đưa cây nến tới gần rồi lật lưng tranh, đặt bức tranh vào thành giường. Là một bức tranh vẽ dở. Tranh vẽ một người con gái ngồi sau cái quầy cao, trong một căn phòng thiếu ánh sáng. Căn phòng là quán Nhớ. Người con gái trong tranh là tôi. Thụy vẽ tôi trong một dáng ngồi thẳng cứng, hai mắt mở lớn nhìn thẳng, với một mái tóc thật dài xõa trùm hai bờ vai. So với tôi, người con gái trong tranh gầy hơn, nhiều tuổi hơn, và có một đôi mắt thật buồn. Đã lâu lắm tôi không nhìn thấy mình. Hay chỉ nhìn thấy qua những hình dáng lung linh mờ nhạt. Tôi chợt thấy lại tôi. Trong nét vẽ Dã Thụy. Tôi lặng người đi.
- Ngọc đó.
Tôi gật:
- Thấy. Anh vẽ cái quán Nhớ tối thui à.
- Nó sáng láng hơn sao?
Tôi lắc đầu:
- Anh nhìn đúng lắm. Quán Nhớ tối thui trên mọi phương diện. Người của quán Nhớ cũng vậy. Anh vẽ hồi nào?
- Tuần trước. Tuần trước nữa, không nhớ. Đây là bức tranh cuối cùng của Dã Thụy. Chỉ tiếc nó là một bức tranh bỏ dở.
Tôi nắm lấy bàn tay gầy guộc của Dã Thụy.
- Cứ coi như anh đã vẽ xong.
Đôi mắt Thụy sáng lên:
- Tôi cũng vừa định nói với Ngọc như thế. Phải, chúng mình cứ coi như bức tranh đã vẽ xong. Tôi đã vẽ Ngọc một lần rồi, nhớ không?
- Nhớ chứ.
- Lần đó, Ngọc ngồi làm mẫu cho tôi vẽ. Lần này, tôi vẽ bằng trí nhớ, bằng tưởng tượng. Ngọc có thấy một sự khác biệt nào?
Tôi gật:
- Bức tranh lần trước đẹp hơn. Nhưng bức tranh lần này thật hơn.
- Tôi cũng nghĩ vậy. Tặng Ngọc đó. Lát nữa, Ngọc có thể đem nó về quán Nhớ, treo ở chỗ Ngọc thích.
- Tấm tranh này sẽ treo ở chỗ anh thường tới ngồi.
Thụy mỉm cười:
- Một ý kiến hay. À, quán Nhớ hồi này ra sao?
- Bình thường vậy, chỉ thiếu anh thôi.
- Chuyện Khoa với Ngọc đi tới đâu rồi.
Tôi thở dài:
- Chưa tới đâu hết.
- Vậy mà có tin sắp cưới đồn ầm lên.
Tôi nhún vai:
- Bao giờ chẳng thế. Lời đồn bao giờ cũng đi trước sự thật.
Thụy bật lên một tiếng cười ngắn, nói tiếp.
- Chắc cũng đã có tin đồn về tôi. Chắc thiên hạ cũng đồn rằng tôi đã chết.
Tôi dịu dàng:
- Anh mong chết lắm sao?
Thụy gật:
- Trường hợp tôi, cái chết là một giải thoát nhẹ nhõm. Cho tôi. Cho tất cả mọi người.
Thụy chỉ tấm tranh:
- Vẽ cũng là một giải thoát. Nhưng sự giải thoát chỉ có lúc tôi ngồi trước giá vẽ. Một giải thoát chốc lát, không toàn vẹn.
Chúng tôi cùng im lặng. Cái nhìn của Thụy, thoát đắm lại trong mơ màng. Tôi biết trong đầu óc lâm chung của Dã Thụy, nhưng hình ảnh nào đang hiện lên, như những điểm lân tinh sáng lên từ một đáy biển tối thẳm, một lần cuối cùng. Đó là những ngọn đồi, những thung lũng, những cánh rừng thưa, những bóng cây, những bóng lá của những buổi trưa Thụy lang thang giữa tạo vật, với cái giá vẽ trên vai gầy và những hình thể, những màu sắc trong tâm hồn.
Tôi đã có mặt vài lần, những buổi trưa ấy. Cùng với Thụy. Giữa cái nắng đồi hoang vu. Trong thu núi thiêm thiếp. Chúng tôi yên lặng đi. Trên những con đường cỏ. Bên cạnh những giòng suối. Hoặc là ngồi nghỉ chân dưới một gốc cây, nhìn xuống Biển Hồ xanh biếc dưới thấp. Những buổi trưa ấy, tôi biết Dã thụy đã sung sướng. Đó là những buổi trưa hạnh phúc duy nhất của Thụy. Thụy tỏ tình. Cũng không hề đề cập tới tình yêu một lần nào. Tình yêu thăm thẳm, cao quý là thứ tình yêu không bao giờ tỏ lộ. Nhưng chỉ nhìn bức tranh Thụy vẽ tôi, ở đó toát ra một âu yếm khác thường không thấy ở tất cả những họa phẩm khác của Thụy, tôi biết thứ tình cảm nào. Thụy yêu tôi. Thầm lặng. Mãnh liệt. Một tình yêu bên trong, không một lần nói ra. Cho đi và không đòi nhận lại. Như thế, từ đầu. Như thế, mãi mãi. Tôi không xúc động, không chảy nước mắt sao được.
- Rồi Ngọc sẽ gặp gia đình tôi.
- Anh muốn báo tin cho gia đình ở Quy Nhơn không?
Thụy lắc đầu:
- Ý tôi muốn là Ngọc sẽ về Quy Nhơn. Đó là một trong mấy điều tôi ghi trong thư. Đó cũng là điều tôi nhờ cậy Ngọc.
Nói nhiều, Thụy đã mệt. Tôi mở nắp bình thủy, đổ nước nóng vào một cái khăn mặt, lau trán, lau cổ cho Thụy. Thụy đón nhận những cử chỉ săn sóc muộn màng của tôi, hai mắt nhắm nghiền lại. Tôi ôn tồn:
- Anh nằm xuống kẻo mệt.
Trên nền gối, nét mặt Thụy nhẹ nhõm, thư thái. Thụy đang đợi chờ cái chết tới. Đối diện với nó, không khiếp đảm, không chạy trốn. Căn phòng đột nhiên lặng như tờ. Tiếng gió ngớt. Sự yên lặng càng đầy càng lớn. Những cơn gió phút này đang tạm dừng chân ở những đáy lũng, nhưng lưng đồi. Tạm dừng chân thôi. Gió thổi suốt một mùa đông Pleiku. Lát nữa gió lại lên đường. Ném cái buốt lạnh vào những cuộc đời chông chênh bằng những ném tới bão táp. Và như thế cho tới sang năm, cho tới mùa xuân.
- Ngọc muốn nói chuyện gì với tôi không?
- Anh nên nằm nghỉ.
Thụy nhếch mép cười:
- Đừng lo cho tôi, cái chuyện nằm nghỉ. Chuyện đó sẽ tới. Bây giờ tôi muốn nghe chuyện Ngọc.
- Chuyện tôi với Khoa các anh biết cả rồi mà.
Thụy lắc đầu:
- Không phải chuyện đó.
Tôi ngạc nhiên:
- Còn chuyện gì khác nữa đâu.
- Có, Ngọc dấu. Tôi biết. Người sắp chết sáng suốt lắm. Nó biết được rất nhiều điều những người khác không biết được. Tôi biết Ngọc có chuyện riêng. Đời Ngọc có một người đàn ông khác. Người đó không phải là Khoa.
Tôi tròn mắt:
- Đúng. Nhưng sao anh biết?
Thụy không trả lời thẳng vào câu hỏi của tôi. Chỉ hỏi lại:
- Chuyện buồn lắm phải không?
Tôi gật, nghĩ đến cuộc tình khó hiểu, lạ lùng giữa tôi và Đạo:
- Buồn và không ra làm sao hết.
- Tôi đã gặp người đó lần nào chưa?
- Chưa.
- Sao vậy?
- Y ở xa. Không phải ở đây.
- Tôi cũng đoán thế. Không một người đàn ông nào ở Pleiku có thể làm Ngọc bận tâm như tôi đang nhìn thấy sự bận tâm đó trên nét mặt Ngọc. Phải là một người ở xa.
Tôi không muốn tỏ lộ chuyện tôi và Đạo với bất cứ một người nào. Đó là sự bí mật tuyệt đối của đời tôi, bao nhiêu lần tôi đã nhủ thầm với tôi vậy. Tại sao, phút này tôi lại muốn tâm sự, muốn tỏ lộ, muốn cái sự bí mật ấy không còn bí mật nữa? Không hiểu được. Chỉ biết tôi đã kể, kể chuyện riêng của mình, đột nhiên như thế, cho một người sắp chết nghe. Tôi ngồi thu chân lên giường. Tôi tỳ cằm vào đầu gối, và bằng một giọng đều đều, tôi kể lại từ đầu.
- Năm ngoái đó anh Thụy. Cũng vào dịp này. Mùa mưa rồi mùa đông. Những trận đánh khốc liệt diễn ra ở Khôngntum, trên ngọn đồi Chu Pao. Thị xã đầy đặc những đoàn người chạy loạn. Chuyến máy bay chở tôi và Huyền về Sàigòn. Tôi đã gặp người đàn ông trong chuyến bay đi lánh nạn ấy. Gặp y trước một quầy hàng khách sạn. Gặp lại y nữa, trên một hành lang khách sạn. Chuyện tưởng chốc lát thôi, vậy mà đã hơn một năm rồi, tôi vẫn không quên. Người đàn ông ấy hiện có mặt ở thị xã này. Tôi muốn lánh mặt y mà không được. Tôi nhủ thầm với tôi là phải chấm dứt, phải đoạn tuyệt, rồi tôi đã hành động ngược lại. Tôi biết tôi đang lao đầu xuống một vực thẳm không đáy. Vậy mà tôi cứ lao đầu xuống, không kìm giữ được..
Tôi ngừng kể. Suốt thời gian tôi nói, Thụy nằm yên lặng nghe, không tỏ một thái độ nào.
Tiếng máy xe ngừng ngoài cổng. Vận đã trở lại. Vận vào với một gói thuốc. Thấy Vận là thấy sự ồn ào. Bầu không khí riêng đây, thân mật giữa Dã Thụy và tôi đã bị phá vỡ. Vận đặt gói thuốc xuống mặt bàn, nói với Thụy.
- Thuốc lấy ở tiệm bào chế của ông Khoa về cho cậu đây. Phải chịu khó uống mới khỏi bệnh được.
Thụy đưa mắt nhìn gói thuốc như nhìn một thứ đồ vật xa lạ và kỳ quái. Với Dã Thụy là thế. Chỉ có chứng bệnh kéo dài tới trạng thái trầm trọng, vô phương cứu chữa chứ không có vấn đề chống bệnh, vấn đề thuốc thang. Thụy đau tim, đau phổi, thật nặng. Cả Pleiku đều biết. Thụy không chịu uống thuốc, không chịu đi nằm bệnh viện, điều này mọi người cũng đều rõ. Một vài hộp thuốc gởi tới muộn màng còn dùng để làm gì? Tuy vậy, tôi vẫn hỏi:
- Anh uống thuốc nhé?
Thụy nhìn tôi gật đầu. Chỉ là chiều ý nhau, một lần cuối cùng. Chờ cho Thụy uống thuốc xong, Vận hỏi tôi:
- Ngọc thấy thế nào?
Tôi nghiêm trang:
- Thụy không sao hết. Thôi, chúng mình về cho anh ấy nằm nghỉ.
Vận cười:
- Chớ không phải là nó sắp chết?
- Anh tưởng chết dễ dàng lắm sao?
Thụy hiểu ý nghĩa câu nói của tôi. Nhìn tôi Thụy gật:
- Phải. Chết không phải là một chuyện dễ dàng.
Tôi đặt tay lên tay Thụy:
- Chiều tôi sẽ đến thăm anh
Thụy xua tay:
- Để sáng mai đi.
Tôi ngạc nhiên:
- Anh không chịu gặp ai chiều nay?
- Không. Sáng mai. Cám ơn hai người đã tới thăm tôi.
Thụy không nhìn chúng tôi nữa. Mà nằm quay lưng trở lại xây mặt vào tường. Tôi đưa mắt nhìn Vận. Chúng tôi cùng yên lặng đi ra. Phòng ngoài không sáng được chút nào. Nó vẫn tối thẳm và ẩm thấp như lúc tôi đến. Cầm bức tranh trong tay, tôi đi qua những khung vải nằm lăn lóc và lãng quên ở những chân tường. Những bức tranh của Thụy cũng là hình ảnh con người và cuộc đời Thụy. Chúng thu hình trong một đời sống riêng, như những vật thể hèn mọn nhưng cực kỳ kiêu hãnh, bởi không có với chung quanh một điểm đồng nhất nào. Tôi chợt nhớ đến cuộc triễn lãm năm ngoái của Thụy. Nhớ và vừa muốn bật cười vừa muốn chảy nước mắt. Cuộc triển lãm ấy có là do tôi và Khoa. Mùa hè năm ngoái Thụy vẽ được thật nhiều tranh. Sáng nào cũng vác giá lên đồi, vào rừng, tới chiều tối mới về. Thời giờ và đời sống của Thụy suốt mấy tháng có nắng phần lớn dành cho hội họa, trước một giá vẽ trồng giữa thiên nhiên mênh mông. Thấy có số tranh Thụy vẽ được đã nhiều, tôi bàn với KHoa nên thúc đẩy Thụy bầy những bức tranh đó trong một cuộc triễn lãm. Khoa nói nên lắm và dục Thụy tính tới chuyện đó. Thoạt đầu, Thụy không chịu. Nói vẽ là vẽ chứ không phải để triển lãm. Nói bạn bè muốn xem tranh cứ việc đến xưởng họa tự nhiên, bất cứ lúc nào, không cần phải tới một phòng triển lãm để làm gì. Chúng tôi không chịu như vậy. Lý do thứ nhất tôi muốn người đời nhìn thấy cái tài năng đặc biệt của Thụy. Để Thụy thấy, qua sự thán phục của người khác, cuộc đời Thụy là một giá trị đích thực không nên xem thường, không nên hủy hoại. Lý do thứ hai, thực tế hơn: nhờ cuộc triển lãm, Thụy sẽ bán được một số tranh, có được một khoản tiền.
Thụy nghe chúng tôi thuyết phục, rồi cười:
- Không xong.
Tôi hỏi:
- Tại sao?
- Tôi lười lắm, chỉ biết vẽ, không làm được gì hêt, cũng không muốn làm gì hết.
Khoa:
- Bọn này làm hết cho cậu.
Thụy cười:
- Họa sĩ chỉ cần mang tranh tới?
- Cũng khỏi luôn. Đã nói là bọn này làm hết cho. Việc làm duy nhất của anh là thu tiền bán tranh.
Chúng tôi làm hết cho Dã Thụy thật. Tuần lễ trước ngày triển lãm là một tuần lễ thật bận rộn những cũng thật hào hứng. Số tranh định triển lãm là ba mươi bức. Thụy phải vẽ thêm ba bức mới cho đủ số. Trong khi Thụy vác giá vẽ vào rừng, lên đồi, chiếc xe jeep của Vận chạy đi chạy lại như con thoi từ xưởng họa đến một hội quán mà chúng tôi đã mượn. Chúng tôi gọi thợ mộc tới đóng khung, trang hoàng văn phòng hội quán, in thiệp mời và gởi thiệp tới tất cả những người giầu có ở Pleiku, những người mà chúng tôi tin sẽ mua được tranh cho Dã Thụy. Chúng tôi đặt tên cho từng bức tranh, bằng những tên thật thơ mộng và lãng mạn nhất. Một bức tranh mang tên quán Nhớ vẽ một góc quán với Thụy thường đến ngồi một mình. Thụy đòi trưng bày bức tranh vẽ chân dung tôi. Tranh được đặt tên là "Chủ quán". Gần tới ngày triển lãm, công việc còn bừa bộn. Chúng tôi phải thức mấy đêm để viết cho xong mấy tấm áp- Phích.
Tuần lễ đó, tôi đã nhìn thấy sự sung sướng của Dã Thụy. Chẳng phải vì tranh Thụy được triển lãm, mà vì Thụy được sống đắm mình hoàn toàn, trong một bầu không khí thân mật của bạn bè vây bọc. Rồi ngày triển lãm tới, cùng với những thất vọng đắng cay não nề. Buổi sáng khai mạc phòng tranh, trời đang nắng ráo đột nhiên mưa lớn. Trận mưa quái ác kéo dài tới trưa.
Giấy mời gởi đi mấy trăm chiếc nhưng quan khách chỉ tới dăm bảy người. Nhân vật cao cấp của Pleiku mà chúng tôi mời tới cắt băng khai mạc phòng tranh cũng vắng mặt. Ông ta cử tới một người phụ tá miễn cưỡng và quê mùa. Người phụ tá bỏ về năm phút sau, sau khi ông ta đi lướt qua mấy chục bức tranh và tuyên bố là ông ta không hiểu, không cảm thấy gì hết. Những ngày sau cũng không hơn gì. Phòng tranh chỉ có bọn chúng tôi thay nhau đến mở cửa, đóng cửa thay cho Dã Thụy. Khách đến xem tranh là mấy cậu học trò, và đám con nít. Không có ai hỏi mua một bức tranh nào.
