Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Những Ngăn Tim Hồng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 6
K
hông phải là kẻ tò mò thọc mạch nhưng bao giờ đi ngang thư viện Doanh cũng đưa mắt nhìn vào, và giỏng tai nghe ngóng, cô muốn thấy và biết thầy trò Viên-Uyển đang dạy và học ra sao.
Vẫn biết cử chỉ nầy bất lịch sự và chẳng phải là thói quen của mình, nhưng Doanh không bỏ được để khi về phòng, cô lại ấm ức khó chịu.
Hôm nay cũng vậy, cô hầu như không tự chủ khi nhìn thấy đôi mắt đen của Viễn như một ánh chớp lướt vội theo bước chân làm cô rùng mình.
Ôi chao, bỗng dưng minh lại yếu đuối kỳ lạ vậy! Doanh đã trấn tĩnh kịp, cô vẫn còn đủ tỉnh táo đế liếc nhìn trả lại Viễn bằng cái nhìn thách thức và thích thú rất trẻ con rằng anh ta sẽ chẳng làm gì được cô.
Nhưng tất cả những hành động ấy có nghĩa gì cơ chớ, Doanh kịp nhớ lời dì Năm nói, cô giống mẹ Ở điểm giỏi làm trái ngược điều mình nghĩ.
Có phải cô đang làm trái điều cô nghĩ không? Hai ba tuần rồi, kể từ buổi chiều Viễn đòi... "bắt hồn" Doanh đến nay, hai người hầu như không nói với nhau một lời.
Bao giờ nhìn thấy Doanh Viễn cũng to ra nghiêm nghị lạnh lùng và có phần nào xa lạ, có lẽ bao nhiêu nụ cười và niềm vui người ta đã dành hết cho Ngọc Uyển.
Doanh đau đớn với suy nghĩ trên. Cô đem cây ghi ta ra tận gốc xa nhất của khu vườn dựa lưng vào gốc cây và bắt đầu nghêu ngao.
"... những thân yêu mười năm bé dại.
Bỏ tôi đi tựa mù xuân cũ.
Búp bê xinh giờ đây nát rồi.
Riêng còn sót một giọng hát xưa..
Ngày mới lớn... "
-Phải lúc nào Doanh Doanh cũng hiền lành như lúc này thì dễ yêu biết mấy.
Tựa cằm trên thùng đàn Doanh mặc những sợi tóc dài che khuất vầng trán bướng, mặc chiếc lá vàng vướng trên vai, cô ngước mặt im lặng nhìn Viễn, cô muốn tìm lại ánh chớp trong tia mắt của anh khi nãy nhưng Doanh chỉ thấy gương mặt đẹp rất đàn ông đang âu yếm nhìn mình. Cái nhìn mới.. quỷ quái làm sao!
Bặm môi rất nhẹ, Doanh Doanh cố tập trung tìm cho ra từ nào nặng hơn nửa để gán cho cái nhìn cháy bỏng ấy nhưng khố thay đầu óc vốn rất thông minh của cô lại trống không và tâm hồn lại như bay đi đâu.
-Cứ ngồi như thế nhé cô bé. Xem nào, hôm nay Doanh Doanh như con mèo đang co vuốt, bé bỏng, dễ thương gớm!
Doanh Doanh chưa kịp "đốt chát" lại thì Viễn đã tự nhiên ngồi xuống dưới gốc mận đối diện với cô, cái lúm đồng tiền cứ lộ ra đáng ghét quá đỗi.
-Giữa buổi trưa vắng lặng tiếng ghitar gợi cho người ta không biết bao nhiêu điều phải không Doanh?
Doanh Doanh cảnh giác:
-Sao anh.. Ơ.. cậu Viễn lai hỏi Doanh? Doanh chỉ đàn khi buồn buồn và không nghĩ tiếng đàn vụng về quê mùa của mình đủ âm vang tận thư viện để gợi cho người khác điều gì hết.
-Thật không?
-Thật chứ!
Hai người bỗng nhìn nhau, Viễn dựa lưng vào gốc cây hai tay anh kê sau đầu trông rất tự tại, còn Doanh vẫn chưa rời dáng ngồi cũ. Viễn tủm tỉm cười, anh văn vẻ:
-vậy mà từ lúc nghe tiếng đàn đến giờ tôi đã như sống trong mợ Tôi tưởng có ai đang phơi trải tâm sự của mình với tôi, nên đã vịn vào chuỗi âm thanh huyễn hoặc đó để ra đây.
