Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Nước Mắt Lưng Tròng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 6
C
HÚNG NÓ BỊ CẠO TRỌC ĐẦU, NGƯỜI THỢ hớt tóc chỉ “tăng đơ” (tondeuse) có một lượt và không thèm cạo mặt, nên tóc lam nham trên đầu chúng nó, chỗ trắng chỗ xanh. Lông mặt nổi rõ nhất là ở chỗ tóc mai trông gớm ghiếc.
Nguyễn Đạm không hỏi Mừng lác nhưng nó ngó khuôn mặt Mừng lác và Lâm sùi cũng đoán được mặt mũi nó ra sao lúc này. Điều Đạm thắc mắc là chẳng biết tại sao cảnh sát gọt đầu nó sớm sủa thế. Đáng lẽ chúng nó phải được dẫn ra phòng dự thẩm. Ở đây, ông dự thẩm ký trát tống giam chúng nó tại khám Chí Hòa trước khi ra tòa lãnh án.
Cảnh sát đã bỏ thông lệ đó. Đầu tóc chúng nó không do thợ hớt khám Chí Hòa “sửa sang” mà lại do thợ hớt tóc bên ngoài cảnh sát mướn hớt cho chúng nó. Hớt tóc để làm gì?
Nguyễn Đạm hỏi Mừng lác:
- Trò gì nữa đây?
Mừng lác đưa tay xoa cái đầu trọc:
- Bố ai hiểu nổi?
Lâm sùi nói:
- Nó dám tống mình khiêng đạn lắm à?
Mừng lác hất hàm:
- Sao mày biết?
- Em đoán.
- Mày đoán sai rồi Lâm sùi ạ!
- Theo ý anh, chúng nó sắp làm gì?
- Đã bảo bố ai hiểu nổi.
Nguyễn Đạm mím môi suy nghĩ. Nó không đủ thì giời suy nghĩ lâu. Cửa phòng đã mở. Cảnh sát viết chữ lên trán mỗi đứa. Nguyễn Đạm đọc trên trán của Mừng lác thấy hai tiếng DU ĐÃNG. Mực Tàu đen hằn trên da Mừng lác. Nguyễn Đạm chẳng lấy làm lạ. Nó cũng linh cảm như Mừng lác linh cảm rằng số phận nó ràng buộc vào số phận Mừng lác, Lâm sùi.
Viết chữ ba đứa trên trán xong xuôi, cảnh sát lột quần áo của chúng nó ra, chỉ cho mặt trần si chiếc quần sà lỏn. Đoạn, cảnh sát còng tay, còng chân chúng nó liền với nhau bằng hai sợi xích dài. Và kéo chúng ra đường, đẩy lên xe, chở chúng lên phố Tự Do.
Chiếc xe ngừng trước cửa Nhà Hát Lớn. Cảnh sát lôi ba tên du đãng xuống đường. Đến lúc này, bọn du đãng vẫn chưa biết cảnh sát “hành” chúng nó trò gì. Chừng ông cò bắt chúng nó quỳ xuống vỉa hè xít vào trong công viên một chút và đeo hai cái biển sắt tây mỏng vô cổ mỗi đứa, tòn teng trước ngực, sau lưng, Nguyễn Đạm mới hiểu ý nghĩa hai tiếng “Triển lãm” mà thằng Chà và chột đe dọa buổi sáng.
Nỗi uất ức tràn lên cổ họng Nguyễn Đạm. Nhưng uất ức tiêu tan ngay nhường chỗ cho cực hình của nhục nhã dầy vò người thanh niên hào hiệp. Hắn không có tội gì. Chỉ có tội sống trong một xã hội điếm nhục, pháp luật bị hiếp dâm cùng với gái vị thành niên. Và những đứa hiếp dâm pháp luật, hiếp dâm gái vị thành niên đều là những đứa có đủ quyền sinh sát trong tay. Sự điếm nhục gấp bội khi những đứa hiếp dâm pháp luật lại to mồm chủ trương dân chủ và tôn trọng nhân vị con người.
Nguyễn Đạm quỳ gối trên lớp đá dăm. Da thịt nó không đau, gối nó không mỏi, song tim nó đau và tâm hồn nó rời rã. Nó cúi gầm mặt. Xấu hổ đến độ không còn nước mắt để ứa ra.
