Chương 4
ạo diễn Red Ridingwood chạy tới đón Stahr lúc chàng đến gần sân khấu, nơi ông ta đang thu hình.
Stahr tỏ vẻ lạnh nhạt trước lời chào hỏi của Red, chàng tiến lên trước Red và dù ông ta cố gắng đi nhanh cho kịp, Stahr vẫn đi nhanh hơn để giữ khoảng cách giữa hai người. Hình như thái độ của Stahr có vẻ bất mãn đối với việc làm của hắn. Red có thể dễ dàng nhận thấy điều đó bởi vì trước kia khi còn làm chủ một phim trường, chính Red cũng đã từng có những cử chỉ như vậy.
Stahr bước vào căn phòng mới được dựng lên để làm bối cảnh quay một đoạn vào ngày mai. Red lên tiếng:
- Cảnh dựng thế này chưa được. Thiếu óc tưởng tượng, mặc dầu ánh sáng thì thừa.
Stahr hỏi lại nhà đạo diễn:
- Anh có nhiều óc tưởng tượng hay, tại sao không tự làm lấy mà còn điện thoại hỏi tôi?
- Tôi cũng định làm. Không ngờ anh lại xuống đây.
Red tự tin dù sao mình cũng là một nhà đạo diễn. Lãnh vực hoạt động của ông ta và Stahr khác nhau: mọt đàng lo về cảnh trí cũng như hành động, cử chỉ của các nhân vật trong phim; một đàng lo về phương tiện thực hiện cuốn phim. Red tin rằng đó là hai lãnh vực khác nhau và ông ta yên trí, Stahr không thể nào xía sang địa hạt chuyên môn của ông ta để bắt bẻ điều này điều kia được. Trước kia, khi còn làm với Goldwyn, đã có lần Red và ông ta cãi nhau về việc xếp đặt một cảnh. Cuối cùng Red thách thức Goldwyn đạo diễn cảnh đó trước sự chứng kiến phê bình của chừng năm chục người. Ông ta làm không được và nhờ đó uy tín của Red tăng thêm.
Stahr tiến lại nơi đặt máy quay phim. Cô đào chánh đang sửa soạn để được thu hình. Một vài du khách tới thăm phim trường tò mò nhìn cô ta. Thấy Stahr tới, họ quay về phía chàng, rồi lại nhìn qua chỗ cô đào. Những người này thuộc nhóm hiệp sĩ Columbus, họ tới đây để mục kích những giấc mơ hành hiệp bằng xương, bằng thịt.
Srahr tiến tới bên cạnh ghế cô đào chánh đang ngồi. Cô ta mặc một chiếc áo hở vai, hở ngực. Trên những chỗ da trần đó người ta bôi một lớp mỡ óng ánh trước mỗi lần thu hình, và sau được rửa đi ngay. Tóc cô ta đã được nhuộm và hóa trang những vệt máu bê bết. Nhưng ánh mắt thì sáng như sao băng và chắc chắn sẽ được thu vào trong phim.
Stahr chưa kịp nói gì thì đã nghe một giọng khen từ phía sau:
- Em diễn xuất khá thiệt!
Câu nói vừa rồi là của viên phụ tá đạo diễn. Tuy hắn khen cô đào, nhưng thực ra là có dụng ý khen Stahr và khen nhà đạo diễn, vì Stahr là người đã tìm ra cô và ký giao kèo với cô ta, còn nhà đạo diễn là người nắn nót từng cử chỉ của cô.
Stahr hỏi thăm cô đào với giọng vui vẻ:
- Sao, khỏe chứ?
- Vâng. Chỉ thỉnh thoảng hơi bực mình với mấy ông chuyên viên phòng quảng cáo.
- Không sao. Để tôi sẽ bảo họ để cô yên.
Thực ra chính thái độ của cô ta đã làm nhiều người rất khó chịu. Họ đặt cho cô cái biệt hiệu “con đ. chó”. Chính cô ả đã tự tạo cho mình cốt cách đó. Số là sau khi đóng vai nữ hoàng cai trị một xứ da đen ở Phi Châu, ả cứ tưởng rằng mọi người toàn là dân da đen cả, nên hay có thái độ trịch thượng. Thực ra người ta coi cô ả như con quỷ cái, nhưng lại cần đến trong cuốn phim này.
Red và Stahr đi ra phía cửa sân khấu. Nhà đạo diễn lên tiếng:
- Có mòi khá lắm. Diễn xuất của nàng rất đúng phong độ.
Hai người đã đi xa sân khấu, không ai nghe được tiếng họ nữa. Stahr ngừng lại và nhìn thẳng vào mặt Red:
- Anh đang quay những đoạn phim vô ích. Đem ra chiếu thử, tôi có cảm tưởng đó là một con sến không hơn không kém.
- Tôi cố gắng hết sức để đạt được diễn xuất hoàn hảo...
Stahr nói nhanh:
- Anh đi theo tôi.
- Liền bây giờ sao? Anh để tôi bảo họ nghĩ đã chứ.
- Không sao. Kệ họ.
Stahr vừa nói vừa đẩy cánh cửa ra ngoài. Bên ngoài xe và tài xế của chàng đã đợi sẵn. Thực là không mất đi đâu một phút nào trong lúc thời giờ quý báu. Chàng bảo Red:
- Anh lên xe đi với tôi.
Tới lúc này thì Red đã thấy rõ sự việc trầm trọng, ông ta cũng chợt hiểu tất cả: con nhỏ đã hại ông ta ngay từ ngày đầu tiên, khi nàng đòi để tự ý diễn xuất theo ý muốn riêng. Vì là người hiếu hòa, nên Red đã chiều cô ả cho xong chuyện, để ả khỏi nói lôi thôi.
Stahr nói tiếp vào ý tưởng trong đầu Red:
- Anh không điều khiển nổi con nhỏ. Tôi nói một đàng anh làm một nẻo. Tôi cần có ý nghĩa trong cử chỉ của cô ta, nhưng chàng thấy gì, chỉ toàn là những cái trơ trẽn. Tình hình này tôi e không thể nào tiếp tục.
- Anh định bỏ phim này?
- Không, nhưng tôi phải để Harley thay anh.
- Cũng được.
- Red à, tôi rất tiếc. Để chờ một dịp khác chúng ta sẽ hợp tác trở lại.
Xe ngừng trước cửa văn phòng của Stahr. Red lên tiếng:
- Anh để tôi quay nốt cảnh này được không?
Stahr gằn giọng:
- Harley đang làm dùm anh rồi.
- Khỉ thiệt!
- Lúc tôi với anh đi ra khỏi sân khấu thì hắn đi vào. Tôi đã đưa chuyện phim cho hắn tối hôm qua.