Phòng tranh mở cửa trong bầu không khí hào hứng, đóng cửa trong bầu không khí não nề cay đắng. Chúng tôi không thấy sự thật, chỉ nhìn thấy ảo tưởng. Hội họa không có chỗ đứng trong tâm hồn người dân tỉnh nhỏ chỉ biết cần cù làm ăn hay mơ mộng vẩn vơ. Buổi chiều đóng cửa phòng tranh, chiếc xe jeep của Vận lại được đem tới. Để thực hịên một chuyên chở buồn bã. Những tấm tranh chan hòa màu sắc và đầy ắp rung động của Dã Thụy lại được đem trả về cái thế giới quên lãng âm thầm của chúng là căn lều hoang ở cuối vườn, trong những xó góc tối tăm.
Chúng tôi chung tiền nhau đãi Thụy một bữa. Ai cũng sợ Thụy buồn. Nhưng không. Trong bọn chúng tôi Thụy lại là người thản nhiên nhất. Chừng như sự cụt hứng của chúng tôi là một điều hết sức thích thú với Thụy. Bữa ăn thân mật được tổ chức ở một nhà hàng mới mở. Tiệm có một khoảng sân rộng, với những bàn ăn kê dưới những bóng lá. Phòng ăn bên trong trang hoàng mỹ thuật. Chủ nhân là một thợ săn danh tiếng ở Pleiku. Mấy vì tường của phòng ăn treo đầy những tấm hình chụp những cảnh săn đêm giữa rừng sương mịt mùng và những con thú lớn mà chủ nhân đã hạ được.
Tôi còn nhớ mãi cái cảnh tượng nửa vui, nửa buồn, nửa ồn ào, nửa quạnh hiu, của bữa ăn đó. Bàn kê thành một hàng dài. Khăn bàn đỏ chói. Chủ nhân đích thân đứng hầu tiếp. Tôi ngồi giữa cạnh Khoa. Đối diện với tôi là Dã Thụy. Trên bàn là một vò rượu cần với cái ống hút cong vút. Bữa ăn bắt đầu bằng món chim mía là món ăn đặc biệt của tiệm. Theo chủ nhân, chim mía là món ăn đặc biệt nhất của Pleiku. Du khách từ Sàigòn, Quy Nhơn lên, đều trầm trồ tấm tắc khi được thưởng thức món chim mía, mà những vùng khác không có hoặc có, cũng không thể ngon bằng chim mía Pleiku - Chủ nhân thuyết trình.
- Các anh chị là người Pleiku nhưng không phải muốn ăn chim mía lúc nào cũng có. Chim mía nhỏ, nhỏ hơn chim sẻ. Thịt mía thơm, và ngọt hơn thịt chim sẻ. Chim mía chỉ có vào mùa lúa chín. Khi ở những thung lũng Pleiku, lúa chín vàng từng giải thì cũng là lúc chim mía xuất hiện từng đàn. Chúng bay bay là là trên những ngọn lúa mẩy hạt. Người ta chăng lưới để bắt chim mía khi chúng sà xuống, nhặt những hạt thóc rơi rụng. Chim mía chỉ ăn thóc. Cho nên thịt mía mềm và ngọt là vì thế. Món chim mía hiếm quý bởi mía chỉ xuất hiện một thời kỳ. Mùa gặt qua, thung lũng không còn những bông lúa chín, chim mía bay đến những thung lũng, những vùng trời khác. Bữa ăn hôm nay để thết ai đây?
Tôi trả lời thay cho mọi người:
- Để đánh dấu ngày đóng cửa phòng tranh của anh bạn chúng tôi là họa sĩ Dã Thụy.
Chủ nhân tới bắt tay Dã Thụy.
- Kết quả khả quan không?
Thụy cười, khôi hài:
- Ngoài sự mong ước của mọi người.
Chủ nhân ngẩn người:
- Thế là thế nào?
Nhạc đập bàn, nói lớn:
- Thế là không bán được một bức tranh nào hết. Ông chủ nhà hàng này hỏi lẩm cẩm quá. Còn thứ rượu nào nặng hơn rượu cần, đưa ra đây. Chúng tôi đang cần say đây.
Chủ nhân không giận mà phá lên cười. Ông ta thật đơn giản, hồn nhiên, sự đơn giản và hồn nhiên của một người có một đời sống khoan thai và lành mạnh. Ông ta chỉ vò rượu cần, hỏi Nhạc:
- Rượu cần không đủ say?
Nhạc nhổm người vít cái ống hút, hút một hơi rượu, nhăn mặt:
- Nhạt như nước ốc, say thế quỷ nào được.
Chủ nhân xoa tay:
- Đừng tưởng. Rượu cần uống nhiều cũng say lắm đó. Say lúc nào không biết. Nhưng được rồi, thưởng thức món chim mía của nhà hàng đi, rồi muốn rượu khác sẽ có ngay.
Ông ta vỗ vai Dã Thụy:
- Tôi có được nghe nói đến phòng tranh của ông. Rất tiếc vì bận, không tới xem tranh được. Không có ai mua sao? Muốn triển lãm, ông phải đưa tranh ông xuống Sàigòn. Để tôi mở hàng một bức.
Chỉ một khoảng trống trên vì tường sau lưng tôi, chủ nhân nói tiếp:
- Tôi sẽ treo bức tranh ông ở chỗ kia.
Rồi cao hứng:
- Bữa ăn hôm nay là nhà hàng mời. Khỏi tính tiền.
Chủ nhân cười bỏ vào nhà trong. Bữa ăn kéo dài tới khuya. Mọi người uống hết vò rượu cần, uống sang nhiều thứ rựơu khác. Tôi chưa uống rượu bao giờ, cũng uống một ly, cũng hút một ngụm rượu cần. Bữa ăn càng về khuya càng ồn ào. Thật ít khi chúng tôi có dịp họp mặt đông đủ, một cách buông thả và ồn ào như thế. Thụy uống thật nhiều, thật hào hứng. Vui miệng, Thụy kể cho cả bọn nghe về những ngày đi vẽ của anh. Trên những ngọn đồi, trong những cánh rừng. Những ngày đó, Thụy thường tìm nghỉ trưa trong một bản nhỏ nơi lưng chừng một ngọn đồi hay cuối đáy một thung lũng. Ăn cơm nắm. Ngủ trên một nhà sàn. Thức dậy, xuống suối rửa mặt rồi lại vác giá vẽ vào rừng.
Thụy kể rằng một chiều mưa đột ngột. Thụy không về thị xã được phải ngủ nhờ ở nhà một tù trưởng người Thượng. Ông tù trưởng già thân hình đen bóng, đêm núi lạnh buốt mà chỉ đóng một cái khố. Người Thượng rất hiếu khách. Người tù trưởng sai vợ con giết gà thiết Thụy. Bữa ăn giữa nhà sàn, giữa bập bùng ánh lửa. Đứa con gái lớn của người tù trưởng rất xinh đẹp, tự nhiên. Hai người không nói chuyện được với nhau vì ngôn ngữ bất đồng. Nhưng người con gái ngồi cạnh Thụy, luôn luôn mỉm cười. Đêm đó, Thụy và người tù trưởng uống hết một vò rượu cần. Thụy say không còn biết trời đất là gì. Ngủ gục ngay ở chỗ uống rượu một giấc tới sáng.
Thụy kể chuyện thật linh động. Như vẽ cho chúng tôi thấy cái cảnh tượng trước mắt. Tôi hỏi đùa.
- Đêm đó anh với cô gái Thượng không có chuyện gì sao?
Thụy cười:
- Chắc là không. Hoặc có cũng chẳng nhớ được. Chỉ biết tôi đã ở lại nhà người tù trưởng tới gần trưa hôm sau.
Tôi hỏi:
- Buổi sáng thức dậy anh thấy những gì?
- Thấy mình vẫn nằm ở chỗ cũ, với một tấm khăn sặc sỡ phủ lên người.
Khoa vỗ tay:
- Cô gái Thượng đắp chăn cho cậu đó.
Thụy gật:
- Chắc thế. Mặt trời lúc đó vừa mọc. Từ trong nhà sàn nhìn ra, rừng ban mai đẹp huyền ảo. Cây cỏ còn mờ hơi sương. Lửa đã tắt. Vò rượu đã cạn. Người tù trưởng đã đi làm rẫy từ sớm. Tôi lấy khăn xuống suối rửa mặt. Người con gái Thượng đã xuống suối trước tôi. Cô ta đang lấy nước và vẫn mỉm cười thật tươi như đêm hôm trước.
Thập hỏi:
- Hai người nói chuyện với nhau không?
Thụy cười:
- Có. Mình tôi nói thì đúng hơn?
Cả bọn nhao nhao:
- Nói những gì?
- Nói đêm qua tôi say rượu quá, tôi xin lỗi.
- Phản ứng của cô gái Thượng thế nào?
Thụy nhún vai:
- Cô ta chẳng hiểu gì. Chỉ gật đầu. Chỉ cười.
Tôi hỏi Thụy:
- Nói gì khác nữa?
- Nói, tôi xin từ biệt. Nói tôi yêu cái bản nhỏ, con suối, cánh rừng và tôi sẽ trở lại.
- Anh có trở lại như anh nói không?
Nét mặt Thụy đang vui chợt buồn hẳn lại. Thụy gật đầu, ánh mắt mơ màng:
- Sau đó mùa mưa đã tới thành ra mấy tháng sau tôi mới trở lại. Người tù trưởng đã đem gia đình đi nơi khác, đến một cánh rừng khác.
- Và anh không bao giờ gặp lại cô gái Thượng?
- Không. không bao giờ nữa.
Thụy ngừng kể. Nét mặt bất chợt xa hút trong một hồi tưởng lưu luyến. Cả bọn nhao nhao hỏi mấy bức tranh vẽ người con gái Thượng có phải là vẽ người Thụy đã gặp hay không. Thụy gật. Tôi rất yêu mấy bức tranh ấy. Chính tôi đặt tên cho chúng. Bức vẽ người con gái Thượng xõa tóc bên bờ suối, tôi đặt tên là Suối Tóc. Bức vẽ nàng ngồi trên nhà sàn, với ánh lửa bập bùng vờn múa trên khuôn mặt huyền bí được đặt tên là Đêm Hoang Đường. Thụy tỏ ý thích mấy tên đặt. Nói tôi có tâm hồn thi sĩ. Tôi nghĩ đáng lẽ Thụy còn phải vẽ thêm nhiều bức tranh khác về cái bản nhỏ heo hút và người con gái Thượng tươi cười kia. Vẽ cảnh Thụy trở lại bản. Đứng lặng trước cái nhà sàn bỏ trống, vẽ cảnh suối, cảnh rừng. Nơi Thụy đã tìm thấy cho Thụy thứ hạnh phúc chốc lát, là cái hình ảnh một ngày nắng đẹp của Pleiku giữa trăm ngày mưa rơi. Thụy, qua cái nhìn của tôi, cũng là một người Thượng. Một người Thượng sống cách biệt, xa lánh trong một thung lũng riêng của mình. Giữa một vùng cỏ cây hoang vu ngút ngàn vây bọc.
Cánh cửa gỗ khép lại sau lưng. Bầu không khí tối tăm tù hãm đã trở lại. Tôi thở ra một hơi dài. Chúng tôi bước chậm chạp, đầu cúi xuống. Thụy đang chờ chết, cái chết đến chắc chắn, từ từ. Chúng tôi nhìn thấy nó đến và không làm được gì cho Thụy hết. Tất cả đều đã muộn. Ra tới cổng, Vận và tôi cùng đứng lại, tần ngần. Buổi trưa Pleiku xám ngắt. Trần mây thấp. Thêm một ngày Pleiku không có mặt trời. Gió thổi mạnh. Một mùa đông Pleiku đã thực sự bắt đầu.
Vận quay nhìn lại túp lều gỗ. Căn lều như một nấm mộ, một lòng huyệt. Vận chép miệng:
- Mong nó qua khỏi được mùa đông này.
Tôi lắc đầu:
- Khó lắm. Mùa đông còn dài. Mùa đông chỉ mới bắt đầu.
- Ngọc nghĩ nó còn sống được bao lâu nữa?
- Một vài ngày. Một vài tuần. Nhưng không hết được mùa đông này đâu.
- Tôi cũng nghĩ vậy.
- Chẳng lẽ cứ để mặc cho anh ấy chết sao?
- Mình phải làm gì?
- Anh gặp các anh ấy xem sao?
Vận gật đầu:
- Cũng là một ý kiến hay. Để tôi phóng xe đi liên lạc. Phải có một cuộc họp. Ngày mai mọi người gặp nhau ở quán Nhớ được không?
- Được chứ.
- Bây giờ tôi đưa Ngọc về.
Tôi xua tay:
- Anh tìm gặp các anh ấy đi. Tôi về một mình cũng được. Tôi muốn đi bộ một chút.
Đường từ nhà Thụy về quán Nhớ khá xa. Tôi cài hết hàng khuy nơi chiếc áo len, bước những bước đều đều bên bờ cỏ. Gió thổi ngược lại từ đầu phố. Đi được một quãng, tôi chợt nhớ tới lá thư của Thụy. Tôi mở sắc tya, lấy bì thư ra. Chúc thư của người sắp chết đây. Câu nói của Thụy nửa bi thảm, nửa riễu cợt, lúc trao lá thư vang lên trong đầu. Tôi vừa đi, vừa chăm chú đọc.
Ngọc thân,
Tới đêm nay, điều tôi biết được, rất chắc chắn cho mình là tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa. Cuộc sống của tôi chỉ còn là một vấn đề ngày giờ. Tôi có thể chết bất cứ lúc nào. Đêm nay hay sáng mai. Cho nên lá thư chưa định viết cho Ngọc, đêm nay phải viết. Viết cho NGọc, đó là việc cuối cùng tôi muốn làm trước khi từ giã cuộc đời này. Chắc Ngọc đang đặt câu hỏi: Tại sao tôi không viết cho một bạn thân khác. Như Khoa hay Nhạc. Câu trả lời đơn giản là Ngọc thân thiết nhất trong số những người thân của tôi. Lúc này hình ảnh Ngọc sáng tỏ hơn bao giờ, trong khi mọi hình ảnh khác đều xa xôi, mờ nhạt. Ngoài tình thân, tôi còn muốn nghĩ Ngọc là người duy nhất hiểu tôi, mặc dầu vấn đề này hơn một lần được nói đến, được đặt ra giữa chúng ta.
Ngọc à, thế là cuối cùng tôi đã không trở về Quy Nhơn với gia đình tôi được. Tôi sẽ chết ở đây, ở Pleiku.
Từ ngày biết tôi đau, đã nhiều lần Ngọc thúc dục tôi trở về với gia đình. Tôi biết sự trở về đó là phải. Quy Nhơn ấm áp hơn Pleiku nhiều lắm. Không khí nóng của miền biển thích hợp với tôi hơn là thứ không khí lạnh của núi rừng ở Pleiku.
Về Quy Nhơn, tôi có nhiều hy vọng khỏi bệnh hay ít nhất căn bệnh cũng không đến nỗi trầm trọng như ở trên này. Về Quy Nhơn sống, không chừng tôi tìm lại được cho tôi một nếp sống bình yên. Mà dẫu có về Quy Nhơn để chết, chết ở Quy Nhơn vẫn hơn. Ít nhất, cái chết của tôi sẽ không làm phiền bạn bè và Ngọc.
Cái hơn, cái thiệt, cái nên và cái không nên ấy, tôi biết. Quy Nhơn cũng chẳng xa xôi gì. Chỉ cần lấy một cái vé xe, bước lên một chuyến xe đò, xe đổ đèo An Khê là tôi đã trở lại với vùng trời sinh trưởng. Vậy mà lời khuyên của Ngọc tôi đã không nghe, chỉ vì trong thâm tâm, ngay tự lúc đầu, tôi đã lựa chọn Pleiku để chết.
Nhớ năm đó là vào khoảng tháng chín. Thời tiết vào thu, tôi vừa hai mươi tuổi. Chiều chiều tôi ra bãi biển Quy Nhơn, đi dạo một mình. Tôi nhìn những dấu chân tôi in trên bãi cát. Nhìn triều lên, nhìn thuyền về. Nghe sóng đập. Cảm thấy mình ở trong tâm hồn mình, một thay đổi hết sức lớn lao. Tôi không quy định được rõ rệt sự thay đổi ấy như thế nào, chỉ biết rằng tôi không sống được với Quy Nhơn nữa. Sự thúc đẩy hàm hồ mà cực kỳ mãnh liệt.
Cho đến một buổi sáng kia, tôi bỏ nhà, bỏ Quy Nhơn lên đường. Chuyến đi không có một chủ đích nào. Cuộc hành trình lang thang vô định. Tôi có một người bạn dạy học ở Tuy Hòa. Tôi đến Tuy Hòa trước nhất. Người bạn không còn dạy ở đó, lớp học của anh ta đóng cửa, người ta cho tôi biết anh ta đã nhập ngũ. Tôi ở lại Tuy Hòa hai ngày. Lại như ở Quy Nhơn, đi lang thang có một buổi chiều ngoài bãi vắng. Ban đêm, tôi về một căn phòng khách sạn tồi tàn, nằm thao thức, cố tìm kiếm một gắn bó tối thiểu với nơi chốn, với sự thể chung quanh. Nhưng tôi không thấy được gì hết. Tuy Hòa như Quy Nhơn không giữ tôi ở lại. Mà Tuy Hòa như Quy Nhơn, đẩy tôi lên đường. Mấy ngày sau tôi ở Nha Trang. Ở Phan Rang, ở Phan Thiết. Cuối tuần tôi vào tới Sàigòn. Tôi đi thật nhiều trong mấy tuần lễ, di chuyển gần như không ngừng, không nghỉ ấy. Tôi sống, với những chuyến xe đò. Tôi sống với những căn phòng khách sạn. Với những giòng sông đi qua, với những cây cầu bỏ lại.
