Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Những Người Đàn Bà Tắm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 3: Tấm Lưới Người Cá Từ Đâu Tới
B
ác sĩ Đường lại đến, anh đến cùng với cô cháu gái Đường Phi.
Khiêu lập tức bị Đường Phi cuốn hút. Năm ấy, Đường Phi mười lăm tuổi, nhưng trong mắt Khiêu, Phi đã phát triển như một người lớn. Đôi lông mày đen, cặp môi đỏ và mái tóc màu hạt dẻ uốn lượn trước trán làm Khiêu lóa mắt. Vào thời buổi không được phép trang điểm, Khiêu không biết tại sao môi Phi lại đỏ tươi như thế? Vào thời buổi không được uốn tóc, mái tóc Phi sao lại uốn lượn như sóng biển? Phi dám lắm. Đôi môi thắm, mái tóc xoăn làm cho Phi như người khách từ phương xa tới. Đôi mắt hơi xếch trông Phi vừa có vẻ trang nghiêm vừa đồi trụy. Khiêu chưa hiểu rõ hai chữ đồi trụy, nó khẳng định ngay rằng hai tiếng đồi trụy xấu xa dành cho Phi mới thích hợp làm sao. Hoặc cách hiểu đó cũng đúng với tội ác mơ hồ trong đầu óc nó, tựa như nữ gián điệp, nữ tiếp viên... Khiêu đã được xem nhiều bộ phim, những người đó ăn mặc chải chuốt sang trọng, trông rất bí hiểm, uống rượu ngon, được đàn ông vây quanh. Đó là những người đồi trụy, nhưng người đồi trụy sao lại đẹp nhỉ? Đường Phi đồi trụy, sự đồi trụy không thể che giấu làm cho Khiêu xúc động. Trước khi gặp Đường Phi, chưa một người con gái nào làm Khiêu xúc động đến thế. Nó cảm thấy có chút gì đó sùng bái Đường Phi, sùng bái người con gái đẹp đồi trụy. Bởi thế, nó giảm phần ác cảm đối với Phi.
Bác sĩ Đường đưa đến hai tấm vé xem phim, vé của bệnh viện phát, phim Thà chết không chịu khuất phục của Anbanie. Chương Vũ bảo Khiêu và Phi đi xem, chờ vé của trường thì không biết đến bao giờ mới có. Chị nói rất khẩn thiết, vừa như hối thúc làm Khiêu không vui. Đúng là Khiêu thích xem phim, thích đi xem với Đường Phi nhưng không thích cách nói của mẹ. Cách nói như khuyên nhủ lại như hối thúc, chị hối thúc chúng đi để ở nhà với bác sĩ Đường. Bởi thế, Khiêu càng không muốn đi, nó nói con còn phải làm bài tập. Nó cứ muốn mẹ phải khó chịu. Lúc này Phi đưa tay về phía cậu, không phải một cánh tay mà chỉ hai ngón, ngón giữa và ngón trỏ. Nó vẫy vẫy hai ngón tay với cậu, nói vé đâu, đưa cho cháu. Đường Phi nói giọng Bắc Kinh, Khiêu không lấy gì làm ngạc nhiên, cứ nghĩ rằng những người đẹp như Đường Phi chỉ có thể là người Bắc Kinh, nếu không thì thật kì quái. Hai ngón tay nó vẫy vẫy không thể nói là đúng đắn, nói chuyện với người lớn cũng lạnh nhạt, Khiêu chưa bao giờ gặp trong cuộc sống những động tác và khẩu khí như thế, Khiêu sợ nhìn lâu sẽ không phân biệt được phải trái. Cho nên khi Đường Phi lấy được trong tay cậu hai tấm vé xem phim, rồi quay sang phía Khiêu hất đầu, Khiêu như tiếp nhận mệnh lệnh bất khả kháng, đứng dậy đi cùng Đường Phi.
Xem phim ở rạp Đại Quang Minh, cách nhà ba chặng xe buýt. Cả hai không đi xe, cùng nhau cuốc bộ. Để rút ngắn chặng đường, hai cô. Đường Phi đi khá nhanh, vờ không để ý đến Khiêu đang phải đuổi theo, không nói chuyện với Khiêu, tựa như không muốn ngang vai phải lứa với nhau. Phi mặc áo lụa nền trắng in hình lá cây màu vàng nhạt, quần ka-ki màu xanh lam, cái quần bó chặt lấy mông, chân đi giày đen, không phải loại giày cho con gái đã lớn, nhưng học sinh trung học khó mà có được đôi giày như thế. Đôi giày không thuộc loại xa hoa, chỉ kiểu cách và hơn đôi giày của những gia đình bình thường ở Phúc An. Các xưởng đóng giày ở Phúc An không đóng loại giày này, cứ nhìn cũng đủ biết giày này chỉ có ở các thành phố lớn, cho dù nó đóng bằng da lợn mịn. Đường Phi lắc mông, mặt hơi vênh, ưỡn bộ ngực vốn đã nhô cao trước Khiêu. Hai cánh tay xắn cao, lớp lông tơ mịn màng trên hai cánh tay được ánh sáng chiếu vào óng ánh vàng. Trông Đường Phi thật bắt mắt, người đi đường, đàn ông, đàn bà, người lớn, trẻ con đều phải nhìn theo, có hai công nhân đi xe đạp, đã đi qua rồi còn quay lại đuổi theo, đuổi theo Đường Phi, mỗi anh một bên phóng xe vụt qua. Họ nghiêng ngả trên xe, cố tình chạm tay áo vào cổ tay Đường Phi. Phi không mắng chúng đáng ghét hay mất dạy, mà đi với vẻ thách thức hơn, hiên ngang hơn, Đường Phi không thèm để ý đến chũng, bọn chúng cũng không đáng làm Phi tốn lời, đúng thế.
Cả hai đi vào một ngõ nhỏ hẹp, ra khỏi ngõ là rạp Đại Quang Minh. Đường Phi nhìn chung quanh không có ai, bỗng nó đứng lại như chờ Khiêu. Khiêu xúc động đi lên cho kịp, nghĩ là Phi quý mình, rồi đi lên ngang hàng. Khiêu bước nhanh nhưng bị Đường Phi ép vào tường, mặt như thể hai người bạn gái vẫn thường làm. Nhưng lại không phải thế. Không chờ phản ứng, Khiêu liền bị Đường Phi tát thật mạnh. Cái tát vang cả ngõ, mạnh đến nỗi mắt Khiêu nảy đom đóm. Khiêu không đau, với cái tát ấy trong kí ức Khiêu không thấy đau, có thể câu nói vỗ mặt của Đường Phi làm Khiêu đau hơn, cái đau được chuyển dịch vị trí. Tát xong, Đường Phi mặt áp sát mặt Khiêu, với cái miệng đẹp tuyệt vời, Phi nói một câu thật đáng sợ: mẹ mày là con đàn bà hư đốn!
Khiêu tròn xoe mắt, ngõ nhỏ vẫn là ngõ nhỏ ấy. Đường Phi mặt đẫm mồ hôi, đứng chống nạnh như chờ sự phản ứng của Khiêu. "Mẹ mày là con đàn bà hư đốn", Khiêu không thể nghe nhầm, câu nói thật đau đớn, câu nói của Đường Phi như ngàn cân thuốc nổ. Suốt đời Khiêu không mong nghe lại câu nói đó, nhưng trong lòng thì câu nói đó được nhắc đi nhắc lại. Tim Khiêu đập mạnh, tóc như dựng cả lên, máu như trào lên mặt, khuôn mặt bị Đường Phi tát sưng lên. Khiêu giận lắm, nhưng lại không thể ngước đầu lên để nói bất cứ câu nào. Trong khoảnh khắc Khiêu phải chịu đựng câu nói của Đường Phi, trực giác như mách bảo Phi nói "hư đốn" là chỉ việc mẹ với bác sĩ Đường, như bức thư "vạch mặt" cho bố biết. Khiêu tin rằng, chuyện của mẹ và bác sĩ Đường không ai biết rõ hơn nó và Đường Phi, nhưng muốn bảo vệ mẹ, không muốn để người lạ tùy tiện miệt thị mẹ. Khiêu định phản công, nhưng không hiểu vì sao không nói nên lời, bởi không kịp chuẩn bị lí lẽ. Nước mắt trào ra, Khiêu khóc rồi định quay về, lúc này về nhà là tốt nhất, Khiêu muốn về nhà. Đường Phi nói từ phía sau, mày dám bỏ về à? Khiêu đứng lại như sợ Đường Phi. Nó không hiểu tại sao mình lại nghe lời Đường Phi như thế.
Đường Phi nắm lấy cánh tay Khiêu, bắt phải đến rạp Đại Quang Minh. Tay Phi rất khỏe, không thể tưởng tượng rằng mình kết thân với Đường Phi bằng cách này. Khiêu bị Đường Phi áp giải vào rạp xem phim, bị ấn ngồi xuống ghế. Khi bắt đầu chiếu phim, cả rạp tối om thì lòng Khiêu mới nhẹ dần. Bóng tối khiến Khiêu thanh thản, được thở dài nhẹ nhõm. Tuy vậy, Khiêu vẫn không thoải mái, vẫn ấm ức, xem lúc được lúc mất, cứ như mình tức với mình. Khiêu thấy đau lòng, trong bóng tối nó đưa tay sờ lên mặt, mặt bị tê dại.
Khiêu ngồi xem phim, mặt tê dại, bên tai vẫn vang lên câu nói của Đường Phi. Cho đến khi trên màn ảnh xuất hiện một nữ đội du kích xinh đẹp thì Khiêu mới tập trung chú ý. Đây là bộ phim truyện kể về cuộc đấu tranh của nhân dân Anbanie chống phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. Khiêu ngây thơ tưởng tượng mình là nhân vật chính, đội viên du kích Mila vừa xinh đẹp, vừa kiên cường. Một lúc sau, trên màn ảnh xuất hiện người lãnh đạo của Mila, một nữ đội trưởng du kích bên khóe miệng có một nốt ruồi đen. Người nữ đội trưởng bị phát xít đánh và tra tấn, đánh đập, khi bị tra hỏi bên khóe miệng chị máu chảy, môi khô trắng (sau này Khiêu mới biết lớp da "khô trắng" là dùng nước cơm bôi lên và để khô). Trước mặt chị là một bình nước, nước đựng trong bình pha lê càng làm cho nước thêm quý. Viên sĩ quan rót một ly nước đưa cho chị Đội trưởng du kích, chị nuốt nước bọt, khó khăn lắm mới mở được cái miệng sưng to, cười nhạt từ chối: cảm ơn, tao đã hiểu cái nhân đạo của bọn phát xít lắm rồi! Thật là một câu nói hiếm hoi, câu nói kiêu hãnh hơn ngàn vạn câu nói khác, làm xúc động lòng Khiêu. Đến đây Khiêu không muốn là Mila nữa, mà muốn làm người Đội trưởng du kích có nốt ruồi đen kia, mặc dù chị rất xấu, đôi lông mày nhỏ như hai vạch bút chì thật sự không thể nào chịu nổi. Chị bị đánh đập, bị tra hỏi nhưng thà chết không chịu khuất phục lại còn nói được câu nói vang trời vang đất như thế. Khiêu vẫn sờ lên má và xem phim, cái tát trong ngõ cứ vang mãi trong tim. Khiêu không là nữ Đội trưởng du kích thì còn ai khác, mà phát xít chính là Đường Phi! Nếu Phi đưa cho Khiêu một li nước Khiêu sẽ nói thẳng vào mặt Phi: cảm ơn, tao đã hiểu cái nhân đạo của bọn phát xít lắm rồi Nhưng đáng tiếc, Đường Phi không đưa nước cho Khiêu mà cho nó một cái tát. Trước cái tát ấy Khiêu nói gì? "Tao sẽ quyết với mày" hoặc "không biết, không biết là không biết!" Khiêu nhớ lại những bộ phim chống Nhật cũng có những lời nói trước cái tát. Khiêu lẫn lộn phim với cuộc sống, đầu óc rối tung rối mù, lòng trào lên nỗi ấm ức và buồn thương.
Khi đèn trong rạp bất ngờ bật sáng, người xem đứng cả dậy, ghế xếp rầm rập Khiêu mới biết phim đã hết. Khiêu không muốn đi, nhất là đi với Đường Phi, không muốn đi ra ngoài với câu nói đè nặng như một nỗi nhục không sao xóa đi nổi. Khiêu ngồi lặng đi ở nơi này, chỉ có ở đây mắt mọi người mới nhìn lên màn ảnh mà không chú ý đến nhau. Nhưng Đường Phi ngồi cạnh đã nắm lấy tay Khiêu và nói, mày có đi không nào? Khiêu nói không đi. Tưởng như bộ phim vừa rồi tiếp thêm sức mạnh, Khiêu trả lời với vẻ kiên quyết của người cách mạng. Đường Phi nói, mày không đi thật à? Khiêu nói, không đi đấy, đắng ấy làm gì nào! Đường Phi nói, à, mày dám không đi! Nói rồi hai tay nó xốc cổ áo Khiêu lên. Khiêu bị nhấc bổng, thật không ngờ một người đẹp lại có thể túm cổ áo nó xốc lên. Đường Phi lớn như thế rồi cũng chưa bị ai xốc cổ áo, cũng chưa bị ai cho ăn tát, vậy mà cả hai điều nhục nhã ấy Khiêu phải lãnh đủ trong cùng một ngày. Khiêu bị Đường Phi túm tay lôi ra ngoài, đi vào ngõ vắng. Thấy chung quanh không có ai, Khiêu đứng sững lại, lúc này nó nắm quyền chủ động đi hay không đi.
Đường Phi nói, mày làm sao thế, hay là muốn một cái tát nữa?
Khiêu lấy hết dũng khí nói, này, nói cho đằng ấy biết, mẹ tớ không phải người đàn bà hư đốn nhé, chỉ có mẹ đằng ấy mới là ngườihư đốn.
Đường Phi nói, thật đáng tiếc, tao lại không có mẹ. Phi vừa nói vừa choãi một chân ra, nghiêng người, đứng với tư thế nghỉ - tao nói nhé, đáng tiếc tao không có mẹ.