- Anh để tôi trình bày câu chuyện...
Stahr nói với giọng cương quyết:
- Hôm nay tôi bận quá, nghe nói hình như anh bị mất tinh thần từ mấy bữa trước.
Đó là một câu nói rất đau đớn đối với Red. Thế là ông ta bị mất việc một cách lãng nhách. Kế hoạch cưới cô vợ thứ ba đương nhiên phải bỏ. Chuyện bực tức này cũng không thể hé răng nói ra được. Vì Stahr là người nhiều triển vọng nhất có thể cho ông ta việc làm trở lại đồng thời cũng là người hầu như luôn luôn quyết định rất đúng.
Red hỏi bất ngờ:
- Tôi phải trở lại lấy cái áo vét, vắt quên trên ghế sân khấu.
- Khỏi. Tôi cầm theo cho anh đây rồi.
Bàn tay Stahr để trên đùi Red từ lúc nào không hay, và chàng đang cố gắng làm một cử chỉ thân ái.
* * * * *
Phòng chiếu phim của Stahr là một rạp hát thu nhỏ với bốn hàng ghế dựa cao quá đầu bọc da. Phía trước hàng ghế đầu có một dãy bàn dài trên để điện thoại, máy nội thoại và bóng đèn mờ. Sát tường là một chiếc dương cầm cao nghễu nghện không biết đã được kê ở đây từ bao giờ. Phòng mới được trang hoàng lại và nệm ghế cũng được bọc lại mới cách đây một năm, vậy mà bây giờ đã bắt đầu rách sau nhiều ngày giờ làm việc liên miên.
Tại phòng chiếu phim này, từ hai rưởi đến sáu rưởi Stahr ngồi để xem những đoạn phim đã thu hình được trong ngày. Những giờ phút này là lúc đầu óc căng thẳng ghê gớm, vì Stahr phải đối phó với những việc đã rồi, những “fails accomplis”. Đây chính là kết quả nhãn tiền của biết bao công lao, từ những tháng dài mặc cả mua bán, thảo kế hoạch, viết chuyện phim, sửa chuyện phim, chọn tài tử, dựng cảnh, đặt ánh sáng, tổng dượt, thu hình, đồng thời cũng là kết quả của những giờ phút lo lắng, hy vọng, thất vọng, những sự kết hợp của bao người với mồ hôi, nước mắt. Tới giờ phút này trận đánh coi như tạm ngưng để kiểm điểm các báo cáo từ chiến tuyến gởi về.
Hiện diện trong phòng chiếu phim, ngoài Stahr còn có đại diện của các phòng kỹ thuật cùng các kiểm soát viên và quản lý liên hệ tới cuốn phim. Không có sự hiện diện của các đạo diễn, vì công việc của họ coi như đã chấm dứt. Tới lúc này không thể làm lại nhiều được vì tiền bạc đổ ra đã cạn rồi. Ngoài ra còn có lý do tế nhị để giữ tự ái khỏi bị tổn thương nên các đạo diễn không dự là phải.
Mọi người đã tề tựu đông đủ. Stahr lặng lẽ bước vào phòng, những tiếng nói chuyện nhỏ rì rầm ngưng lại. Stahr ngồi vào ghế dành riêng cho chàng, và khi Stahr thu một chân lên ghế thì đèn trong phòng bắt đầu tắt. Một ánh lửa diêm quẹt lóe lên ở hàng ghế cuối rồi cũng tắt luôn. Tất cả đều im lặng.
Trên màn ảnh hiện ra một toán lính Gia Nã Đại gốc Pháp đang đẩy chiếc ca-nô ngược dòng sông nước chảy xiết. Sau mỗi đoạn thu hình người ta nghe rõ tiếng hô lớn của đạo diễn “Cắt”, các tài tử lợi dụng vài phút để nghỉ ngơi, vuốt mặt, hoặc đôi khi họ cười lớn một cách thích thú. Cảnh này được thu hình trên mặt bồn nước trong phim trường. Sau tiếng hô của đạo diễn thì nước cũng ngừng chảy, gió ngừng thổi. Stahr chọn lựa hình ảnh cho mỗi cảnh và xác nhận việc làm tiến triển tốt, ngoài ra không phê bình gì thêm.
Cảnh tiếp theo là cuộc đối thoại giữa cô gái Gia Nã Đại (Claudette Colbert) và người liên lạc viên (Ronald Colman). Cô gái đứng trên ca-nô, mặt cúi gầm xuống. Phim vừa chạy được một đoạn ngắn thì Stahr lên tiếng hỏi bất ngờ:
- Bồn nước đã tháo cạn chưa?
- Thưa, rồi... Thưa ông, người ta cần lấy hồ để....
Stahr cắt ngang câu nói của chuyên viên kỹ thuật:
- Cho nước trở lại ngay. Cảnh thứ hai này cần phải quay lại.
Đèn bật sáng. Một trong những ông quản lý rời ghế, đứng lên tiến lại gần chỗ Stahr ngồi. Stahr dằn giọng:
- Một cảnh hoạt động đẹp nhưng phải vất bỏ. Ống kính không tập trung vào đầu cô gái. Máy thu hình phải đặt cao hơn để luôn luôn thu được bộ tóc của cô ta. Khán giả sẽ mua vé để được coi bộ tóc đẹp của cô gái. Phải độn tóc cô ta cho cao lên nữa.
Đèn tắt trở lại. Ông quản lý rờ rẫm tìm đường đi ra ra ngoài. Những đoạn phim tiếp tục được chiếu. Có tiếng Stahr hỏi:
- Các anh thấy không, có một sợi tóc. Coi thử coi ở ống kính máy chiếu hay là ở trong phim.
Lúc đoạn phim gần hết, Claudette Colbert mới ngửng mặt lên và người ta thấy rõ cặp mắt ướt át của cô. Stahr lên tiếng:
- Đó, luôn luôn phải như thế này mới được. Chỗ này diễn xuất rất khá. Các anh làm sao cho xong ngày mai hoặc chiều nay càng tốt. Nếu là tay thu hình Pete Zavras thì đã không phải mất công làm lại. Các anh nhớ rằng kỹ nghệ điện ảnh này chỉ có sáu tay thu hình có thể phó thác tin tưởng hoàn toàn.
Đèn bật sáng. Nhân viên kiểm soát và quản lý liên hệ bước ra:
- Thưa ông, mấy đoạn này quay hôm qua và còn đang tiếp tục. Có lẽ phải đến đêm nay mới xong.
Đèn tắt. Trên màn ảnh hiện ra cái đầu của thần Siva pho tượng nhiều chỗ loang lỗ, rõ ràng là những dấu vết của trận lụt đêm hôm trước. Xung quanh pho tượng là một số tín đồ.