Sàigòn giữ tôi ở lại lâu hơn giữa cái biển người và biển tiếng động của nó. Nhưng lâu hơn cũng chỉ một tuần. Tôi lại đi nữa. Lên những chuyến xe đò khác. Qua những cây cầu, những giòng sông mới. Chuyến đi đưa tôi về mấy tỉnh miền tây.
Tôi đã ngồi trên bờ sông Mỹ Tho, một đêm sao sáng rực trời. Đã đến Long Xuyên giữa một chiều nhạt nắng. Đã đến bắc Vàm Cống giữa một trận mưa rào đột ngột. Đã ngồi thuyền đi trên giòng Cửu Long, giờ nước triều lên. Miền Tây mênh mông. Những kinh rạch, những sông ngòi chằng chịt. Những đồng lúa, những thửa vườn bát ngát. Trời miền Tây cao vút. Nắng miền Tây chan hòa. Tôi đã đặt giá vẽ ở nhiều nơi. Dưới bóng mát một rừng dừa. Trên trống trải một đầu cồn. Tôi đã vẽ nắng, vẽ trời, vẽ lúa, vẽ sông, vẽ người miền Tây. Tất cả, trong những bức tranh mang những mầu sắc của miền Tây là những mầu sắc tươi vui và rực rỡ nhất.
Nhưng điều kỳ lạ, như ở Sàigòn, như ở Quy Nhơn, Phan Thiết, cái lòng mến yêu gắn bó với một nơi chốn, tôi vẫn chưa tìm kiếm thấy. Nơi chốn nào cũng chỉ là một địa chỉ đi qua, không là một địa chỉ muốn dừng chân. Hóa nên, tôi lại đi mà không ở lại. Bấy nhiêu nơi chốn chỉ là bấy nhiêu căn phòng khách sạn, trống lạnh. Rửng rưng. Ở lại một đêm, một ngày, rồi bỏ đi, thản nhiên, không lưu luyến. Tôi vẽ, cũng chỉ là gắng gượng vẽ. Để lấp đầy những khoảng trống. Hơn là để thực hịên một thích thú say đắm.
Sau hơn hai tháng trời lang thang, tôi chán nản trở về Sàigòn. Đã nghĩ là phải trở lại Quy Nhơn, vì chuyến đi không đem lại được cho mình một đổi thay nào hết. Buổi tối trước ngày tôi định trở về Quy Nhơn, còn bao nhiêu tiền, tôi đem tiêu hết trong những quán rượu. Chính là ở một trong những quán rượu này mà tôi gặp Quân. Khỏi phải nói nhiều đến Quân với Ngọc. Người bạn ấy của chúng mình đã chết. Tôi quen Quân đêm đó. Hai thằng cùng say lúy túy.
Quân nói Quân ở Pleiku. Tôi hỏi:
- Pleiku như thế nào?
Quân:
- Chưa lên Pleiku bao giờ?
Tôi lắc đầu:
- Pleiku gần quê tôi. Tôi người Quy Nhơn. Điều lạ lùng là tôi chưa từng một lần vượt đèo An Khê. Thành ra chẳng biết Pleiku của anh tròn méo như thế nào hết.
Quân nói trong cơn say:
- Thì lên cho biết.
Tôi trả lời, cũng trong cơn say:
- Lên thì lên. Nhưng Pleiku có gì đáng biết, anh chưa trả lời tôi.
Quân vung tay:
- Có phố thấp, phố cao. Có những con phố tình thân. Có mưa và sương mù quanh năm. Có cả những người con gái má đỏ môi hồng.
- Tại sao gái Pleiku má đỏ môi hồng?
- Tại vì họ đẹp nhưng chẳng biết đẹp để làm gì?
Tôi gặng:
- Những người con gái buồn của một thị xã buồn?
- Đúng vậy. Buồn thì Pleiku không thua một nơi nào hết.
Tôi nghe Quân, mở ví kiểm lại số tiền không đủ mua một cái vé máy bay. Quân nói Quân vừa được bạc, có thể trả cho tôi một cái vé máy bay nếu tôi muốn lên chơi Pleiku một lần cho biết. Đêm đó, tôi theo Quân về khách sạn Quân ở. Trưa hôm sau một chiếc DC3 chở tôi lên Pleiku. Và sự mầu nhiệm đã xẩy ra.
Ngọc biết sự mầu nhịêm ấy xẩy ra như thế nào không? Nó xẩy ra ngay từ phút đầu tiên, khi phi cơ bay vào không phận Pleiku. Nó xẩy ra ngay từ chạm đụng thứ nhất, khi tôi đặt chân xuống phi trường Cù Hanh. Hôm đó là một buổi sáng mưa phùn. Trời lạnh. Phi trường trống trải. Con đường vào thành phố ướt loáng. Tôi ngồi trên xe, bên cạnh Quân và cái ý nghĩ đầu tiên của tôi là nơi chốn tìm kiếm suốt mấy tháng trời, tôi đã gặp, tôi đã đến Pleiku và tôi sẽ ở lại Pleiku.
Những chuyện xẩy ra về sau, Ngọc đã biết, tôi khỏi phải kể lại ở lá thư này. Tôi ở một túp lều hoang. Tôi sống điêu đứng thiếu thốn. Khí hậu và thời tiết Pleiku quá lạnh cho lồng ngực tôi. Bệnh phổi tái phát dữ dội. Trên một ý nghĩa nào Pleiku đẩy mạnh tôi vào cõi chết. Nhưng trên một ý nghĩa khác, nơi chốn này là tình nhân một đời. Chắc Ngọc sẽ hỏi tôi, Pleiku có gì gắn bó, thương yêu như vậy? Thú thật với Ngọc tôi không trả lời được Ngọc một cách rõ rệt. Chỉ biết là tôi yêu, tôi gắn bó, tôi ở lại, tôi lựa chọn Pleiku để sống phần đời cuối cùng, tôi ưng thuận Pleiku như nơi chốn đã nhìn thấy tôi đau, sẽ nhìn thấy tôi chết.
Gọi tình yêu này là một cảm thông đặc biệt của một nơi chốn với người. Cũng được. Gọi đó là một cơ duyên giữa người và nơi chốn. Cũng được. Thế nào cũng được. Sự phân tích không quan trọng. Tình yêu không giải thích, không tìm hiểu được. Ta yêu, ta gắn bó, ta sống chết, thế thôi vô điều kiện.
Ngọc thân, bây giờ thì Ngọc đã hiểu, một phần nào tại sao tôi không nghe lời Ngọc, không trở về Quy Nhơn. Nói đến tình yêu của tôi với cái thị xã khuất lánh này, nói nghìn trang thư không hết. Tôi yêu từ ngọn cỏ đường yêu đi. Yêu trận mưa phùn, yêu khúc phố cao, yêu lòng phố thấp. Nói tóm lại ở đây, tôi đã được sống đời tôi, thế nào cũng không ân hận.
Điều ân hận duy nhất, cái chết của tôi chắc chắn làm phiền mọi người. Và chắc chắn hơn cả là nó sẽ làm phiền Ngọc. Thôi thì làm cái việc đó cho một người bạn. Hãy chôn tôi, đơn giản, như một con vật. Dưới chân một ngọn đồi. Trong một bãi cỏ hoang. Đâu cũng được. Miễn là trên một thuở đất Pleiku, quê hương tình cờ của tôi.
Về những bức họa, tùy Ngọc xử dụng. Thích bức nào, đem về treo ở quán Nhớ. Còn thì đốt đi, hay triển lãm. Tùy Ngọc. Nhưng đừng triển lãm. Sẽ như lần trước, không ai mua tranh Dã Thụy đâu.
Riêng với Ngọc, tôi chỉ ao ước một điều. Đừng quên tôi. Vĩnh biệt.
Dã Thụy"
Lá thư của Thụy không làm tôi ngạc nhiên vì Thụy đã nói. Rằng đó là chúc thư của người sắp chết. Nhưng những lời lẽ trong thư vẫn làm trái tim tôi nhói buốt. Vì xúc động. Vì đau đớn. Cùng với những ý tưởng u uất làm tối đen đầu óc, tôi cảm thấy tay chân rời rã, cơ hồ không bước tiếp được nữa. Nhìn sang bên cạnh, cách con đường chừng hơn trăm thước là một quả đồi nhỏ.
Tôi đi xuống cái lối đi chìm khuất dưới cỏ cao um tùm. Ngọn đồi mang một hình dáng quen thuộc, đã nhìn thấy đâu đó. Vừa đi vừa vận dụng trí nhớ, mới chợt nhớ ra là ngọn đồi tôi đang đi tới đã được Dã Thụy ghi vào một bức tranh. Thụy đã đến ngọn đồi, đã đi trên lối mòn tôi đang đi. Nhưng trưa nay chỉ còn mình tôi. Tất cả những nơi chốn cũ. Dã Thụy đều không bao giờ trở lại với chúng được nữa.
Nhìn từ xa, thấy ngọn đồi lùn thấp. Tới gần, mới thấy nó khá cao. Tôi đi qua những mô đá, những phiến đất đỏ khé, cố gắng leo tới đỉnh đồi. Tới rồi. Tôi dừng bước, thở dốc một hồi và quay nhìn trở lại.
Pleiku thấp hẳn xuống, phơi bầy toàn vẹn trước mắt tôi. Những mái nhà tôn nằm dưới những bóng cây. Những con đường lúc mất lúc hiện. Phía kia, một tháp nhà thờ in hình lên trời. Phía này, những thung lũng và những ngôi nhà cao thấp không đều như chồng chất lên nhau.
Anh Dã Thụy, Pleiku mà anh yêu mến, Pleiku nơi anh đã dừng gót chân lữ thứ và chết trong lòng đất của nó, tôi đang nhìn hộ anh đây. Nhìn tất cả hộ anh trong một lần. Những danh lam thắng cảnh ở xa. Chính nó, thị xã chẳng có một vẻ đẹp nào hết. Tỉnh nhỏ này tiều tụy hơn là lộng lẫy. Buồn bã hơn là tươi sáng. Xấu hơn là đẹp. Tại sao anh yêu? Tại sao anh gắn bó? Tôi đặt câu hỏi với anh. cho cả tôi. Có lẽ chúng ta vẫn chỉ trả lời được rằng, chúng ta yêu, thế thôi, và tình yêu đích thực là tình yêu không bao giờ giải thích được.
Đứng trên ngọn đồi nhìn Pleiku dưới thấp, nghĩ đến Thụy nằm cô đơn trong túp lều tối thẳm, tôi chợt nhớ đến Đạo. Đạo với tôi, cũng như Pleiku với Thụy. Yêu. Gắn bó. Chẳng hiểu sao. Không giải thích được. Thì ra mình và Thụy có điểm giống nhau, tôi nhủ thầm. Cả hai chúng tôi đều yêu cái bất thường, biết thế là không nên, nhưng không tài nào làm khác được.
Mấy hôm nay, tôi không nhìn thấy Đạo. Không gặp cũng không đến khách sạn. Quên được Đạo cũng không đúng. Nhớ cũng không đúng nốt. Tâm trạng mơ hồ không biết nói thế nào cho phải. Đạo vĩnh viễn là một sự khó hiểu của tôi. Kể cả những lúc tôi nằm bên cạnh chàng.
Đêm, Đạo không ngủ. Rất thỉnh thoảng chàng có những khoảng khắc rũ rượi vì mệt nhọc. Những lúc đó chàng ngủ mê mệt bỏ cả bữa ăn không phân định được ngày đêm. Nhưng thường thì, chàng tỉnh táo, một thứ im lặng trong suốt như thủy tinh. Hai tuần lễ ở một khách sạn Sàigòn, tôi đã sống với Đạo những giờ phút không thể thân mật hơn giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhưng đồng thời, cũng sống với chàng những giờ phút không thể cách biệt hơn giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Không hiểu bị thúc đẩy bởi sự tò mò, tôi thường đòi chàng nói về chàng, nói về con người chàng, về cuộc đời chàng.
Đạo cười, trong trường hợp này:
- Em muốn biết về anh như thế nào?
- Con người anh.
- Tầm thường. Thấp kém. Như mọi người, không có gì đáng nói.
- Thì đời sống anh vậy.
- Đầy những cái xấu.
- Chẳng hạn như?
- Chẳng hạn như năm ngoái anh làm bậy, phải ra khỏi Sàigòn sáu tháng.
- Ra khỏi là anh đi đâu?
Đạo thản nhiên:
- Đi tù.
- Anh đừng nói đùa.
- Anh nói thật. Năm ngoái, anh phải ở trong khám Chí Hòa sáu tháng.
Rồi Đạo kể. Về sáu tháng ở tù. Về phiên tòa. Về khoảng thời gian ở Chí Hòa. Người ta đến bắt Đạo vào khoảng nửa đêm lúc chàng đang ôm một người con gái bán vui trong tay. Đang ngủ say, tiếng đập cửa mạnh mẽ làm Đạo thức dậy. Đứa con gái bán vui thức dậy theo. Nó hoảng hốt: "Có chuyện gì thế anh? " Đạo trả lời: "Anh bị bắt. Em mặc quần áo vào. Sau khi anh đi, em lấy xe về, đừng ở đây". Đứa con gái bán vui tưởng Đạo nói đùa.
Nó thất sắc, mặt không còn hột máu, khi Đạo mở cửa cho mấy người cảnh sát ùa vào. Đạo không kháng cự, cũng không chạy trốn. Chàng yêu cầu mấy người cảnh sát đừng bắt người con gái, đoạn chàng mặc quần áo và lẳng lặng đi ra. Tới quận, chàng nhận hết tội lỗi và bị tống giam liền sau đó.
Đạo cười:
- Điều làm anh bất ngờ nhất là chỉ bị tù sáu tháng.
- Anh nghĩ anh bị tù bao lâu?
- Ít nhất ba năm.
Tôi vừa buồn cười vừa bực mình:
- Tại sao lại chỉ sáu tháng?
- Khi bị tống giam và bị kết án rồi, anh mới hiểu tại sao. Có một người bạn đã lo liệu cho anh. Một luật sư. Anh ta tìm đến gia đình bên nguyên, điều đình gia đình đó không kiện anh, nghĩa là xin miễn tố. Tòa vẫn xử như thường. Nhưng bên nguyên xin miễn tố, thành ra chỉ bị tù sáu tháng.
Tôi hỏi:
- Anh bị tù về tội gì?
- Lừa đảo.
Tôi nhăn mặt:
- Anh có thấy như thế là xấu không?
Đạo gật:
- Sao không thấy.
Tôi nghiêm mặt:
- Thấy xấu mà anh vẫn làm.
- Đúng vậy. Thấy xấu mà vẫn làm.
Chuyện đi tù, chuyện làm bậy, đối với Đạo chỉ là một khía cạnh trong rất nhiều khía cạnh thuộc đời sống của chàng. Chàng nhắc lại vụ lừa đảo bằng một giọng không khoe khoang. Cũng không mảy may ân hận. Thành ra, tôi muốn tìm hiểu Đạo, lại càng chỉ thấy chàng khó hiểu hơn.
Với Đạo giữa cái xấu và cái tốt không có ranh giới phân định rõ rệt. Với Đạo, không có những ngõ hẻm tối tăm hay những con đường sáng láng, chỉ có những con đường. Đêm và ngày ở Đạo trộn lẫn, đỉnh cao và vực thẳm cùng một bình diện. Và Đạo sống cho Đạo thế nào thì cũng nhìn người khác sống như thế.
Đêm thất thân với Đạo, sau những phút giây buông thả điên cuồng, tôi nằm lịm đi rồi bật khóc. Đạo thản nhiên châm thuốc lá hút, thản nhiên nằm nhìn tôi khóc. Tôi đợi chờ một câu an ủi, một lời dỗ ngọt. Nhưng Đạo không nói một lời. Chỉ thả khói thuốc xanh um lên trần nhà. Cụt hứng, tôi nín khóc. Không được dỗ dành, tôi tức giận. Tôi hậm hực:
- Em khổ sở, anh không nói được một lời nào hay sao?
Đạo quay sang:
- Anh chỉ đang ngạc nhiên.
- Ngạc nhiên?
Đạo gật, giọng nói tỉnh táo như không?
- Phải. Tại sao em khóc?
Tôi đáp, rất tiểu thuyết và cũng rất thành thực:
- Vì em vừa phá hủy đời em. Bây giờ có hối cũng không kịp nữa.
- Anh không nhìn thấy cho đời em sự phá hủy đó.
Tôi vùng nói lớn:
- Thế nào nữa mới là phá hủy? Em còn mặt mũi nào nhìn thấy người đàn ông sắp cưới. Anh quyến rũ em, đẩy em tới chuyện tồi bại rồi anh thản nhiên, anh bình tĩnh như không.
Đạo nghiêm giọng:
- Cả hai điều đều sai. Anh không làm chuyện tồi bại. Đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai, anh không hề quyến rũ em. Chỉ là em muốn.