Doanh chớp đôi mi:
-Cậu Viễn nghe lầm rồi. Doanh đàn tệ lắm, tiếng đàn khô khốc rơi ra từng nốt lăn khắp nơi như những viên đá ấy, làm gì có chuỗi âm thanh huyễn hoặc nào để cậu vịn.
Cô cười khúc khích mà nghe nỗi đau dội vào lòng khi nói tiếp:
-Chỉ có tiếng dương cầm trầm trầm, êm êm thánh thót mới xâu lại thành chuỗi cho cậu Viễn... lần mà thôi!
Mắt Viễn lại ánh lên một tia ấm áp:
- Doanh Doanh nghĩ như vậy à?
-Chớ sao! Trong cuộc sống mình phải biết cái nào của mình và cái nào không nên động tới.
-Ví dụ?
Nhẩn nha nhìn Viễn, Doanh búng nhẹ vào sợi dây đàn và lắng nghe âm thanh rè rè vang lên:
-Ví dụ người như Doanh chỉ nên an phận bên cây đàn ghitar củ kỹ này, và bỏ ngoài tai mọi lời phỉnh phờ. Còn người khác với số phận may mắn họ sẽ bằng lòng với chiếc dương cầm sang trọng và sung sướng đón lấy mọi lời ngưỡng mộ.
Đôi mày rậm hơi nhíu lại, Viễn nhỏ nhẹ:
- Điều ấy có liên quan gì đến việc tôi tìm ra đây vì tiếng đàn ghitar của Doanh. Đừng lồng chuyện này vào chuyện nọ một cách cố tình mà buồn lòng người khác. Doanh Doanh đàn nữa đi.
Doanh Doanh chậm rãi đưa mắt nhìn Viễn:
-Trong nhà này cậu Luân hay cằn nhằn Doanh làm việc tùy hứng, bốc, và lốc chốc. khổ nỗi con bé lốc chốc ấy lúc này hết hứng để đàn những bài nhạc bốt như tính của nó rồi. Cậu Viễn có thể tìm thấy những âm thanh vừa lòng mình nơi chiếc dương cầm ở thư viện.
Viễn chưa kịp nói gì thì Ngọc Uyển xuất hiện, cô trông thật xinh đẹp với chiếc váy màu hoàng yến. Uyển phụng phịu liếc Viễn, cố tình không trông thấy Doanh ngồi dưới gốc cây, cô nũng nịu một chách quyền uy:
- Đã ra lệnh nghỉ giải lao tại chỗ mà anh cãi lệnh nha! Ghét ghê! Bưng ly nước cam lên là mất tiêu. Có lên uống không thì bảo!
Doanh nghe điếng cả người. Trời đất ạ! Họ "mặn" đến mức Uyển quen thói nói trỏng đỏng đảnh nũng nũng, nịu nịu, quyền hành với Viễn như thế kia, sao hắn còn ra đây, bộ định đùa cợt với Doanh cho đỡ buồn ngủ hay sao! Bỗng dưng cô thấy cổ mình khô khốc, cây đàn như nặng trên tay ôm hờ hững.
Giọng Viễn chợt cao lên vui mừng rất tự nhiên:
-Lại đây Ngọc Uyển! Làm gì vội thế. Ở ngoài vườn phải thoải mái hơn trong thư viện đầy ắp những ngăn sách ấy không!
Ngọc Uyển nhìn xéo Doanh, cô cố tình khiêu khích:
-Nhưng anh biết rõ tính em không thích cà kê bên gốc cây, hay lắc lẻo trên ngọn cây như khỉ tìm trái. Con người văn minh lịch lãm ở chỗ biết an vị đúng nơi của mình, đâu phải bạ đâu cũng ngồi như dân cù bơ vô gia đình, vô tích sự.
Mỉm cười rất tươi, Uyển đổi giọng ngọt ngào:
- Doanh này! Vào nhà mà đàn em. Chị đang nghỉ giải lao, em cứ đàn to mặc sức không ảnh hưởng đến anh chị đâu mà em phải chui ra góc vườn. Đi em!
Doanh uể oải, lắc đầu, cô xem như nãy giờ chắng nghe thấy gì hết, dầu lòng cô đang rối bời đau đớn và giận dỗi.
-Em đi học đây! định ngồi đàn cho vui vui, ai dè kinh động hai người. xin lỗi vậy!