Thình lình, Stahr lên tiếng:
- Khi nào quay tiếp cảnh này, anh nên cho vài đứa con nít leo lên pho tượng. Cảnh nghịch ngợm của chúng hợp cho mình lắm. Xem lại thử coi có đụng chạm gì tới vấn đề tôn giáo không? Tôi chắc là không có gì đâu.
- Thưa vâng.
Chièc thắt lưng bạc đục lỗ hình ngôi sao và người thiều nữ lại hiện ra trong óc Stahr. Tên nàng là gì? Smith Jones, hay Brown? Liệu thiếu nữ mang chiếc dây lưng đó có...?
Trên màn ảnh, cảnh thành phố Nữu Ước hiện ra trong một phim nói về các đảng cướp. Stalir có vẻ thảnh thơi, nhưng sau đó đột nhiên la lớn:
- Giục bỏ. Chuyện phim bậy bạ, tài tử lựa không đúng, không ra ngô khoai gì cả. Mấy ngoe kia trông có vẻ gì là tướng cướp đâu, trông như một lũ ốm đói. Chuyện gì mà kỳ cục vậy hả anh Lee?
Lee Kapper trả lời:
- Cảnh này được viết ngay tại chỗ hồi sáng. Burton muốn có để thu hình luôn ở sân khấu số 6.
- Đồ bỏ. Luôn cả đoạn này nữa. Không thừa tiền đâu để in những đoạn phim vô giá trị như thế. Anh thấy không? Cô gái không tin tưởng ở lời nói của mình. Cary nữa cũng thế. “Em yêu anh”, nói gì mà ấp úng lúng búng như gà mắc đẻ vậy! Quần áo gì mà đắp vào người cô ta nhiều thế kia?
Một âm hiệu vang lên trong phòng tối. Máy chiếu phim ngừng, đèn bật sáng. Mọi người chờ đợi trong im lặng. Nét mặt cũng như tiếng nói của Stahr đều thản nhiên:
- Ai viết cảnh này vậy?
- Thưa, Wylie White.
- Hắn có đau yếu gì không?
- Hình như có.
Stahr ngẫm nghĩ:
- Cho bốn soạn giả viết lại cảnh này tối nay, rồi sẽ chọn một. Coi thử xem Sidney Howard đã tới làm chưa?
- Thưa ông ta tới nhận việc hồi sáng.
- Nhờ ông ta viết lại cảnh này. Giải thích cho ông là mình muốn cái gì. Cô gái phải ở trong tình trạng khiếp sợ tuyệt độ, chân tay luống cuống. Mình chỉ cần tạo được một cảm xúc sợ sệt cho khán giả cũng là đủ rồi, họ không thể nào có tới hai ba cảm xúc trong một lúc. A này, Kapper à...
Ông giám đốc nghệ thuật ngồi ở hàng ghế thứ hai vội nghiêng mình về phía trước:
- Dạ.
- Bối cảnh đoạn này tôi thấy không được đúng lắm.
Có những cái nhìn trao đổi ý kiến với nhau trong phòng.
- Xin ông cho biết ở chỗ nào.
- Cách trang trí trong phòng hình như không được đúng. Đồ đạc trông bê bối quá, mà hình như lại thiếu một cái gì. Tối nay anh thử đi coi lại cảnh trí này xem. Đồ trong phòng nhiều quá. Thử thêm vào một khung cửa sổ xem, căn phòng có thể sẽ khoáng đạt hơn.
Kapper đứng lên, vén tay áo nhìn đồng hồ:
- Tôi đi coi lại ngay bây giờ. Có lẽ phải làm luôn đêm nay thì sáng mai mới có thể tiếp tục thu hình được.
- Đúng vậy, Lee này; anh có thể cho thu thêm cảnh trí xung quanh luôn đi.
- Vâng, tôi cũng nghĩ vậy.
- Bết quá. Mấy cảnh đánh lộn xong chưa.
- Thưa chiếu liền bây giờ.
Stahr gật đầu. Kapper vội vã đi ra. Đèn tắt. Màn ảnh hiện ra cảnh đánh lộn túi bụi giữa bốn người trong một căn phòng nhỏ. Stahr cười:
- Coi kìa, Tracy đang đuổi thằng cha kia ngộ quá. Tôi cá thế nào hắn cùng bắt được.
Bốn người tiếp tục đánh, đánh mãi một kiểu không hề thay đổi. Thỉnh thoảng họ lại cười với nhau, hoặc chạm nhẹ vào vai nhau như thể bạn bè giỡn chơi. Chỉ có một tài tử trẻ trong số bốn người là đánh có vẻ nguy hiểm thiệt. Nếu để tự do, một mình anh ta có thể giết cả ba tên kia như chơi. Nhưng rốt cuộc anh ta cũng sợ không dám để cho bị đánh vào mặt, và đạo diễn đã che đậy yếu điểm này bằng cách di chuyển ống kính hoặc cho thay đổi vị thế xen kẽ.
Lần lần từng cặp một vừa đánh vừa dẫn nhau ra phía cửa rồi cuối cùng tất cả đều rời khỏi phòng. Đúng là: Gặp nhau, múa máy một hồi rồi dông.
Sau đó là cảnh một cô bé ngồi đọc sách dưới gốc cây. Phía trên có một cậu bé khác cũng đang ngồi xem sách ở một cành cây lớn. Cô bé có vẻ chán và muốn nói chuyện với bạn. Nhưng cậu ta không chú ý tới cô bạn. Cái núm của trái táo cậu đang ăn rớt xuống đầu cô bé.
Có tiếng người nói trong phòng tối:
- Thưa ông, cảnh này kéo dài hơi quá.
- Không sao. Rất hay. Cảnh này gây một cảm giác đẹp.
- Tôi thấy hơi lâu.
- Đôi khi chỉ vài ba thước phim đã quá lâu và phải cắt. Nhưng cũng có cảnh đã kéo dài vài trăm thước vẫn còn là ngắn. Tôi cần phải gặp chuyên viên ráp nối trước khi anh ta làm cảnh này. Đây chính là cái cảnh mà khán giả sẽ nhớ mãi khi xem phim.
Lời nói của Stahr là phán quyết tối hậu, không có vấn đề bàn cãi nữa. Nguyên tắc phải theo là Stahr luôn luôn nói đúng. Bằng không thì tổ chức của phim trường sẽ rối loạn, sụp đổ hết.