Thật là điều Khiêu không ngờ. Đường Phi không có mẹ, nó phản kích trả miếng rõ ràng thiếu suy tính mà còn tỏ ra đường đột, Khiêu thấy rất rõ, khi Đường Phi nói "đáng tiếc tao không có mẹ", nó còn nhếch mép cười.Tưởng như với cái cười ấy, Đường Phi chọc tức Khiêu, làm Khiêu tức giận đến tim phổi, tao không có mẹ, mày nói cũng vô ích mà thôi. Nhưng Khiêu nhận ra cái cười bên khóe miệng ấy của Đường Phi thoáng vẻ đau đớn. Khiêu có thể tha thứ cho Phi bởi nụ cười bên khóe miệng, tha thứ cho Phi đánh mắng thô bạo Khiêu.
Nụ cười vẫn đọng trên khuôn mặt Đường Phi, Khiêu phải xin lỗi để xua tan nụ cười kia đi. Khiêu nói, xin lỗi, vì tớ không biết đằng ấy không có mẹ. Quả nhiên nụ cười kia tan đi một ít, chỉ còn lại chút ít bên khóe miệng, dường như Phi không đủ khả năng để xóa sạch nụ cười của mình, Phi chưa đủ lớn, mới mười lăm tuổi. Đường Phi nói không sao, đằng ấy có thể nói cậu tớ là một gã đàn ông hư đốn, hoặc nói cậu tớ là một gã lưu manh cũng được. Đằng ấy nói đi, cứ nói đi. Giọng nói của Đường Phi bắt đầu run lên, khóe miệng vốn đọng nụ cười chợt cử động kì lạ, không phân biệt được đó là nụ cười khép lại hay bắt đầu khóc. Nếu ở đời cười và khóc không phân biệt, thì với Đường Phi trong nụ cười đã có tiếng khóc. Phi vừa ưỡn ngực, nhưng vẻ ngạo nghễ không còn. Phi vẫn từng bước áp sát Khiêu, ép Khiêu vào tường Phi khóc, khẽ nói với Khiêu, đang đứng dựa vào tường, tớ biết đằng ấy giận cậu tớ, đằng ấy phải giận cậu tớ lắm, cũng như... cũng như tớ giận mẹ đằng ấy vậy. Đằng ấy có thể chửi tớ, chửi tớ một câu, họ... họ... ừ, tớ nói với đằng ấy những chuyện này làm gì nhỉ, đằng ấy hiểu sao được. Đường Phi giụi mắt, Khiêu vẫn đứng thẳng dựa tường. Đường Phi nghiêng đầu, lim dim đôi mắt ướt nước, như chú mèo gầy gò quanh năm nằm phơi nắng trên mái nhà.
Khiêu không thể nào chửi mắng được Đường Phi. Việc Đường Phi không có mẹ làm xúc động lòng Khiêu, Phi nặng lời về ông cậu đã là điều an ủi Khiêu rồi, từ đó Khiêu không còn cô đơn, hai người thông cảm với nhau. Hai người có chung cảm nhận, có những sự việc chỉ nhận biết mà không thể nói với nhau bằng lời. Khiêu nói, chúng mình nói chuyện khác đi, mẹ đằng ấy đâu rồi? Đường Phi nói chết rồi, chết ở Bắc Kinh, trước kia nhà tớ ở Bắc Kinh. Khiêu nói, cứ nhìn đằng ấy cũng đủ biết, nhà tớ cũng ở Bắc Kinh về đây, trước kia tớ học ở trường Tiểu học Ngõ Đặng Nhi. Đường Phi nói, tớ cũng vậy, mẹ tớ là cô giáo ở trường tiểu học Ngõ Đặng Nhi, cô giáo Tân ấy mà.
Cô giáo Tân, cô giáo Đường Tân Tân. Khiêu nhớ lại buổi đại hội phê đấu mùi thối khủng khiếp ấy, cô giáo Tân gầy như que tăm và cả cảnh cô giáo quỳ tới cái ca đựng phân. Khiêu nghĩ, cô giáo Tân không muốn Đường Phi bị đấu nên đã ăn phân, không muốn để Đường Phi chịu nhục trước bao nhiêu người mới phải ăn phân, Khiêu còn nhớ hôm ấy về nhà phải đánh răng thế nào.
Có một buổi phê đấu. Đường Phi nói.
Tớ có trong buổi phê đấu ấy Khiêu nói.
Sau rồi mẹ tớ thắt cổ tự tử. Đường Phi nói.
Đằng ấy cũng có ở đấy à? Khiêu hỏi.
Có. Đường Phi trả lời.
Khiêu định hỏi còn bố đâu, bố đằng ấy đâu, nhưng Khiêu không hỏi. Khiêu nhớ lại buổi phê đấu lần ấy, mọi người đỏ mặt tía tai, bức hỏi cô giáo Tân đầy ác ý, bức hỏi cô giáo ngủ với ai mà có con, người đó là bố của Đường Phi. Nhưng mọi người không biết được đó là ai, bởi cô giáo chưa lấy chồng cho nên mọi người bắt cô giáo phải khai bố đứa bé là ai. Khiêu nhớ lại tấm biển cô giáo phải đeo trước ngực có mấy chữ: "Tôi là một con đĩ". Nếu một người chưa lấy chồng mà có con là con đĩ, thế thì một người đã có chồng có con còn tằng tịu với một người đàn ông khác, ắt là một mụ đàn bà hư đốn rồi còn gì! Đàn bà hư đốn và con đĩ ai nặng tội hơn ai? Khiêu khó khăn lắm, quanh quẩn nghĩ mãi về điều này, biết rằng không thể hỏi ai, với đầu óc mới mười hai tuổi chỉ giúp Khiêu đưa ra kết luận Đường Phi còn bất hạnh hơn mình nhiều. Tuy vừa bị Đường Phi tát, nhưng không gì có thể ngăn cản hai cô gái trở thành đôi bạn trời sinh.
Cả hai cùng lặng đi một lúc, vẫn là Đường Phi phá vỡ sự im lặng. Phi lau khô nước mắt, vẫy tay bảo Khiêu, đi với tớ, chúng mình mua cái gì ăn nhé.
Hai người đến hiệu thịt muối ông Mã. Vào giữa những năm sáu mươi, hiệu thịt muối này đổi tên thành "Đổi mới". Đường Phi mua sáu xu hai miếng đầu thỏ của hiệu "Đổi mới" và đưa cho Khiêu một. Lúc này Khiêu nhớ lại bộ phim vừa xem, nó bĩu môi nói với Phi, cảm ơn, tớ hiểu cái nhân đạo của phát xít rồi!
Đường Phi bật cười, cười thật sự, nói với Khiêu, thôi cái phát xít của đằng ấy đi, tớ mua đầu thỏ chủ yếu để ăn cái tai, cái tai vừa giòn vừa thơm. Này, đằng ấy nghe nhé, nghe nhé.
Vừa giòn vừa thơm.
Khiêu nói, tớ chưa ăn đầu thỏ bao giờ, tớ không ăn đâu.
Phi nói, đằng ấy phải ăn.
Khiêu nhìn cái đầu thỏ trong tay, cắn một miếng tai, nhai, đúng là vừa giòn vừa thơm. Nhiều năm về sau, Đường Phi ốm, thèm ăn đầu thỏ. Khiêu lùng khắp Phúc An không đâu có. Hồi đó cái món ăn này dã lạc hậu. Hình hài của nó, cái món ăn giá rẻ khó mà tưởng tượng nổi chỉ còn như một giấc mơ. Ba xu một cái đầu thỏ, giá rẻ như một cây kem đậu xanh, thế gian có chuyện ấy sao?
Hai cô gái nhai tai thỏ vừa thơm vừa giòn, miệng Khiêu nhoe nhoét, Khiêu nhìn Đường Phi, miệng Phi vẫn tươi vẫn sạch sẽ, Đường Phi biết cách giữ miệng, rất biết cách ăn. Bất cứ thứ gì cho vào miệng Phi cũng rất cẩn thận, nhưng Phi không chú ý lắm những gì từ miệng Phi ra, ví dụ vừa rồi Phi mở miệng là chửi ngay mẹ Khiêu.
14
Trước khi quen Đường Phi, ở trường học Khiêu rất cô đơn. Ở đây không gióng ở Bắc Kinh, mỗi khi đọc bài trong lớp thầy bắt học sinh phải đọc bằng tiếng phổ thông tiêu chuẩn, nhưng khi ra khỏi lớp thì tất cả, kể cả thầy giáo cô giáo đều nói tiếng Phúc An. Ngày Khiêu mới đến, thày giáo hai lần gọi lên đọc bài, Khiêu đọc rất chuẩn tiếng phổ thông và rất thuộc bài, được thầy giáo khen nhưng lại bị cánh bạn gái cùng lớp ghen tị. Khiêu muốn tham gia trò chơi của các bạn như nhảy cò, nhảy dây chun, tung bao cát, đuổi bắt... nhưng cánh bạn gái không cho, bọn chúng nói, mi nói cấy chi rứa mà bầy choa nọ hiểu. Mày, bọn chúng gọi là mi, cái gì thế là cấy chi rứa, chúng tao là bầy choa, không là nọ, lại còn có kéo dài giọng ra. Chũng nghe hiểu Khiêu xin chơi nhưng cứ bảo là không hiểu, ngược lại còn bảo Khiêu điệu. Khiêu không chút cảm tình với tiếng Phúc An, nhưng lại sợ cô đơn, muốn nhập hội nên phải học tiếng Phúc an, phát âm rất cứng nghe đến kì quái, làm cho các bạn được thể cười, Khiêu đành im lặng chờ cho hết giờ, mong mau chóng đến tiết cuói chuông reo tan học.
Khiêu im lặng các bạn cũng không bằng lòng, chúng xem như Khiêu thách thức. Các bạn khiêu khích sự im lặng của Khiêu. Cứ mỗi lần Khiêu ngồi lặng lẽ ở bàn học, bọn chúng rón rén đến hét thật to: hầy hầy, mày có bánh đậu xanh không, bánh đậu xanh ấy mà? Khiêu ngơ ngác không biết trả lời ra sao. Nhưng bọn chúng thúc bách như muốn Khiêu có ngay bánh đậu xanh cho chúng, Khiêu trả lời không có, mình không có bánh đậu xanh.
Hầyhầy, làm cả ngày mà không có bánh đậu xanh. Bọn chũng hét tướng lên.
Thế mày có bánh trứng gà không? Bọn chúng lại lớn tiếng hỏi.
Không có, mình đâu có bánh trứng gà.
Ôi, cả ngày mà không có nổi bánh trứng gà! Bọn chúng lại reo lên.
Bọn chúng hỏi bánh đậu xanh, bánh trứng gà là để Khiêu bị lừa, bọn chúng sẽ phá lên cười. Làm cho người khác bị lừa chỉ là chuyện vui, bọn con gái chỉ mong Khiêu bị chúng lừa. Khiêu biét ý, cũng biết mình bị lừa nhưng Khiêu không thích cái trò chơi "thông minh" ấy, chỉ thấy đấy là một trò đùa rẻ tiền, thật đáng xem thường, tuy Khiêu cũng không tìm đâu ra trò đùa cao giá.
Khiêu cũng không thích cái kiểu tóc phổ biến ở Phúc An này: hai bím tóc tết thật chặt, thật cao, cao tận mang tai, đuôi tóc để rất ngắn, nhìn phía trước thấy hai đuôi tóc vểnh lên hai bên giống chân đồng hồ báo thức, bởi thế được gọi là kiểu tóc "đồng hồ báo thức". Khiêu cũng chải tóc kiểu "đồng hồ báo thức" cho giống các bạn. Kiểu tóc "đồng hồ báo thức" rất xấu, làm cho khuôn mặt Khiêu không gìa không trẻ, không thành thị mà cũng không nhà quê, bị mẹ phản đối. Chị kéo con đến trước gương nói, con xem, con giống ai không? Chị không cho Khiêu chải kiểu tóc "đồng hồ báo thức", chải theo kiểu "sừng dê" thông thường nhất, tóc dùng dây chun buộc sang hai bên. Khiêu đồngý với mẹ, không hiểu tại sao kiểu tóc kia lại thành mốt ở đây. Khiêu không để tóc kiểu "đồng hồ báo thức" mà buộc thành túm bàn chải, như công khai tuyên bố sẵn sàng không giống ai, sẵn sàng cô đơn!
Đường Phi đi vào cuộc sống của Khiêu. Phi không để tóc kiểu "đồng hồ báo thức", không nói tiếng Phúc An, Phi để tóc dài đến độ được phép của thời ấy, để tóc ngang vai. Đường Phi tết bím lỏng lẻo, những sợi tóc xoăn xoã xuống trước trán trông yểu điệu, trễ nải nhưng rất công khai. Phi dạy cho Khiêu biết cách làm tóc lượng sóng, buổi tối trước khi đi ngủ làm ướt mái tóc phía trước rồi lấy cặp ba lá cuộn tóc thành cuộn nhỏ, sang hom sua bỏ ra, mái tóc phía trước cuộn sóng như uốn vậy, có thể giữ tóc gợn sóng cả ngày. Khiêu thử làm và quả nhiên được, nó soi gương, trông mình như búp bê, sinh động và mới lạ. Khiêu không dám làm tóc uốn đến lớp, chỉ dám triển lãm ở nhà cho Phàm xem. Phàm vui vẻ reo lên, cô dâu xấu xí, vừa đi vừa xấu, quả ớt xấu xí, vừa đi vừa chống nạnh... Phàm đọc vè của bọn trẻ ở đây bằng tiếng Phúc an, dó là câu vè bọn trẻ thưởng chế giễu những phụ nữ ăn mặc lố lăng. Đường Phi vẫn phải nghe bọn trẻ đọc như thế. Ở trường nơi Đường Phi học còn phải nghe nhiều câu vè tệ hại hơn nữa, những câu vè như thế nói cho Khiêu thì nó chết mất, nhưng với Đường Phi thì nó cười khẩy, coi khinh. Phi vênh khuôn mặt trái xoan lên nói với Khiêu, mặt tớ còn dày hơn tường gạch, để xem bọn chúng còn làm gì được tớ. Xưa nay, Đường Phi vẫn là con người cô độc, là con người tự do tản mạn nhưng lại có một sức mạnh huyền bí, sức mạnh ấy cuốn hút Khiêu, cổ vũ Khiêu vững lòng. Khi nghĩ lại những vẻ mặt bài xích và lối đùa rẻ tiền của bọn học sinh cùng lớp, Khiêu thà cùng với Đường Phi cô độc, cùng Dường Phi tự do tản mạn. Lên trung học, may mắn, Khiêu được học cùng trường với Đường Phi, cả hai càng thân thiết hơn, có dịp gặp nhau nhiều hơn.