Tôi nghe mà ngẩn người. Cũng phải công nhận rằng Đạo không quyến rũ. Mà là tôi muốn thật. Đêm hôm đó, tôi đã vào phòng Đạo Vì muốn nếm mùi đam mê đến giọt mật cuối cùng. Vì muốn trở thành đàn bà. Đạo chỉ nói một sự thật. Nhưng cái lối nói ra một sự thật ở Đạo là thế. Lạnh lùng, thản nhiên và tàn nhẫn đến tận cùng.
Đáng lẽ tôi phải đi xa. Xa lánh Đạo như xa lánh một tai họa cực kỳ ghê gớm. Nhưng tôi đã nằm yên. Cuối cùng tôi bật cười thành tiếng. Cảnh tượng thật ngộ nghĩnh. Tôi vừa khóc rồi tôi đã bật cười. Đạo cất tiếng cười theo. lúc đó, chàng mới ôm lấy tôi:
- Thế có hơn không?
Đặt mái tóc vào vai Đạo, tôi hỏi:
- Em không đáng chê trách thật sao?
Đạo hỏi lại:
- Vừa có tội vừa làm bậy. Một tội lỗi tầy đình không thể tha thứ. Một sự tầm bậy phải trừng phạt đích đáng.
Đạo chỉ khung cửa sổ mở rộng:
- Cửa sổ kia, em chỉ nhẩy xuống dưới đường. Em sẽ chết không kịp kêu một tiếng. Tội lỗi tầy đình không thể tha thứ sẽ được trừng phạt đích đáng.
Câu nói nào của Đạo cũng như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt. Tôi tức lắm nhưng đành nằm im. Đêm đó, như một ngoại lệ cho sự ít nói của chàng. Đạo nói khá nhiều. Chàng bảo tôi rằng tôi đã lớn, đã có một đời sống, cái việc đơn giản là tôi hãy sống đời tôi, không rụt rè, không ân hận. Cốt nhất là đừng bao giờ ân hận, Đạo nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại câu nói nhiều lần.
Tôi ngẩn ngơ:
- Tại sao vậy?
Đạo nhún vai:
- Người không thôi ân hận là người chẳng sống được gì hết. Người không thôi ân hận sẽ tự làm khổ mình suốt đời.
- Nếu em nghe anh, em phải làm gì?
- Trở lại đây với anh nếu em vẫn còn muốn trở lại. Không thích nữa thì thôi. Em hoàn toàn tự do.
Và tôi, đêm hôm sau, tôi đã trở lại với Đạo. Và tôi, phút này, đứng một mình trên ngọn đồi, lẻ loi, trơ vơ hơn bao giờ, tôi lại muốn gần Đạo.
Chiếc xe lam thả tôi xuống xế cửa khách sạn. Khúc đường lúc này nhộn nhịp chứ không trống trải vắng lặng như lần trước. Tôi trả tiền xe nhìn lên, vui mừng thấy cửa phòng Đạo mở rộng. Không muốn nghĩ ngợi gì thêm, tôi băng mau qua đường. Sự hồi hộp làm cho trái tim tôi đập mạnh. Phút này, nếu có gặp một ai quen, tôi vẫn vào khách sạn như thường. Sống là không bao giờ ân hận về những hành động của mình. Đạo đã nói với tôi như vậy. Tôi đang sống như Đạo đã nói.
Người đàn bà ngồi chắn lối giữa thềm cửa đêm nào không còn ngồi ở chỗ cũ nữa. Chiếc ghế bành cũng đã được kê vào một góc, trước quầy hàng. Mấy người khách tiếp tục đi lên đi xuống. Họ là những người lạ mặt. Bên trong quầy hàng, cái ghế ngồi cũng trống trơn. Yên tâm, tôi đi thẳng lên cầu thang. Tới lưng chừng cầu thang, một tiếng gọi lớn giữ tôi đứng lại:
- Cô kia, kiếm ai đó?
Tôi đành quay trở xuống. Người đàn ông đã đứng tuổi, nét mặt đứng đắn, cái nhìn bình tĩnh. Ông ta tự giới thiệu:
- Tôi là quản lý.
Tôi trả lời, như lần trước:
- Tôi đến kiếm một người bạn ở đây.
Người đàn ông gật:
- Tôi biết. Cô là chủ nhân quán Nhớ phải thế không? Lần trước, cô tới đây thằng nhỏ đã báo cáo cho tôi biết. Bạn cô không còn ở đây nữa.
Đạo đã rời bỏ Pleiku. Đạo đã xa, tôi không còn nhìn thấy Đạo. Sự thất vọng bất chợt mà đau đớn. Cùng với lời nói của người đàn ông, tôi hẫng đi trong một cảm giác bàng hoàng. Tôi nghe thấy tiếng mình.
- Bạn tôi đi rồi thật sao?
Người đàn ông gật:
- Tôi nói dối cô làm gì. Ông ta đi rồi. Đi từ sáng sớm hôm qua.
Tôi nghe thấy tiếng mình hỏi:
- Bạn tôi có nói sẽ trở lại?
- Không. Lúc ông ta đi, tôi có mặt ở đây. Ông ta trả tiền phòng, xách va ly đi ra và không nói, không dặn gì hết.
Đạo đã làm theo ý tôi. Lần tới khách sạn, tôi đã chẳng nói với chàng là tôi không trở lại, tôi tới chỉ là để yêu cầu chàng rời khỏi Pleiku, tôi tới gặp chàng lần cuối cùng. Không bao giờ Đạo làm phiền tôi nữa. Chiều ý tôi, chàng đã để cho tôi được yên thân. Tại sao tôi đau đớn? Ngọc, mày điên, mày điên.
- Ông xem dùm có thư từ gì để lại cho tôi không?
Người đàn ông lắc đầu:
- Nếu có, tôi phải biết. Cô cần gặp ông ta lắm sao?
- Không. Không. Thôi cám ơn ông.
Tôi chào người quản lý, quay trở ra. Tôi rảo bước, đầu cúi xuống, hai gò má nóng bừng. Đạo còn ở khách sạn chưa chừng lên tới phòng chàng, tôi nghĩ lại, sẽ quay trở xuống. Đạo bỏ đi, lặng lẽ, không để lại một lá thư, tôi lại thấy hối tiếc vô chừng đã không lại khách sạn với Đạo sớm hơn. Lần đầu tiên, con người thứ hai ở tôi đã bị con người thứ nhất đánh bại.
Một ý tưởng liều lĩnh đột ngột xuất hiện: hay là về tìm Đạo ở Sàigòn? Lấy một cái vé máy bay. Đóng cửa quán Nhớ vài ngày hay giao quán cho Huyền trông nom. RA phi trường Cù Hanh. Thế là xong. Thế là sống như một cơn lốc, như Đạo nói. Tưởng tượng đến cái phút gặp Đạo ở Sàigòn, trong hai người chúng tôi, người kinh ngạc là Đạo, tôi đã thấy náo nức. Tôi sẽ vênh mặt, nói với Đạo: "Hai chúng ta, ai liều lĩnh hơn ai? " Đạo sẽ phải gật đầu, công nhận: "Em liều lĩnh hơn".
Tôi không đi thẳng ra hãng máy bay chỉ vì tôi không tin chắc về Sàigòn có gặp được Đạo hay không? Rất có thể, chàng đang ở một tỉnh khác. Cũng rất có thể, chàng về Sàigòn thật, nhưng không ở khách sạn cũ, và như thế, tôi không thể nào kiếm thấy chàng trong cái biển người đông đúc xa lạ. Lòng tôi rối bời. Tâm trạng hoang mang hơn lúc nào hết. Tôi bước xuống thềm khách sạn như người mất hồn. Phút này, tôi mới nhận thức được một điều. Rằng nếu tôi có một quá khứ và những kỷ niệm, là do Đạo mà có. Rằng nếu tôi có một đời sống. Đạo chính là người khai sinh tôi. Sống với Khoa, với Dã Thụy, với Nhạc chỉ là sống ở cái vòng ngoài. Một thứ vòng ngoài rất yếu. Sống với Đạo, mới là cái trung tâm, cái gốc nguồn. Thứ sống một phút, nhớ thành một đời. Thứ sống một giây thành cả nghìn năm. Chỉ có điều là khi biết, tất cả đã muộn. Cửa phòng chàng vẫn mở. Nhưng một khách trọ khác đã đến ở đó. Đạo rời khỏi Pleiku rồi. Mọi chuyện coi như là không?
Đi được ba thước, tôi đụng đầu ngay với Thư. Khách sạn còn ở trước mặt. Chắc chắn Thư đã nhìn thấy tôi từ trong khách sạn đi ra.
Thư làm bộ mừng rỡ:
- Kìa, chị Ngọc.
Tôi đứng lại:
- Chào Thư. Đi đâu vậy?
- Cũng đi lang thang như chị.
Tôi gượng cười:
- Sao biết tôi đi lang thang.
Lần này, đứa em gái của Khoa không giữ gìn ý tứ như lần trước nữa. Nó nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Chị đến khách sạn kia làm gì vậy?
Tôi chịu đựng cái nhìn của Thư không lảng tránh. Đạo đã đi rồi. Tôi đang thất vọng. Tất cả đều không quan trọng nữa, kể cả Khoa, kể cả tương lai và hạnh phúc một đời. Nửa đùa nửa thật, tôi trả lời:
- Tôi có phòng riêng ở khách sạn ấy, Thư không biết sao?
- Chị đừng nói đùa.
Tôi bật cười, tiếng cười khô khan quái lạ:
- Ừ, nói đùa. Tôi đến kiếm một người quen, nhưng không gặp.
- Ai thế chị?
Tôi xua tay:
- Một người quen, Thư không biết đâu.
Tôi trả lời thật ung dung. Không muốn khiêu khích cũng đã thành ra khiêu khích. Tôi biết sự tức giận ở Thư đã lên tới cực điểm. Thư càng tức giận hơn nữa vì không dám tỏ lộ sự tức giận ấy ra. Mặt Thư tái đi. Nụ cười gắng gượng, thảm hại. Nhìn thấy tôi từ một khách sạn đi ra. Thư đinh ninh vừa bắt gặp quả tang tôi trong một hành động xấu xa và tội lỗi. Đáng lẽ tôi phải có với Thư một thái độ khác. Hoảng hốt và sợ hãi. Tôi đã có một thái độ ngược lại.
- Em tưởng chị không nên đến những chỗ đó.
Tôi ngạc nhiên;
- Sao vậy?
- Đàn bà chúng mình vào khách sạn là bị mang tiếng ngay.
- Thư nói rõ hơn đi.
Thư bĩu môi:
- Chị thừa hiểu. Cần gì nói rõ.
Tôi gật:
- Đồng ý là hiểu. Dễ bị hiểu lầm, phải thế không? Nhưng người quen tôi ở đó. Tôi muốn gặp thì phải tới đó, làm thế nào khác được.
Thư nhìn tôi:
- Chị nhiều hẹn lắm nhỉ?
- Tôi cũng có bạn như hết thảy mọi người.
- Bạn trai hay bạn gái?
- Cả hai. Nhưng bạn trai nhiều hơn. Khách hàng đến uống cà phê ở quán Nhớ hầu hết là bạn thân của tôi. Như Khoa vậy.
Thư mím môi:
- Chị không thích có bạn gái?
Tôi gật:
- Đúng vậy. Đàn bà chúng mình nhiều chuyện lắm. Tôi chỉ thích giao dịch với đàn ông.
Thư bị chạm nọc, lặng người đi. Chúng tôi yên lặng đi bên nhau một quãng đường. Trời vẫn lạnh. Những bóng người co ro đi dưới những hàng hiên trống trải. Ý nghĩ của tôi vẫn ở lùi lại một phía sau lưng. Nơi cái quầy hàng, cái cầu thang đi lên, những bực thềm khách sạn. Nơi một cửa phòng mở ngỏ, nhưng người ở trong phòng đã bỏ đi, khoôg để lại một dấu vết bé nhỏ nào. Hình ảnh Đạo đuổi theo tôi. Với đôi mắt chàng, với sự im lặng của chàng và những lời nói tàn nhẫn còn vang vang trong đầu.
Thư hỏi:
- Chị bận gì không?
- Không. Thư muốn chúng mình đi đâu?
- Mời chị về chơi.
Đề nghị của Thư làm tôi ngạc nhiên. Khoa đã mời tôi đến nhà một vài lần. Lần nào thấy tôi, Thư cũng khó chịu không dám biểu tỏ ra nét mặt, nhưng nhìn thấy rõ rệt ở những săn đón thiếu tự nhiên và những nụ cười gượng gạo. Bây giờ, đột nhiên Thư thay đổi thái độ. Thư muốn đặt vấn đề gì với tôi đây. Đặt vấn đề gì cũng được. Tôi sẵn sàng trả lời, sẵn sàng đương đầu.
- Đồng ý. Anh Khoa có nhà không?
- Anh Khoa lên Khôngntum từ sáng sớm.
Mấy hôm nay tôi không gặp Khoa. Đêm giữ Khoa ở lại quán Nhớ, tôi đòi Khoa phải tin tôi, dành cho tôi một niềm tin tưởng vô điều kiện. Khoa đã nghe theo, và không còn đến quán Nhớ mỗi ngày hai buổi như trước nữa. Tôi đang lừa dối Khoa. Nghĩ mình thật có lỗi. Nghĩ thêm, là cái tình trạng này không thể kéo dài. Có lẽ Thư đang đẩy tôi tới một chân tường, cho mọi chuyện sáng tỏ. Thư muốn thế cũng được. Chỉ buồn cho Khoa thôi.
Đã đi hết con phố có khách sạn. Đã tới con đường có tiệm bào chế của Khoa. Đầu đường là một tiệm tơ lụa. Tiệm Hồng Hạnh. Tên tiệm cùng là tên người con gái lớn của gia đình này. Hồng Hạnh ngồi ở quầy hàng sát cửa ra vào. Hồng Hạnh là bạn thân của Thư. Qua tiệm, Thư nhìn vào. Hồng Hạnh cười, gật đầu với Thư, nhưng lại ném cho tôi một cái nhìn căm tức. Tôi đã hiểu tại sao. Từ lâu, Hồng Hạnh yêu Khoa, đinh ninh sẽ là người vợ sau này của Khoa, vì hai gia đình giao du mật thiết và rất môn đăng hộ đối. Nhà Khoa giầu có. Nhà Hồng Hạnh cũng vậy. Ông thân sinh ra Hồng Hạnh là một nhân vật tên tuổi của Pleiku. Hồng Hạnh khá xinh đẹp. Thứ nhan sắc của con gái nhà lành với khuôn mặt tròn trĩnh và hai bàn tay trắng muốt.
Nghe đâu hai gia đình đã đề cập tới chuyện hôn nhân giữa Khoa và Hồng Hạnh. Cho đến khi Khoa biết và quyết liệt phản đối bởi cái lẽ giản dị là Khoa đã yêu tôi. Thế nên tôi trở thành kẻ thù số một của Hồng Hạnh. Ngày trước, mỗi lần tôi đi qua cửa hàng, chúng tôi vẫn gật đầu chào nhau. Đôi khi tôi còn đứng lại, nói với Hồng Hạnh dăm ba câu chuyện.
Từ khi biết Khoa yêu tôi, muốn lấy tôi làm vợ. Hồng Hạnh coi tôi như kẻ thù. Thái độ thù hận này, tôi đã cho Khoa biết.
Khoa cười:
- Mặc cô ta.
Tôi nhớ đã bảo Khoa:
- Anh lấy Hồng Hạnh có hơn không?
Khoa trợn mắt:
- Hơn là thế nào?
- Hồng Hạnh hơn em rất nhiều phương diện. Anh lấy Hồng Hạnh, mọi người đều hài lòng. Còn nếu chúng mình lấy nhau, mọi người đều không hài lòng.
- Anh hài lòng là đủ.
Tôi thắng Hồng Hạnh, chẳng thấy kiêu hãnh hay sung sướng gì. Khoa theo đuổi tôi chân thành, trước sau như một. Chân tình đó khiến tôi cảm động. Và đã phải đáp lại. Nếu Khoa thôi tôi, lấy Hồng Hạnh, tôi cũng buồn, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn mà thôi. Nghĩ mà buồn bã. Nghĩ cũng buồn cười. tình yêu là một trò rượt đuổi quái ác. Người này đuổi theo người kia. Cái bóng đuổi theo cái hình. Và mọi người đều khổ sở, chẳng có ai sung sướng hết.
Chúng tôi đi qua cửa tiệm tơ lụa Hồng Hạnh, với cái nhìn căm giận của hồng Hạnh đuổi theo tôi. Thư hỏi kháy:
- Chị quen Hồng Hạnh không?
Tôi chép miệng:
- Trước quen. Bây giờ hết quen rồi.
Thư làm bộ không hiểu:
- Sao lạ vậy?
- Thư vừa thấy đó thôi. Hạnh cười với Thư nhưng không thèm chào tôi.
- Em không thấy. Bậy quá. Để em bảo nó mới được.
Tôi cười:
- Bảo thế nào?
Thư nghiêm trọng:
- Bảo nó lần sau trông thấy chị, phải chào hỏi lễ phép, không được hỗn láo.