Một giờ nữa lại trôi qua với những cảnh vật hư hư thực thực trên màn ảnh ở cuối phòng, kèm theo những sự phân tích, phê bình. Làm sao để những cảnh đó có thể trở thành cảnh mộng đẹp, hay đối với đông đảo khán giả, chớ không bị thờ ơ, tẩy chay. Cuối cùng là hai đoạn phim trắc nghiệm tuyển chọn tài tử. Đoạn phim trắc nghiệm dự tuyển hôm nay gồm có hai người, một nam và một nữ. Sau những giờ trí óc bị căng thẳng trong việc xem xét các đoạn phim chánh, mọi người đều cảm thấy nhẹ nhõm khi chiếu tới phim trắc nghiệm. Stahr bỏ chân xuống đất, chờ mọi người phát biểu ý kiến. Một đại diện kỹ thuật cho biết ông ta thấy có thể hợp tác được với cô nữ tài tử dự tuyển. Những người khác tỏ vẻ lãnh đạm! Mấy năm trước đã thấy có người giới thiệu cô gái này. Từ hồi đó tới giờ không biết cô ta lang thang làm nghề gì, nhưng tài nghệ thì chằng khá hơn chút nào. Stahr ngừng một lát rồi tiếp:
- Riêng người đàn ông thì có vẻ khá. Liệu chúng ta có thể xài hắn trong vai ông Hoàng nước Nga của phim Sleppes được không?
Ông giám đốc tuyển lựa vội vàng lên tiếng:
- Hắn chính là một ông Hoàng người Nga thực sự. Nhưng hắn mắc cở và không chịu đóng vai đó. Hắn theo Cộng sản.
Stahr nói giọng thản nhiên nhưng cương quyết:
- Hắn chỉ có thể đóng được mỗi một vai đó. Không chịu thì thôi.
Đèn trong phòng bật sáng. Stahr gói miếng kẹo cao su vào một mẩu giấy, bỏ vào hộp đựng tàn thuốc rồi quay sang nhìn cô thơ ký. Cô ta nói nhanh:
- Thưa, đang diễn thu tại sân khấu số 2.
* * * * *
Stahr tới quan sát sơ qua việc diễn thu, máy quay phim và các tài tử đang làm việc trước hậu cảnh là một màn ảnh trên đó hình ảnh được chiếu lên bằng một máy chiếu đặc biệt. Sau đó là một cuộc họp tại văn phòng Marcus để bàn về cuốn phim Manon và đoạn kết có hậu hay không có hậu. Lập trường của Stahr vẫn là từ hơn một thế kỷ nay, nhiều phim chẳng cần có hậu mà vẫn thu được tiền đều đều. Sự trình bày của Stahr rất minh bạch hữu lý nên vấn đề đã được thông qua để chuyển sang việc cho mượn một số tài tử lấy tiền giúp vào quỹ cứu trợ những người bị nạn lụt không có nhà ở tại Long Beach.
Trong cuộc lạc quyên ngay sau đó, năm người trong số những nhân vật tham dự cuộc họp đã cúng vào quỹ cứu trợ hai mươi lăm ngàn đô la. Họ cho với thái độ của nhà giàu bố thí, chớ không phải vì lòng bác ái.
Trở về văn phòng, Stahr nhận được tin từ phòng mạch bác sĩ cho hay tình trạng mắt của Zavras khả quan: 19-20. Trong thơ bác sĩ cho biết đã thực hiện việc chụp hình mắt cho y. Stahr đi lại trong phòng một cách trầm ngâm trong khi cô thơ ký nhìn ông với đầy vẻ thán phục. Hoàng tử Agge ghé lại để cảm ơn Stahr về cuộc viếng thăm phim trường. Trong khi hai người đang nói chuyên thì một viên phụ tá giám sát tới dùng tiếng lóng cho Stahr hay có soạn giả tên Tartalon gì đó đã “tìm ra” và không chịu tiếp tục công việc nữa.
Stahr giải thích với ông Hoàng:
- Họ là những soạn giả lỗi lạc, nhưng ở đây chúng tôi không có được những soạn giả như thế.
Ông Hoàng ngạc nhiên:
- Tại sao kỳ vậy? Mình thấy người nào giỏi thì cứ mướn chớ?
- Đúng, họ hay ở ngoài, nhưng khi vô đây rồi thì lại hết hay. Vì vậy chúng tôi phải có phương pháp riêng.
- Nghĩa là sao?
- Chúng tôi mướn hết, đủ loại soạn giả, chằng hạn thi nhân bất mãn, văn sĩ bị đá lên đá xuống, sinh viên đại học. Chúng tôi ghép họ vào từng cặp một và giao cho mỗi cặp một đề tài để sáng tác. Nếu thấy cặp nào làm việc không được như ý thì chúng tôi cho thêm một cặp nữa cùng làm. Có khi một đề tài mà chúng tôi giao cho tới ba cặp khác nhau.
- Họ có thích lối làm việc như vậy không?
- Dĩ nhiên là không. Nhưng họ không phải thiên tài. Chỉ có cách đó mới thúc đẩy họ làm việc khá được. Nhưng cặp Tarleton này là một trường hợp đặc biệt. Đó là hai vợ chồng và công việc làm rất khá. Họ vừa tìm ra đề tài mình đang viết còn được giao cho những người khác nữa. Hai người cảm thấy tự ái tổn thương vì tác phẩm của mình bị đem pha trộn, gán ghép vào với tác phẩm của người khác.
- Nhưng ai là người pha trộn, gán ghép.
- Chính tôi. Thôi, hôm nào rảnh, xin mời Ngài trở lại chơi.
Sau đó Stahr đã gặp vợ chồng Tarleton và nói với họ tác phẩm họ viết rất hay. Stahr nhìn bà Tarleton và làm như có thể đọc được những câu chính tay bà ta đã viết trong chuyện phim. Bằng giọng ân cần, Stahr bảo họ nếu không bằng lòng viết chuyện phim nữa thì họ sẽ được giao cho một công việc khác, có nhiều thì giờ hơn và ít bị thúc hối. Nhưng đúng như sự tiên đoán của Stahr, họ đã xin được ở lại viết chuyện phim, dù có bị viết chung với người khác. Stahr trình bày với họ nguyên tắc làm việc như vậy thiếu tôn trọng soạn giả, nhưng rất có lợi về phương diện thương mại và đang nảy nở tốt đẹp. Duy chỉ có một điều Stahr giấu không nói cho ai biết, đó là chính Stahr đã nghĩ ra lối làm việc này.
Họ vừa đi thì cô Doolan tới cho Stahr hay một cách đắc ý:
- Thưa ông, người đàn bà có cái dây nịt đang chờ ở đầu dây điện thoại.