Ngạc nhiên Uyển cao giọng:
-Ủa, giờ nay em còn học gì nửa? đổi thời khoá biểu à?
-Không, em học cái khác. Chớ không phải Anh văn.
Ngọc Uyển không giấu được sự tò mò, cô hỏi nhanh:
-Vậy em học cái gì?
Mỉm cười. Doanh đưa tay lên môi ra dấu:
-BÍ mật! Em chưa thể nói với bất kỳ ai hết!
Và cô thích thú khi thấy mặt Uyển hơi xụ xuống. Doanh đứng dậy vác đàn lên vai, cô bước đi để mặc Viễn còn ngồi lại.
- Doanh Doanh ơi! Cho tôi mượn cây đàn. Đựơc chứ?
Sao lại không! Nhưng Doanh lạnh lùng cố ý:
-Cậu Viễn ơi! Cây đàn của.. con là đàn bỏ đi, nó bị cong cần, bung thùng, con sợ cậu đàn đau tay thôi!
Giọng Viễn vẫn dịu dàng đến mềm lòng:
-TÔi biết, nhưngmuốn đàn thì đâu sợ đau taỵ Có đau tiếng đàn mới thấm vào tim.
Quay người lại, tránh nhìn vào mắt Viễn, Doanh nói nhỏ:
-Vậy thì đàn đây! Đàn xong cậu cứ để nó ngay hành lang trước cửa phòng của con.
Doanh thoáng thấy Viễn cười, nụ cười của người từng trải đối với trẻ nít. Ữ! Đối với anh ta Doanh Doanh chỉ là con bé háo thắng, điều đó đã rõ rồi, lâu nay cô cứ ao tưởng cho rằng Viễn có cảm tình với mình khi cô chạm phải đôi mắt bao giờ cũng nóng bỏng, đắm đuối. Mình đã giấu con người thật của mình. Cũng như anh ta cố đưa con người giả của anh ta ra. Đồ tham lam! Viễn một lúc muốn gạ gẫm cả cô và Ngọc Uyển. Anh ta thật đáng khinh!
Doanh nhăn mặt và buồn vô hạn khi cho rằng cô đã nhìn rõ chân tướng người con trai đầu tiên làm rung động trái tim mình.
Dắc xe ra khỏi cổng Doanh phóng thật nhanh đến tiệm chụp hình Ái Mỹ, tiệm chụp hình khá nổi tiếng này là chỗ thân tình với ba cô, ông Đăng đã dẫn Doanh đến đây nhờ ông Mỹ, bạn thân cúa ông dạy cho cô kỷ thuật phòng tối cũng như truyền thêm những kinh nghiệm qúy báu của ông trong nghề chụp hình nghệ thuật.
Thứ hai vừa rồi, ông Mỹ đưa cô tấm hình chân dung cô chụp ba mình. Ông khen không tiếc lời và ngỏ ý muốn rửa một bức treo trong tiệm của ông.
-Nhìn bức ảnh ai dám bảo do tay mơ chụp. Cháu có khiếu đấy Doanh Doanh, nối nghiệp bố được rồi, tiếc là cháu không gần gũi ba để học hỏi, ba cháu là một nghệ sĩ thật chớ chẳng phải "quèn" như bác đâu.
Doanh chỉ cười, cô hân hoan nhìn kỹ gương mặt ba mình trong ảnh, và hãnh diện khi có ông cha "nổi" như thế.
- Doanh này! Chiều nay bác bận tý việc cháu trông tiệm dùm bác nhé! Khoảng một giờ nữa bác sẽ về.
Doanh mau mắn:
Đạ! Bác cứ đi, cháu giữ tiệm được mà! Có khách cháu chụp luôn hộ bác nhé.
Thế nhưng Doanh ngồi giữ tiệm cho ông Mỹ hơn ba tiếng đồng hồ vì ông gặp phải độ nhậu của bạn bè nên quên trời quên đất.
Doanh về đến nhà gần chín giờ tối, bụng đói cồn và tim thì lo lắng. Cô lắng lặng ngồi ăn phần cơm được chừa lại dưới bếp, dì Năm im lặng ngồi rửa chén khôn gnói một tiếng.
Dầu đói vô cùng nhưng Doanh ăn chẳng thấy ngon, cô biết mình sắp nghe... Vì tội không nói đi đâu, không nói giờ về và bỏ cơm chiều, một trong những điều tối kỵ của ngoại, đặt đũa xuống mâm, cô hỏi:
Đì Năm! Có ai nói gì con không?