Tôi bật cười thành tiếng. Tưởng chỉ có mình phải đóng kịch. Vì một trường hợp bất khả kháng. Té ra Thư cũng đang đóng kịch. Tán thành cái thái độ thù hận Hạnh dành cho tôi. Thư làm bộ phẫn nộ với cái thái độ đó. Tại sao chúng tôi vẫn phải làm bộ thân mật với nhau? Tại sao chúng tôi đang đi với nhau như một đôi bạn chí thiết? Pleiku đang xuống dốc. Pleiku không còn là Pleiku nữa. Pleiku cũng tự biến thành một sân khấu, sống với cái bề ngoài rồi. Anh Dã Thụy, mảnh đất này không xứng đáng với cái tình yêu vô điều kiện và một đời của anh đâu. Anh đừng thần thánh hóa nó. Nó cũng tầm thường như bất cứ một nơi chốn nào khác. Sáng mai đến thăm anh, tôi sẽ thuyết phục anh trở về Quy Nhơn bằng được. Anh tưởng Pleiku chỉ có những cánh rừng xanh, những ngọn đồi cao, những giòng suối sáng và Biển Hồ trong vắt tới đáy. Anh lầm. Pleiku còn có những đời sống và những lòng người. Những đời sống cũng tầm thường. Như ở mọi nơi khác. Những lòng người cũng chật hẹp. Như ở mọi nơi khác.
Tôi ôn tồn:
- Hạnh không có lỗi gì hết. Cứ coi nhau như xa lạ, lại hay hơn.
Thư chưa chịu vẫn tiếp tục đóng kịch:
- Nhưng Hạnh thù ghét chị vì lý do nào mới được chứ?
- Tôi tưởng Thư hiểu. Đã hiểu từ lâu.
Thư cãi:
- Em không hiểu thật mà.
Tôi cười:
- Hỏi Khoa. Khoa giải thích cho.
Tôi dừng lại trước cửa tiệm bào chế. Nhìn vào cửa tiệm đầy người, vừa là những người đến mua thuốc, vừa là đám em nhỏ của Khoa, và những người thân thuộc trong gia đình Khoa. Nhiều cặp mắt ngó ra. Tôi biến thành một cái đích cho mọi hình thức nhìn ngắm. Phải nói rằng trong gia đình Khoa, chỉ có Khoa là được. Chỉ có Khoa mà thôi.
Thư kiêu hãnh vô lối, coi người bằng nửa con mắt. Đám em nhỏ của Khoa lấc cấc, mất dậy. Lần này, cũng như mọi lần trước chúng dương mắt nhìn tôi không chào hỏi.
Mình chưa ở gia đình này. Không chừng, không bao giờ, khỏi thèm chấp chúng nó. Tôi nghĩ thầm và ung dung theo Thư vào nhà.
Một bà lão già ngồi ở sau quầy. Bà lão gầy đét, cặp mắt sâu hoắm, cái nhìn ác độc. Thấy tôi, bà lão nhíu mắt nhìn không chớp. Thư đưa tôi đến trước mặt bà lão giới thiệu:
- Cô Hai tôi.
Tôi lễ phép:
- Lạy cụ ạ!
Bà lão chưa thèm đáp lại. Chỉ hất hàm hỏi Thư:
- Ai vậy?
- Thưa cô, đây là chị Ngọc, ở quán Nhớ.
Bà lão nhìn tôi một lần nữa, dài giọng:
- Té ra cô Ngọc đây. Nghe nhắc đến hoài, bây giờ mới thấy mặt.
Bà lão hỏi Thư:
- Tức là người cậu Khoa nhà này khen nức khen nở đó phải không?
Tôi trêu bà lão:
- Anh Khoa khen cháu làm sao kia ạ! Cụ làm ơn cho cháu được biết để từ nay cháu cấm anh Khoa không được khen cháu nữa.
Tôi nhắc lại, thủng thẳng:
- Cháu cấm.
Đứa con gái, ngang ngược, bướng bỉnh ở tôi đã thức dậy. Người đàn bà thứ nhất vừa nhường chỗ cho người đàn bà thứ hai. Người đàn bà thứ hai này dám sống một mình, mãi mãi. Dám xem thường hết thẩy, từ xem thường chính mình. Và cũng đã dám đi theo một người đàn ông lạ mặt vào phòng người đàn ông đó. Ở lại trong căn phòng ấy tới sáng.
Bà lão nhìn tôi, gật gù:
- Cô này đáo để lắm nhỉ.
- Cháu hiền như đất.
Bà lão mát mẻ:
- Tôi cũng mong như thế cho thằng Khoa nhà tôi.
Biết để tôi đứng lại lâu hơn với bà lão, chắc chắn sẽ có một cuộc trêu chọc, đấu khẩu do tôi gây ra. Thư kéo vội tôi vào phòng trong. Căn phòng vẫn như lần trước tôi đến, không có gì thay đổi. Duy chỉ có thêm một bức tranh của Dã Thụy treo trên một vì tường. Người con gái trong tranh là tôi. Bức tranh vẫn treo ở quán Nhớ. Khoa ngõ ý muốn lấy. Tôi bằng lòng cho Khoa đem bức tranh ấy về nhà Khoa tuần lễ trước.
Thư chỉ bức tranh tôi cầm ở tay.
- Anh Thụy lại vẽ chị nữa?
- Phải. Nhưng chưa xong.
- Sao chị không để anh ấy vẽ nốt hãy mang về?
Tôi nghiêm trang:
- Thụy không vẽ được nữa.
- Ban nãy anh Vận đến đây lấy thuốc nói đem về cho anh Thụy. Anh ấy đau sao?
- Phải. Nặng lắm.
Câu chuyện và bức tranh kéo tôi trở lại với Dã Thụy. Suốt buổi sáng, tôi đã gặp Thụy. Đã nghĩ đến Đạo. Một người nằm chờ chết. Một người đã bỏ đi, không bao giờ trở lại. Gió thổi mênh mông đầy trời. Tôi quên được chốc lát. Đã nhớ lại. Rằng một mùa đông Pleiku buốt lạnh và buồn thảm đã bắt đầu.
Thư mời tôi ngồi xuống ghế bành rồi lớn tiếng gọi người đưa nước uống. Một khay trà được bưng ra. Thư dùng hai ngón tay nhấc tách trà, uống từng ngụm nhỏ. Mọi điệu dáng ở người con gái đều trịnh trọng, kiểu cách. Đối diện với Thư, tôi tựa lưng vào thành ghế và tôi lặng lẽ chờ đợi. Mùa đông. Một mùa đông dài đã bắt đầu. Gió Pleiku đang ào ạt trên phi trường Cù hanh. Đang veo veo trên Biển Hồ. Bốn phương đều sáng láng, ấm áp. Chỉ Pleiku buồn, xám ngắt và lạnh buốt.
Thư đặt tách trà xuống, đằng hắng:
- Gia đình nhà em hồi này nhiều chuyện lộn xộn quá.
Tôi nín thinh ngồi yên. Không thấy cần phải trả lời. Chuyện lộn xộn ở gia đình Thư không ăn nhằm gì đến tôi. Gia đình nào cũng có chuyện lộn xộn. Tôi nhìn thẳng vào mặt THư. Thư quay nhìn đi chỗ khác.
- Anh Khoa em buồn lắm.
Thấy tôi vẫn ngồi yên, Thư hỏi:
- Chị có thấy như thế không?
Tôi lắc:
- Không.
Thư chép miệng:
- Thế là chị không để ý đó thôi. Anh Khoa chưa nói gì với chị?
- Chưa. Tôi đã nói với Thư là mấy hôm nay tôi không gặp Khoa.
- Anh ấy dấu chị đó.
Tôi cười nhạt:
- Thế à? Điều anh Khoa dấu liên quan gì đến tôi không?
- Rất liên quan. Chuyện của chị với anh Khoa, gia đình em chống đối dữ dội lắm.
Tôi gật:
- Sự chống đối ấy không làm tôi ngạc nhiên. Nhưng Thư có thể nói cho gia đình biết là giữa Khoa và tôi không có chuyện gì hết.
- Anh Khoa lại không nói như chị.
Tôi cười:
- Anh Khoa nói thế nào.
- Nói chị bằng lòng làm đám cưới vào đầu năm tới.
Khoa có đề cập với tôi về chuyện này thật. Rằng Khoa không muốn kéo dài thêm nữa thời kỳ đính hôn. Rằng Khoa muốn chúng tôi lấy nhau càng sớm chừng nào càng hay chừng đó. Tôi nhớ tôi đã nín thinh. Không ra bằng lòng cũng chẳng ra không. Phần Khoa đã coi sự im lặng của tôi như một ưng thuận.
Tôi bảo THư:
- Khoa đi mau quá. Thành ra có sự hiểu lầm. Bây giờ tôi đã nói. Thư đã biết rõ. Giữa Khoa và tôi chưa có chuyện gì rõ rệt hết.
Thư mím môi, ngập ngừng:
- Chị tính thế nào?
- Tôi không tính không định. Chuyện gì phải xẩy ra sẽ xẩy ra, thế thôi. Còn nếu gia đình Thư có chuyện xích mích vì tôi, thì điều đó không phải lỗi ở tôi.
- Vâng. Tất nhiên không phải lỗi ở chị. Lỗi ở anh Khoa đúng hơn.
Cái lối nói xa nói gần, vòng vo của Thư bất chợt làm tôi nổi nóng. Thì cứ nói huỵch toẹt ra là gia đình Khoa chống đối không chịu cho Khoa cưới tôi làm vợ. Thư ác độc nhưng lại không có cái can đảm nói thẳng. Tôi liền nói thẳng:
- Chẳng phải lỗi tại Khoa. Chỉ là gia đình Thư không bằng lòng tôi, coi tôi không xứng đáng, phải không? Được tôi sẽ không tới đây nữa. Bây giờ, Thư cho tôi trở về quán Nhớ. Khách hàng và bạn hữu đang chờ tôi.
Thư hoảng hốt:
- Chị ngồi chơi đã. Em chưa nói hết.
Tôi cười nhạt:
- Thư không cần nói hết tôi cũng hiểu hết rồi. Tôi biết Thư theo dõi tôi mấy ngày nay. Để bắt gặp quả tang tôi đến tìm một người đàn ông ở khách sạn. Thư đã thành công. Người đàn ông ở khách sạn là người tình cũ của tôi đó. Chờ Khoa về, hãy kể cho Khoa biết. Đáng lẽ Thư phải cho Khoa biết rồi mới phải. Còn đợi chờ gì nữa?
Tôi đứng lên đi ra. Câu chuyện chấm dứt đột ngột. Bà lão già vẫn ngồi ở sau quầy. Bầy em nhỏ của Khoa thấy tôi đùng đùng từ trong nhà đi ra và đi thẳng ra cửa nhìn nhau ngơ ngác. Tôi cũng chẳng cần. Đạo đã bỏ đi. Trái tim tôi đang tan vỡ, đang chảy máu. Khoa còn với tôi hay Khoa sẽ đoạn tuyêt, thế nào cũng được. Tôi bước mau lên một chiếc xe lam, người phu xe đưa tôi về quán Nhớ.
Lá thư của Thụy không cần phải đợi chờ nhiều ngày, tôi mới biết nó đích thực là một bản chúc thư. Bản chúc thư của một người đã chết rồi để lại.
Nếu tôi trở lại thăm Thụy ngay buổi chiều, tôi còn được trò chuyện với Thụy thêm một lần nữa. Lần cuối cùng. Buổi sáng hôm sau, tôi mới trở lại. Và Thụy đã trút hơi thở cuối cùng từ đêm hôm trước.
Vận lái xe đưa chị em tôi tới. Chiếc xe ngừng lại ở chỗ cũ, nơi con đường cụt, trước hàng rào giây thép gai, trước cái cổng đổ nát. Trời Pleiku đi thêm một bước đi âm thầm nữa vào mùa đông mênh mông. Túp lều yên lặng một cách khác thường. Vận gõ cửa. Thật mạnh. Không có tiếng trả lời.
Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, rồi Vận đẩy cửa và hai chị em tôi theo Vận bước vào. Chưa nhìn thấy Thụy, nhưng linh cảm đã cho tôi biết là chúng tôi tới trễ rồi. Thụy không còn nữa, Thụy chết thật rồi. Trong đêm. Một mình. Căn phòng trong tối thẳm. Vận phải bật diêm và khi ngọn nến đã cháy sáng, chúng tôi mới nhìn thấy rõ.
Thụy nằm đó, trên chiếc giường sắt nhỏ. Tấm chăn không còn phủ lên cái thân hình còm cõi của Thụy như hôm trước nữa. Nó rớt xuống mặt đất. Thụy nằm quay mặt vào tường, ở yên trong cái dáng điệu tôi đã nhìn thấy từ hôm trước khi Vận và tôi từ biệt Thụy đi ra.
Vận gọi:
- Thụy, Ngọc và Huyền đến thăm cậu.
Tôi đứng lặng người, trong khi Vận từ từ đi lại gần giường. Huyền run bắn, hai mắt mở lớn, da mặt tái nhợt. Vận cúi xuống, đặt tay lên người Thụy. Một phút yên lặng, dài lâu như một thế kỷ.
Rồi Vận từ từ đứng thẳng người lên, quay lại nói tôi:
- Thụy chết rồi.
Tôi nhắm mắt lại, đưa hai tay lên bưng lấy mặt. Thụy chết rồi có gì đáng ngạc nhiên đâu. Chỉ đáng ngạc nhiên là Thụy còn sống mà thôi. Tôi đứng không biết bao lâu, tai tôi mơ hồ nghe thấy tiếng gió thổi trên một tầng cao, rồi tiếng khóc nức nở của Huyền, rất gần át cả tiếng gió.
Rồi tiếng Vận:
- Huyền đừng khóc nữa. Tôi đưa hai người về. Chúng mình phải lo chôn cất cho nó.
Nửa giờ sau, mọi người họp mặt ở quán Nhớ. Khoa ngồi bên cạnh tôi, nắm chặt lấy tay tôi. Mọi người đều lên tiếng. Mỗi người nói một câu. Ai cũng tỏ ý bàng hoàng xúc động về cái chết đột ngột của Thụy. Riêng tôi, không nói một lời nào. Đầu óc tôi tê liệt, trống rỗng. Tôi chỉ còn là một thân xác đờ đẫn, bất động. Như thế cho đến chiều, khi tôi đi theo xe tang ra nghĩa địa. Đám tang Thụy được tổ chức gấp rút, đơn giản. Chúng tôi cúi đầu, bước lặng lẽ dưới vòm trời mùa đông. MỘt con đường đồi lượn sóng đưa chúng tôi ra khỏi thị xã. Huyệt đào nơi lưng chừng một ngọn đồi. Đất đào lên, đỏ ké. Những cái bóng chúng tôi in hình, chênh chếch lên nền trời. Khoa nói một vài câu từ biệt. Những hòn đất được ném xuống lòng huyệt. Rồi mộ Thụy được lấp kín và chúng tôi rời khỏi ngọn đồi, từng người một.
Xuống dưới chân đồi mọi người tản đi. Nhạc rủ Thập đến một quán rượu. Nói là để đánh đắm nỗi buồn mất bạn vào một cơn say. Thập nhận lời, nói rằng có ngày Thập cũng sẽ như Thụy không còn xa lắm. Vận tỏ ý muốn về nhà nằm nghỉ một lát, vì đã mệt nhoài sau mấy ngày chạy đi chạy lại. Khoa theo tôi và Huyền trở lại xưởng họa của Thụy. Nghe tin THụy chết, người chủ đất đã tới nhận lại túp lều và thuở vườn. Bà lão đứng chờ chúng tôi ngoài cổng. Chúng tôi theo bà lão vào nhà. Mấy cánh cửa được mở ra. Ánh sáng ùa vào, làm hiện rõ mọi cảnh tượng trống trải. Bà lão đã xếp những bức tranh vào một góc. Chiếc giường sắt của Thụy được khiêng ra một góc vườn. Lúc sống, dấu vết về sự có mặt của Thụy đã mờ nhạt. Thụy chết, nhưng dấu vết mờ nhạt ấy tan biến mau chóng. Chúng tôi mang hết tranh Thụy ra xe Khoa, đưa lũ tranh mất chủ ấy về quán Nhớ, phải ba chuyến xe mới chở hết.
Xong xuôi, Khoa ngồi nói chuyện với tôi ở một góc phòng. Mấy ngày không gặp nhau, giữa hai chúng tôi có một cái gì ngỡ ngàng và ngượng ngập. Buổi sáng, suốt thời gian đưa đám Dã Thụy, Khoa luôn luôn ở cạnh tôi, nhưng không nói với tôi một lời nào. Lúc chở tranh về quán Nhớ cùng tôi. Đôi khi tôi nhìn sang, bắt gặp cái nhìn của Khoa vội vã nhìn đi chỗ khác. Sự hờn giận đã thấy rõ. Tôi lên tiếng, phá vỡ một im lặng nặng nề kéo dài.
- Anh uống cà phê?
- Không.
Chưa bao giờ Khoa từ chối một lời mời của tôi. Đây là lần đầu. Tôi nhớ đến câu chuyện trao đổi gay gắt giữa Thư và tôi. Chắc Thư đã nói lại với Khoa.
- Hôm qua, em gặp Thư.
Khoa gật, đầu vẫn cúi xuống:
- Anh biết.
- Thư gặp em ở phố, mời em về nhà.
- Thư có nói chuyện. Nói gặp em trước một cửa khách sạn.
- Thư nói gì nữa với anh?
Khoa lững lờ:
- Thế thôi.
- Hai đứa có to tiếng với nhau.
- Về chuyện gì vậy?