Stahr vào văn phòng, ngồi xuống sau chiếc bàn viết và cảm thấy bao tử như muốn nổi cuồng lên. Chính ông ta cũng không biết cái gì làm cho mình trở nên háo hức. Câu chuyên liên quan tới người thiếu nữ này thực ra không làm cho Stahr quan tâm bằng vấn đề đôi mắt của Zavras. Chàng chỉ muốn biết xem nàng có phải là nghệ sĩ không, và muốn mời nàng tới phim trường để chụp mấy tấm ảnh vì thấy nàng trông giống Minna. Cũng như trước đây thấy một thiếu nữ giống Claudette Colbert, chàng cũng đã mời cô ta đến phim trường để chụp ảnh giống như bức ảnh của Claudette. Stahr nhấc điện thoại lên:
- Alô.
- Alô.
Nghe tiếng nói của nàng, tự nhiên Stahr cảm thấy một cảm giác sợ hãi chạy khắp người. Chàng ngưng lại một lát để lấy bình tĩnh.
- Phải dày công lắm mới kiếm ra cô. Chúng tôi chỉ biết tên cô là Smith, mới tới thành phố này và ngoài ra có một sợi dây nịt, vậy mà rốt cuộc cũng tìm ra.
- À, đúng rồi, đêm hôm động đất tôi mang sợi dây nịt đó.
- Vậy bây giờ cô đang ở đâu vậy?
- Ông là ai? - Giọng nói của nàng đầy vẻ lịch sự và nhẫn nại.
- Monroe Stahr.
Một thoáng im lặng trôi qua. Hình như nàng không biết Stahr là ai. Tên của chàng thực ra có xuất hiện trên màn ảnh bao giờ đâu.
- À, phải rồi. Ông là chồng của Minna phải không?
- Đúng vậy.
Một cảm giác bâng khuâng chợt đến với Stahr. Chàng nhớ lại hình ảnh thiếu nữ giống hệt Minna, vợ chàng, trong đêm động đất vừa qua. Bây giờ đây lại nghe nhắc tới tên Minna. Hay là chính nàng đã dẫn dụ chàng vào một cạm bẫy nào đây. Một cơn gió thổi qua cửa sổ khiến mấy tờ giấy trên bàn bị lật đi lật lại. Stahr ước ao có thể bay qua cửa sổ như cơn gió, bay ngay tới nơi ở của thiêu nữ này xem mặt mũi nàng ra sao, nàng là ai? Stahr nở một nụ cười héo hắt, nụ cười gượng của kẻ đang cần lấy lại can đảm, bình tĩnh.
- Tôi ao ước được gặp cô. Liệu cô có thể vui lòng quá bộ tới phim trường chơi một lát không?
Một thoáng im lặng và sau đó là lời từ chối:
- Rất tiếc, nhưng có lẽ tôi không thể nào tới được.
Câu nói cuối cùng như một lời từ chối khẳng định, một nhát búa cuối cùng hạ xuống. Thường thường chính những lúc này lòng tự phụ thầm kín của Stahr mới nổi dậy và giúp chàng thuyết phục đối phương:
- Tôi rất muốn được gặp cô, vì có một “câu chuyện riêng”.
- Phải, nhưng tôi e...
- Hay là để tôi tới gặp cô?
Nàng có vẻ ngần ngừ:
- Thực ra có nhiều điều phiền khó nói.
- Ồ, không sao. Chắc là cô đã có gia đình rồi. Nếu vậy, tôi xin mời cả ông nhà tới chơi.
- Lại càng không thể được.
- Lý do?
- Thực ra ngay cuộc nói chuyện này tôi cũng đã thấy hơi kỳ kỳ, nhưng vì cô thơ ký của ông cứ nài nỉ. Tôi chắc đã đánh rớt vật gì tại phim trường trong đêm động đất.
- Tôi tha thiết xin được gặp cô chỉ trong vòng năm phút.
- Để đưa tôi lên màn ảnh hay sao đây?
- Hoàn toàn không phải thế.
Lại yên lặng ở đầu dây bên kia. Stahr nghĩ rằng hay là chàng đã làm phật lòng nàng.
- Có thể gặp ông ở đâu?
Câu hỏi của nàng thực là ngoài sự tiên đoán của Stahr. Chàng vội vã trả lời:
- Ở đây, hay là ở nhà cô cũng được.
- Không. Tôi muốn một nơi nào khác.
Stahr lục soát nhanh trong óc để tìm ra một địa điểm. Nhà riêng, tiệm ăn, quán nước hay một nơi nào ngoài phố? Tiếng nàng lại vang lên trong máy:
- Sẽ gặp nhau lúc chín giờ ở đâu đó.
- Chín giờ tôi sợ không được.
- Vậy thì thôi.
- Được rồi, chín giờ. Mà ở chỗ nào gần gần đây đi. Tiệm thuốc tây gần phim trường nhé...
* * * * *
Sáu giờ thiếu mười lăm. Còn hai người khách nữa đang đợi bên ngoài. Hai người này hôm nào cũng đến vào cái giờ mệt mỏi này để rồi lại bị khất vào ngày khác. Họ không phải là nhân vật quan trọng trong giới làm ăn, nên không bắt buột phải tiếp họ vào những lúc mệt mỏi này.
Nhưng họ cũng không phải hạng quá tầm thường để ta có thể từ chối một cách dứt khoát. Rốt cuộc là họ lại bị khất tới ngày khác. Sau đó Stahr ngồi im lìm một mình trong phòng để nghiền ngẫm về nước Nga. Không phải Stahr thực sự nghĩ tới nước Nga, nhưng là nghĩ việc làm phim nói về nước Nga. Kể ra thì chàng biết rất nhiều chuyện liên quan tới nước Nga. Stahr đã ra lệnh cho cả lô soạn giả viết về nước Nga, và các chuyên viên khảo cứu thêm các tài liệu từ cả năm nay. Nhưng rốt cuộc Stahr thấy chuyện nào cũng có thể gây ra cho khán giả những cảm tưởng không đúng về nước Nga. Stahr đã dùng đủ mọi cách, đủ mọi từ ngữ để diễn đạt những câu chuyên đó, mà rồi cuối cùng vẫn gặp phải những điều không được như ý và những chuyện rắc rối. Từ nãy tới giờ chàng đã mất thêm nửa giờ đồng hồ nữa ngồi suy nghĩ mà cũng chẳng thấy đi tới đâu. Stahr tự nghĩ chàng đã xử rất đẹp với nước Nga, chàng chỉ muốn làm những phim để khán giả có cảm tình tốt với nước này. Nhưng chính ý định đó đã gây ra lắm chuyện nhức đầu. Tiếng cô thơ ký vang lên trong máy nội thoại:
- Thưa, có ông Drummon đang chờ ở ngoài, và có ông Kirstoff với bà Cornhill muốn gặp để nói về chuyện phim Nga.
