Chương 5 - Hoà Bình Cách Mệnh
hấy nhóm thực dân không thể nào hợp tác được rồi, chúng tôi, vào khoảng giữa năm 1927, đã quả quyết đi vào con đường cách mệnh.
Nhưng tôi, một kẻ thư sinh, muốn cách mệnh một cách hợp pháp!
Nguyên ở đây, việt lập các quỹ trừ súc, và các hợp tác xã không cần phải xin phép: Chỉ cần đem điều lệ trình các nhà đương cục. Tôi liền bảo anh Học, một người thuộc thương luật, thảo điều lệ các hội ấy và đem đi cổ động ở khắp mọi nơi. Những hội ấy sẽ lập lên ở giữa các bồi bếp, các công chức, các binh lính, các thợ thuyền, nói tóm lại, ở giữa những người cộng tác với người Pháp. Những hội ấy sẽ do những người có tâm huyết cầm đầu, và trong khi trò chuyện với anh em, sẽ tìm cách làm phổ thông những thường thức về công dân giáo dục. Cái chương trtnh ấy, tôi gọi là chương trình sáu năm. Tôi mong các hội viên buôn bán và tiết kiệm, để dành tiền trong sáu năm…
Và sau sáu năm, sẽ đủ tiền nuôi mình, và gia đình trong sáu tháng… Rồi, nhân một dịp tiện lợi, chúng tôi sẽ yêu cầu người Pháp cho tự trị… Cố nhiên là họ không cho. Khi ấy, tất cả anh em sẽ Tổng bãi công trong sáu thành để làm hậu thuẫn cho chúng tôi. Sáu tháng bất hợp tác! Sáu tháng nghỉ việc của tất cả các viên chức, các sở công, sở tư!
Tình hình chính trị và kinh tế ở xứ này rối loạn đến mức nào, khi ấy sẽ cổ động cả sự bất tuân thượng lệnh ở giữa anh em binh lính! Người Pháp tất phải nhượng bộ và ít nhất là cho ta được tự trị!
Chúng tôi cổ động. Anh em hướng ứng. Những hội đầu tiên đã thành lập ở nhà giây thép Hà Nội, nhà máy sợi Nam Định.
Thế nhưng có một hôm, cả ba anh Tài, Học, Mịch cùng xúm lại, bảo cho tôi biết: chương, trình của tôi chỉ hoàn toàn thuộc về không tưởng mà thôi!
Nguyễn Thái Học (1902-1930) Nguyễn Thái Học (1902-1930) - Nhượng Tống Nguyễn Thái Học (1902-1930)