- Một chuyện thuộc gia đình anh, nhưng liên quan đến em. Theo Thư, em là người gây ra chuyện đó.
Khoa xua tay, hàng mi nhíu lại:
- Em đừng để ý. Đáng tiếc là anh không có mặt ở nhà lúc đó.
Khoa dặn:
- Lần sau, biết anh không có nhà, Thư có rủ cũng đừng tới. Để anh bảo Thư, là dù thế nào nó cũng không được chen vào chuyện chúng mình,
Sau đó, Khoa đứng lên cáo từ, nói buổi chiều sẽ trở lại. Chính là lúc Khoa đứng lên này, mà cái ý định đi xa một vài ngày bất chợt đến với tôi. Những lúc đầu óc hoang mang, người ta cần tìm một nơi chốn cách biệt. Để suy nghĩ. Để nhìn thấy mình, thấy người rõ hơn. Đạo bỏ đi. Thụy chết tôi chợt thấy tôi như rơi lạc vào một biển sương mù. Và cuộc tình duyên giữa tôi và Khoa thì đang trải qua một thử thách gay cấn. Không có một đổi thay, hay một yếu tố nào mới. Chuyện tốt đẹp kéo dài bấy lâu sẽ hư hỏng, sẽ tan vỡ. Tôi muốn đi xa ít ngày vì thế. Để nghĩ lại. Về người. Về tất cả. Nhất là về chính mình. Thoạt đầu, tôi nghĩ đến Sàigòn. Nhưng nếu tôi về Sàigòn, chắc chắn Khoa không chịu để cho tôi đi. Hoặc Khoa sẽ ngăn cản quyết liệt. Hoặc Khoa sẽ đòi đi theo. Nhìn đống tranh của Dã Thụy, tôi chợt nhớ đến Quy Nhơn. Thụy chết, gia đình Thụy chưa hay biết gì về cái chết này. Trong thư Thụy nói coi tôi là người thân thiết nhất. Tôi sẽ xuống Quy Nhơn, thăm em gái Thụy và báo tin cho gia đình Thụy là Thụy không còn nữa.
Tôi gật:
- Chiều anh đến đi. Vì mai em đi vắng.
Khoa ngạc nhiên:
- Em đi đâu?
- Xuống Quy Nhơn.
Tôi nói tiếp:
- Mặc dầu Thụy không nhờ, nhưng em thấy có bổn phận phải báo tin dữ cho gia đình Thụy biết.
Khoa ngẫm nghĩ rồi hỏi:
- Bao giờ em đi?
- Sáng mai.
- Em đã xuống Quy Nhơn lần nào chưa?
Tôi lắc:
- Chưa. Cũng vì thế mà em muốn đi. Cho biết Quy Nhơn của Dã Thụy như thế nào.
- Mai anh sẽ đi cùng với em.
Tôi xua tay:
- Em muốn đi một mình.
Khoa nghĩ lại. Rồi hỏi:
- Huyền có đi với em không?
Tôi cười:
- Em đã nói là em đi một mình. Nếu có thêm Huyền, em đã mời anh cùng đi cho vui.
Khoa nín thinh, không hỏi gì thêm nữa. Tôi nhờ Khoa lui tới quán Nhớ trong mấy ngày tôi đi vắng, trong trường hợp Huyền cần giúp đỡ điều gì. Lúc tôi đưa tiễn Khoa ra cửa, Khoa thình lình nắm chặt lấy tay tôi:
- Anh đã hứa tôn trọng sự tự do của em. Anh sẽ cố gắng giữ lời đó đến cùng. Phần em, đừng thay đổi gì với anh. Em phải hứa với anh như thế.
Tôi dịu dàng:
- Anh đừng lo. Hôm nào về, em sẽ bảo Huyền đến cho anh biết ngay.
Bến xe ở ngoài thành phố. Một khoảng đất trống trải, phơi dãi, chạy dài giữa một dãy hàng quán lụp xụp và mấy ngôi nhà xây cất dở dang. Hồi quân Mỹ chưa rút khỏi Pleiku, vùng ngoại ô thị xã này đã được lựa chọn làm địa điểm tập trung mới cho các nhà tắm hơi, vũ trường và quán rượu. Những bóng dáng cao lớn của những người ngoại quốc biến mất khỏi Pleiku, khu giải trí tập trung chỉ còn là mấy căn nhà xây cất chưa xong nằm trơ trẻn giữa một vùng đất cằn cỗi. Khoa đưa xe tới đón tôi ra bến. Khoa lấy vé xe cho tôi, đưa tôi vào một quán nước. Chúng tôi cố gắng nói hết chuyện này sang chuyện khác để lấp đầy một sự chờ đợi kéo dài. Bây giờ chuyến xe đò đã đủ khách. Tôi đã lên xe. Và Khoa đã trở về sau khi dặn tôi không được ở Quy Nhơn quá ba ngày.
Tôi nhìn theo xe Khoa chạy trở lại con đường thị xã cùng một lúc với chiếc xe đò từ từ chuyển bánh. Đây là chuyến xe thứ nhất. Trời còn sớm. Mặt trời chưa lên. Sương mù còn xanh biếc trên những sườn đồi chung quanh.
Bến xe bỏ lại sau lưlng, đường trường mở rộng trước mặt, chuyến khởi đầu với tôi bằng một cảm giác cực kỳ sảng khoái. Ban mai cao nguyên là một cảnh tưởng mênh mông yên lặng khác thường. Những ngọn núi xa cũng yên lặng như những ngọn đồi gần. Những khúc đường vòng cũng yên lặng như những đoạn đường thẳng. Sương mù đang tan dần, cũng đang tan dần trong yên lặng. Những tia hồng của mặt trời hiện dần cũng hiện dần trong một im lặng hoàn toàn. Đám hành khách trong xe ngồi bất động. Những khuôn mặt khép kín. Những cái nhìn chăm chú nhìn thẳng về trước mặt. Một nửa hành khách là đồng bào thiểu số. Họ đeo những chiếc vòng đồng nặng chĩu nơi cổ tay. Họ khoác trên người những mảnh vài đen với những đường chỉ màu sặc sỡ.
Xe tới một ngã ba. Con đường phía tay trái men theo một con lạch khô. Con đường phía tay phải đưa lên môt ngọn đồi. Một đám người ngồi chồm hổm bên lề đường. Bên cạnh họ, ngổn ngang những bao khoai bao sắn, những buồng chuối còn xanh ngát. Xe ngừng lại, rước đám khách đó lên. Rồi con đường lại mở rộng, hun hút trước tầm mắt.
Tôi thiếp đi chừng mười lăm phút. Mở choàng mắt, thấy xe chạy chậm giữa một con phố khá sầm uất. Tôi hỏi người đàn bà ngồi bên cạnh.
- Đây là đâu bà.
- Sắp tới đèo An Khê.
Giấc ngủ ngắn nhưng bù đắp được phần nào cho cả đêm qua thao thức không ngủ. Tôi ngồi thẳng dậy, tỉnh táo hơn. Bây giờ xe đang chạy qua quận lỵ An khê. Mặt trời lúc này đã lên cao. Con phố quận lỵ với những mái nhà san sát đối diện sáng bừng dưới nắng. Một bầy trẻ nhỏ chạy theo hông xe. Chúng bám vào cửa xe, chào mời tíu tít. Chúng đội lên đầu những rổ băp luộc, những khay hột gà. Xe tăng dần tốc độ đánh rớt đám trẻ nhỏ bán hàng về phía sau. Con đường trở nên trống trải. Xe khởi sự leo dốc. Đã tới chân đèo An Khê.
Tôi chợt nhớ tới anh Kiện. Có một thời kỳ đơn vị anh Kiện đã trấn đóng ở đỉnh đèo lịch sử này. Trong mấy bức thư dài anh Kiện đã tả cho hai chị em thấy về cảnh tượng An Khê. Một lần về thăm nhà, anh còn kể cho chúng tôi về những trận đánh khốc liệt đã diễn ra ở vùng địa hình hiểm trở này. Hồi Pháp thuộc, một đoàn công voa Pháp đã bị phục kích ở lưng đèo. Những chiếc xe vận tải bốc cháy, xác xe nằm rải rác suốt mấy cây số. Năm ngoái, năm kia, thêm nhiều cuộc đụng độ khác, thảy đều dữ dội, đẫm máu. Tôi hình dung ra những trận đánh, nhớ lại anh Kiện, trong khi chiếc xe mệt nhọc leo hết khúc quanh này đến khúc quanh khác.
Rồi xe leo tới đỉnh đèo và đổ đèo.
Và một cảnh thể khác lạ hoàn toàn với Pleiku thình lình hiển hiện. Cao nguyên không còn nữa. Cao nguyên đã đứng lại phía bên kia An Khê. Từ An Khê phía bên này, phía xe đang lao xao đổ dốc đã là miền Trung, đã là Quy Nhơn của Thụy.
Cái nắng chói chan hơn. Bầu không khí lạnh thoắt chốc nóng bỏng như một lò lửa. Gió từ một phía biển chưa nhìn thấy, ào ạt thổi tới. Tôi vừa kịp cởi áo len khỏi người mái tóc đã bay tung. Bây giờ, chung quanh tôi, trước mặt, sau lưng, chỉ còn là mịt mùng gió cát. Trời đất chói lòa một màu. Những trận gió veo veo trùng trùng, ném tới những hơi lửa thốc tháo. Chỉ trong khoảng khắc đầu óc tôi đã bị những trận gió lửa làm cho ngây ngất, choáng váng.
Tôi phải đeo vội cặp kiếng thuốc lên mắt.
Xe chạy qua nhiều cây cầu, nhiều quận lỵ nữa. Càng tới gần Quy Nhơn, đất càng trải phẳng ra. Sinh hoạt trù phú ấm áp hơn với những ruộng lúa xanh ngát ôm sát bờ đường, những thôn xóm xinh xắn trong những khoảng cách đều đặn. Đất của Dã Thụy đây, tôi nhủ thầm. Ngày nhỏ, Thụy đã đi qua những cây cầu này. Đã ngồi dưới bóng mát của những hàng cây kia, mái tóc mơ mộng đã tắm đẵm cái nắng, cái gió đang phơi dãi chan hòa, cùng khắp. Vậy mà Thụy đã không ở được. Đã bỏ đi. Đã lang thang. Đã phiêu bạt. Đã dừng chân và trút hơi thở cuối cùng trong một túp lều lạnh buốt. Tâm hồn người khó hiểu thật. Nhất là tâm hồn những người trẻ tuổi bây giờ.
Chúng tôi là những người trẻ tuổi ấy. Chúng tôi soi gương để không nhìn thấy mặt mình. Chúng tôi kiếm tìm nhau để chỉ nhìn thấy rõ hơn ở nhau, một thế giới cô đơn, bằng ấy thế giới cô đơn họp lại thành một cô đơn ghê gớm. Tôi đang thấy tôi cũng như Dã Thụy. Với đời sống thất lạc, như một cuộc chạy trốn thất lạc về trước mặt. Với những xao xuyến không đối tượng, những khổ đau không tên gọi. Đầu óc tôi bất chợt tối đen. Như thế cho tới khi chiếc xe đò phủ đầy bụi bặm đường trường dừng lại ở bến Quy Nhơn.
Chiếc va ly và mấy bức tranh của Dã Thụy được thả từ trên mui xe xuống. Một người phu xe lam nhanh nhẹn chạy tới đỡ lấy, xếp thành một đống ngay ngắn trên mặt đất bến trần trụi. Tôi nhìn đồng hồ tay. Mười một giờ. Gió không thổi nữa. Cái nắng nung nấu giữa một bầu không khí im sững. Mồ hôi đã toát đầy ở những chân tóc, ướt đẫm suốt sống lưng. Hai gò má tôi bừng bừng. Nắng bốc hơi, làm cho mọi hình thể chập chờn, nhẩy múa.
Người phu xe quay lại hỏi:
- Cô vào thị xã?
Tôi gật:
- Còn xa lắm không?
- Dăm bảy cây số.
Tô nói với người phu xe:
- Ông đưa tôi vào thị xã rồi đưa tôi đến một khách sạn yên tĩnh, sạch sẽ. Ông biết một khách sạn nào như thế không?
Người phu xe cười:
- Biết chứ sao không biết. Bộ cô mới đến Quy Nhơn lần đầu.
Tôi gật:
- Phải. Lần đầu.
Chiếc xe lam rời khỏi bến. Con đường nhựa mở rộng trước mặt, thẳng tắp. Được chừng hai cây số, con đừơng đã có những ngôi nhà, những cửa tiệm lác đác ở hai bên. Rồi tôi nhìn thấy Quy Nhơn. Dã Thụy đã một lần tả cho tôi thấy vè thành phố Quy Nhơn. Về những con phố mệt mỏi buồn bã dưới cái nắng nhễ nhại mệt thiếp. Về sự trống trải đặc biệt của một thành phố gần biển. Qua Dã Thụy. Quy Nhơn là một thành phố buồn. Bây giờ nhìn thấy, tôi không thấy Quy Nhơn như Thụy tả. Thành phố khá lớn. Những cửa tiệm sầm uất. Người đi lại đông đúc. So với Pleiku, Quy Nhơn vui và đẹp hơn nhiều. Xe chạy một vòng qua mấy con đường chính rồi ngừng lại trước một khách sạn mới cất.
- Tới rồi đó.
Tôi bước xuống khỏi xe, nhìn lên những cánh cửa đóng kín.
- Ở đây yên tĩnh thật không?
- Thật mà. cô tin tôi đi.
Tầng dưới của khách sạn là một tiệm ăn. Chưa đến bữa ăn. Căn phòng rộng vắng ngắt. Một người con gái ngồi sau quầy im lặng nhìn ra. Người phu xe xách valy ra hiệu cho tôi đi theo. Tôi bước vào tiệm ăn, nghĩ đến cái buổi trưa tôi xuống Sàigòn, lần đầu tiên trong đời đặt chân tới một khách sạn. Chỉ khác, lần này không có Huyền, cũng không có Đạo.
Tôi tiến lại nói với người con gái ngồi sau quầy:
- Tôi muốn thuê phòng?
Người con gái có gương mặt hiền lành, dễ thương của một nữ sinh. Cô ta đang xem một cuốn tiểu thuyết.
- Mấy ngày?
Tôi trả lời, nhớ đến lời dặn của Khoa là không được ở Quy Nhơn lâu:
- Hai ngày.
- Có ai nữa không?
Tôi lắc:
- Một mình tôi thôi.
Tôi thấy cần phải nói rõ hơn:
- Tôi ở Pleiku xuống. Tôi xuống thăm một gia đình quen.
Tôi trả tiền phòng. Một người đàn bà đứng tuổi từ một căn phòng phía sau quầy hàng đi ra. Tôi đoán bà ta là mẹ cô gái vì hai khuôn mặt hao hao giống nhau. Chừng như bà ta đã nghe thấy tôi nói vừa từ Pleiku xuống. Bà ta niềm nở bắt chuyện:
- Cô làm gì ở Pleiku?
Tôi cười:
- Thưa bà, tôi mở quán bán cà phê.
Hai mẹ con người đàn bà đưa mắt nhìn nhau. Người con gái:
- Ở Pleiku có quán cà phê nào tên là quán Nhớ không?
Tôi gật:
- Có. Quán Nhớ là tôi.
Người đàn bà lộ vẻ vui mừng, tôi cũng chẳng hiểu tại sao. Bà ta mời tôi vào trong quầy nói chuyện. Thì ra bà có một người con trai. Tên anh là Chấn. Chấn nhập ngũ hồi đầu năm ngoái. Hiện đang ở Pleiku. Trong những lá thư và qua vài lần về thăm nhà. Chấn kể cho em gái về những buổi sáng chủ nhật đi dạo phố. Chấn cùng đám bạn bè kéo nhau đến quán Nhớ uống cà phê. Người đàn bà góa chồng, chỉ có Chấn là đứa con trai duy nhất. Bà ta muốn lên Pleiku thăm con trai hàng tuần, nhưng khách sạn không có ai trông nom nên những cuộc đi thăm con không thể luôn luôn như thế được.
- Con tôi nói đến quán cô luôn. Cô biết nó không?
Tôi cười:
- Các anh ấy đến đông lắm. Nhưng nếu bà tả qua hình dáng, tôi sẽ nhận ra được.
- Tôi có một ít đồ muốn gởi cho cháu. Chừng nào cô về Pleiku, tôi gửi cô cho cháu đến quán nhận được không?
Tôi nói được, chuyện đó rất dễ dàng.
Người đàn bà nắm lấy tay tôi:
- Trên Pleiku, chúng tôi không có bà con quen thuộc gì hết. Cô với chúng tôi trước lạ bây giờ là quen. Tôi sẽ viết thư cho con tôi. Cô coi nó như em. Cho nó lui tới. Nó cần gì nhờ cô giúp đỡ cho.
Thế là tôi trở thành thượng khách của bà chủ khách sạn. Mặc dù tôi nhất định từ chối, bà ta nhất định bảo con gái trả lại tôi mọt nửa tiền phòng. Bà ta đích thân đưa tôi lên lầu dành cho tôi căn phòng đẹp nhất. Đó là một căn phòng có máy lạnh, trước cửa sổ phòng có bóng cây, hành lang phía trước có một dàn hoa leo mầu tím.
- Cần gì cô cứ nhấn chuông.
Tôi nói:
- Cám ơn bà.
Chỉ mấy bức tranh của Dã Thụy, người đàn bà hỏi:
- Cái gì đó?