- Rồi, mời vào.
* * * * *
Sau đó, từ sáu rưỡi tới bảy rưỡi Stahr lại ngồi coi những đoạn phim vừa thu hình lúc buổi chiều. Nếu không bị bận tâm về người đàn bà bí mật thì Stahr sẽ ngồi cả buổi tối ở phòng chiếu phim hoặc phòng ghi âm. Nhưng chuyện bất thường đã xảy ra từ đêm hôm có trận động đất vừa rồi, nên hôm nay Stahr quyết định đi ăn cơm tối vào giờ này. Vừa ra tới cửa, Stahr gặp ngay Pete Zavras nhìn mình mỉm cười:
- Anh là người tạo ra những bi hài kịch trong giới điện ảnh, chẳng thua gì các kịch tác gia Hy Lạp xưa kia. Anh chính là một Aeschylus, Euripides, Aristophanes hoặc Menander.
Stahr cúi đầu:
- Nhân vật nào vậy?
- Những người đồng hương của tôi.
- Anh làm phim về Hy Lạp hồi nào vậy?
- Làm con mẹ gì. Nhưng anh là người đã cứu tôi, nên từ nay tôi coi như kẻ đồng hương.
- Bây giờ khá chưa?
- Chỉ còn hơi đau phơn phớt một chút. Dù đau một chút cũng không có gì ân hận.
- Hôm đó có chuyện gì xảy ra vậy?
- Tôi tính tới tìm mấy tên ngồi lê đôi mách, bịa chuyện để cho chúng một trận. Chỉ có cách đó mới giải quyết được vấn đề. Chuyện của tôi chẳng khác chi điều bí ẩn của Oedipus, phải liều giải quyết một lần tại đền Delphic mới xong.
- Tôi không được học nhiều. Anh xài điển tích khó hiểu quá.
- Xin lỗi anh. Học cho nhiều mà làm gì? Tôi đã đậu cử nhân ở Salonika, mà rồi anh thấy đời vẫn lận đận hoài.
- Rồi có ngày anh sẽ khá.
- Tôi để sẵn số điện thoại đây, cần gì hay muốn giết đứa nào anh cứ việc kêu tôi.
Stahr nhắm mắt lại và khi mở ra thì bóng dáng Zavras như đã mờ dần sau tia nắng cuối cùng. Stahr ngồi ghếch lên mặt bàn kê phía sau, cố lấy giọng tự nhiên:
- Gặp nhiều may mắn nghe.
Bóng tối đã tràn ngập căn phòng cô thơ ký, Stahr vẫn cố đi mò trở lại văn phòng. Tiếng khóa cửa đóng nghe khô khan. Stahr tìm một viên thuốc. Sau khi uống chàng ngồi xuống ghế chờ cho chất benzedrine ngấm dần trước khi đi dùng cơm tối.
* * * * *
Lúc đi ăn cơm ở câu lạc bộ phim trường trở về, Stahr gặp một người đi trên chiếc xe bỏ mui đưa tay vẫy vẫy. Chàng nhìn theo và nhận ra đó là một tài tử trẻ tuổi đi với cô đào của hắn. Ánh hoàng hôn cuối cùng đã lịm tắt trên lối đi. Giờ phút này Stahr chợt cảm thấy sự huy hoàng của mình cũng đang phai mờ dần để bắt đầu những giây phút của một cuộc mặc niệm vĩnh cữu. Cảm giác của Stahr mất đi lần lần, và hình như Minna bắt đầu sống lại bên chàng. Bao kỷ niệm của Minna quấn quýt vây quanh chàng. Stahr thẫn thờ ấn máy, kêu người đem xe tới. Đây là lần đầu tiên trong năm, chàng xử dụng tới chiếc xe của hãng dành cho mình. Chiếc limousine to lớn trông có vẻ nặng nề, mệt mỏi sau nhiều ngày nằm trong ga ra với giấc ngủ dài.
Rời phim trường, Stahr vẫn còn cảm thấy căng thẳng. Nhưng chiếc xe không mui đã kéo bầu trời xuống gần và chàng để ý nhìn mặt trăng hiện ra nơi cuối đường. Con người có một ảo giác thú vị, đó là mỗi lần nhìn mặt trăng họ đều thấy khác. Kể từ ngày Minna nằm xuống, thành phố này đã thay đổi nhiều vởi ánh sáng chan hòa ban đêm càng ngày càng nhiều, như khu chợ trái cây ban đêm mới có này chẳng hạn, la liệt nào là cam, lê, nho, táo. Đèn stop của một chiếc xe chạy phía trước thỉnh thoảng lại lóe lên mỗi khi tới gần ngã tư. Ở một góc phố vắng, hai người đàn ông khiêng một chiếc trống sáng óng ánh lướt nhanh với đầy vẻ bí mật.
Trước cửa tiệm thuốc tây, một người đàn bà đứng đợi sẵn. Nàng cao cũng cỡ Stahr. Dáng điệu hơi bối rối có vẻ gần như sợ sệt. Stahr đậu xe, bước tới, nhìn nàng bằng một cái nhìn lịch sự, kính nể. Nếu không có cái nhìn đó, chắc nàng đã không bằng lòng đi theo Stahr. Họ yên lặng đi băng qua đường. Dù chỉ với một thoáng nhìn, khi đi tới gần lề đường Stahr cũng biết chắc rằng nàng là một thiếu nữ xinh xắn dễ coi, nhưng không phải một người đẹp, một người nhan sắc như Minna. Tới gần nơi đậu xe, nàng lên tiếng:
- Chúng mình đi đâu? Không có tài xế hả.
- Khỏi cần. Tôi là tay võ có hạng.
- Khiếp, mấy người đàn ông nói gì nghe cũng ớn thấy mồ.
Nàng vừa nói vừa cố gắng mỉm một nụ cười.
Stahr cũng vừa chợt cảm thấy vui vui về ý nghĩ của mình. Nhưng sự thích thú thoáng qua rất mau. Nàng vừa chui vào xe vừa nói:
- Ông cần gặp tôi có chuyện gì không?
Stahr đứng bất động. Chàng muốn bảo cô ta xuống khỏi xe ngay, nhưng nàng đã ngồi yên ấm và chàng chợt nhận thấy hoàn cảnh này do chính mình đã gây ra. Stahr cắn răng không nói gì. Chàng đi vòng qua đầu xe, mở cửa, ngồi vào sau tay lái. Ánh sáng đèn đường soi rõ khuôn mặt nàng. Stahr nhìn khuôn mặt đó và chàng cảm thấy khó có thể tin được rằng đây lại là thiếu nữ mà chàng đã nhìn thấy trong đêm động đất. Mặt nàng không giống thiếu nữ hôm đó chút nào. Stahr lên tiếng:
- Tôi đưa cô về. Nhà cô ở đâu?