Dì Na9m uể oải cất giọng nhát gừng:
- Đương nhiên là có. Mà ăn thì ăn cho rồi đi, hỏi làm chi, mất ngon!
Bưng chén đũa ra sàn nước Doanh giả vờ pha trò:
Đì Năm nhắm con bị dũa nặng hay nhẹ, toàn thây hay phân thây?
Nhìn Doanh với đôi mắt giận, Dì Năm càu nhàu:
-Tao đoán là te tua thôi con ơi! Bà đốc dặn tao, mãy về là kêu lên phòng trên ngay, tao cho mầy ăn no trước rồi nghe dũa sau, đỡ phát ách con ạ!
Doanh so vai:
-Con có làm gì đâu, tại xe hư nên về trễ.
Dì năm nhỏ giọng:
-Nè, cũng chuyện xe cộ, coi chừng đó. Hồi chiều mấy thằng ôn dịch chạy xe đua tới kiếm con nữa, tụi nó gặp mợ Hai và con Uyển, chẳng biết trò chuyện gì cũng lâu lâu. Chuẩn bị tinh thần, uống ly nước đi rồi lên nói sao đó thì nói. Đi đâu, với ai, làm gì, ba vụ học hành, thi cử nữa. Đủ hết.
Doanh rầu rĩ bước lên nhà trên, mọi người ngồi quanh chiếc ti vi xem ca nhạc, cô rón rén ngồi nhẹ xuống salon kế Luân. Anh buột miệng:
- Đi đâu dữ vậy Do DO? Con không biết ở nhà mọi người lo lắng cho con hả?
Doanh liếc nhanh về phía bà Phát, ngoại cô vẫn điềm nhiên xem ti vi, kế bên bà là mợ Hai và Ngọc Uyển. Ba người làm như không hay rằng cô đã vào phòng.
Doanh biết ý bà ngoại cô, lúc nào ba la hét là ba chưa giận nhiều, khi nào bà im ỉm mặt lạnh như băng thì nguy hiểm, ông ngoại còn phải sơ...
bây giờ bỏ về phòng thì cũng không xong, Doanh bấm bụng ngồi nhìn lên màn hình. Đầu óc cô đang tính toán xem sẽ nói chiều nay vì lý do gì về nhà quá trễ.
Chuyện học nghề nhiếp ảnh cô chưa hề hé môi với ai kể cả dì Năm, đó là việc riêng của cha con cô, Doanh chẳng muốn ai biết cả, vì đâu có ai ưa cái nghề bị xem là lông bông đối với nhà này, cái nghề chẳng thiết thực, chẳng cứu được ai như nghề bác sĩ.
Doanh lại cố ngăn tiếng thở dài nói đến nghề nghiệp càng rầu hơn. Từ hôm ba cô về đến nay bà ngoại coi bộ hơi buồn cô, mà buồn về cái gì quả là cô chịu! Doanh để ý những việc vặt vãnh trong nhà từ trước đến giờ ba hay sai biểu Doanh, độ này bà ngoại lại nhờ vả Uyển hoặc mợ Hai dầu cô có ở đó, dầu nhờ đến hai người kia là việc phải chỉ vẽ căn kẽ hơn. Lúc đầu Doanh cho rằng ngoại muốn tạo sự tự nhiên giữa bà cùng dâu và cháu nội nên chắng buồn để ý, nhưng hình như trực giác cho cô cảm nghĩ khác... Và cô đã gạt ngang cảm giác đó đi khi nghĩ rằng ích kỷ không muốn bà ngoại chia tình thương cho ai cả.
Luân đứng dậy tắt ti vi, anh định ra khỏi phòng thì ba Phát bảo:
-Con ở lại đây một chút đã.
Quay sang Doanh bà dịu dàng:
-Sao.. về trễ dữ vậy?
Đạ, xem con hư!
-Con đi đâu, học cái gì để hư xe?
Doanh cắn môi:
-Con có học gì đâu ngoại
Uyển lên tiếng ngay:
-Kìa Doanh, chính hồi chiều lúc có thầy Viễn, em nói là đi học mà sao bây giờ lại chối. Hóa ra chị nói dối với nội.
Bà Phát nghiêm nghị:
-Có đi học không? Hay đi chơi rồi bày đặt nói dối?