Thời đó, các gia đình ở khu tập thể Viện thiết kế có them nghề phụ đó là đóng Tuyển tập Mao Trạch Đông. Tuyển tập in bằng giấy in từ điển, giấy rất trắng bìa ni-lông đẹp bền, công việc của các gia đình là dung chỉ ni-lông đóng những tay sách thành quyển, mỗi quyển tuyển tập được trả năm xu thù lao. Đúng ra, đây là một công đoạn của nhà in nhưng, nhưng thời đó nhu cầu về Tuyển tập Mao Trạch Đông rất lớn, nhà in làm không xuể, phải đưa ra ngoài gia công, cũng giống như hồi những năm 90 các đơn vị gia công phải đưa hàng cho các chị em thêu đan. Trong khu tập thể có một người làm ở nhà in, nhờ quan hệ quen biết nên chị em ở đây được nhận sách về đóng. Các gia đình cũng muốn có việc làm, đóng Tuyển tập Mao Trạch Đông là việc thiêng liêng hơn nữa lại có tiền. Ngoài ra, việc này cũng làm phong phú thêm cuộc sống vốn đơn điệu trong các gia đình.Khi mùa hè đến thì công việc cũng đến, trước hiên nhà, dưới bóng cây chỗ nào cũng thấy từng nhóm từng nhóm chị em ngồi đóng Tuyển tập Mao Trạch Đông. Những bà mắt kém gọi con cháu sau giờ học cùng làm, giúp các bà xâu kim, dung lưỡi cưa nhỏ rạch các đường chỉ ở gáy sách để đóng cho dễ. Trông xa, đúng là cảnh thiên hạ thái bình.
Phụ nữ biết may vá thêu thùa, phải biết. Vì mưu sinh, vì gia đình, cũng vì để kiềm chế bản năng thú tính. Để tiêu hao bớt thời gian nhàn rỗi mà cũng là để lấp đầy khoảng trống trong cuộc sống. Bởi thế, khi những chiếc xe xích lô chở đầy Tuyển tập Mao Trạch Đông vào sân, từ trẻ con cho đến người lớn đều reo vui hồ hởi. Ngay cả Phàm cũng hét tướng lên bằng tiếng Phúc An: đến rồi, đến rồi! Công việc này đâu có lien quan gì đến nó. Tại sao Phàm nhiệt tình với công việc của thiên hạ đến thế? Bởi tuổi trẻ quá nhiệt tiònh. Sau này, khi Phàm sang Mỹ rồi mới cảm thấy bực mình.
Chương Vũ không lĩnh hàng ngày về làm, cũng không cho Khiêu tham gia vào công việc ấy. Chị không muốn để con mình phải lao động, trong cốt tuỷ chị cũng xem thường những công việc như thế, khách quan mà nói là để Khiêu có nhiều thời gian tự do. Mỗi lần Khiêu đi qua chỗ những người ngồi đóng sách để tìm Đường Phi đều thấy cánh con gái cùng trang lứa hoặc lớn hơn một chút đang cùng bà cùng mẹ chăm chú vào đường kim mũi chỉ đóng những cuốn Tuyển tập Mao Trạch Đông dày cộp.
Khiêu không đóng sách quý, Đường Phi cũng khôn đóng sách quý. Cả hai cùng sốt sắng với một việc khác, cả hai đi tìm ngắm người đẹp. Một hôm Đường Phi nói chuyện với bà y tá trưởng ở bệnh viện Nhân Dân, chắc đằng ấy chưa bao giờ được thấy một người đẹp như thế. Thế là chúng đến bệnh viện nhân dân và gặp bà y tá trưởng ngay trong hành lang khoa nội. Năm đó, bà y tá chừng năm mươi tuổi, bà là người của chế độ cũa, trong chế độ cũa, bà làm y tá ở bệnh viện giáo hội, xuất thân là một nữ tu, bởi thế bị nghi ngờ là gián điệp. Lúc này bà không còn làm y tá nữa. Công việc của bà bây giờ là quét dọn hành lang và nhà vệ sinh. Bà mặc quần áo xanh đã cũ, đang dùng con dao con cạo vết bẩn trên tường. Khi phát hiện Khiêu và Đường Phi, bà quay lại nhìn chúng.
Đúng là khuôn mặt đẹp, Khiêu nghĩ, nét đẹp của thời đại trước không thể tái tạo. Nhưng ấn tượng sâu sắc nhất không phải là cái đẹp của bà y tá mà là vẻ đẹp khoan thai lặng lẽ, trong hành lang khoa nội ồn ào, tư thế ngồi khép nép ở góc tường, mặt quay vào các vết bẩn trên tường. Khuôn mặt với mái tóc điểm bạc vây quanh của bà cũng không tỏ ra buồn khổ. Điều gì đã làm bà có trách nhiệm với những vết bẩn trên tường? Là khuôn mặt đẹp, khuôn mặt ngước lên từ chân tường bẩn lại có thể điềm đạm khác thường đến thế, khiến suốt đời Khiêu không quên nổi.
Cả hai cùng ra khỏi khoa nội và đi dạo trong sân. Đường Phi nói, bà y tá là gián điệp, ngoài viẹc dọn dẹp vệ sinh còn bị đấu. Khiêu nói, bà ấy đâu giống gián điệp, đâu giống gián điệp. Đường Phi nói, tớ cũng không nghĩ bà ấy là gián điệp nhưng bà ấy đã khai báo mật hiệu lien lạc, họ có mật hiệu riêng. Cậu tớ nói vậy.
Mật hiệu thế nào? Khiêu hỏi, tỏ ra lo lắng.
Đường Phi nói, khi có người đến liên lạc, bà y tá hỏi: tấm lưới người cá từ đâu tới, đối phương trả lời: từ biển lên.
"Tấm lưới người cá từ đâu tới", giống, giống lắm. Tuy Khiêu và Đường Phi không hiểu mật hiệu của gián điệp ra sao, nhưng chúng cảm thấy mật hiệu của bà y tá rất giống với bà, bí mật lãng mạn nhưng lại âm u sợ hãi, xinh đẹp rực rỡ nhưng lại dữ dội, nó không thể không làm mọi người tập nói vài câu. Đường Phi thấp giọng hỏi Khiêu, tấm lưới người cá từ đâu tới? Từ biển lên, Khiêu khẽ trả lời.
Tấm lưới người ca từ đâu tới?
Từ biẻn lên.
Hai cô gái người hỏi người trả lời mật hiệu, hỏi không tự chủ. Rồi chúng nhìn nhau có vẻ sợ hãi, tưởng dâu trong chốc lát chúng có thể trở thành gián điệp, chúng đang trong biển chiến tranh nhân dân sục sôi. Chúng nhìn xung quanh, xung quanh không có ai, rồi chúng bỏ chạy, tưởng như mật hiệu của gián điệp ở chỗ vắng rất có thể bị tình nghi là gián điệp. Chúng chạy đến phòng khám ngoại trú của bệnh viện, ở đó đông ngưopừi. Chúng cứ lượn đi lượn lại, Khiêu vẫn chưa thoả mãn, bắt Đường Phi phải dẫn đi xem bà y tá một lần nữa.
Chúng quay lại khoa nội, bà y tá vẫn ngồi ở góc tường hành lang dung dao cạo những vết bẩn trên tường. Khiêu càng muốn ngắm bà ta nhưng lại sợ không dámđến gần, bởi mật hiệu đã chứng minh một cách rõ ràng đó là một nữ gián điệp. Khiêu thật sự sợ hãi và có phần hoảng hốt, nó thấy cứ đến xem bà thấe này cũng giống như tìm đến bà để ra mật hiệu. Bà y tá bất ngờ quay khuôn mặt điềm đạm lại và nói, tấm lưới người cá từ đau tới? Chúng trả lời tử biển lên.
Nhưng nói rồi không chờ bà y tá quay lại, Khiêu và Đường Phi rời khoa nội. Khiêu rất tiếc, khó mà tin rằng khuôn mặt điềm đạm kia của bà là giả dối. Thật ra, Khiêu không biết mật hiệu kia là do bà bịa ra.Khi bà bị đấu đến mức không chịu nổi, bà nhận tất cả, nhận như thật. Mật hiệu bà bịa ra đầy chất thơ, bà dung ý thơ để thoả mãn tính hiếu kì của mọi người và cũng để mình vĩnh viễn khoác tấm áo gián điệp.
15
Mạnh Do Do đến. Do Do khong phải là tấm lưới người cá, cũng không từ dưới biển lên mà là bạn cùng lớp với Khiêu.
Do Do lên trung học thì xảy ra một chuyện. Trong giờ ngữ văn, thầy giáo gọi nó đọc một đoạn lời Mao chủ tịch, hồi đó đọc thuộc và viết lại lời Mao Chủ tịch là một phần trong chương trình giảng văn. Đoạn nói về cách mạng: cách mạng không phải là mời khách ăn cơm, không phải là làm thơ viết văn... thì nó đứng dậy đọc "Cách mạng là mời khách ăn cơm, là..." Thầy giáo hốt hoảng bảo dừng lại, dừng lại. Nó dừng lại, nhìn lũ bạn ôm mặt cười. Thầy giáo quất mạnh roi tre lên mặt bàn, quát: cười gì, cười gì, em đọc sai lời Mao Chủ tịch rồi, biết không? Do Do gật đầu nói biết, nhưng khi thày giáo bảo đọc lại Thì nó không sao đọc tiếp được, nó sợ, sợ tiếp tục đọc sai. Thầy giáo thấy nó không làm sao dọc được liền bảo ngồi xuống, nhỡ đọc sai thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm to lớn đó? Do Do sợ lắm, một cô bé mười ba tuổi, trách nhiệm to lớn ấy thầy giáo phải chịu. Từ đấy thầy giáo không bao giưof gọi Do Do đọc bài mà cho rằng nếu nó không có tâm địa nào thì cũng là đứa kém trí nhớ.
Tan học, Khiêu và Do Do về cùng đường và nhanh chóng biết Do Do ở cùng một khu tập thể. Hồi học tiểu học chúng chưa hề quen nhau, còn bây giờ cùng lớp lại cùng một khu tập thể, Khiêu muốn bắt chuyện trước. Khiêu không xem thường bạn, bởi đọc sai chẳng có gì xấu, nhưng Do Do không cố ý, chỉ là không cẩn thận thôi. Khiêu muốn bắt chuyện trước cũng bởi Do Do nói tiếng phổ thong, nó không nói chi rứa hoặc bầy choa. Khiêu đi lên kịp bạn, nói bạn Do, chờ tớ với.
Khiêu bắt chuyện như người quen nhau đã lâu, thế nhưng trước đó chưa hề quen nhau. Do do nghe có tiếng gọi như của người quen, nó đứng lại chờ Khiêu. Mới mười ba tuổi nhưng Do Do có triệu chứng béo hoặc có thể nói đang bị béo, hoặc có thể nói đang bị béo. Nó cắt tóc ngắn, ngực nở, da trắng mịn màng, nhưng không có gì gọi là gợi cảm, có thể vì khuôn mặt không trịnh trọng trông rất thật thà.
Cả hai bắt đầu câu chuyện dường như không có gì trở ngại, không cần hàn huyên cũng không có gì quanh co, bởi cả hai đều rất thích nhau. Câu chuyện bắt đầu từ cách mạng không phải là mời khách ăn cơm... Do do nói, tớ đâu phải là đứa ngu như thầy giáo nghĩ, tuy đọc sai nhưng đằng ấy nghĩ mà xem, cứ coi cách mạng không phải là mời khách ăn cơm thì cách mạng là gì cơ chứ?
Cách mạng là gì, Khiêu cũng chưa bao giờ nghĩ, vậy cách mạng là vì cách mạng. Bây giờ khi Khiêu bị Do Do con người vẻ ngoài không có gì trịnh trọng vặn hỏi.
Cách mạng, Do Do nói, cách mạng ít ra là phải mời được khách ăn cơm và cũng phải ăn được cơm chứ!
Nhưng Mao củ tịch nói cách mạng là bạo lực cơ mà. Khiêu nói.
Đúng thế, người bạo lực không ăn thì lấy đâu ra sức để bảo lực? Do Do nói, tớ sợ đói, sợ đói lắm, khi đói ai cho tớ ăn rồi bắt tớ gọi bằng ông tớ cũng gọi.
Khiêu bật cười, cười vì long dạ trong sang, ngay thẳng, vì cách bàn luận về cahs mạng của Do Do. Do Do làm Khiêu vừa khoái chí vừa sợ vừa khoái chí. Cả hai cùng về nhà số sáu của Khiêu, Do Do quàng cánh tay mập mạp mát mẻ lên vai Khiêu. Nó nói một cách nhiệt tình: Khiêu. Tớ nói với đằng ấy chuyện này nhé, tớ ấy à, tớ chẳng trách gì bọn cùng lớp không chịu chơi với cánh mình. Tớ ấy à, tớ là con người lạc hậu, cho dù tớ cảm thấy việc tuyệt vời nhất của con người khi nhắm mắt là ngủ, việc tuyệt vời nhất của con người khi mở mắt là ăn. Cho nên đằng ấy đoán xem sau này tớ lớn lên sẽ làm gì nào? Tớ chỉ muốn làm đầu bếp. Làm đầu bếp có nhiều cái ăn ngon, suốt ngày không mời khach thì cũng ăn ngon. Có một bộ phim tên là thỏa mãn chưa, đằng ấy xem chưa? Phim về người đầu bếp. Rồi tớ sẽ được đội cái mũ trắng cao của người đầu bếp cho xem. Đằng ấy không được nói với ai đâu nhé, tớ biết đắng ấy sẽ không nói với ai.