Nó đặt môi vào giữa hai hàm răng. Nghiến chảy máu. Mừng lác và Lâm sùi cùng cúi gằm mặt. Đòn Tế Bần ác liệt, Mừng lác chịu đựng nổi, tuy ớn sương sống và phải giải nghệ nhưng Mừng lác thấy nó còn êm ái hơn cái đòn... quỳ giữa trời. Lâm sùi khôn ngoan hơn. Nó cầm tấm biển trước ngực che mặt để lẩm bẩm chửi.
Ba con thú vật đầu tóc nham nhở triển lãm giữa cuộc sống có dân chủ, tự do, bác ái và nhân vị. Ba con thú người mà nhìn vào sáu tấm biển, dân chúng biết thêm đó là ba tên du đãng.
- Nguyễn Đạm: trùm du đãng Cầu Muối.
- Mừng lác: vua giết người Phú Thọ.
- Lâm sùi: chúa đảng cướp giật, hiếp dâm đường Nguyễn Thông.
Tên tuổi và thành tích của ba đứa được phơi bày rõ rệt. Hai sợi xích dài đã gắn bó chúng nó. Chúng nó thương nhau hơn cả bao giờ. Tình thương luôn nảy nở ở những nơi cùng cực thảm thê.
Buổi chiều thứ Bảy, Saigon tấp nập. Phố Tự Do và Lê Lợi, hai phố đông người qua lại nhứt. Cuộc triển lãm người bị xích, quỳ gối đã lôi cuốn hàng trăm kẻ hiếu kỳ. Dân chúng nghe nói nhiều về du đãng qua báo chí. Chiều nay mới tận mắt nhìn rõ du đãng.
Người đã bị du đãng cướp giật, tới sát bọn Mừng lác chửi bới nhổ nước miếng vào mặt chúng. Các cô gái đẹp phây phây chỉ cho nhau cười cợt. Khách ngoại quốc xí xố bàn tán. Trẻ con nhặt đá sỏi ném bồm bộp vào thân thể ba tội nhân khốn nạn.
Mắt đã mờ hẳn. Trong lớp mây mù tủi nhục Nguyễn Đạm vẫn còn nhìn rõ chuồng khỉ trong Sở Thú. Nó và hai thằng bạn của nó là những con khỉ. Viên sỏi choang đúng biển sắt tây. Tiếng kêu cơ hồ tiếng nứt vỡ trái tim người thanh niên.
Cùng với tiếng thứ hai nứt vỡ và loảng xoảng, một tiếng kêu kinh ngạc:
- Đạm!
Tiếng kêu làm Đạm giựt mình. Nó chớp mắt cho tan lớp mây mù ngước nhìn lên:
- Tao đây mà. Hùng đây mà!
Đạm ngơ ngác. Hùng nói to:
- Mày không nhận ra tao nữa à?
Đạm lắc đầu rồi cúi gằm mặt. Hùng thở dài ghé sát tai cô bạn gái:
- Chắc nó bị ăn đòn nhiều, mất trí rồi.
Hùng hỏi:
- Có nhắn ông cụ can thiệp không?
Đạm không trả lời. Hùng toan châm điếu thuốc đem tới cắm vào môi bạn thì phóng viên nhiếp ảnh ngoại quốc đã ầm ập kéo đến chụp ảnh lia lịa. Ánh đèn “flash” không làm chói mắt Đạm. Mắt nó gần như mù rồi. Thông tín viên các Hãng Thông Tấn phỏng vấn mấy người cảnh sát canh giữ bọn du đãng liên miên. Kế đến nhiếp ảnh viên và phóng viên bổn xứ.
Hàng chục ngàn khán giả đã được tận mắt chứng kiến cảnh triển lãm người này. Một số nhỏ tỏ vẻ thích thú cho là biện pháp thích ứng nhất của Chính Phủ Ngô Đình Diệm. Nhưng phần đông bất mãn, từ cái hình phạt này, vội vàng suy ra những hình phạt sắp tới của chính phủ Diệm đối với những người đối lập anh em ông ta.
Buổi chiều thứ Bảy dài hơn đời người, dài gấp trăm đêm trong phòng tạm giữ. Ba thanh niên của thế hệ Ngô Đình Diệm nghiến răng, gục mặt xuống sỏi đá, mầm căm thù đã đâm chòi...