Bà Lam Tuyền như vô tình chợt nhớ ra:
-À, quên nữa, Doanh này, lúc con vừa đi được chừng dăm ba phút thì có bạn đến tìm, một nhóm khoảng năm sáu đứa, chạy mô tô ngon lành, chắc con ông cháu cha quá.
Doanh làm thinh, bà mợ Hai thật hiểm, cô chưa kịp đỡ đòn của bà ngoại thì mợ đã tung thêm đòn nữa rồi.
Bà Phát lại nói:
-Giao du với tụi chay môtô là ngoại coi không được rồi, lại hò hẹn đi chơi với chúng nữa. Hồi chiều này con đi với tụi đó phải không?
Doanh lắc đầu, cô nhìn bà ngoại:
Đạ không, con không giao du với tụi nó, mà chỉ quen biết xã giao thôi, con cũng kho6ng hề đi chơi với chúng.
-Trả lời khôn khéo lắm, Ngoại tạm tin là như vậy, thế chiều tới giờ con đi đâu, con nghĩ rằng con đã đủ lông đủ cánh để muốn bay đi đâu thì bay phải không?
Nhìn thấy gương mặt Ngọc UyểN hất hất ném về mình nụ cười mỉm khoái trá, Doanh tức sôi lên, cô chẳng muốn bị rầy trước mặt ai khác, nhất là trước mặt mẹ con Uyển. Chắc hẳn từ chiều đến giờ mợ Hai thêm mắm dặm muối đủ mặn rồi. UyểN đóan được cô sẽ bị rủa cỡ nào nên mới hiu hiu tự đắc như vậy.
-Con không đi học, không đi với đám bạn đó, thì đi đâu, với ai? Ngoại cho rằng mình vần còn bổn phận và quyền kiểm tra con lúc này. Con đừng đánh đồng đi học với đi lang thang nhe!
Doanh tiếp tục im lặng, vì nghĩ đó là thái độ khôn nhất, cô nhìn Luân cầu cứu. Ông cậu Út qúy hoá cười vuốt bà ngoại một câu hết ý:
-Ôi mẹ Ơi,nó cũng lớn rồi, phải có bạn có bè, có bồ, có bịch, chắc hồi chiều có hẹn với anh chàng nào ở quán kem chứ gì? Mẹ hỏi như vậy làm sao trả lời được, phải không DO DO?
Bị Luân gài bất ngờ Doanh buột miệng:
Đạ!
Lam Tuyền bật cười, chiếc môi mỏng như mỏng hơn nữa khi bà mấp máy nói:
-Sao không nói sớm để ngoại khỏi mất công hỏi tới hỏi lui, lớn rồi có bạn chớ. Chỉ khờ khạo, nhút nhát như bé Uyển mới phải ru rú ở nhà, bước ra phố là bám váy mẹ, thấy con trai thì cuống lên chẳng biết nói năng gì hết. Đúng là con gái tỉnh lẻ quê mùa.
Cậu Luân nhẹ nhàng:
-Chị Hai có quảng cáo em mới biết con bé Uyển... khờ như vậy, chớ không em chỉ thấy sự lịch lãm, khéo léo của cháu mình thôi! Con bé giống mẹ như in...
Bà ngoại nóng nảy cắt ngang:
-Thôi! Không đùa nữa, vậy là chiều nay con Doanh đi chới với bạn quên nhớ giờ về. Ngoại muốn tình trạng đó chấm dứt. Quen ai thì đưa về nhà cho nó biết con còn có ông bà, dì, cậu.
Doanh phản ứng:
-Con không có quen ai thân đến mức phải đưa về nhà, lúc nãy cậu Út nói đùa mà ngoại, Chiều nay con tới nhà bạn ôn bài..
Doanh bứt rứt vì không muốn nói dối, cô chống tay dưới cằm lòng buồn khi chẳng có ai có thể hiểu cộ Doanh có làm gì xấu đâu chứ, vậy mà cô phải quanh co nói dối để che dấu việc làm tốt của cô là muốn biết thêm một nghề mình thích.
Bà Phát khó chịu:
-Con quyết địn thi vào đâu mà ôn bài hở Doanh?
Đạ, tổng hợp Anh văn, như ba con đã thưa với ngoại hôm rồi
-Vậy là hai cha con đã có bàn bạc trước?
Đa.