Do ơi, tớ thấy đằng ấy thong minh và đáng yêu quá! Khiêu thầm nghĩ. Khiêu không nghĩ mình lớn lên sẽ làm đầu bếp, nhưng thích ăn chẳng kém gì Do Do, về điểm này có thể nói Khiêu và Do Do ý hợp tâm đầu. Nhưng Khiêu không nói ra một cách thẳng thắn, rõ ràng như thế được, lại còn thối nát nữa chứ! Khi cách mạng là bạo lực thì ở đây ta lại bàn chuyện ăn uống, đầu bếp với mũ trắng.. đó là cách sống thối nát, thối nát của giai cấp tư sản. Khiêu vừa phê phán mình mình nhưng lại không có cách nào để phản bác lại lý lẽ của Do Do. Khiêu rất thích, rất thích cùng Do Do giấu giếm cái thối nát, cùng Do Do nếm thử cái thối nát. Cả hai không nỡchia tay nhau, tuy Do Do ở nhà số hai, cùng nhà với Trần Tại, chỉ cách ba nhà đến nhà số sáu nhưng vẫn thấy lưu luyến. Sự lưu luyến không nỡ chia tay như thế suốt cuộc đời Khiêu không hề trải qua.
Do Do mời khách, một ngày đầu đông, sau khi tan học, Do Do mời Khiêu đến nhà ăn cơm ngày chủ nhật. Bố mẹ Do Do cũng ở nông trường Vĩ Hà như bố mẹ Khiêu, ngày thường nó sống với bà ngoại. Gần đây dì nó sinh con bà ngoai phải đến trông giúp, chỉ một mình ở nhà.
Ở nhà một mình hạnh phúc đến chừng nào, trước hết nó không phải trả lời những chuyện vừa lẩn thẩn vừa rắc rối của bà. Bà ngoại thích nghe đài, còn nó thì nghe không hiểu. Đài toàn nói những chuyện lãnh đạo tiếp ông này bà nọ, "buổi tiếp diễn ra trong bầu không khí thân", bà ngoại cứ hỏi: Do ơi, thân mật mà chỉ có bảy phát thôi cháu? Bà còn nghe "Ních-xơn" nhầm thành "một cây hành" lại hỏi: Do ơi, cái nhà ông lớn thế mà tên là "một cây hành" là nghĩa làm sao? Còn lúc này thì tuyệt vời, bà đã sang nhà dì, Do Do mặc sức, một mình chiếm cả cái bếp.
Thời đó người Trung Quốc ăn uống giản đơn, kham khổ, bếp núc thì cổ hủ, chắp vá. Do Do trời sinh thích ăn uống, nhưng không lấy đâu ra miếng ngon, trong túi lại không có tiền. Nhưng khi trong túi lại không có tiền. Nhưng khi trong túi có được một đống nó cũng mời bạn đến ăn tiệc.
Nó mua năm hào thịt lợn, lột bì đem luộc nhỏ lửa, luộc cho bì nhừ ra, nước chấm đặc sánh, cho thêm xì dầu, hành trộn đều làm nước chấm bì lợn. Đó là món thứ nhất, bì lợn luộc.
Còn thịt thì thái ra, tẩm mắm muối, rán lên (vì ít mỡ nên miếng thịt cháy đen) thành món thịt rán, khi ăn chấm với muối tiêu.
Nó lục tìm trong bếp được một ít, mộc nhĩ hoa vàng, bóc ra, xào với thịt nạc, lại thêm một món nữa.
Nó muốn làm bốn đĩa một bát, lại bỏ thêm hai xu mua bánh sơn tra thái nhỏ cùng với củ cải, củ cải trắng, sơn tra đỏ lẫn vào nhau, nhìn cũng đã thấy thèm. Nó nấu thêm bát canh tôm, thế là có mâm cơm. Bữa cơm đãi khách chỉ mất cónăm hào hai xu. Để tạo không khí, nó nướng thêm một ít miến, những sợi miến nở trắn, vừa xốp vừa giòn, khác nào những món thịnh hành thời đó.
Khiêu đến dự tiệc còn kéo theo cả Đường Phi. Do Do thấy hết sức vinh dự đã mời được một người đẹp như Đường Phi. Nó nhận ra rằng, những món ăn ngon này làm cho người đẹp, chỉ có người đẹp mới xứng đáng được ăn những món ngon thế này.
Ba người cùng thưởng thức tài nghệ của Do Do. Đường Phi đề nghị cùng uống tí rượu, lấy nước trắng làm rượu. Khi mọi người biết Do Do làm bữa cơm thịnh soạn như thế chỉ mất có năm hào hai xu thì vô cùng phục tài nấu nướng của Do Do, một thiên tài có thể biến thối nát thành thần kì. Đường Phi uống rượu, ăn món bì lợn, củ cải, nhai miến nướng giòn tan, ăn uống no nê, "say" lơ mơ. Do Do và Khiêu vực Đường Phi vào giường nằm. Đường Phi nằm nghiêng, tay gối đầu và nói, Do Do tốt quá, tớ muôns chết ở nhà đằng ấy lắm! Lúc này Đường Phi mới đẹp làm sao, đẹp như một nàng công chúa hoặc như một bà hoàng, Khiêu và Do Do ngồi cạnh giường như Đường Phi.
Khi trên bàn ăn không còn một thứ gì, cả hai lại bàn đến thực đơn bữa tiếp theo. Khiêu khoe, bố tớ biết làm bánh ngọt tiểu tuyết cầu rán nhé. Do Do nói, cái gì, cái gì, bánh tiểu tuyết cầu? Tuyệt quá, mới nghe mà đã thấy ngon, các cậu nghe nhé, tiểu tuyết cầu! Do DO bắt Khiêu phải giải thích tận tường cách làm, nhưng Khiêu không biết rõ lắm, đành khất để về giở sách ra xem.
Bánh tiểu tuyết cầu kích thích mọi người, kích thích nhiệt tình của Khiêu. Ở nhà không có sách cũ nào để xem, nhưng Khiêu nhớ ra khi dọn nhà từ Bắc Kinh về, mẹ giữ không muốn bán cũng không muốn vứt bỏ mấy cuốn tạp chí phụ nữ Liên Xô cũ. Phụ nữ Liên Xô giới thiệu nhiều món ăn, kiểu đan áo len, kiểu tóc, kiểu trang phục, Chương Vũ học được nhiều kiểu đan áo len trong đó. Chị thích nhất là các kiểu áo len, các món ăn chị không thích. Mỗi lần lễ tết chỉ có chồng giở Phụ nữ Liên Xô ra sáng tạo món ăn. Anh đã thành công với món bánh tiểu tuyết cầu rán, một quá trình như ảo thuật, Khiêu không làm sao quên được. Khiêu về lật giở ra xem, nhân lúc mẹ vắng nhà. Nhất định mẹ đến bệnh viện nhân dân với bác sĩ Đường, Khiêu cũng ít chú ý đến mẹ hơn. Điều này tuyệt nhiên không phải chấp nhận bác sĩ Đường mà vì nó có bạn mới.
Nó tìm trong tạp chí Phụ nữ Liên Xô, Phàm mới học lớp một cũng giúp chị, cuối cùng Khiêu đã tìm ra. Khiêu biết loại tạp chí này đang bị thời đại loại bỏ, nếu bị phát hiện sẽ bị tịch thu. Bởi thế nó phải cảnh giác như người hoạt động bí mật. Khiêu gói những cuốn tạp chí vào một tờ báo, thận trọng giấu vào cặp sách, kéo em gái sang nhà Do Do.
Vừa vào nhà, Khiêu ra hiệu cho Do Do cài cửa lại. Cài cửa xong, Do Do rón rén ngồi lên ghế chờ Khiêu lấy từ trong cặp ra những cuốn tạp chí, lật giưor một trang trong đó, đọc từng chữ từng câu: "Sau bữa ăn những ngày nghỉ, tốt nhất nên có món điểm tâm ngon miệng, đẹp mắt và dễ tiêu như bánh tiểu tuyết cầu rán.
Trứng gà đánh với đường, acid citric rồi dùng thìa đã nhúng nước lạnh múc từng thìa trứng đã đổ từ từ vào sữa đang sôi, không để nó dính vào nhau. Trứng gà đánh với acid citric cùng với sữa sẽ tạo nên tác dụng phụ, hút sữa, biến thành quả tuyết cầu nhỏ. Đun sôi những quả tuyết cầu trong ba phút, dùng thìa, vớt nhẹ để lên sàng thưa, chờ cho tuyết cầu khô hẳn rồi đặt vào đĩa có sẵn nước đường, không để dính vào nhau.
Cách làm nước đường: cho lòng đỏ trứng gà đánh với đường trắng, cho vào một thìa bột mì, đổ vào sữa bò đun sôi, vừa đun vừa quấy đều cho đến khi đặc sánh là được. Sau đó cho hương liệu, quấy đều để nguội.
Làm cho bánh tiểu tuyết cầu cần hai quả trứng gà, ba mươi gam đường, một gam acid citric, hai trăm gam sữa,. Làm nước đường cần một trăm gam sữa, một trăm gam đường trắng, một lòng đỏ trứng gà, hương liệu vừa đủ".
Khiêu đọc, Do Do ngồi nghe chăm chú, tuy trong đó có nhiều thứ Do Do không biết như hương liệu, acid citric... nhưng nó có cảm giác thiên bẩm về các món ăn. Cái cảm giác đó kích thích khứu giác, vị giác, xúc giác, nó cho rằng bánh tiểu tuyết cầu ấy thơm ngậy, mềm, ngon miệng, mà các món bì lợn, thịt rán không thể nào so sánh nổi, chúng không cùng một đẳng cấp, không cùng một thé giới. Nhưng nó không sợ, nó tin sẽ làm được. Do Do vội tìm hiểu một gam là bao nhiêu, nó nghĩ người làm phải chú ý từng chi tiết cụ thể. Còn những thứ gì chưa có? Do Do không uống sữa, trứng gà, đường, bột mì thì ở nhà đã có. Khiêu nói, thế thì có thể làm được nhà tớ có acid citric, hương liệu; sữa bò thì tớ với Phàm mỗi ngày uống nửa lít, nhưng để làm bánh cánh tớ không uống nữa. Làm một mẻ tiểu tuyết cầu chỉ cần nửa lít sữa là đủ, trong sách nói chỉ cần ba trăm gam thôi mà. Ba trăm gam chưa đến nửa lít, Phàm đồng ý không?
Phàm vừa rồi cùng đến với chị, gật gật đầu, nó biết không uống sữa cũng chẳng thiệt, bởi các chị phải mời nó ăn tiểu tuyết cầu.
16
Tạp chí Phụ nữ Liên Xô, tạp chí Phụ Nữ Liên Xô bản tiếng Trung Quốc đã lối thời nhưng nhiều người không nỡ bỏ, trong một thời gian dài trở thành món ăn của Khiêu, Đường Phi và Do Do.
Chúng lấy nhà Do Do làm nơi tụ tập, đọc, tập sịư không biết chán. Có sự giúp sức của Khiêu, Do Do thành công trong món tiểu tuyết cầu. Cả bọn cảm động đến rơi nước mắt khi những cái đầu chụm vào nhau bên bếp lửa, nhìn những thìa trứng gà đổ vào sữa đang sôi biến thành những viên bánh. Chũng thấy mình như đang đưáng trên vạch xuất phát mới, trên cạch xuất phát đó đang chứng tỏ mình là những nàh đại nghệthuật, đại nghệ thuật chứ không phải tài vặt nhé! Bọn chũng xúc từng thìa tiểu tuyết cầu cùng với nước đường cho vào miệng, nếm thử, thừa nhận bánh rất tuyệt. Chúng ăn rất có cảm tình với bánh, và những chiếc bánh cũng có cảm tình với người làm. Bánh làm thơm miệng, ấm dạ dày, hương vị nồng nàn bảo với chúng cuộc sống có thể đẹp thế đó. Do Do thì quyết không trở lại con đương miến nướng, thịt rán, ý nó định làm các món ăn theo tạp chí Phụ nữ Liên Xô.
Khiêu hợp sức với Do Do, cung cấp vô tư những thứ có thể có, những thứ mà Khiêu giấu mẹ như bột cà-ri, nhục quế, lá thơm, hạt tiêu trắng, tương pứt, bột cà chua, acid citric, hương liệu... những thứ rất có tác dụng ở nơi chúng tụ tập. Chúng cũng không mua lặt vặt bằng những đồng tiền lẻ, mà góp nhặt từng xu, gom góp được kha khá chúng lại bảo nhau đi mua thịt, mua cá, mua trái câyu, trứng gà,dường trắng. Phụ nữ Liên Xô làm cho cả thể xác và tâm hồn chũng lắng xuống, không còn để ý gì đến bài vở và nững giờ lao dộng nặng nhọc, sau giờ học chúng vẫn phải đi đào hầm phòng không, làm cái việc đất cát mà chẳng hiểu để làm gì. Về đến nhà bùn đất lấm lem, chúng rửa tay chân rồi vội vã sang nhà Do Do, ở đấy có Phụ nữ Liên Xô dang chờ.
Chúng nghiên cứu ón thịt nướng kiểu Armenia:' thịt lợn xay trộn với trứng gà, hạt tiêu, hành rồi dàn mỏng, rắc bột, bôi them long đỏ trứng gà, rắc vụn bánh mì, bỏ vào lò nướng từ mười đến mười lăm phút; tưới nước xốt cà chua lên; cách làm nước xốt như sau: đun sôi nước dùng và cà chua, cho mì chính, muối, và một ít bột mì hoặc nước lọc. Bày thịt nướng đã chín lên đĩa, tưới nước sốt lên là được.. Không có lò nướng, Do Do có sang kiến rán thay nướng, cho mỡ vào chảo, rán lửa nhỏ cũng rất thơm.