Nàng lộ vẻ ngạc nhiên:
- Làm gì mà vội vậy. Hay có điều gì khiến ông phật ý?
- Không. Có gì đâu. Cô tới là tử tế lắm rồi. Tại đêm rồi tôi nhìn cô thấy giống một người quen. Nhưng không phải. Có lẽ tại ánh đèn.
- Thiệt vậy sao? Kỳ quá.
Cả hai cùng im lặng một lúc. Thình lình nàng lên tiếng như vừa mới nghĩ ra một ý tưởng hay:
- Xin lỗi, phải hồi trước ông là chồng của Minna Davis?
Stahr cố gắng cho xe chạy thật nhanh, làm bộ như không nghe thấy gì. Nàng nói tiếp:
- Tôi đâu có giống Minna. Nếu ông muốn kiếm người giống Minna thì có lẽ đó là bạn tôi. Đêm hôm đó nàng đi cùng với tôi.
Lúc này Stahr không còn ham gì nữa. Chàng chỉ muốn mau mau đưa cô gái này về và quên mọi chuyên lẩm cẩm đi, thế thôi.
- Liệu có phải nàng không? Nhà cô ấy ở phía trước kia.
- Nhất định không phải. Tôi nhớ rõ cái thắt lưng của cô.
- Vậy thì thôi.
Xe chạy trên đường ngoằn ngoèo của một sườn đồi. Ánh điện rung rinh trên dãy nhà trệt như muốn tan vỡ theo những âm thanh ra-dô buổi tối.
- Ông thấy ngọn đèn cao cao cuối cùng kia không? Đó là nhà Kathleen. Còn nhà tôi thì ở trên đỉnh đồi.
Ngừng một lát, nàng lại lên tiếng:
- Thôi, được rồi, ông cho tôi xuống đây.
- Cô vừa nói ở trên đỉnh mà?
- Tôi muốn vô nhà Kathleen.
- Tôi sợ...
Nàrg đột nhiên đổi giọng, cương quyết như thể hết còn kiên nhẫn, nói:
- Tôi bảo cho tôi xuống đây.
Stahr đi theo thiếu nữ về phía một căn nhà nhỏ có tàn cây che khuất cả mái nhà. Nàng bước lên những bậc dốc, Stahr cũng bước theo. Nàng nhận chuông và quay lại định chào Stahr.
- Rất ân hận đã làm ông thất vọng.
Stahr cũng cảm thấy ân hận đối với nàng, ân hận cho cả hai.
- Thành thực xin lỗi cô. Chính tôi mới là người phải ân hận.
Một ánh sáng lọt qua khe cửa và có tiếng đàn bà từ trong vọng ra:
- Ai đó?
Rồi giai nhân chợt hiện ra trước khung cửa. Khuôn mặt kia chính là khuôn mặt Minna. Nước da ngời sáng với làn môi tươi và nụ cười đằm thắm khuynh thành đổ nước. Nét duyên đáng của giai nhân tưởng như có thể làm say mê cả một thế hệ.
Cũng như đêm hôm trước, tim chàng rộn lên như muốn nhảy khỏi lồng ngực. Lần này chàng không cần giấu diếm và để cho tình cảm của mình được tự do bộc lộ.
Nàng lên tiếng:
- Ồ, chị Edna! Không vào nhà được, em vừa mới xịt thuốc muỗi. Trong nhà đầy mùi thuốc cả.
Edna bắt đầu cười, cười thiệt lớn tiếng:
- Em nghĩ có lẽ ông ta muốn tìm chị, Kathleen ạ. Nhưng lại lầm ra em.
Trong thoáng giây đôi mắt Stahr và Kathleen tìm gặp nhau, quấn quít và thình lình yêu nhau khiến cho cả hai cùng không ngờ tới. Ánh mắt nhẹ nhàng êm ái như một vòng tay, và cấp bách như một lời cầu khẩn.
Edna lại lên tiếng:
- Ông ấy điện thoại cho em. Hình như ông ta nghĩ rằng...
Stahr đã ngắt ngang câu nói của nàng và tiến vào vùng có ánh sáng:
- Chúng tôi cảm thấy ân hận về thái độ thiếu nhã nhặn đêm hôm qua.
Điều mà chàng thực sự muốn nói hình như không phải như vậy. Nàng đứng sát bên Stahr, nghe chàng nói một cách chăm chú, không hề tỏ vẻ mắc cở. Edna hình như đã lui ra xa, ở ngoài bóng tối.
Giọng nàng êm ái:
- Thưa, có chi đâu. Ông rất tử tế, chúng tôi bị lạc.
- Tôi rất mong sẽ có dịp mời cả hai cô trở lại, đi thăm phim trường.
- Dạ thưa ông có thể cho chúng tôi biết ông là ai không? Chắc phải là một nhân vật quan trọng lắm?
Edna nói với giọng nửa như diễu cợt:
- Là một nhà sản xuất, chồng của Minna trước kia. Ông ta nói với em như vậy, nhưng hình như ông ta còn giấu một cái gì, hình như ông ấy muốn ăn tươi nuốt sống chị thì phải.
Kathleen nói nhanh:
- Im đi, Edna.
Hình như đã nhận ra hành vi quá trớn của mình, Edna vội vàng:
- Thôi, mai điện thoại cho em nhé.
Nói xong nàng vội vã đi xuống đường. Nàng sẽ không bao giờ biết tới mối tình lạ vừa chớm nở giữa Stahr và Kathleen, như một tia lửa mới sáng lên trong đêm tối mà nàng vừa nhận thấy.
Kathleen nhìn Stahr:
- Hôm qua mà không gặp được ông, chắc bị nước cuốn đi luôn!
Stahr không tìm được một câu nào để nói. Cá hai cùng im lặng. Tự nhiên họ cảm thấy mình trơ trọi. Nàng nhớ lại cảm giác cô đơn hôm bị nước cuốn bồng bềnh trên pho tượng. Stahr cũng nghĩ tới quang cảnh lúc đó. Thế giới xung quanh như mờ dần, chàng chỉ còn thấy hiện ra trước mắt hình ảnh của nàng bơ vơ trên pho tượng, và một vùng ánh sáng từ trong khung cửa chiếu ra. Chàng cố nói một câu để tìm lại thực tại xác thực:
- Hình như cô là người Ái Nhĩ Lan.
- Đúng. Tôi có ở Luân đốn một thời gian khá lâu. Ông nhận ra được cũng hay quá.