- Mấy bức tranh.
Người đàn bà tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Cô biết vẽ sao?
Tôi cười lắc đầu:
- Không, đó là mấy bức tranh của một người bạn. Bạn tôi sinh trưởng ở đây. Anh ta vừa tạ thế ở Pleiku, mang mấy bức tranh về cho gia đình anh ấy ở đây.
- Ai vậy?
- Anh Dã Thụy.
Bà chủ khách sạn nhíu mày:
- Có phải là cái cậu bỏ nhà đi giang hồ từ mấy năm nay?
- Vâng. Chắc thế. Tên anh bạn tôi là Thụy.
- Cậu Thụy, đúng rồi. Cậu ta mất rồi sao? Tội nghiệp. Bà cụ thân sinh ra cậu ấy rất quen biết với gia đình chúng tôi. Từ ngày cậu ta bỏ đi, bà cụ khóc hoài. Đâu có cho người vào Sàigòn tìm kiếm nhưng không thấy.
Bà chủ khách sạn chép miệng:
- Tại sao cậu ấy không trở về, cô có biết không?
Tôi biết tại sao Dã Thụy bỏ đi. Tôi biết tại sao Dã Thụy không trở về Quy Nhơn. Nhưng tôi không nói cái biết đó với bà chủ khách sạn. Vì Dã Thụy, chỉ những người như tôi, chỉ những người cùng một lứa tuổi với Dã Thụy, có một đời sống gió bão như Dã Thụy, mới hiểu được. Chúng tôi là những nhánh cây đứt rễ, những giọt nước mất nguồn, những con thuyền trôi dạt vì chối từ mọi bến đậu. Tôi ôn tồn nói với bà chủ khách sạn:
- Anh Thụy đau yếu luôn, nên nhiều lần anh ấy muốn về Quy Nhơn mà không về được.
Thấy tôi có vẻ mệt, không muốn kéo dài câu chuyện người đàn bà đi ra. Tới cửa phòng, bà ta đứng lại:
- Cô nằm nghỉ. Lát nữa tôi sẽ cho bồi phòng lên mời cô xuống dùng bữa với chúng tôi.
Cửa phòng đóng lại. Tôi thay quần áo, ném mình xuống mặt nệm. Cảm thấy mệt hơn bao giờ. Cảm thấy cô đơn hơn bao giờ. Sau một đoạn đường, ở tôi vẫn là cuộc chạy trốn đó, về trước mặt. Một cuộc chạy trốn thất đảm, vô ích, nhưng vẫn phải tiếp tục vì không thể dừng lại. Những khuôn mặt xa gần hiện lên. Thụy bây giờ đã yên thân ở chỗ nằm vĩnh viễn nơi lưng chừng một ngọn đồi. Đạo giờ này chắc đang nằm với một người đàn bà nào đó. Khoa mà tôi thành thật muốn đáp lại, để chỉ thấy giữa hai chúng tôi còn là một biển trời xa cách. Tôi muốn đi xa vài ngày. Đổi thay cho mình một không khí, một cảnh trí. Như thế, để nhìn thấy mình rõ hơn. Tôi chẳng nhìn thấy được gì hết. Càng nghĩ, đầu óc càng hoang mang rối loạn.
Rồi sự mệt mỏi đè xuống, làm nặng chĩu mí mắt. Tôi thở dài, quay mặt vào tường. Và ngủ thiếp đi.
Ngôi nhà nằm ở cuối một con đường nhỏ, đối diện với bãi biển. mái ngói đỏ. Những khung cửa sơn xanh. Những vì tường màu vàng. Bốn giờ chiều. Sau bữa ăn cơm cùng với mẹ con bà chủ khách sạn, tôi thuê xe đi một vòng trên những con đường chính của Quy Nhơn, rồi tìm đến nhà Dã Thụy. Đã định đem theo mấy bức tranh, nghĩ thế nào, tôi lại để chúng lại trên phòng khách sạn. Tôi cần biết phản ứng của gia đình Thụy đối với cuộc thăm viếng đột ngột của tôi như thế nào đã.
Ngần ngại một phút trước ngôi nhà đóng kín cửa rồi tôi đưa tay lên, ấn mạnh vào nút chuông trên thành cửa. Tiếng chuông reo, thật sâu, trong căn nhà yên lặng. Không có ai trả lời.
Tôi chưa biết nên chờ đợi hay nên bỏ đi thì cửa của căn nhà bên cạnh mở ra. Một cậu nhỏ thò đầu ra. Tôi hỏi:
- Phải đây là nhà ông giáo Cát.
Cậu nhỏ gật:
- Phải.
- Nhà không có ai sao?
- Bà giáo bị đau nặng vào bệnh viện hai hôm nay rồi. Ông giáo cũng vào đó với cô Hiền từ trưa. Chắc đến chiều tối mới về.
- Lát nữa, tôi quay lại vậy.
Băng qua lòng đường, tôi đi thẳng xuống bãi. Từ thuở nhỏ, tầm mắt tôi chỉ quen thuộc với thứ địa hình trùng điệp của cao nguyên. Đó là những cánh rừng hòa vào những cánh rừng thành một vòng xanh đặc, rậm rì, bất tận. Đó là những ngọn đồi nối tiếp những ngọn đồi, những triền núi xếp thành một bức tường thiên nhiên cao vút. Tầm mắt vì thế bị án ngữ. Người ta không nhìn thấy chân trời.
Bãi biển Quy Nhơn về chiều đang phơi bầy trước mắt tôi một cảnh tượng trái ngược hẳn. Tầm mắt được giải phóng. Chân trời là một vệt ngang thẳng tắp. Sự mênh mông trải phẳng đến không cùng làm cho cái nhìn rợn ngợp. Tôi đặt chân xuống mặt cát. Mầu cát vàng óng. Những bước chân tôi lún xuống, vừa đi vừa nhìn lại, thấy những dấu chân mình in rành rành thành một đường thẳng ở sau lưng.
Khúc bãi trước cửa nhà Dã Thụy khá đông đảo. Từ con đường Nguyễn Huệ chạy dọc theo bãi, từ những con phố bên trong, nhiều toán người đang đi ra, cùng xuống bãi với tôi. Nhiều toán người khác ra bãi sớm hơn, đã vùng vẫy giữa những cơn sóng trắng xoá. Hàng rong ngồi thành một hàng tới sát chân nước. Tôi đi lẫn vào một bầy trẻ nhỏ. Bãi cát, với chúng biến thành một sân cỏ, trên đó một trận cầu hào hứng đang diễn ra. Những tiếng reo hò của bầy nhỏ át cả tiếng sóng.
Đi được một quãng, tôi quay nhìn trở lại phía nhà Dã Thụy. Nhìn từ xa, mới thấy khúc phố khá đẹp mắt. Ngôi nhà nằm dưới một tàng cây lớn. Những bông hoa đỏ chói rực rỡ giữa những chùm lá xanh ngắt. Cảnh tượng vui ấm như thế kia, tại sao không lưu luyến được lòng người? Quy Nhơn không có vẻ gì là một nơi chốn lưu đày. Tại sao Dã Thụy bỏ đi, không nghĩ đến một lần trở lại? Tôi không tìm được câu trả lời.
Nương theo chiều gió đẩy ở sau lưng, tôi lững thững đi tiếp. Bãi thưa vắng dần. Bây giờ thì tôi không còn nhìn thấy ai ở chung quanh nữa, mà chung quanh tôi chỉ còn là buổi chiều, bãi cát, tiếng sóng và biển bao la xanh biếc. Tôi chọn một khoảng cát thật mịn, ngồi xuống. Tỳ cằm lên đầu gối, tôi nhìn ra biển khơi. Nhớ một lần, Dã Thụy đã nói với tôi về biển: "Nhìn biển, người ta quên hết cuộc đời ở phía sau lưng". Tôi nhớ lại lời Thụy và thấy mình chưa tìm được sự quên lãng đó. Tiếng sóng đều đều từ mặt nước ném lên. Ngồi thêm một lát nữa thấy tiếng sóng tràn đầy tràn đầy.
Bỗng, tôi rùng mình. Một bàn tay vừa đặt nhẹ lên vai tôi. Không nhìn lên, không quay lại, tôi cũng biết đó là một bàn tay đàn ông. Và người đàn ông không thể là ai khác, ngoài Đạo. Tôi đang nghĩ đến chàng. Chàng đã tới thật. Rất tình cờ. Không thể tin. Nhưng đúng vậy, chàng đã tới.
Tiếng Đạo:
- Anh nhìn không lầm. Nhưng sao em lại ở đây.
Tôi đứng lên, từ từ:
- - Em vừa từ Pleiku xuống.
Chúng tôi nhìn nhau. Đạo hơi mỉm cười. Ánh mắt chàng đằm lại trong một thoáng mừng rỡ trầm lặng. Đạo mặc một cái áo sơ mi ngắn tay bỏ ra ngoài quần. Chàng có vẻ khỏe mạnh hơn là mấy ngày chàng ở Pleiku. Sự gặp gỡ thật bất ngờ. Nhưng chúng tôi nhìn nhau, lại có cảm tưởng như đó là một gặp gỡ tự nhiên, như chúng tôi cùng hẹn nhau ra bãi. Ý nghĩ này khiến tôi khám phá ra một sự thật. Quả thật là chúng tôi đã đi thật sâu vào đời nhau. Và quả thật là chúng tôi không còn ra khỏi đời nhau được nữa.
- Em tưởng anh về Sàigòn từ lâu rồi.
Đạo lắc đầu:
- Anh từ Pleiku xuống thẳng đây. Anh nhìn thấy em từ xa.
Chúng tôi nắm lấy tay nhau, đi theo bờ nước. Thêm một lần nữa, cái cảm giác yên tâm, một yên tâm cũng lớn và đầy như biển lại đến với tôi, lúc này, khi tôi có Đạo. Tôi không cần nói nhiều. Đạo cũng vậy. Chỉ một vài câu trao đổi ngắn ngủi, rồi sự im lặng là tiếng nói chung của hai chúng tôi. Mấy buổi trưa, mấy ban đêm ở Sàigòn, trong phòng Đạo, tôi đã được sống với sự im lặng khác thường này. Đạo nằm bên tôi. Chàng hút thuốc lá, nhìn đăm đăm lên trần nhà. Tôi nằm cạnh chàng và hai chúng tôi cùng im lặng hàng giờ không nói. Bây giờ cũng vậy. Nắng chiều đã xuống, ném hai cái bóng chúng tôi dài thênh trên bãi cát. Biển như sâu hơn. Tiếng sóng lớn hơn. Tôi phá tan sự im lặng:
- Em đang ngồi, em đang nghĩ tới anh.
Đạo gật, điềm đạm:
- Anh biết.
- Anh đi rồi, em có tới tìm anh ở khách sạn.
Đạo lại gật:
- Anh biết em tới.
Tôi bật cười thành tiếng:
- Em làm gì anh cũng biết sao?
- Gần như thế.
Tôi nhớ lại lúc tới tìm Đạo ở khách sạn. Tới sự thất vọng của tôi khi ở khách sạn đi ra. Tới phút gặp Thư, theo Thư về nhà. Và sự bực bội của mình cả ngày hôm đó.
- Anh đi đâu, ít nhất cũng phải cho em biết chứ.
Đạo nhìn tôi, ngạc nhiên:
- Chúng mình có định như thế đâu.
Biết mình vô lý, tôi cũng vẫn nói:
- Ít nhất anh cũng phải để lại cho em một lá thư. Em đến tìm anh ở khách sạn, cả Pleiku biết rồi đó.
- Có chuyện gì phiền phức xẩy ra cho em không?
- Tất nhiên là có.
- Chính vì thế mà anh thấy không nên ở lại Pleiku lâu hơn nữa.
- Anh bỏ đi cũng chẳng thay đổi được gì hết.
- Anh biết.
Chúng tôi rời bãi, đi vào phía bên trong. Khúc này là con đường Nguyễn Huệ. Dãy nhà thấp, lác đác. Ở nhiều quãng, cát từ dưới bãi tràn lên mặt đường. Đạo nắm chặt tay tôi hơn.
- Em giận anh đấy à?
Tự nhiên, tôi chảy nước mắt:
- Nếu em giận được anh, may cho em bao nhiêu.
Tôi không giận được Đạo thật. Không bao giờ. Dù ngày mai khi tôi thức dậy trên giường ngủ của chàng, chàng đã bỏ đi, không để lại một lá thư, một giòng chữ. Tôi không thù oán Đạo được. Không bao giờ. Dù chàng đã đem lại thảm kịch cho đời tôi, và chắc chàng sẽ làm khổ tôi nhiều hơn nữa. Khoa đem lại cho tôi một hạnh phúc đích thực. Tôi không muốn sống với hạnh phúc đó. Đạo đem lại cho tôi bất hạnh. Tôi đuổi theo bất hạnh đó. Ôm chặt lấy nó. Sống. Và cảm thấy sung sướng. Thế có phải là tôi điên hay không?
Chúng tôi đứng lại dưới một bóng cây. Đạo hỏi:
- Em định ở đây mấy ngày?
Đạo đã nhìn thấy tôi khóc. Nhưng chàng không dỗ. Tôi cũng không khóc nữa. Tôi chỉ thấy tôi yên tâm. Tôi chỉ thấy tôi bàng hoàng, đang sung sướng.
- Ba ngày.
- Em cũng chưa cho anh biết em xuống Quy Nhơn làm gì?
Tôi nói vắn tắt cho Đạo biết về cái chết của Dã Thụy. Về cuộc viếng thăm tôi muốn thực hiện với gia đình Thụy.
Tôi chỉ tay:
- Nhà Thụy ở đằng kia. Nhưng em chưa gặp ai. Mọi người đi vắng hết.
Đạo rút thuốc lá, châm lửa hút. Thái độ chàng khoan thai bình tĩnh. Trên một hè đường, trước một quầy rượu, hay trong không khí thân mật buông thả của một phòng ngủ, Đạo vẫn cách biệt. Như lúc này chàng đang đứng với tôi. Nhưng tôi biết Đạo đang vui. Vì gặp lại tôi ở một nơi chốn giữa những phút chàng không ngờ tới.
Không biểu lộ, chỉ là chàng muốn che dấu niềm vui đó. Ít người thấy được những lúc vui mừng hiếm hoi của Đạo. Tôi thấy. Chỉ mình tôi thấy. Qua ánh mắt chàng. Nhưgn lúc lắng đọng xuống, cái nhìn hiền và êm đềm hơn. Qua giọng nói, chợt có lửa, chợt đầm ấm. Lúc vui của Đạo cũng là lúc ở chàng có một thỏa thuận. Với kẻ khác. Với chính chàng. Bây giờ Đạo đang vui. Chàng như trẻ hẳn lại. tôi cũng vậy. Đạo hỏi:
- Em phải trở lại nhà đó ngay bây giờ không?
Tôi lắc:
- Không cần thiết gì lắm. Tối nay em sẽ tới.
- Em ở nhà ai ở đây?
- Khách sạn.
- Khách sạn nào?
Tôi nói tên khách sạn. Đạo gật:
- Anh biết.
Tôi kêu lớn:
- Anh cũng ở đó?
Đạo cười. Chàng dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ vào trán, khiến tôi lùi lại một bước.
- Không. Làm gì mà la hoảng vậy?
Tôi làm bộ mừng rỡ:
- Nếu anh ở đó em phải đổi khách sạn khác.
- Sao vậy?
- Nguy hiểm. Em vừa có một bạn mới. Đó là bà chủ nhà. Khách sạn rất đứng đắn, không chấp nhận những chuyện bậy bạ.
Đạo ngẩn người:
- Chuyện anh và em là chuyện bậy bạ?
- Nếu không hẳn là bậy thì cũng không thể coi là đứng đắn được.
Đạo chợt buồn. Chàng nín thinh rồi gật đầu:
- Đúng vậy. Không thể coi là chuyện đứng đắn được.
Tôi nắm lấy tay Đạo:
- Nhưng em mừng được gặp anh ở đây. Đó là điều quan trọng nhất.
Tôi mừng thật. Pleiku buồn rầu, đã bỏ lại thật xa, bên kia những triền núi, bên kia những cánh rừng. Giờ này. Quy Nhơn đang chan hòa nắng dãi. Biển đang xanh biếc với tiếng sóng hát ca từ bãi cát thênh thang. Giờ này, ở Pleiku, sương chiều đã thả giọt, những triền núi đã thẩm mầu, hoàng hôn đã dăng lưới. Tôi ra khỏi được Pleiku rồi. Chẳng phải là tình yêu của tôi với Pleiku đã phai lạt hay tan vỡ. Pleiku là bến đậu muôn đời của tôi. Nhưng tôi còn trẻ, hãy xin cho tôi được một vài lần thoát ly. Rồi cuối cùng tôi cũng vẫn trở về với những cánh rừng, những bóng núi.
Đạo và tôi cùng lìa khỏi con đường Nguyễn Huệ. Thành phố còn hoàn toàn xa lạ như lúc tôi mới đến. Tôi cảm thấy mình thoải mái và tự do hơn bao giờ. Ở Quy Nhơn, đi bên cạnh Đạo, chắc chắn tôi không còn phải gìn giữ ý tứ như ở Pleiku nữa. Tôi sánh vai Đạo, bước giữa lòng đường và lần đầu tiên tôi đối diện đích thực được với tình yêu vì tôi thấy tôi được tự do. Chúng tôi đi dần vào những khu phố trong. Biển không nhìn thấy nữa. Chợt mất đi tiếng sóng. Chỉ còn lại chung quanh hai chúng tôi cái tiếng động đặc biệt của Quy Nhơn là tiếng chuông leng keng đổ hồi. Khác biệt với tất cả mọi nơi, những chiếc cyclo ở Quy Nhơn vừa lăn bánh vừa rung chuông inh ỏi.