Lại còn món dưa chuột Tbilixi, cá tẩm rượu Italia, cuốn Hungary, xúp đỏ Ucraina, thịt nhồi cà chua Quảng Đông và "thịt rán xanh" Hàng Châu. Chúng thấy nhiều món gấn với món ăn Trung Quốc được phụ nữ Liên Xô giới thiệu. Với các món ăn thịt thú rừng chúng chỉ còn biết thưởng thức trên các trang báo, bởi không có cách nào tìm được thịt thú rừng. Thế là chúng vẽ hình chế nhạo các trang minh hoạ trên báo: một con thú rừng (thỏ chẳng hạn) một tay cầm dao, một tay cầm nĩa đang giới thiệu cho bạn đọc biết cách làm các món ăn, khác nào bảo với mọi người thịt mình để làm các món ăn ngon.
Thỉnh thoảng chúng cũng làm thử các món điểm tâm, Bánh ngọt Nga, bánh mật, thịt bò hầm ca-ri... một số món cần một loạibơ dặc biệt, chúng phải theo hướng dẫn của báo để chạy đi khắp nơi tìm nguyên liệu như bơ tươi, gelatin, trứng gà, đường trắng, mạch nha, hương liệu... những thứ đó trộn với nhua, đánh cho tơi xốp thành bơ đặc biệt. Bơ tươi, gelatin, mạch nha là thứ khó tìm, các cửa hang thực phẩm ở Phúc An không có bán. Do Do bỗng nhớ ra, hồi tiểu học có một bạn mẹ làm ở nhà máy thực phẩm, vậy là nó tìm đến nhờ. Mẹ của bạn nói, nhà máy có những thứ đó, nhưng hỏi để làm gì? Do Do nói, bà ngoại ốm, thầy thuốc bảo cần phải ăn ba thứ đó, ít thôi, mỗi thứ một ít. Một ít cũng phải mua, vì nhà máy là của nhà nước. Do Do bỏ ra một khoản tiền kha khá, một đồng bốn hào để mua bơ tươi, getalin, mạch nha. Do Do và Khiêu thay nhau đánh bơ tươi, dung đũa đánh như thẻ dánh trứng gà. Đó là việc làm hết sức vất vả, nhiều năm về sau nghĩ lại, thấy đánh những thứ đó thật không dễ dàng, để đánh những thứ hiếm hoiấy cho tới trắng thật chẳng khác nào năm mơ giữa ban ngày. Nhưng Do Do khuyến khích, Khiêu đánh gần một tiếng đòng hồ, mỏi nhừ hai cánh tay, mắt hoa lên, những chất keo dính dẻo ấy trong cái bát cũng trở nên thơm phức.
Có hình minh hoạ trong mục Bếp núc gia đình cũng làm Do Do thích thú, thật ra là dung mấy lại trái cây và rau xanh để tạo hình. Trên báo viết như này: Thức ăn bạn làm vừa phải ngon vừa đẹp mắt,. Dưa chuột, đậu Hà Lan, trứng gà luộc thái khoanh, hành tươi và cà chua có thể làm được món ăn trông rất đẹp mắt. Dầu thu có rát nhiều rau, bạn có thể làm nhiều món vừa ngon vừa đẹp. Dướiđây là món của Vladimia Liakuxkin đầu bêps của nhà hang Metropole, Maxcơva.
Món thứ nhất, xa-lát ngày hội: chim thịt rừng thái mỏng, luộc chin, đậu Hà Lan, súp lơ cuốn cần, hành tươi và cà chua có thể làm được món ăn trông rất đẹp mắt. Đầu mùa thu nhiều rau, bạn có thể làm nhiều món vừa ngon vừa đẹp. Dưới đây là món của Vladimia Liakuxkin đầu bếp của nhà hang Metropole Maxcơva.
Món thứ nhất, xa-lát ngày hội: thịt chim rừng thái mỏng, luộc chin và thái hạt lựu khai tây, đậu Hoà Lan, súp lơ, cuống cần, dưa chuột và cà chua thái mỏng, trộn đều các thứ đó với nhau, nêm muối tưới nước màu lên (dầu thực vật trộn với long đỏ trứng gà, cho them mù tạt và giấm tuỳ khẩu cị, trộn kĩ là được), như thế đã có mõna-lát. Cách bày xa-lát lên đĩa: xa-lát dể trên đĩa theo hình tháp, tưới nước màu lên, cắt bỏ đầu quả ớt bỏ vào giữa đĩa xa lát, bên them để them một quả chà là hoặc mọt quả mận, chung quanh đĩa xa-lát đặt them những miếng táo cắt hình răng cưa và dưa chuôth thái mỏng, them một vài quả chà là và phủ lên vài ngọn rau xanh.
Món thứ hai, táo nhồi: khoét ruột táo tạo thành cái vỏ, gioóng như một cái cốc: táo, dưa chuột thái hạt lựu trộn với củ cải thái nhỏ đã luộc chin, trộn với đậu Hoà Lan và rau xanh, tưới nước màu lên rồi nhồi vào bụng quả táo và rau xanh đã moi ruột; chung quanh đĩa táo nhồi dặt them vài ngọn rau xanh, chanh thái lát, ớt thái khoanh.
Món thứ ba, làn rau: khoét ruột những quả dưa chuột lớn, tạo thành hình bầu dục giống cái làn, bên trong có thể để thức ăn nguội; quai làm bằng hành tươi. Chung quanh làn bày them những ngọn rau xanh, phía trên có them vài miếng dưa chuột hoặc củ cải thái hạt lựu.
Do Do nghiên cứu ba món ăn trên, món thứ nhất chỉ ao ước chứ không làm nổi, lấy đâu ra thịt chim rừng, quả chà là, với lại cách làm cũng phức tạp, như làm xiếc vậy. Món làn rau thì có thể, dưa chuột, hành với các loại rau không khó tìm, nó bắt đầu tỉ mẩn với món này.
Trong nấu nuớng, Khiêu thuộc loại không thích cầu kì công phu. Khi đã trưởng thành, mỗi lần thấy trên bàn tiệc có những con công, hoa lá được tỉa bằng củ cải hoặc trái cây, trứng muối làm thành hình những con cá vàng, Khiêu thấy không cần thiết, nguời đầu bếp không cần mất nhiều công sức hoặc đó không phải là con đường trong nghề nấu nướng. Bởi thế, Khiêu không giúp Do Do làm món " làn rau" tuy Do Do phải dung dao con gọt bút chì để tỉa tót quả dưa chuột.
Đường Phi có cái thú riêng, lật tờ báo Phụ nữ Liên Xô để xem mục thời trang.
" Loại áo này dung vải in hoa vàng để may, không cúc, tay liền. Váy may bằnglụa màu bột đậu, lót áo cùng dung loại vải này."
" Đầm, áo bó sát người, dài quá eo một ít."
" Len kẻ trắng xanh may đầm, tay nối, váy xếp li theo đường kẻ của vải."
"Áo bơi thuyền, áo trong không tay, quần may bằng vải chống nước màu xanh đậu Hoà lan, áo ngoài bằng vải kẻ ba màu xanh, trắng, đen".
Đường Phi tham lam thưởng ngoạn những mẫu trang phục trên báo, thấy kiểu nào cũng đẹp. Nhất là áo bơi thuyền lần đầu tiên Phi được thấy trên báo Phụ nữ Liên Xô. Thì ra bơi thuyền cũng có trang phục riêng, nó làm cho môn này trở nên chuyên nghiệp và lãng mạn hơn. Đường Phi nói cảm nghĩ của mình, Khiêu cũng nghĩ vậy. Vào cái thời quần áo nam nữ không phân biệt thì những thứ đó thật xa xỉ, quá xa xỉ. Chúng ngắm nhìn đến ngây dại những mẫu trang phúc, cứ muốn lấy ra từ các trang báo mặc lên người. Có một bộ lễ phục gọi là Đêm Cairo, vai để trần, eo thắt nhỏ, chân váy xèo rộng. Đuờng Phi rất muốn lấy làm mẫ. Phi đặt cuốn hoạ báo xuống, ra cửa lấy cái áo mưa đen treo trên đó, áo mưa của bố Do Do.
Phi cầm áo mưa vào nhà vệ sinh, khi quay ra Phi trởthành Đêm Cairo: hai bím tóc buộc cao, để trần hai cánh tay mịn màng, cái áo mưa được Phi kẹp dưới nách, che vùng ngực, lộ hai xương bả vai tuyệt đẹp, hai tay ôm chặt ngực áo, bởi bỏ ra thì cái áo mưa dơi xuống đất. Ôi, Đêm Cairo, Khiêu và Do Do cùng vỗ tay hoan hô. Đúng lúc đó Phi bỏ tay ra, tấm áo mưa tuột xuống, Phi loã thể ngay trước mắt các bạn. Có thể Phi không cố ý, mà muốn để những cặp mắt trong sạch của Khiêu và Do Do được trông thấy cơ thể đã chin, cơ thể biết nhiều hiểu rộng hơn hai bạn. Cơ thể của Đương Phi có biết bao nhiêu điều bí ẩn mà chúng không thể biết. Do Do kêu lên, Khiêu cười to, Đương Phi cũng cười và ung dụng mặc áo quần rồi trang điểm trước bữa ăn cho hai bạn. Cũng thật đơn giản, chỉ cần tô son cho làn môi. Phi lấy mảnh giấy đỏ nhúng nước, bảo hai bạn mím môi ngậm lại, màu đỏ của giấy in vào môi. Chỉ thoáng lát, khuôn mặt trở nên hồng hào, trông có chút lẳng lơ. Với cặp môi đỏ chúng ngồi vào ăn, lúc nói cũng điệu đà, khách sáo. Cho mình xin ít xúp đỏ Ucraina, Khiêu nói với Do Do. Do Do lấy thức ăn cho bạn cũng rất ân cần, trên đầu đội cái mũ đầu bếp xếp bằng giấy. Đương Phi lại muốn ăn món dưa muối kiểu Tbilixi, lúc này hai ngón tay Phi kẹp điếu thuốc lá, điếu thuốc lá thật. Chúng ăn uống, lại nghĩ đến kể chuyện. Khi bụng đã no nê, tinh thần cũng cần được bồi dưỡng. Việc kể chuyện Khiêu đảm đương phần lớn.
Khiêu nhìn Do Do, nhìn Đương Phi. Ôi, bên trái là một cô đầu bếp tuơi tắn, bên phải một thiếu nữ xinh đẹp, Khiêu ngồi giữa hai mĩ nữ để thưởng thức mĩ vị, đảm đương việc kể chuyện là phải ngồi, xếp đặt như thế rất hoàn chỉnh, Khiêu không muốn gì hơn. Khiêu bắt đầu kể một truyện ngắn đăng trên Phụ nữ Liên Xô, số báo có món " làn rau", câu chuyện thế này.
Thật ra, đây chỉ là câu chuyện đơn giản. Ở vùng ngoại ô có một cô gái tên là Giênia giận nhau với chồng chưa cưới là Misa, Misa mất cả ngày cũng không làm Giênia vui lên được. Lúc thì anh ta trò hề, lúc lại kể chuyện vui, lát sau lại hát một bài gì đó, bài hát mà Giênia thích nghe, nhưng Giênia vân ngồi ôm mặt. Thế là, khi hai người vào một cửa hang ăn, Misa cố tình nói chuyện, cười đùa với một cô gái ngồi bên cạnh, cười đùa cốt để Giênia nổi cơn ghen. Câu chuyện chỉ có thếm Khiêu đã kể xong. Vừa kể, Khiêu vừa thấy không có ý nghĩa gì chỉ hay ở chỗ ghen, Khiêu không có cảm tình gì với câu chuyện: một thanh niên yêu một cô gái mà anh ta phải phát ghen. Người con gái kia ghen chứng tỏ cô ta yêu anh, coi trọng anh, một thanh niên có lúc phải dung phương pháp đảo ngược, tỏ nhiệt tình với một cô gái khác để bày tỏ tình yêu với người mà mình yêu. Biện pháp đảo ngược là để kiêmr chứng tình yêu, biện pháp " ghen" kiểu Misa có sức hấp dẫn không rõ rang đối với Khiêu, Quan hệ nam nữ thật rắc rối như tơ vò, vậy ghen có ý nghĩa gì nhỉ?
Ghen và làm người khác ghen rất mất thời gian và tâm trí, ghen là tình cảm tinh tế khắc nghiệt, sắc lạnh hoặc kèm theo chút ngu ngốc nguyên thuỷ, tình cảm của thời đại máy hơi nước. Những năm chin muơi ghen không còn đất sống, những năm chin mươi tất cả đều mang bộ mặt vội vã, vội vã cười, vội vã trò chuyện, vội vã yêu, vội vã thất tình, và cũng vội vã tạo khí thế quyết đấu. Những năm chin mươi là thời đại không còn tình địch, khi đã trưởng thành Khiêu nghĩ vậy.
Những năm chin mươi không còn thời gian để ghen, không còn tình địch thì ghen với ai cơ chứ?
Hồi đó, những năm bảy mươi, con gái phải dùng giấy đỏ để tô môi son, thì còn nói nhiều đến ghen tuông.
Do Do có ghen không?
Khiêu có ghen không?
Đường Phi có ghen không?
Đường Phi nói, tớ không ghen, nhưng sẽ làm cho chúng nó phải ghen vì tớ.
17
Đường Phi tỏ ra khác thường, rất khác thường. Trong lúc Khiêu nói chuyện mình có biết ghen không thì Phi lại bảo phải làm cho người khác ghen vì mình; khi Khiêu tỏ ra thích thú cuộc sống trên phim ảnh, muốn được sống như trong phim ảnh, thì Phi nói mình đang sống như trong phim rồi.
Mình đã sống như trong phim ảnh rồi.
Mình đã sống như trong phim ảnh, thật là to gan, ngang tàng, trên đời này không có gì làm Đường Phi phải sợ. Những người con gái có người yêu, phải chăng đều ngang tàng, bất chấp tất cả như Đường Phi?
Phi thích con trai, Phi thích con trai thích mình. Phi mười lăm tuổi đã có bạn trai, một học sinh lớp mười hai cùng trường có biệt danh "đội trưởng giày trắng". Dưới trướng tay này có mấy đệ tử, chúng đều cạo trọc đầu, đi giày đá bóng trắng, thường xuyên ăn mặc như nhau, rất quậy phá trong trường, chống lại các thầy giáo, cô giáo, cố ý gây rối xã hội, lập băng đảng đánh nhau. Người ta gọi chúng là "đội giày trắng".