Cười nhạt, bà Phát tiếp tục hỏi:
-Hỏi vậy thôi, ngoại thừa biết là ý của thằng cha mầy lúc nào cũng ngược lại ý ngoại, và nó đã mớm cái ý ngược đời của nó với con. Con nhắm học Tổng hợp Anh văn xong rồi ra làm gì? Phải để về làm thông dịch cho mấy cái công ty xuất khẩu yến sào, hải sản gì đó cho bên nội con không?
Doanh ngạc nhiên tròn mắt, cô ấp úng:
-Chuyện học Tổng hợp là do con muốn, ba con đâu có ý kiến gì đâu ngoại.
Hừm! Không ý kiến gì mà nói như buộc ngoại phải để cho con tự do thi vào Tổng hợp vì Y khoa không phải là nghề con thích.
Doanh chưa kịp lên tiếng để bên vực cha, bà Phát nói tiếp:
-Từ lúc vợ chết đến nay, nó chưa hề săn sóc lo lắng cho con Doanh lấy một ngày, vậy mà mở rộng miệng ra nói như mình quan tâm tới ý thích của con mình lắm.
Lừ mắt nhìn Doanh bà cỏ vẻ giận:
-Ngoại nuôi con từ bé tới bây giờ, con ao ước gì ngoại đều biết hết, có bao giờ con nói sẽ chọn nghề nao khác ngoài nghề bác sĩ đâu? Sao hôm nay lại thay đổi? Phải có một tác động nào chứ?
Đan những ngón tay vào nhau, Doanh tìm cách giải bày. Chưa lúc nào hơn bây giờ cô cảm nhận được sự ê chề của người đã sống trong niềm mơ ước không thật sự là của mình, một mơ ước được vay mượn từ ước mơ của người khác để khi biết mình không thế biến ước mơ ấy thành hiện thực, mình chối bỏ nó đi lại gặp phản đối.
Doanh khàn giọng:
- Đúng là từ nhỏ con từng được dạy hãy mơ ước lớn lên sẽ là bác sĩ, lúc nhỏ điều ấy xem chững rất dễ nhưng càng lớn con càng nhận ra ước mơ ấy mỗi lúc mỗi xa vời. Để làm vui lòng mọi người năm rồi con thi y bị rớt. Con thật sự không có khả năng thành bác sỉ, con sẽ theo ngành con thích.
Ngọc Uyển lên tiếng:
-Chị không đồng ý cách giãi bày của Doanh Doanh. Nói vậy khác nào mọi người áp đặt, bắt em phải làm việc em không muốn, trong khi ai cũng hết lòng chăm lo cho em. Nhất là nội, nội thương em biết bao nhiêu! Em phụ lòng nội rồi!
Doanh nghèn nghẹn:
-Bao giờ em cũng ghi nhớ, quý trọng tình thương của ông bà, cậu dì dành cho mình, chị Uyển không cần phải nhắc, em cũng ghi nhớ em là ai trong ngôi nhà này, và em thấy mình chưa làm điều gì sai trái cả. Số phận của mình không thể lựa chọn thì đành phải chịu, không lẽ Doanh không được phép chọn nghề mình thích hay sao?
Luân kêu lên khi thấy mắt Doanh rân rấn:
-Việc gì con phải nghẹn ngào như vậy, bà ngoại và cậu đã hiểu con rồi. Có gì mà buồn. Con học Tổng hợp thì học mà!
Bà Phát ngồi thẳng lưng lên:
- Đó là quyết định của con, sau này sướng hay khổ không được trách ai. Bà ngoại muốn rạch ròi điều này.
Trước đây dì Tu gửi tiền về cho con ăn học, cuộc sống vật chất cung nhữ tinh thần rất thoải mái. Ý dì Tư muốn con sẽ du học và sẽ theo nghề thẩm mỷ. Bây giờ con chọn đường khác, Uyển lại thích vào ngành này, như vậy ngoại sẽ dành khoản tiền của dì Tư cho Uyển ăn học. Con đồng ý chứ!
-Vâng!
Bà Phát nói tiếp:
-Suốt thời gian học đại học ba con sẽ lo cho con. Ông bà ngoại già rồi, tiền bạn cũng khó khăn chắc chỉ phụ thêm phân nào thôi!
Luân bỗng phản đối:
-Mẹ à! Con nghĩ anh chị Hai dư sức lo cho con Uyển, tiền chị Tư gởi cho con Doanh ăn học thì cứ để cho nó.