- Em quên chưa hỏi anh. Anh ở đâu?
- Nhà một người bạn.
- Hơi lạ đó.
- Sao vậy?
- Anh là người của những khách sạn.
- Đúng. Nhưng lần này, xuống Quy Nhơn thì có người ngăn không cho ở khách sạn nữa.
Tôi nhìn sang Đạo:
- Người ngăn anh có phải là người đàn bà em thấy ở Pleiku.
Đạo xua tay:
- Anh đi một mình. Không có chuyện cho người đàn bà ấy đi theo.
- Mặc dầu bà ta đã đòi đi theo?
Đạo gật, không che dấu:
- Mỹ dung đòi đi. Nhưng anh từ chối. Người anh nói đây là một người bạn cũ. Anh ta ở đây, sống một mình. Trên anh là Luận. Hiện anh đang ở tạm nhà anh Luận. Lát nữa anh sẽ giới thiệu Luận với em.
Tôi lắc đầu:
- Em không muốn gặp ai hết.
- Nhưng Luận thì em phải gặp. Một mẫu người rất kỳ lạ.
Tôi cười:
- Kỳ lạ đến như anh là cũng chứ gì?
Đạo nghiêm trang;
- Hơn. Em gặp sẽ thấy danh từ kỳ lạ anh dùng đúng không tả được.
Đạo nhìn đồng hồ:
- Em muốn về khách sạn?
- Không. Đưa em đi chơi.
- Lại ra bãi?
Tôi nhìn trời, một bầu trời Quy Nhơn chói lòa với những đám mây lực lưỡng bay nhanh theo chiều gió.
- Đêm nay có trăng. Để buổi tối ra bãi đẹp hơn.
- Bây giờ em muốn đi đâu?
- Đi khắp tỉnh. Đi như thế này.
Đạo bật cười:
- Giữa đường?
- Giữa đường. Cho mọi người cùng nhìn thấy chúng mình đi với nhau.
- Em muốn thế thì dễ lắm.
Tôi muốn thế thật. Chẳng phải là lúc nào cũng muốn thế. Nhưng lúc này, tôi muốn tận hưởng sự tự do của mình. Tôi đã ở bên cạnh Đạo nhiều lần. Hai tuần lễ ở Sàigòn, một buổi tối ở Pleiku. Nhưng những lần đó, sự gần gũi của chúng tôi có một vẻ gì vẫn đục, vì phải che dấu, vì phải giam nhốt trong một căn phòng đóng kín. Tôi vẫn buồn bực vì chuyện đó. Chiều nay ở Quy Nhơn, tôi mới được phơi bày nhưng rung động của trái tim tôi ra ánh mặt trời. Cảnh trí thay đổi khiến cho tình yêu cũng đổi thay theo. Nó hồn nhiên, tươi sáng hơn. Tôi bằng lòng khao khát được sống, được yêu như thế. Một cách hồn nhiên và tươi sáng.
Quy Nhơn có rất nhiều con phố rộng thẳng, rất nhiều con đường sầm uất. Nhưng lớn nhất và đông đúc nhất là đường Lê Lợi. Con đường khá gần với khách sạn tôi ở. Những cửa tiệm san sát. Tôi nắm tay Đạo đi trên vỉa hè, để mặc cho mọi cặp mắt tò mò nhìn nghe.
Đi hết đường Lê Lợi, chúng tôi quay gót, đi trở lại con đường này, từ đầu đến cuối, trên hè phố bên kia. Buổi chiều đã xuống hẳn. Nắng nhạt. Vòm trời cao vút. Gió từ phía biển thổi vào, là là mặt đường. Tôi sống một cảm giác phơi phới. Quy Nhơn chiều nay ném trí nhớ tôi thật xa về những buổi chiều Sàigòn năm ngoái. Tôi cũng đã đi chơi tay đôi với Đạo như thế này. Có điều là chúng tôi còn rụt rè, chưa dám xuất hịên công khai ở những nơi chốn đông người. Mấy buổi chiều nắng đẹp, chỉ nhìn thấy chúng tôi trên những con đường, những bãi cỏ ngoại ô. Ở Sàigòn, tôi đã nằm với Đạo trên cỏ. Nhìn mây bay trên đầu. Nhìn nắng nhạt quanh mình. Nhìn giòng sông trước mặt. Bâg giờ, tôi đi với Đạo trên một hè phố đông đúc, thả cho tình yêu ung dung đi tới theo từng bước chân, tôi được sống, lần đầu tiên, một cảm giác vợ chồng ngây ngất.
Mấy ngày ở Quy Nhơn, tôi sẽ sống tận cùng với chúng. Trong một hưởng thụ tràn đầy. Hạnh phúc với tôi vẫn chỉ là thứ hạnh phúc chốc lát. Nó không có lối thoát, chẳng có ngày mai. Rồi Đạo sẽ lại ra khỏi đời sống tôi, chàng đến như mây, chàng sẽ đi như gió. Tôi có chàng phút nào, biết phút ấy. Cho nên tôi phải tận hưởng, vì không dám có một ảo tưởng nào.
Một giờ sau, tôi đưa Đạo trở về khách sạn. Bà chủ nhà vẫn ngồi với cô con gái ở sau quầy.
Tôi bấm nhẹ vào cánh tay Đạo nói nhỏ:
- Anh đừng ngạc nhiên nhé!
Đạo ngạc nhiên:
- Về chuyện gì mới được chứ?
- Về chuyện em giới thiệu anh.
- Cần thiết không?
Tôi cười:
- Bắt buộc.
Miệng nói, tôi kéo Đạo đến trước quầy hàng. Tôi nói với Đạo:
- Ạnh, đây là bà chủ khách sạn.
Bà chủ quán ném cho Đạo một cái nhìn tò mò. Đạo cúi đầu, lễ phép.
- Chào bà.
Tôi chỉ Đạo, nói với người đàn bà.
- Nhà tôi. Nhà tôi vừa từ Pleiku xuống.
Bà chủ khách sạn tròn mắt:
- Ông bà không đi cùng với nhau sao?
Thấy tôi đóng kịch, Đạo phải đóng kịch theo:
- Tôi có việc phải đi chuyến xe sau.
Trông Đạo và tôi có vẻ gì là vợ chồng không? Hình như là không. Cái nhìn tò mò của người đàn bà chuyển thành một cái nhìn đầy nghi ngờ. Tôi điềm nhiên như không. Hỏi Đạo:
- Anh thu xếp xong công việc chưa?
Đạo mím môi, cố giữ vẻ nghiêm trang:
- Tạm xong.
- Chiều nay, ông bà có ăn cơm ở khách sạn?
Tôi trả lời thay cho Đạo:
- - Chúng tôi dùng bữa ngoài biển. Mai, chúng tôi sẽ ăn cơm ở đây.
Tôi kéo Đạo đi về phía cầu thang. Tình yêu là một cái gì thật tươi vui, trẻ trung, nếu người ta vừa được đứng đắn với nó, lại vừa được đùa ngịch với nó. Tôi đang được như thế. Tôi bước rải trên những bực thang; cười khúc khích. Đạo đi bên cạnh tôi, nét mặt nghiêm trang hẳn lại. Chừng như danh từ vợ chồng tôi vừa nói tới làm Đạo bận tâm và suy nghĩ.
Tôi cười lớn:
- Em đùa đó, anh đừng lo.
Đạo nín thinh, không nói gì. Chàng lẳng lặng theo tôi tới trước cửa phòng. Hàng lang vắng ngắt. Bầu không khí riêng tây cho phép những cử chỉ, những biểu tỏ thân mật. Tôi vòng tay ôm ngang lưng Đạo, tựa đầu vào vai chàng. Đạo cúi xuống, hôn nhẹ lên mái tóc tôi. Nét mặt chàng vẫn cực kỳ nghiêm trang.
Cửa phòng mở ra. Tôi kéo Đạo và thuận tay đóng mạnh cánh cửa lại. Đèn phòng bật sáng. Đạo đưa mắt, nhìn căn phòng, và những đồ đạc lặt vặt tôi còn ném bừa bãi trên mặt đệm. Tôi chờ Đạo ôm lấy tôi, như mọi lần. Nhưng không, chàng buông thõng hai tay, nét mặt vẫn nghiêm trang.
Tôi hỏi:
- Anh sao thế?
Đạo thở dài thật nhẹ. Chàng từ từ lắc đầu:
- Không.
- Anh thấy chưa? Thế nào rồi chúng mình cũng gặp lại nhau.
Đạo ngẫm nghĩ rồi kéo tôi lại giường, bắt tôi ngồi xuống:
- Ngồi xuống đây, anh nói chuyện.
Giọng Đạo trầm trọng. Tôi không dám cười cợt nữa.
- Anh muốn nói gì với em.
Đạo nhìn thẳng vào mặt tôi:
- Anh muốn nói với em thế này. Chúng mình đừng đi xa thêm nữa.
- Anh không muốn lên đây? Anh không muốn gặp em?
Đạo xua tay:
- Em đừng hỏi vậy. Em thừa biết là không phải như vậy?
- Anh bận tâm điều gì?
- Trò đùa nguy hiểm đã kéo dài. Đừng kéo dài nó thêm nữa.
Đạo thở dài nói tiếp:
- Anh đang như thế nào, em biết không? Anh đang rất ân hận.
Tôi lắc đầu:
- Em thì không!
- Trong hai chúng mình phải có một người sáng suốt hơn người kia. Anh đã nghĩ lại. Tất cả. Từ đầu. Từ mấy tuần lễ ở Sàigòn. Từ chuyện anh lên Pleiku. Đến chuyện chúng mình tình cờ gặp nhau ở đây. Đáng lẽ anh phải thôi, phải để cho em yên. Anh đã không làm như thế.
- Em không đổ lỗi cho anh.
- Chính vì thế mà anh hối hận.
Nói với Đạo rằng tôi không ân hận, tôi nghĩ tôi rất thành thực. Chẳng phải bây giờ, tôi mới không ân hận. Mà chẳng ân hận chút nào, đêm tôi theo Đạo vào phòng chàng ở Sàigòn. Không có gì vĩnh viễn trên trái đất này. Kể cả tình yêu, kể cả tuổi trẻ. Thêm một ngày sống, tôi lại có thêm không biết bao nhiêu minh chứng hùng hồn cho cái không lâu dài, cho cái không vĩnh viễn. Cái chết của anh KIện dưới chân ngọn đồi Chu Pao. Tuổi trẻ của anh nổ tung, tan tành thành muôn mảnh nhỏ. Cái chết của Dã Thụy trong túp lều hoang, bên cạnh những bức tranh không bao giờ được người đời biết đến. Tấm bia người chiến sĩ vô danh in lên nền trời An Khê. Những dấu chân tôi buổi chiều ngoài bãi biển Quy Nhơn. Những dấu chân ấy đã bị sóng biển bôi kín. Tất cả đều chốc lát. Tôi và Đạo cũng vậy. Tình yêu của chúng tôi, cũng vậy. Và ngày mai là một chân trời mịt mùng. Anh Đạo, anh không nhìn thấy em đang chạy trốn đó sao? Cuộc chạy trốn điên cuồng, tuyệt vọng về trước mặt. Chúng ta đang rủ nhau chạy trốn. Cuộc chạy trốn điên cuồng, tuyệt vọng về trước mặt.
Tôi ấn mạnh ngón tay vào nút chuông ở đầu giường.
Đạo nhíu mày:
- Em làm gì vậy?
- Gọi bồi phòng lên.
- Em cần gì?
- Hai cái ly. Một chai rượu mạnh.
Sự kinh ngạc của Đạo khiến tôi cười lớn thành tiếng. Làm cho một người như Đạo phải kinh ngạc là một trò chơi cực kỳ vui thú. Tôi đặt mình nằm xuống mặt đệm. Thuận đà, tôi kéo Đạo nằm xuống theo. Tiếng cười của tôi vang động trong căn phòng kín. Tôi vẫn đang cười khi tiếng gõ cửa nổi lên. Tôi nói lớn:
- Cứ vào đi.
Cửa phòng hé mở. Người bồi phòng rụt rè bước vào. Tôi hỏi:
- Dưới tiệm ăn có rượu không?
Người bồi phòng gật:
- Thưa có.
- Anh muốn uống thứ rượu gì? Cô nhắc nhé?
Đạo bật cười. Tôi đùa cợt. Chàng thua rồi. Chàng không nghiêm trang được nữa.
- Em thành thạo về rượu lắm nhỉ?
- Chuyện, chủ quán mà.
Bằng một giọng thật ăn chơi, tôi nói với người bồi phòng.
- Chú xuống nhà đưa lên cho tôi một chai cô nhắc. Một chai nguyên, nghe không. Hai cái ly và một sô đá nữa.
Người bồi phòng lủi ra. Tôi thay áo dài, tháo mái tóc cho tự do chảy xuống hai bờ vai, phơi bầy thân thể tự nhiên trước mắt Đạo. Năm phút sau, người bồi phòng đưa khay rượu lên. Tôi mở nút chai rót rượu vào ly, đưa một ly cho Đạo. Tôi uống trước, một ngụm lớn. Rựơu đốt cháy cuống họng như mộtgiòng lửa. Chất men đắng, chát, choáng váng. Tôi cố gắng không nhăn mặt. Và ngửa cổ uống thêm một ngụm nữa.
Đạo cau mày:
- Coi chừng say.
Đạo chép miệng:
- Anh đã điên. Bây giờ anh khám phá thấy nhiều lúc em còn điên hơn anh.
Đạo uống một chút rượu, uống miễn cưỡng. Lấy ly rượu khỏi tay tôi, chàng không cho tôi uống thêm nữa. Tôi biết lúc này, chàng đang bận tâm về tôi, chàng đang thương tôi, bằng một xót thương rất bất ngờ nhưng cũng rất vô cùng thành thật. Chàng biết nếu không cười đùa, không làm ồn, tôi sẽ sầu thảm và tôi sẽ bật khóc, tiếng khóc, thay cho tiếng cười, cũng sẽ vang động trong căn phòng đóng kín. Tôi chấp nhận cuộc tình chốc lát của chúng tôi.
Tôi lao đầu vào trò đùa nguy hiểm, không than thở, không oán trách. Thái độ tôi đã làm Đạo xúc động.
Nhưng rồi tôi cũng không cười đùa được nữa. Hai ngụm rượu làm tôi ngây ngất. Đầu óc tôi bềnh bồng, váng vất. Đạo ôm chặt lấy tôi. Tôi thu mình thật nhỏ, nằm yên trong tay chàng. Một phút im lặng.
Đạo gọi:
- Ngọc.
Tôi nói, vùi mặt vào tai chàng:
- Em đây.
- Ngủ một chút đi.
- Em ngủ để anh lại bỏ đi sao?
Đạo dịu dàng:
- Anh không bỏ đi đâu. Đừng sợ.
- Ba ngày nữa, khi em trở về Pleiku, em sẽ bằng lòng cho anh bỏ đi. Nhưng bây giờ thì anh đừng đi đâu. Ạnh phải ở đây với em.
Đạo gật:
- Anh ở. Ngủ đi một lát.
- Ôm em thật chặt cho em ngủ.
Đạo hôn tóc, hôn miệng tôi. Thân thể chàng cứng cáp. Hơi thở chàng ấm áp. Tôi rùng mình. Lẫn lộn trong tôi là một yên tâm tận cùng và một hãi hùng không bờ bến. Nước mắt tôi chảy ra ràn rụa. Một bên ngực áo Đạo đã ướt đẫm nước mắt.
Tiếng Đạo, trong tóc:
- Sao em khóc?
- Em không biết. Em không biết.
Tôi thổn thức nói tiếp:
- Tự nhiên như thế.
Đạo dỗ dành:
- Đừng khóc nữa.
- Em khóc một chút có sao đâu?
- Em không khóc một chút. Em đã khóc là khóc thật nhiều. Em khóc, anh buồn lắm.
Tôi hỏi:
- Tại sao anh buồn?
- Vì anh đã làm em khóc.
- Không phải thế đâu. Không phải thế.
Tôi không khóc nữa. Tôi chỉ có ba ngày. Ba ngày để vui, để sống. Ba ngày đang trôi qua, ba ngày vẫn còn nhưng cũng là bà ngày sắp hết:
- Chiều chúng mình ra bãi nhé!
Đạo gật:
- Anh sẽ đưa em ra bãi.
- Đêm nay có trăng đó, anh.
Đạo gật:
- Phải rồi. Đêm nay có trăng.
- Chúng mình sẽ ở ngoài bãi tới khuya.
- Em muốn ở đến bao giờ cũng được.
- Đêm nay, anh phải về đây với em. Em không bằng lòng cho anh ở nhà người bạn anh đâu.
Đạo cười:
- Tuân lệnh.
Tôi cựa mình trong tay Đạo Rồi tôi ngủ thiếp đi.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Ôm Đàn Tới Giữa Đời
Mai Thảo
Ôm Đàn Tới Giữa Đời - Mai Thảo
https://isach.info/story.php?story=om_dan_toi_giua_doi__mai_thao