Đội trưởng giày trắng kết thân với Đường Phi theo phương thức bắt cóc. Một buổi tối, Đường Phi trên đường về nhà, hắn và mấy đệ tử dùng xe đạp đi chậm kèm Phi, Phi không thể bỏ chạy và buộc phải theo bọn chúng. Đường Phi vờ bình tĩnh, biết rằng đang bị mấy thằng học sinh trung học đi theo. Tuy bọn chúng đi xe đạp rất chậm nhưng uy hiếp Phi rất mạnh. Chúng đi chậm để cảnh cáo Phi, đừng chạy, chạy không thóat đâu, chân chạy không thể nhanh hơn bánh xe được. Phi không chạy, cố tình đi thật chậm, Phi liếc nhìn tay đội trưởng giày trắng, đầu trọc lóc, vạm vỡ, tưởng như nghe được tiếng thở gấp gấp của hắn. Trong trường hắn là nhân vật mà ai cũng phải kiềng, học sinh nữ trông thấy hắn đều phải cúi đầu lảng tránh, tưởng như hắn sắp nhảy xổ đến đè lên người. Hắn chưa đè lên ai bao giờ. Thấy Đường Phi hắn thực sự muốn vậy. Đường Phi đi thật chậm, không hề hay biết sẽ xảy ra chuyện gì, nên không sợ lắm. Không biết sẽ xảy ra chuyện gì, nhưng lại có cảm giác nếu xảy ra chuyện gì thì cũng trong dự đóan. Hắn thở gấp gấp cũng làm cho trống ngực Phi đập lọan cả lên, tim Phi như báo động sắp có chuyện, nhưng Phi không biết, không rõ chuyện gì. Sắp đến bệnh viện Nhân Dân, đèn đường đã sáng, bóng cây che tối vỉa hè. Trên vỉa hè, bọn chúng vòng xe lại, vây lấy Phi. Hắn nói với Phi, nào, lên đây anh đèo về.
Tiếng hắn không tỏ ra hung dữ, Phi nghiêng người ngồi lên xe của hắn. Bọn chúng dàn hàng ngang phóng như điên, hắn nói thật to với Phi đang ngồi sau xe, ôm lấy anh! Phi ôm lấy eo chắc nịch của hắn, cảm thấy ù tai, hoa mắt. Đây là lần đầu tiên Phi ngồi ôm eo một người con trai, một người con trai xa lạ, Phi thấy mình suồng sã mà không biết ngượng. Nhưng Phi bằng lòng suồng sã như thế, bằng lòng không biết ngượng, xe phóng như điên, tốc độ phi thường, và cặp giò khỏe mạnh của người đạp xe làm cho Phi bất ngờ vui mừng, làm cho Phi như không hề hay biết lại như biết rõ niềm vui. Không như thế thì có thể như thế nào, không như thế thì có thể như thế nào? Xưa nay Phi vẫn buồn tẻ đến cùng cực, buồn tẻ cùng cực từ lâu rồi.
Chúng phóng xe đến một khu nhà xám xịt, bọn đệ tử đứng lại. Đội trưởng giày trắng đưa Phi lên gác. Hắn dùng chìa khóa mở cửa, vào nhà rồi khóa cửa lại và cũng không bật đèn. Thế rồi hắn ôm chầm lấy Phi, đẩy Phi đi lùi về phía sau. Hắn đẩy Phi đi qua một dãy hành lang, qua nhà vệ sinh, đẩy Phi vào một căn buồng hẹp, dồn Phi vào một góc tường. Tim Phi đập thình thịch, hơi thở của hắnphả vào mặt Phi gây nên sự kích thích khó tả. Phi tưởng chừng bị tức thở, cố nói, nói để kiềm chế tức thở. Phi nói, anh làm cái trò gì thế này?
Hắn ép mạnh Phi vào góc tường và nói, anh làm tính với cô em! Mẹ kiếp, thấy em là... em biết rồi đấy, anh muốn làm tình với em từ lâu rồi, em nói đi, em muốn không... Hắn vừa nói, vừa tìm miệng Đường Phi, nhưng Phi cứ lắc đầu lẩn tránh. Những lời tục tằn dâm đãng của hắn phun ra cứ như những cái gậy quật mạnh vào đầu Phi, nhưng Phi vẫn đủ tỉnh táo để bảo vệ làn môi. Ngay cả Phi cũng khó tin cái miệng, trước đó và về sau, suốt đời Phi không để người đàn ông nào chạm đến.
Hắn giữ chặt lấy đầu Phi đang lắc mạnh, Phi nắm lấy tay hắn dúi vào ngực mình, quả nhiên hắn không còn tìm miệng Phi nữa, hai tay hắn bắt đầu cởi áo Phi. Với đàn bà hắn chưa phải là tay lão luyện, hắn cứ lúng túng làm tung áo Phi. Cuối cùng hắn cũng mò được vào bầu vú nhỏ nhắn, cứng rắn và nóng ấm của Phi, hắn bóp lấy bóp để làm Phi đau đớn kêu lên. Hắn không còn chịu được nữa, hắn đẩy Phi đến bên giường và vật Phi xuống. Hắn vừa cởi quần, vừa nói không sao, không sao, đây là giường của hai cụ bô, hai cụ không có nhà. Hắn cởi xong quần liền mò mẫm trong bóng tối để cởi quần Phi, nhưng hắn không ngờ Phi đã cởi sẵn, hắn đưa tay sờ cặp đùi đầy đặn của Phi đang khẽ rung lên. Không vì Phi cởi sẵn quần mà hắn xem thường, về sau hắn cũng không bao giờ xem thường Phi, ngược lại còn rất cảm kích. Với đám con gái vờ vịt nửa thích nửa không thì hắn thích cái đến thẳng, đi thẳng của Phi hơn, đáng tiếc hắn mới mười tám tuổi nên không hiểu quý trọng là gì.
Lúc đó Phi thực sự thèm muốn, bị hắn dụ dẫn hoang dã và kích động mạnh mẽ, tòan thân Phi cương lên, đón nhận sức nặng và cái cứng rắn thô bỉ không biết kiêng nể là gì của hắn làm Phi đau đớn đến tóat mồ hôi. Phi không biết yêu là gì, mà xưa nay Phi đâu có yêu cái gã đội trưởng giày trắng này. Phi cũng có phần bằng lòng để hắn đối xử như thế, điều tưởng như có thể hư hỏng đến tận cùng đồng thời cũng có thể làm Phi ngẩng cao đầu đến cực điểm.
Cả trường đều biết quan hệ giữa Phi với gã đội trưởng giày trắng, bởi thế Phi thản nhiên ngồi sau xe và ôm eo hắn, hút thuốc với hắn, thuốc lá Cự Luân một hào bảy xu một bao. Cánh bạn gái trong lớp mặc Phi, bọn chúng đồn Đường Phi là một con hồ li tinh, có cái đuôi dài dấu trong quần. Nhưng về mùa hè, mùa hè thì dấu cái đuôi ấy vào đâu? Có người vặn hỏi. Người tung tin nói, cái đuôi của nó có thể biến hóa to nhỏ, mùa hè thì biến nhỏ lại, cất gọn gàng vào thắt lưng quần. Bởi thế bọn con gái theo Phi vào tận nhà vệ sinh nhìn trộm đầy ác ý va tỏ ra sợ hãi, những mong nhìn thấy cái đưôi của Phi dấu kín trong quần.
Cánh bạn trai cùng lớp cũng mặc Phi, có bạn ở cùng khu nhà dán lên tựa ghế của Phi mảnh giấy có ba chữ "đứa con hoang." Khi Phi quen với gã đội trưởng giày trắng rồi mới nhớ lại chuyện đó, Phi bảo đội trưởng giày trắng sai lâu la đệ tử đánh cho anh kia một trận, đánh gãy một cái răng cửa, từ đó không dám trêu chọc Phi nữa. Phi không bị trêu chọc, Phi bị cánh bạn gái ghen tị, cánh bạn trai rất sợ Phi.
Phi tiếp tục sai khiến "người tình" làm những việc khác nữa. Một hôm, Phi làm cho Khiêu và Do Do bất ngờ. Phi sai đội trưởng giày trắng ban đêm đến nhà ăn của trường học ăn cắp thực phẩm. Bọn chúng đi ăn cắp thật, ăn cắp được một chai dầu, mấy cân cá hố mặn, nửa bao bột Phú Cường, ba chục trứng gà và một ít hạt tiêu, gia vị. Phi dẫn đầu bọn đàn em cưỡi xe đạp rần rộ đưa những thứ đó đến nhà Do Do. Khiêu và Do Do vui sướng cứ thế mà lăn lộn trên giường, chúng nâng niu trứng gà, ngửi gia vị, lấy ngón tay vê vê bột mì, ôm chai dầu mà không muốn bỏ ra. Vào cái thời trứng gà, dầu ăn phân phối theo tem phiếu thì đúng là chúng phát tài, phát tài to, trở thành địa chủ, địa chủ cũng chỉ đến thế là cùng. Do Do nhón một ít bột Phú Cường để vào lòng bàn tay, tuyên bố sẽ làm bánh sa-xi-ma với trứng gà. Đường Phi nói, các bạn làm mà ăn, tớ không tham gia đâu, tớ với hắn còn có việc. Nói xong rồi đi, Khiêu và Do Do ra tiễn Đường Phi và gã đội trưởng giày trắng, nhìn Phi ghé ngồi sau xe, ôm eo hắn. Mỹ nhân và "anh hùng" song song cưỡi xe đạp rùm beng qua con đường nhỏ trong khu tập thể Viện Thiết kế. Vào thời đó, cả Phúc An, cả tỉnh này, cả tỉnh khác, cả thủ đô, cả Trung Quốc... còn đâu có một nữ sinh dám công khai ngồi xe đạp ôm eo một nam học sinh? Duy nhất chỉ có Đường Phi mới ngồi ôm như thế, khác đời, bất chấp tất cả.
Có người con trai nào không muốn tỏ ra sĩ diện trước mặt người mình yêu, có người con gái nào không muốn sai khiến bạn tình bênh vực kẻ yếu để rạng rỡ mặt mày? Không thể lấy tình yêu để hình dung quan hệ Đường Phi và gã đội trưởng giày trắng, không thể dùng từ "yêu" để nói về hai người này. Sức hút mạnh của hai cơ thể ấy xuất phát từ bản năng sinh lý cộng thêm chút háo danh của tuổi trẻ và nổi buồn không nơi trút bỏ, không thể lấp đầy. Đôi trai gái này không giống một đôi tình nhân, giữa hai người đều rất hờ hững, không tâm sự với nhau, cũng không cãi cọ, giận hờn. Họ giống như anh em hoặc chị em kết nghĩa, suốt ngày xem có việc gì thì giúp một tay. Trên giường hai người cũng rất đơn điệu tẻ nhạt, thô thiển ấu trĩ, miễn là có thời gian. Chưa bao giờ Đường Phi có được khoái cảm, đội trưởng giày trắng cũng chưa bao giờ làm Phi thỏa mãn, thỏa mãn hay không về sau Phi mới nhớ lại. Thọat đầu chưa hiểu biết gì Phi còn có thể thỏa mãn, như thế Phi không hiểu yêu là thế nào. Phi còn nghĩ rằng sự việc phải thế này: muốn, rồi chịu đựng. Phi ở góc độ chịu đựng, chỉ cần mím chặt môi, dạng đùi ra là có thể chịu đựng. Phải chăng đó là tất cả, tất cả những gì mà người ta gọi là bí mật không thể nói với ai? Phi vẫn thích mặc áo quần đi chơi với gã hơn, ít ra thì trên đường phố Phi còn nhận được sự ngưỡng mộ, ghen tị hoặc những ánh mắt khó hiểu. Ít ra còn có thể cho mọi người biết bên mình còn có một anh con trai oai phong lẫm liệt đi hộ vệ. Phi rất cần người hộ vệ, một người con trai oai phong lẫm liệt hộ vệ, nhưng người con trai này phải chịu sự sai khiến của Phi, người con trai chịu được cái quắc mắt, nổi giận của Phi. Được thế những ngày vô vị mới có ý nghĩa, ý nghĩa này xem ra có liên quan chặt chẽ đến tình dục, xem ra lại không dính dáng gì đến tình dục.
Hai người sống với nhau như thế, nhiều đêm Đường Phi không về nhà, có lúc ngủ với hắn, có lúc ngủ ở nhà Do Do. Một buổi tối, Đường Phi, Do Do, Khiêu cùng ăn cơm ở nhà Do Do, Khiêu đang say sưa kể cho hai bạn nghe câu chuyên của Shakespear mà nó vừa đọc được trong một cuốn sách cũ, câu chuyện về một cung phi thóat ra ngòai, thật kinh hồn. Đội trưởng giày trắng đến, hắn gọi Phi đi ngay, Phi không đi, thế là hắn tát Phi. Cái tát không thích hợp với bầu không khí thân tình, yên tĩnh và tâm hồn đa sầu đa cảm của ba cô gái. Khiêu nổi giận nói, anh này, tại sao anh lại đánh người? Đội trưởng giày trắng ôm ngang người Phi, vừa lôi ra cửa vừa nói, mày biết đếch gì!
Cả hai nhìn theo Đường Phi cùng nghĩ, có lẽ mình chẳng "biết đếch gì," bởi hình như Đường Phi không giận cái tát của thằng kia. Cái tát làm Khiêu nhớ lại lần đầu gặp Đường Phi, lần đó trong ngõ nhỏ Khiêu đã nhận cái tát "lễ ra mắt" của Phi.