Chiều hôm sau các báo xuất bản ở Saigon dành những chỗ thật đặc biệt để đăng tải về vụ «triển lãm» người này. Hình ảnh ba tên du đãng tràn ngập trên trang nhất. Ký giả viết bình luận thì chống đối việc chà đạp nhân vị con người. Phái viên tường thuật thì viết bằng giọng vẫn tràn đầy cảm động. Tất cả đều đứng về khía cạnh con người để nhận xét cái hình phạt vô nhân đạo của chính phủ.
Phản ứng của báo chí mạnh quá. Báo chí không dám đánh thẳng ông Ngô Đình Diệm hay ông Tổng trưởng Nội Vụ, mà chỉ kết tội cảnh sát một cách mập mờ. Mặc dầu vậy, Nguyễn Đạm, Mừng lác và Lâm sùi cũng vẫn bị triển lãm thêm trọn ngày Chủ nhật. Cả Saigon đã biết mặt những tên trùm du đãng. Sự tủi nhục làm tê dại tâm hồn người thanh niên. Họ quỳ gối ở công viên trước Nhà Hát Lớn nhưng linh hồn họ không có ở đó.
Cảnh sát định làm những cuộc triển lãm lưu động tại những chỗ đông người qua lại. Chủ đích của cảnh sát là cảnh cáo bọn du đãng đang hoạt động, bọn đá cá lăn dưa, bọn khốn nạn, sâu mọt của xã hội trông thấy cái gương bêu nhục này tất sẽ ớn, sẽ giải nghệ du đãng.
Nhưng chương trình của cảnh sát bị báo chí phá ngang. Báo chí yêu cầu chính phủ hủy bỏ cái hình phạt mới mẻ này. Báo chí nhấn mạnh rằng, hình phạt này không những chẳng cải hóa nổi du đãng mà còn gây thêm lòng thù hận của chúng. Báo chí đã thành công. Bọn Nguyễn Đạm khỏi bị đi triển lãm lưu động.
Chúng đã thành ba nhân vật đáng chú ý dưới mắt báo chí. Lâu nay, đời sống vào khuôn khổ, báo chí thiếu đề tài khai thác. Quanh đi quẩn lại chỉ ca ngợi công đức và sự nghiệp Ngô Đình Diệm. Nay vớ được đề tài hấp dẫn, báo chí vồ luôn và khai thác mọi khía cạnh. Một vài báo có khuynh hướng đối lập, nhè cái học thuyết nhân vị của ông Ngô Đình Nhu đả kích phất phơ. Bọn Nguyễn Đạm nhờ báo chí mà được cảnh sát đối đãi tử tế.
Chúng nó vẫn được giam ở phòng tạm giữ quận X. Cảnh sát cho chúng nó ăn uống đàng hoàng. Những chữ “du đãng” mực Tàu hằn trên trán ba đứa được kỳ cọ sạch. Thợ hớt tóc sửa sang cái đầu trọc của chúng đẹp đẽ hơn. Cảnh sát ngọt ngào khuyên bảo chúng nên trở về con đường lương thiện.
Ba hôm sau, cảnh sát trả tự do cho chúng. Trong khi bọn Hưng mặt thẹo, Sáu rỗ, Năm sáu ngón đã bị tống vào khám Chí Hòa. Cảnh sát yên chí ba đứa ngoan ngoãn vâng lời họ.
Họ đã lầm. Nguyễn Đạm không dám trở về nhà nữa. Hình ảnh nó bị cạo trọc đầu, đeo biển du đãng với họ tên rõ ràng đăng lên báo, chắc chắn đã lọt vào đôi mắt nghiêm khắc của cha nó. Gia đình nó sẽ nghĩ sao về nó? Nguyễn Đạm đã có kinh nghiệm. Nó không dám về.
Đạm rẽ sang một khúc rẽ mới của cuộc đời nó. Nó để mặc Mừng lác dìu. Kể từ lúc này, Nguyễn Đạm không còn là cậu học trò nữa. Nó đã để Mừng lác định số phận của nó.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Nước Mắt Lưng Tròng
Duyên Anh
Nước Mắt Lưng Tròng - Duyên Anh
https://isach.info/story.php?story=nuoc_mat_lung_trong__duyen_anh