Lam Tuyền cũng khoát tay noi vào:
-Ý chú Luân đúng đó mẹ, chúng con dư sức lo cho bé Uyển, tiền cô Tư gởi về cứ để cho Doanh Doanh.
Doanh bất chợt đau buốt ở tim khi nghe bà Phát lạnh lùng gạt ngang:
-Không được, mẹ nghĩ đã đến lúc bên dòng họ nội con Doanh phải có trách nhiệm đối với nó rồi. Họ đâu thể bỏ trôi, bỏ nổi giọt máu của dòng họ như từ trước đến nay tron gkhi họ giàu nứt vách.
Luân nhăn mặt:
-Mẹ nói như vậy con không chịu, anh Đăng nghe ảnh sẻ buồn đó. Con nhớ không lầm thì anh Đăng có gởi tiền hàng tháng, hàng năm cho Doanh nhưng mẹ không chịu nhận với lý do gia đình mình dư sức bảo bọc cháu, nhận tiền chu cấp thì mang tiếng cho dòng họ Nghiêm.
Bà Phát hơi bất ngờ khi nghe Luân nói trắng vấn đề ra như vậy. Nhưng bà vẫn lạnh lùng nhìn mọi người rồi dằn từng tiếng rõ ràng:
-Phải, mẹ đã từng nói và làm như thế. Ngày đó con Doanh còn trong trứng nước mẹ thay con gái nuôi cháu, nay đủ lông đủ cánh rồi nó muốn bay về tổ về tông của họ hàng nhà nó, mẹ không có trách nhiệm nữa.
im lặng nhìn Doanh ngồi ngục đầu tư lự bà Phát chợt buông một câu hôm nào Lam Tuyền nói:
-Lá nào chẳng rụng về cội cơ chứ. Bây giờ mẹ phải lo cho cháu nội của mẹ, Uyển nhất nhất cương quyết thi vào y theo truyền thống của dòng họ. Nói vậy không có nghĩ mẹ ghét bỏ gì Doanh Doanh, có điều mọi thứ đã dừng lại đúng chừng mức của nó. Con chim non ngày nào mẹ nâng niu yêu quý, nay đủ lông đủ cánh nó muốn bay sang cành khác mẹ đành để nó bay thôi! Ngoại đã nhận ra những thay đổi nơi con rồi đó.
Doanh nghẹn ngào:
-Con đã tính toán gì cho tương lai của mình đâu, lúc nào con cũng muốn ở gần để chăm sóc cho ngoại, để được ngoại thương yêu, chưa bao giờ con nghĩ mình sẽ làm gì cho ngoại lo buồn, chưa bao giờ con nghĩ sẽ xa ngoại...
Nước mắt Doanh chưa kịp tràn mi đã chợt ráo hoảnh khi giọng ỏn thót ngọt ngào của Lam Tuyền cất lên:
-Kìa Doanh, có ai bảo con sẽ xa ngoại đâu, con lớn rồi ngoại muốn cha và bên nội con chú ý thêm trong việc nuôi dạy con nên người thôi mà! Con có phúc có phần mới được cả họ quan tâm, chớ như Uyển, học ở đâu, đậu hay rớt có ai quan tâm đâu.
Doanh cay đắng làm thinh. Cô loáng thoáng nghĩ đến một đôi điều để lại kết luận rằng cô ghét người đàn bà mang tên Lam Tuyền kia là đúng! Bà ta rất ngọt, rất tươi với cô nhưng dường như ở khoé miệng của bà, cái răng nanh trắng nhởn đã ló ra rồi đó.
Trừng mắt nhìn trả về phía mợ Hai, Doanh hơi nhếch mép cười. Cái cười ngụ ý "tôi đã biết thấu hết lòng dạ của bà rồi!". Ương ngạnh một chút Doanh đứng dậy bước như chạy lên lầu mặc tiếng cậu Luân gọi to:
- Doanh Doanh! Doanh Doanh!
Doanh bước nhanh hơn để rời xa cho nhanh nơi ấy, nước mắt tủi thân của cô đã ứa ra rồi và cô không muốn ai thấy cô khóc cả.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Những Ngăn Tim Hồng
Trần Thị Bảo Châu
Những Ngăn Tim Hồng - Trần Thị Bảo Châu
https://isach.info/story.php?story=nhung_ngan_tim_hong__tran_thi_bao_chau