Cả hai sống như thế cho đến ngày thằng đội trưởng giày trắng tốt nghiệp trung học, về nông thôn tham gia sản xuất, Đường Phi quen một anh diễn viên múa của Đòan Ca múa Phúc An. Anh diễn viên này được nhà trường mời đến dạy múa, đội tuyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông của trường đang tập điệu múa Bài ca giặt áo của dân tộc Tạng. Đường Phi không phải là đội viên đội tuyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông, bởi tác phong sinh họat của Phi không xứng đáng, mà Phi cũng không thích múa hát. Nhưng hễ Phi xuất hiện trong sân trường là mọi người lại để ý, Phi được anh diễn viên múa kia chú ý, Phi cũng chú ý đến anh ta. Vẻ đẹp trai của anh khiến nhiều nữ sinh phải xiêu lòng, nhiệt tình, tính tự do tản mạn của anh cũng làm nhiều học sinh nam muốn gần. Nhưng anh ta chỉ chú ý đến Đường Phi. Đường Phi nghĩ thế, đóan thế.
18
Anh nói nhé, cơ thể em tuyệt vời, tại sao em không tham gia đội tuyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông? Em mà múa xô-lô trong điệu múa Bài ca giặt áo thì nhất, anh chỉ chú ý đến em thôi. Một hôm anh diễn viên múa ngăn Đường Phi trong sân trường và nói.
Cuối cùng anh ta đã bắt chuyện được với Đường Phi, vì thế Phi cũng rất đắc ý. Phỏng đóan của Phi đã được chứng thực, Phi cũng đã tích lũy được một ít kinh nghiệm ứng xử với con trai. Phi cười với anh ta và nói, em tên là Đường Phi. Anh ta nói, anh biết tên em từ lâu rồi. Phi nói, thật sao, trong trường nhiều người nói xấu em lắm.
Xem ra anh ta không muốn nói đến chuyện ấy, anh nói chuyện nghề nghiệp. Anh ta nói, em đã tập múa bao giờ chưa? Phi nói, chưa, chưa bao giờ, mà cũng không thích múa, cũng không có ý định tập múa. Tự tin với nhan sắc, Phi cố tình đẩy chuyện học múa ra xa, Phi không cần thiết phải giả vờ thích múa để quyến rũ cái anh chàng diễn viên múa này, không cần thiết phải nói dối mình biết múa để tiếp cận anh ta. Tất cả là đây, chưa hề học múa mà có cái cơ thể đẹp thế này, chỉ cần tập múa vài hôm thì sẽ trở thành tiên, thành tiên! Ý nghĩ của Phi có chút hơi hướng trẻ con.
Anh ta nói, vậy là em, bố mẹ em phải là những người họat động nghệ thuật, nếu không thì em không thể xuất chúng như thế này được, đẹp lắm! Đẹp, em hiểu không?
Nghe nhắc đến bố mẹ, Đường Phi thóang buồn nhưng Phi thích nghe những lời tán tụng, nhất là anh ta nói xuất chúng là tim Phi đập mạnh. Xuất chúng, Phi cho là cách đánh giá tuyệt vời, giống như vầng mặt trời ban mai tỏa ánh hồng, như những chú gà lông tơ không chút ưu tư từ trong vỏ trứng bước ra chào đời, như đóa hoa sen rực rỡ nở trên bùn đen, còn "như" gì nữa nhỉ? Kỳ thực thì không "như" gì cả, xuất chúng là xuất chúng. Xuất chúng, ôi cái từ ngữ! Phi nhìn anh diễn viên hồi lâu không nói, bởi Phi không muốn trả lời anh ta về bố mẹ mình, cũng không muốn bàn thế nào là cái đẹp với anh.
Anh diễn viên nói, dẫu sao thì anh thấy em chỉ cần học múa chút đỉnh thôi, nhất định em sẽ múa rất đẹp. Đường Phi nói, học múa phải học từ bé, em lớn rồi. Chân em, người em cứng lắm. Phi nói rồi lắc mạnh eo, cố tình đá chân tỏ ra rất cứng.
Không hẳn thế đâu em - anh diễn viên nói - Chắc là em mới mười bảy, phải không nào? Có thời gian anh sẽ xem chân và eo của em. Phải rồi, chủ nhật nhé, chủ nhật em đến lớp học. Đường Phi hỏi, hai người thôi ư? Anh diễn viên nói, chỉ anh với em thôi.
Trưa chủ nhật, đúng hẹn, Đường Phi đến lớp học, anh diễn viên múa đang ngồi trước bục giảng, đôi chân dài bắt chéo nhau, hai tay khoanh trước ngực. Trong ấn tượng của Phi, lớp học lúc nào cũng ồn ào, Phi không muốn ngồi trong lớp, càng không muốn ngồi một mình ở lớp học. Còn hôm nay, khi bước vào lớp, bỗng lòng Phi ấm áp hẳn lên. Phi rất thích cái giờ phút yên tĩnh này, bởi có anh diễn viên ngồi trước bục giảng, đằng sau là những dãy bàn học, không có một người nào khác.
Trông thấy Đường Phi anh ta đứng dậy, tháo đồng hồ ở cổ tay để lên bàn và nói, nào, chúng mình bắt đầu nhé.
Anh đến trước mặt Phi, bảo Phi đứng dựa vào dãy bàn học thứ nhất, một tay vịn bàn để cơ thể ổn định, rồi anh ta nắn gót chân Phi, nắn mắt cá, lật nghiêng, nâng dần lên. Đúng là chân chưa qua luyện tập, chưa giơ lên cao Phi đã kêu không lên cao được, không được đâu, đau quá. Anh buông xuống, nhưng tay vẫn nắm lấy mắt cá chân Phi. Phi đứng dựa vào bàn, anh ta quỳ xuống nhẹ sờ mó mắt cá chân Phi, động tác tay anh ta thật mềm mại, nhẹ nhàng, nhưng lại rất quyết đóan không rời. Tay anh cứ tiến dần lên trên, lên bắp chân, rồi lên đùi và nói, bắp chân và đùi em cân đối lắm, lại cả cái đầu gối nhỏ nhắn nữa. Tay anh ta nắn nắn đầu gối nhỏ nhắn của Phi, rồi bàn tay ấy tiếp tục tiến lên đến eo Phi, nhẹ nhàng luồn qua lần áo trong có dây lưng da thắt ngang và đi thẳng vào ngực Phi. Phi cũng không biết mình đã nằm lên bàn từ lúc nào, Phi nằm thẳng lên bàn, trên ngực Phi là cái đầu tóc đen dày của anh diễn viên múa. Anh ta úp mặt lên ngực Phi, mút lấy mút để, cắn lấy cắn để Phi. Bàn tay anh ta vừa từ mắt cá chân đi lên lúc này lại trượt xuống vùng bụng phẳng lì giữa cặp đùi Phi. Ngón tay anh ta nhanh nhẹn linh họat như đôi chân lúc nhảy múa, khiến tòan thân Phi oằn ọai không còn tự chủ nổi. Phi oằn ọai như bảo với anh ta cứ thế đi thẳng xuống, Phi thèm khát được anh ta đùa nghịch, thám hiểm, thám hiểm vùng ướt nước và phá đổ cái co bóp trong sâu thẳm của Phi.
Đường Phi yêu anh diễn viên múa, cho dù hai người lần đầu tiên thân thiết trong lớp học chỉ đến đó.
Phi mong ngày mong đêm được gặp anh ta, anh đưa Phi về nhà mình lúc vợ đi vắng. Anh đã có vợ, Phi biết, nhưng không hề quan tâm đến điều ấy. Phi bằng lòng yêu anh, muốn nghe anh thủ thỉ bên tai Phi là con mèo lười của anh, là con chim bồ câu, là cô bé xấu xí... Những lời đường mật của anh ta thì nhiều lắm, anh còn chải đầu, tết tóc cho Phi. Anh ta tết tóc làm sóng lòng Phi dào dạt. Từ khi mẹ chết không còn ai tết tóc cho Phi, được anh chăm sóc, Phi không nghĩ lại được một người đẹp trai chăm sóc như thế. Những lúc ấy, anh ôm lấy Phi từ phía sau, Phi ngồi phía trước, đón nhận hơi thở của anh phả vào gáy, Phi ngồi với bao ước mơ thần kỳ, muốn suốt đời, cả đời được anh tết tóc. Phi ngồi cho đến lúc vợ anh ta về, Phi rất muốn xin vợ anh đồng ý cho Phi được sống chung với họ. Phi có mang, nhưng không hề sợ hãi. Phi ngây thơ nghĩ rằng, trong bụng mình có con của anh ta, nhất định anh ta phải lấy, lấy mình. Cho em đi cùng anh, đi khỏi thành phố Phúc An lắm điều tiếng. Bởi yêu anh Phi mới coi trọng mình, trở nên kiêng kị điều tiếng thị phi. Thực ra không phải xem trọng mình mà là Phi quý trọng anh, Phi muốn không có lỗi với anh, xứng đáng với anh.
Phi tìm anh nói chuyện có mang làm anh ta sợ. Không được, không được, không được... Anh ta nói một thôi rồi thở dài, kéo tay Phi ngồi xuống. Anh nói, không được đâu em, em nên nhớ rằng em còn rất bé. Phi vặn hỏi, anh bảo em còn bé sao? Khi anh ôm em trên bàn học sao anh không nghĩ rằng em còn bé? Anh nói, oan cho anh quá, ai bảo anh thích em, ai bảo em làm anh thích. Nước mắt Phi chảy ròng ròng và nói, thế sao anh không thích em? Anh ta nói với Phi về luật pháp, về luật hôn nhân. Trong đầu óc Phi đâu có luật pháp gì, chưa ai nghiêm chỉnh nói với Phi về luật pháp. Phi chỉ biết một điều về luật pháp mà những kẻ nhu ngốc nhất cũng biết là, giết người thì phải trả bằng sinh mạng, nợ tiền phải trả bằng tiền, nhưng Phi thì không giết người, không nợ nần gì ai. Luật pháp và đời sống của Phi có gì liên quan đến nhau đâu. Nay Phi mười sáu tuổi có mang với anh diễn viên múa, lại còn phải nghe anh giảng giải về luật pháp, cứ như anh ta nói thì hai người đã phạm tội, Phi cảm thấy sợ. Phi nói, thế chúng ta phải làm gì đây? Anh diễn viên nói, anh cũng không biết nữa, dù sao thì em cũng phải cho cái thai ấy...ra! Phi nói không dám một mình đến bệnh viện, Phi muốn anh cùng đi. Anh nói, không được em ơi, Đoàn ca múa vừa giao cho anh một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Anh ta nói với Phi về tỉnh Tứ Xuyên xa xôi nào đó, ở Tứ Xuyên đang có một cuộc triển lãm Nhà thu tô nổi tiếng, em biết không? Triển lãm tố cáo địa chủ Lưu Văn Tài áp bức nông dân, Đoàn đang chuẩn bị dựng vở vũ kịch phỏng theo triển lãm đó, vũ kịch Nhà thu tô, Đoàn cử anh đến xem triển lãm để về biên đạo. Vũ kịch Nhà thu tô nếu dựng thành công thì gây tiếng vang khắp cả nước. Đây không phải là việc biên đạo bình thường mà là nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chính trị, em hiểu không? Phi chẳng hiểu nhiệm vụ chính trị là gì, ma hình như đã nghe cái tên Lưu Văn Tài ấy ở đâu rồi. Nhà thu tô, Phi chẳng hứng thú gì với chuyện đó, chỉ quan tâm bao giờ anh về. Anh nói rất mơ hồ, có thể rất lâu, mười ngày hoặc ba tháng, đã gọi là nhiệm vụ chính trị thì không tính đến thời gian. Anh ta còn nói vòng vo về Lưu Văn Tài với Nhà thu tô để nếu Phi có giận thì chỉ giận hai chuyện đó, vì chuyện đó mà làm hai người không được gặp nhau, không đưa Phi đi bệnh viện được.
Phi cúi đầu im lặng. Anh diễn viên tháo cái đồng hồ ở cổ tay mình ra đưa cho Phi, anh ta nói, tặng em cái đồng hồ này... làm kỷ niệm, đồng hồ tốt đấy, nhãn hiệu Bảo Thạch Hoa của Thượng Hải sản xuất. Anh ta nâng tay trái của Phi lên, đeo cái đồng hồ vào cổ tay. Cái đồng hồ nam vỏ bằng thép không gỉ lỏng lẻo và nặng nề trên cổ tay nõn nà của Phi. Phi chợt nhớ đến hôm ở lớp học, việc xảy ra giữa hai người cũng bắt đầu từ lúc anh ta tháo cái đồng hồ để lên mặt bàn. Phi vẫn nhớ động tác tháo đồng hồ của anh ta hôm ấy, bây giờ Phi lại gặp động tác ấy, việc mà hai người sợ cũng kết thúc bởi lần tháo đồng hồ này. Phi trông thấy kết cục, tuy trong đầu có chút tê dại. Phi không còn biết anh ta đẩy Phi ra khỏi cửa thế nào, nhẹ nhàng nhưng không một lời phân bua. Phi chỉ nhớ đã nhẹ nhàng đẩy cánh cửa nhà anh ta và hỏi, em làm sao bây giờ? Anh ta đứng chặn ngang cánh cửa nửa khép nửa mở, từ trong nói rất nhỏ, rất nhỏ với Phi đứng ngoài: nhà em ở trong bệnh viện đấy thôi, em nhờ cậu em giúp.
Đường Phi rời Đoàn ca múa đi ra phố, đến ngồi bên bờ sông Hộ Thành. Hồi đó, sông Hộ Thành ở Phúc An chưa bị ô nhiễm, dòng nước chậm trôi cũng chưa hôi như sau này. Tuy trên thành cầu dán đầy báo chữ to, khẩu hiệu, nhưng dòng sông vẫn chảy như trăm năm không đổi. Trước đây Phi xem phim hay đọc sách thiếu nhi, nói có nhiều người mỗi khi gặp khó khăn đều ra bờ sông, Phi thấy không thật. Bây giờ Phi đang ngồi bên bờ sông lại cảm thấy tất có thể như thế, gặp những điều khó nghĩ có thể ra bờ sông, nếu thành phố có một dòng sông như thế. Nước sông trầm tĩnh công bằng, nước sông không chia con người thành ba, sáu chín... Nước sông có thể rửa sạch mắt, làm sáng lòng. Đường Phi ngồi suy tư bên dòng sông, nghĩ nghiều chuyện, cuối cùng nghĩ đến mảnh giấy các bạn học dán ở lưng ghế: đứa con hoang. Phi là đứa con hoang, Phi không muốn sinh mệnh trong bụng mình thành đứa con hoang không chút quyền lực như Phi. Phi phải bỏ nó, phải giết nó. Phi nghĩ, có thể anh diễn viên múa kia có lý, tại sao Phi không cầu cứu cậu mình, tưởng chừng Phi quên mất cậu mình là bác sĩ, nhà Phi ở ngay trong bệnh viện.