Ánh đèn của chiếc xe buýt quét ngang qua chỗ hai người đang đứng. Họ im lặng chờ cho chiếc xe chạy qua. Stahr lên tiếng:
- Edna có vẻ ghét tôi dữ. Hình như cô ấy có ác cảm đối với các nhà sản xuất.
- Chị ấy không có gì đâu. Dễ thương lắm. Chị ấy mới dọn về ở đây.
Nàng nhìn Stahr, nhận thấy chàng có những nét mệt mỏi giống như những người đàn ông khác. Nhưng nàng quên ngay ý tưởng đó khi nhìn sừng sững giữa trời trong đêm lạnh. Nàng hỏi:
- Chắc các cô bám ông dữ lắm, để được đưa lên màn bạc?
- Họ đã được thỏa mãn.
Stahr chưa nói hết sự thực. Chàng biết những cô gái đó vẫn còn đầy ra đấy, ngay ở ngoài ngưỡng cửa, nhưng họ đã chờ đợi quá lâu và tiếng kêu la, cầu khẩn của họ trở nên quen thuộc không khác gì tiếng ồn ào của xe cộ ngoài đường phố. Nhưng như thế, địa vị của Stahr càng trở nên cao hơn, hơn cả địa vị của một Hoàng đế. Nhà vua chỉ có thể có một Hoàng hậu. Nhưng các cô cho rằng chàng có thể có rất nhiều. Tiếng Kathleen cắt ngang ý tưởng của Stahr:
- Chắc nhiều lúc ông thấy nản với họ lắm. Ông có định đưa tôi lên màn ảnh không đây?
- Không.
- May lắm. Tôi chẳng bao giờ muốn làm tài tử. Hồi ở Luân Đôn cũng có người tới yêu cầu tôi cho họ thu hình trắc nghiệm. Sau khi suy nghĩ một hồi, tôi đã từ chối.
Sau câu nói của nàng, Stahr nhận thấy cả hai người cùng đứng bất động làm như cuộc gặp gỡ sắp chấm dứt, chàng trở lại xe và đi vào trong nhà. Stahr chợt cười lớn:
- Cô tính bắt tôi đứng suốt đêm ở ngoài này như người tới đòi nợ hay sao đây?
- Xin lỗi, trong nhà chắc vẫn còn mùi thuốc. Để tôi vô lấy ghế ra mời ông ngồi tạm.
- Khỏi.
Stahr biết đây là lúc phải rút. Có thể chàng sẽ gặp lại nàng, có thể không. Chuyện như thế, không có cách nào khác. Chàng nói:
- Liệu cô có tới thăm phim trường không? Tôi không dám chắc có dẫn cô đi xem các nơi trong phim trường được không. Nhưng nếu cô tới, cứ điện thoại trước cho tôi.
- Tôi sẽ hết sức cố gắng, nhưng không dám hứa chắc.
Chàng biết có thể vì một lý do nào đó, nàng sẽ không đến. Nàng đã thoát khỏi tay Stahr. Nhưng dù sao, chàng cũng không thể nấn ná thêm, chàng phải cáo lui, dù chưa có được một cái gì trong tay, như số điện thoại của nàng chẳng hạn. Không lẽ lại tự tiện hỏi, Stahr cảm thấy không thể làm như vậy lúc này.
Nàng cùng đi với chàng ra xe. Chàng thấy rõ sắc đẹp rực rỡ của nàng tỏa ra trong bóng tối. Ra khỏi bóng tối, hai người đi cách nhau khoảng nửa thước ánh trăng. Stahr nói nhỏ như thể chỉ để chính mình nghe:
- Thế thôi hé!
Nhưng chàng đã chợt nhận thấy vẻ tiếc rẻ trên gương mặt nàng, và sau đó là một sự biến đổi đột ngột trên nét mặt đó. Hình như một bức màn cấm ngăn cách lối đi của họ vừa được gỡ xuống. Nàng nói hơi có vẻ khách sáo:
- Mong có dịp tái ngộ.
- Nếu không được gặp lại nhau, tôi sẽ ân hận suốt đời.
Họ cảm thấy xa nhau sau những lời khách sáo đó. Nhưng sau khi Stahr quành xe trở lại thì nàng vẫn còn đứng chờ ở đó và giơ tay lên vẫy chàng. Stahr cảm thấy hạnh phúc chợt tràn tới trong lòng. Chàng tự cảm thấy an ủi vì trên đời vẫn còn có những nhan sắc không bị đem đặt lên bàn cân của phòng tuyển lựa tài tử.
Nhưng khi về tới nhà, đột nhiên Stahr cảm thấy buồn đau. Vết thương cũ trong tâm khảm bắt đầu nổi dậy. Người làm đem trà tới. Stahr cầm một trong hai bản chuyện phim lên. Đây là công việc Slahr phải làm buổi tối. Hôm nay chàng cảm thấy nó mới nặng nề, uể oái làm sao! Trong một thoáng Stahr nghĩ tới Minna. Hình ảnh hiện rõ dần trong trí chàng. Chàng cố giải thích với nàng rằng chuyện vừa rồi sẽ không đi tới đâu hết, rằng trên đời này không ai có thể so được với nàng. Chàng cảm thấy ân hận.
* * * * *
Đó là một ngày làm việc và sống của Stahr mà tôi đã cố gắng ghi lại từng chi tiết. Tôi không thể viết về những lúc đau ốm của chàng vì không được biết tới, mặc dầu đôi khi tôi có nghe Ba nói rằng thỉnh thoảng Stahr cũng bị đau. Nhờ có sự thăm viếng phim trường của ông Hoàng Agge hôm đó, mà tôi đã có dịp ở lại ăn cơm trong phim trường. Trong bữa ăn ông Hoàng đã tuyên bố rằng ông có ý định làm một phim chịu lỗ, một phim thật giá trị như Stahr nói, chứ không thèm làm những phim lấy lời! Ông ta cũng cho biết hiện tại đang nắm một khối lớn nhiều loại cổ phần và rằng sẽ ký giao kèo làm phim chung với Stahr.
Về phần Wylie hắn cũng đã nói với tôi rất nhiều chuyện, nhưng nội dung của những chuyện đó toàn là xoay quanh vấn đề, vừa ghen ghét, vừa thán phục Stahr. Riêng tôi, thì tôi cảm thấy mình đã yêu Stahr mất rồi, yêu từ đầu tới chân, không còn nghi ngờ gì nữa. Vì vậy những lời tôi viết ra đây đều là những lời của một kẻ đang yêu. Biết như vậy để quý vị có thể lượng định lấy giá trị của những lời lẽ đó.
Nhà Tài Phiệt Cuối Cùng Nhà Tài Phiệt Cuối Cùng - F. Scott Fitzgerald Nhà Tài Phiệt Cuối Cùng