Mấy giờ rồi? Phi tự hỏi? Phi xem đồng hồ Bảo Thạch Hoa trên cổ tay, biết rằng không còn sớm nữa. Có đồng hồ Phi mới tự hỏi mình một câu rất thừa. Phi tháo đồng hồ ra, dùng khăn tay bọc lại và cho vào túi áo, cho dù vào lúc đau thương nhất Phi cũng không nghĩ phải ném cái đồng hồ chết tiệt này xuống sông Hộ Thành. Rốt cuộc, cái đồng hồ vẫn có sức hấp dẫn đối với Phi, đồng hồ Bảo Thạch Hoa vào thời đó cũng là món tài sản lớn. Những suy tư dằn vặt bên dòng sông đã kết thúc như thế, mọi việc đều được Phi suy tính kỹ lưỡng rành mạch. Nghĩ đến cùng, quan hệ của Phi và anh diễn viên múa chỉ còn lại hai động tác: lần đầu anh ta tháo đồng hồ để lên mặt bàn và lần thứ hai anh ta tháo đồng hồ đeo vào cổ tay Phi.
Phi cười mỉa mai, đứng dậy phủi quần đi về.
19
Đường Phi giấu cái đồng hồ và đi về nhà. Vừa vào đến cửa, Phi liền nói chuyện với bác sĩ Đường bằng vẻ giận dữ. Cái vẻ giận dữ làm các giác quan của Phi không còn ngay ngắn, Phi muốn dùng vẻ giận dữ để che đậy nỗi sợ hãi cực điểm trong lòng. Phi không rõ cậu mình sẽ xử sự thế nào, biết đâu cậu lại đuổi Phi ra khỏi nhà.
Nghi Đường Phi nói, bác sĩ Đường im lặng hồi lâu, anh chỉ nhìn chằm chằm cô cháu gái bằng đôi mắt đen, tưởng như kiểm chứng trên nét mặt, trên cơ thể cô cháu gái, xem cô cháu gái nói thật hay nói dối, cuối cùng anh xác định Phi nói thật. Bác sĩ đường là người trầm mặc ít nói, bình thường cũng không có chuyện gì để nói với Đường Phi, bây giờ lại càng không biết nói gì. Hai tay anh nắm chặt như ngượi bị bệnh thần kinh, khiến những đốt ngón tay trắng lên.
Cậu nói đi.
Cháu, cháu bảo cậu nói gì? Cháu, cháu có nghĩ đến cái khó của người lớn không?
Còn cậu, cậu có nghĩ đến cái khó khăn của cháu không?
Cháu có khó khăn gì? Cậu nuôi cháu ăn học, đón cháu từ Bắc Kinh về, cậu đã trọn nghĩa với mẹ cháu. Thế nhưng cháu đã làm gì? Cháu có còn biết tôn trọng cháu, tự trọng cháu nữa không?
Không. Đường Phi nói.
Cháu thì không nhưng cậu vẫn cần - bác sĩ Đường nói - vì cháu mà cho đến tận bây giờ cậu vẫn một mình, cháu thấy không? Ai muốn lấy một người đàn ông phải đa mang một cô cháu gái, cháu hiểu chứ?
Cháu hiểu, cho nên cháu không muốn tiếp tục liên lụy đến cậu nữa.
Cháu nói thế là ý làm sao?
Chỉ cần cậu giúp cháu xử lý cái thai xong, cháu lập tức rời khỏi cái nhà này, cháu sắp tốt nghiệp trung học phổ thông rồi, cháu có thể tự nuôi mình được.
Sao kia? Cháu nói sao? Cậu nạo thai cho cháu? Cậu?
Vâng, cậu là bác sĩ.
Cháu nói nhảm gì thế? Đó là việc của bác sĩ phụ sản, đâu phải việc của bác sĩ nội khoa? Không được!
Sao lại không.
Không thể, không thể được, cậu không biết làm.
Thế thì cháu đến khoa phụ sản, cháu không đi đâu hết, chỉ đến khoa phụ sản của bệnh viện cậu thôi.
Bác sĩ Đường ngắt lời Phi: cháu có im đi không, cháu nghĩ cậu để cháu đến đấy sao? Cháu đến để bêu xấu với mọi người, bêu xấu cháu, bêu xấu cậu, bêu xấu cả họ nhà ta hay sao? Bây giờ thì cháu trả lời cậu một việc.
Trả lời việc gi?
Nó là ai? Đường Phi im lặng.
Bác sĩ Đường lại nói, nó là ai cháu phải nói với cậu.
Nếu cháu không nói thì sao?
Cậu đến tận trường để điều tra.
Vâng, cháu sẽ nói với cậu, nhưng cậu phải cho cháu biết bố cháu là ai?
Tại sao cháu lại hỏi chuyện ấy vào lúc này?
Cậu, cậu và mẹ cháu vẫn giấu cháu, nhưng cháu có quyền biết, cháu như thế này rồi càng có quyền được biết, ai là người chịu trách nhiệm về cháu đây? Không phải là bố cháu thì còn ai? Cậu phải cho cháu biết bố cháu là ai, ở đâu?
Đã nói với cháu rằng bố cháu chết rồi.
Cháu không tin. Bố cháu tên gì? Tại sao chết? Chết ở đâu? Tại sao cháu không biết? Thế mà cậu bắt cháu nói chuyện riêng của cháu!
Đường Phi nhắc đến bố làm bác sĩ Đường không truy hỏi "nó là ai" nữa, tưởng như đó là sự trao đổi. Anh thà không biết người làm nhục cháu mình còn hơn phải cho cháu biết bố nó là ai. Nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết, vấn đề phải nạo thai cho Đường Phi. Quả là một việc vừa khó vừa đau đầu đối với bác sĩ Đường, một việc vừa phẫn uất cừa không có cách nào khác, không tìm ra lối thoát. Anh đứng dậy, đi đi lại lại trong hai gian nhà nhỏ hẹp, anh nhìn giá sách không nhiều sách lắm đặt ở góc phòng. Trên giá, ngoài bức tượng Mao Chủ tịch bán thân bằng nhựa huỳnh quang ( mỗi khi trời tối thì chung quanh tượng tỏa ánh sáng xanh), chỉ có một ít cuốn về nội khoa thông thường, không có sách chuyên khoa phụ sản.
Thế cậu có làm cho cháu không?
Không, không thể được, cậu không biết làm, dễ nguy hiểm đến tính mạng lắm.
Cháu không sợ.
Bác sĩ Đường cười và nói, ừ, cháu không sợ, nếu biết sợ thì cháu không làm việc đó.
Đường Phi cũng cười, cái cười dường như học được ở một diễn viên điện ảnh nào đó. Phi nói, cậu cũng đâu có sợ, cậu sợ thì không cấp giấy nghỉ ốm giả.
Bác sĩ Đường tái mặt, thất thần đến trước Đường Phi, vỗ nhẹ mặt bàn nói, giấy nghỉ ốm giả nào, cháu chỉ nói nhảm.
Cậu cấp giấy nghỉ ốm giả cho cô Vũ, mẹ bạn Khiêu đấy thôi, cậu còn với cô ấy, với cô ấy... làm trò đồi bại, cậu nghĩ rằng cháu không biết hay sao? Cậu đừng tưởng cháu không biết! Đừng tưởng cháu không biết! Cháu sẽ đi tố cáo, tố cáo với Ủy ban cách mạng bệnh viện của cậu. Phi vừa nói vừa đứng lên, chạy ra ngoài như một con thú lên cơn điên. Phi sợ nếu không chạy nhanh thì sẽ khóc. Phi buồn lắm, buồn vì sự hèn mạt của chính mình, vì mình như thế này mà phải nói đến Khiêu, người bạn rất thân, tuy Phi rất giận mẹ Khiêu.
Bác sĩ Đường ngăn Phi lại, nói: cháu điên rồi sao! Anh nắm lấy vai Đường Phi, ấn ngồi xuống, cố giữ cho được vẻ nghiêm khắc của người lớn. Anh nói, cháu đừng có điên như thế, để cậu nghĩ cách, để cậu thư thư đã.
Bác sĩ Đường nghĩ lung lắm. Bên cạnh anh có nhiều bác sĩ, nhưng vì danh dự của Đường Phi, anh không thể nhờ ai, chỉ mình thôi, phải mạo hiểm. Anh mượn ít sách, tìm hiểu cách nạo thai, làm quen với dụng cụ, ban ngày còn đến xem làm ở phong phụ sản. Anh quyết định cậy cửa ban đêm để vào, dùng chăn che cửa, (đề phòng ánh sáng lọt ra ngoài) rồi bí mật thực hành. Anh mất một tuần chuẩn bị, biết rằng không thể trì hoãn lâu hơn, càng để lâu càng nguy hiểm đến tính mạng Đường Phi.
Anh đã làm như thế, đề phòng Đường Phi kêu đau, anh phải dùng vải xô nhét vào miệng Phi.
Bác sĩ Đường chẳng lạ gì cơ thể người, thời còn là sinh viên y khoa anh đã có thời gian thực tập ở bệnh viện trực thuộc, nhưng không nắm vững kỹ thuật phụ sản. Ban đầu anh từ chối Đường Phi không phải vì không biết việc. Nếu anh là bác sĩ phụ sản thì cũng không muốn làm cho cháu gái. Làm như thế là vô nhân đạo, để lại khoảng trống trong cuộc sống không thể bù đắp, là điều nhạo báng đối với Đường Phi. Anh không nghĩ rằng mình phải nhận lấy sự thật ấy, nhưng anh phải nhận. Bởi sợ hãi mà phải nhận, sợ hãi cũng đã cứu thoát anh, không cho anh đắn đo do dự. Khi anh đứng bên bàn đẻ với tất cả nỗi sợ hãi cực điểm, anh nhìn Đường Phi nằm trên bàn đẻ không là nam cũng không là nữ, không lớn cũng không còn nhỏ, không thân mà cũng không sơ, Phi như không phải là người sống, Phi là chính trị, là vận mệnh của anh. Mà anh cũng như không phải đang nạo thai mà là cầu nguyện cho số phận tai qua nạn khỏi.
Nhưng rồi tất cả cũng khập khiễng qua đi. Không nén nổi, Đường Phi ôm lấy cậu mà khóc ngay trong phòng sản. Trong tiếng khóc, cậu cháu đã trút được những nỗi phiền muộn và đau thương không sao nói thành lời, bù đắp những hụt hẫng trong tình cảm. Trong tiếng khóc, cậu cháu đã tha thứ cho nhau, tình thân máu mủ đã làm diu nỗi đau của da thịt và trái tim. Họ là người thân, cho dù đã từng rẻ rúng nhau.
Đó là một ca duy nhất trong cuộc đời không dài lắm của bác sĩ Đường. Khi cuộc sống của anh sắp chấm dứt, anh đứng trên ống khói cao, nơi cuối cùng anh nhìn là cửa sổ phòng sản. Anh nhớ lại cuộc đời, nhớ rằng mình đã có lỗi nhiều với Đường Phi, cô cháu gái côi cút đơn độc. Anh đã xem thường Phi, oán giận Phi, xem Phi như sợi dây oan nghiệt trói buộc cuộc đời mình. Chỉ một việc không có lỗi với Đường Phi là, với một tay nghề không cao, nhận lấy việc nguy hiểm, có thể bị bắt, có thể mất việc, có thể bị tù để bảo toàn danh dự cho cháu gái.
Tết năm đó, gã đội trưởng giày trắng từ nông thôn về ăn tết ờ Phúc An. Vào một đêm đã khuya, hắn cùng bọn đàn em chui vào mấy dãy nhà tập thể của bệnh viện thay nhau hãm hiếp bà y tá khoa nội, người nữ gián điệp đã khai ra mật hiệu "tấm lưới người cá từ đâu tới," hàng ngày phải dọn dẹp nhà vệ sinh, quét tước hành lang.
Gã đội trưởng giày trắng có ý định đột nhập phòng của Đường Phi để trả thù, hắn đã biết chuyện Đường Phi với anh diễn viên múa. Tay hắn cầm sẵn dao găm, định rạch vài nhát trên mặt Phi để cảnh cáo. Nhưng khi hắn đánh thức người đàn bà ngủ trên giường dậy thì mới biết là nhầm. Nhưng hắn cũng không tha người đàn bà đẹp, người đẹp của chế độ cũ. Hắn còn cho cả mấy thằng đàn em thay nhau làm nhục bà, hắn kề dao vào cổ người đàn bà này, trong bóng đêm, bọn chúng thay nhau thở dốc trên người bà. Hắn nghĩ, đây không phải Đường Phi, nếu là Phi thì hắn không để bọn đàn em làm thế. Hắn vừa nghe bọn đàn em thở phì phò, vừa cảm thấy hắn còn có lương tâm, ít ra là không có lỗi với Đường Phi. Con Phi kia chung quy chỉ là mảnh giẻ rách - hắn chửi Phi - mày phải cảm ơn người đàn bà đang nằm dưới bụng chúng tao đây, bởi có bà ta mày mới thoát, mẹ kiếp, bằng không tao sẽ cho mày vài nhát dao.
Sáng hôm sau, bà y tá trưởng đi báo sự việc, tìm ông trưởng phòng bảo vệ của bệnh viện để báo cáo. Còn ai đoái hoài đến bà, người bị cưỡng hiếp đâu phải con nhà lành. Người bị cưỡng hiếp là một "nữ gián điệp", "nữ gián điệp" già có bị hiếp cũng đáng đời, không hiếp bà thì hiếp ai!
Tấm lưới người cá từ đâu tới?
Từ biển lên.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Những Người Đàn Bà Tắm
Thiết Ngưng
Những Người Đàn Bà Tắm - Thiết Ngưng
https://isach.info/story.php?story=nhung_nguoi_dan_ba_tam__thiet_ngung